Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Có Nên Ăn Dứa Khi Mang Thai Hay Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Với thắc mắc “Bà bầu có nên ăn dứa khi mang thai hay không?” thì lời khuyên từ chuyên gia y tế là mẹ nên bắt đầu vào những tuần cuối của thai kỳ, tốt nhất là trước khi bé chào đời 2 – 3 tuần. Bà bầu ăn quá nhiều dứa có thể sảy thai do dứa làm tăng kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Chuyên gia cũng lưu ý mọi người chỉ nên chọn mua dứa khi có ý định sử dụng ngay.
Tìm hiểu các dưỡng chất từ dứaQuả dứa (tên khoa học là Ananas comosus) là một trong những loại trái cây nhiệt đới phổ biến nhất trên thế giới. Dứa rất giàu các dưỡng chất, chẳng hạn như vitamin C, mangan, đồng và folate. Dứa cũng là nguồn chứa hợp chất thực vật bromelain duy nhất, cực kì có lợi cho sức khỏe, có thể kể đến như giúp tăng cường chức năng miễn dịch, phòng chống ung thư, làm lành vết thương và tốt cho sức khỏe đường ruột.
Carbohydrate trong dứa chủ yếu là đường đơn, gồm có sucrose, fructose và glucose, trong đó còn chứa cả chất xơ.
Chất xơ Trung bình một cốc dứa chứa 2 gam chất xơ, trong đó có đến 99% là chất xơ không hòa tan, và chủ yếu ở dạng cellulose, hemicellulose và pectin
Các vitamin và khoáng chất: Dứa là một loại trái cây rất dồi dào vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C và mangan. Một cốc dứa cung cấp 132% nhu cầu vitamin C hàng ngày và 76% nhu cầu mangan hàng ngày.
Vitamin C: là một chất chống oxy hóa giúp cho làn da được khỏe mạnh và góp phần cải thiện chức năng miễn dịch
Mangan: là một loại khoáng vi lượng thiết yếu thường có nhiều trong trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
Đồng: cũng là một loại khoáng vi lượng thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Nó là yếu tố đồng tạo ra các tế bào hồng cầu.
Folate (B9): thuộc họ vitamin B, cần thiết cho sự phát triển mô và đảm bảo cho các tế bào hoạt động bình thường, nhất là đối với phụ nữ đang mang thai
Tác dụng của dứa đối với bà bầuBromelain có tác dụng làm mềm tử cung. Vì vậy, nhiều mẹ lo lắng việc ăn dứa có thể gây sảy thai. Thực tế, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh hay làm rõ việc này. Hơn nữa, lượng bromelain trong dứa không đáng kể, mẹ bầu phải ăn ít nhất 7 quả dứa mới có thể gây nên những ảnh hưởng đáng kể.
Hỗ trợ hệ miễn dịch: Dứa chứa vitamin C giúp tăng cường và bảo vệ hệ miễn dịch cho mẹ bầu. Ngoài ra, chất bromelain trong dứa cũng có tác dụng chống lại những triệu chứng cảm lạnh thông thường. Nếu đang bị cảm lạnh hoặc đau họng, mẹ bầu có thể thử một miếng dứa.
Giúp xương chắc khỏe: Dứa chứa gần 70% lượng mangan cần thiết cho cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và các mô liên kết.
Ngăn ngừa táo bón: Là một loại trái cây, dứa chứa nhiều chất xơ giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng táo bón khó chịu khi mang thai. Thêm nữa, lượng bromelain trong dứa có tác dụng phân hủy protein, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.
Giảm ốm nghén: Trong một số trường hợp, ăn thơm có thể giúp mẹ bầu giảm bớt triệu chứng nghén khi mang thai.
Bà bầu có nên ăn dứa 3 tháng đầu?Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, không chỉ thơm ngon, ngọt, quả dứa còn chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Dứa giàu vitamin C, ít calo, không chất béo và cholesterol xấu. Tuy vậy, trao đổi với phóng viên, PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo, không phải ai ăn dứa cũng tốt như
Bà bầu ăn quá nhiều dứa có thể sảy thai: do dứa làm tăng kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Chuyên gia cũng lưu ý mọi người chỉ nên chọn mua dứa khi có ý định sử dụng ngay. Trong trường hợp chưa cần dùng đến, nên để dứa ở nơi mát, tránh ánh nắng và không để quá 2 đến 3 ngày.
Người bị bệnh dạ dày: PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm cảnh báo, người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
Người thừa cân béo phì: Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì ó điều đối với những người thừa cân béo phì.
Người đái tháo đường: người bị đái tháo đường không nên ăn nhiều dứa vì hàm lượng đường cao. Nếu người đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
Người huyết áp cao: Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng… dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.
Bà bầu ăn dứa có dễ chuyển dạ?Việc bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể mẹ bầu rất quan trọng nhằm giúp cả người đang mang thai và thai nhi được khỏe mạnh. Trong đó, dứa có những ích lợi đối với cơ thể người đang mang thai nên chị em phụ nữ cần bổ sung loại trái cây này trong thực đơn ăn uống của mình một cách hợp lý nhất.
Trước đây khi sinh Ben, chẳng hiểu sao em cũng bị sinh quá tận 10 ngày lận. Điều này làm cho em cực kỳ lo lắng. Vì sợ cạn ối, suốt ngày em phải đi siêu âm và đến bác sĩ thăm khám. Nhưng rồi, vị bác sĩ ở phòng khám này cũng đã bảo em uống thật nhiều nước dứa để có thể gây co thắt tử cung.
Và quả thật về nhà em tích cực ăn dứa, uống nước dứa ép. Em ăn tận 5 quả dứa/ ngày và đã thấy có dấu hiệu của sự chuyển dạ. Sau đó em vào viện và được sinh thường. Con khỏe, mẹ khỏe rất okie các mẹ à. Khi ở phòng chờ sinh, em cũng đã truyền lời mách nước của bác sĩ nọ cho một vài bà bầu cùng phòng thì cũng thấy có chuyển biến. Đáng kể nhất phải kể tới bà bầu đã vào viện nằm chờ sinh trước em 2 tuần, vậy mà vẫn chưa có dấu hiệu sinh nở.
Mẹ bầu ăn dứa khi mang thai cần lưu ý gìGiống như những loại thực phẩm khác, việc ăn quá nhiều dứa sẽ không mang lại nhiều lợi ích hơn cho bạn mà sẽ gây ra những tác dụng ngược. Bổ sung quá nhiều vitamin C từ dứa là nguyên nhân gây tiêu chảy, buồn nôn, ợ nóng. Đặc biệt, mẹ bầu không nên ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín vì có thể gây ngộ độc.
Dứa có thể khiến các bà bầu bị dị ứng. Hiện tượng này xuất phát từ phản ứng của cơ thể bà bầu với protein chứa trong dứa. Nếu khi ăn dứa xong, người phụ nữ đang mang thai mắc phải các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy, ngứa toàn thân, tê lưỡi, khó thở… laf do đã dị ứng với dứa.
Bromelain trong dứa tuy không đủ để gây ra cơn co thắt tử cung nhưng nếu ăn nhiều vẫn có thể gây rát lưỡi, thậm chí nhiều trường hợp dị ứng gây phát ban, khó thở. Khi ăn dứa, mẹ bầu cũng nên bỏ qua phần lõi dứa vì chúng có thể hình thành những búi sơ trong thành ruột.
Bà Bầu Có Nên Ăn Dứa Khi Mang Thai Hay Không? * Hello Bacsi
Bà bầu có nên ăn dứa trong thời gian mang thai bé hay không là thắc mắc của nhiều người. Quả dứa (thơm, khóm) là loại trái cây mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu, nhưng mẹ bầu cũng cần lưu ý rất nhiều điều khi ăn nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong thai kỳ, mẹ bầu thường phải kiêng khem nhiều thực phẩm khác nhau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Cũng giống như nhiều loại thực phẩm khác, dứa cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng thiết yếu nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ bầu đừng lo lắng quá nhiều về điều này và hãy tham khảo kỹ những thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây.
Bà bầu có nên ăn dứa khi mang thai?Câu trả lời là có. Mẹ bầu có thể an tâm trong khẩu phần ăn khi có dứa. Để mang lại hiệu quả tốt về sức khỏe cho cả mẹ và bé, bạn nên ăn từ một đến hai trái mỗi tuần. Chỉ khi bạn ăn quá nhiều như khoảng trên bảy trái mỗi tuần thì mới có thể gây nên những ảnh hưởng đáng kể, vì lúc này dứa làm tăng một lượng lớn bromelain − một loại enzyme làm tăng nguy cơ sẩy thai. Thay vào đó, bạn nên dùng dứa đóng hộp hay nước ép dứa vì bromelain đã bị được loại bỏ bớt trong quá trình đóng hộp. (1) ( 2)
Lợi ích từ quả dứa dành cho mẹ bầuDứa chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cho mẹ được khỏe mạnh trong thời gian mang thai. Dứa còn có một lượng chất béo bão hòa thấp và hàm lượng chất xơ cao, do đó có giá trị dinh dưỡng rất lớn. (3)
1. Hỗ trợ hệ miễn dịchDứa chứa nhiều vitamin C, các chất chống oxy hóa hòa tan trong nước giúp chống lại sự suy giảm tế bào diễn ra bên trong cơ thể và giúp tăng cường miễn dịch trong thai kỳ.
2. Sản xuất collagenMột trái dứa chứa khoảng 79 mg vitamin, giúp thúc đẩy sản xuất collagen. Collagen đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển da, sụn, xương và gân của thai nhi. Một trái dứa gần như cung cấp đủ yêu cầu hằng ngày, nghĩa là 80−85 mg vitamin C trong thai kỳ. Khoáng chất mangan có trong dứa cũng là một enzyme cần thiết cho việc phát triển xương khỏe mạnh và ngăn ngừa loãng xương.
3. Cung cấp các vitamin nhóm BVitamin B1 hay thiamine rất hữu ích cho hoạt động của cơ, hệ thần kinh và tim. Vitamin B6 và pyridoxine có nhiệm vụ cung cấp kháng thể và sản xuất năng lượng. Nó cũng mang đến cảm giác dễ chịu khi bị ốm nghén. Thiếu vitamin B6 dẫn tới thiếu máu, và vitamin B6 có nhiều trong quả dứa giúp hình thành hồng cầu.
4. Bổ sung đồngDứa cũng chứa một lượng đồng hỗ trợ quá trình hình thành hồng cầu và hình thành tim của thai nhi.
5. Cung cấp chất xơDứa có chứa hàm lượng chất xơ cao giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ, một vấn đề hay gặp phải trong giai đoạn đầu trong giai đoạn mang thai.
6. Bổ sung sắt và axit folicMột quả dứa tươi có thể cung cấp lượng sắt cần thiết để sản xuất hồng cầu và axit folic giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
7. BromelainLượng bromelain có trong dứa giúp chống lại các vi khuẩn trong đường ruột và phục hồi quá trình tiêu hóa.
8. Lợi tiểuHiệu quả lợi tiểu của dứa đó là chúng giúp loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Điều này ngăn ngừa tình trạng sưng phù phổ biến trong thai kỳ.
9. Điều trị giãn tĩnh mạchHầu hết các mẹ bầu đều bị giãn tĩnh mạch trong thai kỳ. Các tĩnh mạch ở chân khi bị giãn thường phình to lên và xoắn lại gây đau nhức. Bromelain trong dứa làm giảm sự hình thành chất xơ trên tĩnh mạch và giảm sự khó chịu.
10. Cải thiện tâm trạngMùi thơm và hương vị của dứa giúp cải thiện tâm trạng và nâng cao cảm xúc. Đây là loại trái cây có vị chua chua ngọt ngọt đặc trưng giúp kích thích vị giác, làm mẹ cảm thấy ngon miệng, từ đó thoát khỏi những âu lo, trầm cảm và những suy nghĩ tiêu cực khác.
11. Điều hòa huyết ápBạn có thể bị cao huyết áp trong thời gian mang thai. Bromelain trong dứa giúp lưu thông máu và giảm huyết áp. Do vậy, mẹ bầu ăn dứa giúp ngăn ngừa hình thành các cục máu đông.
Những nguy cơ khi ăn dứa trong thai kỳTrên thực tế, nếu cơ thể mẹ bầu gặp đang phải nhiều vấn đề khác về sức khỏe cũng như sử dụng dứa quá nhiều thì loại trái cây này mới phản tác dụng. Dưới đây là một số ảnh hưởng của việc sử dụng dứa không đúng cách.
1. Chứng ợ nóng hoặc trào ngược dạ dàyNếu mẹ bầu có dạ dày nhạy cảm hay đường tiêu hóa yếu thì nên tránh loại trái cây này. Các axit có trong dứa có thể dẫn đến chứng ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày. ( 4)
2. Sẩy thaiBromelain có trong dứa nếu sử dụng ở mức hợp lý đem lại nhiều lợi ích. Trái lại, ăn quá nhiều dứa sẽ làm tăng lượng bromelain quá mức trong cơ thể, ảnh hưởng đến cổ tử cung, gây sẩy thai hoặc chuyển dạ sớm. Nó cũng gây nôn mửa, phát ban da và co thắt tử cung trong ba tháng đầu thai kỳ.
3. Tăng lượng đường trong máuTuy dứa không phải nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường trong thai kỳ, nhưng chúng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng của bạn.
4. Thừa cânNếu bạn thừa cân, bạn nên tránh ăn dứa do chúng có hàm lượng calo cao.
5. Bệnh tiêu chảyĂn quá nhiều dứa có thể làm tăng bromelain dẫn đến tiêu chảy.
6. Gây các cơn đau ở cơ địa nhạy cảmĂn dứa quá mức có thể gây ra đau sưng trên lưỡi, má trong và môi. Những điều này sẽ biến mất trong một thời gian. Tốt nhất là mẹ bầu nên tránh sử dụng nếu bạn đang bị loét dạ dày, viêm dạ dày, đang có nguy cơ sẩy thai, tình trạng đông máu hay huyết áp thấp.
Nếu bạn ăn dứa trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn có thể gặp một số dị ứng nhất định. Thai phụ cần tham vấn bác sĩ nếu gặp những trường hợp sau:
Phản ứng da;
Sưng hoặc ngứa trong miệng;
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi;
Suyễn.
Những phản ứng này tương tự như phản ứng dị ứng của cao su hay phấn hoa xảy ra trong vài phút khi ăn dứa.
Lượng dứa phù hợp với mẹ bầu trong thai kỳ
Trong tam cá nguyệt đầu: tốt nhất không nên ăn;
Trong tam cá nguyệt thứ hai: bổ sung một lượng nhỏ từ 50−100g trong mỗi 2−3 bữa ăn/tuần;
Trong tam cá nguyệt thứ ba: mẹ bầu có thể sử dụng 250g dứa mỗi ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý đến cơ địa mỗi người để điều chỉnh lượng tiêu thụ nhằm phòng tránh tình trạng co thắt tử cung xảy ra.
Dứa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thai phụ nên bạn có thể cân nhắc tình trạng sức khỏe của mình để bổ sung dứa sao cho hợp lý trong thai kỳ. Ngoài dứa, mẹ cũng có thể bổ sung một số trái cây có vị chua như cam, chanh,… cũng rất tốt cho thai kỳ của mẹ đấy.
Hello Bacs i không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
Bà Bầu Nên Ăn Dứa Khi Nào ? Bà Bầu Ăn Dứa Có Sao Không ?
Với nhiều người, quả dứa được coi là một loại thần dược trong việc điều trị bệnh. Dứa tương đối lành tính, mát và chứa nhiều khoáng chất. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, việc ăn dứa đôi khi lại không tốt như vậy. Để có một thai kỳ an toàn, bà bầu nên ăn dứa vào thời điểm nào, cùng tìm hiểu các thông tin sau.
Bà bầu ăn dứa có sao không ?
Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Mỹ đã cho thấy hợp chất CCZ và CCS trong dứa là nguyên nhân kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra chất để tiêu diệt các tế bào ung thư, làm giảm quá trình phát triển hay di căn của bệnh ung thư đại tràng, ung thư trực tràng, ung thư vú và ung thư da.
Vì những lợi ích trên, dứa là một loại quả tốt cho bà bầu nếu ăn đúng cách và đúng thời điểm.
Bà bầu ăn dứa có tốt không ?Theo phân tích, nếu bà bầu ăn khoảng 7 quả dứa liên tục thì lượng bromelain đủ để gây sảy thai hoặc sinh non. Chất này có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích chuyển dạ. Vì vậy những tháng đầu của thai kỳ, bà bầu nên ăn dứa với một lượng phù hợp.
Với những lưu ý trên, bà bầu không cần quá lo lắng khi ăn dứa hoặc sử dụng dứa làm các món tráng miệng, xào, nấu canh trong bữa ăn hàng ngày.
Bà bầu nên ăn dứa khi nào ?Dù chất bromelain được tạo ra không nhiều khi bà bầu chỉ ăn một hai miếng dứa. Tuy nhiên, vào tuần thai từ 39 trở đi, nếu chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bà bầu có thể sử dụng nước ép quả dứa để uống, giúp gia tăng việc cung cấp chất bromelain khiến quá trình sinh nở dễ dàng hơn.
Bên cạnh dứa, một số loại quả có tác dụng trong việc co bóp tử cung, làm mềm cổ tử cung khiến việc chuyển dạ thuận lợi hơn:
Ngoài ra nhãn, táo mèo, đào cũng có tác dụng trong việc kích thích co bóp tử cung, bà bầu có thể sử dụng vào tuần cuối của thai kỳ.
Với sự phong phú, đa dạng về chủng loại, bà bầu hoàn toàn có thể lựa chọn được loại rau quả theo từng mùa để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Tùy vào thể trạng của mình, bà bầu cần cân nhắc trong việc ăn, uống như thế nào nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Vào mỗi thời điểm của thai kỳ, các tác dụng của mỗi loại quả sẽ được phát huy tối đa. Để không nhầm lẫn, hay thiếu thông tin khoa học, bà bầu cần đọc và tham khảo ý kiến của bác sỹ, của chuyên gia trước khi dùng.
Bà Bầu Có Nên Ăn Dứa Không? Mang Thai Có Được Ăn Dứa Không?
Dứa có hàm lượng axit hữu cơ cao và chứa rất nhiều vitamin, là nguồn bổ sung dưỡng chất vô cùng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, ăn dứa không đúng cách có thể gây ra những phản ứng không mong muốn, nhất là với phụ nữ mang thai
Bà bầu có nên ăn dứa không?Bà bầu nhất định phải biết những điều này khi ăn dứa để không ảnh hưởng tới thai nhi.
Trong dứa rất giàu vitamin các loại, nhất là vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B6, sắt, folate, mangan… Đây đều là nhứng dưỡng chất rất tốt và cần thiết cho sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.
Củng cố hệ miễn dịch: Lượng vitamin C trong dứa chiếm tỉ lệ rất cao, cùng với các chất chống oxy hóa có tác dụng là chất chống viêm, kháng virus, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự suy giảm tế bào trong cơ thể, phòng chống hiệu quả các bênh cảm lạnh, cảm cúm.
Mẹ bầu có thể ăn dứa nếu muốn bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe bởi trong dứa chứa tới 70% lượng mangan cơ thể cần.
Dứa tươi cung cấp sắt và axit folic có tác dụng trong việc sản sinh hồng cầu và ngăn ngừa di tật bẩm sinh.
Dứa có chứa các loại axit amin, các loại enzym giúp tiêu hóa tốt, phân hủy protein, phòng chống táo bón, viêm đại tràng hiệu quả. Ngoài ra trong dứa có tác dụng lợi tiểu, loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể.
Bromelain trong dứa giúp giảm hình thành xơ tĩnh mạch, giúp lưu thông máu tốt hơn và giảm huyết áp.
Ăn dứa còn có tác dụng giải nhiệt, nhất là trong những ngày hè nóng bức.
Trong một số trường hợp, mẹ bầu ăn dứa có thể làm giảm các triệu chứng ốm nghén khó chịu. Nhưng lưu ý với những mẹ bầu không nên ăn dứa khi ốm nghén tới mức nôn mửa nhiều, không ăn uống được gì.
Mẹ bầu có nên ăn dứa không?
Nguy cơ của việc ăn dứa khi mang bầu– Ngoài những thành phần có lợi cho sức khỏe kể trên thì thành phần bromelain, nếu với hàm lượng lớn có thể làm mềm tử cung, gây xuất huyết bất thường, gây sẩy thai hay chuyển dạ sớm, đe dọa tới sức khỏe em bé trong bụng mẹ. Theo khuyến cáo của bác sĩ, chỉ khi ăn tới 7-10 quả dứa cùng lúc lượng bromelain mới đủ để gây nguy hiểm còn thông thường mẹ bầu ăn 1 quả dứa thì lượng bromelain đó không gây nguy hiểm.
– Các axit trong dứa có thể là nguyên nhân gây ợ nóng, trào ngược dạ dày với mẹ bầu có tiêu hóa yếu.
– Ăn quá nhiều dứa còn là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy.
– Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả bé và mẹ, bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai nên ăn dứa hoặc uống nước ép từ quả dứa chín để tránh gây ngộ độc và loại bỏ phần lõi để không bị rát lưỡi cũng như loại bỏ nguy cơ hình thành các búi xơ – nguyên nhân gây tắc ruột.
– Lưu ý gọt bỏ hết mắt dứa, lõi dứa khi ăn.
– Không nên ăn nhiều dứa, tối đa chỉ nên ăn 1 quả dứa/ ngày. 1-2 trái dứa mỗi tuần.
Chế biến dứa thành nhiều món ăn ngon mà ăn không bị rát lưỡi như:
Cắt lát nhỏ thêm vào ăn cùng sữa chua
Làm Salad dứa, làm bánh, mứt dứa
Xào cùng thức ăn như mực, tôm…
Dứa mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu nếu biết sử dụng đúng cách. Mẹ bầu cần cân nhắc tình trạng sức khỏe để có chế độ ăn phù hợp. Mẹ có thể tìm hiểu nhiều tin tức bổ ích về chăm sóc sức khỏe mẹ bầu ở website https://mekhoeconthongminh.com/. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
Thực Hư Chuyện Bà Bầu Có Nên Ăn Dứa Hay Không?
Dứa là loại trái cây được nhiều chị em ưa thích bởi mùi vị hấp dẫn khó cưỡng của chúng. Tuy nhiên, với nhiều chị em đang trong giai đoạn mang thai thì cần thận trọng khi sử dụng loại quả này. Liệu bà bầu có nên ăn dứa hay không ăn? Trần Thảo Vi xin chia sẻ rõ hơn trong bài viết sau đây.
Bà bầu có nên ăn dứa nấu chín?Thực tế đã chứng minh rằng, nếu mẹ bầu gặp đang gặp vấn đề về sức khỏe cũng như việc ăn dứa quá nhiều thì mới gây hại. Nếu quá lạm dụng thì có thể gặp phải các vấn đề sau đây:
Chứng ợ nóng, có khi trào ngược dạ dày: Nếu bà bầu có đường tiêu hóa yếu hay quá nhạy cảm thì nên tránh xa loại trái này. Các axit trong dứa có thể gây hại cho dạ dày nhiều hơn là tốt.
Có nguy cơ thừa cân: Trong dứa có chứa lượng Calo khá nhiều, nếu ăn nhiều sẽ gây ra hiện tượng thừa cân.
Làm tăng lượng đường có trong máu: Việc ăn dứa không phải nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ của mẹ bầu, nhưng phần nào đó sẽ làm cho tình trạng đó thêm trầm trọng.
Mẹ bầu có nguy cơ sẩy thai: Các loại dinh dưỡng có trong dứa nếu biết cách sử dụng sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời. Trái lại, việc lạm dụng quá nhiều dứa sẽ làm tăng lượng bromelain trong cơ thể, có thể gây sẩy thai hay có hiện tượng chuyển dạ sớm. Dứa có thể gây nôn mửa, phát ban da và co thắt tử cung trong những tháng đầu của thai kì.
Có thể gây dị ứng: Khi đang trong giai đoạn thai kì mà ăn dứa, một số dị ứng nhất định như: nổi mẩn, phát ban, sưng hoặc ngứa miệng, chảy nước mũi hoặc bị nghẹt mũi… có thể xuất hiện.
Gây ra các phản ứng phụ: Lạm dụng dứa với những ai có cơ địa yếu có thể gây ra các cơn đau sưng trên lưỡi, má trong hay môi.
Có thể bị tiêu chảy: Ăn nhiều dứa có thể làm tăng hàm lượng bromelain, dẫn đến nguy cơ bị tiêu chảy.
Nhiều chuyên gia khẳng định rằng chưa có một nghiên cứu cụ thể nào chứng minh hay khẳng định chính xác bà bầu có nên ăn dứa. Mặt khác, hàm lượng bromelain trong dứa cũng không đáng kể. Nếu ăn ít nhất là 7 quả dứa/ ngày thì mới xảy ra các nguy cơ nói trên.
Hơn nữa, 100% lượng vitamin và khoáng chất mà chị em phụ nữ cần mỗi ngày đều nằm sẵn trong quả dứa. Vì vậy, sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua loại quả này trong quá trình thai kì.
Nếu ăn một lượng dứa vừa phải thì sẽ rất tốt cho mẹ và bé, hơn nữa còn mang lại những lợi ích tuyệt vời khác.
Hỗ trợ hệ cơ xương: Dứa chứa gần 70% lượng mangan có lợi cho cơ thể, giúp phát triển hệ xương và các mô liên kết trong cơ thể.
Giúp hỗ trợ hệ miễn dịch: Trong dứa chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường và bảo vệ hiệu quả hệ miễn dịch. Ngoài ra, chất bromelain bên trong dứa có tác dụng chống lại các virus gây cảm cúm. Nếu đang bị cảm lạnh hoặc đau họng, một miếng dứa chín là gợi ý không tồi.
Bà bầu có nên ăn dứa không? Ăn như thế nào để tốt cho sức khoẻ của mẹ và thai nhi
Tăng cường sản xuất collagen: Trong dứa chín chưa đến 79 mg vitamin, giúp trình sản xuất collagen diễn ra nhanh hơn. Collagen giúp da, tóc, móng, sụn, xương, gân,… của thai nhi phát triển tốt hơn.
Cung cấp các vitamin nhóm B: Vitamin B1 rất tốt cho các hoạt động của cơ, hệ thần kinh và tim mạch. Vitamin B6 giúp sản xuất các kháng thể và sản xuất ra năng lượng. Đôi khi khiến cơ thể không bị ốm nghén nữa. Khi cơ thể thiếu vitamin B6 sẽ dẫn tới thiếu máu vì không sản xuất được hồng cầu.
Giúp ngăn ngừa táo bón: Trong dứa chứa nhiều chất xơ giúp cho các mẹ ngăn ngừa được tình trạng táo bón khó chịu. Thêm nữa, lượng bromelain giúp phân hủy hàm lượng protein, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Bổ sung đồng: Dứa chín chứa hàm lượng đồng khá lớn, giúp hỗ trợ hình thành các hồng cầu và hình thành tim cho thai nhi.
Bổ sung sắt và axit folic: Hàm lượng sát và axit folic trong dứa chín đủ để sản xuất hồng cầu và axit folic thiết yếu, giúp ngăn ngừa một số triệu chứng và dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Bổ sung hàm lượng chất xơ: Hàm lượng chất xơ trong dứa chín rất cao nên có khả năng đẩy lùi trạng táo bón thai kì và các vấn đề về tiêu hoá.
Giảm chứng giãn tĩnh mạch: Các tĩnh mạch nằm ở chân bị giãn ra thường phình lên, thậm chí gây đau nhức. Chất Bromelain trong dứa chín sẽ làm giảm sự hình thành các chất xơ trên tĩnh mạch.
Giúp bà bầu lợi tiểu: Ăn dứa có tác dụng giúp loại bỏ các chất thải có hại ra khỏi cơ thể. Điều này sẽ giúp mẹ bầu ngăn chặn được tình trạng sưng phù chân tay trong giai đoạn thai kì này.
Giúp điều hòa huyết áp: Nếu bị chứng cao huyết áp trong giai đoạn thai kì, thì nên bổ sung lượng bromelain giúp lưu thông máu, đồng thời làm giảm huyết áp trong cơ thể. Do vậy, việc mẹ bầu ăn dứa chín trong thai kỳ sẽ giúp ngăn ngừa được sự hình thành các cục máu đông trong mạch máu.
Tháng thứ mấy bà bầu nên ăn dứa?Đây là câu hỏi được rất nhiều bà bầu quan tâm. Trong dứa chín có chất bromelain – có thể gây kích thích và co thắt cổ tử cung, gây ra nguy cơ sảy thai. Đặc biệt là dứa xanh có tỉ lệ chất bromelain cao hơn, khi mang bầu những tháng đầu mà ăn vào thì nguy cơ sẩy thai rất cao.
Qua thông tin đó, để bảo đảm sự an toàn tối đa, trong 3 tháng đầu khi mang thai thì mẹ bầu không nên ăn dứa.
Mang thai 3 tháng cuối có được ăn dứa không?Với những phụ nữ mang thai 3 tháng cuối lại được khuyến khích sử dụng dứa chín. Bởi dứa chín có tác dụng giúp đẩy nhanh chuyển dạ, vượt cạn dễ dàng hơn.
Ngoài ra, các loại vitamin và dưỡng chất trong dứa chín cung cấp cho mẹ bầu rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé, tăng cường sức đề kháng. Chất bromelain trong dứa giúp làm mềm khung xương chậu giúp việc sinh diễn ra suôn sẽ hơn.
Từ tuần 38 trở đi, mẹ bầu có thể ăn nhiều một chút để kích thích việc co thắt cổ tử cung, giúp “dọn đường” cho con ra được dễ dàng hơn. Khi đó, hàm lượng enzyme bromelain trong dứa sẽ giúp làm mềm cổ tử cung, giúp việc sinh con diễn ra dễ dàng hơn.
Bà bầu có thể ăn dứa tươi hoặc uống nước ép dứa cũng được. Ngoài ra, bà bầu có thể sử dụng món ăn chế biến kèm với dứa như sườn heo sốt dứa, canh dứa mực, vịt om dứa… để phong phú thêm khẩu vị ăn cho bà bầu.
Bà bầu ăn dứa 3 tháng cuối với khoảng 250gr dứa/ ngày. Tuy nhiên, cũng nên theo dõi tình hình của cơ địa và các phản ứng của cơ thể để xem dứa chín có thích ứng tốt với cơ thể bà bầu hay không.
Bà Bầu Có Nên Ăn Dứa Để Dễ “Vượt Cạn” Hay Không?
Nhiều người thường thắc mắc bà bầu có nên ăn dứa trong giai đoạn thai kỳ hay không? Dứa được cho là loại hoa quả giàu vitamin và dưỡng chất rất tốt cho cơ thể, giúp phụ nữ sắp sinh dễ chuyển dạ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng ăn dứa có thể gây sảy thai. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rõ tác hại của việc ăn dứa đối với mẹ bầu. Dù vậy, bất cứ loại hoa quả nào cũng sẽ gây ra tác dụng ngược nếu ăn quá nhiều.
Dứa là loại quả rất tốt cho cơ thể mẹ bầu
1. Bà bầu có nên ăn dứa không và ăn như thế nào là đúng?Dứa là loại hoa quả dễ ăn và mang lại rất nhiều lợi ích đối với mẹ bầu. Vitamin và khoáng chất có trong dứa là hai dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vitamin A, C, kali, magie, mangan… trong dứa bảo vệ các mô khỏi tác động của quá trình oxy hóa. Ngoài công dụng tăng sức đề kháng cho mẹ và hỗ trợ quá trình phát triển xương của trẻ, dứa còn giúp ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hoá do chứa nhiều chất xơ. Nghiên cứu gần đây cho biết ăn dứa còn giúp phụ nữ giảm sưng phù khi mang thai. Do đó, câu trả lời cho câu hỏi “bà bầu có nên ăn dứa hay không” thì các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm ăn dứa khi mang thai.
Dứa không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng đối với những người có cơ địa dễ dị ứng, ăn hoặc uống dứa tươi có thể gây ra một vài tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy, ngứa, sưng môi, buồn nôn, chảy nước mũi…
2. Ba tháng đầu thai kỳ bà bầu có nên ăn dứa không?Những tháng đầu do thai nhi còn yếu, bà bầu nên hạn chế ăn dứa vì chất bromelain lại có thể dẫn tới tiêu chảy. Trong thai kỳ cuối, mẹ bầu nên ăn dứa vì bromelain lúc này sẽ phát huy tác dụng làm mềm khung xương chậu khiến quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn. Đối với những mẹ bầu đã quá ngày sinh nở, việc ăn nhiều dứa lại càng trở nên cần thiết.
Bà bầu nên ăn nhiều dứa vào cuối thai kỳ
3. Thực hư chuyện ăn dứa gây sảy thaiNhiều người quan niệm rằng bà bầu ăn dứa gây sẩy thai , bởi chất bromelain (enzyme) trong quả dứa tươi có tác dụng làm mềm tử cung gây sảy thai đối với các mẹ mang thai 3 tháng đầu thai kỳ. Thực chất điều này chỉ xảy ra khi mẹ bầu ăn quá nhiều dứa trong ngày (7 quả/ngày). Ý kiến khác cho rằng nếu mẹ bầu ăn dứa thì sau sinh, em bé chào đời sẽ xuất hiện nhiều rôm sảy, mụn nhọt… Các nhà khoa học đã khuyến cáo đây là thông tin thiếu cơ sở và chưa được chứng minh. Do đó, bà bầu nên ăn dứa đúng cách và vừa đủ thì các vi chất có trong dứa sẽ hỗ trợ sức khoẻ mẹ bầu và sự phát triển của con yêu trong suốt thai kỳ.
Bà bầu nên ăn dứa vừa đủ sẽ rất tốt cho sự phát triển của thai nhiBà bầu có nên ăn dứa không là câu hỏi thường gặp ở các mẹ mang thai lần đầu, do chưa có nhiều kinh nghiệm. Do đó, khi mang thai mẹ có thể ăn dứa, chỉ cần lưu ý cách ăn dứa đúng và đủ, để không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình, cũng như sự phát triển của thai nhi. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Ánh Ngọc tổng hợp
Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Có Nên Ăn Dứa Khi Mang Thai Hay Không? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!