Bạn đang xem bài viết Ảnh Hưởng Khói Thuốc Lá Đến Thai Nhi được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phụ nữ trong quá trình mang thai nếu hút thuốc lá hay hít phải khói thuốc sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, để em bé phát triển tốt trong bào thai và tương lai sau này, trong quá trình mang thai phụ nữ không nên hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá.
BS.CKI Lý Thị Xuân Lan, Trưởng khoa Sản – Bệnh viện ĐK Thống Nhất cho hay, hút thuốc lá trực tiếp hay thụ động không chỉ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, đối với phụ nữ đang mang thai ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Bởi trong thuốc lá có đến 7 ngàn chất độc, trong đó có 69 chất gây ung thư và đặc biệt có 2 chất (Nicotine và Carbon monoxide) ảnh hưởng đến bà mẹ và thai nhi.
Thai nhi dễ bị ngạt: Chất Carbon monoxide sẽ làm giảm cung cấp oxy đến mô, não và tất cả cơ quan, từ đó sẽ giảm lượng oxy đến nhau thai. Còn chất Nicotine làm co mạch máu, lượng máu lưu thông giảm, trong khi phụ nữ mang thai cần một lượng máu lớn qua bánh nhau để trao đổi dinh dưỡng, oxy nuôi e bé. Do lượng oxy và lượng máu người mẹ không đủ để nuôi em bé sẽ dẫn đến thai nhi bị ngạt.
Tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu và sinh non: Khi em bé bị ngạt do thiếu oxy và máu nên em bé phải cố gắng vận động nhiều để có đủ lượng máu nuôi đủ bản thân. Do cố gặng vận động nhiều khiến em bé mệt mỏi không chịu được, dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.
Em bé sinh ra nhẹ cân, suy dinh dưỡng và chậm phát triển: Nếu em bé vẫn còn sống thì khi sinh ra dẫn tới nhẹ cân hơn so với những đứa trẻ bình thường khác, vì dinh dưỡng và máu cung cấp không đủ trong quá trình mang thai. Nhẹ cân kéo dài thêm khiến đầu em bé nhỏ, xương ngắn lại, còi cọc và suy dinh dưỡng. Tình trạng chậm phát triển kéo dài sẽ dẫn đến thiếu nhận biết, ảnh hưởng đến thần kinh và cuộc sống sau này của trẻ.
Ngoài ra, trong quá trình mang thai người mẹ hút thuốc hay hít phải khói thuốc cũng làm tăng gấp 3 lần tỷ lệ chết chu sinh, sau khi sinh bé 1,5 tháng; khả năng bị hen suyễn rất cao và theo thời gian cấu trúc thay đổi gen sẽ có nhiều bệnh ung thư tiềm ẩn…
Theo BS Lan, phụ nữ trong lúc mang thai do không thể biết được bản thân đã hít phải khói thuốc lá ở đâu. Vì theo nghiên cứu, khi có người hút thuốc thả hơi ra thì khói thuốc lá tồn tại trong môi trường thoáng khoảng 2 giờ đồng hồ. Dù không ngửi thấy mùi thuốc hay nhìn thấy khói thuốc lá nhưng trong môi trường đó đã có khói thuốc lá.
“Do không biết được mình đã hít phải khói thuốc lá và không có dấu hiệu điển hình ảnh hưởng đến thai nhi nên rất nhiều người chủ quan. Vì vậy, để trẻ sinh ra khỏe mạnh, phụ nữ trong lúc mang thai không nên hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc và khuyên người thân không hút thuốc lá khi ở chung môi trường” – BS Lan khuyến cáo.
Sao Mai
Khói Thuốc Lá Ảnh Hưởng Nghiêm Trọng Đến Phụ Nữ Mang Thai
Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe, mà việc hít phải khói thuốc lá cũng hại không kém, nhất là với những người đang mang thai.
Khi mang thai, việc hít phải khói thuốc lá (hay hút thuốc lá thụ động) sẽ gây ảnh hưởng không tốt đối với mẹ bầu. Giai đoạn mang thai rất nhạy cảm và hành vi hút thuốc lá thụ động dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Trong khói thuốc lá có chứa tới 7.000 loại hóa chất. Trong số này, có hơn 70 loại hóa chất mang tính độc hại cho con người, dẫn đến các căn bệnh ung thư, với những thành phần điển hình như: nicotine, carbon monoxide, xyanua, chì… Nếu như người mẹ dù chủ động hay bị động hít phải khói thuốc lá, những chất độc hại này có thể theo máu và truyền lại cho thai nhi.
Khi nhận lượng máu từ người mẹ hút hoặc hít thuốc lá, các tế bào máu lúc này cũng đồng thời mang theo hoặc thay thế bằng carbon monoxide khiến nhịp thở của thai nhi trở nên khó khăn hơn, đồng thời cũng nhiễm phải độc tố. Những tác hại nguy hiểm này không chỉ gây ảnh hưởng tới thai nhi mà sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con trẻ suốt cuộc đời.
Theo một nghiên cứu của Mỹ cho biết, hút thuốc lá thụ động là nguyên nhân hàng đầu gây sảy thai sớm, những phụ nữ có chồng hút trên 20 điếu thuốc mỗi ngày, nguy cơ sảy thai trong vòng 6 tuần đầu tiên là 80%.
Với những nguy cơ trên, việc bỏ thuốc lá là thực sự cần thiết. Tuy nhiên quá trình cai thuốc không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nếu chồng, người thân, bạn bè hay bản thân bạn gặp khó khăn và thắc mắc trong quá trình cai thuốc, bạn có thể chia sẻ mọi người liên hệ tới Tổng đài tư vấn và hỗ trợ cai nghiện thuốc lá miễn phí – 1800.66.06 để nhận được sự hỗ trợ, giúp cho quá trình cai thuốc thuận lợi hơn.
P.V
Thuốc Lá Ảnh Hưởng Tới Sức Khỏe Thai Nhi Như Thế Nào?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Nhã có thế mạnh và kinh nghiệm trong siêu âm tầm soát dị tật thai nhi, siêu âm thai 3D, 4D.
Trong một điếu thuốc lá thông thường có chứa hơn 4000 loại hóa chất khác nhau, điển hình là nicotine, carbon monoxide, acetone, arsenic, methane, polonium…
Thuốc lá điện tử hay còn gọi là “Vape” là những lựa chọn mới cho người có thói quen hút thuốc. Đã có nhiều trường hợp có thể giảm liều từ đó cai hẳn thuốc lá nhờ chuyển sang sử dụng thuốc lá điện tử. Tuy nhiên, loại thuốc lá “công nghệ cao” này cũng gây nghiện cho không ít người dù ban đầu không hút thuốc nhưng đã thử vì tính tò mò. Trên thực tế, dù thuốc lá điện tử có rất ít hoặc không có nicotine, nhưng độ độc hại của nó không hề kém cạnh thuốc lá thông thường.
Ngoài ra, một loại thuốc lá cũng khá phổ biến hiện nay là thuốc lá không khói. Các sản phẩm thuốc lá không khói được sản xuất dưới nhiều hình thức khác nhau, như thuốc hít, thuốc ngậm, và các sản phẩm thuốc lá hòa tan. Tất cả các sản phẩm thuốc lá không khói đều chứa nicotine. Chúng cực kỳ gây nghiện. Việc bỏ dùng loại thuốc lá này cũng gian nan như việc cai thuốc lá thông thường.
Khói thuốc lá cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi. Khói thuốc lá (còn gọi là hút thuốc lá thụ động) là sự kết hợp của khói từ một điếu thuốc đang cháy và khói thở ra từ người hút. Nếu phụ nữ đang mang thai hít phải khói thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử trẻ sơ sinh (SIDS). Hội chứng SIDS còn được gọi là những cái chết trong nôi (crib death, cot death), là cái chết xảy đến đột ngột mà không rõ nguyên nhân ở đứa trẻ chưa đầy một tuổi.
2. Ảnh hưởng của thuốc lá tới thai nhiKhi phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc lá, chất nicotine và các loại chất độc hại khác sẽ đi qua phổi vào trong máu của bạn và đi trực tiếp đến em bé. Điều này có thể gây ra các nguy cơ sau:
Thai nhi bị phát triển chậm
Tăng nguy cơ sinh non
Gây ra các tổn thương não và phổi cho thai nhi
Tăng nguy cơ thai chết lưu
Ảnh hưởng của thuốc lá tới phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai thường có sức đề kháng yếu hơn bình thường. Dù là vô tình hay cố ý tiếp xúc với khói thuốc lá đều gây ra những ảnh hưởng nghiệm trọng tới bà mẹ đang mang thai. Những tác hại từ thuốc lá có thể gây ra:
Thai ngoài tử cung (chất Nicotin trong thuốc lá có thể gây co thắt trong các ống dẫn trứng, những cơn co thắt này làm cản trở phôi thai đi qua để vào tử cung. Kết quả là phôi thai làm tổ ngoài tử cung, nó sẽ nằm ở ống dẫn trứng hoặc trong ổ bụng).
Ảnh hưởng xấu tới nhau thai.
Gặp các vấn đề về tuyến giáp.
Vỡ ối sớm.
Ngăn ngừa ảnh hưởng bởi khói thuốc lá đối với bà mẹ mang thai là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi. Bà bầu nên tránh đến những nơi đông người cũng như các thành viên trong gia đình cũng chủ động loại bỏ khói thuốc khi có phụ nữ mang thai.
Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Tác Hại Của Khói Thuốc Lá Đối Với Bà Bầu Và Thai Nhi
1. Tác hại khó lường của khói thuốc lá đối với với bà bầu
Hút thuốc lá thụ động là việc hít phải khói thuốc lá trong môi trường có người hút thuốc lá, xì gà, tẩu. Khói thuốc do người hút thở ra sẽ được lan truyền vào trong môi trường và khiến cho những người xung quanh bị động hít phải
Mẹ bầu biết không? Trong khói thuốc lá có chứa 4.000 các loại chất gây hại có thể gây ra ung thư. Hơn nữa, những chất độc này sẽ không bay hơi nhanh chóng mà nó sẽ tồn tại qua nhiều tháng thông qua việc lan truyền vào các vật dụng trong nhà như rèm, cửa, sàn nhà,… Việc này khiến bà bầu vô tình hít phải khói thuốc lá, các độc tố này sẽ đi vào máu của bà bầu và truyền đến cho thai nhi
Theo Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Quang Hùng – Trưởng Khoa sản Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Khi bà bầu tiếp xúc với khói thuốc lá, sẽ làm gia tăng nguy cơ thai nhi chết lưu hoặc giảm thiểu khả năng tăng triển của thai nhi, gây ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ”.
2. Khói thuốc lá ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi như thế nào? 2.1. Con khi sinh ra dễ bị dị tật bẩm sinhTác hại của khói thuốc lá đối với bà bầu đầu tiên có thể kể đến đó là khi con sinh ra dễ mang dị tật bẩm sinh như: dị tật chân tay, khiếm khuyết thính giác, khoèo chân,… Khi bà bầu tiếp xúc với các chất có trong thuốc lá như nicotine và monoxide trong khói thuốc sẽ làm giảm lưu thông trong máu, hạn chế sự phát triển của thai nhi.
2.2. Chuyển dạ sớmMột trong những tác hại của khói thuốc lá đối với bà bầu ngây nguy hiểm cho thai nhi đó là sinh non. Sinh non là hậu quả của việc hút thuốc lá bị động. Nó dẫn đến các tình trạng của bà bầu như thiếu máu, tăng huyết áp,…
2.3. Sảy thaiKhi bà bầu tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá có nguy cơ sảy thai. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bà bầu có chồng hút thuốc lá sẽ có nguy cơ sảy thai cao gấp hai lần người khác.
2.4. Hạn chế phát triển tâm lýPhát triển tâm lý bị hạn chế là một trong những tác hại của khói thuốc lá đối với bà bầu. Phát triển tâm lý hạn chế là những triệu chứng như bất thường về trí tuệ, hành vi, rối loạn bẩm sinh,…
Một nghiên cứu từ Mỹ cũng cho thấy rằng, những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ hít phải khói thuốc lá thường xuyên có chỉ số IQ, thị giác, khả năng ngôn ngữ,… kém hơn so với những bạn bè cùng trang lứa
Không chỉ vậy, những độc tố có trong khói thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển tế bào não của trẻ. Dẫn đến việc hệ miễn dịch, hệ thần kinh của con sẽ có khả năng bị nhiễm trùng cao hơn.
2.5. Con sinh ra sẽ nhẹ cân hơnMột đứa trẻ khi sinh ra có cân nặng trung bình từ 2,9 – 3,8kg. Tuy nhiên, đối với những bà bầu thường xuyên hít phải khói thuốc lá – khi con sinh ra có nguy cơ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng.
Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được ảnh hưởng của khói thuốc lá đối với thai nhi. Và mẹ bầu biết không? Khi sinh con thiếu cân là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chậm phát triển của trẻ sơ sinh sau này đó mẹ.
3. Làm thế nào để bà bầu hạn chế đối đa việc hít phải khói thuốc lá?Qua những thứ kể trên, bà bầu có thể thấy tác hại của thuốc lá gây ra cho thai nhi. Bởi vậy, để tự bảo vệ bản thân bà bầu nên có những lưu ý sau đây:
Để biển cấm hút thuốc tại nhà
Yêu cầu chồng/ông ngoại, nội hút thuốc lá ngay tại nhà
Trong trường hợp chồng vẫn tiếp tục hút thuốc, bà bầu có thể đem giấu bật lửa hoặc gạt tàn tại nhà đi
Khi đi ra ngoài hay những nơi công cộng, bà bầu có thể trang bị thêm khẩu trang. Trong trường hợp có khói thuốc lá, bà bầu nên di chuyển ra chỗ khác.
BÀI CÙNG QUAN TÂM
Những Điều Đáng Sợ Mà Khói Thuốc Lá Gây Ra Với Bà Bầu Và Thai Nhi
Bà bầu hít phải khói thuốc lá
Hút thuốc lá thụ động là gì?
Hút thuốc lá thụ động là việc hít phải khói thuốc trong môi trường do người khác hút thuốc lá, xì gà hoặc tẩu thuốc. Khói thuốc do người hút thuốc thở ra, được truyền vào môi trường.
Khói thuốc mang nicotine và khoảng 4.000 chất có hại trong đó nhiều chất có khả năng gây ung thư, dính lại trên các bề mặt và quần áo. Những chất độc này có thể tồn tại trong nhiều tháng. Phụ nữ mang thai có thể tiếp xúc với các chất độc này khi tiếp xúc với đồ nội thất, thảm, rèm cửa, tường, sàn nhà, hoặc vô tình hít phải khí độc từ không khí. Những chất này có thể phản ứng với các tạp chất khác bên trong cơ thể, tạo ra hợp chất độc hại. Các độc tố đi vào máu của Phụ nữ mang thai và được truyền cho thai nhi.
Khói thuốc lá có thể truyền vào môi trường khoảng 4.000 chất độc hại Hút thuốc lá thụ động ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi thế nào?
Trên thực tế, hút thuốc lá thụ động có thể khiến phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc một loạt bệnh tương tự như hút thuốc lá, bao gồm cả ung thư phổi.
Theo nhiều nghiên cứu, có mối liên hệ giữa hút thuốc lá thụ động và trẻ sơ sinh nhẹ cân. Một Phụ nữ mang thai ngửi phải khói thuốc lá thường xuyên có thể sinh em bé có cân nặng thấp hơn bình thường. Trọng lượng sơ sinh thấp có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Bà bầu hít phải khói thuốc lá thường xuyên có thể khiến thai nhi mắc các vấn đề về mắt, dị tật chân tay, khoèo chân, dị tật lỗ chân lông, khiếm khuyết thính giác và các vấn đề về tiêu hóa. Tiếp xúc với các hóa chất như nicotine và carbon monoxide có trong khói thuốc lá có thể làm giảm lưu thông máu đến thai nhi, do đó việc cung cấp oxy hạn chế sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.
Nên đọc
Sinh non là hậu quả phổ biến nhất của hút thuốc lá thụ động. Nó có thể dẫn đến các vấn đề như thiếu máu, tăng huyết áp, PROM (vỡ ối sớm).
Phụ nữ mang thai tiếp xúc với khói thuốc lá cũng có thể bị sảy thai. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai có chồng hút thuốc lá có nguy cơ sảy thai cao hơn so với người khác.
6. Phát triển tâm lý bị hạn chế
Bà bầu hít phải khói thuốc lá khi mang thai cũng có thể dẫn đến cái chết bất ngờ, không thể giải thích được của trẻ sơ sinh trong vòng 1 năm đầu đời. Đột tử ở trẻ sơ sinh thường xảy ra khi bé đang ngủ. Các nhà nghiên cứu chưa tìm ra lý do gây đột tử ở trẻ sơ sinh.
Bà bầu hít phải khói thuốc lá có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị rối loạn bẩm sinh, bất thường về trí tuệ và các vấn đề về hành vi. Các nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ thường xuyên hít phải khói thuốc lá có điểm số thấp trong các bài kiểm tra về trí thông minh, thị giác, khả năng nói và ngôn ngữ so với những đứa trẻ khác.
Các độc tố trong khói thuốc lá có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào não, hệ thần kinh và hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh do đó khiến bé dễ bị nhiễm trùng hơn.
Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có mẹ hút thuốc lá thụ động có nhiều khả năng bị nghiện các sản phẩm thuốc lá sau này vì tiếp xúc sớm với nicotine.
Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh môi trường có khói thuốc lá. Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai hoặc đang có thai mà người chồng của mình hút thuốc lá, tốt nhất là nên vệ sinh sạch, khử trùng toàn bộ ngôi nhà của mình. Giặt thảm, ga giường, rèm cửa, quần áo, lau sạch sàn nhà, tường, trần nhà và đồ nội thất sẽ giảm thiểu nguy cơ hít phải hóa chất độc hại.
Không chỉ trong giai đoạn thai kỳ, sau khi sinh con, người mẹ cũng nên tránh cho trẻ sơ sinh hít phải khói thuốc lá, để bảo vệ sức khỏe cho bé.
Vân Anh H+ (Theo parenting.firstcry)
Mang Thai Đặt Thuốc Fluomizin Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
Chủ nhật, ngày 09/12/2023
Viêm âm đạo là bệnh lý nhiễm trùng cơ quan sinh dục thường gặp ở phụ nữ. Đối với phụ nữ mang thai bị viêm âm đạo cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Nhiều bà bầu khi bị viêm âm đạo thường lo lắng mang thai đặt thuốc fluomizin có nguy hiểm không?
Ảnh hưởng của viêm âm đạo đến phụ nữVới người bình thường, viêm âm đạo sẽ gây những khó khăn, bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Bệnh không gây nguy hại tới tính mạng của phụ nữ, tuy nhiên các bác sĩ phụ khoa chỉ ra rằng nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn tới một số nguy hiểm sau:
Gây ra vô sinhPhụ nữ bị viêm âm đạo sẽ gây ra mất cân bằng độ PH ở âm đạo. Môi trường PH ở âm đạo không phù hợp với sự hoạt động của tinh trùng, vì vậy dễ dẫn đến tình trạng vô sinh ở nữ giới.
Gây ra các bệnh viêm nhiễm khácViêm âm đạo nếu không kịp thời điều trị thì sẽ dẫn đến các bệnh viêm phụ khoa khi mang thai khác như: viêm đường tiết niệu, viêm nhiễm vùng chậu, viêm niêm mạc tử cung…
Ngoài ra, âm đạo bị viêm nhiễm khiến chị em mất tự tin, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, cũng như sức khỏe và khả năng sinh sản.
Mang thai viêm âm đạo có bị gì không?Viêm âm đạo là bệnh tuy không khó điều trị nhưng nếu không đi khám sớm, không được điều trị dứt khoát sẽ có khả năng xảy các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là ở phụ nữ mang thai sẽ ảnh hưởng đến:
Sự phát triển của thai nhi: Thời kỳ mang thai nhiều chị em bị viêm nhiễm âm đạo. Điều này có sẽ thể ảnh hưởng nhất định đến thai nhi như: gây sảy thai, sinh non… Hơn nữa, trong quá trình sinh nở đặc biệt là sinh thường mẹ còn có thể lây truyền bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Đối với bà bầu: Có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm, ví dụ như đẻ non, vỡ ối sớm, dị tật bẩm sinh…
Do vậy, ngay khi có những dấu hiệu bất thường ở âm đạo, bà bầu nên đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và có phác đồ điều trị kịp thời.
Viêm âm đạo gây nhiều phiền toái cho phụ nữ nhất là đang mang thai
Mang thai đặt thuốc Fluomizin có được không?Bạn bị viêm âm đạo và có ý định sử dụng thuốc Fluomizin nhưng lại băn khoăn không biết thuốc Fluomizin có tác dụng gì, mang thai đặt thuốc fluomizin có tốt không và có nên sử dụng không ạ?
Tác dụng của thuốc đặt phụ khoa FluomizinHiện nay, có rất nhiều thuốc có khả năng chống viêm, kháng khuẩn giúp điều trị viêm âm đạo. Thuốc đặt Fluomizin là một loại viên đặt phụ khoa được đánh giá cao trong điều trị các bệnh viêm phụ khoa, trong đó có viêm âm đạo. Thuốc có tác dụng chữa trị viêm nhiễm vùng kín ở phụ nữ trong 1 số trường hợp sau:
Điều trị viêm âm đạo do nhiễm vi khuẩn.
Điều trị viêm âm đạo do nhiễm nấm men Candida.
Điều trị viêm âm đạo, âm hộ do nhiễm bệnh Trichomonas.
Sát khuẩn trong phẫu thuật trước hoặc sau khi sinh con.
Nhiều bà bầu lo lắng khi mang thai bị viêm phụ khoa vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, việc mang thai đặt thuốc fluomizin nên thận trọng là rất cần thiết.
Mang thai đặt thuốc fluomizin nên thận trọng
Mang thai đặt thuốc fluomizin có nguy hiểm không?Nhiều bà bầu thường lo lắng việc mang thai đặt thuốc fluomizin sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa khuyên các mẹ bầu không nên lo lắng về việc dùng thuốc đặt viêm âm đạo khi mang thai. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ của bệnh và kê những loại thuốc điều trị viêm âm đạo phù hợp.
Với phụ nữ mang thai ở giai đoạn 3 tháng đầu, được khuyến cáo không nên hoặc hạn chế sử dụng thuốc đặt Fluomizin. Bởi, nếu dùng quá liều và lạm dụng thuốc có thể gây ra những ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí có thể gây sảy thai.
Vì vậy, mẹ bầu khi mang thai đặt thuốc fluomizin nên thận trọng khi sử dụng. Tốt nhất nên thăm khám để được bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp.
Mang thai đặt thuốc Fluomizin như thế nào?Mang thai đặt thuốc fluomizin bạn cần đọc kỹ những hướng dẫn trên hộp thuốc cũng như phải hỏi rõ bác sĩ tư vấn về cách sử dụng thuốc để tránh đặt sai cách, giảm hiệu quả điều trị.
Liều lượng: Đặt mỗi ngày 1 viên vào âm đạo, vào tối trước khi đi ngủ trong 6 ngày liên tục.
Đặt thuốc fluomizin sao cho đúng cách: Bạn nằm ngửa, dựng hai đầu gối lên. Cầm thuốc bằng hai ngón tay sau đó từ từ cho thuốc vào trong âm đạo.
Do đặc tính của một số tính chất trong thuốc không thể hòa tan hoàn toàn, ngoài ra có nhiều trường hợp thuốc có thể bị đẩy ra ngoài sau khi đặt thuốc do âm đạo khô. Để hạn chế tình trạng này, cách tốt nhất là bạn nên làm ẩm viên thuốc với nước trước khi đặt.
Lưu ý khi mang thai đặt thuốc fluomizin
Không nên đặt thuốc trong thời gian có kinh, nếu có kinh nên ngừng điều trị, sau khi kết thúc kỳ kinh bạn có thể điều trị tiếp tục.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, để đạt hiệu quả cao trong việc điều trị bạn nên dùng kết hợp với nước rửa phụ khoa chuyên dụng.
Không nên dùng vòi xịt để vệ sinh âm đạo khi điều trị với thuốc đặt phụ khoa Fluomizin.
Tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, nếu có bất kỳ thay đổi nào nên báo lại.
Thăm khám trước khi sử dụng thuốc Fluomizin trong thai kỳ
Để biết chắc chắn mang thai đặt thuốc fluomizin có nguy hiểm không bạn cần đến phòng khám để được thăm khám, chẩn đoán. Tại đó, các bác sĩ mới có thể cho bạn hướng điều trị và sử dụng thuốc chính xác nhất, bạn không được tự ý mua thuốc về đặt khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Giang Na
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Cập nhật thông tin chi tiết về Ảnh Hưởng Khói Thuốc Lá Đến Thai Nhi trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!