Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Bị Cảm Có Ảnh Hưởng Tới Thai Nhi Không? Giải Cảm Cho Bà Bầu được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bà bầu bị cảm liệu có ảnh hưởng tới thai nhi là nỗi lo sợ của tất cả các bà bầu. Bởi lẽ bất cứ thay đổi nào trong giai đoạn mang thai cũng có khả năng tác động đến thai nhi trong bụng mẹ. Tuy vậy, nếu hiểu rõ thì mẹ sẽ biết cách chủ động hơn để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Những thông tin dưới đây sẽ giúp bà bầu bị cảm cúm có cách điều trị để không ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.
Dấu hiệu khi mẹ bầu bị cảmCác triệu chứng đặc trưng nhận biết cảm cúm ở mẹ bầu như sau:
Sốt khi mang thai, rồi đến sốt cao
Cảm thấy trong người ớn lạnh
Nghẹt mũi và chảy nước mũi
Tình trạng cơ thể mệt mỏi kéo dài.
Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu được khuyến cáo không nên sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh để tránh gây nguy cơ sảy thai, nhiễm độc thai nghén và các di chứng, dị tật thai nhi về sau.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có nguy cơ biến chứng do cúm thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus, một số thuốc kê đơn trị triệu chứng và biến chứng được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
Mẹ bầu bị cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?Khi mang thai, hệ miễn dịch mẹ bầu bị suy yếu, vì vậy mẹ bầu thường dễ mắc virus gây cảm cúm hơn so những người khác, đặc biệt là trong giai đoạn giao mùa hoặc khi mùa đông về.
Với những ai bình thường, cảm cúm do thời tiết có thể sẽ không gây nguy hiểm nhưng với trường hợp bị cảm cúm khi mang thai, thai nhi có nguy cơ phải đối diện với hàng loạt vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển toàn diện lẫn tính mạng, nhất là trong những tháng đầu thai kì như các dị tật bẩm sinh, sẩy thai, thai lưu.
Bà bầu bị cảm lạnh hoặc cúm kèm theo sốt ngay trước hoặc trong khi mang thai có thể liên quan đến một số dị tật bẩm sinh như:
Suy nhược cơ thể
Bệnh gai cột sống
Nguy cơ sứt môi hở hàm ếch
Viêm đại tràng co thắt
Suy thận 2 bên.
Các nguy cơ khi mẹ bầu bị cảmMẹ bầu bị cảm lạnh hoặc cúm mà không bị sốt có thể không gây tăng khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh. Mới đây, một cuộc nghiên cứu cho thấy nếu phụ nữ mang thai bị sốt trong tam cá nguyệt thứ hai có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ đến 40%. Nếu mẹ bị sốt sau tuần thứ 12 của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ gấp 3 lần.
Sốt có thể liên quan đến phản ứng của cơ thể đối với nhiễm trùng gây sốt, nên sẽ ảnh hưởng đối với sự phát triển não bộ của thai nhi.
Sốt càng nhiều thì càng tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Có nguy cơ cao gấp 1,3 lần so với 1 hay 2 lần sốt sau tuần thứ 12 của thai kỳ, và đối với những người phụ nữ bị sốt ba lần trở lên sau ba tháng đầu có nguy cơ mắc tự kỉ cao hơn gấp 3 lần.
Hơn nữa, mức độ phơi nhiễm của mẹ bầu với virus và vi khuẩn trong thai kỳ tác động đến môi trường trong cơ thể mẹ, chính vì vậy, thai nhi có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng về sau.
Ngoài ra, ho, hắt hơi, chảy mũi, đau nhức đầu… sẽ khiến bạn mệt mỏi, chán ăn ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của mẹ và sự phát triển toàn diện của bé.
Vì vậy, chữa cảm cúm là điều cần thiết và cực kỳ quan trọng mà bất kỳ bà bầu nào cũng không thể xem thường.
>>Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ chăm sóc bà bầu chuẩn Mỹ
Cách trị cảm cho bà bầuVới những bà bầu bị cảm cúm nhẹ có thể điều trị bằng các bài thuốc dân gian như: ăn cháo hành nóng, ăn lá húng cây, kinh giới, tía tô hoặc ăn tỏi, uống nước chanh muối…
Nếu trong trường hợp mẹ bầu bị cảm nhẹ, những cách dưới đây cũng rất hiệu quả:
Mẹ bầu nên dùng nước muối loãng hoặc thuốc xịt mũi để làm đường thở thông thoáng
Hít thở với không khí ẩm và nóng, hoặc đơn giản là tắm nước nóng
Ăn các loại súp, cháo dinh dưỡng như súp, cháo gà
Uống một tách trà chanh mật ong mỗi ngày
Tăng cường hệ miễn dịch khi mẹ bầu bị cảmĐể tăng cường hệ miễn dịch, nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như dứa, cam quýt, bưởi, mâm xôi, cà chua, ổi, ớt ngọt… và các thực phẩm giàu kẽm như thịt đỏ nạc, trứng, đậu, rau xanh lá, bông cải xanh, tỏi, hạt bí đỏ…
Giữ cơ thể mát mẻ, quần áo rộng rãi và thấm mồ hôi tốt
Đồng thời, mẹ bầu hãy nghỉ ngơi thường xuyên, uống nhiều chất lỏng như nước.
Nên súc miệng với nước muối ấm, đặc biệt là nếu bạn bị ho hoặc đau rát cổ họng.
Tiêm phòng đều đặn là điều các mẹ bầu nên làm.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tỏi có tác dụng và phòng ngừa và điều trị cảm cúm rất tốt. Mặt khác, tỏi còn giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng và chống vi khuẩn cho mẹ bầu.
Các phương pháp giải cảm cho bà bầu dân gianXông hơi bằng lá thuốc là phương pháp điều trị cảm cúm rất hiệu quả bằng các loại lá như: lá bưởi, húng quế, tía tô, bạc hà, rau tần, ngổ, riềng, gừng, hành, chanh… Dùng khoảng 100 gam hỗn hợp lá này đun sôi và trùm kín chăn xông từ 5 đến 10 phút sẽ có tác dụng giải cảm.
Vào thời tiết lạnh, mẹ bầu có thể uống chanh mật ong có vài lát gừng để giữ ấm cơ thể và tăng cường sức đề kháng.
Ở phương Tây, các bà bầu còn áp dụng mẹo trị cảm cúm khác như: xông hơi bằng tinh dầu bạc hà hoặc đinh hương, súc miệng bằng nước muối ấm, uống nước nhiều và âm mình trong nước ấm.
Lưu ý là cơ địa của mỗi bà bầu hoạt động khác nhau và mẹ bầu chỉ nên áp dụng phương pháp phù hợp nhất với mình.
Đi bác sĩ thăm khám nếu triệu chứng cảm chuyển biến nặngTheo các bác sĩ, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Các bà bầu cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên vì sợ tăng cân mà kiêng khem khiến cơ thể mất đi sức đề kháng.
Ngoài ra, bà bầu cần chú ý không gian sống xung quanh: tránh tiếp xúc với những ai bị cảm cúm, trang bị áo ấm khi ra ngoài, không để dính mưa và không để nhiệt độ phong phòng quá lạnh.
Với những mẹ bầu bị cảm cúm nặng kèm theo nhiều triệu chứng như đau đầu, ho có đờm, sốt cao thì bên cạnh dùng các phương thuốc dân gian, mẹ cần đến gặp bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán và điều trị bằng các loại thuốc đặc biệt dành riêng cho bà bầu.
Nên nhớ, bà bầu không nên tự ý dùng thuốc và các biện pháp điều trị tại nhà vì nếu để bệnh kéo dài trở nặng sẽ gây biến chứng rất nguy hiểm cho mẹ và bé. Mẹ bầu nên đến các bệnh viện uy tín để được điều trị đúng cách.
Mong rằng, những chia sẻ trên đây của sẽ là những tham khảo để giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về tình trạng bà bầu bị cảm. Chúc các mẹ luôn ở thể trạng tốt nhất.
Bà Bầu Bị Cảm Cúm Khi Mang Thai Có Ảnh Hưởng Tới Thai Nhi Không?
1. Bà bầu bị cảm cúm phải làm sao?
Nếu không may bạn có triệu chứng cảm cúm đừng quá lo lắng, hãy đến bác sỹ kiểm tra để được điều trị thích hợp. Không tự ý sử dụng thuốc tại nhà, các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sẩy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng. Vì vậy, thai phụ chỉ nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trước và sau khi nhiễm cúm cần thăm khám thai thường xuyên và nói rõ với bác sỹ về tình hình của bản thân để bác sỹ có những tư vấn chính xác và kịp thời.
2. Bà bầu cảm cúm khi mang thai ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?Cảm cúm thông thường là nhiễm vi-rút đường hô hấp trên, mũi và cổ họng gây ra (có rất nhiều chủng khác nhau, hơn 200 loại vi-rút có thể gây ra cảm cúm thông thường). Các dấu hiệu và triệu chứng của cảm cúm thông thường có thể bao gồm: Cơ thể đau nhức hoặc đau đầu nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt, hơi sốt, người mệt mỏi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ngứa hoặc đau họng, ho…
Điều đáng lo ngại nhất với các mẹ bầu khi mắc cảm cúm đó là sốt cao, virus cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật, mà khi sốt cao cộng với độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sẩy thai hoặc sinh sớm. Nếu mẹ bị sốt khi mang thai, tùy theo mức độ và tuổi thai mà có thể dẫn đến những hậu quả như dị tật thai nhi ở những mức độ khác nhau. Đặc biệt là khi thai nhi dưới 12 tuần tuổi, khả năng bị dị tật do sốt cao là rất lớn bởi ở tuổi này thai nhi chưa hoàn thiện đầy đủ về cấu trúc cơ thể có thể gây nên sứt môi, khuyết tật hoặc mắc các bệnh bẩm sinh…
Qua nghiên cứu ở nhiều nước, người ta đã thấy rõ virus gây bệnh Rubella có khả năng gây dị tật cho thai với tỷ lệ cao ở giai đoạn đầu mang thai (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh…). Vì thế, các bác sĩ sản khoa thường khuyên người có thai trong thời kỳ đầu không may bị nhiễm bệnh này nên phá thai.
3. Cách phòng bệnh cảm cúm khi mang thaiKhi mang thai sức đề kháng của người mẹ có giảm đi vì thế để tránh bị cảm cúm mẹ bầu cần có những biện pháp phòng tránh cho cơ thể. Do cảm cúm là bệnh lây qua đường tiếp xúc vì thế trong sinh hoạt hằng ngày mẹ bầu cần có các lưu ý sau
Rửa sạch tay bằng xà phòng mỗi khi làm gì . Đây là cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả bởi vi trùng gián tiếp trên tay bạn có nhiều cơ hội tiếp xúc với miệng và mắt bạn mà mắt thường không thể thấy được.
Tránh xa người hoặc vùng đang có bệnh, và đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc phải tiếp xúc với người bệnh. Luôn giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, mặc thoáng mát khi trời nóng và không để bị dính mưa khi ra ngoài.
Bổ sung dưỡng chất đầy đủ để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả và hít thở không khí trong lành. Đặc biệt trong thời tiết nắng nóng cao mẹ bầu không nên hoạt động ngoài trời, nghỉ ngơi nhiều.
Để chuẩn bị tốt cho quá trình mang thai các bà mẹ nên tiêm phòng cúm trước khi có thai và tuân thủ đúng thời gian phòng tránh để có thể bảo vệ tốt nhất cho bé yêu của bạn.
Bà Bầu Bị Cảm Lạnh Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Tới Thai Nhi Không?
Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao?
Cảm là phản ứng của cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết. Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm với mọi sự biến đổi, hệ miễn dịch hoạt động kém nên rất dễ bị cảm. Bị cảm trong thai kỳ mẹ bầu cần phân biệt rõ giữa cảm lạnh và cảm cúm, để từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp. Những biểu hiện của bà bầu bị cảm lạnh thường khá nhẹ, ít nguy hiểm hơn cảm cúm. Tuy nhiên, dù là cảm lạnh hay cảm cúm đều rất dễ lây lan và ít nhiều tác động đến thai nhi với những biến chứng nguy hiểm. Vậy bà bầu bị cảm lạnh phải làm thế nào?
Đối với những triệu chứng cảm lạnh ban đầu, cần theo dõi biểu hiện trong vài ngày kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh. Nếu bệnh tình có những biểu hiện tự chữa lành thì có thể an tâm điều dưỡng thai nhi. Trong trường hợp nặng hơn, bà bầu bị cảm lạnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, mà cần đến gặp bác sĩ chuyên môn để được điều trị thích hợp.
1. Sự thay đổi của cơ thể trong thai kỳPhụ nữ khi mới mang thai, cơ thể bắt đầu thay đổi, phản ứng nghén nghiêm trọng gây buồn nôn, chán ăn, ngủ kém, cơ thể mệt mỏi, ít vận động dễ khiến hệ miễn dịch suy yếu. Từ đó tạo điều kiện cho virus dễ xâm nhập làm cho bà bầu bị cảm lạnh. Có nhiều loại virus gây bệnh nhưng theo nghiêm cứu thì virus rhinoviruses là nguyên nhân phổ biến gây bệnh cảm lạnh ở người.
2. Chức năng hô hấp thay đổiTới tuần 18, lượng tiêu hao oxy của mẹ bầu sẽ tăng 10-20% (trong đó 50% là thai nhi sử dụng), lượng khí đi qua phổi tăng tới 40%. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu oxy của mẹ và thai nhi, thai phụ phải thường xuyên trao đổi khí nhiều.
Thai nhi trong cơ thể mẹ không hô hấp hoàn toàn dựa vào cơ thể mẹ. Do đó thường xuyên bị hụt hơi, thở gấp, khó thở, hít vào nhiều bụi hơn, cộng với ảnh hưởng tự sự thay đổi của niêm mạc đường hô hấp nên thai phụ dễ bị cảm hơn.
3. Lây lan qua đường hô hấpVirus xâm nhập vào cơ thể bà bầu theo đường hô hấp như: mũi, miệng, mắt, tai,…
Bên cạnh đó bệnh có xu hướng lây lan từ người này qua người khác thông qua đường hô hấp như hắt hơi, ho, nói chuyện,…Vì vậy, ngươi mắc bệnh cảm lạnh nên đeo khẩu trang tránh lây bệnh cho người khác và bảo vệ bản thân tránh nhiễm thêm virus.
4. Do dùng chung đồ với người bệnhVirus là một nguyên nhân phổ biến của tình trạng bà bầu bị cảm lạnh. Khi dùng chung đồ với người bệnh như: khăn mặt, khăn tắm, điện thoại, chăn, gối, bát đũa,… mẹ bầu sẽ có nguy có mắc bệnh cao hơn. Virus từ đồ vật xâm nhập vào cơ thể khiến họ mắc bệnh cảm lạnh.
5. Thời gian giao mùaĐây là khoảng thời gian vi khuẩn, virus phát triển mạnh trong khi sức đề kháng của các mẹ bầu suy giảm. Vì thế, chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, khiến cho bà bầu bị cảm lạnh.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị cảm lạnhCác triệu chứng của cảm lạnh thường thấy như:
1. Hắt hơi, sổ mũiBà bầu bị cảm lạnh có các biểu hiện hắt hơi nhiều, mũi bị tắc lại do đó giọng nói có phần ngọng. Đi kèm với biểu hiện hắt hơi là hiện tượng sổ mũi, nước mũi thường ra nhiều. Dịch nước mũi đặc quánh có màu đậm như xanh hoặc vàng. Đây là hiện tượng người bệnh đã mắc bệnh cảm lạnh nặng.
2. Cơ thể khó chịu, bứt rứtCác mẹ bầy mắc cảm lạnh thường có cảm giác khó chịu, bứt, rứt. Khi bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến ho khan, ho có đờm, đau họng, do dịch đờm ở mũi mắc ở họng.
Bà bầu bị cảm lạnh thường ít có cảm giác mệt mỏi như cảm cúm, người bệnh vẫn có thể làm những công việc hằng ngày bình thường. Còn với người cảm cúm, bệnh nhân thường mệt mỏi, cơ thể như bị rút hết sức lực.
3. Một số dấu hiệu khác khi cảm lạnh trong thai kỳTrong trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn có thể dẫn đến các hiện tượng như: sốt cao kéo dài, nhiệt độ ngày càng tăng, đau đầu, hoa mắt, thở khò khè, đau tai, lơ mơ, ăn không ngon, rối loạn ý nhận thức,… Thì cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị thích hợp.
Lưu ý:
Bà bầu bị cảm lạnh không có cảm giác lạnh, nhiều người thường nhầm lẫn cảm giác ớn lạnh là do mắc bệnh cảm lạnh. Nhưng thực chất đây là một biểu hiện của cảm cúm do hiện tượng sốt cao khiến có thể dễ sởn da gà khi gặp lạnh, ra gió.
Những cách điều trị cảm lạnh cho mẹ bầu 1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên mônĐối với những mẹ bầu bị cảm lạnh, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Từ đó sẽ được tư vấn hướng điều trị kịp thời, phù hợp,tránh nguy cơ biến chứng cao.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa họcBệnh cảm khiến cho các mẹ bầu ăn uống không ngon miệng. Tuy nhiên các bà bầu bị cảm lạnh hãy cố gắng ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý. Việc nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng sẽ giúp đẩy lùi bệnh tật.
3. Một số phương pháp giúp bà bầu bị cảm lạnh nhanh khỏi Xông mũi ngay khi có dấu hiệu cảmXông là phương pháp dân gian, lành tính và rất dễ thực hiện tại nhà. Mẹ bầu bị cảm lạnh có thể sử dụng các loại lá cây hoặc củ chứa tinh dầu có trong vườn nhà, đem nấu sôi với nước sạch sau đó mở hé nắp và ghé mặt hít hơi nước nóng bay lên.
Một số nguyên liệu gợi ý cho nồi xông của bà bầu bị cảm lạnh bao gồm: lá kinh giới, tía tô, lá bưởi, húng quế, bạc hà, chanh, củ gừng, sả, rau tần dầy lá…
Nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9%Nước muối sinh lý vô cùng lành tính và có thể dễ dàng tìm mua ở bất kì hiệu thuốc tây nào. Dung dịch này dùng để rửa và vệ sinh mũi hàng ngày.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể tự pha 1 thìa muối vào cốc nước ấm để súc miệng trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Điều này sẽ có hiệu quả rất tốt đối với phụ nữ mang thai bị cảm lạnh
Chanh kết hợp với mật ongDùng hỗn hợp chanh mật ong hoặc pha chanh mật ong với nước ấm không chỉ giúp bà bầu giải cảm, trị ho mà còn cung cấp thêm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng trái tắc (quất) chưng mật ong để giải cảm.
Bà bầu bị cảm lạnh có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Khi bị cảm bà bầu luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược, hấp thụ dinh dưỡng kém khiến thai nhi kém phát triển.
Bà bầu bị cảm lạnh dù nặng hay nhẹ thì đều không nên tự ý dùng thuốc vì nó sẽ gây tác hại cho thai nhi. Điển hình như: suy thai, thai lưu hay các biến chứng ở thai nhi. Việc sử dụng thuốc không đúng trong quá trình mang thai còn có thể gây ra dị tật ở trẻ, hoặc khiến trẻ bị mắc các chứng bệnh như Down, Prader willi, tim,…
Bà bầu bị cảm nặng có khả năng để lại những biến chứng lớn có thể khiến tử cung mẹ bầu bị co bóp sớm hay tình trạng sinh non. Từ đó dẫn tới sảy thai hoặc sinh sớm khiến bé yếu và kém phát triển.
Những lưu ý khi bị cảm lạnh trong thai kỳ Bà bầu bị cảm lạnh nên ăn gì?
Cháo trứng, hành và tía tô: Một bát cháo giải cảm cũng rất hữu hiệu cho bà bầu. Khi nấu cháo cho thêm hành, tiêu, tía tô và ăn nóng để cơ thể toát ra nhiều mồ hôi sẽ mau khỏi bệnh.
Bổ sung vitamin C từ những loại quả như cam, chanh, bưởi, ổi, chuối… Từ đó giúp cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch, đẩy lùi cảm lạnh.
Các loại rau có lá xanh đậm. Rau lá xanh đậm có chứa các vitamin, khoáng chất, tăng khả năng miễn dịch. Cho nên, bà bầu bị cảm lạnh ăn thêm rau xanh giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Thêm gia vị ( tỏi, gừng,…)vào món ăn. Việc này vừa làm tăng hương vị, vừa giúp chữa cảm lạnh cho bà bầu an toàn.
Bà bầu bị cảm lạnh không nên ăn gì?Những thực phẩm bà bầu bệnh suy giáp không nên ăn:
Thực phẩm lạnh.
Nhóm thực phẩm chứa dầu: Đậu phộng, hạt dưa…
Thức phẩm quá bổ dưỡng.
Các loại chất kích thích.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Bà bầu bị cảm lạnh có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị cảm lạnh trong thai kỳ?
Những từ khóa bà bầu thường quan tâm:
bà bầu bị cảm lạnh nên ăn gì
chữa cảm lạnh cho bà bầu
bà bầu sau sinh bị cảm lạnh
bà bầu bị sốt ớn lạnh
bà bầu bị sốt nóng lạnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Bà Bầu Bị Cảm Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
Bà bầu bị cảm trong thời kì mang thai là vấn đề rất thường bị gặp phải nếu không chú trọng chăm sóc sức khoẻ thật kĩ. Việc bà bầu bị cảm khi mang thai không những ảnh hưởng đến chính bản thân họ mà còn cả thai nhi. Do vậy, mỗi bà bầu cần hiểu rõ bệnh cảm cúm qua các giai đoạn thai kì và ảnh hưởng của nó đối với thai nhi để tránh những sự việc đáng tiếc.
(Nguồn: Internet) Bị cảm cúm trong thời kì mang thai ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
1. Bệnh cảm cúm ảnh hưởng đến bà bầu như thế nào và các triệu chứngKhi mang thai hệ miễn dịch của bà bầu trở nên yếu hơn rất nhiều, do vậy cũng dễ bệnh hơn so với người bình thường. Bà bầu bị cảm khi mang thai cũng dễ gặp phải những vấn đề như ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, hoặc thậm chí là sinh non.
Triệu chứng bị cảm thường bắt đầu với những cơn sốt, đau nhức và mệt mỏi. Tiếp theo là những triệu chứng cảm lạnh chẳng hạn như chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng, ho hay thậm chí là bị nôn mửa và tiêu chảy. Để đảm bảo cho thai nhi an toàn và phát triển tốt nhất, bà bầu nên tiến hành thăm khám bác sĩ khi có những triệu chứng như khó thở, đau hoặc áp lựng ở vùng bụng, lưng, chóng mặt, ói mửa, sốt cao hay không cảm thấy thai nhi cử động.
2. Bệnh cảm cúm ở bà bầu qua các giai đoạn Bà bầu bị cảm khi mang thai 3 tháng đầu:Theo các nghiên cứu cho thấy, cơ thể bà bầu rất dễ bị các loại virus xâm nhập trong đó có virus cảm trong thời kì đầu mang thai. Bà bầu bị nhiễm các loại virus khi mang thai ở giai đoạn đầu thì tính nguy hiểm càng tăng lên.
Khi bị cảm bà bầu dễ bị nhiễm virus gây bệnh Rubella có khả năng gây dị tật cao cho thai nhi ở giai đoạn đầu mang thai (có thể lên tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh…). Hoặc nếu tình trạng bị cảm nghiêm trọng hơn khiến cho bà bầu bị sốt cao, ói mửa thì có thể làm cho thai bị lưu và gây sảy thai.
(Nguồn: Internet) bà bầu bị cảm trong 3 tháng đầu mang thai rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, ngay cả khi bà bầu không bị vấn đề nào về sức khoẻ trong thời kì mang thai thì khả năng thai nhi bị dị tật đã khoảng 1% – 2%. Nên nếu bà bầu bị cảm cúm trong giai đoạn này thì khả năng thai nhi bị ảnh hưởng là rất cao.
Việc bà bầu sử dụng thuốc trong thời kỳ đầu mang thai rất hạn chế và cần có sự thăm khám, chỉ định của bác sĩ. Bởi việc uống thuốc khi mang thai 3 tháng đầu rất nguy hiểm. Các loại thuốc đều có tác dụng phụ và có thể gây dị tật thai nhi.
Bà bầu bị cảm khi mang thai 3 tháng giữa:Bị cảm khi mang thai ở 3 tháng giữa cũng thường xảy ra ở các bà bầu đặc biệt là những lúc chuyển trời. Có hai trường hợp cảm cúm là bị cảm thông thường và bị cảm nặng.
Đối với cảm cúm thông thường, mẹ bầu thường có những triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, cảm lạnh,…Bị cảm cúm thông thường ít ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu bà bầu tập trung phòng tránh các tác nhân gây hại từ môi trường và bổ sung thêm các loại dinh dưỡng thiết yếu từ tự nhiên vitamin từ các loại rau, củ, quả tươi sạch để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
Đối với cảm cúm nặng, bà bầu nên cẩn trọng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của mình và thai nhi. Vì các loại virus cảm cúm có thể phát triển thông qua nhau thai và xâm nhập vào cơ thể thai nhi, gây nên các bệnh như bệnh tim bẩm sinh, bệnh sứt môi, não tụ huyết, không có não hoặc là dị dạng đầu nhỏ. Thậm chí có thể gây sảy thai ngoài ý muốn nếu như bà bầu không được chăm sóc kĩ lưỡng khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Bà bầu bị cảm khi mang thai 3 tháng cuối(Nguồn: Internet) Bà bầu nên chú trọng chăm sóc sức khoẻ để tránh bị cảm cúm
3 tháng cuối mang thai cơ thể của bà bầu có khá nhiều chuyển biến để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Do vậy đây cũng là thời kì bà bầu dễ bị cảm do nhiễm các loại virus.
Nhìn chung giai đoạn này, thai nhi đã hình thành gần như toàn diện và khoẻ mạnh nên sẽ không bị ảnh hưởng nhiều do bị ảnh hưởng từ cảm cúm của mẹ. Tuy nhiên, nếu bà bầu có những biểu hiện cảm cúm nghiêm trọng khiến cơ thể rơi vào trạng thái sốt cao, nôn mửa hay chóng mặt,…thì cần đến thăm khám bác sĩ để có được hướng dẫn chữa trị phù hợp nhất. Nếu không sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm sau này như viêm phổi, sảy thai, sinh non và quan trọng hơn đó là ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Cách trị cảm cho bà bầu bằng dược liệuMẹ bầu có biết vỏ ngoài của bưởi chứa tinh dầu và chúng có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm nên có tác dụng trị ho, giải cảm rất tốt. Lá bưởi có thể kết hợp cùng các loại lá xông trị cảm, đau đầu.Bài thuốc: Lấy một ít vỏ bưởi tươi rửa sạch, kết hợp cùng một số loại lá có tinh dầu thơm như lá chanh, sả, hương nhu… Cho tất cả vào nồi, cho nước vào nấu sôi và sau đó, dùng nước để xông. Mẹ có thể chọn mua bưởi da xanh ruột hồng sạch, khi ăn xong chừa lại vỏ để sử dụng, vậy là tiện đôi đường đúng không nào?
Bên cạnh đó, có một loại củ mang dược tính rất tốt và dễ tìm mà mẹ có thể sử dụng đó chính là gừng tươi. Đây là một gia vị chống virus hết sức hiệu quả, có thể tiêu hủy các mầm bệnh và tốt cho dạ dày.
Bài thuốc: Bạn có thể đun 2 thìa cà phê gừng tươi xắt nhỏ với hai cốc nước trong 15 phút và lọc bã, để nguội trước khi uống sẽ có tác dụng với cơ thể.
Giữ gìn sức khoẻ đối với bà bầu trong suốt thời kì mang thai là cực kì quan trọng để đảm bảo sức khoẻ của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Bị cảm cúm tuy là căn bênh thông thường ai cũng dễ dàng mắc phải nhưng đối với bà bầu thì cần được chăm sóc cẩn thận để những điều đáng tiếc về sau.
Facebook Comments
Bà Bầu Bị Cảm Cúm Có Ảnh Hưởng Tới Thai Nhi Không, Cần Phải Làm Gì?
Cảm lạnh và cúm là hai căn bệnh có nguyên nhân từ virus gây ra và chúng rất dễ lây nhiễm. Đặc biệt bà bầu mang thai trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kì hệ miễn dịch thường bị suy giảm, do đó rất dễ gặp phải những căn bệnh này.
Các triệu chứng thường gặp khi mẹ bầu bị cảm cúm gồm: sốt, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, đau nhức; ho khan, đau họng; hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi.
Bà bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không?Đây là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của các mẹ bầu. Theo các bác sĩ và chuyên gia, bị cảm cúm trong 3 tháng đầu tiên là thời gian nguy hiểm nhất. Khi này sức đề kháng của mẹ giảm đi, đồng thời đây cũng là giai đoạn thai nhi đang bắt đầu thành hình hài, do đó những tác nhân bên ngoài như virus, vi khuẩn, hóa chất… khi tác động vào cơ thể không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể gây ra dị tật cho thai nhi hay thậm chí sảy thai.
Qua 3 tháng đầu tiên, lúc này sức đề kháng của mẹ đã tốt hơn, bào thai phát triển khỏe mạnh thì những tác động gây hại từ bên ngoài sẽ không còn quá nguy hiểm như lúc ban đầu.
Bà bầu cần làm gì khi bị cảm cúm?Bà bầu nên bổ sung các loại thức ăn giàu dinh dưỡng; đồng thời nghỉ ngơi đầy đủ giúp củng cố sức khỏe, chống lại bệnh tật. Uống đủ nước để tránh mất nước, cũng như giúp các dịch nhầy ở mũi dễ chảy ra ngoài và được làm sạch.
Một điều cần chú ý nữa là có rất nhiều mẹ bầu tự ý mua thuốc về sử dụng để chữa bệnh. Tuy nhiên những loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm ảnh hưởng đến thai nhi như dẫn tới sảy thai, dị tật thai nhi… nếu như sử dụng không đúng cách, đúng liều lượng quy định.
Một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi mà bà bầu cần tránh là:
− Thuốc chống virus như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.
− Aspirin và ibuprofen: Thuốc Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.
Bà bầu bị cảm cúm có nên xông không?Xông lá giảm cảm là một phương pháp dân gian chữa cảm cúm hiệu quả không cần đến thuốc được rất nhiều người tin tưởng áp dụng, trong đó có không ít mẹ bầu. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo rằng việc mẹ bầu xông hơi để chữa cảm cúm này lại có thể làm ảnh hưởng, thậm chí nguy hiểm cho thai nhi:
− Bà bầu ngồi trong chăn kín để xông với nồi nước rất nóng sẽ làm nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao. Điều này dẫn đến nóng nước ối, từ đó có thể gây ảnh hưởng tới bào thai và ngăn cản quá trình đưa khí oxy tới em bé. Ngoài ra thai nhi cũng có nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và mất nước về sau trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu nếu nhiệt độ cơ thể mẹ tăng trên 38°C.
− Mẹ bầu có thể bị chóng mặt, ngạt thở hay thậm chí là hạ huyết áp do áp lực của hơi nóng và sự kín khí khi xông hơi. Nếu huyết áp thấp sẽ làm giảm số lượng máu dẫn đến cho thai nhi, do đó bà bầu luôn cần huyết áp ổn định.
− Ngoài ra nếu bất cẩn với nồi nước xông có thể khiến bạn bị bỏng, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bản thân cũng như cho em bé.
Cách chữa cảm cúm cho bà bầu− Sử dụng chanh và mật ong trộn lẫn hoặc pha chanh với mật ong vào nước ấm để giúp trị ho, viêm họng.
− Tỏi có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên giúp giải cảm rất tốt. Bạn chỉ cần giã tỏi thật nhỏ rồi hòa với nước để uống, hoặc đơn giản hơn là cho thêm tỏi vào trong các món ăn.
− Ăn cháo trứng nóng với hành và lá tía tô nóng không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn giúp cơ thể toát ra mồ hôi, làm bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn.
Cách phòng tránh cảm cúm cho bà bầu
Tích cực đi bộ hít thở không khí trong lành, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Thường xuyên bổ sung các hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước. Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, súc miệng và họng bằng nước muối.
Mang theo áo mưa và khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài.
Hạn chế tối đa tiếp xúc với người bị cảm cúm.
Tránh sờ tay lên mặt để hạn chế sự lây lan vi khuẩn từ bàn tay lên cơ thể.
Tránh xa khói thuốc lá, không uống bia rượu và các chất có cồn.
Bà Bầu Bị Cảm Cúm Ảnh Hưởng Như Thế Nào Tới Thai Nhi?
Bà bầu bị cảm cúm ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi? Bình thường, các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu thật sự rất khó chịu và nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Để điều trị các triệu chứng bên không quá khó, nhưng đối với bà bầu thì việc điều trị cần thận trọng hơn. Các mẹ bầu cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị cảm cúm, trong trường hợp quá nặng,bắt buộc phải dùng đến thuốc thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc điều trị nào.
Bà bầu cần làm gì khi cảm cúm?Nguyên tắc thứ hai cũng rất quan trọng là không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng. Nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, cụ thể các loại thuốc cần tránh đó là:
Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh. Aspirin và ibuprofen: Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.
Phần hỏi đáp & tư vấn về việc bà bầu bị cảm cúm:Hỏi: Em mới mang thai được 8 tuần nhưng lại đang có dấu hiệu cảm cúm do thời tiết quá lạnh. Theo em được biết thì bị cúm khi mang thai thì không nên uống thuốc mà để bệnh tự khỏi. Em cũng làm như vậy nhưng đến cả tuần rồi mà bệnh chưa khỏi. Em rất sốt ruột và cũng lo lắng không biết bị cúm kéo dài thế có ảnh hưởng đến em bé hay không? Vậy, em phải làm gì khi bị cúm lúc đang mang bầu? (Nguyệt Lam, Hà Nội)
Trả lời của bác sỹ sản phụ khoa: Bạn Nguyệt Lam thân mến, Bị cúm khi đang mang bầu là một trong những nỗi lo sợ nhất của các bà bầu. Virus của dịch cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị hình, mà khi sốt cao cộng với độc tính của vi rút cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sảy thai hoặc sinh sớm. Tuy nhiên khi đang mang bầu, việc dùng thuốc trị bệnh lại không được thoải mái và dễ dàng như bình thường bởi hầu hết các thuốc đều có thể gây hại cho cả mẹ và con cũng như quá trình mang thai. Không phải ai cũng hiểu được điều này, thậm chí có những bà bầu dù biết rằng không được dùng thuốc nhưng vẫn tự ý không nghe theo và vẫn uống thuốc với tâm lý “uống ít không ảnh hưởng”, hoặc là có những người lại không biết làm cách nào khi bị cúm.
Bà bầu bị cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu thai kỳ có nguy hiểm không?Virus cúm và các loại virus khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi, khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai thì nguy hiểm càng tăng lên. Tuy vậy, không phải tất cả các loại virus đều gây dị tật.
Qua nghiên cứu ở nhiều nước, người ta đã thấy rõ virus gây bệnh Rubella có khả năng gây dị tật cho thai với tỷ lệ cao ở giai đoạn đầu mang thai (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh…). Vì thế, các bác sĩ sản khoa thường khuyên người có thai trong thời kỳ đầu không may bị nhiễm bệnh này nên phá thai.
Còn virus cúm nói chung, các tài liệu khẳng định, khi người mẹ bị nhiễm cúm nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể làm cho thai bị lưu và gây sảy thai. Có tài liệu cho rằng bà bầu bị cảm cúm có thể gây sứt môi, đục thuỷ tinh thể mắt cho thai, nhưng không đưa ra các tỷ lệ gây dị tật có tính thuyết phục. Bạn nên biết rằng với những thai kỳ bình thường, người mẹ không hề có bệnh tật gì trong lúc có thai, thì tỷ lệ dị tật các loại trên thai nhi đã có từ 1-2% trong tổng số thai nhi được sinh ra. Vì thế, những thai có dị tật ở những bà mẹ có tiền căn bị cúm trong thời kỳ đầu của thai nghén rất có thể không phải do virus cúm gây ra.
Nếu bà bầu bị cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu, các thai phụ cũng không nên quá lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp và nên thường xuyên đi khám thai đều đặn, theo dõi sự phát triển của thai bằng siêu âm. Với các máy siêu âm 4 D hiện đại ngày nay, bác sĩ có thể phát hiện sớm các dị tật của thai như sứt môi, tay chân khoèo, thoát vị rốn, thoát vị đốt sống…hay dị tật ở tim, ở thận, ruột hay ở não… Việc bỏ thai hay không phải cần được cân nhắc kỹ và nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sản.
Khi bị cảm cúm, thai phụ nên làm gì? – Cách xử lý và phòng ngừa cảm cúm khi mang thai:Bình thường, các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu thật sự rất khó chịu và nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Để điều trị các triệu chứng bên không quá khó, nhưng đối với bà bầu thì việc điều trị cần thận trọng hơn. Các mẹ bầu cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị cảm cúm, trong trường hợp quá nặng,bắt buộc phải dùng đến thuốc thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc điều trị nào. Và trước khi sử dụng thuốc, các mẹ có thể áp dụng một số thực phẩm cải thiện tình hình:
Dùng tỏi trị cảm cúm: Tỏi nếu dùng thường xuyên có tác dụng phòng ngừa và điều trị cảm cúm rất tốt. Tỏi chưa chế biến có tác dụng chống nấm, chống vi khuẩn và vi-rút. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi có thể làm tăng nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe sau cúm và tăng sức đề kháng. Tỏi lại rất an toàn với phụ nữ đang trong thời kỳ bầu bí nên tỏi được khuyên dùng trong các trường hợp cảm cúm ở bà bầu. Cũng nên lưu ý rằng, tỏi có thể làm tăng sự chảy máu nên những người đang dùng thuốc cầm máu cần thận trọng nếu muốn thêm tỏi vào chế độ ăn uống.
Sử dụng nước chanh: Nước chanh có hiệu quả tốt trong việc làm giảm đau rát cổ họng và giảm dịch nhầy. Các mẹ bầu có thể uống một cốc nước ấm pha nửa quả chanh và mật ong. Phụ nữ mang thai đặc biệt 3 tháng đầu do sự thay đổi hormone trong cơ thể và thiếu máu nên rất hay bị đau đầu, chóng mặt. Chị em nên uống mật ong vì dùng mật ong thường xuyên sẽ giúp khí huyết được lưu thông tốt hơn, tạo giấc ngủ sâu và ngon, hạn chế các tình trạng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi…
Sử dụng muối ăn: Muối ăn được khuyên dùng trong các trường hợp bà bầu bị cảm cúm vì đây là một chất để xúc miệng tuyệt vời và có thể giảm ho. Các mẹ bầu có thể dùng nước ấm và thêm một chút nghệ để tăng cường hiệu quả chống viêm nhiễm. Muối còn được pha với nước ấm để rửa mũi. Việc rửa mũi thường xuyên cũng giúp điều trị các bệnh viêm xoang.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Bị Cảm Có Ảnh Hưởng Tới Thai Nhi Không? Giải Cảm Cho Bà Bầu trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!