Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Ăn Lẩu Mắm Được Không? Có Gây Rối Loạn Tiêu Hóa Hay Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bầu ăn lẩu mắm được không là một câu hỏi của không ít mẹ bầu. Khi mang thai, bà bầu được dặn dò phải kiêng cử nhiều món ăn. Trong đó có các loại mắm. Vậy đối với lẩu mắm thì các mẹ bầu có được ăn hay không? Thực tế, chị em vẫn có thể ăn món này. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin chi tiết.
Giá trị dinh dưỡng của mắmNhững món mắm từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong bữa cơm của gia đình Việt Nam. Mắm có hương vị hấp dẫn nên dễ dàng kích thích vị giác của các mẹ bầu. Loại thực phẩm này được làm từ nguyên liệu chính là cá, tôm ướp muối cùng các loại gia vị.
Mắm cung cấp cho mẹ bầu nhiều dưỡng chất như DHA, Protein, Vitamin B1, B2, B12, chất đạm, axit Amin, muối khoáng và sinh tố. Bên cạnh đó, trong mắm có những axit hữu cơ. Khi mẹ tiêu thụ mắm, cơ thể sẽ hấp thu ngay mà không cần qua quá trình phân giải ở ruột như ăn thịt, cá.
Các chuyên gia còn phân tích thấy có 20 loại axit Amin trong mắm. Trong đó có 8 loại rất cần thiết để tạo thành protid cho cơ thể. Những loại axit amin này, cơ thể không thể tự tổng hợp được. Thay vào đó, nó phải trải qua quá trình thu nạp từ thực phẩm ngoài.
Những lợi ích mắm mang lại cho mẹ bầu Cung cấp chất sắt cho mẹ bầuTrong mắm có rất nhiều khoáng chất sắt, giúp cho mẹ giảm tình trạng thiếu máu, sinh non hay băng huyết. Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin. Nó có chức năng vận chuyển oxy đi tới các cơ quan.
Thiếu sắt trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi. Nó gia tăng khả năng mẹ sinh non. Trẻ sinh ra bị thiếu cân. Nghiêm trọng hơn là thai nhi có thể bị chết lưu, tử vong sau khi sinh. Theo các chuyên gia, cứ 10ml mắm nêm sẽ cung cấp 10 mg sắt.
Cung cấp chất béo Omega 3Omega 3 là axit béo cần thiết cho các hoạt động của cơ thể thai phụ. Chất này giúp làm giảm mỡ máu, bảo vệ hệ tim mạch.
Nó là một nhân tố không thể thiếu trong phát triển hệ thần kinh và thị lực của thai nhi. Omega 3 còn có khả năng giảm chứng trầm cảm sau sinh của mẹ bầu. Trẻ sơ sinh được bổ sung omega đầy đủ thì sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn.
Cung cấp các axit aminAxit amin sẽ giups hình thành nên tế bào, sửa chữa các mô. Trong 8 loại axit amin không thể thay thế thì mắm có tới 5 loại: valine, isoleucine, phenylalanine, methionine, lysine. Các loại axit amin này còn giúp tạo kháng thể nâng cao miễn dịch cho cơ thể mẹ.
Cung cấp vitamin B12Vitamin B12 tham gia quá trình trưởng thành và hình thành nhân của hồng cầu. Đây là một loại vitamin rất có lợi cho quá trình tạo máu của bà bầu trong kỳ thai nghén.
Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu nếu được cung cấp đầy đủ Vitamin B12 thì con sinh ra khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các dị tật ống thần kinh.
Mẹ bầu ăn lẩu mắm được không?Mắm mang lại giá trị dinh dưỡng rất lớn cho cơ thể của mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu ăn mắm lại là một con dao hai lưỡi. Bởi vì mắm được làm bằng cách ướp cá, tôm với muối và để cho phân huỷ. Đối với những mẹ bầu có hệ tiêu hoá kém, khi ăn mắm sẽ dễ dàng sinh ra những triệu chứng về tiêu hoá.
Tuy nhiên lẩu mắm dường như lại là một lựa chọn an toàn hơn cho mẹ bầu thích ăn mắm. Lúc này mắm đã được nấu chín trong nước sôi. Các loại vi khuẩn cũng từ đó mà bị diệt đi phần nào. Mẹ có thể yên tâm ăn lẩu mắm mà không lo sợ đến việc gặp vấn đề với đường tiêu hoá.
Những lưu ý khi mẹ bầu ăn lẩu mắmKhi mẹ bầu ăn mắm hay lẩu mắm, mẹ cần chú ý những điều sau:
Mắm được làm từ cá tôm, không ít thì nhiều hải sản vẫn chứa một phần chì hay thuỷ ngân. Mẹ bầu ăn nhiều mắm có thể khiến chì, thủy ngân có trong cơ thể mẹ tăng lên. Chì và thủy ngân tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, hoặc gây ra các dị tật bẩm sinh cho trẻ. Nó dễ dàng dẫn đến tổn thương hệ thần kinh của bào thai.
Mỗi tuần mẹ chỉ ăn mắm 2-3 lần, không ăn quá nhiều.
Mẹ nên ăn những món ăn mà mắm được nấu chín. Phần lớn các loại vi khuẩn sẽ chết trong quá trình đun nấu.
Khi mẹ ăn lẩu mắm, các loại rau đi kèm cần được rửa một cách kỹ càng. Bên cạnh đó, những món ăn trong lẩu cần được đảm bảo nấu chín. Mẹ không ăn những món ăn nấu tái hoặc chưa chín kỹ.
Mẹ bầu không nên ăn mắm ở các quán vỉa hè bởi vệ sinh không đảm bảo, rất dễ ngộ độc, gây ra các hậu quả không đáng có.
KếtMắm hay lẩu mắm là một món ăn không thể thiếu trong thực đơn ẩm thực của người Việt Nam. Bên cạnh đó, mắm còn cung cấp hàm lượng dinh dưỡng lớn cho sức khỏe mẹ bầu. Mẹ hãy tự tin dùng mắm trong thực đơn của mình. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý đến hàm lượng tiêu thụ cũng như nguồn gốc xuất xứ rõ ràng của mắm. Mẹ nên ăn mắm cũng như lẩu mắm tại nhà để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như sức khoẻ của hai mẹ con.
Món Ăn Dễ Gây Rối Loạn Tiêu Hóa Bà Bầu
Bánh chưng, bánh tét
Tuyệt đối không ăn món bánh chưng đã để quá 2 ngày mà không được bảo quản trong tủ lạnh.
Dưa hànhNếu bạn gặp phải tình trạng loét dạ dày hoặc mắc phải chứng bệnh về rối loạn tiêu hóa khi mang bầu thì không nên thử món dưa hành hoặc một số loại dưa muối khác.
Bản chất của dưa hành là chứa nhiều chất chua, khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn và làm bệnh tiến triển nặng hơn.
Nhưng với những bà bầu khỏe mạnh thì chúng lại giúp kích thích tiêu hóa tốt, thậm chí có một số mẹ bầu còn nghén chua trong đó có các món dưa muối… Dù vậy, dưa hành muối là loại thực phẩm chứa muối nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, mẹ bầu nên cẩn thận.
Bánh kẹo và mứtBánh kẹo và mứt hầu như đều chứa nhiều đường nên không tốt cho sức khỏe bà bầu đặc biệt là không tốt cho đường tiêu hóa của bà bầu. Vì thế bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm này.
Tuy vậy bạn cũng không nên lạm dụng mứt me và chỉ nên sử dụng các loại mứt còn hạn sử dụng và có nhãn mác sản xuất rõ ràng. Những loại mứt đóng gói bày bán sẵn thường ẩn chứa nhiều nguy cơ về an toàn vệ sinh thực phẩm do đó bạn không nên ăn.
Món lẩuBà bầu lưu ý hạn chế món lẩu vì có thể gây tổn thương hệ tiêu hóa và gây nhiễm kí sinh trùng. Các nghiên cứu y học chứng minh rằng, ăn lẩu có nhiều cái hại, nhất là với phụ nữ đang mang thai. Món lẩu chưa chín kỹ có thể dẫn tới chứng giun sán. Việc ăn lẩu cũng có thể gây hại cho dạ dày và đường ruột. Bạn cũng nên đặc biệt tránh món lẩu cay vì vị cay dễ làm tổn thương dạ dày.
Khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa như thế nào?Trong chế độ ăn hàng ngày nên tăng cường các chất xơ có trong rau quả, trái cây, ngũ cốc như họ đậu để kích thích hệ vi khuẩn đường ruột.
Uống đủ nước mỗi ngày, không nên uống quá nhiều hoặc quá ít nước.
Tránh các đồ uống có tính kích thích như bia rượu, trà , cà phê vì chúng gây mất nước
Thể thao hàng ngày hoặc đi bộ nhẹ nhàng cũng là một phương pháp hợp lý để nhanh chóng khắc phục tình trạng táo bón khi mang thai.
Nếu mắc tình trạng tiêu chảy cần kiểm soát chất điện giải. Ngoài ra, ăn uống điều độ và kiểm soát thành phần thức ăn cũng là việc nên làm cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và ổn định.
Ăn chậm, nhai kỹ, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (6-8 bữa ăn/1 ngày), đồng thời hạn chế tối đa những đồ ăn nhiều dầu, mỡ để tránh hiện tượng đầy bụng, ợ hơi
Hãy gọi số điện thoại tư vấn miễn cước 1800.1506 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh đại tràng như: viêm đại tràng, Đại tràng co thắt, Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…
Bà Bầu Có Ăn Được Bột Sắn Dây Không Và Có Gây Rối Loạn Tiêu Hóa?
Bà bầu có ăn được bột sắn dây không? Sử dụng như thế nào mới hiệu quả là những thắc mắc của nhiều mẹ bầu.
Lợi ích khi bà bầu ăn bột sắn dây Ngăn ngừa táo bónBột sắn dây cung cấp chất xơ tích cực giúp ruột hoạt động tốt hơn, giúp bà bầu cải thiện chứng táo bón một cách hiệu quả. Vì vậy, hàng ngày bà bầu nên thêm thức uống này vào chế độ ăn uống của mình.
Khi bà bầu bổ sung các loại trái cây, rau quả trong ngày với số lượng lớn hoặc sử dụng thực phẩm có chứa nhiều vitamin C sẽ khiến cho lượng axit trong dạ dày bị dư thừa. Từ đó gây ra sự ăn mòn thành dạ dày, làm mỏng niêm mạc dạ dày, lâu ngày có thể làm viêm, loét dạ dày.
Bổ sung thêm bột sắn dây vào thực đơn là cách an toàn để trung hòa lượng axit trong dạ dày của bà bầu. Từ đó, giúp các mẹ bầu cải thiện rõ rệt tình trạng bị viêm, loét dạ dày.
Giảm viêm họng, giảm hoBột sắn dây lành tính, có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu khi bà bầu bị viêm họng. Nhất là khi thời tiết chuyển mùa, việc giữ ấm cổ là rất cần thiết, cùng với đó, bà bầu nên uống bột sắn dây để giảm các tổn thương vùng cổ họng.
Giúp hạ huyết ápVới những phụ nữ có thai có huyết áp cao, huyết áp không ổn định thì bột sắn dây sẽ phát huy tác dụng tích cực giúp làm giảm huyết áp và cân bằng huyết áp.
Trong trường hợp này, bà bầu có thể hòa bột sắn dây uống sống mà không cần nấu thành bột.
Giúp làm đẹp daĐể cải thiện làn da bị xỉn màu, trở lên khô ráp, bà bầu có thể sử dụng thêm bột sắn dây vừa uống vừa làm mặt nạ đắp rất hiệu quả.
Phụ nữ mang thai nếu thường xuyên bị nóng trong người gây phát ban, nổi mụn thì nên uống bột sắn rất tốt. Thức uống này làm thanh mát cơ thể, đặc biệt trong những ngày hè nóng bức.
Cung cấp vitamin BTheo nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng của loại Vitamin này trong việc ngăn ngừa các dị tật về ống thần kinh ở thai nhi, hạn chế bị dị tật bẩm sinh.
Cách pha bột sắn dây không phải ai cũng biếtCách pha bột sắn dây này thích hợp với các mẹ đang bị nóng, sức khỏe bình thường. Cho 2 muỗng canh bột sắn dây, 1 muỗng cà phê đường và 3 thìa súp lọc vào khuấy cho bột tan ra. Sau đó mới cho nước nóng vào và khuấy đều tay đến khi vừa uống. Lưu ý khi nước đủ rồi vẫn tiếp tục khuấy thêm một lúc nữa để bột không vón cục. Có thể thêm đá tùy ý.
Chè mè đen bột sắn dâyMè đen rang thơm. Để mè nguội hẳn thì cho vào máy xay sinh tố xay nhiễn, mịn. Rang chín bột gạo nếp, để nguội rồi cũng mang xay hoặc giã. Cho bột sắn dây vào 1 chiếc tô, thêm nước, khuấy tan hoàn toàn.
Trong một lần nấu, tỉ lệ pha bột: 1 muỗng bột nếp, 1 muỗng bột sắn dây, 2 muỗng vừng đen, 2 muỗng đường và 1 chén tô nước.
Cho hỗn hợp lên bếp, đun nhỏ lửa, vừa đun vừa dùng đũa quấy đều. Đun cho đến khi nào nước không còn màu trắng nữa, chuyển sang màu đen hoàn toàn là được.
Những trường hợp bà bầu không nên uống bột sắn dâyVậy mẹ bầu đã biết bà bầu có ăn được bột sắn dây không rồi. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ bầu có biểu hiện mệt mỏi, tay chân và cơ thể lạnh thì không nên uống bột sắn dây. Vì nó có tính hàn, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ khiến bệnh lý nặng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Có thể gây ra tác dụng với thuốc chống tiêu chảy và thuốc nhuận tràng. Thai phụ cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng kết hợp.
Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên uống 1 cốc bột sắn chín và có thể thêm một chút đường để tăng vị giác.
Mẹ bầu cũng không nên ăn sắn dây luộc. Bởi chất axit cyanhydric có trong sắn dây luộc nhiều sẽ dễ dẫn tới rồi loạn tiêu hóa, nặng hơn là ngộ độc thức ăn. Chất này thường tập trung nhiều ở lớp vỏ và 2 đầu cử sắn nên khi ăn bột sắn dây sẽ không ảnh hưởng nhiều.
Rối Loạn Tiêu Hóa Khi Mang Thai
Rối loạn tiêu hóa khi mang thai là hiện tượng mà rất nhiều phụ nữ phải đối mặt trong thời kỳ thai nghén. Hiện tượng này không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, song nếu không được chữa trị sẽ làm mẹ bầu rất mệt mỏi, khó chịu.
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng hệ tiêu hóa gặp vấn đề bất thường, dẫn đến khó khăn trong vấn đề tiêu thụ thức ăn. Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân. Bầu cần tìm hiểu nguyên nhân để có hướng xử lý phù hợp nhất.
Nguyên nhân bà bầu bị rối loạn tiêu hóaRối loạn tiêu hóa thường khiến bà bầu bị táo bón, tiêu chảy, ăn không tiêu, đầy bụng, chán ăn… Tình trạng này thường xảy ra ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Sở dĩ bà bầu bị rối loạn tiêu hóa thường do các nguyên nhân sau:
Thời kỳ này, nồng độ hormone trong cơ thể của người mẹ có sự thay đổi: Progesterone tăng lên làm giảm nhu động ruột, dẫn đến thức ăn chậm tiêu hóa. Và táo bón là hệ quả không thể thiếu.
Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi làm kích thước của tử cung cũng tăng lên làm chèn ép các cơ quan nội tạng, ruột già bị ép lại, ruột non bị đẩy lên nằm hai bên tử cung cũng là nguyên nhân góp phần làm tình trạng táo bón nặng hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ. Bên cạnh đó, thời kỳ mang thai, mẹ bầu phải thường xuyên bổ sung viên sắt để phòng chống thiếu máu dinh dưỡng, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm mẹ bầu bị táo bón.
Một hệ lụy thường xảy đến khi mẹ táo bón lâu ngày là làm rối loạn nhu động ruột gây nên tình trạng tiêu chảy. Hoặc có thể khi mang thai, cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm với thức ăn, nhất là với những thức ăn bịn nhiễm khuẩn. Một số người còn không thể hấp thu được lactose trong các loại sữa dành cho bà bầu cũng gây nên tình trạng tiêu chảy.
Tỷ lệ tiêu chảy khi mang thai thường không nhiều như táo bón. Tuy nhiên, tiêu chảy kèm theo nôn mửa làm mẹ bầu rất mất sức và ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé.
Bên cạnh đó, sự thay đổi nồng độ hormone progesterone tăng lên làm giảm sự vận động của các van nối thực quản với dạ dày khiến thức ăn và a-xít dịch vị dạ dày trào ngược trở lại thức quản làm mẹ bầu ợ hơi, đầy bụng, ăn không tiêu… rất khó chịu.
Cách điều trị chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thaiTrong thời kỳ mang thai mẹ bầu nên ăn uống khoa học và có chế độ vận động hợp lý. Nên ăn nhiều chất xơ như trái cây, ngũ cốc, rau quả giúp hệ tiêu hóa tốt hơn.
Mẹ bầu nên uống nhiều nước mỗi ngày, từ 2,5-3 lít nước/ngày. Không uống những đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, trà, nước có ga, vì sẽ làm cơ thể mất nước. Khi bị tiêu chảy nên tránh cơ thể mất nước, nên tăng cường uống nhiều nước trái cây, nước oresol hoặc muối đường. Mẹ bầu cần lưu ý thức ăn hàng ngày, nên ăn những thức ăn dễ hấp thu như chuối, cà rốt, táo, khoai tây… Nên cẩn trọng với những sản phẩm từ sữa, nhưng nên dùng sữa chua vì sữa chua chứa nhiều vi khuẩn có lợi, tránh ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, chiên xào.
Mẹ bầu nên có chế độ ăn nhiều bữa trong ngày (5-6 bữa), mỗi lần ăn nên nhai kỹ để tránh bị đầy bụng, khó tiêu.
Ngoài ra, mẹ bầu tập thể dục và vận động nhẹ nhàng như đi bộ hay yoga cũng cải thiện chứng rối loại tiêu hóa khi mang thai. Việc tập thể dục đều đặn không những giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh mà còn khiến tinh thần thoải mái, bớt căng thẳng. Mẹ bầu ngồi một chỗ, ít vận động sẽ càng khiến tinh thần mệt mỏi, cơ thể trờ nên ù lì, chậm chạp.
Trong trường hợp phải dùng thuốc như thuốc nhuận tràng…, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc uống.
Thực Phẩm Cho Bà Bầu Bị Rối Loạn Tiêu Hóa? Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Nên Ăn Gì?
Rối loạn tiêu hóa là vấn đề phổ biến thường gặp ở phụ nữ giai đoạn mang thai. Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ là phổ biến nhất. Bị rối loạn tiêu hóa khi mang thai là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ dọa sinh non và những vấn đề khác như: mệt mỏi, chán ăn, buồn bực,… Vậy bà bầu bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Thực phẩm cho bà bầu bị rối loạn tiêu hóa là gì?
Thực phẩm cho bà bầu bị rối loạn tiêu hóa: chất xơMón ăn tốt cho bà bầu bị rối loạn tiêu hóa là thực phẩm chứa chất xơ. Cung cấp đủ chất xơ khi mang thai giúp bà bầu hạn chế tối đa tình trạng táo bón và chứng rối loạn tiêu hóa. Theo khuyến cáo, mỗi ngày mẹ nên cung cấp khoảng 28g chất xơ.
Những thực phẩm giàu chất xơ cho bà bầu là:
Món ăn cho bà bầu bị rối loạn tiêu hóa: chuốiChuối là món ăn tốt cho bà bầu bị rối loạn tiêu hóa nhờ hàm lượng kali cao. Rối loạn tiêu hóa thường khiến người bệnh bị nôn ói, đi ngoài mất kali. Vì thế, người bị rối loạn tiêu hóa nên được bổ sung các thực phẩm giàu kali và chất điện giải. Do đó bà bầu bị rối loạn tiêu hóa nên ăn chuối để cải thiện sức khỏe.
Ngoài ra chuối cũng là một thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ này sẽ giúp hấp thu các dịch dư thừa tại đường ruột và tạo sự cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột, giảm hiện tượng tiêu chảy.
Tuy nhiên, người bị rối loạn tiêu hoá chỉ nên ăn chuối lùn. Bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn chuối tiêu hoặc chuối tây bởi các loại chuối này dễ khiến đầy bụng khó tiêu.
Dinh dưỡng cho bà bầu bị rối loạn tiêu hóa: ngũ cốc nguyên hạt Thực phẩm cho bà bầu bị rối loạn tiêu hóa: sữa chuaSữa chua nằm trong số ít sản phẩm từ sữa được cho là rất tốt cho hệ tiêu hóa. Sữa chua được làm từ sữa đã được lên men, điển hình là vi khuẩn axit lactic. Nó chứa vi khuẩn có lợi được gọi là men vi sinh – là những vi khuẩn tốt sống trong đường tiêu hóa và có thể giúp cải thiện các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa, giữ cho đường ruột của bạn khỏe mạnh.
Món ăn cho bà bầu bị rối loạn tiêu hóa: quả bơQuả bơ rất giàu chất xơ và chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, rất tốt trong việc duy trì các chức năng tối ưu của đường tiêu hóa cũng như túi mật, tuyến tụy và gan. Bơ cũng giúp chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A rất cần thiết cho niêm mạc lót của toàn bộ đường tiêu hóa. Bà bầu bị bị rối loạn tiêu hóa hãy ăn bơ để cải thiện tình trạng bệnh.
Thực phẩm cho bà bầu bị rối loạn tiêu hóa: khoai langKhoai lang chứa lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate cao. Đây đều là những dưỡng chất tuyệt vời cho hệ tiêu hóa. Bà bầu ăn khoai lang giúp cải thiện các vấn đề như chứng viêm loét dạ dày, tá tràng,…
Ngoài ra những dưỡng chất trong khoai lang có thể giúp ngăn ngừa các gốc tự do – nguyên nhân dẫn đến các bệnh ung thư.
Đồ ăn cho bà bầu bị rối loạn tiêu hóa: táoTáo là thực phẩm cho bà bầu bị rối loạn tiêu hóa mà các mẹ nên ăn. Trong táo rất giàu pectin và chất xơ hòa tan rất tốt cho hệ tiêu hóa. Táo làm tăng thể tích phân và do đó thường được sử dụng để cải thiện tình trạng táo bón và tiêu chảy. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh táo có tác dụng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, cũng như viêm ruột kết.
Thực phẩm cho bà bầu bị rối loạn tiêu hóa: đu đủĐu đủ chứa một loại enzyme tiêu hóa gọi là papain hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa bằng cách giúp phá vỡ các sợi protein. Chất Papain cũng có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và vấn đề tiêu hóa như táo bón, đầy hơi…
Lưu ý dinh dưỡng cho bà bầu bị rối loạn tiêu hóa Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa cần làm gì?
Ăn chậm nhai kĩ, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Hạn chế tối đa đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.
Ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi.
Không ăn đồ tái sống, các loại gỏi,.. Vì những thực phẩm này có chứa nhiều vi khuẩn không tốt cho thai nhi.
Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì? Đồ ăn nhiều dầu mỡBị rối loạn tiêu hóa không nên ăn đồ nhiều dầu mỡ. Đồ ăn chiên nướng nhiều dầu mỡ sẽ khiến cơ thể khó tiêu, đầy bụng.
Đồ ăn nhanhNgười bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn đồ ăn nhanh. Đồ ăn nhanh thường khó tiêu và chứa hàm lượng chất béo lớn. Ăn đồ ăn nhanh sẽ khiến đầy bụng, khó tiêu làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Đồ uống có ga, rượu biaRượu, bia, thuốc lá, cà phê,… cũng là những thức uống khiến cơ thể khó tiêu hóa, dễ đầy bụng. Người bị rối loạn tiêu hóa không nên uống các loại nước này nếu không cơ thể sẽ càng khó chịu.
Qua bài chia sẻ hôm nay mong rằng đã giúp các mẹ trả lời các câu hỏi về thực phẩm cho bà bầu bị rối loạn tiêu hóa là gì? Phụ nữ mang thai bị bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và những lưu ý sức khỏe.
Nguồn: Tổng hợp
Bà Bầu Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Có Sao Không?
Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa có sao không? Trong quá trình thai kỳ có khá nhiều bà mẹ mắc chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống, ợ hơi… Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu những lời khuyên từ bác sĩ.
Với các rối loạn tiêu hóa thì táo bón là tình trạng khá thường gặp ở bà bầu. Có đến 11 – 35% bà bầu bị táo bón đặc biệt là ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Tuy không gây nguy hiểm nhưng lại khiến các bà bầu cảm thấy rất khó chịu.
Nguyên nhân khiến các bà bầu bị táo bón là trong thời kỳ mang thai cơ thể người mẹ có sự thay đổi về hormone đặc biệt là tăng nồng độ progesterone dẫn đến giảm nhu động ruột. Khi đó thức ăn sẽ bị lưu lại ở ruột lâu hơn và tiêu hóa chậm hơn dẫn tới tình trạng táo bón.
Đồng thời, trong thai kỳ mẹ bầu thường xuyên phải bổ sung viên sắt hàng ngày để phòng chống thiếu máu cũng là nguyên nhân dẫn tới táo bón.
Sự phát triển của thai nhi, kích thước tử cung của người mẹ cũng tăng lên kéo theo sự chèn ép các cơ quan nội tạng trong bụng, ruột non bị đẩy lên hai bên tử cung lại làm tăng thêm tình trạng táo bón vào cuối chu kỳ.
Tuy không phổ biến như táo bón nhưng tiêu chảy cũng thường xuất hiện ở thai phụ. Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ nhạy cảm với việc nhiễm vi khuẩn và vi rút, các loại thức ăn và đồ uống bị nhiễm khuẩn. Một số thai phụ không dung nạp được lactose trong các loại sữa dành cho bà bầu nên cũng gây tiêu chảy.
Một số tình trạng khó chịu về đường tiêu hóa như ợ hơi, đầy bụng, ăn không tiêu… Nguyên nhân chính là do sự gia tăng nồng độ hormone Progesterone và sự tăng kích thước của tử cung khiến giảm nhu động ruột và thức ăn tiêu hóa chậm hơn khiến cho bà bầu cảm thấy đầy hơi và chướng bụng.
Trong quá trình mang thai, người phụ nữ sẽ trải qua nhiều thay đổi thất thường trong cơ thể. Táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu, chán ăn… là những biểu hiện khó chịu ở đường tiêu hóa mà các bà bầu thường xuyên phải đối mặt trong suốt thai kỳ.
Buồn nôn và nôn thường gặp ở những tháng đầu của thai kỳ khi cơ thể chuyển biến rõ rệt và sản sinh ra khá nhiều progestetonrn và gây cảm giác buồn nôn và nôn. Đây là tình trạng thường gặp ở các thai phụ. Việc nôn ói thường xuyen làm cho bà bầu cảm thấy mệt mỏi và mất sức. Nếu nôn ói nặng kèm với chảy máu âm dạo, chóng mặt, đau thắt vùng bụng dưới thì có thể là triệu chứng của sảy thai và các vấn đề về nhau thai hoặc một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Cần về ngay lập tức để kiểm tra và chữa trị.
Ợ hơi, khó tiêu…
Hormone progesterone tăng cũng làm giảm sự vận động các van nối thực quản với dạ dày gây cảm giác khó chịu: ợ hơi, cháy họng, trào ngược…. khi thức ăn và axit dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
Tiêu chảy
Thời thời kỳ thai nghén, cơ thể phụ nữ khá nhạy cảm với vi khuẩn, vi rút và các loại thức ăn, uống nhiễm khuẩn, cơ thể không dung nạp được latose trong sữa, hay táo bón nhiều làm rối loạn nhu động ruột cũng gây ra tiêu chảy.
Tiêu chảy khá nguy hiểm đặc biệt là gây ra mất nước và rối loạn điện giải. Do đó, các bà bầu cần lưu ý trường hợp này.
Nếu có kèm theo các triệu chứng như: Ói mửa, buồn nôn, nôn và các triệu chứng mất nước như khô mắt, khô miệng, nước tiểu ít, có màu vàng đậm, tinh thần mệt mỏi , đau đầu hoặc chóng mặt…. thì cần nghĩ ngay đến việc rối loạn điện giải và lập tức đến cơ sở y tế để điều trị.
Táo bón
Đây là tình trạng gặp ở phần lớn thai phụ, nguyên nhân chủ yếu chính là do sự thay đổi nồng độ hormone, làm tăng nồng độ progesterone, làm giảm nhu động ruột. Ruột tiêu hóa thức ăn chậm lại dẫn đến táo bón.
Bà bầu thường xuyên bổ sung sắt hàng ngày để chống thiếu máu cũng là nguyên nhân dẫn tới táo bón. Hoặc do thai nhi chèn ép lên các cơ quan nội tạng gây nên tình trạng táo bón. Tuy nhiên trường hợp này thường chỉ xảy ra vào những ngày cuối thai kỳ.
Buồn nôn – Nôn
Vào những tháng đầu của thai kỳ cơ thể biến chuyển rõ rệt và sản sinh ra rất nhiều progestetorn sẽ gây ra cảm giác buồn nôn – nôn. Đây là hiện tượng thường gặp, phụ thuộc nhiều vào cơ địa của từng người và sẽ sớm qua đi khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai.
Nhưng ói mửa làm bạn mệt mỏi và mất sức thì cần liên hệ với bác sĩ để có những hướng dẫn phù hợp. Lưu ý, ói nặng nề đồng thời đi kèm với việc chảy máu âm đạo, chóng mặt, đau thắt vùng bụng dưới… thì có thể là triệu chứng của sảy thai, các vấn đề về nhau thai hoặc một bệnh nguy hiểm nào đó. Do đó cần đến cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể.
Cách chữa trị rối loạn tiêu hóa
Nằm ngủ với tư thế lưng và đầu được kê cao hơn một chút, tư thế này sẽ giúp axit trong dạ dày không thể trào ngược lên trên được.
Ăn các thức ăn nhiều chất xơ như bưởi, cam, rau quả, ngũ cốc, để kích thích hệ vi khuẩn đường ruột
Nên ăn chậm, nhai lỹ, uống nhiều nước, chia thành các bữa nhỏ trong ngày đồng thời hạn chế tối đa việc ăn dầu mỡ, đồ chiên rán để tránh đầy bụng, ợ hơi…
Thể dục thể thao và đi lại nhẹ nhàng là một cách giúp nhanh chóng khắc phục tình trạng táo bón trong mang thai.
Nếu có hiện tượng tiêu chảy cần kiểm soát hiện tượng điện giải gây ra. Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống điều độ và kiểm soát thành phần thức ăn cũng là việc nên làm cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và ổn định.
Uống nhiều nước mỗi ngày và tránh các thức uống có tính kích thích như: Rượu bia, cà phê, sô đa…
Qua bài viết bà bầu bị rối loạn tiêu hóa có sao không của chúng tôi có giúp ích được gì cho chị em không, nếu còn thắc mắc hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi, cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Ăn Lẩu Mắm Được Không? Có Gây Rối Loạn Tiêu Hóa Hay Không? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!