Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Ăn Củ Từ Có Tốt Không? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các nhà nghiên cứu phát hiện củ từ (khoai từ) chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, khi ăn thường xuyên bà bầu sẽ nhận được một số lợi ích sức khỏe như:
Giảm ốm nghén
Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị ốm nghén ít nhất là 3 tháng đầu. Có những mẹ còn bị ốm nghén dai dẳng tới tận lúc sinh. Trong những trường hợp nặng, ốm nghén sẽ khiến bà bầu không thể ăn được bất cứ thứ gì dẫn đến thiếu vitamin và khoáng chất, thậm chí có thể dẫn đến việc giảm cân, mất nước.
Bổ sung vitamin B6 là cách giúp đẩy lùi ốm nghén
Theo nghiên cứu, củ từ chứa nhiều vitamin B6 giúp giảm bớt một số triệu chứng ốm nghén như buồn nôn.
Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh
Ngoài các vitamin và khoáng chất thiết yếu, củ từ đặc biệt rất giàu vitamin B9 (folate) – chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của não bộ và tủy sống của thai nhi. Do đó, thường xuyên ăn thực phẩm giàu folate như củ từ giúp giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh và tạo điều kiện để em bé phát triển khỏe mạnh nhất.
Kiểm soát huyết áp
Tăng huyết áp là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tăng huyết áp trong thai kỳ không được kiểm soát có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: Sinh non, thai chết lưu…
Do đó, bà bầu nên duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục thường xuyên, hạn chế ăn nhiều muối và ăn thực phẩm giàu kali như củ từ thường xuyên. Bởi kali có thể làm giảm tác động tiêu cực của muối tới cơ thể, giúp bảo vệ tim, thận bằng cách duy trì huyết áp ổn định.
Cải thiện rối loạn tiêu hóa
Tinh bột kháng có trong củ từ giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng thường gặp ở bà bầu, biểu hiện bởi các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu… ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sức khỏe mẹ bầu. Thật may khi củ từ chứa nhiều tinh bột kháng và chất xơ, nên giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa ở bà bầu rất đơn giản.
Ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt
Khi có thai, lượng sắt cần thiết cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi. Nếu không cung cấp đủ sẽ gây ra sự thiếu hụt về chất lượng và số lượng hồng cầu. Khi hồng cầu không thể vận chuyển oxy đến các mô trong cơ thể, mẹ bầu sẽ có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả thai nhi.
Theo đó, củ từ là nguồn cung cấp sắt vô cùng dồi dào. Bên cạnh sắt, hàm lượng đồng, kẽm vốn có trong củ từ cũng là yếu tố thiết yếu trong quá trình sản sinh ra tế bào hồng cầu.
Tăng cường hệ miễn dịch
Củ từ rất giàu vitamin A, vitamin C và beta-carotene, những chất dinh dưỡng hoạt động như chất chống oxy hóa bảo vệ hệ miễn dịch. Vì thế, bà bầu nên thêm củ từ vào chế độ ăn thường xuyên để giảm nguy cơ mắc các bệnh như cảm lạnh thông thường, cảm cúm và giúp em bé khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ.
Bà bầu cần lưu ý gì khi ăn củ từ?
Mặc dù củ từ có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của bà bầu nhưng nếu ăn quá nhiều, bạn vẫn có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ:
– Nếu bà bầu bị sỏi thận nên tránh ăn thực phẩm có chứa oxalate như củ từ.
– Bà bầu không nên ăn củ từ khi chưa được nấu chín vì có thể gây ngộ độc.
– Tốt hơn hết, bà bầu nên ăn củ từ 2-3 lần/tuần, ăn quá nhiều dễ bị đầy hơi và khó tiêu.
Gợi ý món canh khoai từ bổ dưỡng cho bà bầu
Nguyên liệu:
– Củ từ
– Tôm loại nhỏ: 200gr
– Rau thơm, hành lá
– Gia vị: muối, đường, hạt nêm….
Canh khoai từ nấu tôm bổ dưỡng, ngon miệng cho mẹ bầu
Cách chế biến:
– Củ từ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn.
– Tôm rửa sạch, có thể luộc qua, bóc vỏ, đập giập và ướp gia vị trong khoảng 10 phút.
– Bắc nồi lên bếp, cho ít dầu ăn vào để nóng, cho tôm vào đảo đều cho thấm gia vị. Sau đó, đổ nước vào nấu. Khi nước sôi, cho củ từ vào, thỉnh thoảng hớt bọt, nêm nếm vừa ăn. Nấu đến khi củ từ chín thì tắt bếp.
– Múc canh ra bát, rắc rau thơm cùng hành lá lên trên và thưởng thức.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Món ăn từ củ cải trắng giúp trị bệnh hô hấp
Mang Thai Có Ăn Được Củ Từ/Khoai Từ Không?
Các mẹ có kinh nghiệm cho mình hỏi mang thai có được ăn củ từ/ khoai từ không? Đang mùa củ từ mình thèm quá mà một số người nói củ từ độc với người chửa đẻ.
Trong số khoai còn ít được đề cập là khoai từ (củ từ), củ từ lông (có loại ít hoặc nhiều lông). Tên Hán là thổ noãn, thổ vu. Tên khoa học là Dioscorea esculenta (Lour) Burk. Họ củ nâu (dioscoreaceae). Loại có gai (var spinosa) có ở Phú Quốc. Loại không gai (var fasiculata) mọc ở nhiều nơi trên đất nước. Ngoài ra còn có củ từ nước (Dioscorea Pierrel) mọc ở các tỉnh miền Đông Nam bộ, cũng ăn được.
Một số cách dùng khoai từ trong phòng chữa bệnh
Thức ăn kiêng cho người tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì. Không ăn nhiều một lúc gây đầy bụng khó tiêu.
Thức ăn hỗ trợ cho phòng chống nhiễm độc kim loại nặng trong môi trường sống, môi trường lao động có chất độc. Các thầy thuốc Liên Xô (cũ) đưa khoai từ vào chế độ ăn hằng ngày của công nhân để kịp thời bảo vệ sức khỏe lâu dài của công nhân.
Thức ăn cho người hay bị táo bón, khó ngủ, hâm hấp sốt nhất là đối với trẻ em, người già, trường hợp chưa cần phải dùng thuốc an thần, thuốc tẩy…
Giải các chất độc khỏi cơ thể. Giã khoai từ sống lấy nước uống cho nôn.
Chống trầm cảm, bi quan, chán nản, tuyệt vọng. Nên ăn khoai với tinh bột, chúng tạo điều kiện cho cơ thể sản sinh ra chất serotonin là chất làm cho não phấn chấn, lạc quan.
Có nhiều cách nấu trong các sách dạy nấu ăn: luộc, xào, nấu súp thịt, nấu canh, xôi, chè.
Để dùng khoai từ làm thức ăn an toàn hơn (không bị đầy) đã có kinh nghiệm nướng khoai từ (qua nhiệt chất nhựa của khoai bị phân hủy). Ăn ít thì nướng chín, nếu dùng nấu các món thì nướng qua rồi mới nấu.
Cháo củ từ hỗ trợ chữa ung thư tử cung và dương vật (tài liệu Trung Quốc): Nên dùng hỗ trợ trong điều trị ung thư bằng các liệu pháp truyền thống Tây y: củ từ 30g, tảo biển 10g, gạo tẻ 100g. Nấu củ từ và tảo biển với 1.500ml còn 1.000ml lọc lấy nước cốt để cho gạo nấu cháo nhừ. Ăn nóng, ngày 2 lần. Có tác dụng thanh nhiệt tán kết, chống u nhọt, ung thư.
Bánh củ từ thịt gà: Có tác dụng giải nhiệt tiêu đờm, ho nhiệt đờm đặc vàng, viêm họng khát nước viêm phổi, hoàng đản (vàng da) xuất huyết: Củ từ đã gọt vỏ 250g, thịt gà 25g, thịt heo nạc 100g, xá xíu 75g, nấm đông cô 25g, măng non 100g, bột nếp 500g, bột mì 250g, tinh bột 5g, dầu mè, mỡ heo 50g, rượu 5g, xì dầu 15g, muối 15g, tiêu bột 0,5g, đường 15g.
Cách làm: Chần măng và nấm trong nước đang sôi. Các loại thịt thái nhỏ nhào tinh bột ướt. Xào các thịt, măng, nấm, gia vị. Củ từ luộc chín trộn các loại bột, đường, muối trộn nhào kỹ dàn trên mâm đã xoa mỡ, chia làm 20 phần làm áo bánh, rán vàng.
Canh củ từ: Có tác dụng giải nhiệt, trừ đàm, tiêu tích, giảm béo. Củ từ gọt vỏ nạo cho nhuyễn, đậu phụ cắt con chì, rán vàng đều bằng dầu mè. Nấm rơm thái nhỏ, phi thơm kiệu (hoặc hành tỏi) rồi cho đậu phụ, nấm rơm, tương muối xào, chế nước vào đun sôi cho củ từ vào nấu chín bắc xuống cho rau ngổ, mùi tàu (thái nhỏ). Ăn nóng với cơm.
Với tính năng công dụng đã biết, ta cần phát huy hơn nữa vai trò của khoai từ trong thực đơn hàng ngày. Như vậy, sức khỏe của chúng ta chắc chắn sẽ được dồi dào hơn.
(Theo BS. Phó Thuần Hương
http://www.tinsuckhoe.com/nd5/viewsubject/dinh-duong-cho-benh-nhan-tieu-duong/khoai-tu-mon-an-cho-nguoi-tieu-duong-huyet-ap/53000.s_56.1.html
Người Bị Tiểu Đường Có Ăn Được Củ Từ Không?
Một trong những điểm lưu ý đầu tiên đối với bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) đó là đưa ra thực đơn phù hợp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Khi chọn lựa nhóm thực phẩm có đường, cần ưu tiên sử dụng các loại thức ăn, hoa quả có chỉ số đường huyết thấp, đặc biệt không nên loại bỏ hoàn toàn bởi mỗi món ăn đều có giá trị dinh dưỡng nhất định.
Hầu hết, thức ăn vào cơ thể sẽ tham gia vào việc sản xuất glucose khác nhau, với chỉ số đường huyết khác nhau. Ví dụ cơm sẽ có chỉ số đường huyết cao hơn bánh mì… Trước khi tìm hiểu tiểu đường có ăn được củ từ không, người bệnh nên hiểu rõ về chỉ số đường huyết cũng như các cách để lựa chọn thực phẩm cho phù hợp.
Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose, hay một loại đường đơn có trong máu. Nồng độ glucose trong máu sẽ thay đổi liên tục tùy vào thể trạng, mức độ hấp thụ đồ ăn của từng người. Đây là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh đái tháo đường . Giá trị của chỉ số đường huyết được xếp loại thành THẤP (<55), VỪA (56-74) và CAO (75)2.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, mỗi người nên tự cân bằng chế độ ăn uống của bản thân bằng cách kết hợp các món ăn có chỉ số đường huyết cao và thấp với nhau. VÍ dụ như các món ăn có chỉ số đường huyết cao như bánh mì, gạo… nên ăn với các loại rau củ, các loại dinh dưỡng chuyên biệt.
2. Người bị bệnh tiểu đường nên lựa chọn thực phẩm như thế nào?
Mức độ đường huyết không chỉ phụ thuộc ở thức ăn mà còn do lượng dung nạp vào cơ thể như thế nào, cách chế biến ra sao, thành phần chất đạm, xơ béo ở mức nào… Bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn thực phẩm cân đối hai loại dinh dưỡng là chất xơ và chất bột đường để ổn định đường huyết sau khi ăn.
Chỉ số đường huyết của thực phẩm được xếp theo bậc từ 0-100, nếu thực phẩm có chỉ số GI càng cao, thì khả năng làm tăng đường huyết sau ăn càng cao.
– Các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hơn 55: Người bệnh có thể sử dụng thường xuyên như rau quả không ngọt, nhiều chất xơ. Các thực phẩm này sẽ giúp hấp thu đường vào máu chậm hơn, lượng đường huyết sau ăn tăng chậm, ổn định hơn, không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
– Các thực phẩm có chỉ số đường huyết ≥ 70: Đây là các thực phẩm gây tăng đường huyết như đường, đồ uống có gas, hoa quả sấy khô… Nếu chỉ số đường huyết dao động từ 56 – 69 sẽ chỉ tăng đường huyết ở mức trung bình, chỉ nên sử dụng ở mức vừa phải (như một số loại hoa quả…).
Lưu ý khi lựa chọn thực phẩm dành cho người tiểu đường:
Bệnh nhân tiểu đường cần đặc biệt chú ý trong quá trình chọn thực đơn, nên ăn gì không nên ăn gì cần có sự tư vấn cụ thể của bác sĩ. Đối với các thực phẩm hằng ngày nên lưu ý những quy tắc sau:
– Thực đơn cần đa dạng, không nên chỉ ăn một loại cố định, nên đổi món thường xuyên.
– Bữa ăn nên có nhiều thành phần thực phẩm như bột đường, đạm (thịt, cá, trứng, đậu hũ), chất béo và chất xơ (rau củ quả, đậu, ngô). Các loại này có thể giúp hấp thu đường vào máu chậm.
– Bổ sung nhiều rau xanh để cung cấp lượng chất xơ cần thiết và phù hợp, ổn định chỉ số đường huyết.
– Nên uống các loại sữa ít chất béo, chất xơ hòa tan.
– Tránh các loại protein có hại như các loại thịt đóng hộp, các loại thức ăn chế biến sẵn giàu đạm, muối và đường, trái cây đóng hộp cũng. Thức ăn nhanh, gà rán, khoai tây chiên hay thịt xông khói cũng khiến đường huyết của người bệnh không ổn định trong mức an toàn.
Nhiều bệnh nhân tiểu đường khá thắc mắc liệu tiểu đường có ăn được củ từ không hay củ từ có làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết hay không… Mặc dù ít được nhắc đến nhưng trên thực tế củ từ là loại củ chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Về thành phần hoá học, trong 100g củ từ có 75g nước, 1,5g protit, 21,5g gluxit 1,2g xenluloza, 28mg canxi, 30mg photpho, 0,2mg sắt… cung cấp được 94Kcal. Giá trị dinh dưỡng được đánh giá là tương đương khoai tây.
Các tác dụng chữa bệnh của củ từ bao gồm:
– Hỗ trợ phòng chống nhiễm độc kim loại nặng
Củ từ cực kỳ có giá trị với những người sống nhiều trong môi trường kim loại độc hại. Nhiều quốc gia còn đưa củ từ vào chế độ ăn hằng ngày của công nhân để giúp họ bảo vệ sức khỏe lâu dài.
– Phòng ngừa bệnh tim mạch
Vitamin và nguyên tố vi lượng đa dạng trong củ từ có tác dụng ngăn cản tích tụ chất béo trong thành mạch máu, giảm nguy cơ mắc tim, huyết áp thấp và giúp tinh thần ổn định.
– Tốt cho đường tiêu hóa
Khi ăn củ từ sẽ giúp giảm bớt lượng cholesterol cung cấp vào cơ thể, đồng thời ngăn ngừa bệnh ung thư một cách đáng kể.
– Kiểm soát huyết áp
Củ khoai từ giàu khoáng chất như canxi, chất sắt, kali, phốt pho,…có tác dụng bảo vệ sức khỏe của tim thông qua việc kiểm soát huyết áp và ngừa tăng huyết áp.
Với những công dụng như trên vậy tiểu đường có được ăn củ từ không? Trên thực tế vì có công dụng kiểm soát huyết áp cũng như hỗ trợ tim mạch, củ từ thường được lựa chọn là món ăn thường ngày của bệnh nhân tiểu đường tăng huyết áp, béo phì. Mặc dù vậy người bệnh cần kiểm soát lượng ăn một cách phù hợp, nên thường xuyên kiểm tra đường huyết trong thời gian sử dụng loại thực phẩm này. Ăn nhiều củ từ cũng dễ dẫn đến đầy bụng vì vậy cũng nên hạn chế.
Bạn đang xem bài viết: ” Người bị tiểu đường có ăn được củ từ không? tại Chuyên mục: ” Ngân hàng câu hỏi “.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
Bà Bầu Ăn Củ Đậu Có Được Không, Có Tốt Cho Thai Nhi?
Bà bầu ăn củ đậu (củ sắn) giúp thanh nhiệt, trị ốm nghén, ngừa táo bón, trĩ khi mang thai tốt cho hệ tiêu hóa,… Củ đậu thường được chế biến thành các món ăn như củ đậu xào thịt bò, củ đậu sa lát,… vừa đơn giản lại vừa tốt cho cho mẹ bầu và thai nhi. Vậy, bà bầu ăn củ đậu có tốt cho thai nhi? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem bà bầu khi mang thai ăn củ đậu như thế nào…
Củ đậu là loại củ gì?
Củ đậu còn có tên gọi khác là củ sắn, củ sắn dây, sắn nước, (tên khoa học: Pachyrhizus erosus, thuộc họ Đậu: Fabaceae).
Cây của đậu là loài dây leo dài, mọc tự nhiên hoặc được trồng để lấy rễ củ. Lá củ đậu thuộc dạng lá kép gồm ba lá chét hình tam giác. Hoa củ đậu màu tím nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả củ đậu thuôn dài, dẹp, hơi có lông, gồm nhiều ngăn chứa khoảng 8 – 10 hạt cứng bên trong.
Bà bầu ăn củ đậu có tốt nhất?
Củ đậu thường được chế biến thành các món ăn vừa đơn giản lại vừa tốt cho tiêu hóa như xào, nấu canh, sa-lát… Không chỉ tốt cho người bình thường, củ đậu còn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu mà ít người biết.
Củ đậu là loại thực phẩm thông dụng, rẻ tiền nhưng được coi là an toàn (không có chất bảo quản) đối với thai phụ. Không chỉ có thể, củ đậu còn có tính giải nhiệt, thanh mát rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón cho bà bầu.
Bà bầu ăn củ đậu có tác dụng gì?
Bà bầu ăn củ đậu giúp thanh nhiệt
Không chỉ ăn ngon miệng, củ đậu còn có tính giải nhiệt, thanh mát rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón cho bà bầu.
Củ đậu giàu vitamin C tốt tăng cường sức đề kháng của cơ thể
Củ đậu rất giàu vitamin C, có tác dụng rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể để chống lại một số bệnh thông thường. Ngoài ra, vitamin C còn có ích trong việc giúp răng, xương và da khỏe mạnh.
Đặc biệt, củ đậu còn có tác dụng giảm nồng độ cholesterol trong máu. Do đó, thực phẩm này thường được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai có nồng độ cholesterol trong máu cao.
Bà bầu ăn củ đậu ngăn ngừa tình trạng thiếu máu
Hàm lượng chất sắt trong củ đậu cũng rất cao. Phụ nữ mang thai luôn cần bổ sung chất sắt để tạo các tế bào hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Do đó, bà bầu ăn củ đậu thường xuyên sẽ ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
Bà bầu ăn của đậu trị ốm nghén
Vì trong thành phần củ đậu có đến hơn 90% là nước, 4,51% đường glucoza, 2,4% tinh bột nên rất có lợi cho mẹ bầu ốm nghén. Chị em ốm nghén thường có cảm giác nhạt miệng và chán ăn nhưng với loại củ này, đảm bảo bạn sẽ không chê mà vẫn có thể cung cấp được tinh bột vào cơ thể.
Củ đậu tốt cho hệ tiêu hóa
Củ đậu có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường bị táo bón và trĩ gây ra tình trạng khó khăn khi đi vệ sinh. Ăn thường xuyên củ đậu sẽ giúp hệ tiêu hóa ổn định, tránh nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, củ đậu cũng giàu chất xơ nên rất tốt cho hệ tiêu hóa, có lợi cho mẹ bầu.
Bà bầu ăn củ đậu có tác dụng làm đẹp
Củ đậu tươi còn là liệu pháp làm đẹp rẻ tiền mà rất hữu hiệu cho mẹ bầu. Mùa đông, làn da dễ bị mất nước, khô nẻ, chị em có thể dùng củ đậu tươi thái lát, đắp hoặc ép lấy nước để làm mặt nạ bôi mặt sẽ giúp làn da thêm mịn màng, khỏi khô và nứt nẻ, giảm vết nhăn, da căng bóng trắng hơn và hút các chất độc trong lỗ chân lông.
Những tác dụng khác của củ đậu
Củ đậu còn giúp trị chứng trường phong hạ huyết (đi ngoài ra máu), tác dụng nhuận tràng do nhiều chất xơ nên tốt cho tiêu hóa, lợi cho đại tiện, ngăn ngừa bệnh táo bón, trĩ ở mẹ bầu. Đây là một thực phẩm vô cùng lý tưởng đối với những mẹ bầu không muốn tăng cân nhiều trong thai kỳ.
Top 3 món ngon với củ đậu cực tốt cho bà bầu
Củ đậu xào tép khô cho bà bầu
Nguyên liệu: Củ đậu: 400g, Tép khô (ruốc khô): 100g, hành lá, hành khô, tỏi, Muối, đường, hạt nêm, dầu ăn, nước tương, ớt thái lát.
Cách chế biến:
Củ đậu gọt vỏ, thái sợi dài 4cm, dày 0,7cm. Hành, tỏi băm nhuyễn. Ớt thái lát. Tép khô đem xào nhanh tay với 1 thìa súp dầu ăn, cho ra bát. Phi thơm hành tỏi với 1 thìa súp dầu ăn. Cho củ đậu vào xào trên lửa lớn, nêm muối, đường, hạt nêm vừa đủ.
Sau đó, tiếp tục cho tép khô cùng hành lá băm nhuyễn vào đảo đều, tắt bếp. Cho ra đĩa, dùng kèm nước tương và ớt thái lát. Tép khô là món ăn dân dã của người dân Việt. Khi kết hợp với củ đậu, món ăn trở nên hấp dẫn và ngon hơn với vị ngọt mát.
Cách chế biến:
Củ đậu gọt vỏ sạch, thái miếng vừa ăn. Hành tím lột vỏ, rửa sạch, thái lát. Hành ngò cắt khúc. Thịt bò thái lát mỏng. Thêm vào ½ thìa canh dầu hào và 1/2 thìa cafe vào thịt bò, trộn đều. Cho 1 thìa dầu vào chảo, đợi dầu sôi thì bỏ thịt bò vào xào với lửa lớn và nhanh tay, chỉ cần xào thịt bò chín tái không nên xào chín quá sẽ không ngon.
Cho 1 thìa dầu ăn vào chảo, đợi khi dầu nóng bạn cho hành tím vào. Khi hành tím có mùi thơm thì bỏ củ đậu vào xào. Thêm vào 1 thìa canh dầu hào vào xào cùng, nếu chảo xào khô thì có thể thêm nước lọc vào xào cùng để củ đậu chín.
Khi củ đậu chín thì bỏ hành ngò vào chảo xào. Tiếp tục cho thịt bò đã chín vào, trộn 4-5 lần để thịt, hành, củ đậu trộn lẫn, hòa quyện cùng nhau thì tắt bếp dọn ra đĩa. Nên ăn khi món ăn còn nóng là ngon nhất.
Nguyên liệu: 1 củ đậu, 1 củ cà rốt, 5 củ cải đỏ, hành lá, rau mùi, nước cốt chanh, tương ớt và muối.
Cách chế biến: Rửa sạch các nguyên liệu, tiến hành thái củ đậu, cà rốt thành từng lát nhỏ. Tiếp đó, trộn đều với 2 muỗng nước cốt chanh, 1 thìa cà phê tương ớt, ¼ thìa cà phê muối rồi rắc rau mùi lên là được. Sự hấp dẫn của salad củ đậu chính ở vị chua ngọt, man mát tự nhiên.
Bà bầu ăn củ đậu cần lưu ý gì?
Mặc dù củ đậu đem lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe cho mẹ bầu như nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa… nhưng nếu sử dụng không đúng, nó không những không đem lại lợi ích mà còn gây ra những tác dụng bất lợi.
Bà bầu không nên ăn củ đậu quá nhiều lần trong ngày bởi củ đậu có thể tạo cảm giác “no giả” do có chứa nhiều nước. Điều này sẽ khiến cơ thể không còn muốn tiêu thụ những thực phẩm khác, dễ gây mất cân bằng dinh dưỡng, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
Ngoài ra, do củ đậu khá mát nên nếu ăn nhiều, bạn sẽ dễ bị tiêu chảy.
Khi ăn củ đậu bạn cần gọt sạch vỏ. Hạt và lá củ đậu có chứa chất độc là rotenon nên không dùng dưới dạng uống mà chỉ dùng ngoài da, mặc dù vậy cũng rất ít được sử dụng.
Tóm lại, củ đậu có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát, giải độc, tác dụng nhuận tràng do nhiều chất xơ nên tốt cho tiêu hóa, giúp cho dạ dày co bóp tốt, lợi cho đại tiện, ngăn ngừa bệnh táo bón, trĩ ở mẹ bầu. Không chỉ ăn ngon miệng, củ đậu còn mang lại rất nhiều lợi ích cho bà bầu.
Từ khóa:
Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Ăn Củ Từ Có Tốt Không? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!