Xu Hướng 3/2023 # Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Và Các Biện Pháp Xử Lý An Toàn Tại Nhà # Top 7 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Và Các Biện Pháp Xử Lý An Toàn Tại Nhà # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Và Các Biện Pháp Xử Lý An Toàn Tại Nhà được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bà bầu bị tiêu chảy là một hiện tượng tương đối phổ biến, thường xảy ra khi thai phụ gặp các vấn đề về tiêu hóa trong giai đoạn thai kỳ. So với những người bình thường, bà bầu bị tiêu chảy sẽ có phần nguy hiểm hơn. Khi để kéo dài và không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, sảy thai hoặc tử vong.

Vì sao bà bầu bị tiêu chảy?

Bà bầu bị tiêu chảy là tình trạng thai phụ đi ngoài ra phân lỏng từ 3 lần trở lên trong mỗi 24 giờ. Khi gặp phải tình trạng này, phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, mệt mỏi và bất tiện. Mọi hoạt động trong công việc và cuộc sống gần như bị xáo trộn và rối tung lên.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy rất nhiều, nhưng theo các bác sĩ thì thai phụ gặp phải vấn đề này là do:

Dị ứng Lactose: Khi mang thai, phụ nữ thường uống rất nhiều sữa để bổ sung canxi và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nhưng nếu thể trạng bà bầu thuộc dạng bị dị ứng với Lactose thì khi dung nạp sữa vào người sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy.

Dị ứng với thực phẩm: Ăn quá nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, tiêu thụ các thực phẩm không phù hợp với thể trạng,… là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn và gây ra chứng tiêu chảy ở bà bầu.

Thay đổi hormone: Việc thay đổi các hormone progesterone, estrogen và gonadotropin trong khi mang thai khiến mẹ bầu gặp các vấn đề về tiêu hóa, thường thấy nhất là bị tiêu chảy trong những tháng đầu của thai kì.

Suy giảm sức đề kháng: Hầu hết các bà bầu khi mang thai đều bị suy giảm sức đề kháng. Đây là cơ hội thuận lợi để các tác nhân gây hại tấn công vào cơ thể và gây ra tình trạng tiêu chảy.

Mắc một số bệnh lý: Trong suốt quá trình mang thai, nếu bà bầu bị mắc các bệnh lý như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, bệnh Celiac, hội chứng ruột kích thích,… thì rất dễ xảy ra hiện tượng tiêu chảy và đau bụng.

Nguyên nhân khác: Ngoài các yếu tố trên thì bà bầu bị tiêu chảy còn có thể xuất phát từ việc nhiễm vi rút (Cyptomegalovirus, Rotavirus…), vi khuẩn, ký sinh trùng (Entamoeba histolytica, Cryptosporidium , Giardia lamblia). Hoặc do tác dụng phụ của thuốc (thuốc kháng axit có chứa thành phần magiê, thuốc huyết áp, thuốc kháng sinh,…) bị ngộ độc thực phẩm, chế độ ăn uống không hợp vệ sinh…

Các triệu chứng thường gặp khi bà bầu bị tiêu chảy

Bà bầu bị tiêu chảy có các triệu chứng rất điển hình và không dễ nhầm lẫn với bất kì bệnh lý vào. Cụ thể:

Đi ngoài ra phân lỏng hoặc nước: Đây là triệu chứng phổ biến và điển hình nhất khi bà bầu bị tiêu chảy. Đi ngoài ra phân lỏng hoặc nước sẽ xảy ra liên tục và thường xuyên trong cả ngày, khiến cơ thể thai phụ suy nhược và mất nước.

Bụng sôi lên hoặc đau âm ỉ: Đa số các trường hợp bà bầu bị tiêu chảy đều gặp tình trạng bụng sôi lên và đau âm ỉ. Chúng có thể diễn ra theo từng đợt hoặc liên tục tùy theo mức độ đang gặp phải của mẹ bầu.

Không muốn ăn và luôn cảm thấy khó chịu: Bên cạnh những triệu chứng bất thường về thể chất thì mẹ bầu còn gặp các vấn đề về tinh thần như không muốn ăn, luôn cảm thấy khó chịu trong người,… khiến cho sức khỏe xuống dốc, cạn kiệt sinh lực.

Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không? Khi nào thì cần gặp bác sĩ?

Bà bầu bị tiêu chảy không gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu được xử lý sớm và đúng cách. Hầu hết các thai phụ khi mắc phải tình trạng này ở mức độ nhẹ đều có thể tự khỏi khi uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm cần thiết và nghỉ ngơi hợp lý. Trong một số trường hợp, mẹ bầu có thể bị tiêu chảy kéo dài và chuyển biến nặng gây mất nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân và thai nhi trong bụng. Khi không can thiệp y tế kịp thời có thể dẫn đến sinh non, sảy thai hoặc tử vong.

Tiêu chảy kéo dài liên tục từ 2 ngày trở lên

Tiêu chảy kèm theo tình trạng sốt và nôn mửa

Tiêu chảy ra phân có kèm theo dịch máu

Tiêu chảy đi đôi với cơn đau bụng dữ dội

Tiêu chảy nhưng không đi tiểu được trong 5 tiếng liền

Các biện pháp xử lý an toàn tại nhà khi bà bầu bị tiêu chảy

Dùng mẹo dân gian, áp dụng chế độ ăn nhạt, bổ sung nước và chất điện giải là các biện pháp xử lý an toàn tại nhà khi bà bầu bị tiêu chảy. Các mẹ bầu có thể đọc qua và thực hiện thử tại nhà, chắc chắn sẽ mang đến nhiều hiệu quả bất ngờ.

1. Bổ sung nước và chất điện giải

Bổ sung nước và chất điện giải là điều cực kỳ quan trọng và cấp thiết khi bà bầu bị tiêu chảy. Bởi trong suốt quá trình gặp phải tình trạng này, cơ thể thai phụ liên tục bị mất nước, nếu không kịp thời cung cấp đủ lượng nước cần thiết có thể khiến mẹ bầu và thai nhi gặp nguy hiểm.

Khi bị tiêu chảy, mẹ bầu có thể uống nước ấm, trà gừng, trà mật ong, nước chứa tinh dầu bạc hà,… để làm ấm bụng và cải thiện tình trạng gặp phải. Nếu đang uống nước ép trái cây, đồ uống có sữa hoặc đường thì cần ngưng ngay vì nó có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.

2. Áp dụng chế độ ăn nhạt

Chế độ ăn nhạt hay còn gọi là chế độ BRAT, tức là ăn các thực phẩm như bánh mỳ nướng, táo, chuối gạo. Khi tiêu thụ những thực phẩm này, hệ tiêu hóa của bà bầu sẽ hoạt động trơn tru và dễ dàng hơn, từ đó cải thiện được tình trạng tiêu chảy.

Ngoài ra, bà bầu cũng có thể bổ sung vào chế độ ăn uống của mình những thực phẩm giàu protein như: cà rốt nấu chín, thịt nạc, sữa chua, ngũ cốc, khoai tây. Tăng cường dung nạp các loại thực phẩm chứa nhiều sắt để phòng ngừa tiêu chảy và giảm nguy cơ bị thiếu máu.

3. Dùng mẹo dân gian

Dùng mẹo dân gian là phương pháp trị tiêu chảy cho mẹ bầu đơn giản tại nhà. Các thai phụ có thể áp dụng khi bị tiêu chảy thông thường và mới xảy ra. Nhưng cần chú ý không nên sử dụng những cách này khi bác sĩ chống chỉ định với nguyên liệu hoặc cơ thể bị dị ứng với các thành phần trong phương pháp. Việc cố tình không tuân thủ có thể khiến bà bầu gặp các tác dụng phụ, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sảy thai.

Uống trà gừng

Trà gừng có tính ấm và chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kiểm soát và ức chế các tác nhân gây tiêu chảy cho bà bầu. Chỉ cần sử dụng khoảng 1 – 2 liều là các triệu chứng tiêu chảy đã thuyên giảm rõ rệt, cơ thể khỏe khoắn hơn.

Chuẩn bị: 100 gram gừng tươi, 5 gram lá chè khô, 15 gram giấm gạo và 800ml nước

Cách thực hiện: Cho gừng tươi và lá chè khô và đun sôi chung với 800ml nước. Chờ đến khi hỗn hợp cô động lại còn khoảng 500ml nước thì đổ thêm giấm gạo vào và tắt bếp. Chia nước trà gừng thành 3 phần bằng nhau và uống hết trong ngày.

Ăn trứng hấp lá mơ lông

Trứng hấp lá mơ lông mà một món ăn rất tốt để chữa tiêu chảy khi bà bầu mắc phải. Khi dung nạp thực phẩm này, cơ thể người bệnh sẽ được tiêu thực sát khuẩn, giảm nhanh tình trạng đang gặp phải và sớm phục hồi lại sức khỏe.

Chuẩn bị: 100 gram lá mơ lông và 1 quả trứng gà

Cách thực hiện: Lá mơ lông rửa sạch trong nước muối pha loãng. Sau đó vớt ra, để ráo nước và cắt nhỏ. Đập vào chén 1 quả trứng gà và cho lá mơ lông vào. Dùng muỗng khuấy đều hỗn hợp rồi đem đi hấp cách thủy đến khi chín thì lấy ra ăn.

Uống nước gạo rang

Nước gạo rang có tác dụng rất tốt cho bà bầu bị tiêu chảy. Bổ sung loại nước này vào cơ thể giúp thai phụ thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, làm sạch máu, chống mất nước, cung cấp thêm nước, các khoáng chất và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Chuẩn bị: Gạo tẻ và một chén nước cơm

Cách thực hiện: Gạo tẻ đem đi sao vàng rồi hạ thổ. Đợi cho gạo không còn nóng thì lấy đi tán thành bột mịn. Sau đó, cho khoảng 8 – 10 gram gạo rang vào chén nước cơm. Dùng muỗng khuấy đều lên và uống. Áp dụng khoảng 2 – 3 lần là tình trạng tiêu chảy sẽ giảm rõ rệt.

Uống nước búp ổi

Trong búp ổi chứa nhiều tanin, beta-sitosterol, leucocyanidin, avicularin,.. Đây là những hoạt chất có tác dụng săn niêm mạc ruột, giảm xuất tiết, làm ngưng hiện tượng đi ngoài ra phân lỏng ở bà bầu một cách hiệu quả.

Chuẩn bị: 12 – 20 gram búp ổi non (đã sao sơ), 10 – 12 gram củ riềng khô, 10 gram gừng nướng và10 – 12 gram vỏ quýt khô

Cách thực hiện: Rửa qua các nguyên liệu cho hết bụi bẩn. Sau đó cho tất cả vào ấm nấu cùng 500ml nước lọc. Đun hôi hỗn hợp cho nước sắc lại còn khoảng 1/2 thì tắt bếp. Chia nước làm 2 phần như nhau và uống trong ngày (dùng trước bữa ăn).

Uống nước mật ong

Theo dân gian, nước mật ong có tác dụng cải thiện tình trạng mất nước ở bà bầu khi bị tiêu chảy và tăng khả năng hấp thu kali của cơ thể (không làm tăng hấp thu natri). Đồng thời, loại nước này cũng giúp thai phụ phục hồi những tổn thương ở niêm mạc ruột, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.

Chuẩn bị: 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất và 1 ly nước ấm

Cách thực hiện: Cho mật ong nguyên chất vào ly nước ấm đã chuẩn bị. Dùng muỗng khuấy đều đến khi mật ong hòa tan hết trong nước thì bắt đầu uống hết trong 1 lần.

Lời khuyên hữu ích từ chuyên gia khi bà bầu bị tiêu chảy

Để tình trạng tiêu chảy sớm được đẩy lùi cũng như là hạn chế khả năng khởi phát trở lại thì bà bầu cần lưu ý những điều sau đây:

Theo dõi sát sao những thay đổi của cơ thể để kịp thời xử lý trong mọi tình huống, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Nghiêm túc tuân thủ theo chế độ ăn chín uống sôi trong suốt quá trình mang thai.

Không được tự ý sử dụng các loại thuốc tây để chữa trị tiêu chảy tại nhà. Cơ thể mẹ bầu ở giai đoạn này rất nhạy cảm, nếu sử dụng quá liều hoặc không đúng cách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là có nguy cơ sảy thai, tử vong cao nếu bị sốc thuốc.

Bổ sung thêm cho cơ thể những thực phẩm giàu tinh bột (ngũ cốc, phở, gạo, bánh mỳ,…), trái cây (chuối, táo, vải, lựu,…), thịt nạc, sữa chua,…

Hạn chế hoặc không nên uống các loại sữa tươi, thức ăn mặn – cay – nóng, các chất kích thích (rượu bia, cafe, thuốc lá,…), hải sản (tôm, cua, ghẹ,…), thịt mỡ, các loại hoa quả có tính hàn, rau sống,…

Các Biện Pháp Khắc Phục Chứng Ho Khan Tại Nhà Cho Bà Bầu

Sự khác biệt giữa ho khan và ho có đờm là gì?

Sự khác biệt duy nhất giữa ho khan và ho có đờm là ho khan không có chất nhầy. Ho khan ở mức độ ít cũng giúp loại bỏ các chất kích thích có hại, vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn gây dị ứng từ niêm mạc phổi và đường mũi.

Nguyên nhân gây ho khan khi mang thai

Bà bầu dễ bị ho do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do nồng độ estrogen trong cơ thể tăng cao và hệ thống miễn dịch yếu hơn khi mang thai. Điều này khiến cơ thể dễ bị dị ứng, nhiễm lạnh và ho. Ngoài ra, bà bầu mang một số bệnh mạn tính như hen suyễn, co thắt phế quản… cũng có thể bị ho khan.

Dị ứng: Khi hệ thống miễn dịch của bà bầu yếu, virus có thể thâm nhập vào cơ thể qua mũi hoặc miệng gây khó thở hoặc ho khan.

Hen suyễn: Nếu bà bầu mắc bệnh hen suyễn sẽ bị ho khan khi mang thai.

Co thắt phế quản: Tiểu phế quản co thắt dữ dội có thể dẫn đến ho khan. Một số nguyên nhân gây co thắt phế quản có thể do lông, vảy da thú, thời tiết lạnh, khói hóa chất và hút thuốc.

Viêm mũi: Viêm mũi dẫn đến sưng màng nhầy và làm bà bầu bị ho khan.

Khả năng miễn dịch kém: Khả năng miễn dịch kém có thể khiến bà bầu dễ bị dị ứng và nhiễm trùng dẫn đến ho khan.

Chứng ợ nóng: Trào ngược axit hoặc ợ nóng rất phổ biến trong thai kỳ và có thể gây ra chứng ho khan ở bà bầu.

Dấu hiệu và triệu chứng bị ho khan khi mang thai

+ Khò khè và nghẹt mũi

+ Buồn nôn

+ Mất ngủ và ngủ không ngon giấc

Những biến chứng bà bầu có thể gặp phải khi bị ho khan

Ho khan, nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng trong giai đoạn sau của thai kỳ như:

+ Thiếu ngủ, mất ngủ

+ Sức khỏe suy yếu, mệt mỏi kéo dài

+ Tiểu són, tiểu gián đoạn ảnh hưởng đến đường tiết niệu

+ Ho nhiều gây co thắt cơ bụng, làm đau bụng

+ Gây căng thẳng về thể chất, tinh thần và cảm xúc có thể ảnh hưởng đến thai nhi

+ Chán ăn, suy giảm dinh dưỡng

Chế độ ăn uống lành mạnh

+ Bà bầu nên thiết lập thực đơn ăn uống khoa học, giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai kỳ

+ Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để tăng cường miễn dịch chống lại virus

+ Uống nhiều nước

+ Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C như kiwi, cà chua, cam, bưởi, chanh

Uống siro ho

Siro ho chiết xuất thảo dược an toàn cho thai kỳ, bà bầu có thể dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ để trị ho và đau họng.

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe, nhất là khi bạn mang thai, vì nó giúp chữa lành các tổn thương và kích thích phục hồi chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Khi bị ho hoặc bị bệnh thì giấc ngủ ngon là cách để bạn đánh bại nhiễm trùng và các loại virus.

Bạn có thể cắt một lát chanh, thêm vài hạt muối hột vào để ngậm. Hoặc bạn cũng có thể ngậm chanh với hạt tiêu đen để chữa ho.

Tỏi là liều thuốc tuyệt vời để chống lại các loại viêm, nhiễm vì chúng có hoạt chất kháng khuẩn mạnh. Bạn chỉ cần ăn 2- 3 miếng tỏi sống hoặc nghiền nhỏ, hòa với nước ấm rồi uống để giúp giảm bớt các triệu chứng ho khan.

Uống nước húng quế và mật ong

Tinh chất húng quế có khả năng làm dịu tình trạng viêm, trong khi mật ong cũng có chất kháng viêm tự nhiên nên sẽ làm dịu họng và giảm bớt cơn ho.

Bạn nghiền nhuyễn lá húng quế rồi trộn với mật ong để ăn hoặc pha thêm nước ấm để uống mỗi ngày để giúp giảm ho khi mang thai.

Nước ép hành tây và mật ong

Hành tây cũng chứa hoạt chất chống viêm tự nhiên nên có thể giúp làm dịu cơn ho cho bà bầu, đặc biệt là khi kết hợp với mật ong.

Bạn có thể lấy nước ép hành tây trộn với mật ong thành siro để uống hàng ngày.

Tránh xa các chất gây dị ứng

Bà bầu sẽ bị ho khan nặng hơn nếu tiếp xúc với các chất gây dị ứng, vì thế bạn nên tránh xa khói, bụi, hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Bạn có thể tắm nước ấm hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ vào ban đêm để tăng độ ẩm trong không khí. Việc này giúp bà bầu giảm ho khan và dễ thở hơn.

Súp vừa dễ ăn lại bổ sung nước rất tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, đặc biệt là súp nấm gà rất giàu dinh dưỡng từng được chứng minh là giúp tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, nếu nấu súp gà, bạn nên bỏ da gà vì da gà có thể làm tăng tình trạng ho.

Súc miệng bằng nước muối ấm

Việc súc miệng bằng nước muối ấm giúp làm loãng chất nhầy, loại bỏ virus, chất lỏng dư thừa trong cổ họng, giảm viêm và giảm ho.

Thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Bà bầu nên tập các động tác yoga nhẹ nhàng hoặc đi bộ giúp máu lưu thông, dễ thở và ngăn ngừa bệnh tật.

Bạn cũng có thể kết hợp với việc bổ sung men vi sinh và vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Điều chỉnh bữa ăn

Nếu ho khan do trào ngược axit, bạn có thể thay đổi tần suất và số lượng bữa ăn đồng thời duy trì tư thế ngồi, đứng, ngủ lành mạnh.

Cỏ hương bài + mật ong + nước cốt dừa

Bạn có thể trộn một nửa thìa cà phê cỏ hương bài với một thìa cà phê mật ong và 3 – 4 thìa cà phê nước cốt dừa loại tự làm (không phải hàng đóng hộp sẵn) rồi uống trước lúc đi ngủ để làm dịu họng và giảm ho.

Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có thể làm ấm, kháng khuẩn và làm dịu tình trạng viêm. Bà bầu có thể dùng một miếng chà ngực có chứa tinh dầu bạc hà để massage vùng ngực giúp lưu thông mũi và giảm tức ngực.

Có nên tiêm vắc-xin phòng ho khi mang thai?

Bà bầu có thể tiêm chủng vắc-xin cúm theo mùa để ngăn ngừa các rối loạn và biến chứng khi mang thai. Vắc-xin cúm phải được tiêm dưới dạng mũi tiêm để đạt hiệu quả tối đa.

Ho khan khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Câu trả lời là không vì ho khan chỉ làm giảm khả năng miễn dịch của mẹ chứ không phải của thai nhi.

Tuy nhiên, nếu bà bầu không điều trị ho, cảm lạnh hoặc cúm sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của bé sau này và cơ thể mẹ suy yếu khi sinh. Vì thế, bạn cần có biện pháp tăng cường đề kháng, bảo vệ bản thân khỏi dịch, bệnh nhất là thời gian giao mùa đông – xuân và xuân – hè.

Khi nào bà bầu bị ho khan nên đến bệnh viện?

+ Thường xuyên mất ngủ

+ Chán ăn kéo dài

+ Sốt trên 38 độ C

+ Ho kèm theo đau ngực

+ Xả chất nhầy không màu trong cơn ho

Có được dùng thuốc kê đơn nếu bị ho khi mang thai không?

Mặc dù có một số loại thuốc trị ho có thể dùng trong thai kỳ nhưng thuốc tây có thể gây hại cho thai nhi. Do đó, bạn chỉ nên uống theo chỉ định của bác sĩ

Bà Bầu Bị Tiêu Chảy: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí An Toàn

Nguyên nhân và dấu hiệu bà bầu bị tiêu chảy

Bà bầu bị tiêu chảy thường đi đại tiện phân lỏng thường xuyên (nhiều hơn 2 lần mỗi ngày) kèm theo triệu chứng đau bụng, đầy hơi, mất nước. Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy có thể xuất phát từ một trong các yếu tố:

Sự thay đổi hormone trong cơ thể

Các hormone thai kỳ gia tăng tác động không nhỏ đến hệ tiêu hóa của bà bầu. Chị em sẽ cảm thấy buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy.

Chế độ ăn uống

Bổ sung vitamin trước và trong thai kỳ

Có rất nhiều loại viên uống tổng hợp bổ sung vitamin cho bà bầu trước và trong thời kỳ mang thai. Bà bầu uống thuốc bổ dạng này có thể bị táo bón, tiêu chảy và một số tác dụng phụ khác.

Ngoài ra, nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy còn do sự tấn công của vi khuẩn gây hại đường ruột, ngộ độc thực phẩm, sử dụng thuốc kháng sinh, hội chứng viêm ruột, hội chứng celiac đường ruột hoặc căn bệnh cường giáp trạng.

Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao?

Triệu chứng tiêu chảy ở bà bầu có thể xuất hiện và biến mất một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, một số trường hợp bà bầu bị tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến tình trạng mất nước và gây hại cho sức khỏe trong thời kỳ mang thai.

Dành thời gian nghỉ ngơi

Khi bị tiêu chảy, bà bầu nên nghỉ ngơi, điều chỉnh chế độ ăn uống để hệ tiêu hóa sớm lấy lại cân bằng. Triệu chứng tiêu chảy thông thường ở bà bầu do đường ruột không tốt hoặc các vấn đề về thực phẩm. Bà bầu bị tiêu chảy không kèm theo các dấu hiệu như sốt, đau bụng, chuột rút sẽ nhanh chóng bình phục trong vài ngày.

Cung cấp nước cho cơ thể

Tiêu chảy làm cơ thể bà bầu bị mất nước trầm trọng. Bổ sung nước cho cơ thể khi bị tiêu chảy là việc làm cực kỳ cần thiết. Bà bầu có thể uống nước lọc, nước cân bằng điện giải, nước súp rau củ, nước súp gà. Mặt khác, bà bầu bị tiêu chảy không nên uống sữa, các đồ uống có đường, trà, cà phê để chứng tiêu chảy không trở nên trầm trọng.

Chú ý chế độ ăn uống

Hạn chế dùng thuốc trị tiêu chảy

Bà bầu bị tiêu chảy không nên tự ý dùng các loại thuốc để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai nhi. Trong trường hợp cần thiết, bà bầu chỉ được phép uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Mẹ Bầu Bị Tiêu Chảy Nên Xử Lý Như Thế Nào?

1. Vì sao mẹ bầu bị tiêu chảy?

Bước vào giai đoạn mang thai, nhiều mẹ sẽ bị lúng túng vào lần đầu nếu có lỡ bị tiêu chảy, vì tâm lý sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng các mẹ đừng quá lo lắng, vì hiện tượng này xảy ra do tác động từ:

Khi mang thai, thói quen sinh hoạt ăn uống của mẹ sẽ thay đổi để phù hợp cho sự phát triển của thai nhi. Và chính điều này có thể gây ra tiêu chảy ở bà bầu.

Cung cấp sữa là điều cần thiết dành cho mẹ bầu để tăng cường canxi, nhưng cơ thể không hấp thụ được đường Lactose, dẫn đến thiếu dưỡng chất bổ sung này nên mẹ bầu dễ bị tiêu chảy. Với tình trạng này, mẹ có thể ngừng uống sữa vài ngày để khỏe hơn, cũng như sử dụng thực phẩm giàu canxi khác như phô mai, sữa chua.

Ngoài những tác động trên, mẹ bầu bị tiêu chảy cũng có thể đến từ các nguyên nhân khác như:

Ảnh hưởng từ virus, vi khuẩn, dị ứng thuốc.

Mắc phải những loại bệnh như đại tràng, celilac hay Crohn rất dễ gây tiêu chảy ở bà bầu.

Tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, ngọt, không chỉ gây tiêu chảy mà còn khiến mẹ dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

2. Giai đoạn thai kỳ nào mẹ bầu dễ bị tiêu chảy?

Triệu chứng tiêu chảy thường sẽ xảy ra vào giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ hoặc chỉ vài tuần trước khi sinh. Nguyên nhân bà bầu tiêu chảy trong 3 tháng đầu có thể đến từ những tác động trong phần 1 đã nêu trên, còn nếu bà bầu bị tiêu chảy vào 3 tháng cuối cùng thì có thể là dấu hiệu nhận biết cơ thể đang bắt đầu chuẩn bị cho thời khắc sinh nở sắp đến.

3. Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không

Mức độ nguy hiểm khi mẹ bầu bị tiêu chảy phụ thuộc vào tác nhân gây ra, và thông thường triệu chứng xuất hiện từ 1-10 ngày là khỏi. Nhưng nếu bắt gặp những trường hợp tiêu chảy sau, thì mẹ bầu phải hết sức cẩn thận:

Tiêu chảy do virus Rota: đây là trường hợp mẹ không được xem thường, vì ngoài tiêu chảy sẽ kèm theo nôn mửa, mệt mỏi, suy kiệt, và mất nước nên rất nguy hiểm cho các mẹ và bào thai.

Tiêu chảy gây co bóp tử cung: Khi có hiện tượng đau thắt rốn, co bóp tử cung do tiêu chảy gây ra, và đi ngoài ra phân lỏng thì phải đến gặp bác sĩ ngay để tránh nguy hiểm cho thai nhi.

Tiêu chảy làm chán ăn: Nếu mẹ bầu có những dấu hiệu không muốn ăn, uể oải sau khi tiêu chảy, thì nên thăm khám bác sĩ, vì điều này dễ gây thiếu chất, thai nhi chậm phát triển, thậm chí thai lưu đấy.

Do đó, có thể nói mẹ bầu bị tiêu chảy cũng là hiện tượng không được xem nhẹ, trong một vài trường hợp phải được đưa đi khám bác sĩ ngay để được đưa ra giải pháp thích hợp nhằm bảo vệ mẹ và thai nhi an toàn.

4. Mẹ bầu bị tiêu chảy phải làm sao?

Để giúp bà bầu bị tiêu chảy cảm thấy tốt hơn bạn nên áp dụng những cách sau:

Với tình trạng tiêu chảy nhẹ, mẹ bầu phải đi ngoài nhiều lần và tình trạng mất nước là không tránh khỏi. Do vậy, mẹ hãy chủ động uống nhiều nước, các loại nước ép nhiều kali, canh có natri để cơ thể được bù lượng nước đã mất nhằm tránh tình trạng gây mệt mỏi.

Nếu thấy tình trạng tiêu chảy không thuyên giảm trong mức thời gian khuyến cáo, thì rất có thể là do đường ruột đã bị virus, vi khuẩn tấn công. Vì thế mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn khám và điều trị triệt để.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên điều chỉnh lại chế độ ăn sao cho phù hợp với thai kỳ như:

Hạn chế các loại thực phẩm quá nhiều dầu, mỡ, cay, ngọt, tăng cường bổ sung lượng canxi cần thiết từ trứng, phô mai,…

Mẹ có thể cân nhắc kết hợp chế độ BRAT để cung cấp cho cơ thể một lượng dinh dưỡng dồi dào. Trong đó, BRAT gồm chuối, gạo, nước sốt táo và bánh mì. Để cung cấp nhiều hoạt chất hơn mẹ cũng nên bổ sung thêm khoai tây, cà rốt, nui, thịt nạc.

Nghỉ ngơi đủ giấc là điều cần thiết để lấy lại được sức khỏe như trước, vì thế mẹ bầu phải hạn chế vận động nặng trong thời gian tiêu chảy cho đến khi khỏi bệnh.

Tóm lại, mẹ bầu bị tiêu chảy không hiếm thấy và có những tác động nặng, nhẹ tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như cơ địa của mẹ. Thêm nữa, khi mẹ bầu biết cách chăm sóc, bồi bổ sẽ mau chóng hồi phục vì thế mẹ đừng nên quá lo lắng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Và Các Biện Pháp Xử Lý An Toàn Tại Nhà trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!