Xu Hướng 3/2023 # Bà Bầu Xem Phim Kinh Dị Có Gây Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi? – Sức Khỏe Việt Nam – Blog Lưu Trữ Sức Khỏe # Top 11 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bà Bầu Xem Phim Kinh Dị Có Gây Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi? – Sức Khỏe Việt Nam – Blog Lưu Trữ Thông Tin Sức Khỏe # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Xem Phim Kinh Dị Có Gây Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi? – Sức Khỏe Việt Nam – Blog Lưu Trữ Sức Khỏe được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai nên tránh xem phim kinh dị bởi cảm giác căng thẳng khi xem phim có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi.

Phụ nữ mang thai có nên xem phim kinh dị?

Hầu hết mọi người, đặc biệt là những người lớn tuổi, sẽ khuyên bạn không nên xem phim kinh dị vì sợ rằng con sinh ra sẽ xấu giống như nhân vật kinh dị trong phim hay con giật mình, hoảng sợ. Tuy nhiên, lời khuyên này liệu có đúng hay đây chỉ là một lời khuyên vô căn cứ?

Mang thai là giai đoạn mà bạn sẽ nghe được hàng ngàn lời khuyên khác nhau từ việc ăn uống, sinh hoạt cho đến giải trí. Nhiều người nói rằng thực phẩm mà bạn ăn trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của bé. Một số khác lại nói những hình ảnh mà bạn thấy sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình. Đa phần những quan niệm dân gian này hoàn toàn vô căn cứ và không có bằng chứng khoa học nào.

Với phim kinh dị, đây là loại phim có thể đem đến cho người xem rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau dù bạn có mang thai hay không. Do đó, câu trả lời cho việc phụ nữ mang thai có nên xem phim kinh dị hay không phụ thuộc vào việc bộ phim ấy có thể gây ra mức độ căng thẳng như thế nào. Theo các chuyên gia, trong thời gian mang thai, bạn nên tránh xem tất cả các bộ phim có nguy cơ khiến bản thân cảm thấy căng thẳng.

Bà bầu xem phim kinh dị sẽ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Nguyên nhân chính khiến các chuyên gia không khuyến khích bạn xem phim kinh dị là do loại phim này có thể gây căng thẳng cho người mẹ. Khi người mẹ bị căng thẳng, nội tiết tố trong cơ thể cũng sẽ thay đổi. Điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Đồng thời, căng thẳng quá mức cũng có thể làm ức chế sự hấp thụ oxy của thai nhi.

Nhìn chung, nếu lúc chưa mang thai, bạn đã cảm thấy không thoải mái khi xem phim kinh dị thì khi mang thai, bạn nên tránh xem loại phim này. Tuy nhiên, nếu bạn là người yêu thích loại phim này và thấy đó là một trải nghiệm thú vị thì việc xem phim kinh dị sẽ không gây hại nhiều đến bé cưng của bạn. Thực tế, không riêng dòng phim kinh dị mà những thể loại phim hoặc những hoạt động giải trí khác cũng vậy. Bất cứ điều gì có thể làm bạn cảm thấy căng thẳng thì tốt nhất nên tránh làm khi mang thai.

Những điều cần lưu ý khi xem phim trong thời gian mang thai

Để đảm bảo an toàn, tốt nhất khi xem phim, bà bầu nên lưu ý một số điều sau:  

Trước khi xem phim, bạn nên đọc đánh giá của mọi người về bộ phim.

Nếu bộ phim đó có thể làm bạn thấy căng thẳng hoặc gây ra những cảm xúc tiêu cực thì bạn nên chọn một bộ phim khác. Theo

các nghiên cứu, phụ nữ mang thai nên xem những bộ phim vui vẻ, hài hước bởi điều này sẽ giúp thai nhi cảm thấy yên tĩnh và hạnh phúc hơn.

Khi thai kỳ khoảng 24 tuần, các cơ quan cảm giác của bé đã phát triển gần như hoàn thiện. Lúc này, bạn nên chọn những bộ phim có hiệu ứng âm thanh không quá cao vì những loại phim hành động có hiệu ứng âm thanh lớn sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi mang thai, nếu muốn đi xem phim ở rạp, bạn cần:

Lưu tâm đến chất lượng rạp phim: Bạn nên chọn những rạp có chất lượng âm thanh tốt, không quá ồn ào. Ngoài ra, bạn nên chọn những rạp có chỗ ngồi thoải mái tạo cảm giác dễ chịu nhất.

Xem phim vào buổi sáng: Bạn nên chọn xem phim vào ban ngày vì vào buổi tối, rạp phim thường rất đông nên dễ xảy ra những va chạm không mong muốn, có thể gây động thai.

Chọn chỗ ngồi ở giữa hàng để tránh sự bất tiện vì nhiều người qua lại, dễ gây ra va chạm.

Khi xem phim ở nhà, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

Bạn nên xem phim ở khoảng cách từ 2m trở lên để tránh ảnh hưởng đến thị giác. Ngoài ra, bạn cũng không nên xem quá 2 giờ để tránh gây áp lực cho mắt và nguy cơ bị tăng huyết áp.

Không nên xem phim sau khi ăn no bởi điều này có thể làm cho lượng máu trong cơ thể cần cung cấp cho dạ dày bị giảm đáng kể, gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, điều này cũng ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển của thai nhi.

Không nên vừa xem phim vừa ăn vặt vì như vậy sẽ làm tăng áp lực lên bụng, làm giảm nhu động dạ dày, ảnh hưởng không tốt đến việc tiêu hóa và hấp thụ thực phẩm.

Ngân Phạm/ Sức khỏe VN

Các bài viết của tại và Sức khỏe VN chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bà Bầu Bị Zona Thần Kinh Gây Ảnh Hưởng Gì Đến Sức Khỏe Thai Nhi Không?

Bà bầu bị zona thần kinh rất nguy hiểm đến cả sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi nên mọi người cần có một cái nhìn chung nhất về căn bệnh trên. Nhắc đến zona thần kinh chắc nhiều bà bầu đã từng bị qua rồi đặc biệt đối với giai đoạn bị sởi thì căn bệnh lại càng dễ mắc phải. Nếu các mẹ bầu phát hiện ra bệnh zona thần kinh sớm thì sẽ có phương pháp điều trị tốt nhất tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi sau này. Nếu bạn chú ý thì sẽ rất dễ phát hiện ra bệnh vì những vệt đỏ trên cơ thể mẹ bầu xuất hiện nhiều có thể do chứng zona thần kinh.

1. Những triệu chứng và chẩn đoán tình trạng bà bầu bị zona thần kinh

Có cảm giác buồn nôn, tiêu chảy, sốt, khó tiểu.

Các đám phát ban đỏ và sưng lên, có dấu hiệu phồng rộp và thường có lớp vảy cứng đi kèm, khi tróc ra sẽ khiến chúng ta đau và khó chịu.

Nếu cơ thể bà bầu trước đây từng bị bệnh thủy đâu sẽ có nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh khi sức đề kháng trong cơ thể bị suy yếu.

Khi bị bệnh zona thần kinh, bà bầu sẽ có cảm giác ngứa ngáy trên người nhất là khuôn mặt.

2. Bà bầu bị zona thần kinh có ảnh hưởng gì đến thai nhi không

Ảnh hưởng của hiện tượng bà bầu bị zona thần kinh có thể gây nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như làm mí mắt sưng, đỏ, gây đau, sẹo giác mạc, viêm mống mắt, viêm thượng củng mạc thậm chí gây mù lòa.

Ngoài ra, bệnh zona thần kinh ở bà bầu còn gây tác động đến thính lực, hiếm gặp hơn là tình trạng đột quỵ và viêm màng não.

Người bệnh bị đau dây thần kinh herpes.

Bệnh do sự tấn công của loại vi rút herpes zoster gây ra và tồn tại dạng các nốt phát ban trên cơ thể. Vi rút này cũng đồng thời là tác nhân chính gây bệnh thủy đậu ở trẻ.

Bệnh zona thần kinh ở bà bầu dễ xuất hiện khi sức khỏe hệ miễn dịch của chúng ta suy yếu, tình thần mệt mỏi.

Bệnh xuất hiện sau khi cơ thể bị sởi và có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi

3. Một số cách điều trị bệnh zona thần kinh

Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh ở nơi đông người khi đang mang thai nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tất cả các yếu tố có thể gây bệnh zona thần kinh.

Việc tiêm ngừa thuốc phòng bệnh zona cần có sự tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt là chúng ta cần lưu ý nên tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh zona trước thời khi có nhu cầu mang thai khoảng 3 tháng. Mục đích là tăng hiệu quả ngừa bệnh cho cơ thể người phụ nữ cũng như tránh các tác dụng phụ của thuốc gây hại cho thai nhi.

Khi xuất hiện các biểu hiện bất thường về hiện tượng bệnh zona ở bà bầu thì chúng ta cần nhanh chóng đi khám để được điều trị chuẩn xác nhất. Tránh tùy ý mua thuốc hay dùng các loại kem bôi vào các đám phát ban khi chưa có sự cho phép của bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn chu sức khỏe của mẹ lẫn bé.

Bà Bầu Bị Huyết Áp Thấp Gây Ảnh Hưởng Gì Đến Sức Khỏe Thai Kỳ?

Các chuyên gia sức khỏe sinh sản trên Pcbaby cho biết: Mặc dù khi mang thai, phụ nữ thường dễ mắc các triệu chứng như nôn nghén, tiểu đường, cao huyết áp thai kỳ v.v… Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp mẹ bầu lại mắc chứng huyết áp thấp. Vậy cụ thể tại sao bà bầu bị huyết áp thấp?

Bà bầu bị huyết áp thấp còn có thể do tử cung đè ép cơ hoành, dẫn đến thần kinh hưng phấn, mạch máu ở tim giãn nở nên gây ra triệu chứng huyết áp suy giảm. Ngoài ra, ở những tháng cuối thai kỳ, lượng máu cần dùng cho riêng tử cung chiếm đến 16.67% toàn cơ thể, điều này cũng khiến máu hồi lưu về tim giảm đi liên tục. Đây cũng là nguyên nhân bà bầu bị huyết áp thấp.

Bà bầu bị huyết áp thấp gây ra những tác hại gì đến sức khỏe thai kỳ?

Đầu tiên nếu bà bầu bị huyết áp thấp nhưng không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác thì tương đối an toàn, không gây ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu huyết áp thấp mà còn xuất hiện tình trạng sốc sẽ dễ dẫn đến thai nhi bị ngạt trong tử cung do thiếu oxi. Mẹ bầu cần tích cực cấp cứu biểu hiện sốc, nâng cao huyết áp, kiểm tra nguyên nhân bệnh để điều trị hiệu quả.

Ngoài ra, bà bầu có bệnh về đường tiêu hóa cũng gây trở ngại cho cơ thể dung nạp và sử dụng nguyên tố sắt, làm tình trạng thiếu máu nghiêm trọng hơn. Do đó, để cải thiện huyết áp thì vấn đề bổ sung sắt cũng cần quan tâm đúng mực. Bởi vì khi thiếu máu nặng còn có thể dẫn đến bệnh tim mạch, nguy hại cho mẹ và bé.

Làm gì khi bà bầu bị huyết áp thấp? Mẹ bầu có thể tăng cường thực phẩm nêm muối đậm đà một chút để tăng huyết áp lên. Song, bà bầu cũng cần uống nhiều nước mỗi ngày, kết hợp vận động nhẹ nhàng cùng với chế độ ăn uống khoa học để bổ sung sắt.

Bà bầu bị huyết áp thấp nên chú ý gì trong vấn đề ăn uống hàng ngày?

Bà bầu bị huyết áp thấp cần điều chỉnh thực đơn ăn uống cho phù hợp, có thể tăng gia vị muối ăn vì muối có tác dụng giúp tăng huyết áp ở một mức độ nhất định, tuy nhiên lượng muối mẹ bầu dung nạp hàng ngày cũng cần kiểm soát ở mức hợp lý để tránh gây phản tác dụng, thông thường khoảng 12 – 15g mỗi ngày là vừa đủ.

Những loại quả có công hiệu dưỡng tâm, ích huyết, kiện tỳ, bổ não như hạt sen, nhãn, dâu tằm đều có lợi đối với bà bầu bị huyết áp thấp. Đặc biệt, mẹ có thể ăn gừng tươi để thúc đẩy tiêu hóa, tăng sức khỏe dạ dày, nâng cao huyết áp. Gừng có thể làm gia vị trong các món ăn hoặc ngâm với nước nóng làm thức uống.

Ngoài thức ăn cho bà bầu bị huyết áp thấp thì mẹ cũng cần chú ý hạn chế những loại thực phẩm có nguy cơ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Điển hình như bí đao, dưa hấu, rau cần, khổ qua, đậu xanh, tỏi, rong biển, hành tây, hạt hướng dương v.v… đều không nên ăn nhiều hoặc kiêng ăn vì chúng có thể làm huyết áp giảm hơn.

Mẹ bầu nên làm gì để phòng ngừa huyết áp thấp cũng như đảm bảo sức khỏe trong suốt thai kỳ?

Tùy theo tình trạng sức khỏe cũng như các giai đoạn thai kỳ mà mẹ có thể lựa chọn môn vận động phù hợp, đặc biệt các hoạt động thể chất vừa phải như tản bộ, yoga, các bài thể dục v.v… đều thích hợp cho bà bầu tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy tuần hoàn máu và đảm bảo huyết áp ổn định.

Ngủ đủ giấc cũng là điều kiện giúp mẹ bầu giữ được tinh thần sảng khoái, khả năng miễn dịch được tăng cường, giảm thiểu các triệu chứng thai nghén bao gồm cả vấn đề huyết áp thấp. Bên cạnh đó, tư thế ngủ và các vật dụng hỗ trợ cho giấc ngủ của mẹ bầu cũng cần được áp dụng đúng cách để máu huyết dễ dàng lưu thông hơn.

Kiểm tra định kỳ

Quần áo cho bà bầu cần đảm bảo sự thoải mái

Khi mang thai, do những thay đổi của cơ thể khi thai nhi lớn dần trong bụng mẹ nên bà bầu cũng cần chú ý quần áo hằng ngày, bao gồm cả trang phục bên ngoài và nội y bên trong. Thói quen ăn mặc bó sát đều gây bất lợi cho máu huyết lưu thông, không những khiến mẹ cảm thấy không thoải mái mà còn dễ làm cản trở tuần hoàn máu, ảnh hưởng xấu đến huyết áp.

https://baike.pcbaby.com.cn/yycs/1409/1813064.html

https://baike.pcbaby.com.cn/yycs/1407/1627324.html

https://baike.pcbaby.com.cn/yycs/1407/1644589.html

12 Điều Ảnh Hưởng Nghiêm Trọng Đến Sức Khỏe Của Thai Nhi

Tiếng ồn là một trong những điều khiến thai nhi sợ nhất. Khi được 6 tháng tuổi, thai nhi đã bắt đầu nghe được âm thanh từ thế giới bên ngoài. Nếu môi trường xung quanh có quá nhiều tiếng ồn thì em bé sẽ bị ảnh hưởng. Những tiếng động lớn, đột ngột có thể làm cho em bé sợ hãi. Tiếng ồn về lâu dài sẽ làm cho thai nhi cảm thấy khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của thính giác.

Một nghiên cứu của Hoa Kỳ khảo sát trên trẻ sơ sinh sinh ra tại các gia đình sống ở khu vực gần sân bay đã phát hiện thấy, tỷ lệ dị tật ở trẻ sơ sinh tăng từ 0,8 % cho đến 1,2%. Các triệu chứng chính là biến dạng cột sống, dị tật bụng và dị tật não.

Rất nhiều kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai chịu các tác động của tiếng ồn lớn và thường xuyên thì thai nhi có nhiều nguy cơ mất độ nhạy thính giác trước khi sinh ra. Không chỉ thai nhi phải chịu những ảnh hưởng trực tiếp mà đối với người mẹ, tiêng ồn cũng gây ra không ít khó chịu như tính khí thất thường, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Biện pháp đối phó: Khi mang thai, tốt nhất là thai phụ nên rời khỏi môi trường tiếng ồn, lắng nghe những bản nhạc có tiết tấu chậm cũng như trò chuyện từ tốn và nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

2. Rượu và thuốc lá

Mẹ bầu uống quá nhiều rượu có thể làm chậm sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, thần kinh bất thường, biến dạng và nguy cơ chậm phát triển trí tuệ. Trong khi đó, thuốc lá cũng có thể gây ra những tác động vô cùng nặng nề như: trẻ sinh ra nhẹ cân, sinh non, thai chết lưu… Do đó, có thể nói, rượu và thuốc lá là kẻ thù nguy hiểm đối với sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Biện pháp đối phó: Trong thai kỳ và gần thời điểm thụ thai, các bà mẹ tương lai không nên uống rượu, hút thuốc và cũng tránh cả hút thuốc thụ động để thai nhi phát triển tốt nhất.

Nhiều thai phụ trong thời gian mang thai thường lo lắng cho sức khỏe của thai nhi, lại chưa kịp thích nghi với vai trò mới… nên dễ nảy sinh tâm lý lo âu dẫn đến trầm cảm. Nếu người mẹ có những rối loạn cảm xúc trong một thời gian dài có thể khiến thai nhi chậm phát triển. Sau khi sinh ra, trẻ cũng có xu hướng có tính khí xấu, dễ bị bệnh, cáu bẳn, khó chịu, hay khóc, thậm chí mắc các chứng về rối loạn cảm xúc.

Biện pháp đối phó: Nếu chỉ thỉnh thoảng lo âu, chán nản hay có các cảm xúc tiêu cực, miễn là người mẹ bình tĩnh lại càng sớm càng tốt thì thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng. Khi mang thai, người mẹ cố gắng duy trì một tâm trạng vui vẻ và nuôi dưỡng tốt cảm xúc của mình. Khi cần thiết có thể trải qua các điều trị y tế hay tới bác sỹ tâm thần để trao đổi về tình trạng của mình.

4. Thiếu cẩn trọng khi dùng thuốc

Thuốc là một trong những điều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của thai nhi. Bởi vì sự thiếu cẩn trọng khi sử dụng thuốc trong thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi, phát triển các cơ quan bất thường, thậm chí tử vong.

Biện pháp đối phó: Không phải tất cả các loại thuốc đều ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng việc sử dụng thuốc trong thời gian mang thai đòi hỏi phải thật cẩn thận.

Bất kỳ thuốc nào sử dụng trong thai kỳ đều phải thông qua hướng dẫn của bác sỹ. Tuyệt đối không sử dụng thuốc khi không hiểu rõ thành phần của nó.

Thuốc dùng trong thai kỳ được phân thành 5 cấp bao gồm: A, B, C, D, và X. Khi sử dụng thuốc thì bạn cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.

– Cấp độ A là an toàn để dùng.

– Cấp độ B là chấp nhận được.

– Cấp độ C là không thể xác định được, nếu cần thiết, các bác sĩ vẫn chọn để sử dụng.

– Cấp độ D là loại đã có bằng chứng y tế là gây ra những bất thường của thai nhi, nhưng trong những trường hợp đặc biệt chúng vẫn có thể phải sử dụng.

– Cấp độ X là loại cấm tuyệt đối sử dụng trong thai kỳ

5. Người mẹ không khỏe mạnh

Bà mẹ khỏe mạnh sẽ nuôi dưỡng những em bé khỏe mạnh. Trái lại, nếu mẹ không khỏe mạnh, chẳng hạn như mắc bệnh huyết áp thai kỳ, tiểu đường thai kỳ thì có thể gây ra những bất thường của thai nhi, thậm chí có nguy cơ tử vong cao.

Ngay cả khi người mẹ không có bệnh rõ ràng, nhưng nếu có những thói quen không tốt, chẳng hạn như thức khuya, lười vận động, không tập thể dục, làm việc quá sức, … thì “môi trường sống” bên trong của thai nhi cũng không được tốt và không thể lớn lên khỏe mạnh.

Biện pháp đối phó: Mẹ bị bệnh nên tích cực điều trị y tế, giảm sự xuất hiện các biến chứng khác nhau và đừng quên chăm sóc tốt cho cơ thể và tinh thần của mình.

Tiếp xúc với bức xạ chẳng hạn như X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) sẽ khiến mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ sẩy thai, thai nhi chậm phát triển tinh thần. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: liều chiếu xạ, tần suất chiếu và tuần tuổi của thai nhi. Liều bức xạ càng cao thì nguy cơ càng lớn.

Biện pháp đối phó: Trước khi tiến hành chụp X-quang, cần phải xác định chắc chắn là bạn không có thai, xét nghiệm thử thai sau đó nếu cần thiết. Nếu buộc phải trải qua chụp X-quang hoặc xạ trị khác trong khi mang thai thì cần hỏi ý kiến bác sĩ.

7. Mẹ suy dinh dưỡng

Hầu hết phụ nữ mang thai đều dư thừa chất dinh dưỡng, nhưng một số ít trong đó lại bị suy dinh dưỡng và đó là một trong những điều ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Thai phụ bị suy dinh dưỡng hoặc giảm cân quá mức có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sự trao đổi chất giữa mẹ và bào thai. Sự thiếu hụt dinh dưỡng sẽ khiến bé dễ bị rối loạn phát triển, suy giảm trí tuệ và một loạt các vấn đề khác.

Một số thai phụ kén ăn cũng có thể khiến thai nhi bị thiếu hụt chất dinh dưỡng nhất định. Chẳng hạn như việc thiếu hụt axit folic vào đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi, dị tật ống thần kinh.

Nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng khẩu vị của người mẹ cũng có thể truyền sang thai nhi thông qua nước ối và sữa mẹ. Phụ nữ mang thai thích một loại thực phẩm nhất định thì em bé sau khi sinh ra cũng có xu hướng thích thực phẩm đó.

Biện pháp đối phó: Thai phụ nên duy trì một chế độ ăn uống cân bằng để ngăn ngừa thai nhi phát triển không lành mạnh.

8. Mẹ bị dị ứng thức ăn cao

Biện pháp đối phó: Trong quá trình mang thai, nếu đã có phản ứng dị ứng thì tốt nhất thai phụ nên tránh loại thức ăn đó để tránh gây ra dị ứng thực phẩm, chẳng hạn như sữa, cam quýt, xoài, các loại hạt, sô cô la, protein, hải sản vỏ… để giảm nguy cơ dị ứng bào thai.

Vật nuôi trong nhà, đặc biệt là phân mèo có thể truyền nhiễm Toxoplasma gondii cho thai phụ khi gần gũi. Nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm Toxoplasma gondii thì thai nhi có nguy cơ dễ bị dị tật, chậm phát triển trí não.

Biện pháp đối phó: Do Toxoplasma gondii dễ được lan truyền từ phân mèo nên gia đình nên làm vệ sinh sạch sẽ trong nhà, đồng thời chú ý làm sạch tay sau khi gần gũi với vật nuôi.

Ngoài mèo, chó, một số người có vật nuôi đặc biệt, chẳng hạn như chuột vàng, chim,…, về nguyên tắc, nếu bạn vẫn muốn nuôi thì công việc vệ sinh, làm sạch nên giao cho các thành viên khác trong gia đình. Tốt hơn hết là ngừng nuôi vật nuôi trong thời gian mang bầu.

10. Không được kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Thai nhi trong bụng mẹ có những giai đoạn tăng trưởng khác nhau. Mỗi giai đoạn lại hình thành và hoàn thiện các cơ quan không giống nhau. Khi kiểm tra sức khỏe, các bác sỹ sẽ nắm bắt và chú trọng vào từng đặc điểm đó. Thông qua kiểm tra sức khỏe thường xuyên, mẹ bầu có thể ngăn ngừa được những biến chứng và kịp thời xử lý để tránh hậu quả xấu với thai nhi.

Biện pháp đối phó: Thường xuyên kiểm tra sức khỏe là chìa khóa để duy trì sức khỏe lành mạnh tốt nhất cho mẹ và bé.

11. Chấn động mạnh

Phụ nữ khi mang thai nếu bị té ngã, tai nạn… có thể bị vỡ ối non, đứt nhau thai, vỡ tử cung và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Ngay cả khi lực tác động không quá nghiêm trọng, nhưng các thai nhi cảm thấy tác động đột ngột cũng được coi là chấn động mạnh (thường là phản ứng giật mình của mẹ).

Biện pháp đối phó: Khi mang thai, mẹ bầu nên cẩn trọng trong việc đi lại. Khi đi bộ nên lựa chọn loại giày bám đất tốt, không trơn trượt. Nếu được thì nên để người khác lái xe. Khi đi cầu thang nên chú ý đến tốc độ lên và xuống, tránh té ngã và giảm các tai nạn gây hại cho thai nhi.

12. Mệt mỏi khi đi du lịch đường dài

Làm việc quá sức hoặc đi du lịch trên quãng đường dài khiến cho mẹ bầu không những không thể thư giãn mà còn dễ gây sinh non.

Biện pháp đối phó: Phụ nữ mang thai nên tránh làm việc quá sức, hạn chế đi lại nhiều đặc biệt là giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Khi đi du lịch ngắn ngày bằng xe hơi cũng nên chú ý di chuyển, tránh ngồi một tư thế không đổi trong thời gian dài khiến máu lưu thông kém.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Xem Phim Kinh Dị Có Gây Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi? – Sức Khỏe Việt Nam – Blog Lưu Trữ Sức Khỏe trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!