Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Uống Smecta Có Nên Hay Không? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Smecta là một loại thuốc có tác dụng hỗ trợ, cải thiện triệu chứng tiêu chảy chứ không phải là một loại thuốc điều trị nguyên nhân tận gốc.
Về căn bản, Smecta sẽ tương tác với lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc tạo nên một lớp “áo” bảo vệ, che phủ bề mặt niêm mạc ống tiêu hóa. Các tác nhân gây iêu chảy vì thế không thể bám tiếp vào niêm mạc ống tiêu hóa.
Smecta không cản quang, không nhuộm màu phân và với liều lượng thông dụng, Smecta không làm thay đổi thời gian vận chuyển sinh lý của ruột.
Điều trị triệu chứng đau của bệnh thực quản dạ dày tá tràng và đại tràng.
Điều trị các chứng trong tiêu chảy cấp ở trẻ em, trẻ nhũ nhi và người lớn
Điều trị các triệu chứng trong tiêu chảy mạn tính
Smecta giúp thức đẩy nhanh quá trình hồi phục trong bệnh tiêu chảy cấp, cải thiện khuôn phân, giảm lượng phân thải ra và rút ngắn thời gian tiêu chảy. Điều này giúp các mẹ giải quyết vấn được phần nào câu hỏi có hay không nên uống Smecta rồi đấy!!
Với trường hợp tiêu chảy cấp thường gặp do chế độ ăn, ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng hoặc do tác dụng phụ của thuốc thì Smecta có thể giúp giảm các triệu chứng tiêu chảy hay nôn ói, nhưng khả năng phục hồi hoàn toàn thì tùy thuộc vào tình trạng bệnh, nặng hay nhẹ, cơ thể có thể tự đào thải chất độc hay không.
2. Vậy mẹ bầu bị tiêu chảy có nên uống thuốc Smecta hay không?
Có rất nhiều mẹ bầu nhất là đối với những người lần đầu mang thai thì sẽ rất lo lắng khi uống Smecta. Đây là lo lắng hết sức bình thường. Theo thành phần của thuốc thì Smecta vô hại với các bà bầu vì hai nguyên nhân sau:
Smecta có nguồn gốc từ tự nhiên. Nó giúp loại bỏ khỏi cơ thể chất độc hại và các sản phẩm phân rã.
Smecta chỉ có tác dụng cho đường tiêu hóa. Chứ không hề ngấm vào máu, không gây nguy hại cho sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi.
Sử dụng thuốc Smecta trong thời gian mang thai không chỉ bảo vệ niêm mạc dạ dày của bức tường, mà còn để phục hồi làm dịu và để loại bỏ các tác động kích thích của axit hydrochloric, acid mật, bài tiết cơ thể, các chất khí gây bệnh.
Theo các chuyên gia là giảng viên Cao đẳng Dược Đắk Lắk – Trường Cao đẳng Bách khoa Tây Nguyên, thuốc Smecta không chống chỉ định trong thai kỳ. Tuy nhiên các bà mẹ khi có các triệu chứng bị tiêu chảy kéo dài nhiều ngày, nên đến các gặp các bác sĩ chuyên khoa để khám và xác định nguyên nhân cụ thể và kê đơn một cách chính xác nhất. Tốt nhất nên hạn chế trường hợp uống thuốc tùy tiện mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Điều đầu tiên, mẹ bầu cần phải đi khám sức khỏe và tuân theo lời chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc về sử dụng.
Ngoài ra cơn đau bụng do tiêu chảy mang lại sẽ khiến cơ thể mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, vì vậy nên tranh thủ thời gian nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mẹ bầu nên thư giãn bằng chách nghe nhạc nhẹ, thường xuyên tập thể dục và ra ngoài đi dạo hít thở không khí trong lành.
Để phòng bệnh mẹ bầu cần giữ gìn vệ sinh ăn uống, luôn được thực hiện đúng ” ăn chín, uống sôi”, không ăn thịt sống, gỏi các loại, không ăn rau sống chưa rửa sạch, tiết canh…
Cần bổ sung các chất dinh dưỡng vừa đủ. Tránh tiêu thụ quá nhiều khi cơ thể không cho phép. Các chất khoáng, vitamin, xơ… cần được lưu ý bổ sung hàng ngày để tăng sức đề kháng cho thai phụ.
Trong giai đoạn thai kỳ, tiêu chảy làm mất nước trong cơ thể, và cũng góp phần làm mất một lượng lớn vi chất dinh dưỡng. Với sự co thắt thường xuyên của ruột, cũng có sự co lại của tử cung, có thể gây sẩy thai. Không ít nguy hiểm hơn là nhiễm độc cơ thể, có thể dẫn đến dị dạng.
Để ngăn ngừa mất nước, bạn cần uống nhiều. Về khối lượng dịch, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ. Trong giai đoạn này, phù hợp với việc truyền các loại thảo mộc, nước trái cây tự nhiên, từ đồ uống có ga tốt hơn là từ chối. Với tiêu chảy kéo dài (vài ngày), cần tuân thủ chế độ ăn kiêng, điều quan trọng là phụ nữ mang thai phải nghỉ ngơi vào lúc này, nghỉ ngơi nhiều hơn. Để loại bỏ nhiễm độc và ngừng tiêu chảy, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc. Thông thường một smecta được quy định trong thai kỳ, vì nó không có tác dụng phụ.
https://credit-n.ru/order/kreditnye-karty-vtb.html
Uống Sữa Bầu Bị Tiêu Chảy Phải Làm Sao, Có Nên Uống Tiếp Không?
Uống sữa bầu bị tiêu chảy có thể do mẹ uống không đúng cách, đúng buổi hoặc uống quá nhiều,…để hạn chế tình trạng này mẹ có thể pha theo công thức chỉ định, không uống sữa sau khi đã ăn trái cây chua và những kinh nghiệm uống sữa bầu không bị ngán, không bị đầy bụng, tiêu chảy được chia sẻ bên dưới. Mẹ bầu nên bắt đầu uống sữa bầu từ khi nào? Theo…
Uống sữa bầu bị tiêu chảy có thể do mẹ uống không đúng cách, đúng buổi hoặc uống quá nhiều,…để hạn chế tình trạng này mẹ có thể pha theo công thức chỉ định, không uống sữa sau khi đã ăn trái cây chua và những kinh nghiệm uống sữa bầu không bị ngán, không bị đầy bụng, tiêu chảy được chia sẻ bên dưới.
Mẹ bầu nên bắt đầu uống sữa bầu từ khi nào?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ nên bắt đầu uống sữa dành cho bà bầu ngay từ khi biết mình có thai. Thậm chí các bác sĩ còn cho rằng nếu bạn có kế hoạch mang thai từ trước thì nên uống sữa trước khi thụ thai 3 tháng.
Với những thai phụ nghén, không ăn được nhiều thì việc sử dụng sữa để bù lại năng lượng và vi chất lại càng trở nên hữu ích. Nếu không, bạn nên chọn thời điểm thai nhi được 20 tuần tuổi làm mốc uống sữa bà bầu bởi đây là lúc thai nhi phát triển mạnh về trí não, hệ xương và răng.
Dù vậy, không phải chị em nào cũng bắt buộc phải uống sữa bà bầu. Nếu cơ thể bạn đã đầy đủ dưỡng chất và có chế độ ăn uống khoa học, cân bằng thì không nên uống quá nhiều sữa bầu.
Tại sao sữa bà bầu có thể gây đầy bụng, tiêu chảy khi uống?
Uống sữa bà bầu bị đầy bụng là hiện tượng mà các mẹ rất hay gặp phải khi sử dụng sữa bầu. Vậy nguyên nhân là do đâu, có nhiều người gặp hiện tượng này hay không, và làm sao để hết đau bụng, hoặc buồn nôn khi uống sữa bà bầu?
Các mẹ đang bị rối loạn tiêu hóa do tâm lý lo lắng, hoặc do cố gắng ăn và uống quá nhiều so với nhu cầu thực tế. Điều này sẽ khiến cho việc hấp thụ và tiêu hóa khi uống thêm sữa bầu là vô cùng khó khăn.
Các mẹ uống sữa bầu không đúng thời điểm và không đúng cách.
Có thể do các mẹ hiện đang có sử dụng một số loại thuốc, sữa ngăn cản sự hấp thụ của thuốc cũng là một nguyên nhân đáng lưu ý.
Uống quá nhiều sữa bầu so với nhu cầu thực tế của mẹ và bé.
Các tác động của tâm lý sợ uống sữa bầu cũng gây khó tiêu hóa, làm dạ dày không tiết acid giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.
Uống sữa bầu bị tiêu chảy phải làm sao?
Uống sữa bà bầu đôi khi lại bị đầy bụng. Ngoài ra, còn có cảm giác buồn nôn, thậm chí là tiêu chảy. Vậy làm thế nào để tránh tình trạng đau bụng, bị tiêu chảy khi uống sữa bà bầu này? Dưới đây là những chia sẻ rất hữu ích mẹ bầu tham khảo nhé:
Tạo tâm lý thoải mái, không quá lo lắng vì uống quá ít sữa.
Không lạm dụng, uống quá nhiều so với nhu cầu.
Không pha quá đặc, hãy pha theo công thức của nhà sản xuất.
Không ăn uống các chất nhiều acid trước và khi uống sữa 1 tiếng cái này có thể gây hiện tượng tiêu chảy nếu quá nhiều acid.
Không uống sữa kèm thêm đường hoặc socola vì sẽ gây quá hàm lượng cần thiết.
Uống thuốc trước hoặc sau uống sữa 1 giờ.
Khi mang thai có nhất thiết phải uống sữa bầu không?
Uống sữa bầu là một trong những vấn đề đau đầu nhất của các mẹ khi mang thai vì lúc thai nghén, các mẹ thường rất sợ vị sữa, ngoài ra còn không biết nên uống thế nào tốt, thế nào là đủ.
Vậy nên, nếu uống sữa bà bầu bị đầy bụng hoặc đau bụng, buồn nôn thì các mẹ cần đọc kỹ lại bài viết này, nếu tình trạng này kéo dài các mẹ nên đi khám chuyên khoa để được tư vấn kỹ hơn.
Cách uống sữa bầu không bị ngán?
Trước khi uống sữa bầu, các thai phụ hãy chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên vỏ hộp hoặc xin tư vấn từ bác sỹ để nắm được cách uống sữa.
Thông thường, trên bao bì sản phẩm đều ghi là nên uống 2 cốc/ngày, mỗi cốc khoảng 4 thìa 50g sữa/ngày. Thay vì uống mỗi lần một ly, bạn có thể chia ra uống nhiều lần trong ngày. Khi pha cũng có thể pha loãng sữa, uống từng ít một rồi tăng dần liều lượng.
Để đỡ “ngán” hơn, bà bầu nên chọn loại sữa có mùi vị mà mình ưa thích nhằm kích thích vị giác và tạo cảm giác ngon lành khi uống như vị cam, vani, sôcôla… không nên ép mình uống một loại cố định.
Nhiều chị em bầu bí lựa chọn phương pháp uống sữa bầu kèm theo bánh mỳ, bánh quy… Đây cũng là một cách hay để bạn tham khảo.
Nếu vẫn quá “dị ứng”, không uống được sữa bầu hoặc sữa tươi khi mang bầu, bạn có thể ăn sữa chua hoặc phô mai thay thế, kết hợp bổ sung cho cơ thể và thai nhi những dưỡng chất cần thiết thông qua các thực phẩm bổ dưỡng khác.
Kinh nghiệm chọn loại sữa bầu thích hợp?
Những năm gần đây, trên thị trường sữa bà bầu xuất hiện rất nhiều loại khác nhau, đáng chú ý là dòng sữa bầu nhập khẩu đang tràn vào nước ta một cách chóng mặt. Nếu bạn không chọn được loại sữa hợp với mình và hợp với bé thì quả thực là nan giải.
Thực tế, sữa bầu được chế biến theo công thức dành riêng cho thai phụ chắc chắn là tốt nhất cho phụ nữ mang thai, chỉ khác nhau về hãng sản xuất (nhãn mác, mùi vị, giá cả…) chứ rất khó để phân định sữa nào có chất lượng tốt hơn.
Vấn đề ở chỗ, khi lựa chọn, bạn nên để ý nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của sữa xem nó có phải là sữa giả, sữa kém chất lượng hay sữa “quá đát” hay không.
Để hạn chế mua phải sữa bầu kém chất lượng mẹ bầu có thể lựa chọn các loại sữa bột khá phổ biến và được ưa chuộng trên thị trường là sữa XO, Enfamama, Similac Mom, Similac Neosure, Anmum Materna, dòng sữa Ensure, Friso Gold Mum, sữa Nuti Enplus…
Nếu không thích sữa bột hoặc cơ thể không hấp thụ được loại sữa này, bạn có thể chuyển sang uống sữa tươi tiệt trùng, sữa đậu nành đi kèm với việc bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết thông qua các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, rau xanh, ngũ cốc, hoa quả… nhằm đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng trong thai kỳ
uống sữa enfamama bị tiêu chảy
cách uống sữa không bị tiêu chảy
uống sữa bầu bị đau bụng tiêu chảy
uống sữa bầu bị tiêu chảy phải làm sao
uống sữa bầu bị đầy bụng
Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Có Sao Không, Mẹo Chữa Tiêu Chảy Cho Bà Bầu
Bà bầu bị tiêu chảy có thể do chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh, dị ứng thành phần lactose trong sữa tươi hoặc sữa bầu,…Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Nếu bị tiêu chảy nặng, sản phụ dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy, bà bầu bị tiêu chảy có sao không, mẹo chữa tiêu chảy…
Bà bầu bị tiêu chảy có thể do chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh, dị ứng thành phần lactose trong sữa tươi hoặc sữa bầu,…Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Nếu bị tiêu chảy nặng, sản phụ dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy, bà bầu bị tiêu chảy có sao không, mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu như thế nào?
Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy là gì?
Có rất nhiều trường hợp bà bầu bị tiêu chảy do bị tác động từ nguồn nước ô nhiễm, thực phẩm bẩn, ngay lúc đó thì sức đề kháng của bà bầu yếu, là dịp để vi khuẩn tấn công dễ dàng, gây nên tình trạng tiêu chảy.
Thực tế có không ít chị em mang thai bị phản ứng với đồ ăn có quá nhiều chất mỡ, đạm gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, làm cho thức ăn không hấp thụ được phải tống ra qua tình trạng tiêu chảy. Hoặc có thể do ăn uống quá nhiều nước (ăn những loại hoa quả có nước nhiều như dưa hấu, các loại rau cải…). Lượng nước thừa ấy bị tống xuất qua tiêu hóa, gây tình trạng phân lỏng, loãng.
Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?
Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Nếu bị tiêu chảy nặng, sản phụ dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Các triệu chứng bà bầu thường gặp như đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi có thể đau dữ dội và mỗi cơn đau lại mót đi ngoài phân lỏng. Tình trạng đi tiêu nhiều lần có thể làm người bệnh bị nôn mửa.
Đặc biệt là tiêu chảy do vi khuẩn tả, do Rotavirus, số lần đi tiểu và nôn mửa rất nhiều làm cho người bệnh cảm thấy kiệt sức, suy sụp rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Điều đáng ngại là các cơn đau ở ổ bụng sẽ kích thích tử cung co bóp, đe dọa sự an toàn của thai nhi.
Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém hơn nên mắc tiêu chảy nặng hơn các trường hợp bình thường và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Ngoài tác hại lên cơ thể mẹ, thai nhi trong bụng cũng chịu ảnh hưởng không tốt, có thể bị suy dinh dưỡng chậm phát triển và nặng hơn nữa có thể làm thai chết trong bụng mẹ.
Các mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu
Phần đa các bà bầu bị tiêu chảy sẽ tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, tiêu chảy là cho các mẹ mất khá nhiều nước, điều cần làm là giữ nước và điện giải. Mẹ cần uống nhiều nước, dùng gói Oresol pha và uống theo nhu cầu để bổ sung nước bị mất, nước trái cây giúp bổ sung lượng kali, và nước canh để bù lượng natri giúp mẹ.
Bổ sung chế độ ăn BRAT: BRAT (Bananas, Rice, Apple sauce and Toast: chuối, gạo, nước sốt táo và bánh mì nướng) được các bác sĩ khuyến cáo, để làm dịu hệ thống tiêu hóa đối với bà bầu.
Cách phòng tiêu chảy cho bà bầu thế nào?
Để hạn chế bị tiêu chảy trong thời gian mang thai, bà bầu cần:
– Có chế độ nghỉ ngơi thoải mái, hợp lý trong suốt thai kỳ
– Bà bầu cần thực hiện ăn chín uống chín, không ăn các loại rau sống chưa rửa sạch, tuyệt đối không ăn gỏi, tiết canh hay thịt tái sống…
– Hạn chế ăn uống ở hàng quán để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Tránh ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm và nghi nhiễm hóa chất độc hại. Nên mua các thực phẩm còn tươi mới, có màu sắc tự nhiên, không nên mua các loại thực phẩm có màu sắc quá khác biệt như rau quá xanh, thịt quá thẫm màu,… và mua ở các cơ sở cung cấp có uy tín.
– Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.
– Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc hoặc các thực phẩm các mẹ từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy khi ăn chúng.
Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?
– Bà bầu mang thai trong 3 tháng đầu khi bị đau bụng tiêu chảy nên ăn các thực phẩm như: bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, cà rốt nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch.
– Sữa chua là thực phẩm khá tốt cho sức khỏe và có thể đẩy lùi tiêu chảy.
Bà bầu bị tiêu chảy nên đi khám bác sĩ khi nào?
Khi rối loạn tiêu hóa có kèm theo đau bụng thì đi khám bệnh càng sớm càng tốt để đề phòng mắc bệnh cấp tính như bệnh viêm ruột thừa, thủng dạ dày, ngộ độc thực phẩm… Nếu không đi khám ngay để được xử trí kịp thời thì cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu bệnh tiêu chảy không tự hết, có thể tiêu chảy trong thời kỳ mang thai là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, mẹ có thể cần đến kháng sinh. Nếu do virus gây ra tiêu chảy, kháng sinh sẽ không giúp ích gì. Để xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ khám và tìm nguyên nhân để xử lý.
Dùng kháng sinh không đúng chỉ định bác sĩ gây loạn khuẩn ruột dẫn đến tiêu chảy. Khi bị bệnh nhiễm khuẩn cần dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, không tùy tiện mua kháng sinh để dùng khi chưa có chỉ định.
Tóm lại, bà bầu bị tiêu chảy thường có rất nhiều nguy cơ đi kèm, tuy nhiên chủ yếu do chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, sức đề kháng của chị em thường bị giảm sút và rất yếu nên khi ăn uống cần hết sức cẩn trọng, vì trong thời gian này hệ tiêu hóa của chị em có phần yếu đi.
Từ khóa:
bà bầu bị tiêu chảy tháng cuối
bà bầu bị tiêu chảy trong 3 tháng đầu
bà bầu bị tiêu chảy uống smecta
các mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu
bà bầu bị đau bụng tiêu chảy có sao không
bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng giữa
bà bầu bị tiêu chảy tháng thứ 7
Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Uống Thuốc Gì?
Bà bầu bị tiêu chảy không chỉ ảnh hưởng đến chính bà bầu mà còn ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Vì khi bị tiêu chảy kéo dài thì bà bầu mất rất nhiều nước, nếu như không bù nước kịp thời thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vậy khi bà bầu bị tiêu chảy thì bạn không nên chủ quan mà hãy chú ý đến sức khỏe. Vậy bà bầu tiêu chảy uống thuốc gì? Đây là câu hỏi có lẽ đang được rất nhiều bà bầu quan tâm. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này.
Vậy khi nào thì bà bầu được xem là tiêu chảy:
Tiêu chảy là khi tần số đi ngoài nhiều, thường từ 3 đến 4 lần trên một ngày, phân lỏng kèm theo nhiều nước, có thêm bọt, phân thối hơn bình thường. Bà bầu có thêm các biểu hiện như đau bụng, mệt mỏi, chán ăn,… Nếu như có những dấu hiệu như trên thì có thể kết luận được bà bầu đang bị tiêu chảy.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh tiêu chảy:
Tiêu chảy có thể do bà bầu ăn phải những đồ ăn không hợp với đường tiêu hóa của mình.
Tiêu chảy có thể do bà bầu ăn phải những loại thức ăn kỵ nhau.
Có thể do vào những tháng cuối của giai đoạn mang thai, bà bầu bị thay đổi các hoocmon nên bị tiêu chảy.
Cũng có thể do bà bầu uống sữa có những thành phần không hợp với đường tiêu hóa của bà bầu.
Hay do ăn những thức ăn không đảm bảo vệ sinh.
Có thể do bà bầu bị nhiễm các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh,.. vì trong giai đoạn này sức đề kháng của bà bầu kém hơn bình thường, nên rất dễ nhiễm bệnh.
Vậy khi bị tiêu chảy bà bầu nên làm gì?
Việc đầu tiên khi bị tiêu chảy thì bà bầu cần cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng để bù lại lượng nước mất đi của cơ thể. Bạn có thể ăn hoa quả, uống nhiều nước. Cách tốt nhất hãy uống điện giải Oresol, thuốc này sẽ cung cấp cho bạn nước và muối khoáng cung cấp cho cơ thể. Khi pha thuốc bạn nên chú ý đến liều lượng pha để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
Sau đó, bạn nên chú ý đến chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng của mình, để cơ thể bạn có sức đề kháng tốt.
Vậy bà bầu bị tiêu chảy thì nên uống thuốc gì?
Theo lời khuyên của các bác sĩ thì khi bà bầu bị tiêu chảy nên uống thuốc Smecta vì Smecta là một loại thuốc không có tác dụng chữa tận gốc bệnh tiêu chảy mà nó có tác dụng giúp cho người bị tiêu chảy nhanh khỏi hơn.
Cơ chế của thuốc sẽ là, thuốc sẽ kết hợp với các chất nhày có ở niêm mạc ruột tạo thành 1 lớp vỏ ngoài bảo vệ, giúp che được bên ngoài niêm mạc. Do đó các nguyên nhân gây ra tiêu chảy không bám được vào niêm mạc ruột.
Từ đó giúp cho thuốc đẩy nhanh quá trình làm cho niêm mạc dần dần phục hồi, giúp cho quá trình tiêu chảy nhanh khỏi hơn.
Đối với những trường hợp bị tiêu chảy cấp do ngộ độc thức ăn hay do ăn đồ hết hạn thì thuốc Smecta giúp bạn giảm bớt nôn, đau bụng còn về trị tiêu chảy thì phụ thuộc vào cơ thế của người bệnh và tình trạng của bệnh là nặng hay nhẹ, có thể đào thải chất độc ra ngoài nhanh hay chậm.
Thuốc Smecta được sản xuất từ tự nhiên, không có những thành phần hóa học không tốt ảnh hưởng đến thai, hơn nữa thuốc không có tác dụng điều trị bệnh mà chỉ hỗ trợ rút ngắn đi thời gian gây ra bệnh.
Đặc biệt hơn là thuốc chỉ có tác dụng ở ruột mà không có tác dụng đối với các cơ quan khác và không ngấm vào máu.
Ngoài ra bà bầu cũng có thể dùng men tiêu hóa, sẽ giúp bà bầu có được đường ruột tốt hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Uống Smecta Có Nên Hay Không? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!