Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Bị Trầm Cảm Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bà bầu bị trầm cảm phải làm sao?
Trầm cảm có thể đặc biệt khó khăn nếu xảy ra khi phụ nữ đang mang thai. Nó ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của mẹ bầu, và nó cũng có thể dẫn đến những thay đổi trong thói quen ăn uống và nghỉ ngơi. Trầm cảm và mang thai là một sự kết hợp nguy hiểm. Ở giai đoạn này, bà bầu nên biết rằng trầm cảm không chỉ là tâm trạng đi xuống mà nó có thể dễ dàng trở thành một tình trạng tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Vậy bà bầu bị trầm cảm phải làm sao?
“Sức khỏe tinh thần cũng quan trọng như sức khỏe thể chất vì thế bà bầu nên liên hệ với bác sĩ ngay khi nhận thấy những dấu hiệu trầm cảm đầu tiên khi mang thai”
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây trầm cảm khi mang thai
Nhiều phụ nữ mang thai phải chịu những cảm xúc như buồn bã, vô vọng và trải qua sự mất hứng thú. Điều này có thể kéo dài trong một thời gian dài và gây ra nhiều biến động trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, điều quan trọng là phải biết nguyên nhân gây ra trầm cảm là gì và hiểu các yếu tố rủi ro của nó.
Một số nguyên nhân chính gây trầm cảm khi mang thai là:
Tiền sử trầm cảm trong thời thơ ấu
Thay đổi nội tiết tố và thay đổi tâm lý khi mang thai
Những thay đổi về thể chất xảy ra trong thai kỳ, như tăng cân, thay đổi giấc ngủ và chế độ ăn uống
Yếu tố rủi ro khác:
Lịch sử trầm cảm trong quá khứ
Lịch sử lạm dụng thuốc hoặc bị chấn thương
Thiếu tình cảm vợ chồng khi mang thai
Mang thai ngoài kế hoạch
Các vấn đề về hôn nhân hoặc các mối quan hệ căng thẳng khác trong thai kỳ
Phá thai trong quá khứ hoặc mất con trước đó
Các dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm trong thai kỳ
Cảm giác dễ bị kích động
Khó tập trung
Mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày và không cảm thấy vui vẻ
Cảm thấy buồn và khóc nhiều
Không có năng lượng để thực hiện các công việc hàng ngày
Cảm giác vô dụng hoặc thiếu sáng kiến
Cần ngủ hoặc ăn quá mức bình thường. Hoặc có thể là khó ngủ
Cảm giác lo lắng tràn ngập
Những trường hợp trầm cảm thai kỳ bà bầu thường quan tâm
trầm cảm khi mang thai tháng cuối
tác hại của trầm cảm khi mang thai
trầm cảm khi mang thai có nguy hiểm
trầm cảm khi mang thai 3 tháng đầu
trầm cảm khi mang thai và sau sinh
mẹ bầu bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi
bà bầu bị bồn chồn
cách chữa bệnh trầm cảm khi mang thai
Phương pháp điều trị trầm cảm khi mang thai
Mặc dù trầm cảm nghe có vẻ khá đáng ngại, nhưng nó có thể điều trị nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách.
1. Phương pháp điều trị tâm lý
Thường được gọi là tâm lý trị liệu, có hai dòng trị liệu tâm lý phổ biến có hiệu quả đối với phụ nữ mang thai: Trị liệu hành vi nhận thức (CBT) và Liệu pháp tiếp xúc cá nhân (IPT).
Trị liệu hành vi nhận thức giúp xác định những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của bà bầu. Sau khi tìm ra nguyên nhân, mẹ bầu sẽ được tiến hành chữa trị cải thiện tinh thần.
Liệu pháp tiếp xúc cá nhân tập trung tìm hiểu và cải thiện các kỹ năng cần có để giải quyết những vấn đề trong các mối quan hệ. Những vấn đề này có thể chính là nguyên nhân gây ra trầm cảm.
2. Thuốc (thuốc chống trầm cảm)
3. Phương pháp điều trị khác
Ngoài các phương pháp điều trị tâm lý và thuốc, trầm cảm cũng có thể được điều trị bằng cách liệu pháp điện di hoặc ECT. Tập thể dục hoặc yoga thường xuyên và tuân theo chế độ ăn đặc biệt là những cách khác để điều trị trầm cảm thai kỳ.
4. Mẹo cho bà bầu bị trầm cảm
Trầm cảm trước khi sinh có thể được điều trị bằng nhiều cách tự nhiên như là:
Châm cứu: Nó đã được biết đến là cách để cải thiện tâm trạng ở người trầm cảm
Tập thể dục: Các bài tập thường xuyên không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất mà còn giúp giảm trầm cảm
Chế độ ăn uống: Tiêu thụ một chế độ ăn giàu axit béo omega-3 thiết yếu có thể giúp tăng cường tâm trạng của bạn. Chất dinh dưỡng này được tìm thấy trong thực phẩm như cá và quả óc chó
Bà bầu bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Những bà mẹ bị trầm cảm trước khi mang thai có nhiều khả năng sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân. Trầm cảm ở các bà mẹ cũng có thể khiến em bé trở nên cáu kỉnh hơn so với em bé của những bà mẹ không bị trầm cảm.
Tự ý dùng thuốc chống trầm cảm để đối phó với chứng trầm cảm của bạn khi mang thai cũng có thể gây hại. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc chống trầm cảm có thể có tác dụng phụ như sinh non hoặc thai nhi gặp các vấn đề về hô hấp, hạ đường huyết. Vì thế mẹ bầu không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Lưu ý cho mẹ bầu bị trầm cảm
1. Bà bầu bị trầm cảm nên ăn gì?
Nhóm các loại quả: Bơ, việt quất, dừa, óc chó, v.v…
Nhóm các loại thịt: Thịt gà, cá hồi, trai sông,v.v…
Nhóm các loại rau củ: Rau lá xanh, cà rốt, củ nghệ,v.v…
Chocolate
2. Bà bầu bầu bị trầm cảm không nên ăn gì?
Đồ uống có nhiều chất ngọt nhân tạo như soda, nước ngọt,v.v…
Đồ ăn nhanh
Các loại thịt đã được chế biến sẵn, đồ đóng hộp,v.v…
Rượu bia, cafe và các chất kích thích
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị trầm cảm phải làm sao? Bà bầu bị trầm cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị trầm cảm.
Nguồn: Tổng hợp
Bà Bầu Bị Sốt Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
Bà bầu bị sốt phải làm sao?
Bà bầu bị sốt là bệnh lý thường gặp trong giai đoạn mang thai. Mặc dù là tình trạng thông thường nhưng về một phương diện nào đó, sốt gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe mẹ bầu và em bé. Trong đó, bà bầu bị sốt 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là phổ biến nhất. Sốt là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu mệt mỏi, suy nhược. Sức khỏe mẹ bầu không tốt cũng sẽ đẫn đến sự phát triển thai nhi bị ảnh hưởng.
Bà bầu bị sốt được khuyên nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý sử dụng thuốc, vệ sinh cá nhân, nơi ở thoáng khí, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giải nhiệt da.
3 nguyên nhân khiến bà bầu bị sốt
1. Nhiễm trùng đường hô hấp
2. Nhiễm vi khuẩn Listeria
Vi khuẩn Listeria cũng là một trong những tác nhân gây sốt cho mẹ bầu. Phụ nữ mang thai nhiễm khuẩn Listeria chủ yếu là qua đường tiêu hóa. Bà bầu ăn những thức ăn chưa được nấu chín kỹ như xúc xích, lạp xưởng, bít tết, trứng và một số loại rau còn sống hay không được rửa sạch sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria.
Một số triệu chứng thường gặp khi bà bầu nhiễm khuẩn Listeria: sốt, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, suy nhược, cảm cúm,…
3. Hệ miễn dịch suy yếu
Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu thay đổi rất nhiều. Nếu không được bảo vệ đúng cách và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hệ miễn dịch ở bà bầu sẽ suy yếu. Hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng giảm sẽ làm tăng cơ hội cho các yếu tố bất lợi tấn công cơ thể mẹ bầu.
Dấu hiệu khi bà bầu bị sốt
Ho
Mệt mỏi
Nóng lạnh trong người
Chán ăn, ăn không ngon miệng
Buồn nôn, nôn
Chóng mặt
Cơ thể ra mồ hôi
Cảm thấy ớn lạnh
Nghẹt mũi, chảy máu mũi
5 cách trị sốt cho bà bầu
1. Gặp bác sĩ chuyên khoa
2. Không tự ý sử dụng thuốc
Bà bầu không được tùy tiện sử dụng bất kỳ loại thuốc hạ sốt nào nếu không có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc không kê toa có thể khiến mẹ bầu gặp nhiều rắc rối như: dị ứng thành phần thuốc, sock thuốc, ngộ độc, tiêu chảy,…
Do đó, bà bầu bị sốt hay bất kỳ tình trạng nào, dù nhẹ hay không nguy hiểm gì cũng không tuyệt đối sử dụng thuốc, nếu mẹ bầu không phải là chuyên gia.
3. Vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh
Khi phụ nữ mang thai bị sốt, cần phải vệ sinh cá nhân kỹ càng, không tạo điều khiện cho cơ thể ủ bệnh. Môi trường xung quanh cũng cần được đọn dẹp sạch sẽ, thoáng mát, không khí trong lành. Mẹ bầu bị sốt tránh mặc đồ quá mong manh hay quá kín đáo, cũng nên tránh những nơi đông người hay những nơi có không gian bí, kín và những nơi có gió lớn.
4. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là cách giúp bà bầu hạ sốt hiệu quả. Các chất dinh dưỡng tốt sẽ giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ mẹ bầu trước những tác nhân xấu gây bệnh. Đòng thời cũng loại bỏ những vi khuẩn, vi rút có hại ra khỏi cơ thể.
5. Giải nhiệt da
Khi bị sốt, bà bầu có thể tự hạ sốt bằng cách dùng khăn ấm. Mẹ bầu hãy lấy một cái khăn sạch, ngâm nước ấm và lau khắp người để giúp giải nhiệt da. Lưu ý lau kỹ các vùng ở cổ, nách, ngực, gáy. Ngoài ra, dùng khăn ấm đắp lên trán trong vòng 5 – 7 phút cũng là cách hiệu quả trong việc hạ sốt cho phụ nữ mang thai.
Bà bầu bị sốt có ảnh hưởng đến thai nhi không?
1. Dị tật bẩm sinh
Dị tật bẩm sinh hay bất thường bẩm sinh (tên tiếng Anh là congenital disorder) là tên gọi chung của những bệnh có sẵn khi thai nhi được sinh ra. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), cứ 33 trẻ sẽ có 1 trẻ có khả năng mắc các bất thường bẩm sinh. Và theo 46 nghiên cứu, phụ nữ có bầu bị sốt trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ tăng khả năng sinh em bé ra bị sứt miệng, dị tật tim bẩm sinh, dị tật ống thần kinh,…
2. Nguy cơ trẻ sinh ra bị tự kỷ
3. Ảnh hưởng đến sự phát triển của bé
Ở giai đoạn thai kỹ, mẹ chính là nguồn dinh dưỡng chủ yếu và quan trọng nhất của thai nhi. Nên việc mẹ bầu bị sốt, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ăn không ngon sẽ khiến thai nhi chịu ảnh hưởng không kém. Có thể hiểu rằng, những gì xảy ra với mẹ cũng là điều diễn ra với bé.
Do đó, bà bầu bị sốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Thai nhi sẽ ốm yếu từ trong bụng mẹ, khi sinh ra có khả năng sinh non, sinh nhẹ cân, sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng,…
Lưu ý khi bà bầu bị sốt
1. Bà bầu bị sốt nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu bị sốt là:
Thức ăn dạng lỏng như cháo, soup, canh, nước hầm từ heo, bò,…
Rau xanh như mồng tơi, rau cải, tần ô, rau ngót,…
Uống nhiều nước, nước ấm hoặc nước sôi để nguội, không nên uống nước lạnh.
2. Bà bầu bị sốt không nên ăn gì
Phụ nữ có bầu bị sốt cần kiêng những thực phẩm sau:
Thực phẩm chứa nhiều giàu mỡ, đồ chiên rán
Rượu bia
Nước đá
Đồ ăn cay nóng
Nước trà
3. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu
Mẹ bầu sốt cao trên 39 độ, sốt kéo dài
Khó thở, thở gấp
Sốt kèm ho
Ăn không tiêu, ăn vào là nôn ra lại
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị sốt phải làm sao? Bà bầu bị sốt có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi bà bầu bị sốt.
Danh sách từ khóa bà bầu đặc biệt quan tâm:
Bà bầu bị sốt rét
Bà bầu bị sốt 3 tháng cuối
Bà bầu bị sốt cao
Bà bầu bị sốt nên uống thuốc gì
Bà bầu bị sốt đau đầu
Nguồn: Tổng hợp
Bà Bầu Bị Cúm Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?
Bà bầu bị cúm phải làm sao?
Cúm là bệnh lý hô hấp thường gặp và có khả năng lây lan khá nhanh. Cúm bao gồm 3 loại là cúm A, cúm B và cúm C. Trong đó cúm A và B là hai loại nguy hiểm nhất, là tác nhân gây ra các dịch cúm hằng năm. Còn cúm C sẽ gây cảm cúm nhưng với những triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. Do đó, cúm là loại bệnh mọi người cần lưu ý cẩn trọng. Vậy bà bầu bị cúm phải làm sao? Phụ nữ mang thai bị cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không? Những lưu ý khi bị cúm là gì. đặc biệt là bà bầu bị cúm A cần làm gì?
Bà bầu bị cúm được khuyên nên đi đến gặp bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý sử dụng thuốc, giữ ấm cơ thể và nghỉ ngơi thật tốt.
1. Thay đổi thời tiết
Chúng ta đều biết, khi mang thai cơ thể mẹ bầu rất mẩn cảm với nhiều yếu tố, lẫn bên ngoài và bên trong. Nếu thời tiết hoặc các yếu tố bên ngoài đột nhiên thay đổi sẽ khiến cho cơ thể mẹ bầu nhất thời không thích ứng kịp, dẫn đến tình trạng ốm đau, sốt hay cảm cúm cho bà bầu.
2. Thay đổi chức năng hô hấp
Bà bầu bị cúm nguyên nhân do bị thay đối chức năng hô hấp. Bà bầu mang thai tuần thứ 18 thì lượng tiêu hao oxy sẽ tăng lên từ 10 – 20%, thậm chí 50% để đáp ứng nhu cầu sử dụng của mẹ và thai nhi. Vì thai nhi không thể hô hấp, nên việc hấp thu khí oxy và thải ra khí cacbonic hoàn toàn nhờ vào cơ thể mẹ. Do đó bà bầu sẽ hô hấp, hít thở nhiều hơn cũng là nguyên nhân khiến mẹ hít phải khí bụi nhiều hơn. Khí bụi ô nhiễm, độc hại khiến cơ thể bà bầu dễ bị cảm cúm hơn.
3. Chức năng miễn dịch suy giảm
Giai đoạn có thai, cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi một vài chức năng dẫn đến những yêu cầu bổ sung cho cơ thể cũng thay đổi so với bình thường. Nếu không đáp ứng được những gì cơ thể cần đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ yếu đi, cũng là lúc chức năng miễn dịch suy giảm. Chức năng miễn dịch suy giảm là cơ hội cho các vi khuẩn bất lợi tấn công cơ thể.
Dấu hiệu bà bầu bị cúm
Bà bầu bị cúm thường có những biểu hiện sau:
5 cách trị cúm cho bà bầu
1. Đến gặp bác sĩ chuyên khoa
Phụ nữ mang thai bị cúm nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ. Đặc biệt, bà bầu bị cúm có những biểu hiện như khó thở, chóng mặt hay đau tức ngực cần phải nhanh chóng đến gặp chuyên gia y tế ngay. Chuyên gia y tế sẽ giúp mẹ bầu giải quyết các vấn đề nguy hiểm đó đồng thời đưa ra những lời khuyên để bà bầu nhanh chóng khỏe bệnh.
2. Không tự ý sử dụng thuốc
Bà bầu bị cúm không được tự ý sử dụng thuốc mà không có toa hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, bà bầu bầu cúm 3 tháng đầu được khuyến cáo không nên sử dụng các loại thuốc, nhất là kháng sinh. Vì lúc này thai nhi trong bụng mẹ còn rất yếu, nếu bà bầu sử dụng kháng sinh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nhiễm độc thai nghén, thai nhi sinh ra bị dị tật, thậm chí có nguy cơ vong thai.
3. Tiêm phòng cúm
Tiêm phòng cúm cũng là một biện pháp giúp mẹ bầu phòng ngừa cảm cúm hiệu quả. Tất nhiên phụ nữ có bầu tiêm phòng cúm cần phải có chỉ định của bác sĩ. Vậy bà bầu tiêm phòng cúm khi nào là hợp lý?
Vắc-xin cúm được khuyên nên tiêm trước thời điểm mang thai tốt nhất là 3 tháng, tối thiểu là 1 tháng. Do đó, trước khi có ý định mang thai, các mẹ nên lên kế hoạch tiêm ngừa phòng cúm trước để đạt hiệu quả.
4. Giữ ấm cơ thể
Giữ ấm cơ thể và nghỉ ngơi cũng là một trong những phương pháp giúp bà bầu trị cúm hiệu quả. Mẹ bầu nên mặc áo và quần dài để giữ ấm cho cơ thể. Không mặc quá mong manh để tránh nhiễm lạnh, cũng không mặc quá kín, nhiều lớp áo quần để tránh cơ thể không toát được mồ hồi, gây ngột ngạt cho cơ thể mang thai.
5. Nghỉ ngơi hợp lý
Bên cạnh đó chế độ nghỉ ngơi cũng rất quan trọng trong việc trị cúm cho bà bầu. Mẹ bầu nên đầu tư thời gian để thư giản, nghỉ ngơi để mang lại sự thoải mái và nhẹ nhàng cho cơ thể. Tránh làm việc quá nhiều, làm việc quá sức dẫn đến mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Bà bầu bị cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguy cơ dị tật thai nhi
Mẹ bầu bị cúm trong 13 tuần đầu thai kỳ dễ gây nguy cơ dị tật cho thai nhi nhất, vì lúc này thai nhi vẫn còn yếu. Nếu mẹ bầu bị cúm 3 tháng đầu thai kỳ thì phải đặc biệt cẩn thận để tránh những ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Các dị tật bẩm sinh thai nhi có thể mắc phải như là hở hàm ếch, hở van tim hay một số khiếm khuyết các trên cơ thể.
Rối loạn tâm thần
Bộ não của thai nhi rất dễ tổn thương, cũng không đủ mạnh mẽ để chống lại các tác nhân xấu. Do đó, nếu mẹ bầu bị cúm rất dễ gây ảnh hưởng đến não bộ của bé. Đặc biệt là bà bầu bị cúm 5 tháng đầu dễ dẫn đến chứng rối loạn tâm thần ở trẻ.
Ngoài ra các loại thuốc trị cúm cũng có thể có loại không phù hợp và sẽ tác động đến hệ thần kinh trung ương của trẻ.
Thai nhi chậm phát triển
Giai đoạn mang thai mẹ chính là nguồn dinh dưỡng duy nhất của thai nhi. Bị cúm khiến mẹ ăn không ngon miệng, nghỉ ngơi không đầy đủ, suy nhược, mệt mỏi,…Những tác nhân đó sẽ khiến thai nhi suy yếu, chậm phát triển vì không nhận đủ chất dinh dưỡng từ mẹ.
4 lưu ý khi bà bầu bị cúm
1. Bà bầu bị cúm nên ăn gì?
Những thực phẩm được khuyên dùng khi bà bầu bị ốm là:
Hoa quả giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, dâu tây, kiwi, đu đủ, dứa,…Nếu cảm có kèm ho thì hạn chế ăn cam, quýt, chanh
Ăn nhiều rau củ như súp lơ, cà rốt, cà chua, các loại rau lá xanh, bắp cải đỏ, đậu Hà Lan,…
Uống nhiều nước, nước ấm hoặc nước sôi để nguội
Uống mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng
Ăn cháo nấu với trứng, thêm nhiều hành hoặc tía tô
Súp gà thêm nhiều tỏi và rau xanh như rau bina (cải bó xôi), đậu Hà Lan
Nếu mẹ bầu chán ăn hoặc không muốn ăn, có thể xay trái cây hoặc rau củ ra thành nước để dễ uống
2. Bà bầu bị cúm không nên ăn gì
Những thực phẩm phụ nữ mang thai bị cúm không nên ăn:
Thức ăn cứng: bánh quy, khoai lang chiên, khoai tây chiên, snack,…
Thực phẩm chế biến sẵn: đồ hộp. xúc xích, lạp xưởng,…
Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ
Thức uống chứa cồn
Cà phê, trà đặc
Ăn hoặc uống các thực phẩm lạnh, thực phẩm để qua đêm
3. Bà bầu bị cúm nên kiêng gì?
Những điều phụ nữ có bầu bị cúm nên kiêng:
Hạn chế ra đường, đến chỗ đông người, chỗ có không gian kín, bí
Tiếp xúc với những người bị ho, sốt, cảm cúm khác
Không lưu lại những nơi có không khí ngột ngạt, không khí bốc mùi, không khí ô nhiễm
Không nằm hướng gió, hướng quạt vì có nguy cơ bị ngạt mũi, sổ mũi cao hơn
Tắm nước lạnh, tắm đêm
4. Bà bầu bị cúm nên đến gặp bác sĩ ngay nếu:
Mẹ bầu bị cúm gặp những trường hợp sau phải ngay lập tức đến gặp bác sĩ ngay:
Sốt cao trên 39 độ
Cảm cúm kèm theo ho khan, ho kéo dài
Nôn
Ăn không tiêu
Co giật
Khó thở hoặc thể dốc
Đau hoặc áp lực dai dẳng ở ngực hoặc bụng
Đau nhức cơ
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị cúm phải làm sao? Bà bầu bị cúm có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi bà bầu bị cúm .
Danh sách từ khóa bà bầu đặc biệt quan tâm:
Bà bầu bị cúm a
Bà bầu bị cúm uống thuốc gì
Bà bầu bị cúm a có ảnh hưởng gì không
Bà bầu bị a h1n1
Nguồn: Tổng hợp
Bà Bầu Bị Cảm Lạnh Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Tới Thai Nhi Không?
Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao?
Cảm là phản ứng của cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết. Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm với mọi sự biến đổi, hệ miễn dịch hoạt động kém nên rất dễ bị cảm. Bị cảm trong thai kỳ mẹ bầu cần phân biệt rõ giữa cảm lạnh và cảm cúm, để từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp. Những biểu hiện của bà bầu bị cảm lạnh thường khá nhẹ, ít nguy hiểm hơn cảm cúm. Tuy nhiên, dù là cảm lạnh hay cảm cúm đều rất dễ lây lan và ít nhiều tác động đến thai nhi với những biến chứng nguy hiểm. Vậy bà bầu bị cảm lạnh phải làm thế nào?
Đối với những triệu chứng cảm lạnh ban đầu, cần theo dõi biểu hiện trong vài ngày kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh. Nếu bệnh tình có những biểu hiện tự chữa lành thì có thể an tâm điều dưỡng thai nhi. Trong trường hợp nặng hơn, bà bầu bị cảm lạnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, mà cần đến gặp bác sĩ chuyên môn để được điều trị thích hợp.
1. Sự thay đổi của cơ thể trong thai kỳ
Phụ nữ khi mới mang thai, cơ thể bắt đầu thay đổi, phản ứng nghén nghiêm trọng gây buồn nôn, chán ăn, ngủ kém, cơ thể mệt mỏi, ít vận động dễ khiến hệ miễn dịch suy yếu. Từ đó tạo điều kiện cho virus dễ xâm nhập làm cho bà bầu bị cảm lạnh. Có nhiều loại virus gây bệnh nhưng theo nghiêm cứu thì virus rhinoviruses là nguyên nhân phổ biến gây bệnh cảm lạnh ở người.
2. Chức năng hô hấp thay đổi
Tới tuần 18, lượng tiêu hao oxy của mẹ bầu sẽ tăng 10-20% (trong đó 50% là thai nhi sử dụng), lượng khí đi qua phổi tăng tới 40%. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu oxy của mẹ và thai nhi, thai phụ phải thường xuyên trao đổi khí nhiều.
Thai nhi trong cơ thể mẹ không hô hấp hoàn toàn dựa vào cơ thể mẹ. Do đó thường xuyên bị hụt hơi, thở gấp, khó thở, hít vào nhiều bụi hơn, cộng với ảnh hưởng tự sự thay đổi của niêm mạc đường hô hấp nên thai phụ dễ bị cảm hơn.
3. Lây lan qua đường hô hấp
Virus xâm nhập vào cơ thể bà bầu theo đường hô hấp như: mũi, miệng, mắt, tai,…
Bên cạnh đó bệnh có xu hướng lây lan từ người này qua người khác thông qua đường hô hấp như hắt hơi, ho, nói chuyện,…Vì vậy, ngươi mắc bệnh cảm lạnh nên đeo khẩu trang tránh lây bệnh cho người khác và bảo vệ bản thân tránh nhiễm thêm virus.
4. Do dùng chung đồ với người bệnh
Virus là một nguyên nhân phổ biến của tình trạng bà bầu bị cảm lạnh. Khi dùng chung đồ với người bệnh như: khăn mặt, khăn tắm, điện thoại, chăn, gối, bát đũa,… mẹ bầu sẽ có nguy có mắc bệnh cao hơn. Virus từ đồ vật xâm nhập vào cơ thể khiến họ mắc bệnh cảm lạnh.
5. Thời gian giao mùa
Đây là khoảng thời gian vi khuẩn, virus phát triển mạnh trong khi sức đề kháng của các mẹ bầu suy giảm. Vì thế, chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, khiến cho bà bầu bị cảm lạnh.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị cảm lạnh
Các triệu chứng của cảm lạnh thường thấy như:
1. Hắt hơi, sổ mũi
Bà bầu bị cảm lạnh có các biểu hiện hắt hơi nhiều, mũi bị tắc lại do đó giọng nói có phần ngọng. Đi kèm với biểu hiện hắt hơi là hiện tượng sổ mũi, nước mũi thường ra nhiều. Dịch nước mũi đặc quánh có màu đậm như xanh hoặc vàng. Đây là hiện tượng người bệnh đã mắc bệnh cảm lạnh nặng.
2. Cơ thể khó chịu, bứt rứt
Các mẹ bầy mắc cảm lạnh thường có cảm giác khó chịu, bứt, rứt. Khi bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến ho khan, ho có đờm, đau họng, do dịch đờm ở mũi mắc ở họng.
Bà bầu bị cảm lạnh thường ít có cảm giác mệt mỏi như cảm cúm, người bệnh vẫn có thể làm những công việc hằng ngày bình thường. Còn với người cảm cúm, bệnh nhân thường mệt mỏi, cơ thể như bị rút hết sức lực.
3. Một số dấu hiệu khác khi cảm lạnh trong thai kỳ
Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn có thể dẫn đến các hiện tượng như: sốt cao kéo dài, nhiệt độ ngày càng tăng, đau đầu, hoa mắt, thở khò khè, đau tai, lơ mơ, ăn không ngon, rối loạn ý nhận thức,… Thì cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị thích hợp.
Lưu ý:
Bà bầu bị cảm lạnh không có cảm giác lạnh, nhiều người thường nhầm lẫn cảm giác ớn lạnh là do mắc bệnh cảm lạnh. Nhưng thực chất đây là một biểu hiện của cảm cúm do hiện tượng sốt cao khiến có thể dễ sởn da gà khi gặp lạnh, ra gió.
Những cách điều trị cảm lạnh cho mẹ bầu
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị cảm lạnh, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Từ đó sẽ được tư vấn hướng điều trị kịp thời, phù hợp,tránh nguy cơ biến chứng cao.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Bệnh cảm khiến cho các mẹ bầu ăn uống không ngon miệng. Tuy nhiên các bà bầu bị cảm lạnh hãy cố gắng ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý. Việc nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng sẽ giúp đẩy lùi bệnh tật.
3. Một số phương pháp giúp bà bầu bị cảm lạnh nhanh khỏi
Xông mũi ngay khi có dấu hiệu cảm
Xông là phương pháp dân gian, lành tính và rất dễ thực hiện tại nhà. Mẹ bầu bị cảm lạnh có thể sử dụng các loại lá cây hoặc củ chứa tinh dầu có trong vườn nhà, đem nấu sôi với nước sạch sau đó mở hé nắp và ghé mặt hít hơi nước nóng bay lên.
Một số nguyên liệu gợi ý cho nồi xông của bà bầu bị cảm lạnh bao gồm: lá kinh giới, tía tô, lá bưởi, húng quế, bạc hà, chanh, củ gừng, sả, rau tần dầy lá…
Nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9%
Nước muối sinh lý vô cùng lành tính và có thể dễ dàng tìm mua ở bất kì hiệu thuốc tây nào. Dung dịch này dùng để rửa và vệ sinh mũi hàng ngày.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể tự pha 1 thìa muối vào cốc nước ấm để súc miệng trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Điều này sẽ có hiệu quả rất tốt đối với phụ nữ mang thai bị cảm lạnh
Chanh kết hợp với mật ong
Dùng hỗn hợp chanh mật ong hoặc pha chanh mật ong với nước ấm không chỉ giúp bà bầu giải cảm, trị ho mà còn cung cấp thêm lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng trái tắc (quất) chưng mật ong để giải cảm.
Bà bầu bị cảm lạnh có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Khi bị cảm bà bầu luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, suy nhược, hấp thụ dinh dưỡng kém khiến thai nhi kém phát triển.
Bà bầu bị cảm lạnh dù nặng hay nhẹ thì đều không nên tự ý dùng thuốc vì nó sẽ gây tác hại cho thai nhi. Điển hình như: suy thai, thai lưu hay các biến chứng ở thai nhi. Việc sử dụng thuốc không đúng trong quá trình mang thai còn có thể gây ra dị tật ở trẻ, hoặc khiến trẻ bị mắc các chứng bệnh như Down, Prader willi, tim,…
Bà bầu bị cảm nặng có khả năng để lại những biến chứng lớn có thể khiến tử cung mẹ bầu bị co bóp sớm hay tình trạng sinh non. Từ đó dẫn tới sảy thai hoặc sinh sớm khiến bé yếu và kém phát triển.
Những lưu ý khi bị cảm lạnh trong thai kỳ
Bà bầu bị cảm lạnh nên ăn gì?
Cháo trứng, hành và tía tô: Một bát cháo giải cảm cũng rất hữu hiệu cho bà bầu. Khi nấu cháo cho thêm hành, tiêu, tía tô và ăn nóng để cơ thể toát ra nhiều mồ hôi sẽ mau khỏi bệnh.
Bổ sung vitamin C từ những loại quả như cam, chanh, bưởi, ổi, chuối… Từ đó giúp cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch, đẩy lùi cảm lạnh.
Các loại rau có lá xanh đậm. Rau lá xanh đậm có chứa các vitamin, khoáng chất, tăng khả năng miễn dịch. Cho nên, bà bầu bị cảm lạnh ăn thêm rau xanh giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
Thêm gia vị ( tỏi, gừng,…)vào món ăn. Việc này vừa làm tăng hương vị, vừa giúp chữa cảm lạnh cho bà bầu an toàn.
Bà bầu bị cảm lạnh không nên ăn gì?
Những thực phẩm bà bầu bệnh suy giáp không nên ăn:
Thực phẩm lạnh.
Nhóm thực phẩm chứa dầu: Đậu phộng, hạt dưa…
Thức phẩm quá bổ dưỡng.
Các loại chất kích thích.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Bà bầu bị cảm lạnh có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị cảm lạnh trong thai kỳ?
Những từ khóa bà bầu thường quan tâm:
bà bầu bị cảm lạnh nên ăn gì
chữa cảm lạnh cho bà bầu
bà bầu sau sinh bị cảm lạnh
bà bầu bị sốt ớn lạnh
bà bầu bị sốt nóng lạnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Bị Trầm Cảm Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!