Xu Hướng 3/2023 # 8 Thời Điểm Khám Và Siêu Âm Thai Quan Trọng # Top 11 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # 8 Thời Điểm Khám Và Siêu Âm Thai Quan Trọng # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết 8 Thời Điểm Khám Và Siêu Âm Thai Quan Trọng được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

   Mỗi thời điểm khám và siêu âm thai đều có tầm quan trọng khác nhau. 8 thời điểm thực sự cần thiết cho mỗi bà mẹ và thai nhi, nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi đầy đủ và toàn diện.

     Mỗi năm, tại Việt Nam có 1,5 triệu trẻ em được sinh ra. Trong số đó, có 41,000 em sẽ mang ít nhất 1 bệnh lý di truyền nào đó, tương đương cứ 33 trẻ sẽ có 1 trẻ bị dị tật bẩm sinh. Con số đó ngày càng tăng lên, ngay cả với những phụ nữ mang thai khi còn trẻ.

Lần 1: Khi chậm kinh một tuần, hoặc khi thử que thử thai bằng nước tiểu thấy hai vạch hãy đến bệnh viện ngay. Bạn rất cần phải khám thai sớm ngay từ thời điểm này, bạn sẽ được siêu âm ( 2 chiều ) để xác định thai có nằm trong buồng tử cung hay ở ngoài tử cung, trường hợp thai nằm ngoài tử cung, rất nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.

     Nếu thai nằm trong buồng tử cung thì xem đã có tim thai chưa? Nếu chưa thấy tim thai lúc mới 5 – 6 tuần tuổi, bạn cũng đừng lo lắng. Đó là vì thai còn quá nhỏ. Giai đoạn này, các bác sỹ sẽ kê đơn cho bạn các loại thuốc cần thiết cho sức khỏe của bạn và sự phát triển của thai nhi.

    Những  phụ nữ bị bệnh hoặc có nguy cơ cao bị bệnh tuyến giáp cần đi khám ở các khoa nội tiết ngay khi biết có thai để thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm máu  (hormon FT4 , TSH), nếu nghi ngờ cần siêu âm tuyến giáp và các xét nghiệm đặc biệt. Các bà mẹ khi mang thai bị bệnh tuyến giáp sẽ được điều trị và theo dõi suốt trong thời kỳ mang thai nhằm đưa nồng độ hormon giáp về bình thường càng nhanh càng tốt.

Lần 2: Bạn sẽ được hẹn khám lại lần sau, khi thai được 7 – 8 tuần tuổi để siêu âm (2 chiều) xác định tim thai, thai có phát triển tương xứng với tuổi thai hoặc phát triển kém hơn tuổi thai để được tư vấn và kê đơn thuốc cần thiết.

Lần 3: Khi thai đến tuần 12-13: Bạn phải đến khám và Siêu âm 4 chiều (4D) để đo khoảng sáng sau gáy (độ mờ da gáy ) nhằm dự đoán dị tật thai nhi do một số bất thường nhiễm sắc thể gây ra ( bệnh Down, dị dạng tim, dị dạng chi, thoát vị cơ hoành…). Các trường hợp có độ mờ da gáy < 3mm là bình thường. Nếu qua 14 tuần, chỉ số này sẽ không còn giá trị (chính xác) nữa.

Xét nghiệm NIPT (Non-invasive Prenatal Test) là phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn an toàn 100% cho cả mẹ và bé, có thể sàng lọc phát hiện 300 đột biến di truyền được cân nhắc để thực hiện từ tuần thứ 9 trở đi.

Lần 4: Khi tuần thai 14 – 17 cần Xét nghiệm sàng lọc Double test hoặc Triple test. Giúp dự đoán nguy cơ bị Down và dị dạng nhiễm sắc thể của thai.

- Triple test: Đó là xét nghiệm máu định lượng bộ ba chất bao gồm AFP, hCG và uE3. Nhằm phát hiện ra nguy cơ của thai nhi với một số bệnh như Trisomi 21 (3 nhiễm sắc thể 21 – bệnh Down), Trisomi 18 (3 nhiễm sắc thể 18), Trisomy 13 (3 nhiễm sắc thể 13) và dị tật ống thần kinh (thông qua chất AFP).

– Double test: Là xét nghiệm máu định lượng beta hCG tự do và PAPP-A, cũng nhằm mục đích phát hiện ra các bệnh trên trừ dị tật ống thần kinh (vì không định lượng AFP). Cùng thời điểm đo khoảng sáng sau gáy (phần quan trọng nhất trong sàng lọc trước sinh)

   Xét nghiệm này chỉ có giá trị khi được thực hiện vào giai đoạn này của thai kỳ. Đây là một xét nghiệm khiến nhiều bà mẹ tương lai lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Nhưng các bạn phải hiểu rằng vì đây chỉ là là xét nghiệm sàng lọc, có ý nghĩa định hướng. Nên những trường hợp kết quả xét nghiệm có nguy cơ thấp, nhưng vẫn sinh con mắc bệnh Down, hoặc các dị tật khác. Ngược lại, những trường hợp kết quả xét nghiệm có nguy cơ cao không có nghĩa là chắc chắn thai nhi bị bệnh Down. hoặc các dị tật khác.

   Như vậy, Triple test và Double test không có giá trị chẩn đoán chính xác mà chỉ dự đoán nguy cơ, những trường hợp kết quả xét nghiệm có nguy cơ cao thai phụ cần được chọc ối làm nhiễm sắc đồ để chẩn đoán chính xác bệnh Down và các bệnh về di truyền khác. Đồng thời tiếp tục theo dõi bằng siêu âm để phát hiện các dị dạng về hình thái thai nhi. Theo thống kê với khoảng sáng sau gáy ( độ mờ da gáy) dày 3,5 – 4,4mm có tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21,1%; khoảng sáng sau gáy ( độ mờ da gáy) ≥ 6,5mm thì thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64,5%.

Khi nào có kết quả xét nghiệm nhiễm sắc thể mới chắc chắn kêt luận thai có bị dị tật hay không.

Về tiêm phòng uốn ván: Nếu thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì phải tiêm 2 mũi uốn ván. Với cách thức: Tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Thời gian thích hợp để tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc 5 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng. Nếu thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì cần tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

Lần 5: Khi thai đến tuần 20: Bạn phải đến khám và làm các xét nghiệm: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra HIV, viêm gan B, nhóm máu, yếu tố Rh, lượng đạm trong nước tiểu….Và siêu âm 4D để đo các số đo sinh học, các bất thường về hình thái học của thai nhi, lúc này giới tính của thai nhi đã rất rõ ràng.

Lần 6: Khi thai ở tuần thứ 22:  Bạn phải siêu âm 4D để kiểm tra sự phát triển thai nhi, nhắm phát hiện được (hầu hết) các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng. Lần siêu âm này rất quan trọng vì nếu cần đình chỉ thai nghén thì phải làm trước tuần thứ 28. Ngoài ra nếu để muộn hơn mới siêu âm thì lúc đó thai nhi đã quá lớn sẽ khó phát hiện được các dị tật nếu có.  

   Vào tuần lễ thứ 24-28 cần tầm soát Đái tháo đường thai kỳ để tránh các biến chứng cho mẹ và bé.

Lần 7: Khi thai ở tuần thứ 32: Bạn phải đến khám tổng quát cho mẹ, nhằm xem xét vị trí thai, độ phát triển của thai…Xét nghiệm các chỉ số cho mẹ để chuẩn bị lựa chọn nơi sinh. Và siêu âm 4D để phát hiện một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở động mạch, tim và não, kiểm tra tình trạng phát triển của thai nhi.

Lần 8: Khi thai ở khoảng 35 – 36 tuần: Bạn cần được siêu âm màu 4D để theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn… Bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng bé lúc sinh. Một số nơi sẽ cho bạn làm Non-stress test nhằm kiểm tra sức khỏe của bé và tìm hiểu xem bé có nhận đủ oxy hay không bằng một máy đo tim thai và chuyển động của thai trong vòng 30 phút. Một chiếc máy giống như dây thắt lưng quàng quanh bụng mẹ khi nằm sẽ ghi nhận sự thay đổi của tim thai tương ứng với chuyển động thai.

     Từ giai đoạn này trở đi, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra mỗi tuần hoặc bất cứ khi nào đau bụng, ra máu để theo dõi tim thai, cử động thai nhi và xem tình trạng cổ tử cung đã mở hay chưa. Việc của bạn lúc này là giữ cho tinh thần thoải mái vui vẻ và nghỉ ngơi thật tốt, vì chẳng còn bao lâu nữa bạn sẽ đón bé chào đời…

Sưu tầm

    Nhận thức được tầm quan trọng của siêu âm trong Sản khoa, theo dõi đánh giá sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm dị tật, PKĐK Bình Minh đã đầu tư rất lớn cho phòng Siêu âm chuyên Sản khoa, Máy siêu âm 2D và 4D chuyên Thai sản, bác sĩ khám và siêu âm chuyên Thai sản làm việc tất cả các ngày trong tuần.

    Được thành lập từ năm 1998, Phòng khám Đa khoa Bình Minh, địa chỉ 103 đường Giải Phóng, Hà Nội đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinh, Tiêu hoá, Gan mật, Nội tiết -Tiểu đường, Thận tiết niệu, Nam khoa, Phụ sản, Cơ xương khớp, Tai mũi họng…

 CHẨN ĐOÁN, PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ

Bệnh tuyến giáp khi Mang thai

Tổng hợp các Gói Kiểm tra Sức khỏe

Siêu Âm Nhiều Có Hại Không, Nên Siêu Âm Vào Thời Điểm Nào Của Thai Kỳ?

1. Tìm hiểu về phương pháp siêu âm

Siêu âm là một thiết bị có thể ghi nhận hình ảnh bên trong cơ thể của bạn. Nhờ phương pháp này, bác sĩ có thể quan sát được các bộ phận bên trong cơ thể con người như gan, ruột, lách,… tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ xin bàn về thai nhi trong bụng mẹ.

Đối với phụ nữ mang thai, khi siêu âm bác sĩ và người mẹ sẽ có thể quan sát được em bé ở bên trong tử cung như kích cỡ của thai nhi,có bao nhiêu em bé bên trong tử cung, tim đập của thai nhi nhanh hay chậm, các cơ quan cơ thể có bình thường không, dự tính ngày sinh cho mẹ bầu,…

Khi ghi nhận hình ảnh siêu âm có thể cho kết quả hình ảnh hoặc video ra máy tính, và nhân viên y tế sẽ in lại hình ảnh này cho bạn.

Siêu âm nhiều có hại không là quan tâm đặc biệt của các mẹ bầu

2. Siêu âm nhiều có hại không?

Theo các nghiên cứu trên thế giới đang chỉ ra tác hại của siêu âm có thể ảnh hưởng tới thính lực của thai nhi khi thực hiện nhiều lần. Tuy nhiên lại có nhiều nhà khoa học và các bác sĩ cam đoan cho rằng sóng siêu âm quá thấp để có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi ở trong bụng mẹ. Đây thực sự vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp thực sự, tuy nhiên để đảm bảo tốt nhất thì các mẹ bầu không nên siêu âm quá nhiều, lạm dụng việc siêu âm để đảm bảo sức khỏe của thai nhi trong bụng.

3. Nên siêu âm bao nhiêu lần là tốt nhất

Hiện nay có không ít các bà mẹ lạm dụng kỹ thuật siêu âm với mong muốn được nhìn thấy thai nhi trong bụng và muốn biết thai nhi có phát triển bình thường. Mục đích cũng chính là để thỏa mãn tò mò với thai nhi trong bụng, đặc biệt là đối với những phụ nữ mang thai lần đầu.

Theo một khảo sát đã cho thấy, hầu hết các phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ đều đi siêu âm đến 9 lần, tức là trung bình mỗi tháng 1 lần, một số trường hợp trong cả giai đoạn thai kỳ còn siêu âm lên đến 20 lần. Đây thực sự là một con số đáng để báo động.

Mọi người thường nói rằng cái gì nhiều quá cũng không tốt, chính vì thế để đảm bảo an toàn cho thai nhi bạn chỉ nên đi siêu âm theo chỉ định của bác sĩ để có thể đảm bảo sức khỏe cho chính mình và con yêu.

Vậy nên siêu âm bao nhiêu lần là tốt nhất?

Như đã nói ở trên mẹ bầu không nên lạm dụng việc siêu âm thai, tuy nhiên vẫn cần phải siêu âm để có thể biết được tình hình phát triển của thai kỳ. Theo lời khuyên của các bác sĩ thì đối với một thai kỳ, người mẹ chỉ nên siêu âm 3 lần là đủ. Tức là sẽ siêu âm vào 3 thời điểm quan trọng đó là siêu âm 3 tháng đầu, siêu âm 3 tháng giữa và siêu âm 3 tháng cuối. Đây là 3 mốc quan trọng mà người mẹ bắt buộc phải siêu âm để đảm bảo biết thai nhi trong bụng phát triển bình thường.

Theo lời khuyên từ bác sĩ các mẹ bầu chỉ nên siêu âm 3 lần trong cả giai đoạn thai kỳ

4. Nên siêu âm vào thời điểm nào của thai kỳ

Chỉ nên siêu âm 3 lần trong cả giai đoạn thai kỳ, vậy nên siêu âm vào tuần thứ mấy để đảm bảo cho kết quả tốt nhất.

Tuần thứ 12 – 14 của thai kỳ

Đây là giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, siêu âm tuần thứ 12 – 14 của thai kỳ là mốc thích hợp nhất để bác sĩ xác định tuổi thai và độ mờ da gáy của thai. Mục đích là để phát hiện những bất thường về nhiễm sắc thể, nguyên nhân chính gây ra các bệnh nguy hiểm như: bệnh Down, tim bẩm sinh, thoát vị cơ hoành,….

Tuần thứ 21 – 24 của thai kỳ

Đây là giai đoạn giữa của thai kỳ, siêu âm ở tuần thứ 21 – 24 của thai kỳ giúp bác sĩ phát hiện những dấu hiệu bất thường ở thai nhi như: dị dạng của các cơ quan nội tạng, hở hàm ếch,…

Tuần thứ 30 – 32 của thai kỳ

Giai đoạn cuối của thai kỳ, bạn nên siêu âm ở tuần thứ 30 – 32 của thai kỳ. Siêu âm vào thời điểm này giúp phát hiện được những bất thường về hình thể của thai nhi cũng như những dấu hiệu ở mạch máu, ở tim, ở não.

Ngoài ra siêu âm vào giai đoạn này còn giúp bác sĩ chẩn đoán cân nặng, ngôi thai, nước ối, bánh nhau,… để có thể dự đoán trước ngày sinh của mẹ.

Siêu âm giai đoạn cuối giúp cho bác sĩ có thể dự đoán trước ngày sinh cho mẹ bầu có thể chuẩn bị tinh thần

5. MEDLATEC – Địa chỉ siêu âm an toàn, nhanh chóng, chính xác

Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã có thể trả lời cho thắc mắc siêu âm nhiều có hại không. Bên cạnh việc siêu âm đúng số lần, đúng thời điểm thì lựa chọn địa chỉ để thực hiện siêu âm cũng rất quan trọng. Bởi hiện nay có không ít các cơ sở y tế mọc lên, nhưng không phải địa chỉ nào cũng đảm bảo chất lượng, an toàn. Vì thế lời khuyên cho bạn là hãy tìm đến những bệnh viện lớn để thực hiện thăm khám bệnh.

MEDLATEC – địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng trên cả nước

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ để siêu âm thì hãy đến ngay với bệnh viện đa khoa MEDLATEC. Với kinh nghiệm 23 năm trong lĩnh vực này, chúng tôi đảm bảo sẽ mang lại cho khách hàng sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ ở đây.

MEDLATEC sở hữu đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, có chuyên môn cao và tâm huyết với nghề sẽ dốc lòng vì bệnh nhân của mình. Ngoài ra, bệnh viện còn được đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến để có thể hỗ trợ tốt nhất cho các khách hàng đến thăm khám bệnh.

Mang Thai Mấy Tuần Có Tim Thai, Thời Điểm Nào Cần Siêu Âm Tim Thai Lần Đầu

Tim thai có quá trình hình thành như thế nào?

Sau khi trứng đã được thụ tinh ở 1/3 phần đầu vòi trứng, từ giờ thứ 30 trở đi, hợp tử sẽ di chuyển xuống tử cung và phân chia dần lên theo cấp số nhân 2. Từ tế bào ban đầu, hợp tử sẽ phân chia thành 2 tế bào khác vẫn dính liền nhau rồi thành 4, 8, 16,… tế bào. Khi đó, hẳn nhiều mẹ sẽ băn khoăn, không biết mấy tuần có tim thai?

Sau 5 ngày thai nhi sẽ phát triển thành một khối nhỏ, còn gọi là phôi bào, đến 2 ngày sau nữa phôi bào đã di chuyển vào đến tử cung và được cấy vào lớp niêm mạc để thực hiện làm tổ. Giai đoạn này, phôi thai sẽ tiết ra chất HCG có trong nước tiểu của mẹ bầu. Vì thế, mẹ sẽ biết mình có thai hay không khi thử Quickstick nước tiểu, còn nếu siêu âm thì có thể chưa nhìn thấy rõ.

Thời kỳ đầu, siêu âm có thể chưa thấy được phôi thai

Trong thời kỳ còn là phôi thai, trái tim của bé yêu sẽ phát triển trong tấm tim có nguồn gốc từ trung mô mạc của mẹ. Ba tuần sau khi trứng thụ thai (nghĩa là 5 tuần sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng), ống tim nguyên thủy đã bắt đầu đập.

Trong giai đoạn phát triển tiếp theo, ống tim đã phát triển và được uốn cong, vách ngăn tim cũng bắt đầu phát triển, bốn buồng tim được hình thành và cuối cùng là phân chia ra thành hai đường thoát ra tách biệt. Vào thời điểm 8 tuần sau khi thụ thai, trái tim của bé về cơ bản đã hoàn thành.

Khi quét siêu âm qua tim lúc này, hoạt động của tim thai có thể được xác định bởi hình ảnh 2 chiều, khi đó chiều dài đỉnh của phôi có kích thước là ≥5 mm. Điều này xảy ra ở giai đoạn 5 tuần 3 ngày 6 tuần 3 ngày tuổi của tuổi thai nhi, tính từ kỳ chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mẹ bầu.

Sau 6 tuần thai, siêu âm đã phát hiện được tín hiệu Doppler quang phổ và màu của dòng máu thai nhi đang đập trong tim thai và các mạch lớn. Trong phần sau của tam cá nguyệt, hình ảnh siêu âm và ghi âm Doppler có thể được các bác sĩ thực hiện xuyên sọ.

Mang thai mấy tuần có tim thai?

Sau khi trứng gặp được tinh trùng, trứng cũng bắt đầu quá trình biến đổi của mình trong vòng 13 ngày. Sau khi thụ tinh được 16 ngày, phôi thai sẽ xuất hiện 2 mạch máu tạo thành ống dẫn của trái tim. Mặc dù tim của thai nhi vẫn chưa thành hình rõ ràng, nhưng tim thai lúc này đã bắt đầu co bóp và đập những nhịp đập đầu tiên, thể hiện được chức năng của một quả tim phát triển thực thụ.

Sự xuất hiện của tim thai là dầu hiệu quan trọng trong thai kỳ

Sau 2 tuần chậm kinh, mẹ bầu nên đi siêu âm để biết chắc rằng mình đã có thai hay không, hoặc thai đã di chuyển vào làm tổ ở tử cung chưa. Nếu có, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ tiến hành siêu âm 1 lần nữa vào tuần thai thứ 6 để đo nhịp tim thai.

Vậy, sau chuyển phôi mấy tuần thì có tim thai? Tim thai ở cuối tuần thứ 5, đầu tuần thai thứ 6 thông thường chỉ có âm vang. Tới tuần thai 7 8 của thai kỳ, lúc này nhịp đập của thai nhi mới trở nên chính xác, rõ ràng hơn.

Theo lý thuyết cho thấy, tim thai xuất hiện vào khoảng tuần thứ 5 6 của thai kỳ. Tuy nhiên, đây không hoàn toàn là câu trả lời chính xác 100% cho câu hỏi mấy tuần có tim thai? Vì vẫn có những trường hợp có tim thai chậm hơn, vào tuần thai thứ 8 10 mới phát hiện được tim thai. Do đó, mẹ có thể thực hiện xét nghiệm hCG trong nước tiểu để yên tâm hơn.

Mẹ có thể dự đoán được trai hay gái dựa vào nhịp tim không?

Đến tuần thai thứ 20, tim thai đập càng mạnh hơn. Mẹ chỉ cần dùng tai nghe bình thường là có thể biết được mấy tuần là có tim thai. Nhịp đập bạn nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường.

Tuy nhiên, nếu nhịp tim đập hơn 180 lần/phút, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay. Đây có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe mẹ hoặc thai nhi.

Bà bầu mấy tuần thì có tim thai, có thể dự đoán được trai hay gái dựa vào nhịp tim không? Theo kinh nghiệm của một số người, tim thai của bé gái luôn đập nhanh hơn bé trai. Nếu tim thai dưới 140 nhịp/ phút, bé có khả năng là con trai. Ngược lại, nhịp tim trên 140, khả năng bé là con gái sẽ cao hơn. Chính vì vậy, nhiều mẹ thường dựa vào nhịp tim thai để dự đoán giới tính thai nhi. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bằng chứng cụ thể về điều này.

Mẹ nên đo nhịp tim thai vào tuần thứ mấy của thai kỳ?

Để biết được thai mấy tuần là có tim thai, từ tuần 18 20 của thai kỳ, các mẹ bầu có thể tự mình nghe được nhịp tim thai bằng ống nghe cá nhân tại nhà. Cách nghe tim thai tiến hành như sau:

Đặt ống nghe lên bụng mẹ và bắt đầu lắng nghe nhịp tim của bé. Vị trí đặt ống nghe thường là ở phần bụng dưới. Nhưng vì thai nhi có thói quen hay di chuyển và vị trí thai nhi ở mỗi mẹ bầu lại khác nhau nên các mẹ có thể di chuyển ống nghe khắp xung quanh vùng bụng dưới để kiểm tra.

Sau khi thử thai cho kết quả dương tính, bác sĩ có thể khuyên mẹ bầu nên lên lịch siêu âm thai sớm, vào khoảng 7,5 8 tuần trong thai kỳ. Bởi lẽ, có một số thực hành y tế cần tránh không nên siêu âm đầu tiên cho đến giữa khoảng 11 14 tuần.

Mẹ bầu nên lên lịch siêu âm thai sớm, vào khoảng 7,5 – 8 tuần

Bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị quét siêu âm trong thời gian sớm nhất là 6 tuần nếu như mẹ bầu đã từng bị sẩy thai hoặc hút thai, hoặc mẹ bầu đã từng bị động thai, dọa sảy thai trong quá khứ.

Trong cuộc hẹn siêu âm đầu tiên của mẹ bầu, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên siêu âm sẽ tiến hành làm kiểm tra như sau:

Xác nhận mẹ có mang thai khả thi, và kiểm tra xem có hay không có thai, hoặc là thai ngoài tử cung.

Xác nhận được nhịp tim của em bé.

Đo được chiều dài từ đầu chân của bé, điều này có thể giúp mẹ xác định tuổi thai.

Đánh giá những bất thường thai kỳ.

Nhịp tim thai của con yêu bình thường là bao nhiêu?

Vào khoảng tuần thai thứ 12, tuần kết thúc của 3 tháng đầu, tim của thai nhi gần như đã hoàn thiện với những nhịp đập mạnh mẽ, cụ thể, rõ ràng hơn, khi đó mẹ đã biết được mấy tuần mới có tim thai. Thực tế, vào cuối tuần thai thứ 16, tim thai đã hoàn chỉnh, đầy đủ về mặt cấu tạo và có thể đảm nhiệm được tốt nhất chức năng của mình. Lúc này, tim thai có thể bơm lên đến khoảng 24 lít máu/ ngày.

Cùng với sự gia tăng về kích thước và trọng lượng của thai nhi, tim thai cũng dần được tăng kích thước và khối lượng. Trung bình tim thai có thể đập giao động từ 120 160 lần/ phút. Nhưng khi em bé trong bụng mẹ hoạt động, cựa quậy nhiều, nhịp tim thai có thể tăng nhanh, lên đến 180 lần/ phút. Nhịp tim thai nhi theo số tuần tuổi cũng sẽ khác nhau.

Nhịp tim thai nhi theo số tuần tuổi cũng sẽ khác nhau

Tim thai yếu thì có vấn đề gì đáng lo không?

So với tình trạng tim thai đập nhanh, mẹ nên lưu ý đối với những trường hợp tim thai nhi đập yếu, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho mẹ biết về sự phát triển bất thường của thai nhi. Nếu nhịp tim thai ở các tuần từ 6 8 của thai kỳ đập dưới 70 nhịp/ phút, mẹ bầu có nguy cơ bị sảy thai lên đến 100%.

Nếu nhịp tim thai ở vào khoảng dưới 90 nhịp/ phút, mẹ bầu có khoảng 86% tỷ lệ sảy thai, và nếu nhịp tim đập dưới 120 nhịp/ phút thì nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu chỉ còn 50%.

Những trường hợp mẹ bầu có nhịp tim thai đập dưới 110 nhịp/ phút được xem là nhịp tim thai chậm. Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến tình trạng này, điển hình nhất là do bà bầu huyết áp thấp, khả năng lưu thông máu kém, có những bất thường ở nhau thai hoặc do các dị tật thai nhi.

Tùy theo nguyên nhân tim thai yếu cũng như độ tuổi thai nhi, các bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý sao cho phù hợp. Mẹ bầu có thể được chỉ định siêu âm lại 1 lần nữa để kiểm tra tình trạng tim mạch bất thường của thai nhi. Những trường hợp thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh nhẹ, trẻ sinh ra có thể tự khỏi và sống được bình thường. Tuy nhiên, với những trường hợp thai nhi bị nặng, các bác sĩ sẽ có các biện pháp can thiệp sớm.

Cho dù là tim thai nhi yếu, mẹ bầu cũng cần hết sức bình tĩnh để các bác sĩ thăm khám và tìm ra biện pháp xử lý kịp thời. Bởi lẽ, lo lắng quá cũng không giải quyết được vấn đề gì mà ngược lại còn làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Việc mẹ bầu cần làm đó là thăm khám thường xuyên theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, ăn đúng bữa, đủ chất, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để có sức khỏe tốt nhất cho thai kỳ phía trước.

Mang Thai Bao Nhiêu Tuần Thì Siêu Âm Thấy Tim Thai? Lịch Siêu Âm &Amp; Khám Thai Định Kỳ Cho Bà Bầu

1. Mục đích của siêu âm thai nhi

Thời điểm xác định tương đối chính xác nhất giới tính của thai nhi là từ tuần thứ 14 trở đi. Trong 3 tháng đầu, dương vật của các bé trai sẽ hình thành. Tuy nhiên, vì thai còn nhỏ nên việc phân biệt dương vật và âm vật sẽ rất khó. Việc phân biệt rõ ràng giới tính của thai nhi chỉ có thể được thực hiện khi thai đã lớn hơn.

Nếu bác sĩ kết luận con bạn là con trai thì tỷ lệ sẽ chính xác hơn là kết luận về con gái. Trong nhiều trường hợp, khi thai nhi đã được 28 tuần mà tinh hoàn vẫn chưa di chuyển xuống bìu thì bác sĩ sẽ dễ nhầm con trai với con gái.

Qua kích thước và hình dạng của thai nhi, bác sĩ có thể tính toán được tuổi thai dựa vào một bảng đối chiếu. Tuy nhiên, việc xác định này vẫn có sai số, do bảng đối chiếu chỉ cho biết thai tương ứng với các thai bình thường ở độ tuổi bao nhiêu.

2. Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?

Sau khi quan hệ khoảng từ 7-8 ngày, trứng được thụ tinh mới di chuyển vào tử cung của người mẹ; sau đó sẽ diễn ra quá trình phát triển thành phôi thai. Khoảng thời gian này sẽ được tính là tuần thai thứ nhất (tuần 1).

Thông thường, quá trình cấy thai sẽ diễn ra trước kỳ kinh nguyệt dự định của bạn khoảng vài ngày. Sau khi trễ kinh, chậm kinh khoảng 7-10 ngày, phôi thai lúc này đã ở trong tử cung và đang làm tổ ở đó (cấy thai). Nếu dùng que thử thai, bạn có thể biết được mình có mang thai hay không.

Thời điểm lý tưởng nhất cho lần siêu âm đầu tiên là tuần 7-10. Việc siêu âm lần này sẽ giúp :

Xác nhận có thai hoặc không có thai, đơn thai hay đa thai.

Kiểm tra vị trí của thai nhi (có ở trong tử cung hay không).

Xác định tuổi thai, nhịp tim của em bé.

Kiểm tra kích thước thai nhi, đánh giá sự tăng trưởng chung.

Kiểm tra chung về tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.

Nếu người mẹ bị mất máu thì có thể biết được nguyên nhân và vị trí chảy máu.

Mặc dù nhịp tim có thể được phát hiện sớm từ 5-6 tuần tuy nhiên không phải tất cả. Hãy đợi ít nhất khi thai được 7 tuần tuổi mới nên đi siêu âm để chắc chắn hơn.

3. Khi nào nên đi khám thai lần đầu?

Lời khuyên của Bác sĩ chuyên sản khoa, ngay sau khi trễ kinh được 2 tuần (tính từ ngày đầu tiên có kinh) và dùng que thử thai, kết quả có 2 vạch đỏ. Thì người mẹ nên đi khám thai lần đầu ngay.

Việc khám thai lần đầu mang ý nghĩa rất quan trọng. Bác sĩ xác nhận người mẹ chính thức mang “mầm sống ” trong bụng của mình, và được gọi cái tên rất là hay: bà bầu.

Bà bầu sẽ được bác sĩ chuyên khoa hỏi bệnh và thăm khám: hỏi về tiền căn bà bầu từ trước đến giờ có bị bệnh lý về nội khoa, ngoại khoa và sản khoa, cơ địa có bị dị ứng khi uống thuốc, tiêm thuốc hoặc ăn thức ăn gì hay không. Bà bầu được khám tổng quát bao gồm tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, cơ xương khớp, thần kinh. Đặc biệt là khám cơ quan sinh sản.

4. Thai nhi mấy tuần có tim thai?

Sau 13 ngày từ khi trứng được thụ tinh, hình dạng của trứng trong tử cung có rất nhiều thay đổi và đặc biệt là hình dáng của phôi thai hiện ra tương đối rõ. Bắt đầu từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành nhưng do những hoạt động co bóp nên nó đã bắt đầu đập và làm theo đúng chức năng như một quả tim thực thụ.

Đến cuối tháng thứ nhất (tức tuần thứ 4), phôi thai dài thêm khoảng 1cm, tim của thai nhi cũng đi vào quá trình hoàn thiện hơn mặc dù thai nhi chưa có ngũ tạng và chân tay.

Sang tuần thứ 6, tim thai bắt đầu hoạt động. Tới tuần thứ 7, tim lớn dần lên, bắt đầu phân chia thành hai buồng tim: trái và phải và có nhịp đập rõ ràng. Ngoài ra, lúc này phôi thai cũng rõ ràng hơn trong hình ảnh siêu âm. Tuy nhiên, trong nhiều trường bạn có thể nghe thấy tim thai muộn hơn vào khoảng tuần thứ 8-10 của thai kỳ.

5. Nhịp tim thai thế nào là bình thường?

Bên cạnh vấn đề mấy tuần có tim thai thì các mẹ cũng cần quan tâm tới nhịp tim thai của đập nhanh hay chậm. Bởi nếu tim thai đập quá nhanh quá ngưỡng bình thường thì rất có thể sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi đang gặp vấn đề.

Vào khoảng tuần thai 12, tim thai gần như đã hoàn thiện với những nhịp đập rõ ràng hơn. Vào cuối tuần thai 16, tim thai hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và có thể đảm nhiệm chức năng bình thường.

Lúc này, tim thai có thể bơm khoảng 24 lít máu/ngày. Trung bình tim thai có thể giao động từ 120-160 lần/phút nhưng nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/phút nếu em bé cựa quậy nhiều.

Đến tuần thai thứ 20, tim thai đập càng mạnh hơn. Lúc này, mẹ chỉ cần dùng tai nghe bình thường cũng có thể nghe thấy được nhịp tim của con. Nhịp đập càng to và dễ dàng thì chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường. Tuy nhiên, nếu nhịp tim đập hơn 180 lần/phút thì mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay vì đây có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe mẹ hoặc thai nhi.

So với tim thai đập nhanh, mẹ cũng nên lưu ý tới những trường hợp tim thai yếu. Nếu ở tuần thứ 6-8, nhịp tim thai dưới 70 nhịp/phút thì bạn có nguy cơ sảy thai lên đến 100%. Dưới 90 nhịp/phút thì tỷ lệ sảy thai là 86% và 50% đối với nhịp tim dưới 120 nhịp/phút.

Nhịp tim thai dưới 110 nhịp/phút được xem là nhịp tim chậm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khả năng lưu thông máu kém, bà bầu bị huyết áp thấp, nhau thai bất thường hoặc do dị tật thai nhi. Tùy theo nguyên nhân và tuổi thai mà bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm của một số người, tim của bé gái luôn đập nhanh và mạnh hơn bé trai. Vì vậy, nếu tim thai dưới 140 nhịp/phút thì có khả năng bé là con trai. Ngược lại, nhịp tim trên 140 nhịp/ phút thì khả năng bé là con gái sẽ cao hơn. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bằng chứng cụ thể về điều này.

6. Các cột mốc siêu âm thai quan trọng

Theo các bác sĩ sản khoa, trong suốt quá trình thai nghén có 3 thời điểm bắt buộc mẹ bầu phải đi siêu âm thai.

Từ tuần 12 -14 của thai kỳ: Đây là thời điểm bác sĩ siêu âm có thể xác định tuổi thai một cách chính xác nhất. Và điều quan trọng hơn của việc siêu âm thai trong thời kỳ này là bác sĩ có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (những bất thường này có thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…). Nếu bạn mang thai đơn hay đôi thì đây cũng là thời điểm bác sĩ siêu âm có thể cho bạn kết quả chính xác nhất.

Từ tuần 21 – 24 của thai kỳ: Hầu hết các cơ quan bên trong thai nhi đều được bác sĩ siêu âm kiểm tra để đảm bảo thai phát triển bình thường. Các cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi ở thời kỳ này đều có thể được nhìn thấy. Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng. Thời gian này đặc biệt quan trọng còn bởi vì những đình chỉ thai nghén chỉ có thể được thực hiện trước tuần thứ 28.

Từ tuần 30 – 32 của thai kỳ: Những bất thường xuất hiện muộn như bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc não sẽ được bác sĩ siêu âm phát hiện ở thời điểm siêu âm này. Thời điểm nay, khi siêu âm bác sĩ còn kiểm tra dây rốn xem nó còn đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bào thai hay không, vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối (đục hay trong, nhiều hay ít) cũng được bác sĩ kiểm tra trong lần siêu âm này.

7. Lịch khám và siêu âm thai định kỳ cho bà bầu

Sau 3 tuần bị chậm kinh cùng với sự xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng, người mẹ cần đi khám để xác định có thai hay không, mấy thai và để được siêu âm. Lần siêu âm đầu tiên này khẳng định thai nhi có đang phát triển không. Cũng trong lần khám đầu này, người mẹ sẽ bắt buộc phải làm xét nghiệm máu.

Bác sĩ sẽ phát hiện những bệnh lý của mẹ kèm thai như tim sản, tiểu đường, cao huyết áp…từ đó sẽ tư vấn cho các bà mẹ nên tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ sớm, cách điều trị, cách thức dưỡng thai và quyết định lịch khám thai tiếp theo. Bác sĩ sẽ phát hiện những bệnh lý phụ khoa kèm thai như khối u buồn trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung kèm theo… từ đó sẽ tư vấn cho các bà mẹ cách điều trị thích hợp.

Sản phụ cần đi khám lần 2 ở giữa tuần 11 – 12. Trong lần khám này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để tính ngày thụ thai chính xác và xem thai nhi có phát triển hay không? Do nhiều chị em không nhớ rõ kinh chót, không có kinh, kinh không đều… khám thai trong 3 tháng đầu thì tuổi thai mới chẩn đoán được chính xác hơn, dự đoán ngày sanh sát hơn là những tháng giữa và tháng cuối thai kỳ. Từ đó mới có thể biết được khi sanh là thai đủ tháng hay non tháng, dự phòng được thai già tháng và nhất là sau này có thể phát hiện được thai suy dinh dưỡng trong tử cung.

Từ tuần thứ 10 đến tuần 14, bà mẹ nên thực hiện siêu âm 3D hay 4D để tâm soát sớm bệnh Down bằng cách đo khoảng dày vùng da gáy.

Ở tuần 16, sản phụ sẽ được thăm khám thông thường và theo dõi thai nhi. Dựa vào tình trạng sức khoẻ của thai phụ mà bác sĩ yêu cầu phải làm thêm một số xét nghiệm nếu cần.

Những dị tật, dị dạng thai nhi được chẩn đoán tương đối rõ ràng từ tuần lễ thứ 15 -19 thai kỳ. Thai càng lớn hơn, các dị tật dị dạng sẽ khó quan sát hơn. Từ đó các bà mẹ sẽ được tư vấn để chấm dứt thai kỳ sớm, tránh ảnh hưởng đến tâm sinh lý về sau. Rối lọan huyết áp do thai thường được phát hiện vào tuần lễ thứ 20, từ đó dự phòng tiền sản giật nặng và sản giật.

Qua theo dõi sự phát triển của thai nhi, sự tăng cân của bà mẹ, có thể phát hiện thai suy dinh dưỡng trong tử cung, từ đó có chế độ dinh dưỡng hoặc những chăm sóc đặc biệt cho các bà mẹ. Đối với những thai kỳ nguy cơ cao sẽ theo dõi diễn tiến bệnh, khả năng đáp ứng của bà mẹ với bệnh lý, từ đó có chế độ điều trị thích hợp.

Bước sang tuần 21 – 22, dù sản phụ vẫn cảm nhận được sự lớn lên từng ngày của thai nhi nhưng vẫn cần được thăm khám và siêu âm hình thể của thai nhi nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường (nếu có) của thai nhi. Thời điểm này, bà mẹ có thể được siêu âm 3D hay 4D để phát hiện những bất thường về hình thể thai nhi

3 tháng giữa là thời điểm lý tưởng để thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật sản phụ khoa thích hợp mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hoặc không làm cho sanh non như khâu vòng cổ tử cung ở những bà mẹ bị hở eo tử cung, phẫu thuật bóc hoặc cắt khối u buồng trứng ở những bà mẹ có khối u buồng trứng.

Sản phụ cần khám lần 5 ở tuần 26. Ngoài việc thăm khám như những lần khám trước, người mẹ sẽ được tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên hoặc mũi nhắc lại nếu sanh lần thứ 2.

Ở tuần 31 đến 32, sản phụ vẫn tiến hành khám, theo dõi và làm siêu âm lần cuối cùng. Cũng trong lần khám này, người mẹ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 2.

3 tháng cuối là lúc các bà mẹ sắp sanh mà các tai biến sản khoa thường xảy ra khi sinh, trong chuyển dạ. Do đó, khám thai vào thời điểm này là để chẩn đoán ngôi thai, sự tương xứng giữa cân nặng thai nhi và khung chậu người mẹ… từ đó có thể tiên lượng được cuộc sanh sắp tới dễ hay khó, có nguy cơ gì? Ngoài ra những thai kỳ nguy cơ cao đã có thể phát hiện được và từ đó cho nhập viện sớm trước ngày dự sanh.

Bước sang tuần 36, sản phụ bắt buộc phải đi khám theo dõi. Trong lần khám này, ngoài bác sĩ sản, sản phụ có thể sẽ được bác sĩ gây mê khám. Đây cũng là lần khám để đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh: sinh thường hay phải mổ đẻ. Có thể chuẩn bị cho nhập viện, mổ chủ động khi thai đủ trưởng thành (38 tuần) đối với những trường hợp phải sanh mổ như: nhau tiền đạo, ngôi mông con to, khung chậu hẹp, vết mổ lấy thai cũ…

Lần khám thứ 7 này có ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài xác định cách thức sinh, bác sĩ sẽ tư vấn bà mẹ nên sanh tại cơ sở y tế nào, cấp quận huyện hay cấp tỉnh thành phố tùy theo tình hình phát triển của thai.

Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp mà bác sĩ yêu cầu sản phụ khám, xét nghiệm, siêu âm thêm để theo dõi các biến chứng thai nghén, theo dõi nước ối, ngôi thai, tình trạng bám của rau thai… trong những tuần cuối cùng của thai kỳ

8. Có thai bao nhiêu tuần thì siêu âm thấy chính xác?

Hỏi: Bác sĩ cho cháu hỏi, có thai bao nhiêu tuần thì siêu âm thấy? Cháu mang thai lần đầu tiên, vừa rồi bị chậm kinh mấy ngày cháu thử thai thì thấy 2 vạch rồi, không biết đi siêu âm lúc này có thấy gì không, trong suốt thai kì cháu có cần lưu ý thêm vấn đề gì không bác sĩ. Mong bác sĩ giải đáp và tư vấn, cháu cảm ơn bác sĩ.(Lê Thu Hà – 24 tuổi – Đông Anh, Hà Nội).

Tùy thuộc vào tình trạng của thai phụ mà một số người có thể không nhìn thấy thai trong buồng sau khi bị chậm kinh vì thai còn chưa di chuyển vào trong buồng, những người sớm có khi chưa chậm kinh thai đã di chuyển vào nhưng có những người phải sau chậm kinh 1 – 2 tuần.

Khi thai đã di chuyển và làm tổ chắc chắn trong buồng tử cung thì các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm và bắt đầu công cuộc chăm sóc cho thai nhi, thai phát triển rất nhanh theo từng ngày từng tuần, đến 12 tuần tuổi thì thai đã có đầy đủ các bộ phận và hoàn chỉnh, đây cũng là thời điểm siêu âm thai nhìn thấy rất rõ ràng.

Đến khoảng tuần thứ 20 thì có thể tiến hành siêu âm 4D để được thấy toàn bộ cử chỉ, dáng vẻ và hoạt động của bé thông qua hình ảnh siêu âm màu rõ nét.

Cập nhật thông tin chi tiết về 8 Thời Điểm Khám Và Siêu Âm Thai Quan Trọng trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!