Xu Hướng 3/2023 # Bà Bầu Ăn Nghêu Được Không? Ăn Nghêu Có Tốt Cho Bà Bầu Không # Top 4 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bà Bầu Ăn Nghêu Được Không? Ăn Nghêu Có Tốt Cho Bà Bầu Không # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Ăn Nghêu Được Không? Ăn Nghêu Có Tốt Cho Bà Bầu Không được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thành phần dinh dưỡng của nghêu

Nghêu hay một số địa phương còn gọi với tên là con ngao. Đây là loài động vật thân mềm, sống chủ yếu dưới nước đặc biệt là vùng ven biển. Nghêu được biết đến là một loài hải sản mang giá trị kinh tế lớn chăm sóc lại rất đơn giản, dễ nuôi lại mang nhiều gía trị dinh dưỡng. Theo kết quả phân tích của các chuyên gia dinh dưỡng thì trong 100g thịt ngao chứa 10.8g protein, 1.6g chất béo và các vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin A,..Các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, kẽm, kali, mangan, đồng.

Trong các ghi chép Đông Y thì con nghêu được biết đến với vị ngọt mặn, tính hàn, không độc. Chúng có công dụng lợi thuỷ, giải độc, hoá đờm dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác.

Bà bầu ăn nghêu được không

Với những dưỡng chất tuyệt vời cùng giá trị sức khoẻ cao như thế thì việc mẹ bầu bỏ qua nghêu trong chế độ dinh dưỡng của mình là một thiếu sót lớn. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ bồi bổ sức khoẻ bằng những món ăn chế biến từ con nghêu. Khi ăn ở mức độ vừa phải, mẹ không chỉ hấp thụ được những dưỡng chất mà còn cải thiện sức khoẻ bản thân và cho hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi.

Ăn nghêu có tốt cho bà bầu không

Trước hết, những lợi ích nổi bật mà nghêu có thể mang lại cho mẹ bầu bao gồm:

– Có bầu ăn nghêu được không? Nghêu giúp mẹ bầu bổ sung protein

Trung bình sẽ có 60% protein chiếm trong thành phần cấu tạo nên mỗi con nghêu. Đây được xem là một thực phẩm chứa protein dồi dào. Thành phần này có tác dụng giúp quá trình sản sinh tế bào mới giúp cơ thể bé phát triển một cách hoàn thiện. Ngoài ra thì việc bổ sung protein đối với mẹ bầu cũng rất quan trọng nhằm phòng tránh các triệu chứng suy nhược, mệt mỏi, đường huyết không ổn định,..khiến ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

– Bà bầu ăn nghêu có tốt không? Ăn nghêu giúp ổn định đường huyết cơ thể

Trong nghêu có chứa rất nhiều mangan. Đây được xem là một khoáng chất giúp hỗ trợ quá trình điều chỉnh đường huyết một cách ổn định. Ngoài nghêu thì mẹ cũng có thể kết hợp các thực phẩm khác có công dụng cân bằng lượng đường trong máu ở mức phù hợp như gạo nâu, dứa, các loại thực phẩm họ đậu.

– Ăn nghêu là biện pháp để mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng thiếu máu

Thông thường, cơ thể người mẹ trong thời kỳ mang thai luôn gặp phải các triệu chứng của việc thiếu máu như hoa mắt, chóng mặt, thiếu sức sống, người mệt mỏi, da xanh xao,..Thiếu máu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến  thai nhi. Cụ thể, nếu mẹ bầu thiếu máu thì con sinh ra sẽ thiếu cân và các chỉ số sức khoẻ không ổn định như thai nhi phát triển ở mẹ bình thường. Do đó đừng quá lo lắng bà bầu ăn nghêu được không, việc bổ sung sắt đầy đủ là cần thiết, bởi trong con nghêu có hàm lượng chất sắt giúp hỗ trợ việc sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa các dấu hiệu thiếu máu thai kỳ thường gặp một cách hiệu quả.

– Mẹ ăn nghêu giúp cải thiện trí nhớ

Hay quên, giảm khả năng ghi nhớ là một tình trạng mà mẹ trong thời gian mang bầu thường gặp. Một trong những biện pháp khắc phục sự suy giảm trí nhớ ở mẹ bầu đó là ăn các món được chế biến từ nghêu. Ngoài ra cũng có nghiên cứu y học chứng minh rằng, đối với những người đang bị mắc bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer khi được điều trị bằng chiết xuất từ nghêu cho thấy có những dấu hiệu bệnh chuyển biến tích cực.

– Ăn nghêu có tốt cho bà bầu không? Giúp làn da mẹ bầu khỏe mạnh hơn

Hàm lượng vitamin B2 có trong nghêu giúp cải thiện làn da một cách hiệu quả. Nhờ quá trình hỗ trợ phá vỡ các carbohydrate, protein, chất béo từ thực phẩm để cơ thể hấp thụ dinh dưỡng một cách dễ dàng hơn. Đây là điều kiện để làn da được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, ngăn ngừa tình trạng rối loạn về da như khô nẻ, nứt da,.. Thêm vào đó, vitamin C có trong nghêu cũng có công dụng ngăn ngừa tình trạng lão hoá, trẻ hoá làn da.

– Nghêu giúp cải thiện sức khỏe tim mạch cho mẹ bầu

Mẹ bầu ăn nghêu cần lưu ý những điều gì 

Với những lợi ích trên mẹ đã rõ có bầu ăn nghêu được không, nhưng với bất kỳ loại thực phẩm cũng có những lưu ý cần phải biết để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. 

– Nghêu có thể kết hợp cùng đậu phụ, sả,..nhưng tuyệt đối kiêng kỵ khi dùng cùng cam, quýt, rau cần vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ vitamin C trong cơ thể.

– Mẹ nên ngâm con nghêu trong nước sạch ít nhất 30 phút hoặc tốt nhất là để qua đêm trước khi chế biến để chúng nhả hết đất cát và bùn còn tồn đọng.

– Do nghêu có tính hàn nên những mẹ đang mắc các dấu hiệu như cảm lạnh, tiêu chảy, tỳ vị hư hàn thì nên tránh xa,

– Nguồn thức ăn chính của con nghêu là mùn bã hữu cơ và các loại phù du, tảo biển, do đó nên nghêu rất dễ chứa các ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, để đảm bảo an toàn vệ sinh thì mẹ cần sơ chế sạch sẽ và nấu chín hoàn toàn trước khi dùng.

Hướng dẫn mẹ bầu cách chọn nghêu ngon

Như vậy mẹ đã an tâm và có câu trả lời cho vấn đề bà bầu ăn nghêu được không, tiếp theo đây MKC sẽ bật mí cho mẹ cách chọn nghêu tươi ngon. Mẹ cần chọn những con nghêu có vỏ cứng, miệng đóng chặt khó có thể tách ra.

– Những con nghêu còn sống khi đang mở miệng nếu chạm vào thì chúng sẽ rất nhanh khép miệng lại. Đối với những con ngao đã chết thì thường rất nhẹ và tách miệng ra dễ dàng.

– Mẹ nên chọn những con nghêu sống và vứt những con nghêu đã há miệng vỏ cũng như các con nghêu có mùi lạ.

Bà bầu ăn nghêu nên chế biến thành những món gì cho ngon

– Bà bầu ăn cháo nghêu được không? Hoàn toàn được bởi cháo nghêu vô cùng dễ ăn lại giúp mẹ dễ hấp thu. Mkc sẽ hướng dẫn mẹ cách nấu món cháo nghêu thơm ngon mà không sợ ngán.

+ Mẹ chuẩn bị các nguyên liệu sau: gạo trắng, nghêu, gừng tươi, hành hoa, gia vị vừa đủ.

+ Cách làm: Mẹ vo sạch gạo rồi cho vào nồi, đổ sâm sấp nước rồi đun trong khoảng 15 phút. Nghêu mẹ cho vào nồi đun đến khi há miệng thì lấy phần thịt. Sơ chế loại bỏ phân và cát rồi mẹ xào phần thịt này với hành, đổ gia vị cho thơm. Sau cùng mẹ cho nghêu đã xào vào cùng cháo tiếp tục nấu đến khi gạo nở và mềm thì tắt bếp là có thể thưởng thức rồi.

– Món canh nghêu cùng với đậu hũ

+ Mẹ chuẩn bị: 250gr nghêu, 200gr đậu hũ, thịt giăm bông.

+ Thực hiện: Mẹ sơ chế nghêu cho sạch. Cho nghêu cùng đậu hũ và thịt đã chuẩn bị vào nấu cùng nhau. Khi đã sôi thì nêm nếm gia vị vừa miệng rồi tắt bếp. 

– Món nghêu hấp với trứng

+ Mẹ chuẩn bị: trứng gà, nghêu, gừng, gia vị.

+ Cách làm: Nghêu mẹ sơ chế sạch sẽ đồng thời thái nhỏ hành và gừng. Đun nồi nước sôi thả hành, gừng, 1 ít rượu trắng rồi cho nghêu vào nấu khi mềm thì vớt ra. Mẹ cho trứng vào bán, cho gia vị và một bát nước luộc nghêu rồi đánh cho đều lên. Nghêu mẹ tách vỏ, đặt vào nồi hấp rồi rưới hỗn hợp trứng lên phần thịt nghêu. Mẹ đậy kín nắp, hấp trong khoảng 5 phút là có thể dùng.

Mẹ Bầu Ăn Nghêu Có Gây Lạnh Bụng Và Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Hay Không?

Nhiều người thắc mắc liệu mẹ có bầu ăn nghêu được không? Cách chế biến nào an toàn nhất đối với nghêu – một loại hải sản dễ bị nhiễm nhiều loại ký sinh trùng?

Nghêu – loại hải sản giàu dinh dưỡng

Ở một số nơi, nghêu còn được gọi là ngao. Đây là một họ động vật thân mềm hai mảnh vỏ. Người ta thường thấy nghêu sống chủ yếu ở nước ven biển, nơi không quá sâu, thường có pha lẫn cát và bùn. 90% lượng thức ăn của nghêu là mùn bã hữu cơ, còn lại là các loại phù du, tảo biển.

Nghêu được đánh giá là loài hải sản “cao cấp”. Không chỉ mang đến giá trị kinh tế cao, nghêu rất dễ nuôi lại giàu dinh dưỡng. Rất nhiều món ăn ngon miệng, ngon mắt được chế biến từ nghêu. Ví dụ như nghêu hấp thái chua cay, hấp sả, canh nghêu nấu chua, nghêu xào rau muống, …

protein 10,8%

lipid 1,6%

carbuahydrat 4,65%

calcium, sắt, phosphorus, vitamin A, B1, B2, PP…

Nghêu có tính hàn, vị ngọt mặn, không độc. Đông y thường dùng thịt nghêu để giải độc, lợi thủy, hóa đờm…

Phụ nữ có bầu ăn nghêu được không?

Nghêu đặc biệt rất tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và sau khi sinh.

Cung cấp lượng protein dồi dào cho mẹ mang bầu

Protein rất cần thiết trong quá trình tạo nên các tế bào của cơ thể. Thiếu protein, mẹ bầu sẽ mệt mỏi, uể oải, dễ bị teo cơ. Trong khi đó, thai nhi cũng chậm phát triển. Trung bình 60% một con nghêu là protein. Ăn nghêu sẽ mang đến protein dồi dào cho mẹ bầu.

Hỗ trợ phòng tránh thiếu thiếu sắt, thiếu máu

Nhu cầu sắt cho mẹ bầu gấp 4 lần so với bình thường. Cơ thể suy yếu, hay đau đầu là điều dễ thấy khi mẹ thiếu sắt. Thai nhi thường thiếu cân. Các chỉ số về thai nhi thường thấp hơn bình thường.

Điều tiết lượng đường trong máu khi có bầu

Cắt giảm tối đa lượng đường trong thức ăn hàng ngày không đồng nghĩa với việc đường huyết sẽ ở mức thấp. Dù kiêng nước mía, bánh ngọt, sữa, đường, … đường huyết của nhiều mẹ bầu vẫn rất cao. Đó là do cơ địa của mẹ bầu chưa hấp thụ và chuyển hóa đường tốt. Ăn nghêu là giải pháp đơn giản nhất để cân bằng được lượng đường trong máu cho mẹ bầu..

Cung cấp lượng lớn canxi

Nhu cầu canxi của mẹ bầu cần dung nạp theo từng tam cá nguyệt là là 800mg, 1.000mg và 1.500mg.

Cơ thể mẹ bầu không thể hoạt động hiệu quả nếu thiếu hụt canxi. Quá trình phát triển xương, da và tế bào thần kinh của thai nhi cũng không thể thiếu khoáng chất này. Hàm lượng canxi cao trong nghêu có thể giúp mẹ và bé phát triển tốt nhất.

Tốt cho hệ tim mạch cho mẹ có bầu

Một trái tim khỏe mạnh, nhịp tim ổn định sẽ điều hòa tốt lượng máu đi nuôi dưỡng cơ thể và các mô, các tế bào. Nghêu sẽ giúp mẹ bầu tránh được chứng tim đập nhanh. Tình trạng hay bị chóng mặt do thiếu máu não cũng được giảm rõ rệt.

Giảm căng thẳng

Quá trình mang thai khiến nội tiết tố trong cơ thể mẹ thay đổi rất lớn. Tâm tình mẹ khó đoán hơn, dễ cáu gắt, hay giận hờn vô cớ. Lúc này, nghêu có thể được xem là “cứu tinh” cho các ông chồng. Nghêu có khả năng cải thiện tâm trạng, giúp mẹ bầu vui vẻ hơn. Hàm lượng cholesterol có lợi trong cơ thể cũng được duy trì khi mẹ ăn nghêu. Không chỉ thế, hàm lượng vitamin A lớn chứa trong nghêu mang đến cho mẹ làn da khỏe mạnh.

Chống lại bệnh giảm trí nhớ ở mẹ bầu

Quá trình mang thai và sinh con tác động trực tiếp đến trí nhớ của mẹ. Tinh chất chiết xuất từ thịt nghêu có khả năng giúp mẹ ghi nhớ tốt hơn khi mang thai và sau khi sinh con. Để khắc phục tình trạng này, thì nghêu là một trong những cách bà bầu nên sử dụng để nấu ăn sẽ giúp trí nhớ minh mẫn hơn.

Bật mí cách chế biến nghêu an toàn cho mẹ bầu

Làm sạch nghêu tốt nhất

Do đặc trưng về môi trường sống và nguồn thức ăn, nghêu cần được làm sạch kỹ.

Ngâm nghêu vào nước sạch khoảng 30 phút để nhả bớt nhớt, bùn, cát

Bỏ đi những con nghêu đã bị chết hay con nghêu có mùi trước khi nấu

Luộc nghêu sôi trong nước. Sau đó nhặt thịt nghêu ra bát và rửa lại với nước sạch, nước luộc nghêu để lắng cặn. Và lấy phần nước trong để nấu canh.

Lưu ý cho mẹ bầu ăn nghêu

Mẹ bầu chỉ nên ăn nghêu đã nấu chín, không nên ăn nghêu sống. Sống trong nước, nghêu có thể nhiễm khuẩn Vibrio vulnificus gây dị ứng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, vi khuẩn này không tồn tại được ở nhiệt độ cao.

Khi nấu, không nên nấu tái. Cần nấu chín nghêu hoàn toàn, để tránh bị nhiễm ký sinh trùng.

Nghêu ngon là những con cứng vỏ, miệng ngậm chặt, khó tách ra. Nếu nghêu còn sống và mở miệng thì khi chạm vào, chúng sẽ nhanh chóng khép miệng lại.

Là thực phẩm có tính hàn, nghêu dễ gây lạnh bụng, đi ngoài nếu ăn nhiều. Hệ tiêu hóa của mẹ bầu hơi kém. Do đó, mẹ bầu đừng nên ăn nghêu quá nhiều để tránh bị đau bụng, khó tiêu.

Bà Bầu Ăn Ổi Có Tốt Không?Bà Bầu Có Nên Ăn Ổi Không?Ăn Có Được Không?

Ổi được coi như một loại trái cây phổ biến, gần gũi đối với mỗi gia đình Việt Nam. Không những vậy trong ổi có chứa rất nhiều các dưỡng chất tốt cho cơ thể mà mẹ bầu đều không thể bỏ qua.

Trước khi tìm hiểu có bầu ăn ổi được không, ta có thể tham khảo một số giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà trái ối mang lại cho cơ thể:

Ổi chứa một lượng vitamin C dồi dào, nhiều người có thể chưa biết nhưng thực tế là lượng vitamin C có trong ổi gấp 5 lần so với cam.

Ngòai ra, trong ổi còn có các vitamin khác như A, B2, E, các loại dưỡng chất như đồng, Kali, phốt pho rất tốt cho cơ thể

2. Chứa nhiều ascorbic và axit folic

Những axit như Ascorbic và axit folic có rất nhiều trong một trái ổi thông thường. Các loại axit này được khuyến cáo nên được bổ sung trong quá trình mang thai nhằm cải thiện hệ tuần hoàn, tim mạch của trẻ nhỏ.

Trong ổi có hàm lượng canxi cao đặc biệt tốt cho xương, rất tốt cho sức khỏe.

Với các giá trị dinh dưỡng mà ổi mang lại, đây thực sự là một loại quả có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe bà bầu nói riêng mà cả với sức khỏe mọi người nói chung.

II – Bà bầu ăn ổi có tốt không? Tác dụng khi mang thai ăn ổi

Tuy ổi mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể nhưng chắc hẳn nhiều người cũng vẫn sẽ thắc mắc liệu bà bầu ăn ổi có tốt không? Câu trả lời là bà bầu ăn ổi rất tốt nhưng nên ăn với một lượng phù hợp.

1. Bà bầu ăn ổi tốt không? Ăn ổi Ngăn ngừa chứng tiểu đường thai kì

Ổi luôn được khuyên sử dụng đối với những người có bệnh tiểu đường. Chính vì vậy loại quả này sẽ giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định và căn bằng lại quá trình nạp nhiều thức ăn vào cơ thể để tránh các biến chứng nguy hiểm mà tiểu đường thai kì có thể gây ra.

2. Giúp cải thiện quá trình tiêu hóa

Bà bầu ăn ổi sẽ giúp ngăn ngừa các tình trạng ợ hơi, khó tiêu phổ biến. Ổi có tính kiềm nên có thể làm giảm nguy cơ phát triển của axit gây ra chứng trào ngược dạ dày.

Đồng thời bà bầu ăn ổi luôn đảm bảo duy trì trạng thái tiêu hóa tốt khi cân bằng được lượng PH trong dạ dày.

3. Cải thiện hệ thống miễn dịch

Bổ sung Vitamin C trong ổi khi mang thai có khả năng cải thiện hệ thống miễn dịch của các bà bầu một cách hiệu quả khỏi các bệnh như cảm cúm, mệt mỏi. Đồng thời những tình trạng như đau răng, viêm nướu, chảy máu chân răng cũng được cải thiện đáng kể.

Hàm lượng vitamin C trong ổi rất cao nên bà bầu chỉ cần ăn 1 trái ổi/ngày là có thể đáp ứng đầy đủ lượng vitamin C cần thiết.

4. Ngăn ngừa nguy cơ bị trĩ, táo bón

Rất nhiều bà bầu khi mang thai thường bị trĩ hoặc táo bón do nội tiết tố khiến cơ thể thay đổi. Lúc này, ổi có hàm lượng chất xơ cao sẽ là một câu trả lời tuyệt vời cho thắc mắc bà bầu có nên ăn ổi không.

6. Phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ

Ổi có rất nhiều axit pholic được biết đến như một chất quan trọng trong sự phát triển trí thông minh toàn diện của trẻ ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ.

Ngoài ra các axit pholic này có thể hỗ trợ ngăn ngừa các biễn chứng thai kì như dị tật ống thần kinh hiệu quả.

7. Giảm các nguy cơ thiếu máu

Bà bầu ăn ổi sẽ làm tăng mức độ hemoglobin trong cơ thể, ngăn ngừa các nguy cơ thiếu máu do sắt – tình trạng diễn ra phổ biến ở các bà bầu.

Khi thiếu sắt, các tế bào máu sẽ không thể vận chuyển đủ lượng oxy đến các mô trên toàn cơ thể nên khi bà bầu ăn ổi sẽ cải thiện tối đa tình trạng này.

III – Có bầu ăn ổi – Những thắc mắc thường gặp

Chắc hẳn các câu hỏi như bà bầu có nên ăn ổi không, hay bà bầu ăn ổi có tốt không đã được làm rõ bởi những lợi ích tuyệt vời mà ổi mang lại cho bà bầu. Một số thắc mắc xung quanh việc bà bầu ăn ổi như sau:

Dân gian có tương truyền rằng trong khi mang thai nếu thai phụ có ăn ổi sẽ khiến con sinh ra bị ghẻ. Vậy bà bầu ăn ổi con bị ghẻ có đúng không?

Ổi được xem như sẽ gây ra tình trạng nóng trong người nếu như sử dụng quá nhiều. Chính vì vậy mà khiến bé sinh ra sẽ có những dị ứng trên da, có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu khiến các mẹ bầu vô cùng hoang mang.

Thực tế đã chứng minh, bất cứ thực phẩm nào ăn nhiều cũng sẽ mang lại những kết quả không tốt. Khi c ó bầu ăn ổi nhiều có tốt không? Mẹ bầu sẽ gặp phải những tình trạng không mong muốn khi ăn ổi quá nhiều sau đây:

– Thừa chất xơ dẫn đến tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần dưới dạng phân lỏng.

– Khi ăn ổi còn hạt quá nhiều sẽ khiến chúng khó được tiêu hóa hết trong bụng và đọng lại dẫn đến tình trạng ợ hơi, khó tiêu.

Bà bầu có nên ăn ổi xanh không thì câu trả lời là không bởi khi ăn ổi xanh có thể gây ra một số vấn đề về răng miệng như chảy máu chân răng, gây đau răng, viêm nướu… Trong một số trường hợp, ăn ổi xanh còn khiến bà bầu bị táo bón.

Bà bầu nên ăn ổi đã chín, loại bỏ hạt và cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn hoặc xay lấy nước sinh tố ổi cũng là một đồ uống nên thử!

Ổi là loại quả chứa nhiều vitamin và dưỡng chất rất cần thiết quá trình phát triển của trẻ trong 3 tháng đầu cũng như cả toàn bộ quá trình thai kì.

Bà bầu ăn ổi 3 tháng đầu rất tốt cho cơ thể vậy nên bà bầu hoàn toàn có thể ăn ổi với lượng phù hợp vào bất cứ tháng nào trong khi mang thai nhằm phát triển toàn diện thể chất cũng như trí tuệ của trẻ.

Hi vọng những thông tin về bà bầu ăn ổi có tốt không sẽ giúp các bạn có quá trình chăm sóc bà bầu trong quá trình mang thai một cách hiệu quả nhất. Chúc cho bà bầu và gia đình sẽ sớm chào đón một thiên thần nhỏ đáng yêu khỏe mạnh nhất. Xin cảm ơn!

Ăn Mận Có Tốt Cho Bà Bầu Không? Sai Lầm Việc Bà Bầu Không Được Ăn Mận

Ngăn ngừa tình trạng mất nước

Tình trạng mất nước khi mang thai có thể dẫn đến nhiều triệu chứng nguy hiểm như đau đầu, chóng mặt, nhức đầu, thậm chí là sinh non trong 3 tháng đầu. Mận chứa 93% là nước vì thế loại quả này có thể bổ sung 1 lượng nước cho cơ thể, giúp mẹ bầu giải khát.

Duy trì hoạt động của mắt

Ở thời kỳ thai nghén, mắt của mẹ bầu thường có xu hướng yếu hơn, đặc biệt với những mẹ bầu phải làm việc văn phòng tiếp xúc thường xuyên với máy tính. Với hàm lượng vitamin A dồi dào, mận giúp mẹ bầu bổ sung lượng vitamin cần thiết, tác động tích cực đến đôi mắt.

Giảm sự hấp thụ cholesterol và giúp hấp thu chất sắt

Mận có vị chua, chát chính là do trong mận có chứa vitamin C. Lượng vitamin C có trong quả mận có thể cung cấp 10% nhu cầu cơ thể cần hằng ngày.  Vitamin C có trong quả mận giúp đào thải những cholesterol xấu, từ đó giúp gián tiếp ngăn ngừa một số bệnh như: xơ vữa động mạch, hen suyễn, viêm đa khớp, bảo vệ nướu, vv. Đồng thời, mận cũng hỗ trợ cho quá trình hấp thu sắt của mẹ bầu.

Giúp da sáng đẹp hơn, tóc chắc khỏe hơn

Trong mận cũng chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa (tiêu biểu là vitamin A và C). Chính vì thế, việc ăn mận mổi ngày sẽ không chỉ khiến sức khỏe của mẹ bầu cải thiện mà làn da, mái tóc cũng được nuôi dưỡng sâu từ bên trong.

Ngoài ra, thay vì việc ăn mận, mẹ bầu cũng có thể dùng quả mận kết hợp với một số loại nguyên liệu tự nhiên khác (như sữa tươi, sữa chua không đường, vv) để làm thành mặt nạ chăm sóc da.

Tốt cho hệ tim mạch

Trung bình, một quả mận có chứa 113 mg Kali, khoáng chất. Vì thế, mận còn rất tốt cho hệ tim mạch. Nó giúp điều chỉnh huyết áp và làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng vitamin C có trong quả mận cũng giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt là phòng ngừa các bệnh cảm cúm.

Giảm ốm nghén

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường bị nghén và có cảm giác chán ăn. Vậy thì mận chính là một giải pháp hữu ích mà các mẹ có thể thử để giảm tình trạng này. Trước mỗi bữa ăn, các mẹ có thể nhấm nháp một quả mận để ăn ngon miệng hơn và dễ tiêu hóa.

Chống táo bón

Nhiều thế kỉ qua, việc sử dụng mận để chống táo bón đã có trong các bài thuốc cổ truyền ở các nước phương Tây. Sau khi thu hoạch, mận tươi được phơi khô trong 18 giờ ở nhiệt độ 85 – 90 ° C.

Không giống như một số loại mận khác, mận châu Âu có thể được làm khô khi vẫn chứa hạt mà không bị hỏng. Sau khi được làm khô, mận tiếp tục được chế biến thành nước ép, nước chiết hoặc các sản phẩm khác để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Trong đó, để có thể chống táo bón chính là nhờ thành phần dinh dưỡng có trong mận/nước ép mận, bao gồm:

Chất xơ thực vật. Quả mận có chứa cả chất xơ hòa tan lẫn chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan có tác dụng làm mềm phân, tăng nhu động ruột và kích thích vi khuẩn có lợi phát triển. Còn chất xơ hòa tan có tác dụng tăng kích thước phân và tăng cường di chuyển của ruột.

Sorbitol. Quả mận chứa 15% Sorbitol. Sobitol có tác dụng giống như một loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu, hút nước vào lòng ruột để làm mềm phân.

Dihydrophenylisation. Đây là một chất có trong vỏ quả mận, nó có khả năng kích thích tiết dịch làm mềm phân

Các enzyme tiêu hóa chủ động. Vitamin A, kali và nhiều khoáng chất khác trong quả mận có khả năng kích hoạt các enzym tiêu hóa. Các enzym này sẽ làm thức ăn được chuyển hóa nhanh chóng. Đặc biệt, kali giúp thu hút nước, tăng cường đại tràng chống lại vi khuẩn có hại.

Ngày nay, nước ép mận vẫn được sử dụng trong việc phòng chống – hỗ trợ điều trị táo bón cho bà bầu và có mặt trong nhiều sản phẩm chống táo bón dành cho mẹ bầu. Các sản phẩm này đều có đặc điểm chung là có chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, không gây mất nước – điện giải như các biện pháp sử dụng hóa dược khác nên an toàn cho cả mẹ và thai nhi khi sử dụng kéo dài.

Lưu ý khi mẹ bầu ăn mận

Chọn mận. Các mẹn nên chọn những quả mận có vỏ ngoài căng bóng, không bị dập, nát. Đặc biệt, mẹ bầu nên ưu tiên những trái còn nguyên cuống, lá.

Tìm hiểu thêm về vấn đề mẹ bầu ăn kiwi: Ăn kiwi có tốt cho bà bầu không?

Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Ăn Nghêu Được Không? Ăn Nghêu Có Tốt Cho Bà Bầu Không trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!