Xu Hướng 3/2023 # Bà Bầu Ăn Khoai Tây Sẽ Nhận Được Lợi Ích Gì? # Top 4 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bà Bầu Ăn Khoai Tây Sẽ Nhận Được Lợi Ích Gì? # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Ăn Khoai Tây Sẽ Nhận Được Lợi Ích Gì? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

8 lợi ích của khoai tây giúp mẹ bầu tươi trẻ, khỏe đẹp và những lưu ý khi dùng

(VOH) – Khoai tây là món ăn ưa thích của nhiều người, trong đó có cả phụ nữ mang thai. Vậy bà bầu ăn khoai tây có tốt không?

Một chế độ ăn uống lành mạnh là quan trọng với tất cả mọi người và càng trở nên quan trọng hơn khi bạn đang mang thai. Bởi những loại thực phẩm bạn tiêu thụ trong thai kỳ không chỉ tác động đến sức khỏe của bạn mà còn ảnh hưởng đến thai nhi.

là một nguồn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng bà bầu không nên ăn khoai tây vì chúng chứa nhiều thành phần không có lợi cho sự phát triển của thai nhi.

1. Bà bầu ăn khoai tây được không?

Khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần khi mang thai. Khoai tây rất giàu protein, có đến 18 loại axit amin cần thiết và hàm lượng vitamin B trong khoai tây cũng khá cao. Vì thế, nếu bạn thèm ăn khoai tây khi mang thai, bạn có thể ăn một ít. Tiêu thụ khoai tây trong một mức độ nhất định bạn sẽ có thể nhận được nhiều lợi ích như:

Khoai tây chứa nhiều axit folic. Đây là một chất cực kỳ quan trọng đối với phụ nữ mang thai vì nó giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh thai nhi cũng như giúp phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ.

Hơn thế, trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, bà bầu cần bổ sung thực phẩm giàu axit folic để tránh bị sảy thai.

Một trong những lợi ích khi bà bầu ăn khoai tây chính là giúp hỗ trợ tiêu hóa. Trong rất nhiều món ăn được chế biến từ khoai tây thì khoai tây nghiền là món ăn có lợi cho thai kỳ, đặc biệt với những ai đang có vấn đề về tiêu hóa bởi nó có thể giảm dịch vị axit trong dạ dày.

Ăn khoai tây giúp làm giảm dịch vị axit trong dạ dày (Nguồn: Internet)

Khoai tây chứa nhiều carbohydrate (carbs) và hoạt động như một nguồn năng lượng tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn cần duy trì việc tập thể dục và có một chế độ ăn uống hợp lý để tránh sự tăng cân quá mức từ khoai tây và các loại thực phẩm giàu carbs khác.

1.4 Phòng tránh thiếu máu

Trong khoai tây cũng chứa khá nhiều chất sắt cùng những khoáng chất cần thiết khác như kali, canxi… Chính vì thế, loại củ này có thể giúp hỗ trợ chống lại bệnh thiếu máu khi mang thai.

Các vitamin B và C có trong khoai tây sẽ giúp hỗ trợ làm lành vết thương và tăng cường miễn dịch.

1.6 Tăng cường sức khỏe tim mạch

Theo nhiều nghiên cứu vỏ khoai tây chứa rất nhiều kali và magie, hai chất này có thể giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ và tăng huyết áp bởi nó có thể giúp làm giảm huyết áp. Vì thế, nếu mẹ bầu có thể chế biến chín cả phần vỏ khoai tây để ăn thì sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.

1.7 Giải quyết vấn đề bọng mắt, thâm mắt

Phụ nữ dù đã mang thai hay chưa thì cũng đều có thể gặp phải các vấn đề về bọng mắt. Điều này khiến cho mẹ bầu trong kém sắc và rất khó để khắc phục.

Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu thì khoai tây có thể giúp làm giảm quầng thâm mắt. Mẹ chỉ cần 1 vài lát khoai tây cắt mỏng hoặc xay nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị thâm trong khoảng 15 – 20 phút sẽ thấy tình trạng thâm quầng mắt được cải thiện.

1.8 Phương thức làm đẹp tuyệt vời

Nước ép từ khoai tây cũng được xem là một “phương thuốc tự nhiên” giúp mẹ bầu có được làn da trắng hồng, tươi trẻ, không tì vết.

Ngoài ra, khoai tây cũng chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, những chất này có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa cảm cúm khi mang thai.

2. Bà bầu ăn nhiều khoai tây có tốt không?

Mặc dù khoai tây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không hẳn là an toàn tuyệt đối cho mẹ bầu. Các bác sĩ cho rằng, bà bầu chỉ nên ăn khoai tây với mức độ vừa phải, tốt nhất là chỉ nên ăn 1 lần/tuần.

Bà bầu chỉ nên ăn khoai tây một tuần 1 lần (Nguồn: Internet)

Tiêu thụ quá nhiều khoai tây có thể khiến bạn phải đối mặt với một số rủi ro sức khỏe, chẳng hạn như:

Khoai tây có đốm xanh chứng tỏ đã có sự hiện diện của các hợp chất độc hại như glycoalkaloids, alpha-chaconine, có thể gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn mửa. Đặc biệt, độc tố có tên là solanine (chất kiềm sinh vật) trong khoai tây có thể gây ra dị tật ở thai nhi như nứt đốt sống và thiếu não.

Ngoài ra, cấu trúc solanine trong khoai tây khá giống với hormone steroid – nội tiết tố estrogen và progesterone trong cơ thể. Nếu thai phụ ăn khoai tây quá nhiều, cơ thể sẽ hấp thụ một lượng lớn ancaloit có thể gây bất thường cho thai nhi.

Phụ nữ thừa cân ăn quá nhiều khoai tây khi mang thai dễ bị béo phì.

Bà bầu ăn khoai tây bị hỏng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

3. Bà bầu có nên ăn khoai tây chiên?

Đối với bà bầu, khoai tây chiên được coi như là “thực phẩm cấm”. Khoai tây giàu tinh bột nên khi chế biến ở nhiệt độ cao (chiên, nướng) sẽ sinh ra acrylamide – một chất hóa học độc hại. Khi bà bầu hấp thu lượng lớn acrylamide có thể khiến em bé sinh ra nhẹ cân hơn bình thường. Đầu của các em bé này cũng sẽ có chu vi nhỏ hơn, khiến não chậm phát triển.

Trong khoai tây chiên cũng còn chứa nhiều chất béo và muối nên dễ gây béo phì, cao huyết áp và bệnh tiểu đường thai kỳ.

Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo, thay vì ăn khoai tây chiên, các mẹ bầu nên đổi khẩu vị bằng các món khoai tây hầm hoặc xào với thịt bò, thịt lợn.

4. Những lưu ý cần nhớ khi chế biến khoai tây

Muốn ăn khoai tây bà bầu cần phải cẩn thận trong việc chọn lựa những củ khoai chất lượng, chế biến và ăn sao cho an toàn và hợp lý.

Khi chọn mua khoai tây hãy chọn những củ cầm lên thấy chắc tay, có hình dạng đẹp mắt, không có đốm thâm đen. Tuyệt đối không chọn những củ khoai tây đã mọc mầm và bị cắt, đặc biệt khi trên củ khoai tây có những chấm xanh.

Khi mua về, mẹ bầu nên lấy khoai tây ra khỏi túi ni-lông và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc đặt ở chỗ thông thoáng.

Khi chế biến, không dùng chung khoai tây với cà chua. Sau khi ăn ăn khoai tây thì không nên tráng miệng bằng chuối. Nên kết hợp khoai tây với thịt bò vì chúng có thể tạo ra những chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mẹ bầu.

Như vậy, khoai tây có đầy đủ chất dinh dưỡng lành mạnh cho phụ nữ mang thai và không nên bị loại trừ khỏi chế độ ăn của bà bầu. Tuy nhiên, để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn sức khỏe bạn chỉ nên ăn với một giới hạn nhất định, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng.

Bà Bầu Ăn Khoai Tây Có Tốt? Bà Bầu Có Nên Ăn Khoai Tây Chiên?

Khoai tây là loại ngũ cốc được trồng phổ biến trên thế giới và là thực phẩm có nguồn dinh dưỡng hết sức phong phú. Bên cạnh đó, trong khoai tây còn chứa vitamin B rất tốt cho sức khỏe của bà bầu. Vậy bà bầu ăn khoai tây có tốt không?Bà bầu có nên ăn khoai tây chiên? Sau sinh ăn khoai tây có bị mất sữa không? Mời các mẹ cùng tìm hiểu dưới bài viết sau đây.

Khoai tây đã dần trở nên là một món ăn phổ biến trong ẩm thực của người Việt. Tuy nhiên, ở nhiều nước trên thế giới, khoai tây được xem như thực phẩm chủ yếu để làm ra các món ăn đặc trưng cho vùng đất đó. Như ẩm thực Lithuania với món bánh quy khoai tây Lithuania truyền thống, bánh kếp khoai tây hay bánh bao đều được làm từ loại thực phẩm này.

Tại Việt Nam, khoai đây được sử dụng trong rất nhiều món ăn, dần trở thành thực phẩm quan trọng của nhiều gia đình. Với 18 loại axit amin và giàu protein, khoai tây đem lại nguồn dinh dưỡng rất lớn. Vậy, với nguồn dinh dưỡng dồi dào đó, bà bầu ăn khoai tây có tốt?

Nguồn dinh dưỡng từ khoai tây dành cho bà bầu

Có đến 18 loại axit amin và giàu protein, khoai tây là loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể con người, do đó, đây là thực phẩm giàu năng lượng được các tổ chức tương tế trên thế giới sử dụng làm lương thực để phòng chống thiếu đói và suy dinh dưỡng ở Châu Phi.

Trong giai đoạn mang thai, chị em luôn chọn những loại rau củ tốt nhất để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu và bé. Khoai tây khi được chế biến một cách hợp lý, sẽ là món ngon đủ dinh dưỡng cho sức khỏe.

Giàu axit folic

là một chất dinh dưỡng độc đáo và không thể xem nhẹ lợi ích của nó đối với phụ nữ mang thai. Nó giúp phát triển tối đa hệ thần kinh của trẻ và còn góp phần hình thành một hệ vận động khỏe mạnh. Hơn thế nữa, trong giai đoạn đầu khi mang thai là lúc mẹ bầu cần bổ sung thực phẩm giàu axit folic để tránh bị hay sinh non.

Hỗ trợ tiêu hóa

Không thể phủ nhận khoai tây là thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ, nhưng mẹ bầu cũng cần lưu ý chọn cách chế biến phù hợp. Khoai tây nghiền là món ăn rất có lợi cho thai kỳ, đặc biệt đối với những mẹ bầu có vấn đề về tiêu hóa thì món ăn này giúp giảm dịch vị axit trong dạ dày.

Thanh lọc cơ thể

Khoai tây nghiền luôn là lựa chọn hoàn hảo vì nó giúp loại bỏ độc tố và cặn bã trong cơ thể. Điều này giúp cho mẹ bầu có được sự thoải mái nhất định.

Khoai tây nướng cũng có những ảnh hưởng tích cực đến mẹ bầu nếu chế biến chín cả phần vỏ để ăn. Vỏ khoai tây chứa rất nhiều kali và vô cùng cần thiết cho một hệ tim mạch khỏe mạnh.

Giải quyết vấn đề mắt quầng thâm

Thai phụ thường hay gặp phải vấn đề về bọng mắt. Điều này khiến mẹ bầu trông kém sắc và rất khó để khắc phục. Những mối lo trên hoàn toàn có thể được giải quyết bằng cách đắp lát khoai lên vùng da thâm quầng, khiến mẹ bầu tự tin hơn hẳn đấy.

Nguyên liệu làm đẹp tuyệt vời

Khi mang thai, có rất nhiều thay đổi trong nội tiết tố của người mẹ. Nước ép từ củ khoai tây cũng được xem là một phương thuốc tự nhiên này giúp mẹ bầu có một làn da trắng hồng, tươi trẻ, không tì vết.

Bà bầu có nên ăn khoai tây chiên ?

Khoai tây chiên là món ăn khoái khẩu của rất nhiều bà bầu. Tuy nhiên, nếu ăn khoai tây chiên quá nhiều rất có thể gây hại đến sức khỏe thai nhi mà mẹ bầu cần phải lưu ý.

Khoai tây là loại thực phẩm giàu tinh bột nên khi chiên nướng ở nhiệt độ cao sẽ hình thành acrylamide – một loại chất hoá học độc hại. Khi phụ nữ mang thai hấp thụ một lượng lớn chất này sẽ khiến thai nhi sinh ra bị nhẹ cân hơn tiêu chuẩn trung bình và có chu vi đầu nhỏ hơn trẻ bình thường.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy nếu mẹ bầu có chế độ ăn uống chứa hàm lượng acrylamide cao sẽ sinh ra con nhẹ cân hơn 132 g so với con của những mẹ bầu ít hấp thụ hóa chất này. Theo đó, những trẻ sơ sinh có mức cân nhẹ hơn với tiêu chuẩn trung bình thường dễ gặp những biến chứng về sức khỏe từ khi còn nhỏ cho đến khi trưởng thành. Những trẻ này có xu hướng mắc các bệnh về tim, tiểu đường hoặc loãng xương.

Không những vậy, khoai tây chiên còn chứa rất nhiều chất béo và muối, ăn nhiều dễ khiến mẹ bầu bị béo phì hay có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Bên cạnh đó, chất acrylamide có trong khoai tây là chất rất dễ gây bệnh ung thư.

Như đã phân tích ở trên, chấp acrylamide trong khoai tây có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Để hạn chế lượng chất có hại cho sức khỏe, Mẹ bầu nên chế biến khoai tây nấu hoặc hấp thay vì sử dụng khoai tây chiên.

Những lưu ý khi chế biến khoai tây chiên

Mẹ bầu có thể gọt vỏ và ngâm nước trước khi chế biến món ăn: Để hạn chế chất acrylamide có trong khoai tây mẹ bầu nên chú ý gọt vỏ khoai rồi ngâm từ 30 -120 phút sẽ giảm được từ 38 – 48 % chất độc hại.

Nhiều nhà khoa học đã khuyến cáo rằng nếu muốn giảm thiểu tác hại của chất acrylamide trong khoai tây chiên, mẹ bầu cần tránh chiên quá lửa hay chiên đi chiên lại nhiều lần. Vì hiện nay, vẫn chưa có giải pháp nào loại bỏ hoàn toàn chất độc hại ra khỏi thực phẩm.

Một lưu ý nhỏ là tránh ăn chuối sau khi ăn khoai tây. Vì chúng góp phần tạo nên nhiều chất carbohydrate, gây ra bệnh béo phì ở bà bầu.

Nên ăn khoai tây với thịt bò. Bởi chất xơ trong thịt bò ăn nhiều sẽ không có lợi cho niêm mạc dạ dày, nhưng khi xào thịt bò với khoai tây thì chất xơ của thịt bò sẽ tác dụng với axit folic trong khoai tây để hình thành nên chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.

Bà bầu sau sinh có được ăn khoai tây?

Theo Đông ý, Khoai tây là loại thực phẩm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều hòa chức năng dạ dày và tăng cường chức năng tiêu hóa. Khoai tây có thể điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, táo bón, kén ăn, quai bị, đau đầu, …

Trong y học Phương Tây, một số nước đã áp dụng khoai tây để chữa trị một số bệnh về tim mạch và tiêu hóa như Nga, Thụy Điển, Mỹ. Nghiên cứu cho thấy những người ăn khoai tây có khả năng mắc các bệnh tim mạch là 29%, còn những ai không sử dụng khoai tây thì khả năng mắc các bệnh đó lên tới 42%.

Trong khoai tây có hàm lượng tinh bột cao cùng cenllulose, vitamin B1, B2, khi khoai tây thì có hàm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.

Theo cả Đông y và Tây y thì ăn khoai tây không bị mất sữa mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho cơ thể người mẹ. Khoai tây có tác dụng làm mát cơ thể, ngăn ngừa táo bón tốt cho trẻ thông qua sữa mẹ. Không chỉ vậy, khoai tây còn tốt cho tim mạch, tăng cường sức khoẻ hệ tiêu hoá.

Món ngon từ khoai tây cho bà bầu

Với các bà bầu nghiện khoai tây, hãy tạm chia tay những món không tốt cho em bé như khoai tây chiên, nướng… Bù lại, các mẹ có thể thay thế bằng nhiều món ngon từ khoai tây khác như: khoai tây xào thịt bò, khoai tây hầm xương, súp khoai tây rau củ …

* Chuẩn bị

– Thịt bò, khoai tây, cà rốt đủ lượng vừa ăn

– Hạt tiêu, hành khô, tỏi khô, nước mắm, muối, mì chính.

Cách làm

Bước 1: Thịt bò rửa sạch, thái miếng to bằng bao diêm.

– Khoai tây, cà rốt gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng (Lưu ý ngâm nước khoai tây ít nhất nửa giờ).

– Hành, tỏi bóc bỏ vỏ, đập dập, băm nhỏ.

Bước 2: Phi thơm hành, tỏi, trút thịt vào đảo săn rồi nêm mắm muối vừa ăn, để cho ngấm.

– Đổ nước sôi ngập thịt rồi đậy vung, đun âm ỉ cho thịt mềm.- Cho tiếp khoai tây, cà rốt, đun cho khoai chín bở, cho mì chính. Múc ra bát, rắc hạt tiêu và rau thơm vào.

Một số lưu ý với các bà mẹ là không nên chế biến khoai tây bằng phương pháp chiên, rán hoặc xào vì đây đều là những món nhiều dầu mỡ, có tác động không tốt đến sức khỏe của cơ thể các mẹ và bé. Những phương pháp chế biến thức ăn với nhiều dầu mỡ chứa hàm lượng calo cao và rất ít dưỡng chất. Không chỉ vậy, dầu mỡ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên các vấn đề với sữa mẹ và có thể gây kích ứng cho dạ dày của bé.

Nhờ hàm lượng vitamin cao trong khoai tây mà nhiều người sử dụng khoai tây trong việc làm đẹp, khoai tây có tác dụng chống viêm, làm mờ các vết sần, có tác dụng dưỡng da và làm giảm thiếu các nếp nhăn làm cho bề mặt da mẹ căng mịn, trắng hồng.

Khoai tấy rất tốt cho sức khỏe của mọi người, tuy nhiên để bà bầu ăn khoai tây thế nào cho hiệu quả và đầy đủ dưỡng chất thì các mẹ tránh dùng củ khoai tây đã mọc mầm nhằm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm từ khoai tây. Khi gọt khoai tây nên khoét bỏ mắt và những phần đã chuyển sang màu sắc khác để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

7 Lợi Ích Sức Khỏe Mẹ Bầu Sẽ Nhận Được Nếu Ăn Socola Trong Thai Kỳ Đúng Cách

Phụ nữ thèm ăn khi mang thai là điều bình thường. Các mẹ có thể sẽ cảm thấy đặc biệt hứng thú với một số món ăn được liệt vào danh sách không lành mạnh. Tuy nhiên, với socola thì khác, nếu mẹ bầu ăn socola có chừng mực thì không những không có hại mà mẹ còn nhận về nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời.

Bà bầu có nên ăn socola không?

Theo các nhà khoa học, bà bầu ăn socola trong chừng mực và có kiểm soát sẽ rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Các nhà khoa học cho biết, mẹ bầu không nên nạp quá 200mg socola mỗi ngày vì trong thực phẩm này có chất caffeine.

Bà bầu có thể ăn socola nhưng chỉ ở mức cho phép (Nguồn: Internet)

Tương tự như việc bà bầu uống cafe, việc tích lũy caffeine có trong socola sẽ gây trở ngại cho những hoạt động của cơ thể. Caffein làm ảnh hưởng đến việc dẫn truyền thần kinh, tạo ra cảm giác hạnh phúc “ảo”. Ngoài ra, bà bầu ăn socola quá nhiều có thể dẫn đến bệnh tiểu đường và tăng cân nhanh do lượng calo có trong socola cung cấp.

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích khi bà bầu ăn socola đúng cách

Socola chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: magie, flavonoid và theobromine.

Magie giúp điều chỉnh huyết áp.

Flavonoid là chất chống oxy hóa mạnh.

Theobromine có khả năng tối ưu hóa chức năng thận và kích thích các mạch máu.

Đặc biệt, các chuyên gia còn thống kê thành phần chất béo, đường và caffeine trong 50g socola như sau:

Chất béo: 13g.

Caffeine: 9mg (socola sữa) và 43mg (socola đen).

Đường: 23g (socola sữa) và 18g (socola đen).

Chính vì thế, khi bà bầu ăn socola, nhất là socola đen trong một giới hạn nhất định sẽ mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như:

Bà bầu bị tiền sản giật dễ gặp phải chứng huyết áp cao và tăng mức protein. Điều này có thể dẫn đến tình trạng chuyển dạ sớm, co giật, các vấn đề về đông máu và tổn thương gan. Tuy nhiên, chất theobromine trong socola có thể làm giảm tình trạng này và hạn chế gần 70% nguy cơ bị tiền sản giật, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba.

Trong socola chứa nhiều chất flavonoid và đây là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch của mẹ bầu bên cạnh các thực phẩm khác.

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa có trong socola cũng rất tốt cho tim, góp phần giúp ngăn ngừa bệnh tim xuất hiện trong tương lai.

Socola đen có khả năng gây tăng đột biến nồng độ serotonin và endorphin trong não. Đây là những chất tăng cường tâm trạng. Các flavonoid cũng giúp chống lại sự mệt mỏi và giảm căng thẳng.

Chất flavonoid trong socola giúp kiểm soát mức cholesterol trong cơ thể mẹ bầu (Nguồn: Internet)

Chính các flavonoid trong socola đen có thể giúp giúp kiểm soát sự gia tăng mức cholesterol khi mang thai. Thành phần này cũng tạo điều kiện cho dòng máu chảy tốt hơn bằng cách tạo ra sự đàn hồi ở các mạch máu.

Sự hiện diện của chất resveratrol trong socola rất hữu ích trong việc bảo vệ não cũng như hệ thần kinh của thai nhi, giúp bé yêu trong bụng phát triển khỏe mạnh.

Một báo cáo được đăng tải trên tạp chí New Scientist cho rằng, những bà bầu ăn socola thường xuyên có nhiều khả năng sinh con vui vẻ và năng động hơn. Ngoài ra, socola còn giúp bảo vệ bé yêu khỏi sự căng thẳng của mẹ bầu.

Một lượng vừa phải chất béo không bão hòa đơn sẽ rất có ích cho phụ nữ mang thai. Socola có chứa nhiều axit oleic, lượng chất béo gần như tương đương với dầu ô-liu. Chính vì thế, mẹ bầu hoàn toàn có thể thêm socola vào danh sách những món ăn vặt tốt cho bà bầu.

Bà bầu nên ăn socola đen, kem hay ít đường?

Bà bầu ăn socola nên chọn loại càng đậm màu càng tốt, chẳng hạn như socola đen. So với socola sữa, socola đen chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể hơn. Cụ thể là hơn 600 hợp chất thiết yếu như: magie, sắt, flavonoid, theobromine, chất chống oxy hóa… Tuy nhiên, cần lưu ý đến thành phần cacao có trong trong socola đen vì đây là chất không thực sự tốt cho mẹ bầu.

Mẹ bầu cũng có thể chọn các loại socola hữu cơ và ít đường, vì loại này thường có ít calo nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Mẹ bầu không nên chọn các loại socola có kem, tức là socola được chế biến dưới dạng bánh mousse, vì hầu hết các loại socola này đều được làm từ trứng sống và có khả năng chứa nhiều loại vi khuẩn có thể gây ảnh hưởng cho thai nhi.

Tài liệu tham khảo

Bà bầu ăn ổi và 9 lợi ích sức khỏe ít người biết : Ổi là loại trái cây quen thuộc với người dân Việt và loại trái cây này cũng được rất nhiều chị em phụ nữ yêu thích trong thai kỳ. Thế nhưng, bà bầu liệu có nên ăn ổi khi mang thai hay không?

Ăn Củ Đậu Trong Thai Kỳ, Mẹ Bầu Sẽ Nhận Được 7 Lợi Ích Sức Khỏe Bất Ngờ

Chế độ ăn uống của bà bầu luôn được quan tâm và chăm sóc kĩ càng nhằm đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ lẫn em bé trong bụng. Trong quá trình lựa chọn thực phẩm, có lẽ nhiều mẹ sẽ băn khoăn có nên ăn củ đậu hay không, thì lời khuyên là có.

1. Lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn củ đậu

Củ đậu rất giàu canxi và photpho. Đây là hai khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của xương và răng. Vì thế, nếu bà bầu thường xuyên ăn củ đậu trong thai kỳ sẽ giúp tránh được các nguy cơ loãng xương hoặc các vấn đề về răng miệng khác.

Trong củ đậu có khoảng 80 – 90% là nước, 4.5% đường glucoza, 2.4% tinh bột nên sẽ rất có lợi cho những bà bầu bị cơn ốm nghén hành hạ. Phụ nữ mang thai thường có cảm giác nhạt miệng và chán ăn, tuy nhiên nếu mẹ bầu ăn củ đậu sẽ không thấy ngán mà vẫn có thể cung cấp được tinh bột vào cơ thể.

Trong giai đoạn ốm nghén mẹ bầu nên ăn thêm củ đậu (Nguồn: Internet)

1.3 Hỗ trợ hoạt động tiêu hóa

Củ đậu là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bà bầu ăn củ đậu sống hoặc chế biến thành những món ăn khác cũng đều có thể cung cấp chất xơ vào cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc phải các triệu chứng thường gặp như táo bón, trĩ. Không những thế, lượng chất xơ này sẽ giúp mẹ bầu duy trì cân nặng ổn định trong thai kỳ.

1.4 Thanh nhiệt cho bà bầu

Do có tính mát nên củ đậu có công dụng giải nhiệt. Vào những lúc thời tiết nóng nực, bà bầu có thể ăn củ đậu sẽ giúp cơ thể được thanh mát hơn.

1.5 Cung cấp vitamin và chất sắt

Vitamin C được tìm thấy rất nhiều trong củ đậu. Đây là loại vitamin cần thiết cho cơ thể vì có thể tăng cường sức đề kháng để chống lại một số bệnh tật thông thường. Bên cạnh vitamin C, hàm lượng chất sắt trong củ đậu cũng được đánh giá rất cao. Phụ nữ mang thai cần bổ sung nhiều sắt để tạo ra các tế bào hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu.

Bà bầu thường xuyên chóng mặt do thiếu máu nên bổ sung củ đậu trong khẩu phần ăn (Nguồn: Internet)

Với đặc điểm chứa nhiều nước nên bà bầu ăn củ đậu không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp duy trì độ ẩm của làn da, giúp da luôn mịn màng, tránh khô sần.

1.7 Ngăn ngừa dị tật thai nhi

Hàm lượng lớn folate trong củ đậu sẽ góp phần thúc đẩy sản sinh tế bào, tham gia quá trình xây dựng AND mang thông tin di truyền ở thai nhi. Khi mẹ bầu bổ sung đủ folate sẽ giảm nguy cơ sưng não và tủy sống, cũng như dị tật ống thần kinh ở trẻ.

2. Một số lưu ý khi bà bầu ăn củ đậu

Có thể thấy rằng củ đậu đem lại khá nhiều lợi ích với sức khỏe mẹ bầu, tuy nhiên hãy ăn một lượng vừa đủ, để đảm bảo hấp thụ cân bằng các dưỡng chất.

2.1 Không ăn nhiều liên tục

Bà bầu chỉ nên ăn từ 2-3 củ một ngày, không ăn liên tục quá 4 bữa một tuần, bởi loại thực phẩm này có thể tạo ra cảm giác “no giả” do chứa nhiều nước. Điều này sẽ khiến cơ thể mẹ bầu khó tiêu thụ những loại thực phẩm khác, từ đó làm mất cân bằng dinh dưỡng, khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, uể oải. Cùng với đó, do củ đậu có tính hàn nên nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến tiêu chảy.

Thời điểm tốt nhất để ăn củ đậu nên vào buổi sáng hoặc trước bữa ăn, tránh ăn vào ban đêm hoặc trước khi đi ngủ. Mẹ bầu có thể ăn củ đậu trực tiếp hay chế biến thành những món ngon từ củ đậu. Ngoài cách lấy nước ép hay chế biến thành món nộm, các mẹ có thể chế biến củ đậu thành một số món ăn khác như: củ đậu xào thịt, củ đậu cuốn tôm, củ đậu xào tép….

Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ trong thai kỳ là khá quan trọng và ăn củ đậu sẽ không thể cung cấp đầy đủ hết những dưỡng chất cần thiết. Do vậy, chị em cần phải ăn đa dạng các nguồn thực phẩm khác nhau như rau, củ, quả, thịt, cá, trứng, sữa…. để đảm bảo duy trì sức khỏe của người mẹ cũng như sự phát triển của bé thật tốt.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Ăn Khoai Tây Sẽ Nhận Được Lợi Ích Gì? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!