Xu Hướng 3/2023 # 9 Loại Rau Củ Cực Tốt Cho Mẹ Sau Sinh # Top 11 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # 9 Loại Rau Củ Cực Tốt Cho Mẹ Sau Sinh # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết 9 Loại Rau Củ Cực Tốt Cho Mẹ Sau Sinh được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mẹ sau sinh thường bị thiếu chất, mẹ cần bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn để có đủ nguồn sữa tốt cho bé yêu.

Rau củ luôn là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng khoáng chất, đặc biệt với phụ nữ sau sinh. Sau sinh, nhiều phụ nữ có thể bị suy giảm sức đề kháng, thiếu chất hoặc nguồn sữa mẹ không đủ tốt để nuôi con. Do đó, bổ sung rau củ sẽ giúp phụ nữ hạn chế được tình trạng đó nhờ những lợi ích tuyệt vời sau:

Chống ngán: Sau sinh, người mẹ phải ăn rất nhiều thịt, trứng, cá để tốt cho nguồn sữa cho con bú. Do đó, rau xanh, củ quả chính là thức ăn giúp mẹ đỡ ngán. Chúng còn giúp cân bằng được chất dinh dưỡng trong cơ thể mẹ.

Chống táo bón:  Mọi loại rau xanh đều có hàm lượng chất xơ tốt. Nhờ đó khi cung cấp khoảng 400g rau xanh mỗi ngày, mẹ có thể ngăn ngừa táo bón sau sinh hiệu quả.

Tốt cho da và mắt: Rau xanh, củ quả, trái cây tươi là nguồn vitamin C và vitamin A dồi dào giúp da mịn màng, căng bóng và giải tỏa căng thẳng hiệu quả.

Hỗ trợ giảm cân: Chất xơ trong rau xanh giúp mẹ có cảm giác no lâu hơn. Nhờ đó giúp ngăn cơn thèm ăn và ăn vô tội vạ đề rồi tăng cân vù vù của các chị em.

Giảm căng thẳng, stress: Chất dẫn truyền thần kinh – vitamin B –  trong rau xanh giúp tạo cảm giác vui vẻ, bớt cáu gắt, tâm trạng ổn định.

Lợi sữa: Tất cả  các thành phần dinh dưỡng trong rau xanh đều chuyển hóa một phần vào sữa mẹ. Do đó, tăng cường rau xanh, trái cây giúp sữa mẹ tốt và dồi dào hơn.

Tốt cho xương khớp: Canxi, vitamin K trong một số loại rau xanh hỗ trợ xương khớp chắc khỏe và dẻo dai.

Phòng bệnh ung thư: Muốn cholesterol xấu trong máu giảm, điều hòa lượng cholesterol mẹ cần ăn nhiều rau còn giúp phòng ngừa ung thư cực tốt.

9 loại rau củ cực tốt cho phụ nữ sau sinh nên ăn

1. Rau mồng tơi

Theo rất nhiều nghiên cứu được công bố thì trong rau mồng tơi có chứa rất nhiều các thành phần như vitamin A3, vitamin B3, chất nhầy và chất sắt, saponin, axit folic. Những chất nhầy có trong rau mồng tơi có tác dụng rất tốt trong việc hấp thu cholesterol trong cơ thể. Đây là những chất dinh dưỡng rất có lợi đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Trong hoa bí chứa nhiều sắt, đồng, kali… và nhiều vitamin khác. Ngoài ra, hoa bí còn có lượng đường tự nhiên giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng dễ dàng. Nhờ đó hoa bí có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giảm đau tốt và giúp da dẻ hồng hào.

Rau ngót chứa các hợp chất giúp kích thích sự tổng hợp của các hormone steroid, cụ thể là estrogen – hormone này lại kích thích mẹ tiết nhiều sữa hơn. Hơn nữa, trong rau ngót có hàm lượng vitamin và chất xơ cao giúp ngăn ngừa loãng xương và giảm táo bón.

Chất nhớt trong rau đay giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả, phân có độ nhớt dễ vận chuyển và đào thải. Do đó, ăn nhiều rau đay giúp mẹ hạn chế mắc chứng táo bón sau sinh. Ngoài ra, trong rau đay còn có nhiều dinh dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa. Trong đó, Polysaccharid, Sucrose và Inositol là 3 chất có khả năng ngăn tích tụ phân và tăng chuyển động của nhu động ruột, làm mềm phân.

Củ sen, ngó sen có khả năng hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ. Bạn có thể ăn ngó sen để bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết như đường glucoza, canxi, photpho, sắt, vitamin C, arginin, tyrosin…

Rau diếp cá được sử dụng như một vị thuốc giúp trị mụn, trị các bệnh viêm phổi, giải độc cơ thể… Với phụ nữ sau sinh, ăn nhiều rau diếp cá giúp cơ thể tăng cường miễn dịch và giảm nhiễm trùng đường ruột hiệu quả.

Rong biển được coi là thực phẩm vàng cho phụ nữ sau sinh tăng cường sữa. Trong rong biển chứa hàm lượng canxi, vitamin A, B2, C, E cao gấp nhiều lần các loại rau quả khác. Rong biển chứa một lượng lớn polysacarit sunfat (sPS) và một số chất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Hàm lượng sinh tố A trong rong biển cao gấp 2-3 lần so với cà rốt, hàm lượng canxi cao gấp 3 lần so với sữa bò, vitamin B2 cao gấp 4 lần trong trứng…Phụ nữ sau sinh nên dùng rong biển để tăng lượng sữa và bổ máu.

Giá đỗ rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C, vitamin A, E và vitamin nhóm B (B1, B2). Theo các chuyên gia dinh dưỡng, giá đỗ được xem là loại rau lý tưởng cho các sản phụ. Vì chứa rất nhiều protein (hạt chứa 40%, gần bằng thịt, sữa) nên uống nước giá đỗ sống sau khi sinh không chỉ giúp tăng tiết sữa, nâng cao số lượng mà còn cải thiện chất lượng, giúp sữa mẹ thơm ngon, nhiều dinh dưỡng hơn

Rau thì là chứa hợp chất anethole, dianneth-ole và photoanethole có khả năng kích thích sản xuất estrogen và prolactin cần thiết để sản xuất sữa mẹ.

Bên cạnh việc bổ sung các loại rau xanh củ quả tươi, mẹ sau sinh cũng cần tăng cường bổ sung lợi khuẩn mỗi ngày để ổn định tiêu hóa và hoạt động của đường ruột. Bởi lợi khuẩn đường ruột đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Chúng giúp lên men thức ăn đã được nghiền nát, giúp thức ăn chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng cho cơ thể dễ hấp thụ hơn.

Đặc biệt, các lợi khuẩn còn tạo màng biofilm giúp phân mềm, xốp dễ đẩy ra ngoài. Nhờ đó mà phụ nữ sau sinh hạn  chế mắc táo bón. Ngoài ra, các lợi khuẩn kích thích cơ thể tăng tiết kháng thể miễn dịch IgA – một loại kháng thể có nhiều trong huyết tương và dịch tiết tiêu hóa. Hơn nữa, các lợi khuẩn cũng hỗ trợ việc ức chế và tiêu diệt hại khuẩn ra khỏi đường ruột. Nhờ những lợi ích này, đường tiêu hóa được bảo vệ và hoạt động hiệu quả hơn, tránh được những bệnh đường tiêu hóa phổ biến.

Với những lợi ích tuyệt vời mà rau xanh, củ quả và trái cây đem lại, mẹ không nên chọn đại các loại rau không tốt cho nguồn sữa mẹ. Do đó cần chọn đúng những loại rau như trên và một số loại rau khác như rau dền, rau lang, bông cải xanh, cải cúc, măng tây, mướp…

Rau khi lựa chọn đúng loại rau thì cần vệ sinh thật sạch, ngâm qua nước muối loãng để tránh vi khuẩn rồi mới ăn. Đặc biệt, mẹ chưa nên ăn rau sống vội trong thời điểm còn cho con bú. Vì rau sống sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đường ruột, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng ăn uống của mẹ và lượng sữa cho bé.

Khi có vấn đề về hệ tiêu hóa cần dừng ăn hoặc đổi thực đơn ngay và gặp bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể hơn. Không nên tự ý dùng thuốc để ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho con bú.

Những Loại Rau Cực Tốt Cho Bà Bầu Sinh Thường Gần Đến Ngày Lâm Bồn

Tía tô – vốn là một vị thuốc trong đông y, tía tô là loại rau có vị cay, tính ấm và được sử dụng như bài thuốc an thai, tiêu trừ những cơn ốm nghén của các bà bầu hiệu quả. Bởi vậy tía tô xứng đáng đứng vị trí số một trong danh sách những loại rau tốt cho bà bầu.

Không những loại trừ ốm nghén trong thời gian đầu thai kỳ của các mẹ, tía tô còn được biết đến với công dụng hỗ trợ mẹ bầu thuận lợi trong khi sinh đẻ. Các bác sỹ đông y khuyên rằng gần đến ngày sinh, các mẹ nên sử dụng lá tía tô vò nát sắc với khoảng 2l nước đun lên cô lại còn khoảng 1 lít nước và uống liên tục cho tới cách ngày sinh 01 ngày. Uống nước lá tía tô khi còn ấm để đảm bảo cơ địa hấp thụ tốt chất bổ. Tinh chất ấm trong tía tô giúp cửa mình của phụ nữ sắp sinh nhanh chóng mở rộng và nhiều dịch giúp em bé có thể ra ngoài bằng cơ chế sinh thường.

Rau húng quế

Húng quế không phải một loại rau dễ ăn, nhất là đối với phụ nữ lại càng không vì mùi rau khá thơm nồng chỉ phù hợp với đàn ông trong các món nhậu. Tuy nhiên với các bà bầu mang thai đến khoảng 3 tháng cuối thai kỳ, húng quế lại là loại rau cần thiết và hữu ích.

Cũng với tác dụng gần tương tự như tía tô, húng quế là một trong những loại rau tốt cho bà bầu, giúp bà bầu sinh thường nhanh và giảm đau nhiều trong lúc sinh nở.

Để bà bầu sử dụng loại rau này dễ dàng hơn, các chuyên gia khuyên rằng vào khoảng tháng thứ 7 thai kỳ trở đi, mỗi ngày các bà bầu nên lấy khoảng 1 nắm húng quế xay thành nước khoảng 300ml pha với 01 thìa cà phê đường phèn. Mỗi ngày uống từ 1-2 cốc để tăng hiệu quả từ loại rau này.

Rau lang

Vốn chẳng cần đợi đến cuối thai kỳ loại rau này mới tốt cho bà bầu, thực tế là suốt cả thai kỳ rau lang là một loại thực phẩm vàng giúp bà bầu ăn uống dễ dàng hơn.

Rau lang có vị ngọt mát và lượng chất vừa phải rất tốt cho phụ nữ mang thai đồng thời món rau này cũng có nhiều cách chế biến từ món luộc, món xào, món canh… linh hoạt cho các mẹ bầu chọn lựa.

Thêm vào đó món rau này có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, làm sạch dạ dày, giúp cơ thể đào thải tốt, nhuận trường hiệu quả và phòng ngừa táo bón. Bởi vậy ngay từ khi đang mang bầu các tháng trước thai phụ cũng được khuyên nên sử dụng rau lang thường xuyên từ 4-5 bữa ăn/ tuần.

Cho đến gần ngày sinh, tỷ lệ bữa ăn có rau lang nên năng lên đặc biệt là các món luộc hoặc nấu canh để dạ con của phụ nữ dễ bóc tách và vùng tử cung được sạch sẽ chuẩn bị cho việc sinh đẻ dễ dàng hơn. Điều này hỗ trợ cho bà bầu sinh con nhanh hơn và em bé cũng an toàn khi sinh thường rất nhiều.

Ngoài ra, gần đến ngày sinh các bà bầu còn nên bổ sung chất từ các loại nước như nước mè đen, nước hoa hướng dương – là các loại thực phẩm tốt cho việc làm sạch ruột tránh để thai nhi bị nhiễm khuẩn trước khi sinh nở.

8 Loại Rau Củ Tốt Cho Cả Bà Bầu Và Thai Nhi * Hello Bacsi

Vai trò của rau xanh, trái cây đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Trong tháp dinh dưỡng của một người bình thường thì ngoài những thành phần quan trọng là chất bột đường, chất đạm, chất béo thì các loại thực phẩm như rau, củ, quả vẫn đóng một vai trò nhất định, chiếm khoảng 70% chế độ ăn. Các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin, khoáng chất cũng như chất chống oxy hóa.

Tuy không phải là chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được nhưng chất xơ có trong các loại rau củ đóng một vai trò hết sức đặc biệt trong việc phòng ngừa chứng táo bón. Có thể lý giải cơ chế chống táo bón của chất xơ là chúng giúp làm phân mềm và tăng lượng phân, từ đó giúp cơ thể bài xuất dễ dàng hơn. Trong cơ thể chúng ta, chất xơ là nguồn cung cấp dưỡng chất cho các vi sinh vật. Qua đó, chúng sản xuất ra một chất hơi (khí gas) có vai trò kích thích ruột già giúp bạn có cảm giác muốn đại tiện.

Bên cạnh tác dụng trên, chất xơ còn giúp giảm hấp thu các chất béo xấu (LDL), tăng cường thấp thu chất béo tốt (HDL). Đó cũng là lý do vì sao những người muốn giảm cân hiệu quả nên tăng lượng rau củ trong khẩu phần ăn. Thêm một công dụng của thực phẩm giàu chất xơ nữa là làm tăng tác dụng của insulin giúp làm giảm lượng đường trong máu.

Với những công dụng trên thì có thể phần nào bạn đã hiểu tại sao rau xanh thật sự tốt cho mọi người, đặc biệt là các bà bầu. Chúng giúp giảm các triệu chứng táo bón khi mang thai, cũng như giúp kiểm soát cân nặng, giảm các nguy cơ tiểu đường và tim mạch.

Mời bạn tham khảo bài viết Giảm cân khi mang thai thế nào để bảo đảm sức khỏe cho mẹ và bé?

Bà bầu nên ăn rau gì?

1. Các loại đậu

Ngoài ra, các loại đậu còn bổ sung thêm protein, sắt, canxi, magie… đặc biệt là axit folic (folate) – một dưỡng chất cực kỳ quan trọng với thai nhi giúp giảm tỷ lệ dị tật ống thần kinh, trẻ sinh thiếu cân.

2. Chuối

3. Bông cải xanh

Bông cải xanh là một ứng củ viên sáng giá trong danh sách các loai rau tốt cho bà bầu. Trong loại rau ăn hoa này có tất tần tật các dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu từ folate, sắt, canxi đến vitamin C. Nếu bấy nhiêu đó dưỡng chất vẫn chưa đủ thuyết phục các bà bầu mua về dùng thì một chút thông tin nho nhỏ là chỉ cần ăn một nửa khẩu phần bông cải thôi, bạn đã bổ sung thêm được 2,8g chất xơ cho hệ tiêu hóa đấy.

4. Bắp cải

Bắp cải chứa vitamin K và C hỗ trợ sức khỏe cho xương, axit folic tốt cho sức khỏe của thai nhi, sắt, kali, magie, phốt pho làm ổn định huyết áp và nhịp tim. Ngoài ra, hoạt chất anthocyanins trong bắp cải tím được nghiên cứu có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Như vậy loại rau này quá tuyệt vời để mẹ bầu bổ sung vào chế độ ăn đúng không?

Thêm một mách nhỏ nữa cho các bà bầu ở tháng cuối thai kỳ là có thể dùng lá bắp cải đắp lên bắp chân, cánh tay và khu vực phù sưng phù. Lá bắp cải có tác dụng hút nước hiệu quả, cải thiệt tình trạng phù nề ở phụ nữ mang thai.

5. Hoa atiso

Hoa atiso là một trong những thực phẩm lành tính, giàu dinh dưỡng rất tốt cho mẹ bầu. Ngoài magie, folate, chất xơ thì atiso khá giàu choline. Cơ thể chúng ta chỉ tổng hợp được rất ít choline nên việc bổ sung dưỡng chất này từ thực phẩm sẽ vô cùng có lợi. Choline có công dụng trong việc hỗ trợ sự phát triển tế bào não bộ của thai nhi, hỗ trợ cải thiện trí nhớ. Do đó, bạn dễ dàng nhận thấy rằng các nhà sản xuất luôn nhấn mạnh vào yếu tố hỗ trợ phát triển trí não cho trẻ nếu sản phẩm của họ có chứa choline.

6. Nho xanh

Trong nho có rất nhiều sắt, phốt pho, canxi, axit hữu cơ, carotene… rất có lợi cho phụ nữ mang thai. Giai đoạn mang thai, cơ thể của các mẹ cần rất nhiều máu, nho xanh chứa sắt sẽ phần nào giúp các bà bầu giải quyết vấn đề đó.

7. Rau dền

Rau dền có tính mát, lợi tiểu, lại giàu vitamin. Ngoài ra, mẹ bầu ăn rau dền sẽ dễ hấp thu sắt và canxi vì loại rau này không chứa axit oxalic. Oxalic lại là kẻ thù của sắt vì nó vốn ngăn cản sự hấp thụ sắt và canxi của cơ thể. Mẹ bầu ăn một bát canh rau dền nấu tôm trong ngày hè oi bức thì còn gì tuyệt vời hơn.

8. Cherry

Cherry khá đắt tiền nhưng những giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại thì rất đáng giá. Loại quả này chứa khá nhiều sắt, rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai. Thống kê cho thấy cherry chứa lượng sắt cao gấp 20 lần so với táo và cam. Một thông tin bên lề nữa là nhiều người cho rằng những bé cưng của mẹ bầu ăn cherry sẽ có làn da trắng hồng ngay khi mới chào đời.

Những lưu ý trong việc sơ chế, chế biến rau cho bà bầu

Mẹ bầu không nên sử dụng rau củ bị giập úng, có mùi khác lạ. Để có thể loại bỏ được đất, rác, các vi sinh vật gây hai (E.Coli, Salmonella, giun sán…) và dư lượng thuốc bảo vệ thực còn bám trên rau củ, mẹ bầu cần rửa rau củ nhiều lần dưới vòi nước chảy. Sau đó, bạn ngâm rau củ đã rửa sạch với nước muối loãng hay nước có pha chút giấm để tiêu diệt các vi sinh vật còn sót lại.

Nhiều người có thói quen chần rau củ qua nước sôi trước khi chế biến món ăn nhằm loại bỏ vi sinh vật gây hại. Điều này là không đúng, vì việc chần qua nước sôi thường làm bay hơi các vitamin c ó trong rau củ. Ngoài ra, dù bạn đã trần qua nước sôi thì nguy cơ nhiễm vi sinh vật gây hại vẫn có thể xảy ra nếu thức ăn không được nấu chín kỹ hay bảo quản đúng cách.

Thêm một lưu ý là vitamin C có trong rau củ rất dễ bay hơi, do đó, bạn không nên nấu thức ăn quá lâu. Hãy nấu ăn với nhiệt lượng lớn nhằm rút ngắn thời gian đun nấu để giúp bảo toàn các chất dinh dưỡng.

Một điều quan trọng cần lưu ý là khi ăn rau củ và trái cây, bạn đừng quên công thức 5 phần/ngày. Công thức này dựa trên một khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Mỗi người nên ăn tối thiểu 400g rau củ và trái cây/ngày nhằm giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh tim, tai biến mạch máu não, thừa cân – béo phì, đái tháo đường…

Việc bổ sung chất xơ, các vitamin và khoáng chất thiết yếu từ rau, củ, quả là rất quan trọng. Do đó, một bát canh hay một đĩa trái cây là bí quyết đơn giản để giúp cả mẹ và bé cùng khỏe mạnh mỗi ngày!

Phú Đoàn/HELLO BACSI

Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

15 Loại Rau Củ Bà Bầu Phải Kiêng

1. Đu đủ xanh – gây sảy thai

Đu đủ xanh – gây sảy thai

Đu đủ xanh rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh nhằm kích thích tuyến sữa, để gọi sữa về nhiều cho cho bé. Nhưng đu đủ xanh không tốt trong quá trình mang thai. Các bà bầu không nên ăn bởi chúng sẽ gây chuyển dạ sớm dẫn tới việc sảy thai.

2. Ngải cứu – gây sinh non, quái thai, sảy thai

Ngải cứu – gây sinh non, quái thai, sảy thai

Cây ngải cứu được biết đến như một bài thuốc xoa dịu những cơn đau giúp tuần hoàn máu dành cho cho những người bị động thai hay sảy thai. Nếu bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong những tháng đầu thì sẽ bị ra máu, cổ tử cung co bóp nhiều nên dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

3. Rau răm – sảy thai, sinh non

Rau răm – sảy thai, sinh non

Trong ba tháng mang thai thì bà bầu không nên ăn rau răm, vì rau răm dễ bị mất máu có nhiều chất gây tình trạng co bóp tử cung liên tục gây nên việc sảy thai, sinh non.

4. Quả Vải

Ăn nhiều quả vải trong quá trình mang thai và không tốt cho bà bầu. Vì quả này có tính nóng dễ dẫn tới tình trạng: ợ chua, táo bón, gây mẩn ngứa, dị ứng, khó tiêu hóa và làm cho sự phát triển của thai nhi kém đi.

5. Ớt chuông

Ớt chuông là một trong những nhóm thực phẩm có vị cay, đắng, tính nóng nên làm tăng nguy cơ sảy thai cho bà bầu. Nên nhớ không nên ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới thai nhi.

6. Thơm ( dứa, khóm) – sảy thai, tiêu chảy, dị ứng

Quả dứa – thơm

Thơm hay còn gọi là dứa, khóm, trong loại trái cây này có chứa các hoạt chất bromelain gây mềm cổ tử cung tạo nên các cơn đau thắt bụng vùng bụng dưới cho những phụ nữ mang thai. Dẫn đến tình trạng tiêu chảy, dị ứng và tệ hơn là sẩy thai. Chính vì vậy các bà bầu nên không nên uống nước ép dứa khi mang thai.

7. Quả nhãn – sảy thai, táo bón, đau bụng, động thai

Quả nhãn – sảy thai, táo bón, đau bụng, động thai

Quả nhãn cũng giống như quả Vải là một loại trái cây có tính nóng gây ra hiện tượng táo bón. Nếu mà ăn quá nhiều nhãn trong quá trình mang thai, sẽ bị nóng trong, động huyết thai và ra máu đau tức bụng dưới, thậm chí là bị sảy thai.

8. Táo mèo

Trong quá trình mang thai, táo mèo là loại quả ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Trong ba tháng đầu, táo mèo sẽ làm kích thích tử cung, làm tử cung co bóp. Nên nếu ăn sẽ làm bị sảy thai.

9. Khổ qua ( mướp đắng) – sảy thai, sinh non, quái thai

Khổ qua ( mướp đắng) – sảy thai, sinh non, quái thái

Khổ qua là một vị thuốc quý nhưng đối với phụ nữ mang thai thì nó không hề tốt. Bởi nó chứa một loại Protein không tốt cho hệ sinh sản. Khi ăn quá nhiều khổ qua trong quá trình mang thai sẽ có triệu chứng ảnh giảm đường huyết, và tử cung bị xuất huyết, co thắt dẫn đến hư thai, sảy thai, sinh non.

10. Dưa hấu

Nhiều người cho rằng dưa hấu là một loại trái cây tốt cho mẹ bầu. Bởi nó tốt cho hệ tim mạch, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Nhưng nếu sử dụng sai cách và ăn quá nhiều thì khiến cho các bà bầu bị chướng bụng, tiêu chảy, làm tổn thương ruột và dạ dày và sẽ làm chậm quá trình giải độc của cơ thể, gây ảnh hưởng lớn đến các bà bầu trong khi đang mang thai

11. Súp lơ

12. Măng tươi – thiếu oxy, thiếu máu

Măng tươi – thiếu oxy, thiếu máu

Măng tươi là thực phẩm được rất nhiều người yêu thích, nó kích thích ngon miệng khi ăn nhưng nhưng trong đó có chứa hàm lượng Cyanide rất cao và nó có thể tạo thành chất độc Acid Cyanhydric gây nên hiện tượng thiếu oxy, thiếu máu và tệ hơn là gây sảy thai.

13. Rau sam – sảy thai

Rau sam – sảy thai

Rau sam là một loại rau dễ trồng, có tính hàn và đó là một thảo dược tốt cho con người. Nhưng đối với khi phụ nữ mang thai thì nó lại kích thích tử cung, có thể để khiến cho tử cung co thắt nhiều lần gây ra tình trạng đau bụng dưới, chảy máu và khiến sảy thai.

14. Khoai tây mọc mầm – sảy thai

Khoai tây mọc mầm – sảy thai

Khoai tây mọc mầm chứa một loại độc tố gọi là solanine hay còn gọi là chất kiềm sinh vật. Nếu ăn quá nhiều khoai tây dễ bị béo phì cao huyết áp cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt gây ra hiện tượng dị tật cho thai nhi tệ hơn là sẽ dẫn đến việc sảy thai.

15. Rau ngót – sảy thai, tiêu chảy

Rau ngót có chứa một chất có hàm lượng papaverin gây nên hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, tiêu chảy. Nếu mà ăn quá nhiều sẽ gây sinh non, sảy thai.

Cập nhật thông tin chi tiết về 9 Loại Rau Củ Cực Tốt Cho Mẹ Sau Sinh trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!