Xu Hướng 6/2023 # Bà Bầu Bị Trĩ Phải Làm Sao? Cách Chăm Sóc Hiệu Quả # Top 14 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bà Bầu Bị Trĩ Phải Làm Sao? Cách Chăm Sóc Hiệu Quả # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Bị Trĩ Phải Làm Sao? Cách Chăm Sóc Hiệu Quả được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngoài việc thăm khám và điều trị bệnh trĩ theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh hậu môn sạch sẽ thì bệnh mới nhanh khỏi.

Bà bầu là đối tượng rất dễ mắc bệnh trĩ, khi bị bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt, công việc hằng ngày mà còn tác động không nhỏ đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Biết được bà bầu bị trĩ phải làm sao? Cách chăm sóc bà bầu bị trĩ đúng cách sẽ giúp hạn chế xảy ra những nguy hiểm không đáng có.

Bà bầu bị trĩ phải làm sao?

Theo thống kê thì tỉ lệ bà bầu mắc bệnh trĩ rất cao, nguyên nhân chủ yếu gây nên căn bệnh nguy hiểm này là do:

+ Khi mang thai các mẹ bầu dễ mắc phải chứng táo bón, khiến cho phân khó đào thải ra ngoài. Khi đi cầu các mẹ cần phải rặn mạnh, điều này khiến cho vùng hậu môn bị căng cơ thường xuyên và gây ra bệnh trĩ.

+ Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ thường có sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng phồng. Progesterone sẽ làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón gây nên bệnh trĩ.

Các mẹ bầu cần biết: Tại sao phải điều trị bệnh trĩ khi mang thai? Để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu cũng như thai nhi trong bụng mẹ.

+ Thai nhi trong bụng mẹ ngày càng phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Chúng làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và gây bệnh trĩ nguy hiểm.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bà bầu bị trĩ thường không đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh trĩ lại ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, sức khỏe của bà bầu như gây lo lắng, căng thẳng, thiếu máu. Những yếu tố này kết hợp với áp lực của thai kỳ dễ khiến cho sức khỏe thai nhi bị ảnh hưởng, thậm chí có nguy cơ bị sinh non, sẩy thai.

Chính vì vậy, nếu phát hiện ra những dấu hiệu bệnh trĩ khi mang thai, các mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám ngay, tránh chần chừ, chậm trễ sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Cách chăm sóc bà bầu bị trĩ

# Bổ sung chế độ ăn uống khoa học:

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chữa bệnh. Người bệnh nên bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe, đồng thời nên hạn chế những món ăn có thể khiến bệnh thêm trầm trọng hơn, cụ thể người mắc bệnh trĩ cần:

Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ như rau, củ, quả tươi, ngũ cốc, đặc biệt là: Hẹ, cần tây, mướp đắng, củ cải trắng, sữa chua, nước ép trái cây.

Mẹ bầu nên uống nhiều nước, khoảng 2-2.5 lít nước mỗi ngày là tốt nhất. Vì nước có thể giúp phân mềm hơn, tiêu hóa dễ dàng hơn.

Đồng thời nên tránh những đồ ăn cay nóng, thực phẩm có gas, đông lạnh, đồ ăn nhanh, đóng hộp, đồ ăn nhiều muối, đồ ăn mặn.

# Chú ý đến chế độ sinh hoạt:

Chế độ sinh hoạt đúng cách sẽ giúp hạn chế được bệnh phát triển nghiêm trọng hơn. Đối với bà bầu bị trĩ nên lưu ý và thực hiện tốt những công việc sau:

Tránh tư thế ngồi hoặc nằm quá lâu, vì điều này sẽ làm cho áp lực ở hậu môn tăng lên và khiến bệnh nặng hơn.

Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, tuyệt đối không nhịn đại tiện, không nên đi vệ sinh quá lâu, tốt nhất là dưới 10 phút, cũng không nên ngồi xổm khi đi đại tiện.

Sau khi đi đại tiện nếu cảm thấy đau rát bạn có thể chườm túi lạnh hoặc tắm nước ấm để giúp hạn chế cơn đau.

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, rửa bằng nước và ngâm hậu môn bằng nước muối ấm thường xuyên. Tuy nhiên, sau khi vệ sinh không nên để hậu môn bị ẩm ướt.

Đi lại vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập yoga hoặc đi bơi, mỗi ngày 30 phút thực hiện các bài tập có thể giúp cải thiện bệnh trĩ rất tốt.

Nên ngủ đủ giấc, tránh thức khuya quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, từ đó khiến bệnh nặng hơn. Đồng thời, các mẹ bầu cũng nên tạo cho mình một tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, stress.

# Áp dụng phương pháp dân gian chữa bệnh trĩ:

Bà bầu khi bị trĩ thường được khuyến cáo nên hạn chế can thiệp điều trị bệnh bằng phẫu thuật khi bệnh chưa phát triển nặng. Nếu như bệnh đang ở mức độ nhẹ, mới khởi phát, ngoài việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống, các mẹ có thể áp dụng một số cách chữa bệnh bằng phương pháp dân gian đơn giản sau:

– Đắp hoa mướp đắng chữa trĩ: Mướp đắng có tính mát và kháng khuẩn, chống viêm tốt nên có thể dùng để chữa trĩ cho bà bầu rất an toàn. Bạn chỉ cần lấy hoa mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn rồi dùng để đắp vào hậu môn mỗi ngày 1 -2 lần. Đắp thường xuyên thì mới đem lại hiệu quả cao.

– Uống hoa hòe kết hợp hoa mướp: Ngoài cách đắp ngoài chữa trĩ, các mẹ bầu có thể áp dụng bài thuốc uống bằng 2 nguyên liệu đơn giản là hoa hòe và hoa mướp. Bạn chỉ cần lấy khoảng 10g hoa hòe, 20g hoa mướp nấu sôi trong khoảng 20 phút rồi dùng nước này để uống trong ngày. Kiên trì thực hiện phương pháp này để có hiệu quả cao.

– Ngâm nước ấm: Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc ngâm hậu môn với nước muối ấm sẽ giúp quá trình lưu thông máu được dễ dàng, giúp các tĩnh mạch giãn ra và từ đó làm giảm thiểu sự khó chịu, đau đớn vùng hậu môn.

Mẹ bầu không nên bỏ qua: Cách phòng tránh bệnh trĩ khi mang thai mẹ bầu nên biết

Bà Bầu Bị Trĩ Phải Làm Sao Và Cách Làm Co Búi Trĩ Cho Bà Bầu

Bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao? Đây là câu hỏi rất nhiều phụ nữ lo lắng khi mang bầu. Bởi bệnh trĩ khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người mẹ khá nhiều. Vì thế, bạn cần có những hiểu biết cần thiết về bệnh để từ đó có cách điều trị an toàn và hiệu quả.

Bà bầu bị trĩ khi có nguy hiểm không?

Bà bầu bị trĩ ngoại là chuyện rất thường gặp và chủ yếu bắt đầu vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Bởi khi mang thai, chế độ sinh hoạt cũng như biến đổi về sinh lý khiến cho các chị em dễ mắc phải chứng táo bón từ đó dẫn đến thiện tượng khó khăn trong việc đi ngoài, rặn nhiều khiến búi trĩ hình thành.

Theo các chuyên gia, đây là căn bệnh rất bình thường và không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, khi bị trĩ, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng rất nhẹ, dễ bị nhầm với táo bón.

Sau một thời gian, nếu không có những phương pháp điều trị kịp thời, bệnh trĩ sẽ chuyển biến phức tạp hơn. Các cục búi trĩ sẽ càng ngày càng to, bít lỗ hậu môn, gây nên những cơn đau đớn rất khó chịu.

Từ đó bệnh có thể phát triển đến cấp độ 3 và 4. Cấp độ này sẽ gây nên biến chứng hoại tử búi trĩ, ung thư đại tràng,…

Bà bầu bị trĩ ngoại, nội phải làm sao?

Phụ nữ khi mang bầu cần chú ý đến các triệu chứng lạ, đặc biệt là thời gian những tháng cuối trước khi sinh. Nếu thấy có triệu chứng lạ tại hậu môn, rất có thể người mẹ đã mắc bệnh trĩ.

Cụ thể, các triệu chứng của bà bầu bị trĩ ngoại như sau:

Đi ngoài ra máu: Đây là triệu chứng phổ biến nhất khi bị trĩ. Máu tươi sẽ dính ở bên ngoài, không bị trộn lẫn với chất thải. Đôi khi, máu sẽ không dính vào chất thải mà sẽ dính vào khăn giấy.

Mót rặn: Người bệnh luôn cảm thấy muốn đi ngoài, nhưng lại bị ngồi lâu mà không đi được.

Hậu môn khó chịu: Bệnh trĩ sẽ gây lên cảm giác rất ngứa, bức bách khó chịu ở hậu môn.

Đau rát hậu môn: Dấu hiệu này xuất hiện rõ nhất là khi người bệnh vừa đi vệ sinh xong. Hoặc nếu mô hậu môn đã bị tổn thương quá nhiều, bạn sẽ cảm thấy đau rát hậu môn cả ngày. Thêm vào đó nếu ngồi xuống mặt phẳng cứng sẽ cảm thấy hậu môn đau rát dữ dội.

Hình thành búi trĩ: Khi bị căn bệnh này, các búi trĩ sẽ mọc bên ngoài hậu môn. Chính vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng sờ được búi trĩ đang nhô lên. Các búi trĩ có thể nhận biết được ngay khi ngồi, người bệnh sẽ thấy cộm rất rõ.

Khi phát hiện những triệu chứng này, bạn cần nghiên cứu cách điều trị ngay từ sớm. Khi còn ở cấp độ 1, người mẹ có thể áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để điều trị. Vì bà bầu bị trĩ ngoại ở giai đoạn cấp độ 1 rất dễ chữa.

Nếu không may bị trĩ nặng lên các cấp độ cao hơn như độ 2, 3, 4. Lúc này búi trĩ đã phát triển quá to, các mô mao mạch bị chảy xệ, tế bào hậu môn tổn thương nặng,… Bạn phải đến ngay các cơ sở y tế uy tín, có các bác sĩ chuyên khoa giỏi để điều trị bệnh.

Vì trong quá trình mang thai, người mẹ cần tránh dùng thuốc tây để không bị ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thuốc tây có thể gây nên tác dụng phụ, biến chứng không mong muốn. Các bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị tốt nhất cho các bà mẹ đang mang thai.

Chính vì vậy, các bà bầu bị bệnh trĩ nên cẩn trọng, phát hiện các dấu hiệu bệnh ngay từ sớm. Từ đó, người mẹ nên có các chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp để điều trị bệnh. Tránh để bệnh quá nặng sẽ cần đến thuốc đặc trị, không tốt cho bào thai.

Nếu các triệu chứng không may đã quá khó chịu, người mẹ nên đến ngay bác sĩ để được khám và điều trị.

Cách làm co búi trĩ cho bà bầu

Để cải thiện tình trạng bệnh trĩ khi mang thai ở chị em, sau đây là một số mẹo hay mà mọi người có thể tham khảo và áp dụng:.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước sẽ giúp bà bầu thanh lọc cơ thể, thúc đẩy quá trình tiêu hoá của đại tràng. Bổ sung nước sẽ làm chất thải mềm hơn, việc đi ngoài sẽ được dễ dàng hơn. Các triệu chứng mót rặn, chảy máu,… sẽ được giảm thiểu. Mỗi ngày các bà bầu nên uống đủ 2,5 lít nước.

Bà bầu bị trĩ ngoại nên bổ sung chất xơ

Bổ sung chất xơ sẽ giúp quá trình hoạt động của đại tràng được thuận lợi hơn. Tình trạng táo bón sẽ được cải thiện rõ rệt, nhờ vậy các triệu chứng đi ngoài ra máu, đau rát, ngứa ngáy cũng sẽ giảm. Bà mẹ mang bầu có thể sử dụng nhiều rau, củ quả trái cây hơn vào thực đơn, đặc biệt là rau lang, chuối, khoai,..

Không ngồi quá lâu, nên nằm nghiêng khi ngủ

Ngồi nhiều, nằm ngủ ngửa sẽ làm búi trĩ bị chèn ép, gây tổn thương và chảy máu nhiều hơn. Chính vì vậy các bà mẹ bị bệnh trĩ nên hạn chế ngồi nhiều, khi ngủ nên nằm nghiêng người sang 1 bên.

Bà bầu bị trĩ ngoại nên ăn nhiều sữa chua

Các vi sinh trong men sữa chua tự nhiên sẽ giúp kích thích vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển. Dạ dày của người mẹ sẽ tiêu hoá tốt hơn, tránh được tình trạng táo bón. Từ đó, búi trĩ không phát triển, giảm thiểu được các triệu chứng đau rát ở hậu môn.

Tập thể dục

Tập thể dục sẽ thúc đẩy các hệ tuần hoạt hoạt động tốt hơn. Tránh làm máu ứ đọng tại hậu môn, làm sưng to búi trĩ. Người mẹ có thể chọn cách đi bộ nhẹ nhàng hoặc tập yoga.

Tham khảo bài viết: Trĩ ngoại có cần phẫu thuật không, cắt trĩ hết bao nhiêu tiền?

Đi vệ sinh đúng giờ

Người mẹ nên thiết lập giờ đi vệ sinh cố định. Nếu buồn vệ sinh là không đi được, nên đứng dậy và đi ra ngoài. Khi đi vệ sinh nên ngồi xổm để ống hậu môn thẳng, không bị gấp khúc sẽ dễ đi ngoài hơn.

Chữa bệnh trĩ ngoại ở bà bầu bằng rau diếp cá

Rau diếp cá có tác dụng khử trùng, trị viêm rất hiệu quả. Bạn có thể ăn sống hoặc xay nước rau má để uống. Ngoài ra, có thể đắp trực tiếp rau diếp cá xung quanh hậu môn. Cách làm như sau:

Lấy 200 gam rau diếp cá đem rửa sạch, để ráo nước.

Cho thêm 1 ít muối, giã nát.

Lấy phần bã đắp lên hậu môn, dùng khăn sạch quấn cố định.

Giữ nguyên trong 30 phút sau đó đi rửa sạch với nước.

Ngâm hậu môn trong nước ấm

Mỗi tối sau khi đi ngoài, vệ sinh hậu môn thật sạch. Dùng ít lát gừng, chanh và muối nấu với 3 lít nước. Đun sôi trong vòng 10 phút sau đó để nguội vừa phải. Ngâm hậu môn trong chậu nước trên cho đến khi nước nguội hẳn.

Bà Bầu Bị Trĩ Ngoại Phải Làm Sao

Bệnh trĩ bao gồm 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại trong đó trĩ ngoại nằm xung quanh hậu môn, có thể dễ dàng nhận biết được bằng mắt thường và sờ thấy được. Bệnh trĩ ngoại không chỉ làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không kịp thời chữa trị.

Những triệu chứng bà bầu bị trĩ ngoại bao gồm:

Vùng hậu môn có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát.

Xuất hiện tình trạng đại tiện ra máu.

Cảm giác đau âm ỉ ở bên trong hậu môn khi đi đại tiện.

Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu ở vùng hậu môn.

Tại sao phụ nữ mang thai dễ bị trĩ ngoại?

Vì sao bà bầu bị trĩ ngoại cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm bên cạnh thắc mắc bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao.

Các chuyên gia cho biết, phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị trĩ, trong đó có trĩ ngoại. Cứ 10 phụ nữ mang thai thì có đến 7 – 8 người mắc bệnh trĩ. Nguyên nhân là do:

Trong thời gian mang thai, tử cung của chị em phụ nữ phát triển to, đè lên vùng bụng làm chèn ép các mạch máu, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu khó lưu thông dẫn đến cương lên, dễ gây ra tình trạng mắc bệnh trĩ. Lượng máu lớn trong quá trình mang thai cũng có thể làm giãn tĩnh mạch, bao gồm cả các tĩnh mạch ở hậu môn khiến khu vực này trở nên nhạy cảm hơn, sưng và nóng rát.

Táo bón cũng là một trong những chứng phổ biến xuất hiện khi mang thai, đây cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ ở bà bầu thêm trầm trọng. Trong quá trình đại tiện, phụ nữ mang thai bị táo bón phải cố gắng căng cơ để rặn.

Ngoài ra, nguyên nhân bà bầu dễ bị trĩ còn do sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch vùng hậu môn dễ bị sưng. Progesterone cũng làm chậm nhu động ruột và khiến chị em phụ nữ dễ bị táo bón.

Bà bầu bị trĩ ngoại có sao không?

Bên cạnh vấn đề bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao thì bà bầu bị trĩ ngoại có sao không cũng là điều khiến các chị em băn khoăn, lo lắng.

Theo các chuyên gia sản phụ khoa giàu kinh nghiệm, chị em phụ nữ đang mang thai không nên quá chủ quan với căn bệnh này và có tâm lý “sống chung với lũ”. Thông thường nguyên nhân gây trĩ cho chị em đang mang thai là táo bón. Khi đó, phân sẽ chứa nhiều chất độc, không được thải ra ngoài sẽ bị trực tràng hút ngược vào cơ thể của chị em gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi.

Bên cạnh đó, khi đang mang thai, cơ thể chị em phụ nữ thường giữ lượng nước lớn, cơ nhão ra nhiều. Nếu chị em mang thai bị trĩ ngoại, khi rặn đẻ có thể làm tình trạng bệnh càng nặng thêm, khiến các chị em phụ nữ vô cùng đau đớn và phải đối mặt với nhiều khó khăn sau khi sinh.

Chính vì vậy, các chuyên gia sản phụ khoa khuyến cáo, chị em phụ nữ cần hạn chế để xảy ra tình trạng trĩ ngoại khi mang thai và nếu không may bị trĩ ngoại thì cần thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Bà bầu bị trĩ ngoại phải làm sao?

Chú ý chế độ ăn uống: Bà bầu bị bệnh trĩ ngoại nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào mỗi bữa ăn hàng ngày như: Ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, đậu, các loại rau quả tươi… giúp phụ nữ đang mang thai đẩy lùi tình trạng táo bón hiệu quả, do đó giúp hạn chế việc đi đại tiện khó khăn và tổn thương cơ hậu môn. Bên cạnh đó, uống nhiều nước cũng giúp các chị em phụ nữ bổ sung nước cho cơ thể để các tĩnh mạch cơ thể khỏe mạnh, giúp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Sau khi đi vệ sinh, các mẹ bầu nên dùng khăn mềm để lau khô hậu môn, không nên dùng giấy khô để lau hậu môn vì sẽ gây tổn thương hậu môn và làm cho búi trĩ ngoại chảy máu nhiều hơn.

Sử dụng thảo dược tự nhiên: Các bài thuốc dân gian từ thảo dược có sẵn trong tự nhiên cũng là cách làm co búi trĩ cho bà bầu an toàn mà bạn có thể áp dụng như: Chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá, lá thiên lý, lá bỏng, quả sung… Các mẹ bầu có thể giã nát các loại thảo dược này đắp vào hậu môn, nấu nước để xông hậu môn hoặc sử dụng nước ép của một số loại lá kể trên để uống mỗi ngày.

Tắm nước ấm: Tắm nước ấm có tác dụng giúp tuần hoàn máu rất tốt. Vì thế, bà bầu bị trĩ ngoại có thể ngâm hậu môn bằng nước ấm vài lần trong ngày, mỗi lần 10 phút, để giúp máu ở tĩnh mạch hậu môn được lưu thông, giảm tình trạng sưng và giảm đau các búi trĩ hiệu quả.

Ngoài chế độ ăn uống, vệ sinh sạch sẽ đúng cách, các mẹ bầu bị trĩ ngoại có thể dùng thuốc trị trĩ cho bà bầu (bao gồm thuốc bôi, thuốc uống, thuốc đặt hậu môn…) hoặc tiêm ngay vào búi trĩ nhưng cần hết sức thận trọng. Thuốc trị trĩ cho bà bầu phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Bà bầu bị trĩ ngoại nên sinh thường hay sinh mổ?

Nên sinh thường hay sinh mổ khi bà bầu bị trĩ ngoại còn phụ thuộc vào mức độ bệnh trĩ ngoại của bà bầu nặng hay nhẹ. Nếu bệnh trĩ ngoại ở các mẹ bầu được chẩn đoán ở mức độ nhẹ thì các mẹ bầu có thể yên tâm sinh thường. Tuy nhiên, nếu sinh thường thì sau khi sinh xong có thể trĩ ngoại sẽ bị nặng hơn làm ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày của các chị em. Bởi khi sinh thường, các mẹ phải cố gắng ra sức rặn, điều này sẽ khiến búi trĩ theo lực thò ra ngoài nhiều hơn, vùng trĩ cũng bị tổn thương nặng hơn. Sau khi sinh xong, các chị em phụ nữ cũng sẽ cảm nhận rõ sự đau đớn khi đại tiện.

Nếu chị em bị trĩ ngoại ở mức độ nặng hơn trong thời gian mang thai như thấy rõ búi trĩ thò hẳn ra ngoài, táo bón nặng hay bị ngứa ngáy hậu môn, đại tiện ra máu nhiều lần trong thời gian mang thai thì để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân cũng như quá trình sinh con thì tốt nhất chị em nên sinh mổ.

Bà Bầu Bị Bệnh Trĩ Nội Phải Làm Sao?

Em năm nay 25 tuổi và đang mang bầu tuần thứ 28, mang bầu lần đầu tiên ạ. Cách đây 1 tuần em thấy mình bị đi ngoài ra máu và hơi đau rát hậu môn mỗi khi đi đại tiện. Em đi khám và được kết luận bị mắc bệnh trĩ nội độ 1. Bác sĩ nói đây chỉ là giai đoạn trĩ độ nhẹ nhưng do em mang bầu nên có thể bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn bình thường làm em rất lo lắng. Bác sĩ cho em hỏi bà bầu bị trĩ nội thì phải làm sao ạ? Em xin cảm ơn bác sĩ. (Nguyễn Phương Anh, Thái Nguyên)

Trả lời:

Chào bạn Phương Anh,

Bệnh trĩ nội nguy hiểm như thế nào?

Bệnh trĩ nội là một trong những căn bệnh thường gặp ở phụ nữ khi mang thai, và đây cũng là nguyên nhân chính gây bệnh trĩ nội nói riêng và bệnh trĩ nói chung ở phụ nữ.

Bà bầu mắc bệnh trĩ nội khi mang thai chủ yếu là do trong quá trình mang thai trọng lượng của thai nhi lớn làm túi nước ối lớn dần. Chúng tạo áp lực và đè lên các tĩnh mạch trĩ trong và vùng xương chậu, lâu ngày khiến các đám rối tĩnh mạch trĩ bị giãn nở quá mức gây ra bệnh trĩ (xảy ra nhiều nhất ở 3 tháng cuối của thai kì).

Các mẹ bầu hãy cảnh giác với chứng “đi ngoài ra máu”

Một số dấu hiệu bệnh trĩ ở bà bầu dễ phát hiện như: đi ngoài ra máu, có cảm giác đau rát hậu môn khi rặn đại tiện, có dịch nhày hậu môn và xuất hiện chứng sa búi trĩ – dấu hiệu bệnh trĩ điển hình nhất. Tuy nhiên, các dấu hiệu bệnh trĩ nội này không xuất hiện cùng một thời điểm mà tùy vào từng giai đoạn bệnh trĩ nội khác nhau thì các triệu chứng bệnh trĩ xuất hiện khác nhau và mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau. Cụ thể như:

Giai đoạn trĩ nội độ 1: Các mẹ bầu xuất hiện chứng đi ngoài ra máu (nhưng không thường xuyên)

Giai đoạn trĩ nội độ 2: Mẹ bầu xuất hiện chứng sa búi trĩ kèm theo đi ngoài ra máu. Dịch nhầy hậu môn và cảm giác đau rát cũng bắt đầu xuất hiện ít.

Giai đoạn trĩ nội độ 3: Các dấu hiệu bệnh trĩ nội phát triển với mức độ nặng dần, cảm giác đau rát, sưng phồng hậu môn kéo dài khiến người bệnh rất khó chịu.

Giai đoạn trĩ nội độ 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh, nếu không được điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và bé

Khi bị mắc bệnh trĩ, bà bầu phải đối diện với nhiều nguy cơ tiềm ẩn như:

Đại tiện khó khăn: Táo bón là một nguyên nhân tác động gây bệnh trĩ và đây cũng là biểu hiện không thể tránh của phụ nữ mang thai. Khi bị mắc bệnh trĩ nội mẹ bầu đi đại tiện khó khăn hơn do xuất hiện cảm giác đau nhói, buốt hậu môn từ bệnh trĩ gây ra.

Thiếu máu: Triệu chứng đầu tiên và dễ phát hiện nhất ở bệnh trĩ là chứng đi ngoài ra máu. Tình trạng đi đại tiện kèm theo máu trong thời gian dài có thể làm mẹ bầu bị thiếu máu, mất máu, suy nhược cơ thể… từ đó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và em bé.

Xảy ra các biến chứng bệnh trĩ: nhiễm khuẩn búi trĩ, sa nghẹt hậu môn, hoại tử búi trĩ và hậu môn, ung thư đại trực tràng… Tuy nhiên, các biến chứng này chỉ xảy ra trong trường hợp bệnh quá nặng (ở trĩ nội độ 4) và người bệnh không thể dùng thuốc uống điều trị.

Bệnh trĩ nội gây thiếu máu, mệt mỏi và đau rát hậu môn cho mẹ bầu

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy bệnh trĩ gây ảnh hưởng đến thai nhi trừ trường hợp bà bầu uống thuốc kháng sinh chữa trĩ. Tuy nhiên đây lại là căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mĩ của người mẹ cả trong thời gian mang bầu và sau khi sinh nở.

Bà bầu bị bệnh trĩ nội phải làm sao?

Để ngăn chặn bệnh trĩ nội phát triển nhanh trong thời gian các mẹ mang bầu cũng như giảm tỉ lệ bệnh trĩ nội biến chứng nặng hơn sau khi “vượt cạn”, các mẹ bầu có thể tham khảo một số cách sau:

Bổ sung nhiều rau xanh và chất sơ trong thực đơn hàng ngày nhằm làm giảm tình trạng táo bón – một trong các tác nhân gây bệnh trĩ nội.

Ngâm hậu môn trong nước ấm: Ngâm hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng là cách làm rất tốt trong việc làm giảm cảm giác sưng tấy, đau rát do bệnh trĩ nội gây ra, đồng thời giúp ngăn ngừa nhiễm trùng búi trĩ và hậu môn.

Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ: Hãy tập thói quen đi đại tiện 1 lần/ngày và tốt nhất vào buổi sáng nhằm làm giảm phân tích tụ trong đại tràng lâu ngày gây áp lực đến các tĩnh mạch trĩ.

Tham khảo một số loại kem bôi trĩ lành tính có thể dùng điều trị từ bên ngoài cho bà bầu bị bệnh trĩ với thành phần được chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên như: cao ngải cứu, cao lá lốt, cao cúc tần, cao lá sung, tinh nghệ nên có độ lành tính cao như gel bôi trĩ Cotripro Gel.

Kết hợp dùng các loại nguyên liệu dân gian có tác dụng điều trị trĩ nội đắp rửa bên ngoài hậu môn như: lá rau diếp cá chữa trĩ, lá trầu không, cỏ mần trầu, lá vông nem, lá bỏng (cây sống đời)…

Ngải cứu giúp điều trị bệnh trĩ từ bên ngoài

Bổ sung các món ăn tốt cho bà bầu khi bị mắc trĩ như: cháo vừng thịt nạc, chè đu đủ.

Do không thể dùng các loại thuốc dùng điều trị trĩ nội trong thời gian nhạy cảm này nên chị Phương Anh hãy kiên trì thực hiện các thói quen tốt cũng như kết hợp sử dụng các phương pháp điều trị trĩ nội ngay từ giai đoạn nhẹ này để tránh bệnh phát triển lên các giai đoạn nặng khiến việc điều trị khó khăn hơn sau này.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Bị Trĩ Phải Làm Sao? Cách Chăm Sóc Hiệu Quả trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!