Xu Hướng 6/2023 # Bà Bầu Bị Thiếu Máu Có Nguy Hiểm? # Top 7 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bà Bầu Bị Thiếu Máu Có Nguy Hiểm? # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Bị Thiếu Máu Có Nguy Hiểm? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Em có bầu 6 tháng. Đi xét nghiệm huyết học bị thiếu máu nhiều (tỉ lệ 98, bình thường ít nhất là phải đạt 125). Giờ em có nên truyền máu không ạ, hay phải làm thế nào để thai phát triển ạ?

Tình trạng thiếu máu khi mang thai có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, đặc biệt nếu chỉ thiếu máu nhẹ. Một số triệu chứng có thể nhận thấy là thường mệt mỏi, cảm giác yếu trong người và chóng mặt. Đây cũng là những triệu chứng nhiều phụ nữ gặp phải khi mang thai dù có thiếu máu hay không nên rất khó xác định.

Bạn cũng có thể thấy mình xanh xao hơn, đặc biệt là ở đầu ngón tay, dưới mi mắt và vùng môi. Các triệu chứng khác bao gồm tim đập nhanh, mạnh, thở gấp, đau đầu, chóng mặt, khó chịu và khó tập trung.

Nếu xét nghiệm cho thấy bạn bị thiếu máu do thiếu sắt, bác sĩ sẽ kê các loại dược phẩm bổ sung sắt cho bạn. Liều lượng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu máu khi mang thai nhưng thường sẽ nằm trong khoảng 60 đến 120mg sắt nguyên tố mỗi ngày, chưa kể lượng sắt bổ sung trong các loại thuốc bổ cho thai phụ. Bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ và đừng bao giờ bổ sung nhiều sắt hơn so với lượng sắt được kê đơn.

Lưu ý rằng các liều lượng này dùng để chỉ lượng sắt nguyên tố hay sắt nguyên chất được bổ sung, một số nhãn hiệu chỉ thể hiện lượng sắt sunfat, một loại muối sắt, thay cho lượng sắt nguyên tố. Một liều bổ sung với 325mg sắt sunfat, liều lượng thường được kê để bổ sung sắt, sẽ cung cấp cho bạn 60mg sắt nguyên tố.

Để hấp thu nhiều sắt nhất có thể, nên uống viên sắt khi đang đói, uống thuốc bằng nước lọc hoặc nước cam, vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn, nhưng đừng uống với sữa vì canxi cản trở quá trình hấp thu sắt. Cà phê và trà cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt.

Trong khoảng một tuần kể từ khi bắt đầu điều trị, bạn sẽ tạo ra nhiều hồng cầu mới và lượng hemoglobin cũng tăng cao. Thường chỉ sau một tháng điều trị là có thể hoàn toàn thoát khỏi tình trạng thiếu máu khi mang thai, nhưng bạn nên tiếp tục bổ sung sắt trong vài tháng tiếp theo để tăng cường nguồn sắt dự trữ.

Một lưu ý quan trọng nữa là luôn để các loại thuốc có chứa sắt xa tầm tay trẻ em. Trong số các loại hình ngộ độc dược phẩm ở trẻ em, uống viên sắt quá liều gây tử vong cao nhất. Thực tế, chỉ cần một liều cho người lớn cũng có thể gây ngộ độc cho trẻ nhỏ.

Bà Bầu Bị Thiếu Máu Có Thể Nguy Hiểm Tính Mạng

Bà bầu bị thiếu máu có nguy cơ tử vong cao

Các nhà khoa học thuộc Đại học Queen Mary ở London (Anh) đã phân tích dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới ( ) về phụ nữ WHOmang thai ở 29 quốc gia bao gồm Mỹ La tinh, châu Phi, Tây Thái Bình Dương, Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á.

Các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa chứng thiếu máu và tính mạng của những phụ nữ mang thai. Kết quả của nghiên cứu đã được đăng tải trên Tạp chí Y khoa The Lancet Global Health.

Tiến sỹ Jahnavi Daru – thuộc Đại học Queen Mary, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Thiếu máu trong thai kỳ là một trong những vấn đề y tế phổ biến nhất mà phụ nữ mang thai thường gặp phải ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng nếu một phụ nữ bị thiếu máu trầm trọng tại bất kỳ thời điểm nào trong thời kỳ mang thai hoặc trong 7 ngày sau khi sinh, cô ấy sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn bình thường và cần phải điều trị khẩn cấp để tránh nguy hiểm đến tính mạng”.

Thiếu máu là một vấn đề ảnh hưởng đến khoảng 500 triệu phụ nữ trên toàn thế giới

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho biết, những nghiên cứu trước đây không thể xác định được một cách chắc chắn rằng liệu những ca tử vong của người mẹ có phải do thiếu máu hay do vấn đề y tế nào khác. Kết quả của nghiên cứu mới chỉ ra rằng: “Khi tất cả các yếu tố khác bị loại trừ, tỷ lệthai phụ tử vong tăng gấp đôi ở những người bị thiếu máu”.

Theo thống kê của WHO, có đến gần 99% bà bầu tử vong là ở các nước đang phát triển. Ở những quốc gia này, phụ nữ có nguy cơ cao chủ yếu do thiếu sắt trong chế độ ăn uống, rối loạn máu di truyền, thiếu chất dinh dưỡng và các bệnh nhiễm trùng như sốt rét, HIV và giun móc.

Nên đọc

Nguyên Hương H+ (Theo Upi/CNN)

Bà Bầu Bị Thiếu Nước Ối Có Nguy Hiểm Không? Cách Khắc Phục Thiếu Ối

Khi mang thai mẹ bầu có nguy có mắc khá nhiều bệnh lý khiến nhiều mẹ bầu băn khoăn lo lắng. Trong đó việc bà bầu thiếu nước ối là vấn đề nhiều mẹ lo lắng. Vậy thiếu nước ối có nguy hiểm không? Có cách nào để khắc phục không?

Nước ối có vai trong rất quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của thai nhi. Nếu lượng nước ối của mẹ quá ít sẽ tiềm ẩn nguy cơ chèn ép dây rốn, thiếu sản phổi, khoèo chi. Vậy cách khắc phục việc thiếu nước ối là gì?

Vai trò quan trọng nhất của nước ối là giữ cho thai nhi an toàn trong bụng mẹ. Bằng việc bao bọc và che chắn xung quanh. Ngoài ra còn có những chức năng qua trọng khác như

Cung cấp môi trường ấm áp và ổn định cho thai nhi

Cung cấp dinh dưỡng giúp phát triển của phôi thai trong giai đoạn đầu thai kỳ

Giúp bảo vệ bé khỏi những chấn thương cơ học

Ngăn ngừa nhiễm trùng

Giúp hệ hô hấp, hệ tiêu hoa và cơ xương phát triển một cách bình thường

Cho phép bé phát triển, co duỗi dễ dàng trong bụng mẹ

Bé yêu của mẹ vẫn thường xuyên nuốt nước ối và chuyển hóa ra ngoài bằng đường da và đường tiểu. Vì vậy mà mức độ nước ối tăng giảm thường xuyên là chuyện rất bình thường. Những tháng đầu thai kỳ nước ối sẽ khoảng 50ml, sau đó tăng đần theo sự phát triển của bé. Đến tuần thứ 36 thì nước ối sẽ ở khoảng 800 – 1000ml. Sau đó đến tuần thứ 38 thì lại giảm dần để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

Thiếu nước ối là tình trạng mực nước ối ít hơn 200ml hoặc là chỉ số AFI nhỏ hơn hoặc bằng 5.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ nước ối quá ít khiến bé khó xoay đầu. Làm cho ngôi thai trở nên bất thường trong khi chuyển dạ. Nếu thiếu nước ối do vỡ ối sớm sẽ dẫn đến nhiễm trùng ối, nhiễm trùng tử cung và bào thai.

Một số mẹ bầu có mắc một số bệnh như: tiền sản giật, cao huyết áp, bệnh lý về thận, gan,… gây sự kém phát triển của chức năng tái tạo nước ối. Gây những ảnh hưởng đến chức năng của rau thai và tính thấm của màng ối

Ảnh hưởng của một số loại thuốc như: ức chế tổng hợp Prostaglandin, ức chế men chuyển,…

Chức năng tử cung hoặc bánh nhau bị suy giảm. Gây ra cạn nước ối kèm theo thai phát triển chậm

Động mạch tử cung hoặc động mạch rốn cao

Vỡ ối, rỉ ối không được phát hiện. Màng ối bị rách làm cho nước ối thoát ra gây ra việc thiếu nước ối.

Nguyên nhân thường gặp nhất của việc thiếu nước ối là vỡ ối sớm. Do một số vấn đề bất thường bẩm sinh của thai kỳ. Một số bất thường của thai thường gặp kết hợp với thiếu nước ối.

Thai chậm phát triển trong tử cung

Thai quá ngày sinh (Mang thai hơn 42 tuần)

Nhiễm trùng thai

Dị tật bẩm sinh: tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu,..

Bất thường hệ tiết niệu: bất sản thận 2 bên, thận nhiều nang, thận đa năng, tắc nghẽn, niệu quản, suy chức năng thận, hội chứng van niệu đạo sau,… Được phát hiện bằng việc siêu âm hay xét nghiệm máu ở tĩnh mạch rốn của thai nhi

Bất thường nhiễm sắc thể. Được chuẩn đoán dựa vào việc chọc ối và xét nghiệm nhiễm sắc thể. Nếu siêu âm thai có dấu hiệu bất thường hoặc thia chậm phát triển có thể thực hiện phương pháp Micro array.

Vỡ ối sớm, vỡ ối non

Nhồi máu bánh rau

Hội chứng truyền máu thai nhi

Có vấn đề về nhau thai ( suy nhau thai)

Thai nhi có vấn đề về thận

Một trong 2 bé song sinh có vấn đề về phát triển

Số đo, chiều cao tử cung thấp hoặc nhỏ hơn so với tuổi thai, có chiều hướng đi xuống so với đường chuẩn

Thai cử động yếu. Khi đã thực hiện đủ 4 thủ thuật của Lepol có thể cảm giác rõ các phần thi nằm sát dưới bàn tay. Nhưng không cảm thấy được có nước ối, khó làm động tác di chuyển đầu thai nhi

Siêu âm có chỉ số nước thấp. Dưới đường percentile thứ 5 so với tuổi thai. Hay khi thai được 35 tuần tuổi nhưng chỉ số nước ối AFI lớn nhỏ hơn hoặc bằng 5. Hoặc buồng ối lớn nhất có độ cao dưới 2

Những dấu hiệu nhận biết bà bầu bị thiếu nước ối. Thiếu ối có nguy hiểm không?

Khi cảm thấy thai giảm cử động, bụng không lớn. Độ cao tử cung tăng chậm, có thể sờ nắn được phần thai ở sát bụng. Siêu âm phát hiện bị thiếu nước ối.

Có 2 mức độ thiếu nước ối

Thiếu ối nặng. Chỉ số nước ối AFI từ 3 -5cm

Vô ối. Chỉ số nước ối AFI dưới 3cm

Nếu siêu âm xác định được thiếu nước ối. Cần kiểm tra thêm các tình trạng bất thường khác của thai nhi, nhau và dây rốn

Thiếu nước ối trong 3 thai đầu thai kỳ có nguy cơ sảy thai từ 65-85%

Trong 3 tháng giữa thai kỳ có nguy có dị tật thai cao

Trong 3 tháng cuối thai kỳ bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng

Nếu xác định được bị thiếu nước ối, mẹ bầu nên theo dõi sát sao và xác định nguyên nhân gây thiếu ối.

Siêu âm theo dõi tình trạng thai nhi và đánh giá chỉ số nước ối 1-3 tuần/ 1 lần

Đánh giá mức độ suy tử cung – bánh nhau. Đo chỉ số phát triển của bé và chỉ số Dopple ở động mạch rốn, động mạch não và ống tĩnh mạch. Việc nhày giúp quyết định thời điểm sinh tốt nhất cho bé

Nếu không tìm được nguyên nhân, truyền ối là phương pháp hiệu quả nhất. Kết hợp với việc xét nghiệm di truyền cho thai.

Sau khi xác định được nguyên nhân tiếp theo nên xét nghiệm dịch âm đạo (Nitrazine test) để loại trừ rỉ ối, ối vỡ.

Tiếp theo siêu âm tiền sản và khảo sát giúp phát hiện các bất thường hình thái thai. Đặc biệt là các bệnh lý cua hệ niệu đạo nhue sạn thận, tắc nghẽn đường niệu đạo.

Tiến hành truyền ối nếu nước ối quá ít

Khi đã xác định thai đủ tháng và phát hiện bị thiếu nước ối thì phải cần được theo dõi monitoring. Nếu khi không làm test đả kích hoặc trong khi làm test đả kích có xuất hiện tim thai chậm hay Dip biến đổi thì cần chỉ định mổ lấy thai để chấm dứt thai kỳ.

Nếu làm test đả kích mà nhịp tim thai vẫn trong giới hạn bình thường thì cần đánh giá thêm chỉ số Bishop để có chỉ định khởi phát chuyển dạ.

Thiếu ối làm tăng nguy cơ suy thai và sinh khó. Nguyên nhân là vì chèn ép lên dây rốn và sinh khó. Vì vậy, các bác sĩ sẽ theo dõi các yếu tố trong lúc chuyển dạ để xử trí kịp thời.

Ngoài các biện pháp y tế được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa. Mẹ bầu cũng có thể sử dụng một số biện pháp giúp tăng nước ối như.

Một số loại rau có nhiều nước như: dưa chuột, rau diếp, cần tây,… Một số trái cây như: dưa hấu, cà chua, khế,…

Mỗi ngày nên uống ít nhất 8-10 ly nước mỗi ngày. Tương đương 2-2.25l nước/ 1 ngày. Nên uống nước đồng đều trong ngày không nên để khát mới uống.

Ăn uống đầu đủ và điều độ giúp cung cấp đủ chất giúp cung cấp đủ dưỡng chất thông qua nước ối.

Nước dừa 2-3 lần/1 tuần bắt đầu từ tháng thứ 4. Ngoài ra còn có các loại nước trái cây khác như cam, ổi, cóc,…

Các đồ uống lợi tiểu như trà râu ngô, cà phê,… làm mẹ bầu đi ngoài nhiều gây mấy nước.

Thức uống có cồn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh bé. Đồng thời làm lượng nước ối trong cơ thể mẹ giảm đi đáng kể.

Mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái. Tư thế này giúp máu lưu thông tốt hơn qua các mạch máu ở tử cung. Tạo điều kiện thuận lợi cho hệ tuần hoàn của trẻ. Giúp lượng nước ối của mẹ được cải thiện.

Những bài tập nhẹ nhàng giúp tăng lưu lượng tuần hoàn máu trong tử cung và nhau thai. Nên luyện tập ít nhất 30-45 phút mỗi ngày. Ưu tiên lựa chọn những môn ít ra mồ hôi như bơi lội, đi bộ,…

Một số trường hợp thiếu ối nghiêm trọng nên đến gặp bác sĩ để được truyền dịch.

Bà bầu thiếu nước ối có nguy hiểm không? Khi mang thai bất kỳ những dấu hiệu bất thường nào đều vô cùng nguy hiểm. Hy vọng thông qua bài viết này Angel Babe có thể cung cấp thêm một số thông tin cần thiết giúp mẹ bầu có thể biết được bà bầu thiếu nước ối có nguy hiểm hay không?

Bà Bầu Bị Chảy Máu Mũi Có Nguy Hiểm Không?

Tại sao bà bầu bị chảy máu mũi lại phổ biến?

Trong ba tháng đầu tiên, lượng máu lưu thông trong cơ thể bà bầu tăng lên và tim của mẹ hoạt động mạnh hơn. Điều này có nghĩa là niêm mạc đường mũi của mẹ cũng nhận được nhiều máu hơn.

Các mạch máu nhỏ bên trong mũi khá mỏng manh, khi lượng máu tăng quá nhiều có thể làm vỡ các mạch máu đó dẫn đến chảy máu mũi, hay còn gọi là chảy máu cam.

Chảy máu mũi có thể kéo dài trong vài giây hoặc vài phút, có thể chảy từ một hoặc cả hai lỗ mũi. Lượng máu có thể chỉ là một vệt máu nhỏ hoặc chảy máu khá nặng.

Nếu bà bầu bị chảy máu mũi vào ban đêm khi đang ngủ, mẹ bầu có thể bị đánh thức khi cảm thấy máu chảy xuống sau cổ họng, gây khó thở khiến mẹ bầu phải ngồi dậy.

Bà bầu bị chảy máu mũi có nguy hiểm không?

Chảy máu cam có thể khiến bà bầu sợ hãi hoặc gây ra nhiều phiền toái, tuy nhiên miễn là mẹ bầu không mất nhiều máu thì không có gì phải lo lắng. Trong hầu hết các trường hợp, bà bầu bị chảy máu cam sẽ không gây hại cho mẹ hoặc em bé.

Bà bầu bị chảy máu mũi phải làm sao để cầm máu?

Bà bầu bị chảy máu mũi cần thực hiện các bước sau đây để cầm máu nhanh:

Bà bầu ngồi hoặc đứng, giữ cho đầu thẳng đứng, điều này làm giảm áp lực trong các mạch máu bên trong mũi của mẹ, giúp làm chậm lại tình trạng chảy máu.

Dùng ngón cái và ngón trỏ véo phần sụn mềm của mũi, ngay bên dưới xương mũi (vị trí véo ở đoạn giữa sóng mũi), lúc này 2 bên mũi của mẹ được ép lại với nhau. Tiếp tục giữ, không thả ra trong ít nhất 10 phút.

Bà bầu cũng có sử dụng một viên đá hoặc một túi nước lạnh chườm lên phần xương mũi giúp máu tại vị trí các mạch máu vỡ đông nhanh hơn.

Sau 10 phút, mẹ nhẹ nhàng thả tay ra để kiểm tra xem còn chảy máu không. Nếu mũi của mẹ vẫn tiếp tục chảy máu, hãy lặp lại quy trình trên thêm 10 phút nữa.

Làm thế nào để phòng tránh chảy máu mũi khi mang thai?

Nếu mẹ bầu muốn xì mũi, hãy thực hiện một cách nhẹ nhàng và cố gắng tránh hắt hơi lớn. Mẹ cũng nên tránh ngoáy mũi mạnh tay.

Nếu bà bầu vừa bị chảy máu mũi và đã cầm máu, mẹ cần tránh hắt hơi, tránh cúi xuống hoặc tập thể dục mạnh trong ít nhất 12 giờ sau khi cầm máu, tránh tác dụng lực vào mũi.

Khi nào bà bầu bị chảy máu mũi nên đi khám bác sĩ?

Chảy máu mũi xảy ra sau khi va chạm ở vùng đầu.

Bà bầu bị huyết áp cao kèm theo chảy máu mũi thường xuyên.

Bà bầu đã thực hiện các bước cầm máu nêu trên nhưng tình trạng chảy máu mũi không dừng lại sau 20 phút

Gặp khó khăn khi thở bằng miệng trong lúc bóp mũi cầm máu.

Bị mất một lượng lớn máu hoặc nuốt phải rất nhiều máu và nôn ói nhiều.

Bị chảy máu mũi kèm theo bị sốt hoặc ớn lạnh.

Hầu hết bà bầu bị chảy máu mũi là bình thường. Chị em không cần quá lo lắng. Điều quan trọng là nên ghi nhớ các thao tác cầm máu để ứng phó kịp thời.

Nguồn: https://www.pregnancybirthbaby.org.au/nosebleeds-during-pregnancy

Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Bị Thiếu Máu Có Nguy Hiểm? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!