Xu Hướng 3/2023 # 8 Cách Giảm Đau Hông Hiệu Quả Cho Mẹ Bầu # Top 7 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # 8 Cách Giảm Đau Hông Hiệu Quả Cho Mẹ Bầu # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết 8 Cách Giảm Đau Hông Hiệu Quả Cho Mẹ Bầu được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

8 cách giảm đau hông hiệu quả cho mẹ bầu

Tình trạng đau hông thường khó chịu nhất vào những tháng cuối của thai kỳ. Với một số người, đau hông chỉ là một vấn đề nhỏ nhưng với một số người khác, đau hông có thể gây cản trở các hoạt động thường ngày và gây gián đoạn giấc ngủ. Các mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy đau ở lưng hoặc ở bên hông và tình trạng này sẽ diễn biến nặng hơn khi đang đứng hoặc khi phải nâng vật nặng.

Nguyên nhân gây đau hông khi mang thai?

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau hông khi mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do các dây chằng giữ khớp cùng chậu (là khớp tiếp nối giữa cột sống và xương chậu) bị giãn.

Cơ thể bạn trong quá trình mang thai sẽ tiết ra relaxin – một loại hormone gây giãn, mềm các cơ và khớp. Việc tiết ra relaxin với một lượng lớn là để chuẩn bị cho cơ thể bước vào quá trình sinh nở. Relaxin cũng sẽ làm mềm khớp xương chậu, tạo điều kiện để em bé có thể dễ dàng đi qua đường dẫn sinh khi bạn chuyển dạ. Tuy nhiên, hormone relaxin cũng sẽ làm tăng tình trạng nhạy cảm với chấn thương và có thể dẫn đến tình trạng đau hông.

Đau thần kinh tọa

Có hai dây thần kinh tọa trong cơ thể. Cả 2 dây thần kinh đều bắt nguồn từ vùng thắt lưng và nối xuống tới chân. Khi bạn mang thai, tử cung sẽ gây ra áp lực lên 2 dây thần kinh này, dẫn đến tình trạng tê bì, đau và cảm giác ngứa râm ran ở hông, đùi và mông. Càng gần ngày sinh, em bé sẽ thay đổi tư thế ở trong bụng mẹ và bạn sẽ cảm thấy bớt khó chịu hơn.

Mặc dù đau thần kinh tọa là một dấu hiệu phổ biến khi mang thai, bạn vẫn nên thông báo cho bác sỹ nếu bạn bị đau thần kinh tọa do các nguyên nhân nghiêm trọng khác.

Đau dây chằng vòng

Được đặc trưng bởi tình trạng đau nhói tại hông, háng và vùng bụng. Cơn đau sẽ tăng lên khi em bé có bất cứ sự thay đổi nào về vị trí ở trong bụng.

Loãng xương thoáng qua

Đây là một nguyên nhân khác gây đau hông, đặc biệt là ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Loãng xương thoáng qua gây ra sự mất xương tạm thời ở phần trên xương đùi. Do vậy, dẫn đến sự hình thành của các cơn đau hông bất ngờ và sẽ diễn biến nặng hơn khi đi bộ hoặc khi thực hiện các hoạt động thể chất.

Chụp cộng hưởng từ MRI thường sẽ cần thiết để chẩn đoán tình trạng loãng xương thoáng qua. Quá trình hồi phục thường sẽ kéo dài trong 6 tuần, nhưng đôi khi tình trạng này cũng có thể dẫn đến việc gãy xương hông.

Tăng cân

Tăng nhiều cân trong quá trình mang thai cũng có thể sẽ làm tăng áp lực lên vùng chậu, gây xê dịch các xương và do vậy gây đau.

Sai tư thế

Sai tư thế có thể dẫn đến đau hông, đặc biệt là trong 3 tháng giữa và  tháng cuối thai kỳ, khi cơ thể không thể ở trong trạng thái cân bằng hoàn hảo vì cân nặng của em bé.

Các nguyên nhân khác gây đau hông trong khi mang thai

Phụ nữ thừa cân và có tiền sử mắc các vấn đề về hông có thể sẽ bị đau khi nằm nghiêng về 1 bên. Mặc dù việc nằm nghiêng về 1 bên là bắt buộc khi bạn đang ở những tháng cuối thai kỳ, nhưng việc này có thể sẽ gây ra tình trạng đau hông do làm tăng áp lực lên hông.

Sự thay đổi trọng tâm của cơ thể trong khi mang thai do áp lực lên hông và vùng chậu cũng có thể gây đau hông. Nhưng tình trạng này có thể sẽ được giảm nhẹ bằng việc thay đổi tư thế.

Điều trị đau hông khi mang thai

Sử dụng một chiếc gối

Sử dụng một chiếc gối nâng đỡ toàn cơ thể dành cho bà bầu có thể sẽ có ích với bạn. Gối sẽ giúp điều chỉnh tư thế và hỗ trợ cho vùng bụng, chân và lưng của bạn.

Ngủ nghiêng 1 bên

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, đặc biệt là khi gần đến ngày sinh, bạn nên ngủ nghiêng về 1 bên, hơi cong đầu gối và chân lại. Ở tư thế này, bạn vẫn có thể sử dụng gối để kê dưới bụng và phần trên của chân để cảm thấy thoải mái hơn. Nếu việc ngủ nghiêng làm nặng thêm tình trạng đau hông của bạn, hãy đặt một chiếc chăn hoặc gối ở phía dưới thắt lưng của bạn và nằm ngủ ở tư thế ngửa. Việc này sẽ giúp làm giảm áp lực đặt lên hông của bạn.

Chườm nóng

Nếu các biện pháp ở trên không hiệu quả, hãy tắm bồn nước nóng hoặc chườm nóng lên vùng hông. Với sự cho phép và tư vấn của bác sỹ, bạn có thể massage với dầu ấm để làm giảm tình trạng đau hông. Việc massage cần được thực hiện hết sức nhẹ nhà và nước tắm bồn nên là nước ấm (không phải nước nóng).

Nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể

Đứng cả ngày có thể sẽ làm nặng thêm tình trạng đau hông của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn nghỉ ngơi hặc ngồi nghỉ nhiều nhất có thể trong suốt cả ngày. Hãy cố gắng nghỉ ở trong tư thế khiến bạn thoải mái và dễ chịu nhất. Nằm và ngồi với chân nâng cao một chút và có sự hỗ trợ ở phần lưng có thể sẽ giúp bạn giảm được tình trạng đau hông.

Massage trước khi sinh

Hãy lên kế hoạch massage trước khi sinh để làm giảm tình trạng đau người khi mang thai. Massage trước khi sinh không chỉ giúp thư giãn các cơ và giảm căng thẳng mà còn có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Hãy đến gặp các bác sỹ, kỹ thuật viên đã được đào tạo bởi họ biết chính xác các điểm bị sưng thường ở đâu.

Tập yoga và pilate

Cả yoga và pilate đều có thể giúp hông và lưng giảm đau trong khi mang thai. Bạn có thể tham gia các lớp yoga, pilate tại khu vực sinh sống. Giáo viên hướng dẫn sẽ biết tư thế nào có thể giúp kéo giãn và làm giảm đau hông, xương chậu cho bạn.

Luyện tập dưới nước

Khi ở 3 tháng cuối thai kỳ, bạn cần giảm thời gian đứng, đi bộ vì việc này sẽ làm nặng thêm tình trạng đau hông của bạn. Khi bạn được khuyên là nên luyện tập, bạn có thể lựa chọn bơi lội. Bơi lội sẽ giúp làm giảm áp lực ở hông và các khớp. Khi bạn bơi, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình nhẹ hơn và có thể làm giảm áp lực từ hông và khớp.

Thông tin thêm trong bài viết: Nguy cơ của việc đi giày cao gót khi mang thai

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt – Viện Y học ứng dụng Việt Nam – Tổng hợp từ Momjunction

Hướng Dẫn Cách Massage Giảm Đau Đầu Cho Bà Bầu Hiệu Quả

Theio các bác sĩ, với hiện tượng đau đầu của thai phụ có rất nhiều nguyên nhân và phụ thuộc vào giai đoạn nào của thai kỳ. Trong suốt giai đoạn đầu của thai kỳ, với nồng độ hocmone ở trong cơ thể bị biến đổi khá mạnh mẽ, kéo theo hàng loạt sự thay đổi của cơ thể như: căn cơ, ngoại hình, vóc dáng, làn da và khả năng lưu thông máu. Tình trạng bị đau đầu cũng có thể là một trong những hệ quả từ các yếu tố thay đổi ở bên trong đó.

Theo ước tính, chiếm tới 80% chị em bị đâu đầu mỗi khi mang thai, trong khi đó, chiếm tới 58% mẹ bầu bị đau nửa đầu từ 3 tháng đầu của thai kỳ với các biểu hiện bị đau nhói ở một bên, có thể sẽ kèm theo bị buồn nôn.

Phần lới các biểu hiện bị đau đầu trong khi mang thai thường khá nhẹ, không làm ảnh hưởng tới thai nhi. Nhưng bị đau đầu sẽ khiến cho mẹ bầu càng thêm phần căn thẳng, mệt mỏi, và hay cáu gắt,.. Tất cả những triệu chứng thường tự biến mất mỗi kih mẹ bầu đến tháng thứ 3 hoặc sau khi sinh xong. Mẹ bầu bị đau đầu dữ dội, đặc biệt nhất trong những thái cuối cần đi khám sớm bởi có thể là một trong những dấu hiệu của tình trạng tiền sản giật.

Không những thế, môi trường sống của mẹ bầu đều có thể bị ảnh hưởng khá nhiều tới việc hệ thần kinh căng thẳng, gây ra những chứng đau đầu mỗi khi mang thai. Nếu mẹ bầu sống ở trong môi trường nhiều tiếng ồn, có khói bụi, bị ô nhiễm thì sẽ dễ khiến cho tinh thần càng căng thẳng, mệt mỏi và rất dễ bị đau đầu.

2. Massage đầu cho bà bầu mang lại những lợi ích gì?

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu bị đau đầu được áp dụng với phương pháp massage sẽ giúp mang lại một số lợi ích tốt cho sức khỏe như sau:

+ Giúp giảm nhẹ cảm giác đau đầu, đau nửa đầu:

Suốt quá trình massage đầu nhẹ nhàng cũng có thể sẽ giúp mang lại cảm giác giải tỏa cho chị em phụ nữ khi mang lại vào những lúc bị đau đầu nhwgn không thể nào được sử dụng thuốc giảm đau. Mỗi khi bị căng thẳng thích tụ ở phần cổ, đầu và lưng ở trên, chúng đều có thể khiến cho khu vực ở phía sau của não bộ càng trở nên khó chịu hơn.

+ Massage đầu cho bà bầu giúp làm tăng cường trí nhớ:

Mẹ bầu luôn cảm thấy đôi khi mình bị rơi vào cảm giác đầu lão cá vàng, nhớ trước quên sau, nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng bởi khi massage đầu cũng chính là cứu cánh cho bạn những lúc này đó. Với liệu pháp giúp thư giãn này sẽ hỗ trợ cho việc cải thiện về mức độ tập trung, tăng khả năng trí nhớ bằng việc tăng cường lưu thông máu tới hệ thống thần kinh.

+ Massage đầu cho mẹ bầu giúp điều hóa huyết áp:

Với tình trạng bị huyết áp cao mỗi khi mang thai vẫn có thể xảy ra khá nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nhưng massage đầu cũng chính là một cách tốt nhất nhằm giúp bạn bình tĩnh lại. Theo các nhà nghiên cứu, xoa bóp da đầu thường xuyên có thể giúp làm giảm nồng độ hormone căng thằng cũng như giúp cho mức huyết áp ổn định hơn, với điều này sẽ hỗ trợ cho mẹ bầu tránh gặp phải những trường hợp xấu nhất không mong muốn.

+ Massage đầu giúp làm giảm cẳng thẳng mệt mỏi cho mẹ bầu:

Bạn đã biết với stress mỗi khi mang thai có thể sẽ gây hại tới thai nhi. Nhưng hiện nay đã không có ít mẹ bầu phải chịu khá nhiều cảm giác này nhưng chưa biết cách để giải tỏa và từ đó dẫn tới khá nhiều biến chứng nguy hiểm về sức khỏe như: ăn không ngon, ngủ không yên, thiếu ngủ,…

Nhưng, khi massage đầu sẽ giúp bạn giảm bớt được tình trạng ở trên, mỗi khi hệ thống tuần hoàn được tác động tích cực hơn, tâm trí và các suy nghĩ của mẹ bầu cũng từ đó mà càng trở nên thư giãn. Và ngoài ra, với việc xoa bóp còn giúp hỗ trợ cho mẹ bầu tăng cường về năng lượng, làm giảm đau, cải thiện tình hình sức khỏe một cách tổng thể nhất.

+ Giúp giảm rụng tóc từ việc massage đầu cho mẹ bầu:

Nội tiết tố thay đổi, có thể sẽ làm cho một số mẹ bầu bị rụng tóc, bên cạnh đó, với khói bụi hoặc chế độ ăn uống cũng sẽ góp thêm phần gây ra tình trạng này. Mỗi khi mẹ bầu thực hiện với việc massage đầu, thì lưu lượng máu tại khu vực chân tóc sẽ được cải thiện một cách đáng kể và giảm thiểu tình trạng bị rụng tóc.

Và ngoài ra, massage da đầu với tinh dầu sẽ giúp cho việc nuôi dưỡng mái tóc từ gốc cho tới ngon, và từ đó sẽ giúp hấp thụ dưỡng chất của chân tóc và có thể sẽ diễn ra được tốt hơn, hỗ trợ được quá trình mọc tóc.

3. Hướng dẫn cách massage đầu cho mẹ bầu tại nhà

Việc xoa bóp không chỉ tốt cho mẹ bầu mà còn có thể giúp mang lại với những tác dụng tích cực tới những thành viên khác trong gia đình. Và mặc khác, massage đầu tại nhà cũng khá đơn giản được thực hiện như sau:

+ Sử dụng lược chia tóc ra thành từng phần nhỏ một.

+ Dùng phần đầu ngón tay nhúng vào dầu, tiếp đó xoa bóp phần da dầu theo hướng xoay tròn.

+ Bạn chú ý tới từng động tác, hãy thực hiện sao cho chậm rãi và nhẹ nhàng thay vì sử dụng sức quá mạnh.

+ Nhúng phần đầu ngón tay vào dầu thêm lần nữa, sau đó bạn xoa bóp tại các khu vực ở phía sau cổ, cả 2 bên tai.

+ Bạn cũng có thể để dầu lưu lại ở trên tóc tầm 30 phút cho đến 1 giờ.

+ Và cuối cùng gội cho sạch và sấy khô tóc.

a – Massage bàn tay giúp trị đau đầu:

+ Sử dụng 4 đầu ngón tay, đặc biệt sử dụng phần dưới ngón tay đế nhấn vào phần nằm giữa ngón cái và ngón trỏ. Tập trung đế nhấn và xoa nhưng tuyệt đối không cần quá mạnh để cho cơn đau giảm nhanh chóng.

+ Sử dụng tay nhấn vùng thái dương, giữ như thế tầm 2 phút cho tới khi bạn đang cảm thấy hơi khó chịu thì thả tay ra, lặp lại với những động tác này tầm 2-3 lần.

+ Nếu bị nhức đầu tại khu vực bị xoang, mẹ bầu tự xoa bóp và day ở trên đầu ngón tay, móng tay của mình.

+ Huyệt phong trì: xóa bóp ngay vào khoảng lõm tại bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài của cơ thang bám vào đay họp sọ.

+ Huyệt thái dương: xoa bóp và day nhẹ nhàng vào cả 2 bên thái dương tầm 5-10 lần trong vòng 1 phút, xoa khoảng 3-5 lần, cách nhau tầm vài phút.

+ Huyệt bách hội: Xoa bóp tai điểm gặp nhau của cả 2 đường vuông góc nối ở giữa của cả 2 đỉnh vành tai và đường chạy với dọc qua giữa phần dầu, liệt khuyết. Với huyệt này sẽ nằm ở dưới dầu xương quay nối với thân xương, với cách làm này chỉ ngang cổ tay 1,5 thốn.

+ Đối với huyệt suất cốc: xoa bóp huyệt được nằm ở ngay trên đỉnh của vành tai, ngay trong chân tóc 1,5 thốn.

+ Huyệt huyết hải: xoa bóp bở ở trong đầu xương bánh chè đo lên trên 2 thốn.

+ Huyệt phong phủ: xoa bóp huyệt nằm ở chân tóc gáy đo lên trên 1 thốn.

5. Những loại dầu nào được sử dụng để massage đầu?

Hiện nay, có rất nhiều loại dầu để massage đầu, nhưng bạn nên sử dụng với một số loại dầu massage dầu ở đây để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn:

+ Đối với dầu ô liu:

Loại dầu ô liu không chỉ tốt cho da mà còn khá hữu dụng cho tóc và da đầu. Xoa bóp đầu bằng những loại dầu này sẽ giúp tăng cường về khả năng lưu thông máu, giúp chống lại các loại vi khuẩn và các loại gây ra nhiễm trùng da đầu, nhằm mang lại cho mẹ bầu với một mái tóc ống mượt và khỏe mạnh.

+ Đối với dầu argan:

Dầu argan giúp chứa khá nhiều axit béo omega-3 và omega-9, vitamin E cùng với các loại chất oxy hóa khác. Tất cả những loại thành phần này khá tốt cũng nwh giúp cho bạn nuôi dưỡng, chăm sóc tốt cho tóc và da dầu một cách toàn diện nhất.

Và ngoài ra, khi bạn sử dụng dịch vụ massage cho bà bầu tại các spa thì bạn có thể nói với các chuyên viên tránh sử dụng một số loai tinh dầu như: húng quê, bạc hà, regano, hương thảo, cây xô thơm,… Bởi những loại này đều có thể mang lại những tác dụng không như mong muốn cho mẹ bầu.

Mỗi tuần, bạn massage đầu 3 lần sẽ giúp mang lại khá nhiều tác dụng bất ngờ cho sức khở của mẹ bầu. Và ngoài ra, với bất cứ thành viên nào trong gia đình đang cảm thấy không thoải mái với những tình trạng đã được liệt kê ở trên, thì bạn có thể giải tỏa bằng việc nhờ đến dịch vụ massage bà bầu sẽ mang lại cho bạn những cảm giác thư thái, thoải mái nhất.

8 Cách Giảm Sưng Phù Nề Chân Ở Bà Bầu Hiệu Quả Các Mẹ Cần Biết

Không ngồi hoặc đứng lâu, nằm ngủ nghiêng bên trái, uống nhiều nước, ngâm chân nước ấm… là một số cách giảm sưng phù nề chân ở bà bầu hiệu quả.

Có gần 75% phụ nữ mang thai bị sưng phù chân trong những tháng cuối của thai kỳ. Đây là hiện tượng bình thường do sự lớn lên của tử cung chèn ép vào phần dưới cơ thể khiến máu ở chân khó lưu thông để trở về tim hơn.

Ngoài ra, sự thay đổi của các nội tiết tố khiến tĩnh mạch bị giãn là một trong những nguyên nhân khiến hệ tuần hoàn bị ứ trệ, gây ra phù chân.

Tuy là một hiện tượng bình thường nhưng sưng phù chân khiến bà bầu rất khó chịu, bất tiện trong việc đi lại. Để giảm bớt triệu chứng này, mẹ bầu có thể thử các mẹo dưới đây.

1. Tránh không ngồi hoặc đứng lâu

Nếu công việc buộc bạn phải đứng trong thời gian dài, hãy cố gắng sắp xếp để ngồi nghỉ giữa chừng khoảng vài phút. Ngược lại, khi bạn phải ngồi liên tục, thỉnh thoảng hãy đứng lên đi lại cho máu lưu thông. Một lưu ý khác cho bà bầu tuyệt đối phải tránh kiểu ngồi bắt chéo chân.

2. Nằm ngủ nghiêng bên trái

Nằm nghiêng bên trái sẽ giúp cải thiện dinh dưỡng và lưu lượng máu đến nhau thai. Nó cũng giúp thận loại bỏ các chất thải trong cơ thể hiệu quả hơn, từ giảm tình trạng phù chân khó chịu. Ngoài ra, gác chân lên gối khi nằm nghiêng cũng sẽ giúp giảm phù chân ở một mức độ nào đó.

3. Đi giày thoải mái

Khi mang bầu, chân bạn sẽ to lên so với bình thường nên có thể những đôi giày cũ đã không còn phù hợp. Vì vậy, bạn nên chọn một đôi giày mới, thoải mái vừa chân. Đặc biệt, bạn không nên đi giày cao gót vì nó sẽ khiến tình trạng đau chân trở nên trầm trọng hơn.

4. Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý

Việc lựa chọn một chế độ ăn lành mạnh, hợp lý cũng có thể giúp giảm triệu chứng sưng phù chân. Bạn nên ăn nhiều rau và hoa quả; giảm lượng muối, đường, chất béo trong chế độ ăn; cố gắng tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn và tối đa hóa lượng vitamin C và E.

5. Uống nhiều nước

Nước giúp thanh lọc lượng natri và độc tố trong cơ thể, từ đó gián tiếp làm giảm triệu chứng phù chân. Theo lời khuyên của bác sĩ, bà bầu nên uống 8-10 ly nước mỗi ngày.

6. Bỏ thuốc lá và giảm lượng caffeine

Hút thuốc, uống rượu hay các đồ uống chứa caffeine cũng khiến tình trạng sưng phù chân trở nên nghiêm trọng hơn.

7. Ngâm chân

Ngâm chân trong nước ấm pha một chút tinh dầu hoa oải hương hoặc hoa cúc sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu vì sưng phù chân của bà bầu. Ngoài ra, thoa tinh dầu và massage chân thường xuyên cũng sẽ giúp bạn thoải mái hơn.

8. Tập thể dục

Tập thể dục giúp máu lưu thông tốt hơn, chân sẽ bớt sưng phù. Do đó, bác sĩ luôn khuyên bà bầu không nên nằm một chỗ, phải thường xuyên đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng để cơ thể linh hoạt và quá trình sinh con cũng dễ dàng hơn.

Theo V.A/Khám Phá!

7 Cách Giảm Đau Mỏi Vai Gáy Cho Bà Bầu Tại Nhà An Toàn Hiệu Quả

Bệnh đau mỏi vai gáy là hiện tượng đau nhức, tê mỏi ở vùng vai và gáy gây khó chịu và ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và vận động của người bệnh. Trong thời gian thai kỳ, đau mỏi vai gáy là triệu chứng rất phổ biến khiến phụ nữ mang thai đặc biệt mệt mỏi. Đây là hiện tượng rất bình thường do những thay đổi đột ngột trong thời kỳ mang thai. Tuy vậy, bạn cũng không cần quá lo lắng hay căng thẳng khi gặp phải triệu chứng này, nếu biết cách tập luyện và khắc phục, hiện tượng này có thể cải thiện và khắc phục sau khi sinh.

Đau mỏi vai gáy là hiện tượng bình thường rất hay xảy ra với phụ nữ mang thai (Nguồn: anduoc.com)

2. Nguyên nhân đau vai gáy khi mang bầu

Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến hiện tượng đau vai gáy khi mang bầu. Nếu xác định đúng nguyên nhân, bạn sẽ dễ dàng có cách cải thiện và điều trị hiệu quả hơn cho hiện tượng này.

2.1. Thay đổi nội tiết tố

Cơ thể phụ nữ khi mang thai không thể tránh khỏi chứng thay đổi và rối loạn nội tiết, đặc biệt là sự mất cân bằng estrogen và progesteron. Đây đều là những chất nội tiết đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát trao đổi chất từ não và cột sống cũng như giúp cơ thể thư giãn. Sự thay đổi đột ngột trong nội tiết khiến cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ,… gây ra hiện tượng đau mỏi nghiêm trọng hơn.

2.2. Do bà bầu ngủ sai tư thế

Tư thế ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến chứng đau mỏi vai của các bà bầu (Nguồn: dauxuongkhop.org)

Hầu hết, khi mang thai, đặc biệt là khi tuổi thai đã lớn và cơ thể ngày càng nặng nề, phụ nữ mang thai thường có xu hướng ngủ lệch về một bên. Kiểu ngủ này có thể giúp giảm áp lực từ bụng lên cơ thể. Tuy vậy, thói quen ngủ một hướng quá lâu sẽ khiến phần vai, gáy của của bạn dễ bị ảnh hưởng.

2.3. Bà bầu mắc bệnh xương khớp

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ phải chịu rất nhiều ảnh hưởng cả về sức khỏe thể chất và tinh thần. Trong thời gian mang thai, lượng canxi của thai phụ thường giảm thấp hơn nhiều so với phụ nữ bình thường do việc lấy dưỡng chất nuôi bé. Do đó, với những bà bầu có tiền sử về bệnh xương khớp trước đó, thời kỳ mang thai thường gặp chứng đau mỏi vai gáy nghiêm trọng hơn và cũng khó áp dụng các cách giảm đau vai gáy cho bà bầu thông thường được.

2.4. Hệ tiêu hóa có vấn đề

Trong giai đoạn mang bầu, nếu hệ tiêu hóa của mẹ bầu không ổn định cũng hoàn toàn có thể là nguyên nhân gây đau vai gáy. Tiêu hóa yếu khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, suy nhược nhanh chóng khiến các cơ vai gáy bị ảnh hưởng nhanh chóng hơn.

2.5. Tiền sản giật

Chứng tiền sản giật hay còn gọi là chứng nhiễm độc thai kỳ cũng là một trong những hiện tượng nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Chứng bệnh này hoàn toàn có thể gây nên những biểu hiện phụ trong đó có chứng đau mỏi vai gáy khi mang thai.

2.6. Mang thai ngoài tử cung

Ngoài những dấu hiệu thông thường do ảnh hưởng từ thời kỳ mang thai, đau mỏi vai gáy cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho hiện tượng mai thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng đặc biệt cho cả mẹ và con mà bạn sẽ cần khám thai sản định kỳ để phát hiện bệnh và tìm biện pháp khắc phục.

3. Cách giảm đau vai gáy cho bà bầu

3.1. Mẹ bầu nên vận động đúng tư thế

Những vận động vừa phải trong thời kỳ mang thai có tác dụng rất tốt đến sức khỏe và quá trình sinh sản của mẹ bầu. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên đặc biệt chú ý và lựa chọn những vận động vừa sức, tránh vận động quá sức gây mệt mỏi, đau nhức cơ thể.

Nên chọn 1 tư thế làm việc thoải mái, không nên ngồi yên 1 chỗ quá lâu (Nguồn: benh.vn)

3.2. Giữ tư thế đúng khi đi lại và làm việc

Khi mang thai, nhiều người vẫn khá lo lắng bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao ? Đừng lo, chúng hoàn toàn có thể được cải thiện từ những việc nhỏ như chọn tư thế phù hợp, thoải mái khi ngồi nằm. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý thay đổi tư thế thường xuyên giúp cơ thể không phải chịu áp lực trong một khoảng thời gian quá lâu gây tác dụng ngược đến vai gáy.

3.3. Chườm nóng hoặc tắm nước ấm

Một chế độ dinh dưỡng, đầy đủ chất sẽ giúp cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy nhanh chóng (Nguồn: hatngon.shop)

Phương pháp chườm nóng là cách khá phổ biến được nhiều người yêu thích khi điều trị các chứng về đau, mỏi. Đây cũng là cách giảm đau vai gáy cho bà bầu thường được áp dụng nhất nhờ tác dụng thư giãn nhanh chóng và dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên tuyệt đối nhớ không được tắm quá lâu hay ngâm mình trong nước lạnh tránh gây nhiễm lạnh cơ thể.

Thường xuyên kết hợp những bài tập nhẹ nhàng để tăng cường độ dẻo dai cho cơ thể (Nguồn: dantri.com.vn)

3.4. Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Không chỉ điều trị đau vai gáy, dinh dưỡng đối với thời gian thai kỳ là vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Để cải thiện chứng vai gáy, các mẹ bầu nên chú ý bổ sung thực phẩm tươi, đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm chứa vitamin E, K, C, … Ngoài ra, bạn cũng có thể chú ý bổ sung thêm sắt và canxi từ các thực phẩm chức năng dành cho bà bầu.

3.5. Tập thể dục vừa phải đều đặn hàng ngày

Trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu đều luôn được khuyến khích áp dụng các bài tập nhẹ nhàng giúp thư giãn cơ thể và cải thiện xương khớp. Không chỉ là cách giảm đau vai gáy cho bà bầu hiệu quả mà còn giúp cơ thể mẹ bầu được thư giãn, tinh thần sảng khoái giúp đảm bảo chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu, giảm các hiện tượng nhức mỏi thắt lưng, cơ khớp, …

3.6. Massage vùng cổ vai gáy

Massage giúp máu vùng cổ gáy được lưu thông dễ dàng hơn, giúp cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy. Người nhà nên giúp thai phụ massage thường xuyên tối thiểu 2 lần/ tuần giúp xoa dịu những cơn đau, khó chịu cho mẹ bầu. Bạn cũng có thể tìm đến những dịch vụ massage chăm sóc mẹ bầu để trải nghiệm những phút giây thật thư giãn.

3.7. Dùng nệm và gối mềm khi ngủ và ngồi

Ngủ nghiêng thường xuyên hay việc tử cung chèn ép trong quá trình ngủ là một trong những nguyên nhân thường gặp gây nên chứng đau mỏi vai gáy. Sử dụng những loại nệm chèn 2 bên hoặc các loại gối ngủ riêng biệt cho bà bầu như gối chữ U, gối mềm sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, tinh thần thoải mái cũng giúp cải thiện tối đa tình trạng đau nhức, các cơn đau sẽ được suy giảm nhanh chóng.

Có rất nhiều cách giảm đau vai gáy cho bà bầu mà bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra quá thường xuyên với cơn đau kéo dài, bạn nên chú ý và đi khám để được bác sĩ tư vấn.

Cập nhật thông tin chi tiết về 8 Cách Giảm Đau Hông Hiệu Quả Cho Mẹ Bầu trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!