Bạn đang xem bài viết Bà Bầu 3 Tháng Đầu Nên Ăn Gì Tốt Cho Mẹ Bầu Và Thai Nhi? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì tốt cho mẹ bầu và thai nhi? Có bầu chính là giai đoạn cơ thể người phụ nữ chịu rất nhiều thay đổi, sự thay đổi về nội tiết tố, cơ thể dẫn đến sự thay đổi về tính cách. Dễ cáu giận hơn, nóng nảy hơn. 3 tháng đầu của thai kì chính là giai đoạn nguy hiểm nhất mà phụ nữ nên cẩn trọng tuyệt đối để không xảy ra những sự việc hối tiếc. Chính vì thế bà bầu nên được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể và cung cấp cho thai nhi.
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì tốt cho mẹ bầu và thai nhi?
Bảng: Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong 3 tháng đầu (Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia)
Dưỡng chất cần thiết khi mang thai 3 tháng đầu
+ Axit folic: Axit folic có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não và cột sống của thai nhi, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên tăng cường a-xít folic ngay từ lúc mới “nhen nhóm” ý định mang thai. Mỗi ngày mẹ nên chú ý thêm khoảng 400 mg folic trong thực đơn dinh dưỡng khi mang thai của mình.
+ Sắt: Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng phổ biến trong thai kỳ. Khi cơ thể thiếu sắt, lưu lượng máu cung cấp cho cơ thể mẹ bầu sẽ giảm, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, thiếu sắt cũng là nguyên nhân làm mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.
+ Vitamin C: Trái cây, rau xanh có chứa nhiều Vitamin C giúp xương sụn phát triển tốt. Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng.
+ Canxi: Thai nhi cần canxi để phát triển hệ xương, răng của mình. Nếu không có đủ nhu cầu cần thiết, bé cưng sẽ bào mòn dần canxi trong cơ thể mẹ bầu, tăng nguy cơ mẹ sau sinh bị loãng xương do thiếu canxi.
+ Protein: Vừa duy trì năng lượng cho cơ thể, bổ sung protein khi mang thai vừa giúp ngăn ngừa một số triệu chứng thần kinh bất thường ở thai nhi. Nguồn năng lượng từ protein thường chiếm từ 10-35% lượng calories cơ thể cần, tương đương với khoảng 55 – 192 gram/ ngày.
+ Chất đạm: Bổ sung nhiều thịt nạc, cá, trứng, sữa và các loại đậu vào thực đơn tăng cân để đảm bảo mức cân nặng hợp lý. Những thực phẩm này có khả năng giúp các tế bào mô của thai, tuyến vú và mô tử cung của bà bầu phát triển trong thời gian mang thai. Mỗi ngày, bà bầu cần bổ sung 10-18g protein (khoảng 1-2 ly sữa, 50-100gr thịt cá…).
+ Vitamin D: Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính. Tuy nhiên, chỉ nên phơi nắng trước 8h sáng.
Thực phẩm cho bà bầu khi mang thai 3 tháng đầu
+ Trứng: Một quả trứng chỉ chứa 90 calo nhưng lại có tới 12 loại vitamin và khoáng chất. Trứng còn chứa nhiều protein rất tốt cho thai kỳ. Mỗi tháng, em bé của bạn phát triển theo cấp số nhân, mà mỗi tế bào lại cấu tạo từ protein nên nhu cầu protein của các bà bầu là rất cao. Trứng cũng chứa nhiều choline, thúc đẩy sự phát triển của bé đặc biết là trí não, giúp ngăn ngừa khuyết tật ở ống thần kinh. Ngoài ra trứng còn chứa omega 3 cần thiết cho sự phát triển của não và thị lực. Nếu hàm lượng cholesterol bình thường, có thể ăn một quả trứng mỗi ngày.
+ Cá hồi: Cá hồi cũng có hàm lượng protein cao, đặc biệt là omega 3 hoàn toàn tốt cho thai phụ. Những đứa trẻ mà mẹ của chúng trong thời gian mang thai ăn đủ lượng axit béo omega 3, khi lớn lên sẽ có chỉ số IQ cao hơn so với trung bình. Không giống với cá kiếm, cá thu, cá ngừ… cá hồi có hàm lượng metyl thủy ngân thấp nên không gây hại với sự phát triển thần kinh của bé. Tuy vậy, ngay cả với cá hồi có hàm lượng thủy ngân thấp như vậy, các chuyên gia cũng chỉ khuyên bà bầu nên ăn nhiều nhất là 0,3 kg trong một tuần.
+ Các loại đậu: Các loại đậu như đậu lăng, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen… là sự lựa chọn tốt cho thai phụ. Các loại đậu rất giàu năng lượng, chất xơ và protein như các loại rau. Khi mang thai, hệ thống tiêu hóa của mẹ bầu chậm lại, thai phụ có nguy cơ mắc bệnh táo bón và trĩ. Chất xơ sẽ giúp ngăn ngừa và giảm các bệnh này. Ngoài chất xơ ra, các loại đậu còn chứa một số chất khác như sắt, canxi, folate và kẽm.
+ Các loại quả mọng: Các loại quả mọng được gọi là siêu thực phẩm đối với bà bầu vì chúng rất giàu chất chống oxy hóa, axit folic, chất xơ và vitamin C. Vai trò của chất chống oxy hóa trong thời gian mang thai có thể nhiều người chưa biết. Theo kết quả nghiên cứu gần đây, phụ nữ bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng này vào cơ thể sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì cho trẻ.
Nghiên cứu cũng cho thấy có một mối liên hệ giữa lượng chất chống oxy hóa và tỷ lệ giảm nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật, một bệnh nghiêm trọng trong thai kỳ. Vì vậy, phụ nữ đặc biệt là bà bầu nên bổ sung những loại thực phẩm giàu dưỡng chất này vào cơ thể mỗi ngày.
+ Súp lơ: Vừa chứa sắt, vừa giàu folic, súp lơ là món ngon không thể thiếu trong thực đơn của mẹ. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên đổi vị với các loại rau có màu xanh như xà lách, cải bẹ xanh. Chúng cũng chứa không ít axit folic. Xà lách trộn dầu giấm là món khai vị ngon lành và là dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.
+ Thịt bò: Thịt bò chứa rất nhiều chất sắt, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn không nên ăn thịt bò sống vì như vậy rất nguy hiểm.
+ Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều vitamin D, canxi và các lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, sữa chua còn giúp ngăn ngừa triệu chứng táo bón cực kỳ khó chịu trong thai kỳ.
+ Bơ: Bơ được biết đến là loại trái cây mang đến rất nhiều dưỡng chất trong đó nổi bật là các loại vitamin C, vitamin B6, axit folic, kali rất tốt cho sự phát triển của mô và não bộ của trẻ. Vì vậy, bơ không chỉ ngon miệng mà còn giúp thai phụ bổ sung các dưỡng chất cần thiết.
+ Cháo bột yến mạch: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bột yến mạch có công dụng ngăn ngừa thiếu máu trong thai kỳ. Yến mạch là nguồn dự trữ tuyệt vời các chất xơ hòa tan, protein và các vitamin nhóm B, thiamin, riboflavin và B6. Ngoài ra, yến mạch còn cung cấp sắt, canxi, magie, selen và phốt pho. Không chỉ ngăn ngừa thiếu sắt, bột yến mạch còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa của bà bầu.
+ Bỏng ngô và các loại ngũ cốc: Bạn có thể ăn các loại bỏng ngô hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt. Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ và nhiều dưỡng chất khác trong đó có vitamin E, selenium và các hợp chất thực vật bảo vệ các tế bào. Trong đó, gạo lức, lúa mì nguyên hạt, ngũ cốc, mì ống, yến mạch là nguồn thực phấm rất giàu chất xơ, sắt và vitamin B. Chúng ta đều biết nhóm vitamin B rất quan trọng giúp cho hệ thống thần kinh khỏe mạnh và tạo tiền đề để thai nhi phát triển tốt nhất.
+ Thịt nạc: Khi mang bầu, người phụ nữ có sự hấp thụ sắt gấp đôi người bình thường, chính vì vậy khi đang mang bầu nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều sắt hơn để có tác dụng bổ sung lượng sắt cho cơ thể, nếu không cung cấp đủ sắt, thiếu sắt sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi rất không tốt cho người đang mang thai. Nên ăn các loại thịt, thịt nạc, vì trong thịt nạc có chứa rất nhiều chất sắt giúp hấp thụ dễ dàng.
+ Rau: Các bà bầu nên ăn nhiều rau xanh để đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng vitamin và các chất bổ dưỡng cần thiết cho cơ thể và cho cả sự phát triển của thai nhi. Rau bina (rau chân vịt) chứa hàm lượng axit folic và sắt cao. Cải xoăn và cây củ cải cũng là nguồn cung cấp calcium rất tốt. Bạn có thể sử dụng loại rau diếp lá xanh thẫm cho món salad bởi màu lá càng xanh thì càng giàu vitamin. Khi mang thai, nhu cầu về những loại chất dinh dưỡng kể trên rất nhiều. Nếu trong thời kỳ thai nghén, bạn sợ ăn rau thì có thể bổ sung bằng cách uống nước ép của chúng.
+ Sữa: Sữa cung cấp canxi và các loại vitamin khác như A, D… Bạn có thể dùng sữa bà bầu hoặc vitamin tổng hợp ngay trước thời gian có em bé từ 2 đến 3 tháng. Lợi ích của nó sẽ giúp cho cơ thể mẹ hoàn thiện hơn về thể chất để sẵn sàng đón nhận thai nhi và đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và thai nhi trong thai kỳ cũng như sức khỏe của mẹ sau sinh và em bé được sinh ra sau này.
+ Khoai lang: Khoai lang có tác dụng hạ đường huyết và kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, ăn khoai lang cũng giúp mẹ bầu nhuận tràng, giảm thiểu nguy cơ bị táo bón trong thai kỳ.
+ Cà rốt và tiêu: Cà rốt và tiêu đỏ chứa hàm lượng beta-carotene, giúp chuyển hóa vitamin A- một loại dưỡng chất quan trọng đến sự phát triển các bộ phận của thai nhi. Ngoài ra, đây còn là nguồn cung cấp các loại vitamin C, B6 và chất xơ.
+ Xoài: Xoài được biết đến là một trong những loại một loại trái cây chứa rất nhiều vitamin A và C. Không chỉ mang đến hương vị thơm ngon, xoài còn giúp cơ thể của mẹ và bé phát triển khỏe mạnh.
+ Đậu lăng: Đậu lăng được biết đến là một loại thực phẩm rất giàu vitamin B ( hay còn gọi axit folic)- dưỡng chất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Axit Folic rất quan trọng trong việc hình thành cấu trúc não cũng như hệ thống thần kinh của bé, đồng thời ngăn ngừa hội chứng khyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống. Ngoài ra, trong đậu lăng còn cung cấp thêm protein, vitamin B6 và sắt.
Thực đơn cho bà bầu có thai 3 tháng đầu
Bữa sáng: 1 ly sinh tố chuối, dâu + 1 tô ngũ cốc trộn sữa
Ăn vặt: Đu đủ cắt miếng nhỏ
Bữa trưa: Mì ý với thịt gà thêm một muỗng sốt mayone béo ngậy. Bạn cũng có thể ăn kèm thêm xà lách hoặc rau diếp và canh củ cải, cà rốt. Thêm một ly nước chanh nữa là hoàn thành bữa trưa dinh dưỡng của bạn.
Ăn vặt: Bánh quy ăn kèm với phô mai + một chén nhỏ hạnh nhân hoặc đậu phộng.
Bữa xế: Sinh tố dâu + một ít đậu nành sấy
Bà bầu ăn gì tránh ốm nghén trong 3 tháng đầu
Nên chia thành các bữa nhỏ, ăn nhiều bữa mỗi ngày.
Không uống trong khi ăn, nên uống (nước, sữa, nước hoa quả…) trong thời gian chờ giữa bữa ăn này với bữa ăn khác.
Không sử dụng các loại thực phẩm có mùi như hành, tỏi, sả… và các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ nướng, rán, chiên xào…
Các loại thực phẩm có thể giúp giảm nghén: quế, húng quế, hạt mùi, bạc hà, chanh, gừng…
Bà bầu 3 tháng đầu nên kiêng ăn gì?
3/ Nhãn: Nhãn là một loại quả có tình nóng, nếu mẹ bầu ăn nhiều nhãn trong thời kỳ mang thai sẽ dễ dẫn đến chứng táo bón, mẩm ngứa dị ứng, khiến da dễ bị sạm, nám, gây xáo trộn quá trình phát triển bình thường của thai nhi và không tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
4/ Thực phẩm tái, sống: Như thịt tái, cá sống ăn mù tạt, các món ăn được chế biến bằng phương pháp tái chanh, trứng tái sống, sốt mayonnaise… bởi những thực phẩm này có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis mà nếu mẹ bầu ăn phải trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc các biến chứng nguy hiểm khác khó có thể lường trước được.
5/ Các loại cá chứa thủy ngân: Các loại cá chứa thủy ngân điển hình như: cá mập, cá kiếm, cá thu, cá kình; Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu ăn nhiều các loại cá này, nạp vào cơ thể mộ lượng lớn thủy ngân sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, gây ra các tổn thương não, ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của bé khi chào đời.
6/ Rượu, đồ uống có gas: Mẹ bầu nên tuyệt đối không nên uống rượu, các thức uống chứa cồn, đồ uống có gas vì nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi hết sức nguy hiểm. Theo nhiều nghiên cứu nếu mẹ bầu uống quá nhiều rượu trong thời kỳ mang thai thì thai nhi sinh ra rất dễ bị các tổn thương thần kinh và có nguy cơ mắc bệnh đao rất cao.
7/ Thực phẩm có chứa vi khuẩn listeria: Cụ thể là thịt muối, pho mát mềm, sữa chưa được tiệt trùng; Khi ăn các thực phẩm này, mệ bầu rất dễ bị nhiễm khuẩn listeria do lúc này hệ miễn dịch và sức đề kháng của mẹ bầu khá yếu. Listeria đi qua nhau thai có thể khiến thai nhi bị nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng. Không những thế nó còn có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai.
8/ Cà phê: Trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên uống cà phê vì nó có thể gây ran guy cơ sảy thai; Không những thế, trong cà phê có chứa cafein, nó sẽ đi qua nhau thai và làm rối loạn quá trình phát triển, gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.
9/ Khoai tây mọc mầm: Khoai tây là thực phẩm dinh dưỡng, tuy nhiên nếu khoai tây đã mọc mầm thì mẹ bầu lại không nên ăn vì trong khoai tây đó có chứa độc tố solaninne, chất độc này nếu tích tụ trong cơ thể sẽ khiến thai nhi bị dị tật dị dạng rất nguy hiểm.
Tags: ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu, thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu, các món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu, bà bầu 3 tháng đầu có được quan hệ không, mang thai 3 tháng đầu nên kiêng gì, mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì, những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu, mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì,
Bà Bầu 3 Tháng Đầu Nên Ăn Gì Để Tốt Cho Mẹ Và Con
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để tốt cho mẹ và con là nỗi băn khoăn của rất nhiều chị em lần đầu mới mang thai. Đây là giai đoạn mà hầu như người mẹ nào cũng có sự thay đổi trong cách sinh hoạt hàng ngày dù ít hay nhiều, đặc biệt là vấn đề ăn uống. Vì vậy đối với những người mẹ chưa có kinh nghiệm, đây hẳn là nỗi lo lắng khi mỗi bữa ăn phải nghĩ nên ăn gì và không nên ăn gì.
Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để tốt cho mẹ và con
Việc chọn lựa thực phẩm dành cho người mang thai trong giai đoạn này khá kĩ lưỡng nhưng không phải quá khó khăn nếu mẹ cố gắng tìm hiểu. Và đây là bài viết vô cũng hữu ích cho những bà mẹ đang mang thai đặc biệt đối với những người lần đầu tiên mang thai.
Trong 3 tháng đầu bà bầu nên ăn gì để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi
Tùy theo từng thể trạng sức khỏe của từng mẹ bầu trước và trong khi mang thai thì mẹ bầu nên tăng tổng từ 10kg đến 12 kg. Số cân nặng các mẹ nên tăng theo giai đoạn thai kỳ sao cho phù hợp nhất. Thường thì trong 3 tháng đầu mẹ chỉ nên tăng từ 1-2kg là hợp lý nhất.
Thường thì trong 3 tháng đầu mẹ chỉ nên tăng từ 1-2kg
Thường trong 3 tháng đầu thai kì thai phụ sẽ ít tăng cân, có một số mẹ bầu có thể sút cân nhưng mẹ không phải quá lo lắng vì đây là triệu chứng phổ biến là nguyên nhân từ việc nghén nặng trong thai kỳ, buồn nôn và nôn liên tục đó là vấn đề khiến mẹ bầu cẩm thấy bị mệt mỏi, ăn không ngon, cảm giác chán ăn sẽ dẫn tới việc bị giảm cân. Tuy nhiên các mẹ nên cố gắng ăn uống để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe và dưỡng chất cho thai nhi phát triển.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe và dưỡng chất cho thai nhi
Giai đoạn 3 tháng đầu là giai đoạn hết sức quan trọng, bởi lẽ đây là thời kỳ phát triển não bộ, hệ thần kinh và các cơ quan quan trọng của thai nhi, tạo tiền đề cho sự phát triển trong 6 tháng tiếp theo của thai nhi. Việc bổ sung các chất quan trọng như Sắt, Canxi, axitfolic, các vi chất là hết sức cần thiết. Vậy mẹ cần bổ sung bao nhiêu thì đủ?
Các chất dinh dưỡng cần thiết bổ sung 3 tháng đầu cho mẹ và thai nhi
Trong giai đoạn đầu thai kỳ, cơ thể người mẹ sẽ có những sự thay đổi nhất định về sinh lý để làm quen với việc có em bé. Đây là giai đoạn mà thai nhi phát triển về não bộ, hệ thần kinh và các cơ quan quan trọng.
Bởi vậy mẹ nên cung cấp đủ lượng đạm cần thiết.
Cần bổ sung thêm một lượng Protein từ 10-18g
Cần bổ sung thêm một lượng Protein từ 10-18g
Các loại thực phẩm chứa nhiều Protein như các loại hạt, thịt, cá, trứng, sữa,…giúp phát triển tuyến vú, mô tử cung và các tế bào mô thai.
15gr sắt mỗi ngày là lượng cung cấp ít nhất trong giai đoạn này
Sắt có vai trò làm tăng thể tích máu cho cơ thể người mẹ vậy nên mẹ cần bổ sung để lượng sắt từ các thực phẩm chứa sắt như thịt, gan, tim,…
Canxi không thể thiếu trong suốt thời kì mang thai
Nên bổ sung Canxi cho bà bầu 3 tháng đầu
Canxi giúp cho thai nhi hình thành xương, răng vì thế mẹ bầu tích cực bổ sung đầy đủ lượng canxi.
Nếu trong thời kỳ mang thai này mẹ không cung cấp đủ lượng canxi có thể khiến mẹ cảm thấy đau nhức xương, khiến cho thai nhi có nguy cơ bị còi xương.
Lượng canxi cần thiết cho mẹ bầu bình thường trong 3 tháng đầu thai kỳ là 800mg – 1000mg/ ngày. Mẹ có thể chọn thực phẩm giàu canxi như thịt, cá, trứng sữa và bổ sung thêm thuốc bổ canxi dành cho bà bầu để đảm bảo không bị thiếu hụt.
Axit Folic chứa nhiều trong các thực phẩm có màu xanh thẫm như súp lơ xanh, rau mina, cải xanh, ngũ cốc hoặc các loại hạt. Ngoài việc bổ sung từ các thực phẩm hàng ngày mẹ bầu cũng có thể sử dụng thêm thuốc bổ có chưa axitfolic theo khuyến các của bác sĩ tùy vào thể trạng của từng mẹ bầu.
Axit Folic chứa nhiều trong các thực phẩm có màu xanh đậm
Ngoài những chất trên thì việc bổ sung thêm Vitamin C, D trong 3 tháng đầu cũng không thể thiếu.
Vitamin D giúp hấp thu canxi, góp phần phát triển xương cho thai nhi khỏe mạnh, cứng cáp
Vitamin C hỗ trợ cho việc phát triển xương sụn, cơ khớp, tạo bánh nhau vững chắc, giúp mạch máu cho bào thai, tăng sức đề khác cho cả mẹ và thai nhi. Vitamin chứa nhiều trong rau xanh, dâu tây, bưởi, cam, … mẹ bầu tham khảo có thể lựa chọn cho mình trái cây ưa thích.
Trong 3 tháng đầu thai kì mẹ bầu nên ăn những thực phẩm sau đây
Cá hồi: đây là một trong thực phẩm rất giàu dinh dưỡng đặc biệt tốt cho thời kỳ 3 tháng đầu của thai kì. Trong cá hồi chứa lượng dồi dào axit béo không no DHA cực kỳ tốt giúp cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Ngoài ra trong cá hồi còn chứa vitamin D, B12, B, B6, canxi, kali, sắt, phốt pho, magie, kẽm, đồng,… là những dinh dưỡng rất tốt và cần thiết cho mẹ bầu.
Trứng: trong trứng chứa nhiều canxi, vitaminD, omega3, đặc biệt của trứng đó là giàu protein, mẹ bầu nên ăn 2-3 quả trứng mỗi tuần để tận dụng các chất có trong trứng.
Thịt bò: Trong thịt bò có chứa nhiều protein, B6,B12, kẽm rất cần thiết trong quá trình phát triển não bộ cho thai nhi. Ngoài ra mẹ bầu ăn thịt bò có thể giúp ổn định được lượng đường trong máu, cho mẹ bầu có đề kháng tốt. Mẹ bầu nên chọn thịt bò nạc, và ăn điều độ không nên ăn quá nhiều tránh tình trạng dư cholesterol trong máu.
Thịt gà, vịt: Chứa hàm lượng sắt, canxi, vitamin A, D,… Đây là nguồn dinh dưỡng cần và đủ cho mẹ bầu bồi bổ cho cơ thể và cả thai nhi.
Rau có màu xanh đậm: Rau bina, diếp cá, cải xoăn, súp lơ xanh rất giàu axit folic.
Các loại hạt: hạnh nhân, macca, óc chó, đậu phộng, các loại hạt họ đậu,…
Sữa và các thực phẩm từ sữa.
Một số lưu ý dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu
Không để cơ thể bị quá đói hoắc quá no. Nên chia bữa ăn ra thành nhiều bữa trong ngày thay vì 3 bữa ăn chính.
Chọn các thực phẩm giàu chất xơ, dễ tiêu hóa.
Mẹ bầu hãy uống nhiều nước, nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
Hạn chế các thực phẩm chiên nướng.
Tuyệt đối tránh xa các thực phẩm chưa được nấu chín như thịt tái, trứng sống,….
Bà Bầu Nên Ăn Gì Trong 3 Tháng Cuối Để Tốt Cho Mẹ Và Thai Nhi
Trong thành phần của thịt bò chứa hàm lượng lớn protein, sắt và các vitamin A, B, D, K… giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng, tăng năng lượng, bổ định đường huyết và cũng giúp sản xuất sữa hiệu quả. Với thịt bò mẹ bầu có thể chế biến thành các món như: xào, nướng, hầm, …
Các món ăn từ thịt gà được nhiều người rất yêu thích, đặc biệt nó còn là món ăn vô cùng bổ dưỡng dành cho bà bầu. Trong thịt gà có chứa đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu như protein, sắt, canxi, vitamin A, D, E, B1, B2… giúp cung cấp dinh dưỡng, tăng cường năng lượng, an thai cho mẹ bầu hiệu quả. Đây là món vô cùng bổ dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn như: nấu cháo, hầm, luộc, chiên…
Cá hồi là được biết đến là thực phẩm vô cùng dồi dào axít béo (omega3) rất tốt cho quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Đặc biệt là trong giai đoạn cuối thai kỳ này thì cá hồi càng cần được bổ sung để em bé trong bụng mẹ lớn lên và phát triển toàn diện.
Trứng là thực phẩm rất tốt cho bà bầu ở suốt thời kỳ mang thai. Mẹ hãy sử dụng trứng ở chế độ vừa phải để có đủ protein để hoạt động. Ngoài ra, trong trứng còn có chất dinh dưỡng tên choline giúp hỗ trợ hoạt động của tế bào cần thiết cho sự phát triển của thai nhi ở giai đoạn cuối và nó còn có khả năng giảm nguy cơ rối loạn tăng trưởng tụy và thận.
Món tiếp theo mẹ bầu cần phải bổ sung trong khẩu phần ăn của mình là đậu phụ. Bởi vì trong đậu phụ có chứa hàm lượng canxi khá lớn giúp cho mẹ bầu củng cố xương khớp chắc khỏe để chuẩn bị sinh nở tốt. Đặc biệt còn giúp bé phát triển răng, xương tốt nhất. Với đậu phụ mẹ bầu có thể sử dụng để chế biến các món như nấu canh, chiên, hấp, kho…
Đu đủ là trái cây giàu kali, vitamin C và chất xơ. Đu đủ sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe mẹ bầu cũng như có khả năng ngăn ngừa nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên mẹ cũng lưu ý là không nên ăn đu đủ xanh vì nhựa đu đủ có chứa pepsin gây ra những cơn co thắt.
Ngoài ra mẹ cũng nên bổ sung các loại trái cây khác, đặc biệt là loại trái cây giàu vitamin C. Vitamin C sẽ giúp mẹ bầu hấp thụ được chất sắt từ thực phẩm và giúp duy trì được một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trong tam cá nguyệt thứ ba này, mẹ bầu nên ăn các trái cây tươi như: kiwi, dâu tây, chuối, táo và dưa hấu…
Trong 3 tháng cuối các mẹ nên ăn các loại quả khô như óc chó, hạt điều, hồ trăn hay các loại ngũ cốc. Trong các loại này rất giàu chất béo, chất xơ và chất đạm rất tốt cho sự phát triển của mẹ và thai nhi.
Mang Thai 3 Tháng Đầu Bà Bầu Nên Ăn Gì Để Tốt Nhất Cho Mẹ Và Bé?
Chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu khi phôi thai mới được hình thành, việc ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến bé. Vậy 3 tháng đầu bà bầu nên ăn gì và tránh ăn những gì? Câu hỏi này sẽ được chúng tôi trả lời cho bạn ngay sau đây.
Những thực phẩm mẹ cần cung cấp cho mình trong 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu mẹ cần chú trọng đến những nguồn dinh dưỡng sau đây:
Sắt:
Chất sắt giúp tăng lưu lượng máu nên nếu thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu và làm các mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn. Do đó, bổ sung các hợp chất chứa sắt hoặc viên uống sắt để lưu lượng máu trong cơ thể mẹ luôn được ổn định giúp thai nhi phát triển bình thường.
Bổ sung sắt bằng cách: sử dụng viên uống bổ sung sắt nhưng tốt nhất là mẹ bầu nên ăn một số thực phẩm chứa nhiều sắt như: súp lơ, xà lách, cải bẹ xanh, thịt bò,…
Canxi:
Nếu thiếu canxi sẽ làm mẹ bầu dễ mắc chứng chuột rút và bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ. Ngoài ra, việc mẹ bầu thiếu canxi thì sẽ khiến thai nhi bào mòn canxi trong cơ thể mẹ, điều này sẽ khiến các mẹ bị loãng xương do thiếu canxi sau này.
Bổ sung canxi bằng cách: bổ sung thêm trứng, cá hồi, sữa chua,… vào thực đơn của các mẹ bầu.
Vitamin C:
Vitamin C được biết đến là một chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng, đồng thời giúp cũng là nhân tố hỗ trợ cho sự phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho thai nhi.
Ăn các thực phẩm giàu vitamin C như: cam, quýt, bưởi,… để tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ.
Một số vitamin khác
Vitamin B9 giúp giảm nguy cơ bị tật ống thần kinh cho trẻ và tật nứt đốt sống trong bào thai.
Vitamin D sẽ giúp thai nhi phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa.
Một số điều mẹ nên chú ý trong khẩu phần ăn
Khi mang thai mẹ không nên ăn quá mặn vì ăn mặn dễ làm huyết áp cao và gây phù nề cho mẹ.
Không ăn những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá mập, cá kiếm,…
Không ăn những thực phẩm chưa được nấu chín, những thực phẩm chưa được tiệt trùng hay các đồ ăn nhanh.
Không uống rượu bia, hút thuốc hay dùng những chất kích thích
Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu 3 Tháng Đầu Nên Ăn Gì Tốt Cho Mẹ Bầu Và Thai Nhi? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!