Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Ăn Dưa Bở Dinh Dưỡng Nhiều Hơn Cả Thuốc Bổ được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bà bầu ăn dưa bở dinh dưỡng nhiều hơn cả thuốc bổ
4/11/2018 2:30:00 PM
Ngoài công dụng thanh nhiệt, loại trái này còn mang về nhiều giá trị dinh dưỡng to lớn nên bà bầu ăn quả dưa bở là sự lựa chọn đúng đắn.
Khi mang thai, thân nhiệt của mẹ tăng cao hơn so với bình thường. Nếu gặp thời tiết nóng nực, oi bức thì cơ thể sẽ càng khó chịu hơn. Những lúc như vậy, được ăn một ly dưa bở dằm chung với đường, sữa, đá thì thật tuyệt vời. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn chưa biết rõ về cách ăn và công dụng thực sự của loại trái này đối với thai kỳ.
Em đang bầu 4 tháng, người lúc nào cũng thấy bứt rứt, chán cơm thèm nước quá các mẹ ơi. Cách đây 3 hôm, em đi chợ thấy người ta bán dưa bở trái nào trái nấy mập ú, vỏ bắt đầu nứt để lộ lớp thịt dưa trắng trắng bùi bùi bên trong ngon quá nên mua liền 2 trái về ăn cho đã. Công nhận dưa bở vào mùa bùi thơm dằm với đường, sữa, đá ăn không biết chê chỗ nào luôn. Bữa đó, em không thèm đụng vô hạt cơm nào, cứ chốc chốc lại làm một ly dưa bở. Mẹ chồng thấy con dâu bỏ cơm nên không ưng bụng cho lắm, nói là: “Ăn vừa vừa thôi để bụng ăn cơm nữa, trái này ngon bổ nhưng ăn nhiều coi chừng mát quá sình bụng thì khổ!”. Đúng là “cá không ăn muối cá ươn”, không nghe lời phụ huynh thành ra tối đó em bị mệt bụng khó tiêu, ợ chua rồi nôn ói các thứ. Cũng may mẹ chồng lấy dầu tràm xoa nhẹ một hồi lâu khắp người nên tầm 11 giờ khuya là em đỡ hẳn, ngủ được đến sáng. Đúng là hú hồn hú vía, cứ tưởng trái cây ngon bổ thì ăn sao cũng được chứ, ai ngờ bị vậy.
Giá trị dinh dưỡng to lớn của trái dưa bở
Dưa bở có rất nhiều tên gọi khác là dưa bùi, dưa nứt, dưa gang… Dưa bở có dáng hình tròn hoặc thon dài hơn tùy giống. Khi chín vỏ thường hơi vàng, mỏng và nứt ra lộ ra phần thịt bùi rất ngon. Bên trong là ruột có nhiều hạt nhỏ. Ngoài công dụng thanh nhiệt, loại trái này còn mang về nhiều giá trị dinh dưỡng to lớn nên bà bầu ăn quả dưa bở là sự lựa chọn đúng đắn.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g dưa bở là: 95% nước, 0,6% chất đạm, 0,11% chất béo, 3,72% tinh bột, 0,33% chất xơ, vitamin A (25 – 30.000 đơn vị), B (0,03mg), C (1,5 – 2mg) và nhiều khoáng chất (P:30mg, Ca:20mg, Fe ;0,4mg).
Lợi ích của trái dưa bở đối với sức khỏe bà bầu
-Cung cấp nước, vitamin và khoáng chất cho cơ thể giúp bà bầu cảm thấy khoan khoái, khỏe mạnh. Nó còn giúp tạo thêm ối, lọc ối tương tự như mẹ uống các loại nước mát lành giúp tăng ối, bổ thai khác.
– Thanh nhiệt, giải độc: dưa bở rất mát, có tính thanh nhiệt hiệu quả. Bà bầu ăn dưa bở thường xuyên trong ngày nóng bức sẽ giảm bớt khó chịu, mẩn ngứa, nổi mụn nổi nhọt.
– Sáng mắt: Trung bình 100g dưa bở có tới 25-30.000 đơn vị vitamin A nên rất tốt cho mẹ và thai nhi. Mẹ sinh bé xong sẽ không bị tình trạng mờ mắt và bé cũng có đôi mắt sáng ngời, khỏe mạnh. Tuy nhiên, vì chứa nhiều vitamin A nên bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn quá nhiều dưa bở.
-Chữa táo bón: Những bà bầu ăn dưa bở sẽ giảm thiểu bệnh táo bón rất nhiều. Với mẹ nào bị táo bón nặng thì có thể áp dụng bài thuốc sau:
Nguyên liệu: 10g hạt dưa bở, 30g khoai lang, 10g đường đỏ.
Cách làm: Giã hạt dưa cùng khoai lang rồi cho vào 250 ml nước đun lên. Khoai chín thì cho thêm đường và trộn đều lên rồi ăn vào sáng sớm khi mới ngủ dậy. Ăn trong 5 ngày liền sẽ khỏi.
-Trị mụn trứng cá, cải thiện sắc tố da cho mẹ bầu: Mẹ bầu da bị sạm và tái thì áp dụng bài thuốc sau:Nguyên liệu: 250g dưa bở, 250g táo tàu, 150g cà rốt.Cách làm: Dưa bở và táo tàu đem rửa sạch, bỏ vỏ, bỏ hạt. Cà rốt đem luộc nhừ. Trộn 3 thứ lại rồi nghiền nhuyễn, chia thành 2 lần ăn mỗi ngày sẽ nhuận phế, kiện tì, dưỡng da hiệu quả.
-Giảm béo, giữ dáng thon gọn: 95 % dưa bở là nước, ít calo và lượng đường nên mẹ bầu ăn bổ mà không sợ tăng cân.
Lưu ý quan trọng khi ăn dưa bở
-Dù tốt đến cỡ nào thì bà bầu ăn nhiều dưa bở cũng là điều không nên. Dưa bở có tính hàn nên ăn nhiều dễ bị lạnh bụng, thương hàn, đau bụng. Nhất là mẹ bầu cơ thể yếu chỉ nên ăn vào ban ngày, lúc thời tiết nóng nực, không nên ăn vào ban đêm.
-Mẹ bầu đi đại tiện phân loãng thì không nên ăn dưa bở.
-Chỉ ăn dưa bở còn tươi, thịt dưa bùi đều ít sượng, không bị dập úng, không có mùi chua.
-Dưa bở mua về nên rửa sạch, gọt vỏ cẩn thận rồi mới ăn (tay chế biến cũng rửa xà phòng thật sạch). Nên ăn tới đâu hãy gọt vỏ tới đó. Phần dưa chưa ăn tới thì cất trong tủ lạnh tránh ruồi nhặng đậu vào.
-Khi làm sinh tố dưa bở, mẹ không nên cho nhiều đường vì ăn nhiều đường không tốt cho sức khỏe thai kỳ.
-Khi mua dưa bở về, chị em nhớ rửa sạch phần vỏ bên ngoài. Nếu cẩn thận thì nên ngâm nước muối rồi mới ăn. Tuy nhiên đối với người bị đi tiểu tiện phân loãng thì không nên ăn loại dưa này.
Cách chọn dưa bở ngon
-Trái dưa bở chín ngon, chất lượng là thân hình sẽ có ít nhiều vết rạn. Tuy nhiên vết rạn này không quá lớn để tránh côn trùng, bụi bẩn bám vào ăn dễ gây đau bụng.
-Vỏ có ít lông, thơm dễ chịu, ruột vàng.
-Không mua trái bị méo, vẹo (dễ bị sượng không ngon), không mua trái chín quá nhũn.
Dưa bở có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nên bà bầu ăn dưa bở rất tốt cho sức khỏe, mát người, tăng ối, lọc ối hiệu quả. Mẹ chỉ cần ăn vừa phải và tuân thủ một số lưu ý về vệ sinh là sẽ tận hưởng được những lợi ích mà loại quả ngon mát này mang lại.
#bau.vn
Bà Bầu Ăn Cá Hồi Bổ Sung Nguồn Dinh Dưỡng Dồi Dào Cho Cả Mẹ Và Bé
Bà bầu ăn cá hồi sẽ rất tốt cho sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi – Ảnh Internet
1. Giá trị dinh dưỡng của cá hồi
Cá hồi đã được biết đến là một trong những thực phẩm dồi dào axit béo omega-3. Bên cạnh những lợi ích to lớn mà các loại chất béo này mang lại, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết cá hồi còn chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu khác có thể giúp tăng cường sức khỏe toàn diện của cơ thể. Nó đặc biệt rất tốt cho mẹ bầu trong suốt thời kỳ mang thai.
Một khẩu phần 120g cá hồi chứa 168 calo và 4g chất béo omega-3. Trong cá hồi không có carbonhydrat và rất giàu protein, 120g cá hồi có chứa 28g protein. Protein có trong cá hồi giúp cơ thể duy trì sự trao đổi chất lành mạnh, từ đó giúp giảm cân và ngừa viêm đường tiêu hóa.
Bên cạnh đó, trong cá hồi còn chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe bà bầu nói riêng và mọi người như: viatmin D, vitamin B12, vitamin A, vitamin B6; Các nguyên tố vi chất như: canxi, li, sắt, phốt pho, kẽm, đồng, magie và nhóm axit amin: thiamin, niacin, riboflavin, pantothenic…
Cá hồi là nguồn thực phẩm dồi dào axít béo omega-3 – Ảnh Internet
2. Bà bầu ăn cá hồi – lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ và thai nhi
Giá trị dinh dưỡng của cá hồi ngày nay đã được biết đến nhiều hơn. Tuy nhiên so với các thực phẩm khác, cá hồi tương đối đắt và không quá phổ biến, do đó nhiều mẹ bầu vẫn còn lúng túng khi sử dụng loại thực phẩm này.
Tuy nhiên, bà bầu nên ăn cá hồi vì theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá hồi được xếp là một trong những thực phẩm “vàng” dành cho cả thai nhi và mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Mẹ có thể thấy lợi ích từ cá hồi rất cụ thể như sau:
Ăn cá hồi giúp phát triển hệ thần kinh và võng mạc mắt của thai nhi
Các vitamin B3, B6, B12 có trong cá hồi giúp hỗ trợ chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Và chất béo omega-3 (chủ yếu là DHA) trong cá hồi khá cao giúp cho sự phát triển hệ thần kinh và võng mạc mắt của thai nhi.
Tốt cho trí não thai nhi
Cũng giống một số loài “cá béo” khác, cá hồi có chứa axit béo không no DHA tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Nếu thiếu dưỡng chất này trẻ sinh ra sẽ kém thông minh.
Bà bầu ăn cá hồi sẽ giúp con thông minh – Ảnh InternetGiúp xương chắc khỏe
Trong cá hồi rất giàu các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, vitamin D, phốt pho, magie, kẽm và iốt… Đặc biệt canxi trong cá hồi còn góp phần giúp xương bé chắc khỏe.
Bảo bệ tim mạch
Dưỡng chất axit béo omega-3 có trong cá hồi sẽ làm giảm lượng cholesterol trong máu cũng như huyết áp. Việc ăn cá đều đặn hàng ngày sẽ ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tim, làm giảm đột quỵ. Kẽm trong cá hồi giúp bảo vệ bộ gen di truyền trong tế bào của bé và sức khỏe tim mạch của mẹ với các tác nhân ngoại lai.
Ổn định tâm trạng bà bầu
Trong cá hồi, nguồn DHA cao hơn rất nhiều so với nguồn DHA chứa trong các loại sữa dành cho bà bầu. Chính vì thế, nếu ăn cá hồi, mẹ bầu có thể cải thiện tâm trạng, ổn định tinh thần (nhất là thời kỳ sau sinh nở, họ thường hay bị xáo trộn về mặt tâm lý sinh ra buồn chán, trầm cảm..).
Omega-3 có trong cá hồi còn giúp mẹ bầu đẹp da, mượt tóc – Ảnh InternetDưỡng chất làm đẹp
Với làn da, hàm lượng omega-3 trong cá hồi cao, có tác dụng chống lão hóa, góp phần làm làn da của bà bầu mịn màng hơn, thêm hồng hào. Với tóc, ăn cá hồi giúp bà bầu chăm sóc tóc từ sâu bên trong óng mượt và bảo vệ tóc giảm hư tổn do những tác nhân bên ngoài.
3. Những lưu ý khi sử dụng cá hồi mẹ bầu cần biết
Để an toàn, phụ nữ mang thai chỉ nên dùng khoảng 200 – 300g cá hồi/1 tuần để tránh nhiễm độc thủy ngân chứa trong cá hồi. Dù hàm lượng thủy ngân trong cá hồi thấp nhưng nếu dùng quá nhiều hàm lượng này sẽ tăng cao.
Cá hồi là món ăn có cung cấp đạm khá cao, nên bà bầu nên ăn vào các bữa ăn chính, lượng cá khoảng 50 – 100g cho một lần chế biến với một chén mì hoặc một chén nui hay cơm… Không nên quá lạm dụng cá hồi vì sẽ gây nên tình trạng thừa chất dinh dưỡng, không có lợi cho cơ thể mẹ và bé.
Chế biến khoảng 50 – 100g cá hồi với một chén cơm hoặc nui, mì cho một bữa ăn – Ảnh InternetCần chế biến và vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ trước khi chế biến cá hồi. Nhớ nấu chín và không dùng các sản phẩm cá hồi sống, cá hồi hun khói, cá hồi tươi, cá hồi áp chảo… Vì những cách chế biến này có thể gây nhiêm khuẩn listeria.
Bà bầu ăn cá hồi cần lựa cá hồi còn tươi, thịt cá chắc, không bị thâm và sẫm màu – Ảnh InternetKhi mua cá, nếu là nguyên con các mẹ cần quan sát kỹ những đặc điểm bên ngoài cá như: mắt cá hồi phải trong, con ngươi phải đen sáng, mang cá hồi không thâm, thịt cá hồi tươi, chắc và đàn hồi. Nên kiểm tra thêm bụng cá hồi để chắc chắn rằng không có những vết máu hay những vùng thẫm màu. Nếu chọn miếng cá đã được cắt ra, mẹ cần chú ý màu cá còn tươi và thịt cá phải chắc.
Nguyễn Vũ Thường tổng hợp
Chỉ Một Nắm Rau Vài Ngàn Đồng Mà Cả Bà Bầu, Bà Đẻ Ăn Vào Đều Tốt Hơn Vạn Loại Thuốc Bổ
Từ khi có bầu, mẹ chồng chị Mai thường xuyên dành thời gian chế biến cho chị các món ăn có rau thì là. Theo bà, có thai mà ăn loại rau này thì mẹ bầu có thêm nhiều sức đề kháng, theo kinh nghiệm của dân gian xưa.
Chị Mai cho biết: ” Lúc đầu mang thai, mình ốm nghén nên cũng thấy sợ mùi rau thì là, những sau rồi được mẹ chồng nấu ăn cho thì cũng thấy quen dần. Mỗi tuần mình ăn canh cá với nhiều thì là một lần, kết hợp với ăn uống, nghỉ ngơi điều độ nên thai kỳ khá khỏe mạnh “.
Món cá chép nấu thì là bồi bổ cho bà bầu.
Theo y văn, rau thì là là một loại rau được sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Nó đóng vai trò vừa là thức ăn và là gia vị tạo hương thơm cho các món ăn thêm phần hấp dẫn.
TS, BS Trần Quốc Hùng, giám đốc Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội cho biết: ” Trong lá cây thì là có thành phần Polyacetylenes có tác dụng tốt trong việc chống vi khuẩn và chống viêm rất hiệu quả.
Ngoài ra, lá thì là có chứa tinh dầu Eugenol có tác dụng ức chế lượng đường trong máu, ngăn ngừa sự hình thành của mỡ thừa. Thành phần này ức chế vấn đề tiểu đường thai kỳ, hạn chế bà bầu tăng cân quá nhanh ngoài mong muốn. Đặc biệt, bà bầu nào đã mắc tiểu đường thai kỳ thì đây là một phương thuốc tự nhiên và cực kỳ hiệu quả”.
Các nghiên cứu của khoa học hiện đại còn chỉ ra rằng, thì là là loại rau chứa nhiều canxi, lá thì là không chỉ ngăn ngừa loãng xương mà còn tăng cường sức khỏe cho xương. Sử dụng thì là thường xuyên như một phần của chế độ ăn uống của bà bầu sẽ giúp các mẹ ngăn chặn được chứng loãng xương vốn rất phổ biến.
BS Hùng đánh giá thì là là một loại thực phẩm có nhiều công dụng, trong đó, phải kể đến tác dụng giúp an thần, ngủ ngon đối với bà bầu. ” Các bà bầu chịu khó uống một cốc nước thì là trước khi đi ngủ sẽ khiến đi vào giấc ngủ dễ ràng hơn. Chất flavonoid và vitamin B- phức tạp trong lá thì là có tác dụng làm dịu não và cơ thể giúp mẹ bầu có một đêm ngon giấc. Chính vì thế mẹ bầu nên ăn rau thì là hoặc bổ sung nó trong bữa ăn như một thứ gia vị sẽ rất tốt cho thai kì “.
Không chỉ tốt cho thai kỳ, mà từ lâu nay, nhiều mẹ sau sinh đã truyền tai nhau phương thức thần kỳ giúp sữa nhiều, sữa đặc, sữa thơm từ cây thì là. Y học cổ truyền cũng ghi nhận thì là là thực phẩm vàng cho phụ nữ sau sinh. Theo một nghiên các hợp chất này có thể kích thích sự sản xuất estrogen và prolactin – cần thiết để sản xuất sữa mẹ.
Thì là giúp sữa mẹ về nhiều hơn và chất lượng hơn.
Theo BS Hùng: ” Ăn thì là không chỉ giúp tăng tiết sữa mà còn làm mùi vị sữa mẹ trở nên thơm ngon hơn. Cây thì là có thể ăn sống hoặc nấu chín, ví dụ, luộc, hấp, xào… Ăn thường xuyên trong thời gian cho bé bú sẽ giúp sữa mẹ luôn thơm ngon, về nhiều. Ăn lá thì là nấu chín cũng giúp phụ nữ sau sinh tiêu hóa tốt và chống táo bón “.
Ngoài ra, giá trị dược học của cây thì là còn được ghi nhận khi có thể duy trì cân bằng nội tiết tố, giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt cho chị em phụ nữ. Theo đó, việc uống nhiều thì là làm tăng nồng độ máu của hormone progesterone, tạo sự ổn định cho kỳ kinh nguyệt và hoạt động như một chất chống vô sinh. Cùng với đó, thì là còn giúp ngăn ngừa sự rụng trứng sớm, nên sử dụng thảo dược này được xem như một phương pháp ngừa thai hiệu quả.
Dùng bao nhiêu thì là thì hiệu quả?
Tuy nhiên, cũng như nhiều loại dược liệu được sử dụng như một bài thuốc trong dân gian, các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho chị em phụ nữ về việc sử dụng hợp lý để đạt hiệu quả tối đa và tránh các phản ứng ngược.
Theo BS Hùng: ” Sử dụng thì là bao nhiêu là hợp lý thì còn tùy thuộc vào thể trạng từng phụ nữ. Việc tiêu thụ thìa là với số lượng quá nhiều có thể dẫn đến các cơn co giật cơ bắp, thậm chí gây nên ảo giác. Vì thế, chỉ nên dùng thì là 1 đến 2 lần 1 tuần, mỗi lần khoảng 100-200gram “.
Thì là tuy tốt, nhưng không nên ăn quá nhiều.
Một vài gợi ý dùng thì là theo kinh nghiệm dân gian như sau:
– Tăng tiết sữa cho sản phụ: Nấu canh thì là hoặc hãm hạt thì là với nước sôi để cho sản phụ uống.
– Trị chứng mất ngủ: Ăn canh rau thìa là vào bữa tối hoặc hãm nước hạt thìa là uống thay nước trước giờ ngủ, đêm sẽ ngủ ngon giấc.
– Chữa rối loạn tiêu hóa: 1-2 muỗng nước sắc lá thì là trộn vào thức ăn sẽ ngừa được chứng rối loạn tiêu hóa.
– Chữa bệnh đường hô hấp: Khi cảm lạnh, cúm hoặc viêm cuống phổi dùng khoảng 60g hạt chế trong nước sôi, lọc lấy nước hòa với mật ong, chia ba lần uống trong ngày.
– Hơi thở hôi: Hạt thì là có đặc tính làm phân hóa hơi trong dạ dày, nhai 5 – 7 hạt thì là mỗi ngày sẽ giúp hơi thở thơm tho.
Mộc Miên
Cách Bổ Sung Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Sau Sinh
Phụ nữ sau khi sinh ăn yến sào thực sự rất hữu ích cho sự phục hồi thể chất của chính người mẹ và lượng dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh.
Sau khi kết thúc 9 tháng 10 ngày mang thai, mẹ tròn con vuông, là bắt đầu vào thời kỳ cho con bú.
Nhu cầu calo của các bà mẹ sau khi sinh tỷ lệ thuận với việc tiết sữa. Vì cần nhiều calo hơn để đáp ứng nhu cầu calo của thời kỳ cho con bú.
Kiến nghị nên tăng 500 calo mỗi ngày vì nhu cầu calo trong thời kỳ cho con bú thậm chí còn cao hơn lúc mang thai!
Protein trong chế độ ăn của mẹ là nguồn protein chính trong sữa mẹ, vì vậy bạn cần tăng lượng tiêu thụ hàng ngày lên 15 gram.
Sử dụng các thực phẩm thiên nhiên tươi sống áp dụng cho chế độ ăn uống cân bằng:
Thực phẩm chính (như gạo, mì, bánh mì).
Rau và thực phẩm protein (đậu, cá, trứng, thịt).
Điểm tâm bằng trái cây.
Tất cả các loại rau củ quả và protein từ thực vật / động vật đều chứa các chất dinh dưỡng khác nhau. Nên ăn rộng rãi và sử dụng các nguyên liệu theo mùa để tránh kén ăn.
Thành phần chủ yếu của sữa mẹ là nước (khoảng 90%), nên mẹ bầu cần uống nhiều nước hơn sau khi sinh. Bổ sung súp và nước có thể giúp tiết ra sữa, lượng bổ sung hằng ngày nên từ 2500 ~ 3000ml.
Khoáng chất:
Về phần khoáng chất, Thực yến đường lưu ý các bà mẹ sau sinh cần chú ý bổ sung sắt và canxi trong 6 tháng sau sinh.
Sắt được khuyến nghị tăng 30 mg mỗi ngày để bổ sung lượng máu mất khi sinh và thiếu chất sắt trong sữa mẹ.
Khi không đủ chất sắt, có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của em bé, và còn tăng tỷ lệ thiếu máu.
Thịt đỏ, gan, các sản phẩm từ đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt, có thể kết hợp với các thực phẩm chứa vitamin C để thúc đẩy sự hấp thụ sắt.
Về việc giảm cân sau sinh của bà bầu:
Một vấn đề quan trọng khác mà các mẹ quan tâm là giảm cân sau khi sinh.
Nếu bạn muốn giảm cân sau khi sinh con, thời kỳ cho con bú không phải là thời điểm thích hợp để giảm cân.
Sữa mẹ cũng có thể tăng cường sức đề kháng của em bé và duy trì sức khỏe đường ruột.
Nếu ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng, sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng của sữa mẹ, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của em bé, dẫn đến việc chăm sóc khóc khăn hơn, giảm phản ứng của trẻ.
Do đó, khi cho con bú, nên lấy chăm sóc dinh dưỡng cho bé là mục tiêu chính, sau đó mới bắt đầu thực hiện kế hoạch giảm cân tích cực.
Yến sào có thể có ích vào thời điểm này!
Lợi ích của việc bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu sau sinh bằng yếu sào
Yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF) trong yến sào giúp người mẹ phục hồi tình trạng vết thương sau sinh.
Tiếp tục ăn yến sào trong thời kỳ cho con bú, lượng Axit sialic cũng có thể cung cấp cho con liên tục thông qua sữa mẹ.
Quan trọng nhất, yến sào đối với việc phục hồi sức khỏe và bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu sau sinh khá hữu ích.
Thêm yến sào vào súp gà hoặc sữa sẽ không chỉ làm giảm lượng calo, mà còn làm tăng hương vị của món súp, là một lựa chọn rất tốt.
Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể chế biến yến sào theo nhiều cách khác để tăng hương vị và chống ngán.
Lợi ích của việc ăn yến sào là gì? Để biết chính xác chi tiết, mời mọi người tìm hiểu thêm tại bài Giá trị dinh dưỡng của yến sào.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Ăn Dưa Bở Dinh Dưỡng Nhiều Hơn Cả Thuốc Bổ trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!