Xu Hướng 11/2023 # 7 Dấu Hiệu Mang Thai Trứng Trống Nguy Hiểm, Đọc Ngay Đi Bạn! # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 7 Dấu Hiệu Mang Thai Trứng Trống Nguy Hiểm, Đọc Ngay Đi Bạn! được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hiện tượng trứng trống khi mang thai là gì? Các dấu hiệu mang thai trứng trống nào dễ nhận biết? Tình trạng này nguy hiểm hay không?

Trứng trống còn được gọi với tên khác là hiện tượng trứng rỗng hoặc trứng không có phôi thai. Dấu hiệu này xuất hiện khi trứng được thụ tinh cấy vào tử cung nhưng lại không phát triển thành phôi. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng suy thai sớm cũng như sảy thai ngay sau đó.

Bạn biết đấy, quá trình thụ thai bình thường sẽ giúp trứng được thụ tinh bám vào thành tử cung. Sau đó khoảng từ 5-6 tuần, trứng bắt đầu có phôi thai.

Túi thai lúc này rộng khoảng 18mm để chuẩn bị cho sự phát triển của phôi thai tốt nhất. Tuy nhiên, ở mẹ có dấu hiệu mang thai trứng trống, túi thai vẫn hình thành và phát triển nhưng phôi thai không tăng lên về kích thước, trọng lượng.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng dấu hiệu mang thai trứng trống

Nguyên nhân gây nên hiện tượng trứng trống được nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra. Theo đó các vấn đề về nhiễm sắc thể hoặc cấu trúc mang gen ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phôi thai phát triển.

Rất có thể chất lượng trứng hoặc tinh trùng kém khiến sự phân chia tế bào không diễn như bình thường. Đây chính là lý do khiến nhiều chị em đối mặt với hiện tượng trứng trống mà không có cách nào phòng ngừa được.

Nhận biết rõ các hiện tượng của tình trạng này sớm sẽ giúp bạn xử trí kịp thời, tránh để lại các biến chứng nặng nề cho cơ thể và ảnh hướng tới lần mang thai sau đó.

Những dấu hiệu mang thai trứng trống mẹ cần biết sớm

Thực tế cho thấy, trứng trống có thể xuất hiện ở giai đoạn thai từ 8 tuần – 13 tuần tuổi. Tuy nhiên, các dấu hiệu mang thai trứng trống cũng có khá nhiều điểm tương đồng như mang bầu tự nhiên.

Do vậy, bạn cần cẩn trọng quan sát kỹ từng thay đổi trong cơ thể để sớm có những nhận biết chuẩn xác về tình trạng của mình.

Dấu hiệu đầu tiên thường thấy ở chị em mang thai trứng trống là hiện tượng co thắt bụng. Tình trạng này càng trầm trọng và rõ nét hơn nữa khi sảy thai. Bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau dữ dội rất khó chịu.

Tuy nhiên khá nhiều mẹ bầu lại chủ quan tưởng rằng đây là lúc thai đang làm tổ khiến lớp niêm mạc ở thành tử cung bong ra. Do đó, nếu thấy hiện tượng đau bụng nhiều lên và kết hợp với các dấu hiệu sau đây, bạn hãy sớm đến gặp bác sĩ để có lời khuyên cụ thể.

Ban đầu chị em có thể thấy có những đốm màu nâu nhạt với số lượng và tần suất khá ít. Điều này cũng dễ khiến chúng ta nhầm lẫn đây là máu báo.

Thế nhưng hiện tượng kể trên ngày càng dày đặc, bạn thấy có dấu hiệu chảy máu âm đạo nhiều, máu đỏ hoặc đen thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

Không ít bà bầu mang trứng trống còn có hiện tượng ốm nghén nặng hơn. Bạn cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, rất khí chịu.

Lúc này, rất có thể thai đang có dấu hiệu suy thai hoặc sảy thai đấy bạn ạ!

Cũng giống như các dấu hiệu mang thai sớm thông thường, chị em có thể cảm thấy ngực căng tức, chạm vào khá đau. Đồng thời, đầu ti của bạn còn sạm màu và thâm hơn trước nữa đấy!

Mang thai trứng trống vẫn khiến bạn thử lên hai vạch vì nồng độ nội tiết tố hCG vẫn tăng lên dù không có phôi thai phát triển. Mặt khác, bạn sẽ thấy mình chậm kinh hơn hẳn so với trước.

Vì lẽ đó, đâu cũng được xem là một trong những dấu hiệu mang thai trứng trống mà chị em nên quan tâm. Và điều này rất dễ làm bạn lầm tưởng thai kỳ vẫn tốt.

Sau một thời gian, cơ thể bạn bắt đầu đối mặt với quá trình sảy thai nếu như mang bầu trứng trống. Cụ thể:

Chị em thấy xuất huyết âm đạo, máu màu đen

Hiện tượng đau bụng ngày càng dữ dội, khó chịu

Ngực không còn căng tức và đau như trước nữa.

Vừa rồi là các thông tin về việc mang thai trứng trống. Hi vọng qua đây bạn sẽ hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như dấu hiệu mang thai trứng trống để có cách xử trí kịp thời.

Thay vì lo lắng hay buồn lòng việc suy nghĩ mọi chuyện đơn giản, giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái sẽ giúp ích cho bạn đáng kể ở lần có bầu tiếp theo.

7 Dấu Hiệu Nguy Hiểm Trong 3 Tháng Đầu Mang Thai

3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu cần hết sức cẩn thận, trong cả ăn uống lẫn sinh hoạt, bởi nguy cơ sảy thai ở giai đoạn này cao hơn hẳn so với thời điểm về sau. Bất cứ khi nào gặp những bất thường, đặc biệt là 7 dấu hiệu nguy hiểm sau ở tam cá nguyệt đầu tiên, bạn nên đi thăm khám ngay lập tức.

1/ Nôn ói nhiều mất kiểm soát

Trong 3 tháng đầu mang thai, buồn nôn, ói mửa do ốm nghén là dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Thông thường, ốm nghén sẽ bớt dần khi bạn bước vào tam cá nguyệt thứ 2, nhưng cảm giác buồn nôn vẫn có thể theo đến tận cuối thai kỳ. Ốm nghén, buồn nôn không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi.

Hiện tượng này chỉ trở nên bất thường và đáng lo khi bầu nôn quá nhiều. Nếu để tình trạng kéo dài, rất dễ làm mẹ bầu giảm cân, chóng mặt, mất nước và mất cân bằng điện giải. Vì vậy, khi bị ói mửa quá nhiều không kiểm soát, mẹ bầu nên đi thăm khám để được theo dõi và điều trị.

2/ Ra máu bất thường

30% phụ nữ mang thai bị ra máu trong 3 tháng đầu thai kỳ và 50% trong số này phải đối diện với nguy cơ sảy thai cao. Nếu đó chỉ là một vài đốm máu nhỏ ở đáy quần, mẹ bầu có thể yên tâm bởi không có gì quá đáng lo.

Tuy nhiên, nếu máu chảy nhiều hoặc ra liên tục trong 2 giờ liền, đồng thời máu có màu đỏ tươi, chắc chắn thai nhi trong bụng đang gặp nguy hiểm. Trường hợp đầu tiên dự đoán là dọa sảy thai khi bầu bị ra máu nhiều, đau bụng kèm hiện tượng chuột rút. Trường hợp thứ 2 có thể là mang thai ngoài tử cung nếu ra máu nhiều kèm đau bụng dưới dữ dội.

Ngay khi phát hiện những bất thường trên, mẹ bầu nên đi thăm khám ngay để được bác sĩ kiểm tra, theo dõi và xét nghiệm để tìm nguyên nhân.

3/ Ngứa vùng kín khi mang thai

Hiện tượng “cô bé” ẩm ướt nhiều hơn trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu mang thai, là triệu chứng khá phổ biến. Tình trạng chỉ trở nên báo động khi dịch ra quá nhiều, có mùi hôi, gây ngứa ngáy. Đây rất có thể là dấu hiệu bầu đã bị nhiễm trùng vùng kín hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục.

Các bệnh này nếu không được điều trị dứt điểm trong thai kỳ rất dễ gây hại cho thai nhi. Vì vậy, thay vì e ngại, bầu nên đi thăm khám phụ sản để phát hiện bệnh kịp thời và điều trị đúng thời điểm, bảo đảm an toàn cho sức khỏe mẹ lẫn con.

4/ Bà bầu bị sốt cao

Thân nhiệt phụ nữ mang thai nóng hơn bình thường, nhưng khi sốt cao quá 38 độ, đó có thể xem là dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Nguyên nhân gây sốt thông thường là do bệnh nhiễm trùng, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi nếu không điều trị kịp thời.

Sốt cao kèm phát ban, đau khớp là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng cytomegalovirus, toxoplasma hoặc parvovirus. Những vi khuẩn này cực kỳ nguy hiểm, bởi chúng có thể gây ra dị tật điếc bẩm sinh ở thai nhi. Do đó, khi phát hiện mình sốt cao, bầu nên yêu cầu anh xã, người nhà đưa mình nhập viện hoặc đi thăm khám để kết luận bệnh.

5/ Hoa mắt, chóng mặt thường xuyên

Ốm nghén gây ra hoa mắt, chóng mặt, nhưng nếu quá thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp thai kỳ. Nếu bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, chỉ cần đứng lên, ngồi xuống cũng đã cảm thấy chóng mặt, nên đi khám để bảo đảm an toàn cho bản thân lẫn thai nhi.

6/ Đau đầu, sưng phù cơ thể

Đau đầu nhẹ hoặc đau nửa đầu khi mang thai là hiện tượng không mấy đáng lo, ngay cả chuyện sưng phù vì cơ thể bị giữ nước khi mang thai cũng vậy. Tuy nhiên, nếu bầu đột nhiên đau đầu, ăn uống kém, mặt và bàn tay sưng phù bất thường, đó có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Lúc này, không gì cần thiết bằng chuyện thăm khám bác sĩ để được theo dõi và điều trị bệnh.

7/ Đi tiểu bị đau buốt hoặc ra máu

Hiện tượng đau buốt hoặc ra máu khi đi tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Nếu không trị dứt điểm trong 3 tháng đầu mang thai, bệnh rất dễ gây sinh non.

MarryBaby

Đau Bụng Khi Mang Thai : Đi Gặp Bác Sĩ Ngay Nếu Có Dấu Hiệu Nguy Hiểm Sau Đây

Nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai

Đay bụng khi mang thai chắc hẳn sẽ khiến các mẹ bầu lo lắng. Nhất là những người mới mang thai lần đầu.

Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng khi mang thai. Và không phải trường hợp đau bụng nào cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy những nguyên nhân khiến đau bụng khi mang thai là gì?

Thai làm tổ trong buồng tử cung – Ra máu và đau bụng khi mang thai tháng đầu

Lúc này, bạn không cần quá lo lắng bởi vì tình trạng này chỉ xuất hiện trong khoảng 2 – 3 ngày rồi dần dần biến mất.

Bà bầu ăn uống thiếu chất – Nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai

Một số mẹ bầu thường gặp phải tình trạng đau bụng dưới khi mang thai, nguyên nhân chính là do bạn chưa có chế độ ăn uống phù hợp. Kết quả là bạn bị chứng đau bụng dưới, đi kèm theo đó là hiện tượng táo bón.

Theo nghiên cứu của các bác sĩ, khi người phụ nữ mang thai, tử cung chịu nhiều áp lực do thai nhi tác động. Điều này vô tình khiến cho bà bầu gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu hóa.

Ngoài ra các bạn cũng nên chú ý tới việc lượng progesterone trong thời thai kỳ tăng cao hơn so với bình thường, chúng gây ra hiện tượng người phụ nữ tiêu hóa kém, hay bị đau bụng dưới.

Thai phát triển bên ngoài tử cung

Một số nguyên nhân gây thai ngoài tử cung có thể kể đến như viêm nhiễm đường sinh dục, bất thường ở vòi tử cung (chít hợp vòi tử cung,…).

Tốt nhất, trước khi mang thai chúng ta nên đi kiểm tra sức khỏe sinh sản để có các biện pháp điều trị phù hợp, tránh tình trạng mang thai ngoài tử cung.

Một số triệu chứng chủ yếu khi thai phát triển bên ngoài tử cung có thể kể đến như: người phụ nữ bị đau bụng dưới khi mang thai, kèm theo đó máu âm đạo.

Đau bụng khi mang thai có thể do em bé đạp Đau dây chằng tròn – Nguyên nhân đau bụng khi mang thai

Đau dây chằng tròn thường bắt đầu trong quý hai thai kỳ và thường được cảm thấy ở một bên (nhưng đôi khi cả hai). Tình trạng này thường xảy ra trong khi tập thể dục, khi bạn ra khỏi giường, hắt hơi, ho, cười.

Hoặc khi bạn thực hiện một động tác đột ngột; cảm giác có thể kéo dài trong bất cứ nơi nào từ vài giây cho đến vài phút. Để giảm đau, hãy nghỉ ngơi nhiều và cố gắng thay đổi vị trí từ từ.

Cơn co Braxton Hicks

Hãy chắc chắn rằng bạn đang uống đủ nước (nước tiểu của bạn nên có màu vàng nhạt hoặc không màu), vì mất nước có thể gây ra chúng. Khi bạn thay đổi vị trí – ngồi hoặc nằm nếu bạn đang đứng (và ngược lại), nó sẽ giảm dần.

Bong nhau thai

Người phụ nữ không nên chủ quan trước tình huống này, bởi vì thông thường nhau thai chỉ bong sau khi bạn sinh em bé.

Dấu hiệu thường gặp đó là đau bụng dưới khi mang thai những tháng cuối, đồng thời dịch âm đạo tiết ra nhiều, có thể xuất hiện máu đỏ hoặc màu đen.

Thực tế, số người gặp phải tình trạng này rất hiếm, song bạn nên cẩn thận nếu có những triệu chứng kể trên. Tốt nhất thai phụ nên đi khám và kiểm tra kịp thời, tránh những hậu quả xấu.

Tiền sản giật

Nó thường đi kèm với các triệu chứng khác bao gồm đau đầu dữ dội, thay đổi thị lực, buồn nôn hoặc nôn, sưng ở mặt và tay và khó thở.

Tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến lượng oxy và dinh dưỡng chảy vào em bé, và nó làm tăng nguy cơ bị bong rau thai, vì vậy điều quan trọng là phải gặp bác sĩ ngay nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối – Cơn đau bụng chuyển dạ.

Bạn có thể cảm thấy áp lực ở vùng xương chậu (như em bé của bạn đang đẩy xuống). Bạn có thể thấy sự thay đổi trong dịch tiết âm đạo (rò rỉ dịch hoặc chảy máu). Bạn có thể gặp phải chuyển dạ sinh non nếu bạn gặp các triệu chứng này trước 37 tuần.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang chuyển dạ (hoặc thậm chí nếu bạn không chắc chắn nhưng bạn nghĩ bạn có thể như vậy), hãy liên hệ với bác sĩ của bạn hoặc đến bệnh viện ngay lập tức.

Đau bụng khi mang thai – các mốc thai kỳ bầu bầu cần lưu ý

Đau bụng khi mang thai tháng là triệu chứng thường gặp ở bà bầu. Tuy nhiên đau bụng có phải là dấu hiệu sảy thai, thai ngoài tử cung hay không còn dựa trên nhiều yếu tố.

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 1 – tuần thứ 5

Phôi thai làm tổ: Sau khi trứng đã được thụ tinh vào đi vào lớp niêm mạc tử cung làm tổ sẽ gây cảm giác đau tức bụng dưới.

Chửa ngoài dạ con: Nếu mẹ chửa ngoài dạ con là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng dưới dữ dội kèm theo các dấu hiệu ra máu đen, buồn nôn, choáng, ngất xỉu…

Tiền sản giật: Tiền sản giật ở 3 tháng đầu thai kỳ sẽ gây ra các hội chứng như mẹ bị đau căng tức vùng bụng trên, đau kéo dài, liên tục và luôn có cảm giác buồn nôn.

Nhiễm trùng đường tiểu: Bệnh lý này là yếu tố khiến mẹ bị đau tức bụng dưới, khu vực bằng quang và đi kèm các dấu hiệu như nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu nhiều.

Sảy thai: Đây là vấn đề nguy hiểm với bà bầu mang thai tháng đầu tiên. Dấu hiệu đau bụng quằn quại, đau không giảm, ra máu tươi, máu đóng cục rất… là nguyên nhân dẫn đến sảy thai sớm ở bà bầu.

Khi nào đau bụng mang thai tháng thứ 1 là sảy thai?

Dựa những dấu hiệu sảy thai, bà bầu có thể xác định đau bụng như thế nào là dấu hiệu sảy thai.

Đau bụng quằn quại, dữ dội

Đau bụng kèm ra nhiều máu

Ra huyết nhầy, chuột rút và đau bụng

Khi có các dấu hiệu đau bụng, ra máu, ra chất nhầy nhiều mẹ nên đi khám thai để bác sĩ thăm khám và đưa ra kết luận chính xác nhất. Trường hợp có dấu hiệu sảy thai, bác sĩ sẽ chỉ định bà bầu các phương pháp dưỡng thai, an thai tốt nhất.

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 4

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể vì:

Ngược lại, nếu mẹ bầu tháng thứ 4 bị đau bụng mà có kèm các dấu hiệu bất thường như xuất huyết âm đạo, đau buốt lưng, hoa mắt chóng mặt… thì cần nhanh chóng đi khám.

Những triệu chứng này có thể cảnh báo tình trạng thai nghén nguy hiểm.

Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5

Thực tế cho thấy, đau bụng khi mang thai do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó đáng lo ngại và có khả năng ảnh hưởng mạnh nhất xuất phát từ các nguyên nhân sau:

Dây chằng tròn căng:

Do hiện tượng táo bón thai kỳ:

Đã từng sinh mổ, khoảng cách sinh quá ngắn:

Tâm lý khi mang thai:

Mẹ bầu mắc một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, bệnh phụ khoa, viêm tắc ruột thừa, viêm tụy…

Bong nhau thai: Trong tất cả các nguyên nhân thì có lẽ bong nhau thai là hiện tượng nguy hiểm nhất đối với cả mẹ và bé. Mặc dù hiện tượng này sẽ thường xuất hiện ở 3 tháng đầu nhưng không có nghĩa 3 tháng giữa là hết hoàn toàn. Lúc này mẹ thường bị xuất huyết âm đạo, mức độ tăng dần khi không được phát hiện kịp thời. Và nguy cơ sảy thai hoặc sinh non là không tránh khỏi

Khi thấy có cơn đau bụng, mẹ bầu cần bình tĩnh xem xét nguyên nhân và mức độ đau để có cách xử trí hợp lý. Việc đầu tiên là chị em cần dừng mọi việc để nghỉ ngơi và ổn định sức khỏe.

Nếu cơn đau vẫn còn tiếp diễn, mẹ bầu cần làm là đến gặp bác sĩ để siêu âm, khám và kịp thời điều trị để tránh trường hợp xấu xảy ra.

Đau bụng khi mang thai phải làm sao?

Đối với hiện tượng đau bụng do thai phụ ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc em bé đạp mẹ thì chúng ta chỉ cần tuân thủ một số điều sau để hạn chế tình trạng trên.

Thai phụ hãy dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn trong những ngày cuối thai kỳ.

Trong tuần mang đầu tiên, chị em cũng không nên nằm một chỗ. Bạn nên đi lại, vận động nhẹ nhàng để duy trì sức khỏe. Đến giai đoạn cuối chuẩn bị sinh, thai phụ nên dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn. Lúc này cần tránh vận động mạnh để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Đau bụng khi mang thai – khi nào cần gặp bác sĩ

Sốt hoặc ớn lạnh

Ra máu thấm băng vệ sinh hoặc chảy máu (có thể có hoặc không kèm theo đau quặn bụng)

Đau đầu dữ dội

Thay đổi thị lực (bao gồm mờ mắt, nhìn thấy đèn hoặc đốm sáng, nhạy cảm với ánh sáng hoặc mù tạm thời)

Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, tiểu khó hoặc có máu trong nước tiểu

Chóng mặt hoặc cảm thấy ngất xỉu

Hơn bốn cơn co thắt trong một giờ, vì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ (và đặc biệt nếu xảy ra trước 37 tuần mang thai, vì đây có thể là dấu hiệu của sinh non)

Một số trường hợp đau bụng khi mang thai là dấu hiệu thông báo tình trạng thai nhi không ổn định. Nhiều trường hợp mang thai ngoài tử cung hoặc là bị bong nhau thai cũng gây đau bụng.

Đây là tình trạng cực kỳ nghiêm trọng. Do đó, chị em cần đi khám càng sớm càng tốt, để bác sĩ có hướng xử lý kịp thời.

Lời kết

Dấu Hiệu Mang Thai Sau Chuyển Phôi Sớm Ai Làm Ivf Đọc Ngay

Sau khi tiến hành chuyển phôi tại bệnh viện, bác sĩ sẽ có chỉ định hẹn lại tái khám vào 2 tuần kế tiếp. Tại buổi tái khám này, chị em sẽ được xét nghiệm máu, kiểm tra nồng độ beta HCG. Nếu phát hiện HCG đồng nghĩa với việc mang đã mang thai.

Tuy nhiên, khoảng thời gian 2 tuần thực sự dài khiến nhiều chị em nóng lòng không yên. Trong khi đó bạn hoàn toàn có thể nhận biết dấu hiệu mang thai sau chuyển phôi chỉ khoảng 7-10 ngày mà thôi.

Khi phôi thai làm tổ thành công, hormone nội tiết thai kỳ sản sinh một cách mạnh mẽ. Lượng máu lưu thông toàn cơ thể, đặc biệt là vùng ngực cũng tăng cao khiến bầu ngực trở nên lớn hơn, căng tức hơn.

Chị em có thể chườm khăn nóng, mặc áo ngực cỡ lớn hơn để cảm thấy dễ chịu. Qua tháng đầu thai kỳ, hiện tượng này sẽ chấm dứt.

Hormone progesterone được tiêm cho thai phụ trước khi chuyển phôi là nguyên nhân khiến thân nhiệt chị em cao hơn bình thường.

Ngoài ra, quá trình trao đổi chất của cơ thể thai phụ tăng lên mạnh mẽ khiến cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tăng thân nhiệt.

Bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm giúp làm mát cơ thể, sử dụng quần áo có chất liệu thoáng mát để giảm tải lượng nhiệt, tránh hiện tượng da không thoát mồ hôi gây mụn nhọt.

Hormone thai kỳ khiến âm đạo tiết nhiều dịch nhờn trắng, không mùi. Để vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ chị em nên dùng băng vệ sinh hàng ngày và thay rửa thường xuyên tránh hiện tượng nhiễm khuẩn âm đạo.

Trước khi mang thai bạn luôn cảm thấy khỏe mạnh, năng động nhưng khi nếu có dấu hiệu mang thai sau chuyển phôi, cơ thể bạn sẽ mệt mỏi hơn rất nhiều.

Các cơ quan trong cơ thể phải vận hành hết công suất để đảm bảo quá trình nuôi dưỡng cho cả mẹ và bào thai ngày càng phát triển.

Lúc này chị em cần tích cực nghỉ ngơi, xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người mang thai thật tốt để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Hiện tượng chảy máu âm đạo sau chuyển phôi có thể làm 1 số chị em lo lắng. Nhưng nếu ra máu báo thai với đặc điểm: lượng máu ra ít, máu hồng nhạt lại là dấu hiệu mang thai sau chuyển phôi rất đáng mừng.

Trước khi đến bệnh viện để làm xét nghiệm máu, bạn có thể xét nghiệm nước tiểu tại nhà bằng que thử thai, nếu que thử thai 2 vạch, khả năng mang thai của bạn đã đạt 80%.

Thời gian vừa qua, chúng tôi đã hỗ trợ rất nhiều chị em thực hiện thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm đậu thai thành công. Bí quyết của các chị chính là sử dụng trà thảo dược củ gai an thai An Thái Phương.

Nhiều chị em chuyển phôi thành công nhờ trà củ gai an thai

Ngoài ra, thành phần của trà có chứa 1 số nguyên liệu quý giúp chị em ăn ngon, ngủ tốt, tinh thần vui vẻ, lạc quan giúp thai đậu thuận lợi.

Trà thảo dược củ gai với nguyên liệu 100% thảo dược thiên nhiên, lành tính, an toàn, có thể dùng chung các loại thuốc tây y.

Nếu bạn đang có kế hoạch chuyển phôi, hãy gọi ngay đến Hotline 1900.4539 – 033.249.6789 để được chuyên gia tư vấn CHUYỂN PHÔI THÀNH CÔNG, tiết kiệm chi phí, đem lại hạnh phúc đến mọi gia đình.

Thảo dược Củ gai An Thai sản phẩm SỐ 1 dành cho các mẹ bầu THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM – THỤ TINH NHÂN TẠO

Công dụng chính của Trà Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương

CẢ NƯỚC ĐANG “XÔN XAO” VỀ SẢN PHẨM THẢO DƯỢC

Trà thảo dược Củ Gai An Thái Phương là Sản Phẩm Tin Cậy – Nhãn Hiệu Ưa Dùng

THẦN KÌ CHO CÁC MẸ BẦU

Có giấy phép lưu hành của Bộ Y tế: số 3044/2023/ĐKSP

Những lưu ý khác giúp chuyển phôi thành công

Hạn chế vận động, đi lại nhẹ nhàng trong 2 tuần sau chuyển phôi.

Tuyệt đối không làm việc nặng, không bê vác, leo cầu thang

Ăn uống tẩm bổ cơ thể, đặc biệt các món ăn an thai, dưỡng thai

Luôn uống đủ nước và ăn nhiều rau xanh tránh bị táo bón.

Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng dẫn tới tim đập nhanh ảnh hưởng đến phôi thai.

Củ gai có tác dụng rất tốt cho phụ nữ mang thai. Củ gai có thể dùng như một loại thực phẩm bổ dưỡng an thai như gà ác hầm củ gai, móng giò, bồ câu.. Nội dung bài viết1 Củ gai là gì?2 Tác dụng của củ gai đối với phụ nữ mang…

Chế độ dinh dưỡng tốt giúp tăng khả năng cấy phôi thành công. Đồng thời cũng tạo nền tảng để thai nhi phát triển tốt nhất. Do đó, chuyển phôi xong ăn gì để tăng tỷ lệ đậu thai là mối bận tâm của nhiều cặp vợ chồng làm IVF. Vì sao trà thảo…

Mang thai tự nhiên là điều mà bất cứ người phụ nữ, người vợ, người mẹ nào cũng đều mong muốn nhưng vì một số nguyên nhân mà bạn không thể mang thai tự nhiên thì phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm sẽ hỗ trợ bạn có thể mang thai và sinh con….

Mang Thai Trứng Trống (Trứng Rỗng): Những Điều Cần Biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS, Bs.Trịnh Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Một trong những nguyên nhân gây sảy thai sớm là do trứng trống. Đây là hiện tượng trứng đã được thụ tinh nhưng không phát triển và không có phôi thai. Lúc này trong tử cung chỉ có túi thai, còn phôi thai sẽ không bám lại và phát triển được.

1. Thai trứng trống là gì?

Hiện tượng trứng trống (trứng rỗng): xảy ra khi trứng đã được thụ tinh và cấy vào thành tử cung nhưng không thể phát triển thành phôi thai. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy thai hoặc sảy thai sớm. Tình trạng này thường gặp vào khoảng tuần thứ 8 – 13 của thai kỳ, đôi khi sớm đến mức nhiều người phụ nữ còn chưa biết mình đang mang thai.

Thông thường sau khi phụ nữ mang thai khoảng 5 – 6 tuần, trứng đã thụ tinh sẽ có phôi thai và túi thai (nơi thai nhi phát triển) rộng khoảng 18mm. Đối với trường hợp thai trứng trống, túi thai vẫn hình thành và phát triển nhưng lại không có phôi thai. Đây là lý do tại sao trứng trống cũng được xem là một hình thức hư thai.

Mặc dù phôi thai không hề tồn tại, nhau thai vẫn tạo ra hormone thai kỳ hCG. Vì vậy khi xét nghiệm máu hoặc dùng que thử thai vẫn sẽ cho kết quả mang thai dương tính. Phụ nữ cũng sẽ gặp phải các triệu chứng thai nghén như bình thường.

2. Biểu hiện thai trứng trống

Đầu tiên, dù không có phôi thai nhưng người mang thai trứng trống vẫn có thể gặp các dấu hiệu như khi có thai, chẳng hạn:

Sau đó, quá trình sảy thai bắt đầu kèm theo các triệu chứng thường gặp như:

Co thắt và đau vùng bụng

Chảy máu âm đạo

Không còn đau, cương vùng ngực.

Dạng sảy thai này thường diễn ra rất sớm, thậm chí nhiều trường hợp còn chưa biết mình đã mang thai. Hơn nữa do không có phôi thai, việc sảy thai cũng rất dễ bị bỏ qua vì biểu hiện tương tự một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, đôi khi nặng hơn và tăng lượng máu hành kinh nhiều hơn một ít.

Thế nhưng không phải tất cả trường hợp xuất huyết trong 3 tháng đầu thai kỳ đều là biểu hiện sảy thai. Các dấu hiệu trứng rỗng kể trên cũng không thể xác định chính xác tình trạng không có phôi thai. Do đó phụ nữ nên đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Để chẩn đoán xác định đòi hỏi phải dựa trên hình ảnh siêu âm cho thấy tử cung rỗng hoặc túi thai trống.

3. Nguyên nhân trứng trống

Rối loạn nhiễm sắc thể số 9

Gặp vấn đề về cấu trúc mang gen nói chung

Tinh trùng hoặc trứng kém chất lượng ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai

Sự phân chia tế bào bất thường

Các bệnh tự miễn, chẳng hạn như lupus hoặc hội chứng Antiphospholipid

Nhiễm trùng

Bệnh mãn tính

Yếu tố môi trường.

Nếu bạn gặp phải tình trạng thai trứng trống liên tiếp, bệnh nhân cần thực hiện các phân tích nhiễm sắc thể của phôi để tìm ra nguyên nhân chính xác.

4. Chẩn đoán và điều trị trứng trống 4.1. Chẩn đoán

Ở những trường hợp mang thai trứng trống và không có phôi thai, hormone thai kỳ hCG vẫn tăng lên như bình thường. Nguyên nhân là vì nhau thai sản xuất hormone này sau khi trứng thụ tinh có thể phát triển trong thời gian ngắn, ngay cả khi trứng không có phôi.

Trong những tuần đầu của thai kỳ, khi siêu âm sẽ cho hình ảnh túi thai từ 19 – 36 mm nhưng không có phôi thai. Nếu tiếp tục không tìm thấy phôi thai ở tuần thứ 8 – 13 thì có thể kết luận là bất thường và chỉ là một túi thai rỗng.

4.2. Điều trị

Chờ đợi sảy thai tự nhiên

Sử dụng thuốc để thúc đẩy quá trình sảy thai, ví dụ misoprostol (Cytotec)

Tiến hành thủ thuật nong và nạo tử cung (D&C) để loại bỏ các mô nhau thai khỏi tử cung.

Đa phần thủ thuật D&C không được chỉ định nếu bạn đang ở những tuần đầu tiên của thai kỳ. Lúc này cơ thể có khả năng tự loại bỏ các mô ra ngoài mà không cần sự can thiệp y tế. Tuy nhiên thủ thuật D&C lại có lợi nếu người bệnh muốn kiểm tra các mô nhằm xác định nguyên nhân sảy thai.

5. Một số lưu ý

Hầu hết các trường hợp mang thai trứng trống và không có phôi thai sẽ không có cách nào để ngăn ngừa. Nhưng một điều đáng mừng là đa phần phụ nữ từng bị trứng trống có khả năng tiếp tục mang thai. Thông thường tình trạng này chỉ xảy ra một lần, tuy nhiên bạn vẫn có nguy cơ bị thai trứng trống liên tiếp. Nếu đã gặp phải vấn đề này nhiều lần, nên cân nhắc làm một số xét nghiệm khác nhau để đánh giá, bao gồm:

Sàng lọc gen di truyền tiền sản (PGS)

Tinh dịch đồ để phân tích chất lượng tinh trùng

Xét nghiệm nồng độ hormone kích thích nang trứng (FSH)

Kiểm tra hormone chống mullerian (AMH) nhằm cải thiện chất lượng trứng.

Sau khi dừng thai kỳ, bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân nên đợi khoảng 3 chu kỳ kinh nguyệt để sẵn sàng cho lần mang thai tới trước khi thụ thai trở lại. Trong thời gian này, người phụ nữ nên cố gắng xây dựng lối sống lành mạnh giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục về thể chất lẫn tinh thần bằng cách:

Tuân thủ chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng;

Giữ tâm trạng thoải mái, kiểm soát căng thẳng;

Luyện tập thể dục – thể thao;

Bổ sung axit folic giúp tránh dị tật ở thai nhi.

Nhìn chung, việc nắm được những thông tin quan trong về tình trạng mang thai trứng trống là gì sẽ giúp phụ nữ chuẩn bị sẵn sàng cho một thai kỳ khỏe mạnh trong tương lai. Trước khi mang thai, cả hai vợ chồng nên khám tổng quát, khám phụ khoa cũng như làm các xét nghiệm và tiêm ngừa những mũi vắc-xin cần thiết.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Có Thai Nhưng Vẫn Có Kinh Nguyệt Bình Thường (Đọc 2 Dấu Hiệu Nguy Hiểm Sau)

Kinh nguyệt là hiện tượng sau khi rụng trứng, màng trong tử cung bong ra dẫn đến việc xuất huyết. Nói cách khác, trứng rụng là dấu hiệu cho một kỳ kinh sắp tới. Trong các trường hợp bình thường. Sau khi thụ tinh thành công phôi thai sẽ được đưa tới màng trong tử cung, dẫn đến không thể rụng trứng. Do vậy trong thời gian mang thai kinh nguyệt thường không xuất hiện.

Có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt bình thường – mới mang thai vẫn bị hành kinh

Theo y học, từ khi bắt đầu quá trình thụ thai. Kinh nguyệt sẽ biến mất tạm thời cho đến khi kết thúc thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên, ở một số trường hợp vẫn xảy ra tình trạng có kinh mà vẫn có thai. Tại sao lại như thế?

Vì có biểu hiện giống như hành kinh, cho nên rất nhiều chị em phụ nữ nhầm lẫn nó với kinh nguyệt. Nghĩ rằng mang thai tháng đầu nhưng vẫn ra kinh nguyệt. Đó đơn giản không phải là máu kinh nguyệt bình thường mà người ta gọi đó là máu báo thai. Máu báo thai thường xuất hiện ở giai đoạn đầu khi mang thai. Thông thường thời kỳ đầu hình thành bào thai, hiện tượng ra máu chỉ xuất hiện 1 lần. Hiện tượng này sẽ kéo dài từ khoảng 3 đến 5 ngày và lượng máu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Cách phân biệt máu kinh và máu báo thai

Nhận biết qua màu máu đỏ sẫm, ra nhiều, ra ồ ạt và có thể ra từ 3 đến 5 ngày. Ít dần và kết thúc ở khoảng ngày thứ 7.

Có đặc điểm là máu tươi, không kèm dịch nhày, ra ít và nhỏ giọt nhưng cũng kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Lượng máu và màu máu thai sẽ khác nhau ở mỗi người. Số ít trường hợp chịu tác động của tư thế làm việc hoặc bệnh lý khiến máu thai ra nhiều và cũng có màu bất thường.

Thử thai 2 vạch nhưng vẫn có kinh nguyệt

Thực tế có một số trường hợp thử thai 2 vạch nhưng vẫn có kinh nguyệt. Hiện tượng này được giải thích rằng. Khi phát hiện có thai sớm, thời điểm thụ thai trùng với thời điểm có kinh nguyệt. Do túi ối chưa phát triển nhanh vẫn còn khoảng trống giữa niêm mạc túi ối và niêm mạc tử cung, niêm mạc tử cung vẫn bong tróc dẫn đến hiện tượng chảy máu.

Tuy nhiên, hiện tượng có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt bình thường xảy ra không phổ biến ở mọi phụ nữ khi cấn thai. Và hiện tượng chảy máu này cũng chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, ở giai đoạn sớm nhất của thai kỳ, sẽ không xuất hiện như chu kỳ bình thường sau đó nữa, một khi túi ối đã phát triển lớn hơn.

Hiện tượng có thai vẫn có kinh – máu kinh ra nhiều

Theo các bác sĩ chuyên khoa hiện tượng có thai vẫn có kinh là rất bất thường. Và không hiếm gặp ở một số thai phụ. Khi đã có thai thì không thể có kinh nguyệt nữa. Nếu đã thụ thai mà xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt như chảy máu. Thì các bạn có thể đang gặp phải 2 vấn đề rất phổ biến sau đây:

Nguy cơ dọa sảy thai:

Sau khi xác định mang thai bằng que thử thai, nhưng vẫn xảy ra hiện tượng có thai vẫn có kinh. Rất nhiều trường hợp bị ra máu ở những tháng đầu tiên mang thai. Đến khi bác sĩ tiến hành siêu âm thì thấy túi thai không nằm trong buồng tử cung. Đây là báo hiệu của hiện tượng dọa sảy thai sớm rất nguy hiểm

Thai ngoài tử cung:

Thai ngoài tử cung là khái niệm dùng để chỉ những trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung. Thường gặp nhất là thai ở vòi trứng, khi thai vỡ sẽ có máu chảy ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của thai phụ. Thai ngoài tử cung chiếm tỷ lệ thấp từ 4,5 – 10,5 phần ngàn, tương đương với cứ 1.000 người có thai thì sẽ có từ 4 – 10 trường hợp có thể bị thai ngoài tử cung.

Người có thai ngoài tử cung vỡ một lần, thì sẽ có khả năng cao bị thai ngoài tử cung lại. Dấu hiệu thường thấy của người có thai ngoài tử cung là trễ kinh hoặc rong huyết. Lượng máu ra do thai ngoài tử cung thường ít, bầm đen và không đông lại. Thai ngoài tử cung sẽ không thể giữ được.

Mặt khác, cũng có thể là thai nhi phát triển kém khiến cho kích thước túi thai nhỏ, làm ảnh hưởng đến kết quả siêu âm. Tình trạng này nếu không xử lý kịp thời sẽ gây thiếu máu, dính buồng tử cung, viêm nhiễm phần phụ…

Chia sẻ : có mẹ nào có kinh mà vẫn có thai không ?

Chủ đề có kinh mà vẫn có thai webtretho của 1 mẹ có nickname mebeti85 như sau : “Tình hình là tháng này chu kỳ của em khác lạ lắm. CK hàng tháng của em là 32 ngày, tháng trước em QKĐ ngày 06/11 nhưng tháng này 02/12 em đã bị rồi. Mà lại ra ít ít, màu nâu sẫm, đại khái là 1 ngày chỉ có 1 miếng BVS ạ, ra máu loãng rải rác 3 ngày. Những CK trước của em máu ra nhiều lắm, kèm theo dịch nhày nữa, có khi 1 ngày em phải thay 5 miếng BVS, mà lần này lại thế”

Có kinh mà vẫn có thai webtretho – Pham_Ngo_Thien_Duc :

“Bạn ơi, bạn nên thử que và kiểm tra ngay. Nếu que 2v tức là bạn đang có nguy cơ bị thai ngoài ử cung rồi. Bạn cho mình hỏi, khi bạn ít đi lại hoạt động. Giả dụ như nằm ngủ dậy thì hầu như ko có tí máu nào. Còn nếu bạn đi lại họt động thì ra máu. Bạn có bị như vậy ko. Mình cũng đã bị như bạn cách đây 10 tháng.

Mình cứ nghĩ mình bị, nhưng ngực ko hề giảm đau tức mà vẫn cứ như những ngày đầu. Mà ra ít vô cùng. Mình thử que khoảng 2h sau mình thấy có vạch tứ 2 xất hiện. Sợ dương tính giả nên mình mua tiếp que nữa thử, thì vẫn lên 2v, mình đã lập tức lên viện. Bác sĩ cho nhập viện theo dõi thai ngoài luôn. Beta lúc đó của mình 237. May là mình phát hiện sớm”

Có kinh mà vẫn có thai webtretho – bibi_baolinh : Cần làm gì khi có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt bình thường

Nếu chị em gặp phải hiện tượng có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt bình thường. Nhất là ở 3 tháng đầu và cuối thai kỳ thì nên cẩn thận và đến gặp bác sĩ để khám, tìm nguyên nhân. Đặc biệt là khi tình trạng chảy máu kèm với những dấu hiệu bất thường như : đau bụng và co rút mạnh, liên tục, chóng mặt. Thậm chí là ngất, máu có màu sắc bất thường, thai nhi không cử động… nhất định phải đi bệnh viện ngay lập tức.

Để ngăn ngừa những bất thường có thể xảy ra trong quá trình thụ thai, cũng như đang mang thai. Chị em nên thăm khám sức khỏe sinh sản định kỳ tại các cơ sở y tế. Ngoài ra, cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, uống bổ sung viên sắt để tránh thiếu máu. Vì đây là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng và gây sảy thai. Xuất phát điểm của dấu hiệu đã mang thai rồi mà vẫn có kinh.

Tư vấn sức khỏe sinh sản online – Đa Khoa Quốc Tế

Ngày nay, trong sự bận rộn, quay cuồng trong guồng quay của công việc. Cuộc sống mà đôi khi bạn xem nhẹ sức khỏe nói chung. Sức khỏe sinh sản của bản thân nói riêng. Vì vậy, nhằm đáp ứng cho nhu cầu của người dân. phòng khám đa khoa quốc tế HCM đã triển khai cung cấp dịch vụ tư vấn khám và chăm sóc sức khỏe sinh sản online.

Những cách để được tư vấn sức khỏe sinh sản online :

Bạn gọi đến số điện thoại Tư vấn (08) 392 57 111 hoặc 01685581111 và làm theo hướng dẫn. Trong trường hợp bạn gọi điện nhưng có tín hiệu báo đường dây bận có thể chuyên gia đang tư vấn. Bạn có thể vui lòng nghe nhạc chờ để đến lượt tư vấn hoặc vui lòng tắt điện thoại và gọi lại sau đó ít phút.

Bạn đọc có thể gửi những thắc mắc, câu hỏi thắc mắc về địa chỉ email: [email protected]. Các chuyên gia sẽ tiếp nhận thư và xem xét, gửi phản hồi lại cho bạn trong thời gian sớm nhất.

Cập nhật thông tin chi tiết về 7 Dấu Hiệu Mang Thai Trứng Trống Nguy Hiểm, Đọc Ngay Đi Bạn! trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!