Xu Hướng 3/2023 # Bà Bầu Nên Tăng Bao Nhiêu Cân Trong Thai Kỳ Là Đủ? # Top 6 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bà Bầu Nên Tăng Bao Nhiêu Cân Trong Thai Kỳ Là Đủ? # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Nên Tăng Bao Nhiêu Cân Trong Thai Kỳ Là Đủ? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

(12/07/2017)

Theo từng giai đoạn của thai kỳ, cân nặng của bà bầu cũng có một “định mức” tăng riêng biệt để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Vậy, quá trình tăng cân của bà bầu trong suốt thai kỳ, như thế nào là đúng? Bà bầu nên tăng bao nhiêu cân là hợp lý?

Câu hỏi:

Chào bác sĩ,

Tôi cao 1m50, nặng 52kg và đang mang bầu ở tuần thứ 8 của thai kỳ. Tôi nghe nói bà bầu tăng ít cân sẽ khiến thai nhi phát triển không ổn định mà bản thân cơ thể người mẹ cũng không đủ sức khỏe. Nhưng vì béo nên chuyên gia có thể cho tôi biết, tôi nên tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ của mình? Cảm ơn bác sĩ. (Huyền Châu – Hải Dương).

1. Cân nặng của bà bầu ảnh hưởng nhiều đến thai nhi

2. Quá trình tăng cân của mẹ và thai nhi như thế nào là đủ?

Mẹ cần nhớ rằng, không có một cân nặng nào cụ thể bởi điều này còn phụ thuộc vào tình trạng của người mẹ, không có thai kỳ nào giống thai kỳ nào và cũng không có người phụ nữ nào giống nhau hoàn toàn.

Sự tăng cân trong thai kỳ bao gồm những yếu tố sau:

Trẻ: 3.200g-3.600g.

Nhau thai: 500g-900g.

Dịch ối: 900g.

Sự phì đại tuyến vú: 500g.

Tử cung: 900g.

Thể tích máu được gia tăng: 1.400g.

Mỡ cơ thể: 2.300g.

Mô và dịch cơ thể tăng: 1.800g-3.200g.

Do đó, người mẹ nên tăng cân theo mức sau:

Mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng 11,3-16kg.

Nếu người mẹ thiếu cân trước khi mang thai nên tăng 12,7-18,3kg.

Trường hợp mẹ dư thừa cân trước khi mang thai, nên tăng 7-11,3kg.

Nếu mẹ có song thai thì nên tăng 16-20,5kg.

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ vì bị nghén nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9-1,8kg.

Trong ba tháng giữa và cuối thai kỳ nên tăng trung bình 0,3-0,5kg/tuần. Khoảng tuần thứ 13 của thai kỳ, hàm lượng Estrogen bắt đầu tăng. Chất này tác động như một chất kích thích sự thèm ăn làm cho nhiều bà mẹ có cảm giác thèm một số loại thức ăn như đất, quả chua…

3. Cần làm gì để mẹ bầu tăng cân ổn định trong thai kỳ

Trong thai kỳ đủ tháng, người mẹ cần tiêu thụ thêm 80.000Kcalo tức là trong 280 ngày thì bình quân mỗi ngày cần thêm 285Kcalo. Như vậy, trong mỗi bữa ăn bạn nên chú ý ngoài chất đạm động vật như sữa, trứng (kể cả trứng vịt lộn), thủy sản, tôm, cua, cá, ốc… cần chú ý đến chất đạm từ nguồn thức ăn thực vật vừa rẻ, vừa có lượng đạm cao, lại có thêm lượng chất béo tốt như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác, vừng, lạc…

Ngoài ra, bạn nên bổ sung các khoáng chất như: Sắt, canxi, kẽm, iốt, axit folic và các loại vitamin A, C, D, B1, B2. Trong đó đặc biệt lưu ý đến sắt, canxi và axit folic bởi thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ ảnh hưởng đến mức tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh làm tăng nguy cơ bị biến chứng sản khoa.

Bạn nên bổ sung 60mg sắt nguyên tố/ngày trong suốt thời gian mang thai đến sau đẻ một tháng. Thiếu axit folic ở người mẹ có thể dẫn đến thiếu cân ở trẻ sơ sinh. Axit folic có vai trò bảo vệ chống lại những khiếm khuyết của ống thần kinh trong sự thụ thai.

Vì thế bạn cần bổ sung từ 300- 400mcg/ngày. Canxi cần đủ 800- 1000mg mỗi ngày trong suốt thời gian bạn mang thai và cho con bú. Bạn cần lưu ý không dùng các loại chất kích thích như rượu, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá…; Giảm ăn các loại gia vị gây kích thích như: Ớt, hạt tiêu, dấm, tỏi. Nên ăn nhạt (bớt muối), nhất là các bà mẹ bị phù thận, để giảm phù và tránh tai biến khi đẻ.

Tổng hợp: Huyền Trang _ CHELA -FERR FORTE

Đừng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm

BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?

Mang Thai, Tăng Bao Nhiêu Cân Là Đủ?

Mức tăng cân khi mang thai

Đối với thai phụ, sự tăng cân của các bộ phận trong cơ thể như sau: trẻ: 3.300g; bánh rau: 700g; nước ối: 900g; tuyến vú: 500g; trọng lượng tử cung: 900g; thể tích máu: 1.300g; mỡ cơ thể: 2.300g; mô và dịch cơ thể: 1.800g – 3.200g.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, do bị nghén, có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân nhưng nhìn chung vẫn tăng được khoảng từ 1-2kg. Trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ:

Đối với phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi mang thai: mức độ tăng cân duy trì 0,4kg/tuần.Đối với phụ nữ có cân nặng thấp: mức độ tăng cân duy trì 0,5kg/tuần;Đối với phụ nữ thừa cân: mức độ tăng cân duy trì 0,3kg/tuần.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1-2kg; 3 tháng giữa tăng 4-5kg; 3 tháng cuối tăng 5-6kg.

Cần cố gắng đạt được mức tăng thể trọng 12kg so với cân nặng của thai phụ. Việc tăng cân quá ít trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ sau này. Thai phụ tăng ít cân có nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai (các em bé khi chào đời nặng dưới 2,5kg). Nguy cơ sinh con thiếu tháng, trẻ nhẹ cân suy dinh dưỡng lại dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy kéo dài, viêm đường hô hấp kèm theo tình trạng thiếu máu, thiếu vitamin A và D…

Mặt khác, ngày nay, khi đời sống kinh tế, xã hội phát triển, việc tăng cân quá mức trong thai kỳ cũng dẫn đến nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Thai phụ tăng cân quá mức, thai nhi phát triển to hơn mức bình thường, nước ối nhiều dẫn tới việc bình chỉnh ngôi của thai nhi kém (ngôi thai không thuận), tử cung giãn rộng và chèn vào cơ hoành gây khó thở, chèn vào tĩnh mạch vùng chậu gây phù chân, cơ thể mệt mỏi. Tăng cân quá mức sẽ khó sinh nở do đầu thai nhi to, không lọt xuống thấp. Ngay cả khi đầu thai nhi đã lọt thấp xuống, quá trình sinh nở vẫn diễn ra chậm, đầu dễ bị chèn ép vào khung chậu, xương vai mắc kẹt ở khoang chậu mẹ. Nếu xử lý không kịp thời có thể khiến bé bị ngạt. Bởi vậy, đa phần những trường hợp thai nhi có cân quá nặng, các bác sĩ thường có chỉ định sinh mổ. Tăng cân quá mức còn có nguy cơ tiền sản giật, thai bất thường, bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp… Trẻ sinh ra dễ béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Ðể kiểm soát cân nặng trong thai kỳ, thai phụ cần đi khám thai định kỳ để đo kích thước của tử cung. Trong quá trình khám thai, thai phụ sẽ được kiểm tra các chỉ số sức khỏe đồng thời theo dõi diễn biến cân nặng, diễn biến tăng trưởng của thai nhi thông qua thăm khám và siêu âm.

Ðể tăng cân hợp lý khi mang thai, bên cạnh chế độ dinh dưỡng đủ dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và thai nhi, thai phụ cần rèn luyện thể lực đều đặn, phù hợp với sức khỏe như đi bộ, yoga giúp cho việc sinh con sau này cũng như việc duy trì cân nặng trở nên dễ dàng hơn. Trường hợp tăng cân quá ít hoặc quá nhiều, thai phụ nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh kịp thời giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Bà Bầu Tăng Cân Bao Nhiêu Là Đủ? Khó Tăng Cân Khi Mang Thai Nên Làm Gì?

Các chuyên gia luôn khuyên mẹ mang thai tăng từ 10-12 kg trong suốt hành trình 40 tuần thai. Tất nhiên, đó là con số chuẩn dành cho mẹ mang thai có sức khỏe tốt, cân nặng ổn định không quá gầy không quá béo. Riêng từng đối tượng mẹ bầu thấp bé nhẹ cân hay mẹ thừa cân béo phì sẽ có mức tăng cân chuẩn riêng.

1. Bà bầu tăng cân khi mang thai bao nhiêu là đủ chuẩn hợp lý?

Như đã nói, mức tăng cân lý tưởng cho mẹ bầu có mức cân nặng trung bình là từ 10-12 kg trong 9 tháng 10 ngày mang thai. Từng tam cá nguyệt mức tăng cân có sự thay đổi. Trong tam cá nguyệt đầu, mẹ bầu không nhất thiết phải tăng cân.

Trong tam cá nguyệt thứ hai, mẹ nên tăng từ 5,5-6,5 kg và tam cá nguyệt thứ ba, mẹ có thể cân đối để làm sao cả thai kỳ mẹ tăng cân từ 10-12 kg. Khi mẹ mang song thai, đa thai thì mức tăng cân sẽ có sự khác biệt với mẹ mang thai thông thường. Trường hợp này mẹ bầu nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ.

2. Tăng cân khi mang thai có ảnh hưởng gì tới mẹ bầu không?

Khi mang thai, sự lớn lên của bé từng ngày trong bụng mẹ khiến tử cung của mẹ tăng kích thước, hình dáng cơ thể mẹ cũng thay đổi chóng mặt gây ra những cơn đau nhức.

Áp lực lên vùng lưng khiến mẹ bầu có cảm giác đau lưng thường xuyên, cơ thể nặng nề, chậm chạp và vụng về hơn trước rất nhiều. Chưa hết, vùng bụng, ngực, mông, đùi bắt đầu xuất hiện những vết rạn xấu xí.

3. Bà bầu nên làm gì khi khó tăng cân?

Trường hợp mẹ bầu cảm thấy tăng cân trong thời gian mang thai là việc quá khó khăn thì có thể tham khảo các bí quyết dễ tăng cân bên dưới.

Uống sữa lắc, chế biến sữa lắc với trái cây để dùng mỗi ngày.

Ăn thực phẩm giàu chất béo tốt, đó có thể là bơ, các loại hạt.

Ăn trái cây khô để kích thích vị giác và cảm giác thèm ăn.

Chia nhỏ khẩu phần ăn mỗi ngày.

4. Biện pháp hạn chế tình trạng tăng cân mất kiểm soát ở bà bầu

Dù tăng cân khi mang thai là điều cần thiết nhưng tăng cân vùn vụt là điều không tốt cho sức khỏe mẹ và bé, dễ gây ra các bệnh nguy hiểm hay biến chứng khó lường. Chính điều này khiến nhiều mẹ mang thai ám ảnh việc tăng cân quá nhanh. Tuy nhiên, bỏ bữa không phải là việc mẹ mang thai nên làm bởi nó có thể gây ra những tác dụng ngược. Để kiểm soát cân nặng khi mang thai, mẹ có thể tham khảo các bí quyết sau:

Ăn bữa sáng đủ chất

Ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, uống sữa ít béo, dùng nhiều rau củ quả, thịt nạc. Tránh các món ăn chế biến sẵn, món nhiều đường và dầu mỡ.

Thủ sẵn thức ăn nhẹ có lợi để nhâm nhi khi đói, hạn chế ăn vặt các món không có lợi cho sức khỏe thai kỳ.

Uống nhiều nước lọc.

Tập thể dục đều đặn với cường độ hợp lý.

Thay thế các món nhiều chất béo có hại bằng các món tốt cho sức khỏe.

Mang Thai Tháng Thứ 7 Tăng Bao Nhiêu Cân Là Đủ?

“Thưa Bác sĩ chúng tôi dâu tôi năm nay 20 tuổi, đang mang thai đứa con đầu lòng. Lúc chưa mang thai, cháu được 42 kg, bây giờ mang thai đã được tháng thứ 7 mà cháu có 49 kg… Xin hỏi Bác sĩ lên cân như thế có phải là quá ít không?… Xin Bác sĩ tư vấn giúp tôi cần bổ sung thực phẩm như thế nào để có thể đạt được yêu cầu của thời gian mang thai. Đồng thời cháu cũng bị thiếu nước ối, đang theo sự hướng dẫn của Bác sĩ là uống nhiều nước và tái khám lại sau 2 tuần nữa. Vì hoàn cảnh gia đình, tôi không ở gần cháu nên tôi rất lo lắng… Kính xin các Bác sĩ giúp đỡ tôi… Tôi xin thành thật cảm ơn”. Nguyễn Thị Kim Thoa Trả lời

Mang thai tháng thứ 7 tăng bao nhiêu cân là đủ?

Thưa bác!

Con dâu bác lúc chưa mang thai nặng 42 kg, hiện nay mang tháng thứ 7 mà lên 7kg là không ít. Thông thường 1 thai phụ tăng cân trong suốt thai kỳ từ 12-15kg là vừa.

Tuy nhiên trong 3 tháng đầu do thai hành nên có khi không tăng cân hoặc thậm chí sụt cân. Từ tháng thứ 4 trở đi tăng cân trung bình từ 1-2kg mỗi tháng. Con dâu bác còn hơn 2 tháng nữa mới đến ngày dư sanh (thai 40 tuần), như vậy còn đủ thời gian để tăng cân thêm 5kg nữa.

Ts. Bs. Lê Thị Thu Hà Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Từ Dũ

Các thực phẩm cần bổ sung: đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa… đường có trong cơm, bánh mì, các thức ăn vị ngọt; chất béo: mỡ, đậu lạt, mè…. rau các lọai và trái cây. Nói chung ăn đầy đủ các chất và ăn theo khẩu vị mình ưa thích. Thiếu nước ối có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi, làm thai suy dinh dưỡng. Ngòai việc ăn uống đầy đủ, nên uống nhiều nước và sữa, khoảng 3l/ngày.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Nên Tăng Bao Nhiêu Cân Trong Thai Kỳ Là Đủ? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!