Xu Hướng 3/2023 # Bà Bầu Tháng 9 Gò Nhiều Có Sao? # Top 6 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bà Bầu Tháng 9 Gò Nhiều Có Sao? # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Tháng 9 Gò Nhiều Có Sao? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Càng gần đến ngày sinh nở, mẹ càng cảm nhận được những cơn gò mạnh mẽ hơn và chắc chắn bạn đang tự hỏi đó liệu có phải là cơn co thắt đau đẻ hay chỉ là cơn gò Braxton Hicks (cơn đau đẻ giả)?

Và câu trả lời của chuyên gia, hầu hết những cơn gò diễn ra trong thời gian ngắn, không theo chu kỳ thì đều là cơn gò Braxton Hicks.

Cơn gò Braxton Hicks là gì?

Braxton Hicks là cơn co thắt tử cung, được đặt tên sau khi các bác sĩ sản khoa phát hiện ra vào năm 1872. Những cơn co thắt này thường chỉ xảy ra một bên trái hoặc phải và thường không làm mẹ bầu ba tháng cuối quá đau đớn nhưng khá khó chịu.

Cơn gò Braxton Hicks còn được gọi là cơn đau đẻ giả hoặc đau tiền sinh nở – là triệu chứng bình thường của thai kỳ và không có gì quá đáng ngại.

Cơn gò Braxton Hicks là gì?

Làm thế nào để nhận biết đó là cơn gò Braxton Hicks?

Nếu bạn chạm vào bụng, bạn sẽ thấy bụng cứng lên, sau đó vài giây lại mềm trở lại, đó là cơn gò Braxton Hicks. Những cơn gò này sẽ ngày càng phổ biến khi mẹ gần đến ngày sinh nở. Nó là nhiệm vụ chuẩn bị cho cơ thể đối mặt với ngày sinh nở.

Làm thế nào để những cơn gò này dừng lại?

Thực tế thì mẹ không thể làm cho cơn gò Braxton Hicks dừng lại được. Nhưng nếu cảm thấy quá khó chịu, mẹ nên thư giãn bằng cách tắm nước ấm, xem phim hay đi lại nhẹ nhàng hoặc bà bầu 3 ba tháng cuối ăn gì mình yêu thích.

Những cơn gò giả này thường biến mất khi mẹ di chuyển hay sau khi mẹ uống một cốc nước.

Phân biệt cơn gò Braxton Hicks và cơn co thắt đau đẻ thật như thế nào?

Cơ co thắt đau đẻ thật thường bắt đầu ở lưng tỏa về phía trước trong khi cơn gò Braxton Hicks chỉ xuất hiện ở phần bụng và thường không gây đau đớn cho mẹ hoặc chỉ đau trong thời gian ngắn và không có chu kỳ (thường đau 4-5 cơn trong khoảng 10 phút và sau đó nhiều giờ không đau lại).

Với cơn đau đẻ thật, những cơn co sẽ gần nhau, mạnh dần và có chu kỳ càng lúc càng gần nhau hơn.

Làm thế nào để đo được cơn co thắt?

Bà bầu tháng 9 cần có một chiếc đồng hồ đếm giờ hoặc sử dụng phần mềm đếm giờ trên điện thoại. Cơn co sẽ bắt đầu khi bạn cảm nhận được sự thắt chặt ở bụng và sau đó dừng lại khi bạn thấy bụng mềm, hết đau. Hãy ghi lại thời gian này từ khi bắt đầu cho đến lúc kết thúc.

Mẹ nên đo từ 8-10 cơn co để xác định xem chúng có kéo dài hơn, mạnh hơn và gần nhau hay không. Nếu những cơn co thắt vẫn còn lẻ tẻ và không mạnh lên hoặc quá xa nhau thì đó là cơn đau đẻ giả.

Những cơn co thắt như thế nào là dấu hiệu chuyển dạ?

Nếu bạn có 5 hoặc nhiều hơn các cơn co thắt trong vòng 1 giờ và ngày càng mạnh mẽ thì đó có thể là dấu hiệu chuyển dạ. Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Nguồn: ST

 

Thai Gò Nhiều Có Sao Không Và 6 Kiểu Thai Gò Mẹ Nên Biết Cách Phân Biệt

Thai gò là hiện tượng bình thường trong thai kì. Tuy nhiên với những người mới làm mẹ lần đầu thì thường lo lắng thai gò nhiều có sao không? Không ai có thể trả lời chính xác gò thế nào là nhiều. Vì thế mẹ cần biết 6 cơn gò phổ biến khi mang thai để tự quan sát cơ thể mình.

Thai gò là gì? Thai gò nhiều có sao không?

Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? Hiện tượng thai gò là bình thường trong quá trình mang thai. Nó xảy ra khi cơ tử cung thắt chặt và uốn cong. Các cơn gò tử cung sẽ giúp mẹ chuyển dạ, đẩy em bé ra ngoài.

Nhưng nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa các kiểu thai gò chuyển dạ và không chuyển dạ. Có đến 6 loại cơn co thắt trong từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn, mỗi kiểu gò sẽ có số cơn khác nhau. Thậm chí đến sau khi sinh mẹ vẫn có thể bị co thắt bụng.

6 loại co thắt tử cung mẹ thường gặp

Thai bao nhiều tuần thì gò và các cơn gò diễn ra như thế nào?

Braxton Hicks

Đây là cơn gò được đặt tên theo một bác sĩ người Anh. Những cơn co Hraxton Hicks thường là cơn gò “khởi động”. Nó thường xuất hiện từ tam cá nguyệt thứ hai. Thông thường, bạn sẽ cảm thấy tử cung gò cứng và thắt chặt đột ngột. Mất nước hay mất sức có thể khiến mẹ gặp cơn gò này nhiều hơn. Mẹ thường cảm nhận được chúng vào ban đêm, nhất là sau một ngày mệt mỏi.

Những cơn co này hoàn toàn bình thường. Bạn không cần quá lo lắng.

Co thắt chuyển dạ sớm

Những cơn co thắt này có thể hơi khó chịu. Cảm giác như bị chuột rút nhẹ đến trung bình khi có kinh nguyệt. Thông thường, cơn gò này không liên tục. Chúng có thể cách nhau 7 – 10 phút, thậm chí 20 phút trở lên. Bạn có thể đang ngủ thì cảm thấy cơn gò này. Để xem mẹ đang co thắt chuyển dạ sớm hay co thắt Braxton Hicks, mẹ có thể canh thời gian giữa các cơn gò.

Khi bạn gặp những cơn gò này, nên cố gắng ở nhà càng lâu càng tốt. Có thể nhờ chồng bạn tạo một không gian nghỉ ngơi với ánh sáng nhẹ và nhạc nhẹ nhàng. Nếu không cảm thấy tốt hơn, mẹ có thể làm mình xao nhãng bằng những hoạt động như đi bộ, nấu ăn, xem bộ phim yêu thích.

Co thắt chuyển dạ tích cực

Đã đến lúc bạn cần xách đồ đến bệnh viện!

Khi co thắt chuyển dạ tích cực, các cơn co thắt cách nhau khoảng 4 – 5 phút, kéo dài khoảng 30 giây đến 1 phút. Đây thường là thời điểm bác sĩ khuyên bạn nên đến bệnh viện. Dần dần các cơn co thắt sẽ mạnh hơn, đều đặn và gần nhau hơn. Thông thường bạn sẽ đau ở cả phía trước và phía sau tử cung.

Các cơn co thắt chuyển tiếp

Em bé đang trên đường ra khỏi bụng mẹ!

Trong lúc này, cổ tử cung có thể mở tới 8 – 10 cm. Đây thường là lúc khó nhất trong quá trình sinh. Các cơn co thắt chuyển tiếp kéo dài tối đa 2 phút và rất mạnh, có các khoảng nghỉ ngắn ở giữa. Thông thường, mẹ sẽ cảm nhận được cả áp lực lớn trong âm đạo và trực tràng. Trong quá trình này, bạn có thể run, nôn, ớn lạnh và muốn hét lên.

Nhiều bà mẹ sẽ không muốn ai đụng vào, cũng không muốn nói chuyện trong lúc đang gò tử cung. Nhưng nếu bạn cần sự hỗ trợ, bạn có thể nhờ chồng khích lệ hoặc tạo áp lực mạnh trên lưng để cảm thấy đỡ đau hơn.

Cơn co thắt đẩy em bé ra

Đây là thời điểm em bé đã sắp chào đời!

Bạn có thể nhờ chồng khích lệ mình hoặc giữ một chân trong lúc bạn rặn. Có thể nói những câu như: “Em đang làm rất tốt”, “Em rất mạnh mẽ”.

Các cơn cơ thắt sau sinh

Các cơn co thắt sau sinh rất cần thiết để đẩy nhau thai ra ngoài. Tử cung cũng sẽ tiếp tục co lại về kích thước trước khi mang thai. Cho con bú cũng kích hoạt các cơn gò tử cung sau sinh. Nếu mẹ đau trong hai đến ba ngày sau sinh thì hoàn toàn bình thường.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Em Bé Bé Gò Nhiều Có Sao Không: Cảnh Báo Dấu Hiệu Sinh Non

Không biết em bé gò nhiều có sao không các mẹ. Em bị một tuần nay rồi. Cơn gò thường từ 5 – 10 phút kèm các giác đau. Em lo cơn gò như vậy dễ sinh non không, vì mang thai lần đầu nên em rất hoang mang.

Em có tìm hiểu trên mạng thì có bài viết là gò nhiều cũng là dấu hiệu cảnh báo sinh non. Nhưng sức khỏe em trong suốt thai kỳ hoàn toàn tốt. Em đi khám bác sỹ cũng nói em bé hoàn toàn khỏe mạnh. Em lo em bé gò nhiều quá! Có mẹ nào từng như vậy không chia sẻ cho em với ạ?

Thông thường, trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ thường xuyên thấy bé đạp kết hợp hiện tượng bụng gò lên cục cứng. Em bé gò làm lồi bên này, lõm bên kia. Thậm chí làm méo cả bụng của mẹ. Vậy em bé gò nhiều có sao không? Có ảnh hưởng tới thai nhi hay đây là dấu hiệu cảnh báo điều gì không?

Cũng có trường hợp mẹ bầu thấy hiện tượng gò bụng từ tháng thứ 6, thứ 7. Gò bụng là hiện tượng do các cơn gò của tử cung hoặc cuộn lại, khiến bụng có cảm giác căng tức. Gò thường kéo dài trong khoảng 30 – 60 giây. Mỗi ngày có thể xuất hiện vài lần hoặc vài ngày có một lần.

Nguyên nhân chính khiến em bé gò nhiều là do tâm lý, cảm xúc của mẹ. Nếu mẹ stress, buồn rầu hay thay đổi tâm trạng thất thường cũng khiến em bé gò. Nếu mẹ chỉ thấy những cơn gò nhẹ, không có những triệu chứng như: Chảy máu, đau lưng hay chuột rút thì không phải lo.

Ngoài ra, mẹ gặp phải hiện tượng gò còn một số nguyên nhân sau:

– Tử cung chịu áp lực lớn khi thai nhi phát triển

– Hệ xương thai nhi đang phát triển

– Mẹ bầu bị táo bón nặng

Cơn gò sinh lý còn được gọi là ơn gò Braxton – Hicks (Hay còn được gọi là cơn gò chuyển dạ giả). Gò sinh lý thường xuất hiện vào tháng thứ 4 của thai kỳ.

Các cơn gò sinh lý sẽ là bước đầu để tư cũng tập luyện cho ngày sinh. Đồng thời, cho mẹ làm quen với cơn gò và rèn luyện khả năng chịu đựng của mẹ.

Đặc điểm của cơn gò sinh lý:

– Kéo dài khoảng 30 giây, không thành cơn. Cơn bất chợt xuất hiện và biến mất khi mẹ nghỉ ngơi.

– Khi em bé gò mẹ không có cảm giác đau đớn. Nhưng mẹ sẽ thấy căng tức vùng bụng dưới.

– Những cơn đau tức cũng có thể không phải gò tử cung. Mà vì nhu động ruột tăng do tử cung chèn ép. Hiện tượng này không đáng ngại.

Các đặc điểm và tính chất của cơn gò chuyển dạ sinh non tương tự với cơn gò chuyển dạ đủ tháng. Mẹ sẽ thấy cảm giác căng thắt tử cụng, bụng sẽ cứng hơn. Cơn gò xuất hiện đều đặn theo thời gian.

Khi thấy các đặc điểm giống chuyện dạ sinh đủ tháng, mẹ cần lưu ý các đặc điểm: Máu chảy âm đạo, tiêu chảy hoặc có nước rỉ từ âm đạo (vỡ ối) thì nên đi khám ngay.

Những mẹ bầu có hiện tượng cơn gò sau 37 tuần gọi là cơn go chuyển dạ đủ tháng. Đây là dấu hiệu sắp sinh với các đặc điểm sau:

– Đau vùng bụng dưới và đau thành cơn (10 phút/lần)

– Cường độ đau ngày càng mạnh và tần suất cũng dày hơn

– Ra nhầy hồng âm đạo hoặc ra ối (Lúc này mẹ đã vỡ ối)

Chuyển dạ thực sự: Khi chuyển dạ thực sự chuẩn bị đẻ, cổ tử cung sẽ mở từ 7 – 10 phân. Cơn gò sẽ diễn ra liên tục và càng đau. Cơn gò kéo dài từ 60 – 90 giây, lan từ lưng ra bụng. Nên có thể nhiều mẹ bị chuột rút ở chân và thấy đau. Gò trong lúc này sẽ khiến mẹ đau đầu, buôn nôn, nóng hoặc ớn lạnh.

Tuy nhiên, nếu em bé gò nhiều mẹ bầu sẽ chỉ cảm thấy khó chịu nhưng không gây đau đớn gì. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần đặc biệt lưu ý vì em bé gò nhiều cũng có thể là dấu hiệu của sinh non.

Cơn gò sinh lý chỉ thực sự nguy hiểm nếu mẹ thấy bụng bầu bị gò cứng. Hoặc bụng bị lệch hẳn sang một bên trong thời gian dài. Mẹ có cảm giác bụng cứng, đau và bị nhồi lên nhồi xuống liên tục thì nen đi khám ngay.

– Cơn gò xuất hiện thường xuyên, mặc dù mẹ không bị đau

– Cơn gò không giảm khi bạn nghỉ ngơi, thay đổi tư thế nằm hoặc đã uống nhiều nước.

– Tần suất tăng đều về thời gian, khoảng cách và cường độ gò của thai nhi

– Khoảng cách giữa các cơn gò ngắn, khoảng 5 phút.

– Cơn gò kèm theo các triệu chứng: Đau lưng, chuột rút, ra máu âm đạo hoặc âm đạo rỉ nước (vỡ ối)

Với những mẹ mang thai lần đầu, sẽ khá khó khăn để phân biệt các cơn gò chuyển dạ thực sự. Nhưng nếu cơn gò có dấu hiệu như trên mà xuất hiện trước tuần 37, mẹ cần đi viện để được chẩn đoán kịp thời. Vì đó có thể là dấu hiệu của sinh non.

Nếu là cơn gò sinh lý: Mẹ nên tắm trong bồn nước ấm hoặc tắm vòi hoa sen với nước ấm. Nên tắm trong khoảng 5 phút. Mẹ có thể dùng một chai nước ấm bọc khăn mềm để chườm nhẹ lên bụng.

Nếu là cơn gò chuyển dạ: Mẹ cần nhập viện kịp thời, nhất trong trường hợp sinh non ( Vừa chia sẻ ở trên). Lúc này, mẹ cần hít thở chậm và sâu; hoặc uống một ly nước ấm để giảm đau trước khi đến viện.

Thai 38 Tuần Gò Nhiều Có Phải Sắp Sinh

Bạn không biết thai 38 tuần gò nhiều có phải sắp sinh hay những dấu hiệu nào báo hiệu mẹ sắp sinh em bé, thông tin này sẽ có ngay sau đây.

Những dấu hiệu báo hiệu mẹ sắp sinh em béBụng bầu tụt xuống Vỡ ối

– Do trước lúc chào đời khoảng 1- 2 tuần để sẵn sàng cho sự ra đời của mình, bé sẽ dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu nên đầu bé quay xuống phía dưới và ở vị trí thấp.

– Vì thế, mẹ sẽ cảm giác ở khung xương chậu nặng nề hơn, đi tiểu thường xuyên hơn là do bé quay đầu và chèn ép bàng quang của mẹ.

– Nước ối trong hoặc có màu hồng nhẹ. Nếu thấy nước ối có màu bất thường nào khác phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay. Vỡ nước ối thường xảy ra trong đêm.

Các cơn co thắt trở nên mạnh và thường xuyên hơn

– Tuy nhiên, mẹ không nên nhầm giữa nước ối và nước tiểu vì thời gian này do bé quay đầu và chèn ép bàng quang của mẹ tạo nên chứng tiểu không kiểm soát.

– Khi bị vỡ ối là mẹ có thể sinh nở trong vòng 24 giờ sau đó. Tuy nhiên chỉ có 15 – 25% mẹ bầu sắp sinh gặp hiện tượng này.

– Đây là dấu hiệu thường thấy ở phụ nữ khi họ chuẩn bị bước vào cận kề những ngày sinh. Do đó, các cơn co thắt sẽ trở nên mạnh hơn và không có dấu hiệu thuyên giảm dù bạn có thay đổi tư thế thế nào đi nữa.

– Những cơn đau quằn quại bắt đầu từ phần lưng dưới và chuyển lên vùng bụng dưới. Có thể bị tụt cân

– Do lượng nước ối giảm xuống chuẩn bị cho giai đoạn sinh em bé sắp tới, nên cân nặng của mẹ bầu có xu hướng chậm lại, hoặc thậm chí có khi tụt vài kg.

Dịch tiết âm đạo có sự thay đổi màu sắc và độ đậm đặc

– Điều này là bình thường và không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe mẹ. Các khớp lỏng lẻo

– Trong quá trình mang thai, các dây chằng của bạn trở nên mềm và dãn hơn đó là nhờ hooc môn relaxin. Những ngày chuẩn bị cho quá trình vượt cạn của mẹ nên các khớp của được nới lỏng ra nhằm giúp khung xương chậu mở rộng, chuẩn bị cho bé yêu chào đời.

– Nếu khi mẹ sắp sinh thì thường thấy xuất hiện những chất nhầy, dính nhớt, đặc sệt và đôi khi có màu nâu, hồng hoặc đỏ nhạt.

– Nếu có hiện tượng trên thì trong vòng và ngày nữa thì cơn chuyển dạ sẽ tới trong, tuy nhiên cũng có người phải đến 1 – 2 tuần sau mới chuyển dạ.

Một số dấu hiệu khác báo hiệu mẹ sắp sinh như: cảm thấy càng lúc càng mệt mỏi, mẹ bị tiêu chảy, run rẩy, rùng mình, bị chuột rút hay đau lưng nhiều hơn,…

Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Tháng 9 Gò Nhiều Có Sao? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!