Xu Hướng 3/2023 # 5 Loại Cam Nhất Định Mẹ Sau Sinh Phải Ăn Để Đủ Chất Dinh Dưỡng # Top 12 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # 5 Loại Cam Nhất Định Mẹ Sau Sinh Phải Ăn Để Đủ Chất Dinh Dưỡng # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết 5 Loại Cam Nhất Định Mẹ Sau Sinh Phải Ăn Để Đủ Chất Dinh Dưỡng được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Những lợi ích mẹ sau sinh ăn quả cam thu được là gì?

Cam nổi tiếng là loại quả có lợi cho sức khỏe, đặc biệt có tác dụng trong việc hồi phục cơ thể cho người ốm dậy và phụ nữ sau sinh. Bác sỹ khuyên các bà mẹ sau sinh ăn quả cam nhiều bởi trong cam có chứa các thành phần dinh dưỡng như: chất xơ, nước, khoáng chất, nhiều loại vitamin (C, A, D, B1, B6, B12,…) giúp mẹ nhanh hồi phục thể lực, đẹp dáng, mịn da; giúp con được khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn.

Đối với mẹ sau sinh ăn cam: Lợi ích từ “trong ra ngoài”

Cung cấp chất xơ: Cam là loại trái cây giàu chất xơ. Mỗi ngày phụ nữ cần hấp thu 25 gam chất xơ, thì trong một quả cam lớn (khoảng 184 gam) có chứa 18% nhu cầu chất xơ hàng ngày. Chất xơ không chỉ tăng cường những vi khuẩn có lợi mà còn giúp phụ nữ sau sinh giảm mỡ bụng nhờ ăn hoặc uống nước cam mỗi ngày.

Các loại vitamin A, E, D, nhóm B,… có trong cam còn có tác dụng làm sáng mịn da, giúp mẹ

sau sinh ăn cam

sớm có làn da mịn màng như trước.

Thành phần sắt trong cam không dồi dào nhưng nhờ vitamin C có trong cam sẽ giúp hấp thụ sắt từ các loại thức ăn hiệu quả giúp mẹ sau sinh khi ăn hoặc uống nước cam chống bệnh thiếu máu.

Phụ nữ

sau khi sinh cổ tử cung bị tổn thương và chảy máu rất nhiều. Các thành phần như vitamin C, sắt trong quả cam giúp tăng sức đề kháng tránh bị tổn thương hay nhiễm trùng, bổ sung máu cho cơ thể. Vì thế, các mẹ sau

 sinh ăn cam

sẽ nhanh hồi phục cổ tử cung hơn đó.

Ngoài ra, phụ nữ sau sinh ăn hoặc uống nước cam còn giúp ngăn ngừa bệnh viêm tuyến sữa, sỏi thận, tăng sức khỏe cho tim mạch,…

Hơn nữa, cam chứa nhiều nước nên có tác dụng làm giảm khô âm đạo giúp phụ nữ sau sinh cải thiện “chuyện ấy” rất nhiều.

Ngoài ra, hạt cam còn là một trong những cách chữa tắc tia sữa cho mẹ được nhiều người áp dụng thành công.

Bé con được cung cấp các dưỡng chất trực tiếp từ cam thông qua sữa mẹ

Mẹ bổ sung những dưỡng chất gì thì con sẽ hấp thu được những dưỡng chất đó, trừ một số trường hợp hệ tiêu hóa của bé dị ứng với thành phần nào đó. Mẹ sau sinh ăn quả cam cũng vậy, các dưỡng chất từ cam có lợi cho mẹ thì khi cho con bú các dưỡng chất ấy cũng có những lợi ích tuyệt vời khác cho con, cụ thể như sau:

Bổ sung vitamin C dồi dào: Cam bổ sung 100% nhu cầu vitamin C cần thiết mỗi ngày của con người. Mẹ sau sinh lại cần rất nhiều vitamin C bởi nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển xương, răng và cơ ở trẻ em.

Ngoài ra, cam cung cấp rất nhiều canxi nên giúp bé phòng tránh được bệnh còi xương, suy dinh dưỡng.

Cam chứa nhiều chất

chống oxy hóa:

Microgram Carotene có trong cam – một loại vitamin

chống oxy hóa giúp làm tăng khả năng miễn dịch ở trẻ em hiệu quả.

Uống nước cam còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em, chống lại virut và vi khuẩn gây bệnh.

Cam chứa tới 87% là nước, mà cơ thể người mẹ uống nhiều nước và tập thể dục thường xuyên vừa giúp mẹ khỏe, vừa tăng tuyến sữa cho con.

Mẹ ăn cam còn có tác dụng chống tắc sữa, giúp con có một nguồn sữa dồi dào với các dưỡng chất từ thực phẩm bổ dưỡng khác mà mẹ hấp thu.

5 loại cam sau sinh nên ăn giúp mẹ đẹp – con khỏe

Mẹ sau sinh nên ăn cam nhưng chỉ nên ăn những loại cam ngọt vì ăn đồ chua sẽ ảnh hưởng đến sữa cho con, khiến con dễ bị tiêu chảy. 5 loại cam sau là 5 loại cam ngon nhất và bổ nhất đối với mẹ sau sinh ở Việt Nam hiện nay.

Cam sành mọng nước rất tốt cho mẹ sau sinh

Cam sành được nhiều người lựa chọn để mang đi biếu, tặng, thăm người ốm hay phụ nữ sau sinh bởi người ngã bệnh, mới ốm dậy khó ăn nên người ta thường dùng cam sành để vắt lấy nước uống. Đây là loại cam nhiều nước nhất, đảm bảo được chất dinh dưỡng có trong cam khi vắt lấy nước uống nguyên chất.

Cam sành được trồng nhiều ở Hà Giang, vỏ sần sùi, tép cam mọng nước, thu hoạch vào tháng 9 – 10 âm lịch và trái vụ vào tháng 11 – 12 âm lịch.

Cam Vinh – Loại quả ngon ngọt mẹ sau sinh nên ăn

Cam vinh là loại cam không bị chua mà cũng không quá ngọt, có mùi thơm, màu vàng nhạt rất hợp với mẹ nào thích vị thanh ngọt. Mẹ sau sinh ăn cam vinh trực tiếp sẽ bổ sung các dưỡng chất trong cam tốt hơn là vắt lấy nước uống, mà thường thì người ta ít dùng loại cam này để vắt lấy nước.

Loại cam vinh được trồng ở Nghệ An, thường thu hoạch vào tháng 10 âm lịch khi quả đã chín vàng. Khi mua nên chọn những quả đáy vàng và rám sẽ rất ngọt.

Mẹ sau sinh ăn cam Cao Phong

Trước đây, cam Cao Phong không mấy nổi tiếng nhưng mấy năm gần đây lại được biết đến nhiều và được nhiều người lựa chọn cho chế độ dinh dưỡng hàng ngày của gia đình. Loại cam này được trồng ở Cao Phong, Hòa Bình, thu hoạch vào tháng 10 và rộ nhất là tháng 11 âm lịch.

Mẹ sau sinh muốn ăn cam Cao Phong thì nên chọn những qủa có vỏ màu vàng nhạt, tròn đều, không vàng óng vì hiện nay có rất nhiều cam Trung Quốc nhái giống cam này.

Cam Xoàn

Cam xoàn không quá nổi tiếng ở miền Bắc nhưng lại là đặc sản của miền Tây và được trồng ở Đồng Tháp. Chính vụ của loại cam này từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, cam xoàn đặc biệt là nó ra quả theo từng chùm chứ không riêng lẻ như các loại cam khác.

Mẹ sau sinh có thể ăn trực tiếp hoặc vắt lấy nước uống mà vẫn mang lại những lợi ích kể trên.

Lựa chọn cam xoàn nên chọn các quả rám trái, vỏ mỏng, ít hột, trái càng nhỏ càng thanh, chắc múi.

Cam Canh

Cam canh là loại cam được trồng ở làng Canh, Hoài Đức, Hà Nội, chính vụ tháng 11, 12 âm lịch và trái vụ vào tháng 5, tháng 6. Đây là một loại cam có giá thành khá cao bởi nó vừa có giá trị thẩm mỹ: Quả cam có màu đẹp, vỏ mềm, mỏng, dễ bóc; vừa có giá trị dinh dưỡng cao. Bên trong quả cam có màu cam sậm, tách từng múi dễ ăn, có vị ngọt, mùi thơm đặc trưng.

Mẹ sau sinh mỗi ngày nên ăn 1 – 2 quả cam canh nhỏ sau hoặc trước bữa ăn 1 – 2 tiếng đã cung cấp những giá trị dinh dưỡng tốt nhất từ cam rồi!

Nguồn: chúng tôi

Những Dưỡng Chất Mẹ Bầu Nhất Định Phải Biết Khi Mang Thai

Những dưỡng chất mẹ bầu nhất định phải biết khi mang thai

Canxi

Canxi là chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình hình thành hệ xương, răng của thai nhi, đồng thời tham gia vào quá trình co cơ, cân bằng nội tiết tố, cũng như dẫn truyền thần kinh. Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi hiệu quả. Ngoài ra, canxi còn có nhiều trong các loại rau xanh như cải bó xôi hoặc hoa quả như cam,… Trong thời gian mang thai, nhu cầu canxi của mẹ tăng lên do thai nhi cần “sử dụng” canxi để phát triển, nếu cung cấp không đủ, thai nhi sẽ “lấy” một phần canxi từ mẹ, gây thiếu canxi dẫn đến các chứng chuột rút, run tay chân hoặc loãng xương, giòn xương cho người mẹ sau này. Theo khuyến nghi, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 1,2 g canxi/ngày thông qua chế độ dinh dưỡng và các thực phẩm bổ sung.

Sắt

Là vi chất quan trọng trong quá trình tổng hợp hemoglobin và myoglobin, tham gia vào các chức năng của tế bào như vận chuyển O 2, quá trình tăng trưởng, hoạt động của enzyme,… Thiếu sắt gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Khi mang thai, nhu cầu về sắt tăng do tăng khối lượng hồng cầu và tổng lượng máu trong cơ thể mẹ, đáp ứng nhu cầu sắt của thai nhi và bù đắp lượng sắt mất đi (như mất máu sau sinh)… Ước tính có 38,2% phụ nữ mang thai trên toàn cầu bị thiếu máu do thiết sắt, và tỷ lệ này đặc biệt cao ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Thiếu sắt hay thiếu máu do thiếu sắt sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, giảm khả năng miễn dịch và chức năng tâm sinh lý của trẻ. Bổ sung sắt có thể ngăn ngừa sự thiếu hụt sắt và thiếu máu của mẹ.

Một nghiên cứu gần đây được thực hiện trên các bé dưới 7 tuổi của Mỹ cho thấy: “Những bé được cung cấp bổ sung Omega 3 với liều lượng thích hợp từ trong bụng mẹ có khả năng tập trung cao và thị lực tốt hơn những bé không được bổ sung Omega 3 đầy đủ. Bé được cung cấp Omega 3 cũng đạt nhịp độ phát triển nhanh hơn 2 tháng so với những bé khác”.

Hiệp hội an toàn thực phẩm Châu Âu (EFSA) khuyến nghị, trong quá trình mang thai, mỗi ngày người mẹ cần bổ sung 350-450mg EPA và DHA. Vào giai đoạn cuối thai kỳ, lượng này có thể tăng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu để hình thành 70% não bộ và hệ thần kinh của trẻ.

Nếu không bổ sung đủ, thai nhi sẽ lấy Omega 3 từ nguồn dự trữ của người mẹ, từ đó gây những bất ổn cho sức khỏe người mẹ giai đoạn này. Các dẫn chứng cho thấy, nguồn dự trữ bổ sung omega 3 trong não nếu bị thiếu hụt sẽ làm mất 3% tế bào não, đồng thời làm tăng chứng trầm cảm, khả năng sinh non…

Vitamin A

Vitamin A là vitamin tan trong dầu, có nguồn gốc từ các loại rau xanh hoặc rau quả màu đỏ, vàng, cam như cà chua, gấc, bí đỏ, cà rốt… Vitamin A có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành thị giác, quá trình phát triển và chuyển hóa của xương, tăng cường chức năng miễn dịch, tham gia vào các hoạt động chống oxi hóa.

Vitamin C và E

Vitamin C tan trong nước, vitamin E tan trong dầu. Nhiều loại trái cây và rau củ như ổi, cam quýt, bông cải xanh rất giàu vitamin C, trong khi đó, vitamin E có nhiều trong các loại hạt, dầu lúa mì, dầu thực vật và một số loại rau lá xanh. Cả vitamin C và vitamin E có chức năng phối hợp để thúc đẩy quá trình chống oxi hóa và ức chế quá trình tạo các gốc tự do, ngăn ngừa oxi hóa, tăng khả năng miễn dịch.

Vitamin D

Là vitamin tan trong dầu, với vai trò duy trì cân bằng nội môi canxi và tính toàn vẹn của xương, giúp hấp thu canxi vào xương, tăng cường miễn dịch. Vitamin D được tổng hợp dưới da nhờ sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và cũng có nhiều trong các loại thực phẩm như cá, sữa, các chế phẩm từ sữa,… Khi mang thai, thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp vitamin D từ mẹ, vitamin D giúp thai nhi phát triển tốt hơn, hạn chế tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh, giảm thiểu nguy cơ sinh non, tiền sản giật ở thai phụ.

Các vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B6, B12

Là các vitamin tan trong nước cần thiết cho quá trình sản xuất và giải phóng năng lượng trong tế bào, cho sự chuyển hóa protein, chất béo và carbohydrat. Các loại vitamin nhóm B có nhiều trong thịt gia cầm, thịt cá, các loại chế phẩm từ sữa, ngũ cốc, các loại đậu, rau xanh… Nhu cầu về các vitamin này tăng cao trong thai kỳ, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ 3. Vì vậy, mẹ bầu hãy chú ý bổ sung đầy đủ các loại vitamin nhóm B thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe PreIQ chứa DHA, EPA, các vitamin và khoáng chất cần thiết đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao cho phụ nữ dự định mang thai, trong quá trình mang thai và khi cho con bú giúp tăng cường sức khỏe.

Thông tin chi tiết vui lòng truy cập chúng tôi hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.

Số GPQC: 00810/2018/ATTP-XNQC Sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn. Địa chỉ: Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Giá: 199.000đ/lọ 30 viên

Thanh toán khi nhận hàng

Bầu 5 Tháng Nên Ăn Gì Để Đủ Dinh Dưỡng Cho Con?

Bầu 5 tháng nên ăn gì để đủ dinh dưỡng cho con?

Mẹ bầu 5 tháng cần bổ sung dưỡng chất gì?

Trong tháng thứ 5 của thai kì, mẹ bầu cần bổ sung thêm Sắt, Canxi và Omega-3 hỗ trợ phát triển cơ, xương và não bộ của bé.

Nếu như trong 5 tháng đầu tiên của thai kì, mẹ không cần phải bổ sung cho cơ thể nhiều calo để thai nhi tăng trưởng tốt thì khi bước vào giai đoạn này và giai đoạn 3 tháng tiếp theo, mẹ bầu cần bổ sung cho cơ thể nhiều calo hơn trước để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Mẹ cần bổ xung lượng thức ăn gấp đôi so với trước đó để đảm bảo cung cấp thêm 340 calo mỗi ngày.

Mẹ bầu tháng thứ 5 cần tăng bao nhiêu cân mỗi tuần?

Trong tháng thứ 5 của thai kỳ, mẹ bầu bổ sung thêm khoảng 300 – 400 calo mỗi ngày so với bình thường (mức calo này được xem tương đương với một ly sinh tố cà rốt, cam hay một hộp sữa chua trái cây) để có thể tăng được 450g mỗi tuần. Mẹ nên biết rằng, tất cả lượng thức ăn này sẽ không vào thẳng bé. Việc tăng cân là do việc phát triển bầu ngực, tăng lượng dịch màng ối, sự phát triển của nhau thai hay việc tăng cơ tử cung…

Ngoài việc đảm bảo về mặt số lượng khi đáp ứng nhu cầu tăng thêm 340 calo của cơ thể nhưng mẹ bầu cũng phải đảm bảo về mặt chất khi cung cấp cho cơ thể đầy đủ nguồn dưỡng chất như vitamin, khoáng chất, calo…cần thiết cho cơ thể trong giai đoạn này. Mẹ cần bổ sung Protein giúp tái tạo mô mới cho bé để tới khi bé được 24 tuần tuổi, bé sẽ nặng khoảng 573g và dài 33cm.

Các mẹ đều biết rằng chất béo là không tốt nhưng mẹ cũng cần biết rằng chất béo là một phần chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn của mẹ bầu. Mẹ nên biết rằng 25 – 35% lượng calo đến từ chất béo. Điều mà mẹ bầu cần quan tâm là phải chọn loại chất béo lành mạnh (chất béo không no và axit béo Omega-3) sẽ làm giảm mức Lipid đồng thời cung cấp thêm lượng dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, mắt cũng như hệ thần kinh của thai nhi.

Một số loại thực phẩm cung cấp axit béo Omega-3 như DHA, EPA như: Cá hồi, cá trích, cá mòi…Tuy nhiên mẹ cũng chỉ nên ăn giới hạn 1-2 lần/tuần bởi cá có chứa thủy ngân.

Đặc biệt, với các mẹ ăn chay thì đậu nành, óc chó là nguồn thực phẩm có thể bổ sung Omega-3 cho mẹ bầu. Mẹ nên tránh những loại thực phẩm được chế biến sẵn và đặc biệt là đồ chiên rán bởi chúng có chứa chất béo no và chất béo được chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và Cholesterol cao.

4. Vitamin và các khoáng chất

Canxi và Sắt là hai chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đối với mẹ bầu trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 bởi:

Canxi giúp bé phát triển hệ xương khỏe mạnh

Sắt giúp tạo ra các tế bào hồng cầu mới mang oxy tới khắp cơ thể của mẹ và qua nhau thai tới cơ thể bé. Mẹ bầu sẽ cần có ít nhất là 1.000 miligam Canxi và 27 miligam Sắt mỗi ngày trong thực phẩm hay chất bổ sung.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 5

Bầu tháng thứ 5 nên ăn gì là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm hiện nay. Bởi cơ thể phụ nữ mang thai cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để con được phát triển tốt nhất. Chế độ dinh dưỡng tháng thứ 5 của mẹ bầu cụ thể như sau:

1. Uống nhiều nước kết hợp thêm sữa

Tháng thứ 5 mẹ bầu nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày nếu muốn cân bằng cơ thể, chống táo bón. Ngoài ra, mẹ có thể uống kèm sữa để hấp thu dưỡng chất trong sữa giúp mẹ khỏe mạnh, con phát triển.

2. Ăn thực phẩm giàu Protein, rau xanh

Protein là nguồn thức ăn mà tuyệt đối mẹ không được bỏ qua ở tháng thứ 5. Dưỡng chất từ đó là cần thiết cho bé phát triển về mọi mặt nhất là về mặt thể chất. Mẹ cũng nên biết là cơ, da cùng các cơ quan trên cơ thể thai nhi cần bổ sung Protein để duy trì sự phát triển. Một số thực phẩm bổ sung Protein như: thịt gà, lợn, bò, trứng, các loại hạt, ngũ cốc hay đậu…

Thực phẩm giàu rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, chứa lượng lớn sắt ngăn chặn nguy cơ thiếu máu và bị bóng khi mang thai. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ như: các loại rau lá xanh, củ cải đường, cà chua, cà rốt…

3. Bổ sung trái cây, ngũ cốc

Trái cây tươi mang đến cho cơ thể mẹ bầu nguồn vitamin dồi dào, khoáng chất kích thích vị giác cho mẹ. Mẹ có thể ăn nhiều loại khác nhau để tăng sức đề kháng giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh. Một số loại trái cây tốt cho mẹ bầu tháng thứ 5 là: Kiwi, táo, chuối, lê, nho, dâu, cam…

Bên cạnh trái cây tươi, ăn ngũ cốc hàng ngày đem lại lượng vitamin E, B, sắt, magie đáp ứng tối đa nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cho mẹ bầu tháng thứ 5. Một số loại ngũ cốc như lúa mì, cơm, ngô, khoai, yến mạch…

Bầu 5 tháng không nên ăn gì?

Vậy mẹ bầu 5 tháng không nên ăn gì? Mẹ nên nhớ rằng một thực đơn ăn uống khoa học kết hợp với sinh hoạt lành mạnh giúp con yêu được phát triển khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ.

Mẹ bầu tháng thứ 5 tuyệt đối không được sử dụng chất kích thích, thức ăn nhanh, các loại thực phẩm giàu chất béo không lành mạnh. Mẹ nên cho một chế độ ăn uống hài hòa các loại thức ăn luân phiên thay vì chỉ tập trung một loại. Hơn nữa, mẹ nên giảm lượng đường cũng như thức ăn có nhiều Natri và thức ăn tái sống, chưa chín kỹ nữa.

Mẹ cũng không nên ăn những loại trái cây nhiệt đới như đu đủ xanh, dứa. Mặc dù loại trái cây này có chứa nhiều dưỡng chất và chất xơ nhưng lại có chứa Bromelain có thể làm mềm tử cung, gây co bóp có thể dẫn tới sảy thai, đặc biệt không tốt cho mẹ bầu trong giai đoạn này.

Ngoài ra, để chuẩn bị cho chặng đường tiếp theo, mẹ cũng nên tham khảo trước thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bầu 7 tháng tuổi.

Đầu Cá Hồi Có Đủ Chất Dinh Dưỡng Cho Mẹ Bầu?

Đầu cá hồi là một trong những thực phẩm dinh dưỡng hàng đầu được khuyến nghị cho mẹ bầu. Mẹ có thể ăn vào những tháng trong thai kỳ và sau thai kỳ.

Thường xuyên ăn đầu cá hồi trong thai kỳ sẽ giúp hoàn thiện hệ thần kinh thai nhi, giúp bé tăng trí nhớ. Còn giúp nâng cao sức tập trung của bé sau khi chào đời. Ngoài ra, các món ăn từ loại cá này cũng giúp bà bầu phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh. Một số bệnh hay gặp phải: tim mạch, ổn định tâm trạng mẹ bầu, giảm nguy cơ đau lưng do thiếu canxi một cách hiệu quả.

Mẹ bầu nên ăn đầu cá hồi vào thời điểm nào?

Như đã nói ban đầu, đầu cá hồi có nguồn dinh dưỡng dồi dào. Tuy nhiên, là một loại cá sống ở vùng biển, nên ít nhiều nó cũng sẽ bị nhiễm các loại độc như: thủy ngân, hay một số kim loại nặng khác. Khi mẹ bầu ăn phải những chất độc này sẽ rất nguy nhiễm. Sảy thai, sinh non và các biến chứng khác. Vậy nên, để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu và thai nhi. Mẹ không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Hoặc có thể ăn nhưng với lượng ít và phải được vệ sinh kỹ trước khi chế biến.

Một số dưỡng chất trong đầu cá hồi có lợi cho mẹ bầu

Protein lành mạnh: theo nhiều nghiên cứu, đầu cá hồi có chứa nhiều protein lành mạnh và tốt cho sức khỏe hơn so với thịt cá. Protein có trong cá giúp cơ thể duy trì sự trao đổi chất lành mạnh. Từ đó giúp giảm cân và ngừa viêm đường tiêu hóa.

Acid béo Omega-3: toàn bộ cơ thể của cá hồi đều có hàm lượng cao các acid béo Omega-3. Một loại acid không no rất tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Vitamin A: mỡ trong đầu cá hồi có hàm lượng lớn vitamin A và thậm chí nhiều hơn so với thịt cá hồi. Vitamin A có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch và là hoạt chất chống oxy hóa tự nhiên. Nhờ đó tăng cường sức khỏe và chống lại các bệnh tật.

Bên cạnh đó, trong đầu cá hồi còn chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe bà bầu nói riêng và mọi người như: vitamin D, vitamin B12, vitamin A, vitamin B6. Các nguyên tố vi chất như: canxi, li, sắt, phốt pho, kẽm, đồng, magie và nhóm axit amin: thiamin, niacin, riboflavin, pantothenic…

Tác dụng kỳ diệu từ đầu cá hồi

Tốt cho trí não thai nhi

Đầu cá hồi chứa lượng lớn acid béo không no. Có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh. Thiếu chất này con người sẽ giảm trí nhớ, kém thông minh.

Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, DHA là một dưỡng chất vô cùng quan trọng và cần thiết để phát triển tế bào não. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đầu cá hồi hỗ trợ rất lớn trong quá trình phát triển não bộ của thai nhi.

Ổn định tâm trạng mẹ bầu

Nguồn DHA trong đầu cá hồi cao hơn rất nhiều so với nguồn DHA chứa trong các loại sữa dinh dưỡng cho mẹ bầu. Có thể giúp cải thiện tâm trạng, ổn định tinh thần cho các bà mẹ trẻ (sau sinh nở, mẹ bầu thường hay bị xáo trộn về mặt tâm lý sinh ra buồn chán, trầm cảm…).

Bảo vệ tim mạch

Theo nghiên cứu của Trường Y tế cộng đồng thuộc Đại học Harvard, Mỹ. Lượng acid béo omega-3 có trong đầu cá hồi sẽ giúp cải thiện rất hiệu quả đến lượng cholesterol trong máu. Giúp ổn định huyết áp, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tim, làm giảm đột quỵ. Ngoài ra, nó còn chứa một số dưỡng chất: vitamin A, E, selen, kẽm. Giúp bảo vệ bộ gen di truyền trong tế bào của bé và sức khỏe tim mạch của mẹ với các tác nhân ngoại lai.

Phát triển hệ thần kinh và võng mạc mắt của thai nhi

Các vitamin B3, B6, B12 giúp hỗ trợ chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn…và acid béo omega-3 (chủ yếu là DHA) trong cá hồi khá cao. Giúp cho sự phát triển hệ thần kinh và võng mạc mắt của thai nhi. Làm tiền đề để thị lực của bé sau này nhanh nhạy hơn.

Giàu protein và amino acid

Protein và amino acid trong đầu cá hồi rất dễ hấp thụ, tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Ngoài ra, nó cũng có chứa rất nhiều vitamin thiết yếu như vitamin A, D, phốt pho, magiê, kẽm, và i-ốt… Đặc biệt là canxi góp phần giúp cho xương chắc khỏe.

Mẹo chọn đầu cá hồi tươi ngon tốt cho sức khỏe

Cách để chọn được đầu cá hồi tươi và ngon rất đơn giản. Các mẹ chỉ cần chọn những đầu cá nào có màu ánh bạc hơi xanh, thịt cá vẫn giữ nguyên màu hồng cam tự nhiên, nếu còn mắt thì mắt cá trong chứ không bị đục. Quan sát thêm: mang cá không bị thâm, phần thịt còn tươi, chắc và còn độ đàn hồi. Đó là một số mẹo vặt giúp mẹ chọn được một phần đầu cá tươi ngon.

Cách chế biến đầu cá hồi không bị tanh mà vẫn giữ được vị ngon của nó

Đầu cá hồi phổ biến nhất là nấu lẩu, nấu canh chua, sốt hoặc nướng. Cho dù chế biến theo cách nào cũng đều rất ngon, ngọt nước, ngọt thịt và màu đẹp mắt. Tuy nhiên, có nhiều người lại không thích ăn đầu cá hồi bởi sợ mùi tanh của nó. Vì vậy chỉ cần biết cách sơ chế cho hết mùi tanh. Đây sẽ là một món ăn thật sự tuyệt vời, cả về mùi vị màu sắc và dinh dưỡng.

Cách thường làm là:

Rửa sạch đầu cá, chặt thành miếng nhỏ (khoảng 6 – 8 miếng),

Sau đó bóp với muối trắng,

Ướp một lúc rồi rửa sạch. Tiếp theo mình lại đổ một chút rượu trắng và gừng đập dập vào bóp với đầu cá. Ướp khoảng 10 phút thì rửa sạch và đem đi chế biến các món ăn.

Nếu nấu lẩu thì mình bỏ đầu cá vào chảo rán sơ qua cho thịt săn lại trước khi trút vào nồi lẩu. Còn nếu nấu canh thì mình lại phi thơm tỏi rồi trút vào ướp cùng đầu cá để khử tiệt mùi tanh chứ không dùng cách rán, bởi vì nếu rán cá trước khi nấu thì nước canh sẽ bị đục, không ngon mắt. Một lưu ý nữa khi nấu, đó là đầu cá hồi rất béo, vì vậy các mẹ chỉ nên cho một chút dầu ăn hoặc mỡ thôi để món ăn không bị ngấy.

Lưu ý khi mẹ bầu ăn cá hồi

Để an toàn, mẹ bầu nên dùng khoảng 100 – 200g dầu cá hồi/1 tuần. Để tránh nhiễm độc thủy ngân chứa trong cá. Dù hàm lượng thủy ngân trong cá hồi thấp nhưng nếu dùng quá nhiều hàm lượng này sẽ tăng cao.

Đầu cá hồi là món ăn có cung cấp đạm khá cao, mẹ bầu nên ăn vào các bữa ăn chính. Lượng cá khoảng 50 – 100g cho một lần chế biến với một chén mì hoặc một chén nui hay cơm… Không nên quá lạm dụng vì sẽ gây nên tình trạng thừa chất dinh dưỡng, không có lợi cho cơ thể mẹ và bé.

Nguồn: Tổng hợp

Cập nhật thông tin chi tiết về 5 Loại Cam Nhất Định Mẹ Sau Sinh Phải Ăn Để Đủ Chất Dinh Dưỡng trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!