Xu Hướng 3/2023 # 10 Câu Hỏi Thường Gặp Của Thai Phụ Khi Đi Xét Nghiệm Sàng Lọc # Top 4 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # 10 Câu Hỏi Thường Gặp Của Thai Phụ Khi Đi Xét Nghiệm Sàng Lọc # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết 10 Câu Hỏi Thường Gặp Của Thai Phụ Khi Đi Xét Nghiệm Sàng Lọc được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Có cần thiết phải làm làm xét nghiệm sàng lọc dị tật không?

Đây là câu hỏi mình nhận được nhiều nhất, không chỉ riêng của thai phụ mà thậm chí còn của cả các bác sĩ siêu âm thai. Rất nhiều bác sĩ siêu âm thai thậm chí còn khuyên bệnh nhân không cần đi làm xét nghiệm sàng lọc vì họ nghĩ là kết quả siêu âm thai nhi của họ bình thường vậy thì làm xét nghiệm làm gì? Câu trả lời của mình là cần thiết phải đi làm xét nghiệm sàng lọc. Bạn hãy coi việc làm xét nghiệm sàng lọc khi mang thai nó cũng quan trọng như việc siêu âm thai. Tại sao ư? Với xét nghiệm sàng lọc bạn có thể xác định nguy cơ của vài chục dị tật trong khi siêu âm, nếu muốn xem kỹ từng bộ phận để xác định nguy cơ thì mất rất nhiều thời gian và bác sĩ siêu âm sẽ không đủ thời gian làm kỹ như vậy, họ chỉ xem được những phần quan trọng thôi. Mình biết một số bác sĩ họ bắt buộc bệnh nhân phải đi xét nghiệm sàng lọc và mang kết quả cho họ xem. Vì sao ư? Vì họ quá đông bệnh nhân nên họ chỉ có thời gian siêu âm những phần quan trọng mà kết quả xét nghiệm đã chỉ ra gần ngưỡng nguy cơ cao. Vậy nên nhớ đã mang thai cần đi xét nghiệm sàng lọc dù bạn đã được bác sĩ siêu âm giỏi nhất siêu âm cho.

2. Tôi nên đi làm xét nghiệm vào thời điểm nào? Có cần chuẩn bị gì không? Cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh được thực hiện vào 2 thời điểm trong quý I và quý II của thai kỳ đó là:

– Tuần thai từ 11- đến 13 tuần 6 ngày làm xét nghiệm Double test.

– Tuần thai từ 15- 22 tuần làm xét nghiệm Triple test.

Không làm xét nghiệm trước 11 tuần, từ 14 tuần đến 14 tuần 6 ngày và sau 22 tuần. Vì nếu trước 11 tuần thai nhi còn quá nhỏ kết quả không chính xác. Trong khoảng từ 14 tuần đến 14 tuần 6 ngày thì đang là giai đoạn chuyển giao kết quả định lượng các chất thai nhi tiết vào trong máu mẹ không phù hợp để tính toán nguy cơ dị tật. Trên 22 tuần thi thai đã quá lớn, khi đó nếu làm xét nghiệm thì chẳng may có nguy cơ cao bạn cũng không thể xử lý được gì với thai đó mà chỉ thêm phần lo lắng cho thai phụ.

Khi đi làm xét nghiệm bạn chỉ cần chuẩn bị các kết quả siêu âm đã có. Xét nghiệm này bạn không cần phải nhịn ăn.

3. Tôi khó khăn lắm mới mang thai được, làm xét nghiệm như vậy có an toàn với thai nhi không?

Hiện nay tình trạng hiếm muộn là rất phổ biến, rất nhiều thai phụ sau một thời gian dài điều trị và sử dụng nhiều biện pháp mới mang thai được nên họ rất e ngại tránh mọi ảnh hưởng tới thai nhi nên không dám đi làm xét nghiệm sàng lọc. Câu trả lời của mình là càng như vậy càng cần đi làm xét nghiệm sàng lọc. Vì xét nghiệm chỉ lấy rất ít máu mẹ (khoảng 1-2ml máu) nên không ảnh hưởng gì đến thai nhi cả. Hơn nữa bạn đã rất khó khăn để có có thể mang thai được nhưng sẽ là vất vả hơn nhiều nếu chẳng may sinh ra đứa con dị tật. Nên việc đi làm xét nghiệm là biện pháp đơn giản nhất để sàng lọc nguy cơ dị tật cho đứa trẻ.

4. Tôi có cần làm cả Double test và Triple test không hay chỉ làm 1 trong hai là được? Nếu làm thì cái nào hơn?

Nếu có điều kiện thì bạn nên làm cả hai vì Double test ngoài xác định nguy cơ hội chứng Down, Trisomy 18 còn phát hiện Trisomy 13. Còn Triple test ngoài Down, Trisomy 18 còn xác định được nguy cơ dị tật ống thần kinh. Như vậy mỗi cái đều có các lợi thế riêng. Nhưng theo mình nếu không có điều kiện làm cả hai thì bạn nên làm xét nghiệm Double test vì:

– Khả năng xác định nguy cơ hội chứng Down trong Double test nếu được kết hợp cùng độ mờ da gáy trong siêu âm thì có thể nên tới 90%, cao hơn so với Triple test.

– Nguy cơ dị tật ống thần khi có thể phát hiện được bằng siêu âm, còn Trisomy 13, 18 khó phát hiện hơn.

5. Ngoài xét nghiệm Double test và Triple test còn xét nghiệm nào chính xác hơn không?

Có! Ngoài 2 xét nghiệm này hiện nay còn có một kỹ thuật cao hơn để xác định dị tật cho thai thai nhi đó là kỹ thuật NIPT. Đây là kỹ thuật sàng lọc trước sinh không xâm lấn. Kỹ thuật này sẽ lấy máu mẹ sau đó tách các ADN của thai nhi lẫn vào trong máu mẹ để giải trình tự gen từ đó phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể của con. Kỹ thuật này sẽ cho kết quả chính xác mà không cần phải chọc ối. Tuy nhiên hạn chế của xét nghiệm này là hiện nay tại Việt Nam rất ít cơ sở thực hiện được xét nghiệm này thường phải gửi mẫu ra nước ngoài, và giá xét nghiệm thì rất cao từ vài triệu đến vài chục triệu cho một lần xét nghiệm. Do vậy việc kết hợp giữa Double test, Triple test và chọc ối vẫn là biện pháp phù hợp với đại đa số gia đình hiện nay.

 

6. Tôi nhận được tờ phiếu kết quả Double test và Triple test nhưng trên đó ghi rất nhiều kết quả mà tôi không hiểu và cũng không biết so sánh ở đâu để biết giá trị bình thường?

Đúng! Trên phiếu kết quả có rất nhiều thông tin mà bạn không biết đó là kết quả định lượng các chất thai nhi tiết vào trong máu mẹ. Nồng độ các chất này thay đổi theo từng ngày nên bạn cũng không cần phải quan tâm lắm. Các bạn chỉ cần xem phần kết quả nguy cơ của thai và kết luận là được. Nếu nguy cơ thấp tức là khả năng bị bệnh là ít, còn nguy cơ cao khả năng bị bệnh là nhiều.

7. Tôi mang thai đôi, thai 3 vậy tôi có xét nghiệm được và kết quả có chính xác không?

Bạn vẫn có thể xét nghiệm được. Các phần mềm tính toán vẫn cho phép xử lý số liệu khi có nhiều hơn 1 thai. Tuy nhiên kết quả sẽ không chính xác cao được như 1 thai, và nếu có nguy cơ cao thì cũng không biết thai nào có nguy cơ cao hơn thai nào.

9. Tôi thấy xét nghiệm Double test và Triple test chỉ xác định nguy cơ dị tật chứ không khẳng định được. Vậy không làm xét nghiệm sàng lọc mà chọc ối ngay có được không?

Được nhưng không nên. bởi 2 lý do:

– Nếu bạn làm xét nghiệm trước và thấy nguy cơ thấp thì bạn cũng không cần chọc ối.

– Việc chọc ối là 1 kỹ thuật xâm lấn nên hiện nay dù có hiện đại đến đâu vẫn có nguy cơ tai biến sảy ra. Nhẹ thì là viêm nhiễm, chảy máu rỉ ối, nặng hơn thì động thai thậm chí sảy thai. Nên theo mình vẫn nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sau đó dựa trên kết quả để quyết định có nên chọc ối hay không.

10. Chi phí để làm xét nghiệm sàng lọc này có đắt không và làm được ở những đâu?

Xét nghiệm Double test và Triple test khá rẻ, khoảng vài trăm nghìn cho một lần tùy vào cơ sở. Chọc ối nuôi cấy thì khoảng một vài triệu. riêng kỹ thuật NIPT thì khá đắt từ vài triệu đến khoảng 20 triệu.

Cao Tuyến

Các Xét Nghiệm Sàng Lọc, Tiêm Phòng Cần Thực Hiện Trước Khi Mang Thai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Viết Nhân – Chuyên gia tư vấn di truyền – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Muốn thai nhi khỏe mạnh trước hết người mẹ cần có một cơ thể khỏe mạnh. Khám sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai giúp người chuẩn bị làm mẹ biết được tình trạng sức khỏe của mình, kịp thời điều trị và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý nếu có, bổ sung các dưỡng chất cần thiết, tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển ngay từ khi chuẩn bị mang thai.

Từ các kết quả thu được, các bác sĩ có thể đưa ra phương án hỗ trợ kịp thời, tư vấn thời gian mang thai tốt nhất, chế độ dinh dưỡng trước và sau khi có thai…

2. Các xét nghiệm, thăm khám trước mang thai

2.1 Khám tổng quát

Khám phụ khoa: Khám phụ khoa là một trong những hoạt động thăm khám quan trọng mà phụ nữ không nên bỏ qua trước khi mang thai. Khám phụ khoa giúp phát hiện các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai hoặc sức khỏe của mẹ và con trong quá trình mang thai như: các vấn đề viêm nhiễm, polyp cổ tử cung, u xơ tử cung….

Những thay đổi nội tiết trong thời kỳ mang thai sẽ làm bạn dễ viêm nướu răng, tình trạng ốm nghén khiến răng của bạn tiếp xúc với dịch acid trong dạ dày khi nôn mửa … làm răng dễ tổn thương, việc thay đổi cách thức ăn uống trong mang thai có thể sẽ làm bạn dễ bị sâu răng hơn, do đó không những trước khi mang thai mà trong khi mang thai bạn cần được hướng dẫn giữ gìn vệ sinh răng miệng để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn.

Siêu âm ổ bụng, tuyến giáp: Siêu âm ổ bụng nhằm kiểm tra các bất thường của các cơ quan trong ổ bụng như: gan, thận, lách, tụy, đặc biệt là tử cung và buồng trứng. Siêu âm và xét nghiệm các hoocmon tuyến giáp giúp phát hiện sớm các bất thường của tuyến giáp, một tuyến mà vai trò của nó hết sức quan trọng đối không chỉ với sức khỏe của mẹ mà còn cả cho sự phát triển hệ thần kinh trung của thai nhi đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Điện tâm đồ: Khi mang thai dưới tác động của những thay đổi về nội tiết nên thể tích máu, lượng hồng cầu, nhịp tim sẽ tăng đặc biệt từ quý 2 của thai kỳ, những thay đổi này sẽ lớn hơn nữa khi chuyển dạ sinh. Thai phụ mắc bệnh tim mạch sẽ đứng trước nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé. Đo ĐTĐ giúp phát hiện các bệnh lý tim mạch tiềm tàng có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con trong quá trình mang thai.

Phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm phòng một số loại bệnh mà thai nhi có nguy cơ bị ảnh hưởng từ người mẹ mắc bệnh như: cúm, sởi – rubella, thủy đậu, viêm gan B, uốn ván, HPV… Các mũi tiêm này cần hoàn thành trước khi có ý định mang thai ít nhất 3 tháng để vắc xin không có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi và cơ thể người mẹ đã kịp sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh.

Rubella, thủy đậu có thể gây dị tật cho thai nhi nếu mẹ mắc trong thời kỳ mang thai.

Sởi, quai bị, cúm: có thể gây sinh non, sẩy thai, thai chậm phát triển (không gây dị tật)

Viêm gan B, có thể lây bệnh cho con, trước khi tiêm phòng cần xét nghiệm để biết đã nhiễm virus viêm gan B chưa, nếu đã nhiễm thì việc tiêm phòng không hiệu quả, BS sẽ hướng dẫn biện pháp để tránh nguy cơ lây nhiễm cho bé.

Các vaccine MMR (sởi – quai bị – rubella), thủy đậu là vaccine sống nên không được chính khi mang thai và phải chích ít nhất từ 1 đến 3 tháng trước khi mang thai

2.3 Tiến hành các xét nghiệm sàng lọc

Xét nghiệm công thức máu, nhóm máu, sắt huyết thanh: xét nghiệm công thức máu cho biết nhóm máu, những bất thường của tế bào máu, khả năng mắc các bệnh về máu như thiếu máu, thiếu hồng cầu, bạch cầu…

Qua công thức máu sàng lọc bệnh thiếu máu tán huyết (thalassemia) một bệnh di truyền do đột biến gen gây ra hậu quả vô cùng nghiệm trọng, bé sinh ra bị thiếu máu nặng và phải truyền máu suốt đời.

Phát hiện tình trạng thiếu máu, thừa hoặc thiết sắt để điều trị kịp thời

Nhóm máu, đặc biệt là trường hợp Rh âm tính, đây là trường hợp hiếm gặp nhưng cần chế độ theo dõi và hỗ trợ đặc biệt để tránh tình trạng mẹ sinh ra kháng thể chống lại thai nhi trong những lần mang thai sau gây sẩy thai, thai lưu.

Lưu ý:

Xét nghiệm hóa sinh máu: Một số xét nghiệm hóa sinh máu giúp đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng đường huyết v.v.. để đánh giá đúng tình trạng sức khỏe của bạn và giúp theo dõi diễn biến sức khỏe của bạn trong suốt quá trình mang thai.

Xét nghiệm để phát hiện tình trạng nhiễm một số loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng: nhiễm một số loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng trong thời gian mang thai có thể gây dị tật nghiệm trọng cho thai. Tùy thực tế, bác sĩ tư vấn sẽ đề xuất với bạn làm các xét nghiệm để đánh giá tình trạng miễn dịch của bạn với một số loại virus, vi khuẩn có khả năng gây dị tật nghiêm trọng cho thai như ký sinh trùng Toxoplasmosis, virus Cytomegalo, virút Rubella, vi khuẩn giang mai v.v….

Xét nghiệm nước tiểu: kết quả xét nghiệm nước tiểu giúp bạn biết mình có mắc các bệnh viêm nhiễm không, nhờ vào các yếu tố có trong nước tiểu như: vi khuẩn, glucose, protein, bạch cầu, hồng cầu…

Xét nghiệm nước tiểu là biện pháp đơn giản để có có cái nhìn tổng thể sức khỏe của bạn thông qua các chỉ số như hồng cầu, bạch cầu, protein, glucose v.v… đặc biệt là tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu. Ngoài xét nghiệm nước tiểu vẫn cần có các xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng sức khỏe chính xác hơn.

3. Chương trình tư vấn và chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai tại Vinmec

Để có một thai kỳ hoàn hảo, để bé được chăm sóc ngay từ khi còn trong giai đoạn bào thai. Việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho việc chuẩn bị mang thai là hết sức quan trọng và cần thiết.

Tại Việt Nam, vì nhiều lý do, hầu hết các bố mẹ tương lai chỉ quan tâm tới sức khỏe mẹ và bé sau khi đã mang thai, trong khi việc chuẩn bị và kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai quan trọng hơn rất nhiều.

Tư vấn di truyền trước khi mang thai

Sàng lọc phát hiện người lành mang gen bệnh

Chuẩn bị cho dịch vụ hỗ trợ sinh sản

Sử dụng dược phẩm và thai kỳ

Tiêm phòng Vaccine

Uống Vitamin và Acid Folic (vitamin B9)

Sử dụng thực phẩm và thai kỳ

Đề phòng phơi nhiễm các hóa chất độc hại, các tác nhân vật lý nguy hiểm

Các vấn đề về sức khỏe khác của bạn và chồng (vợ)

Để giảm thiểu đến mức tối đa các nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ cho cả mẹ và bé, đẻ đem lại niềm vui và giảm đi các lo âu không đáng có cho mỗi gia đình, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec trong cả nước, đầu tiên là ở Vinmec Time City sẽ triển khai Chương trình tư vấn và chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai với các dịch vụ sau:

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Bà Bầu Bị Táo Bón

9 tháng mang thai diễn ra rất nhiều sự thay đổi trong cơ thể và sức khoẻ của mẹ bầu, trong đó phải kể đến tình trạng táo bón mà hầu hết tất cả các mẹ bầu đều gặp phải. Khi bị táo bón, các mẹ đều rất lo lắng và đặt ra nhiều câu hỏi như không biết bị táo bón có nguy hiểm cho thai nhi không, bị táo bón phải chữa trị như thế nào, ăn gì để không bị táo bón… Bài viết hôm nay sẽ tổng hợp và giải đáp tất cả thắc mắc của các mẹ về tình trạng táo bón thai kỳ.

Táo bón là tình trạng xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ khi mang thai, cùng với sự gia tăng cân nặng của thai nhi gây áp lực lên hệ tiêu hoá. Ngoài nguyên nhân khách quan trên, tình trạng táo bón nặng hay nhẹ còn do thói quen ăn uống và vận động của mẹ bầu chưa hợp lý như chế độ dinh dưỡng thiếu rau củ quả, chất xơ, không uống đủ nước mỗi ngày hay ngồi lâu một chỗ, lười vận động…

Để ngăn ngừa hoặc hạn chế tình trạng táo bón, mẹ nên chú ý thay đổi chế độ dinh dưỡng và tập luyện như sau:

Uống đủ 2-3 lít nước/ ngày

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào trong bữa ăn hàng ngày

Câu trả lời chắc chắn là không. Khi rặn mạnh sẽ kích thích các cơ co tử cung gây ra sảy thai ở 3 tháng đầu và sinh non ở 3 tháng cuối thai kỳ. Cùng với đó, việc rặn khối phân cứng ra ngoài sẽ gây nứt kẽ hậu môn, đau rát, ra máu và gây ra bệnh trĩ rất nguy hiểm. Việc dùng sức để rặn kéo dài liên tục cũng làm cho cơ thể mẹ bầu bị suy yếu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Đây là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu khi bị táo bón thai kỳ bởi đây là phương pháp hiệu quả đối với người bình thường nhưng có thật sự an toàn cho mẹ bầu?

Câu trả lời là phụ nữ mang thai bị táo bón muốn sử dụng thuốc thụt cần có sự đồng ý của bác sĩ bởi các loại thuốc này có thể chứa một số hoá chất gây hại cho thai nhi. Bên cạnh đó, thụt hậu môn cũng không được khuyến khích làm trong 3 tháng đầu và cuối của thai kỳ vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non. Nếu có sự cho phép của bác sĩ, mẹ bầu có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc thụt sau:

– Dầu khoáng: Giúp ruột hấp thụ nước từ từ làm phân mềm và thải ra ngoài

– Thuốc thụt lợi khuẩn: Loại thuốc này giúp cân bằng vi khuẩn xấu và tốt, duy trì hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ bầu.

Mẹ bầu bị táo bón nên bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, magie và probitotics:

– Mận: Đây là loại quả rất giàu chất xơ và luôn được dùng để giảm táo bón rất hiệu quả. Trong mận còn chứa sorbitol giúp nhuận tràng một cách tự nhiên hơn rất nhiều việc dùng thuốc nhuận tràng.

– Đậu: Các loại đậu như đậu đỏ, đậu đen, đậu ngự, đậu xanh… chứa lượng lớn chất xơ tới 10g/ 180g đậu. Chất xơ hoà tan và không hoà tan trong đậu giúp thực phẩm di chuyển xuống ruột trong cơ thể một cách dễ dàng.

– Táo: Không chỉ giàu chất xơ, táo còn chứa pectin – hoạt chất có tác dụng tăng tính nhuận tràng và bảo vệ đường ruột.

– Bánh mì lúa mạch đen: Các mẹ bầu được khuyến cáo nên ăn bánh mì ngũ cốc nguyên hạt để giảm táo bón thai kỳ. Arabinoxylan – thành phần chính của chất xơ trong lúa mạch đen giúp thực phẩm di chuyển qua ruột một cách dễ dàng.

– Lê: Thành phần chính của lê là chất xơ, mẹ có thể ăn cả vỏ để có được lượng chất xơ nhiều nhất.

– Sữa chua: Chứa lượng lớn probiotics – một lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống được tìm thấy trong ruột, chúng có nhiệm vụ tiêu hoá các loại thực phẩm mà con người ăn để cung cấp năng lượng cho tế bào. Ăn sữa chua chính là cách bổ sung men vi sinh một cách tự nhiên và an toàn nhất giúp mẹ bầu phòng tránh táo bón.

– Khoai lang: Do chứa nhiều chất xơ nên khoai lang giúp mẹ bầu nhuận tràng và phòng bệnh táo bón rất tốt. Tuy nhiên mẹ không nên ăn quá nhiều khoai lang sẽ gây thừa cân, béo phì.

– Các thực phẩm giàu magie: Các loại rau có màu xanh đậm, trái cây như bơ, nho,…

Bên cạnh các thực phẩm có tác dụng phòng và điều trị táo bón, có những thực phẩm lại khiến mẹ bầu bị táo bón trầm trọng hơn và cần hạn chế ăn như:

– Socola: Đây có thể là món ăn vặt yêu thích của nhiều mẹ, nhưng khi mang bầu, đặc biệt là bị táo bón thai kỳ, các mẹ tuyệt đối không được ăn socola. Lượng lớn chất béo trong socola sẽ làm chậm quá trình tiêu hoá, làm chậm lại các cơn co thắt giúp thức ăn di chuyển qua ruột.

– Thịt đỏ: Do có nhiều chất béo và sợi protein nên mất nhiều thời gian để hệ tiêu hoá xử lý thịt đỏ. Ngoài ra, thịt đỏ còn chứa nhiều sắt – nguyên nhân gây ra táo bón. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ bầu nên hạn chế ăn thịt đỏ nếu bị táo bón thai kỳ.

– Các thực phẩm chứa nhiều cafein như trà, cà phê, sô cô la lợi tiểu khiến cho cơ thể bị mất nước và làm tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.

CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM:

Mang Thai Và 5 Câu Hỏi Thường Gặp Về ‘Chuyện Ấy’

Thực tế đã chứng minh, sự viên mãn trong tình dục là yếu tố quan trọng giúp giữ vững hạnh phúc gia đình.

Quan hệ tình dục (QHTD) có gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi hay không? Khi mang thai, phụ nữ ít ham muốn hơn liệu có đúng?… ThS – BS Nguyễn Lan Hải, chuyên gia giáo dục giới tính sẽ giải đáp năm câu hỏi mà các cặp vợ chồng thường gặp phải trong câu chuyện tế nhị này.

Khi mang thai phụ nữ ít ham muốn hơn?

Ba tháng đầu thời kỳ mang thai, ốm nghén khiến hầu hết phụ nữ đều cảm thấy mệt mỏi cả về thể chất lẫn lẫn tinh thần, gây suy giảm ham muốn. Ba tháng cuối, bụng bầu phát triển, cơ thể nặng nề, di chuyển khó khăn, mặc cảm “xấu xí” ở một số bà bầu cũng khiến họ mất ham muốn gần chồng.

Nhưng nếu không bị thai hành, thêm vào đó là sự gia tăng hormone oxytocin thậm chí còn khiến thai phụ dễ đạt cực khoái hơn trước khi mang thai. Giống như hiện tượng nghén đồ chua,… thì nghén sex cũng là hoàn toàn bình thường. (Thay đổi hormone cũng làm gia tăng sự thụ cảm kích thích).

Tuy nhiên không nên gần gũi quá thường xuyên và quá mạnh. QHTD trong giai đoạn phụ nữ mang thai cần chú ý chọn tư thế phù hợp để đảm bảo an toàn và sự chủ động cho người mẹ.

ThS – BS Nguyễn Lan Hải. (Ảnh: Nguyễn Trà)

Quan hệ tình dục khi mang thai sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi?

Điều này là đúng và có cơ sở. Vì những khoái cảm do tình dục mang lại khiến dạ con co bóp, máu được tăng cường tới khung chậu, âm đạo và tử cung. Sự vận động đáng kể của cơ thể có nguy cơ gây xung huyết, bong nhau ở ba tháng đầu và rách màng ối, vỡ ối non ở ba tháng cuối thai kỳ.

Với một số người có tiền sử dọa sẩy, sẩy thai sớm, sinh non, cao huyết áp, thai đôi,… thì việc gần gũi có thể gây nguy hiểm.

Nhưng với những bà bầu may mắn có thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi được chẩn đoán phát triển bình thường thì hoàn toàn có thể yên tâm tận hưởng sex đến tận ngày sinh vì thai nhi luôn được bảo vệ an toàn trong túi ối và chất nhầy đặc dính ở cổ tử cung.

Tình dục khi mang thai gây viêm nhiễm âm đạo?

Khi mang thai, nội tiết tố (hormone) trong cơ thể phụ nữ thay đổi khiến môi trường âm đạo mất cân bằng, rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, nấm ngứa, nặng có thể gây biến chứng đẻ non, nhiễm nấm ở trẻ sơ sinh.

Nhưng nếu bà bầu biết giữ vệ sinh vùng kín thật tốt và các công chồng cũng có ý thức sạch sẽ thì nguy cơ viêm nhiễm cho thai phụ sẽ giảm bớt.

Tinh dịch sẽ kích thích đẻ non?

Điều này đúng vì trong tinh dịch có chứa prostaglandine gây co bóp tử cung.

Tuy nhiên, khi mang thai, tử cung người mẹ được bảo vệ bởi một lớp chất nhầy đặc, dính khiến tinh trùng khó có thể xâm nhập vào tử cung. Bởi vậy dù có chứa “hormone nguy hiểm” nhưng tinh trùng vẫn không thể xâm hại đến thai nhi.

Đặc biệt với trường hợp vợ bị dị ứng với chất prostaglandine trong tinh trùng của chồng, việc co thắt cổ tử cung có thể gây ảnh hưởng xấU đến thai thì vợ chồng có thể khắc phục bằng cách dùng bao cao su.

Cực khoái dễ gây đẻ non?

Đúng! Cực khoái đem lại sự co bóp, tăng cường máu mạnh tới các bộ phận sinh dục, ảnh hưởng xấu tới những bà bầu thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ sẩy thai cao.

Nhưng trong quá trình giao hợp đến khi đạt cực khoái, tử cung luôn co bóp nhịp nhàng, với những mẹ bầu khỏe mạnh, điều này hầu như không gây ảnh hưởng xấu. Và sự co bóp tử cung khi đó cũng khiến thai nhi thích thú như được xoa bóp nhẹ nhàng.

Theo Nguyễn Trà (Pháp luật chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về 10 Câu Hỏi Thường Gặp Của Thai Phụ Khi Đi Xét Nghiệm Sàng Lọc trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!