Xu Hướng 6/2023 # Báo Động 11 Dấu Hiệu Sắp Sinh Mẹ Bầu Cần Lưu Ý! # Top 10 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Báo Động 11 Dấu Hiệu Sắp Sinh Mẹ Bầu Cần Lưu Ý! # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Báo Động 11 Dấu Hiệu Sắp Sinh Mẹ Bầu Cần Lưu Ý! được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1/ Giảm chứng ợ nóng

Ợ nóng là một trong những triệu chứng mang thai gây khó chịu cho các mẹ bầu trong giai đoạn cuối thai kỳ, do sức ép ngày càng lớn của thai nhi lên dạ dày của mẹ, làm axit dễ tràn vào khí quản. Tuy nhiên, trong những tuần gần đến ngày dự sinh, triệu chứng này sẽ giảm đi rõ rệt. Nguyên nhân là do bé cưng đang dịch chuyển dần xuống phía dưới khung xương chậu để chuẩn bị cho hành trình chào đời của mình.

2/ Cơn đau dưới thắt lưng

Mẹ bầu cảm nhận được cơn đau dưới thắt lưng chứng tỏ hành trình quay đầu của bé cưng đang diễn ra khá suôn sẻ. Các cơn đau này có thể sẽ diễn ra một tuần trước ngày dự sinh, và có thể làm mẹ cảm thấy hơi khó chịu.

Mách nhỏ cho mẹ: Nâng cao chân, nhờ anh xã xoa nhẹ lưng hoặc làm ấm lưng bằng cách chườm nóng sẽ giúp mẹ làm dịu cơn đau hiệu quả.

Cơn đau thắt lưng sẽ xuất hiện một tuần trước ngày dự sinh

3/ Tăng tiết nhầy âm đạo

Chất nhầy đóng vai trò như một cái nút “bịt kín” cổ tử cung trong suốt thai kỳ. Khi ngày dự sinh cận kề, chất nhầy trong cổ tử cung sẽ trở nên lỏng hơn và nước ối dễ dàng rò rỉ hay vỡ hẳn.

Trước khi sinh một tuần, bầu có thể thấy âm đạo xuất hiện dịch màu hồng đỏ. Đến bệnh viện ngay nếu thấy dịch này bắt đầu tuôn thành dòng. Có khả năng cổ tử cung đã bắt đầu mở để chuẩn bị cho việc ra đời của bé yêu rồi mẹ ơi.

4/ Rỉ sữa non

Không chỉ diễn ra trong thời gian cho con bú, triệu chứng rỉ sữa non còn xuất hiện trong khoảng 3 tháng trước ngày dự sinh.

Trước vài tuần khi con yêu chào đời, bạn có thể sẽ nhận thấy dấu hiệu chuyển dạ này rõ nhất. Đây chính là sữa non “thần thánh” đầy dinh dưỡng các mẹ thường truyền tai nhau.  Nếu vết sửa rỉ dính áo, bầu có thể mua miếng lót chuyên dụng đặt trong áo ngực để tránh ướt áo.

5/ Tiêu chảy

Vào khoảng vài giờ trước khi bé cưng ra đời, các hormone sinh nở sẽ khiến tử cung của mẹ bầu co giãn gây nên hiện tượng tiêu chảy.

6/ Sưng phù môi âm đạo

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu sẽ có cảm giác sưng phù ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể, bao gồm môi âm hộ – lối dẫn vào âm đạo. Dấu hiệu sắp sinh này là do sự gia tăng của thể tích máu trong cơ thể đấy. Hơn nữa, sau tuần 37, khi em bé dịch chuyển xuống vùng xương chậu đã vô tình tạo nên một sức ép lên âm hộ.

7/ Đi tiểu thường xuyên hơn

Trong suốt thai kỳ, ắt hẳn các mẹ đã quá quen với việc đi tiểu thường xuyên rồi đúng không? Nhưng dấu hiệu này sẽ tăng nhiều hơn nữa trong tuần cuối khi bé cưng chào đời. Áp lực của thai nhi lên bàng quang ngày càng tăng là nguyên nhân dẫn dến việc đi tiểu thường xuyên hơn.

Một lời khuyên quan trọng cho mẹ bầu lúc này: Duy trì việc uống nước nếu bạn không muốn dẫn đến hiện tượng cơ thể thiếu nước. Tránh uống cà phê, nước giải khát có đường, bởi những thức uống này có xu hướng sẽ kích thích bàng quang hoạt động nhiều hơn.

8/ Bản năng làm tổ

Ba tháng cuối tháng kỳ là khoảng thời gian mệt mỏi, uể oải nhất của mẹ bầu do cơ thể lúc này đã trở nên cồng kềnh hơn hẳn. Nhưng bỗng nhiên sau một giấc ngủ dài, bạn cảm thấy cơ thể lại tràn đầy năng lượng và có hứng thú bắt tay vào dọn dẹp lại “tổ ấm” của mình.

Càng gần đến ngày dự sinh, bạn sẽ nhận thấy bản năng “làm tổ” của mình trổi dậy

9/ Thay đổi dáng đi

Ở phương Tây, có môt cách nói khá hài hước rằng nếu dáng đi của mẹ bầu trông giống như sự pha trộn giữa anh cao bồi và chú vịt thì đó là dấu hiệu con yêu sắp ra đời. Nguyên nhân của dấu hiệu sắp sinh này là do xương chậu đã giãn ra chuẩn bị cho việc sinh nở, dẫn đến sự ảnh hưởng dáng đi của các mẹ.

Tuy nhiên, nếu dáng đi của bạn thay đổi kèm theo cảm giác khó chịu, đó có thể là dấu hiệu đau vùng chậu thắt lưng. Hãy trao đổi ngay với bác sĩ để được cung cấp một quá trình vật lý trị liệu an toàn cho mẹ và bé. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ bầu những bài tập thích hợp hoặc cho bạn sử dụng vành đai chuyên dụng để hỗ trợ xương chậu.

10/ Cơn co thắt thường xuyên

Thông thường, những cơn co thắt sẽ ở mức độ nhẹ, ngắn cho đến mạnh mẽ và thường xuyên hơn. Nếu gặp dấu hiệu này gần vào ngày dự sinh, bạn cần đến bệnh viện ngay.

11/ Vỡ nước ối

Nước ối vỡ đồng nghĩa với việc các thiên thần nhỏ sẽ bị mất đi môi trường tự nhiên. Nước ối có thể tuôn thành dòng hoặc kéo theo là từng giọt dịch lỏng nhỏ chậm dễ làm mẹ nhầm tưởng là hiện tượng chảy nước tiểu trong giai đoạn cuối thai kỳ.

Vỡ nước ối luôn là một trong những dấu hiệu sắp sinh rõ nhất báo hiệu bé yêu sắp chào đời. Vì thế, khi hiện tượng này xảy ra, các nữ hộ sinh sẽ yêu cầu bạn phải sinh bé ngay lập tức vì nguy cơ nhiễm trùng nước ối xảy ra với mẹ bầu lúc này sẽ tương đối cao. Đồng thời, các mẹ cần lưu ý nước ối nên có màu trắng đục gần giống với nước vo gạo. Nếu nước ối có màu xanh – dấu hiệu bị nhiễm trùng, bạn cần đến bệnh viện ngay để các bác sĩ kiểm tra.

                Nguồn : Marrybaby.vn

Ra Nhiều Huyết Trắng Có Phải Sắp Sinh? Dấu Hiệu Lạ Mẹ Bầu Cần Lưu Ý

Vì sao lại ra nhiều huyết trắng khi sắp sinh?

Lượng hormone trong cơ thể của bà bầu luôn có sự thay đổi.

Vùng xương chậu và thành âm đạo của mẹ bầu sẽ mềm hơn vào những tháng cuối. Vì vậy, khí hư sẽ tăng tiết nhiều hơn, đồng thời nguy cơ các vi khuẩn xâm nhập và gây viêm ngứa cũng gia tăng. Nếu như chị em không chú ý giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ thì nguy cơ viêm nhiễm sẽ cao trong những ngày tháng cuối thai kỳ.

Tháng cuối thai kỳ, phần đầu của bé sẽ phát triển, chèn ép lên khung xương chậu. Đây cũng là nguyên nhân tăng tiết khí hư. Đôi khi, chị em còn có cảm giác tiết dịch đột ngột giống như cơn tiểu dắt.

Dịch âm đạo có cả dịch nhầy lẫn máu thì đây là dấu hiệu cảnh báo sắp chuyển dạ.

Các dấu hiệu bệnh vùng kín mẹ bầu thường gặp

Khí hư hay còn gọi là dịch âm đạo, đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Ở trạng thái bình thường, huyết trắng có màu trắng trong, dính như lòng trắng trứng gà. Số lượng huyết trắng chỉ ra nhiều ở giai đoạn rụng trứng, trước giai đoạn kinh nguyệt, khi có kích thích tình dục, phụ nữ đang mang thai.

Trong trường hợp khí hư bất thường, có sự thay đổi về mùi cũng như màu sắc và kèm theo những biểu hiện ngứa rát vùng kín. có thể đó là biểu hiện bệnh lý. Cụ thể như:

Viêm âm đạo do nấm men

Trong trường hợp này, mẹ bầu có thể nhận thấy khí hư có màu trắng đục hoặc ngả vàng, có độ sệt hoặc gần giống nuớc mũi đặc. Có thể ngứa và ra máu do âm đạo bị kích thích. Viêm âm đạo do nấm men có thể không quá nghiêm trọng, tuy nhiên em bé sinh ra dễ nhiễm nấm từ vùng kín của mẹ, vì vậy mẹ bầu nên đi khám phụ khoa để được kiểm tra và kê thuốc đặt kháng nấm.

Viêm âm đạo do tạp khuẩn

Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do sự mất cân bằng vi sinh trong môi trường âm đạo. Viêm âm đạo do tạp khuẩn thường gây ra tình trạng dịch tiết có mùi tanh hôi, kèm theo cảm giác ngứa, rát. Bệnh khá nguy hiểm bởi có thể lây lan lên tử cung và gây vỡ ối, sinh non. Vì vậy, các mẹ trước khi xuất hiện triệu chứng hoặc mới chớm xuất hiện triệu chứng nên đi khám phụ khoa ngay để được thăm khám sớm và điều trị kịp thời.

20 SUẤT TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ TỔ CHUYÊN GIA

Vùng kín của bạn đang gặp vấn đề như khí hư bất thường, có mùi lạ, nổi mẩn ngứa…..và các dấu hiệu khác của bệnh viêm nhiễm, hãy để lại thông tin ngay để được chuyên gia của X-Secret tư vấn

Chuyên môn cao

Hỗ trợ 24/7

Triệu chứng đầu tiên của hầu hết những bệnh lây qua đường tình dục đều khiến dịch âm đạo có màu sắc và mùi “hôi lạ”. Bệnh lây qua quan hệ tình dục có thể dẫn đến sinh non và nhiễm trùng đường tiểu sau sinh, thậm chí, một số vi sinh vật gây bệnh có thể đi qua nhau thai gây ảnh hưởng đến thai nhi hoặc truyền cho bé trong quá trình sinh nở.

Ra nhiều huyết trắng có phải sắp sinh? Những dấu hiệu nhận biết

Tình trạng ra dịch nhầy màu trắng hoặc hơi vẩn máu đỏ, ngả nâu ở những tuần cuối có thể là dấu hiệu nút nhầy cổ tử cung đang bong ra. Lớp dịch nhầy cổ tử cung, hay còn gọi là nút nhầy cổ tử cung, là ống chất nhầy được tạo thành bởi phần niêm mạc tử cung, bám ở cổ tử cung để ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập làm ảnh hưởng tới thai nhi trong quá trình mang thai.

Khi tháng cuối thai kỳ, nút nhầy cổ tử cung bắt đầu bong ra ngoài theo đường âm đạo. Thời điểm này, cổ tử cung bắt đầu co giãn, mở rộng để chuẩn bị cho em bé ra ngoài. Chính vì vậy, các dịch nhầy cổ tử cung sẽ thoát ra ngoài có màu lạ là điều bình thường. Tuy nhiên, ra dịch nhầy không có nghĩa là mẹ bầu sẽ chuyển dạ sinh con ngay. Những dấu hiệu sắp sinh khác bao gồm:

Bụng tụt xuống thấp

Trong những tuần cuối cùng của thai kỳ, mẹ bầu có thể dễ dàng nhận thấy bụng có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể. Điều này báo hiệu rằng em bé sẽ chào đời trong khoảng 1-2 tuần tới.

Đi tiểu thường xuyên hơn

Dấu hiệu đi tiểu nhiều hơn là do đầu của thai nhi đã nằm gần sát bàng quang, nên mẹ bầu sẽ thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần. Khoảng 2 tuần trước sinh thì thậm chí khoảng 1 giờ các mẹ đi tiểu một lần.

Đau lưng dưới

Những ngày cuối thai kỳ mẹ bầu có thể bị đau lưng rất nhiều. Do lúc này em bé đã khá nặng và tụt xuống dưới sẽ tạo áp lực cho lưng và kéo dãn dây chằng ở tử cung, xương chậu khiến mẹ bầu đau nhức. Khi thấy lưng thường xuyên đau đớn, chứng tỏ dấu hiệu em bé sắp chào đời.

Những cơn co thắt tử cung thường xuyên hơn

Các cơn co thắt tử cung diễn ra mạnh mẽ ở những tuần cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu mẹ bầu chuẩn bị lâm bồn. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể có những cơn có thắt này trong suốt 3 tháng cuối thai kỳ, được gọi là những cơn đau giả (Braxton Hicks).

Tuy nhiên, nếu mẹ chỉ còn cách ngày dự sinh từ 1-2 tuần thì cần đặc biệt chú ý dấu hiệu này. Khi cơn co thắt mạnh mẽ (kéo dài khoảng 30 giây) và thường xuyên hơn thì ca sinh nở đã sắp bắt đầu. Thông thường, những cơn đau đẻ sẽ ở mức độ nhẹ, ngắn cho đến mạnh mẽ và thường xuyên hơn.

Vỡ ối

Chỉ có 10% các ca sinh nở có túi ối bị vỡ trước khi xuất hiện những cơn đau. Khi thấy nước ối tràn ra ào ạt, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện vì có thể em bé sẽ chào đời sau 1-2 giờ nữa. Thông thường chị em sẽ thấy hiện tượng vỡ ối trong quá trình đau đẻ. Đây là lúc em bé cần phải được hít thở không khí bên ngoài.

Bài viết trên giúp mẹ bầu có thêm thông tin tham khảo, giải đáp tạm thời thắc mắc ra nhiều huyết trắng có phải sắp sinh. Nếu có các biểu hiện lạ, các mẹ nên tới bệnh viện khám bệnh để được lắng nghe chia sẻ từ bác sĩ.

LiveSpo X-Secret, sản phẩm ứng dụng phương pháp cân bằng hệ vi sinh vùng kín vào việc hỗ trợ xử lý viêm nhiễm phụ khoa

Theo PGS. TS Bùi Thị Việt Hà, giảng viên cao cấp môn sinh vật học, trường ĐH KH&TN, ĐH Quốc gia Hà Nội:

“Sự khác nhau giữa phụ nữ khoẻ mạnh và phụ nữ bị viêm nhiễm âm đạo là ở khu hệ vi sinh vật âm đạo. Khi bổ sung các lợi khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn Lactobacillus hay Bacillus chúng sẽ làm cho khu hệ vi sinh vật âm đạo trở nên cân bằng, khoẻ mạnh do các lợi khuẩn này sinh ra các chất như: acid lactic, hydropeoxit (H2O2), hay một số các chất kháng khuẩn bacteriocin… các chất này sẽ ức chế hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây nhiễm âm đạo. Ngoài ra các lợi khuẩn còn có khả năng bám dính, sinh biofilm, cạnh tranh với các tác nhân gây bệnh khác vào biểu mô âm đạo do đó sẽ làm hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây hại.

Đặc biệt đối với trường hợp nặng, phải dùng kháng sinh thì sử dụng lợi khuẩn rất cần thiết cần thiết do các chủng lợi khuẩn thường có đặc tính kháng kháng sinh nên không làm mất sự cân bằng khu hệ vinh sinh vật trong âm đạo.

Sản phẩm LiveSpo X-Secret là sản phẩm xịt phụ khoa ứng dụng phương pháp cân bằng sinh học vào việc hỗ trợ xử lý bệnh viêm nhiễm, nấm ngứa ở phụ nữ. Sản phẩm có thành phần với thành phần chứa trên 5 tỷ bào tử lợi khuẩn sống Bacillus subtilis, Bacillus clausii, Bacillus coagulans và nước muối sinh lý 0,9% trong một ống 5ml có công dụng:

Giúp kháng khuẩn, khử mùi hôi và cảm giác ngứa ngáy khó chịu của vùng kín.

Phòng ngừa và hỗ trợ đẩy lùi các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản.

Hỗ trợ phục hồi và duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh âm đạo của người đang trong thời gian tuân thủ theo phác đồ điều trị bằng kháng sinh.

Hỗ trợ phục hồi và cân bằng hệ vi sinh âm đạo.

Người nổi tiếng chia sẻ gì sau khi sử dụng LiveSpo X-Secret

Nhờ những ưu điểm trong hiệu quả sử dụng và sự khác biệt nổi trội về công nghệ, LiveSpo X-Secret đã và đang được đông đảo người dùng lựa chọn, bao gồm cả những người nổi tiếng.

Những Dấu Hiệu Chuyển Dạ Khi Sắp Sinh Con So Của Bà Bầu Cần Lưu Ý

1. Những dấu hiệu sắp sinh con Cơn đau chuyển dạ giả

Trước khi thực sự chuyển dạ và bước vào quá trình sinh nở, mẹ có thể trải qua một vài cơn co giả rất dễ nhầm với chuyển dạ, nhất là nếu mẹ mang thai lần đầu chưa có kinh nghiệm.

Sau tuần thứ 30 của thai kỳ, nhiều thai phụ bắt đầu xuất hiện những cơn chuyển dạ giả hoặc cũng có khi, cơn chuyển dạ giả xuất hiện vài tuần trước ngày sinh thật.

Nếu những cơn co có tần suất dồn dập hơn, khoảng 15-20 phút xuất hiện một lần; thậm chí, 3-4 phút một lần thì nhiều khả năng, bạn đang đối mặt với cơn chuyển dạ thật.

Thay đổi số lần thai máy

Từ tuần thai thứ 36 trở đi, tử cung của bạn trở nên chật chội và sự chuyển động của em bé dường như chậm lại một chút.

Nhưng nếu có khi, bé rất yên lặng nhưng ngay sau đó, bé lại chuyển động mạnh mẽ hơn. Có lẽ, bé cũng đang mong chờ ngày chào đời của mình.

Đau phía sau lưng

Ngay sau khi thai hạ thấp xuống, bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu phía lưng, nguyên nhân là do các cơ vùng lưng dưới đột nhiên bị căng.

Bạn có thể chườm lưng bằng nước nóng hoặc nhờ người thân xoa bóp lưng, nắn nhẹ vào khớp xương sống, vừa giúp giảm đau vừa giúp ngủ ngon hơn.

Bạn không nên massage quá mạnh hoặc đấm lưng mà chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng và thường xuyên mỗi ngày.

Bạn cũng không nên dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tiểu rắt và đi tiêu thường xuyên

Đi tiểu thường xuyên là do áp lực của thai lên bàng quang mẹ tăng lên. Một vài người mẹ xuất hiện những cơn co cơ nhẹ ở bụng, kèm theo chứng tiêu chảy.

Bụng bầu hạ thấp xuống

Đây là một trong những dấu hiệu rõ nét nhất cảnh báo sắp đến ngày sinh, bạn sẽ thấy bụng mình như bị tụt xuống. Khi ấy, bé có thể nằm thấp sâu, sát phía vùng xương chậu. Nếu đây là lần sinh đầu tiên thì dấu hiệu bụng bầu bị hạ xuống thường xuất hiện trước ngày sinh thật từ 2-4 tuần.

Bỗng dưng giảm cân

Trước ngày sinh, nhiều người mẹ có thể bị sút cân từ 1-2 kg. Đây là cách cơ thể mẹ thích nghi với quá trình “lâm bồn” tự nhiên vì trước khi sinh, cơ thể mẹ cần linh hoạt và gọn nhẹ hơn. Tuy nhiên dấu hiệu này thường chỉ xảy ra với 1 số mẹ bầu.

Dễ thở hơn

Khi thai đã đi xuống thì áp lực của thai lên cơ hoành và dạ dày mẹ được giảm thiểu, khiến những nhịp thở của mẹ dễ dàng hơn. Thời điểm này, chứng ợ nóng cũng đột nhiên biến mất.

Tuy nhiên, nếu 2 dấu trên làm bạn dễ chịu hơn thì bạn lại phải đối mặt với áp lực gia tăng ở phía bụng dưới, việc đứng và đi lại cũng trở nên khó khăn hơn.

Khi bé càng dịch chuyển xuống phía dưới tử cung, bạn sẽ càng khó ngủ hơn; đồng thời, đây cũng là thời gian bạn khá vất vả khi chọn được tư thế ngủ thích hợp.

2. Lưu ý khi sắp sinh con Đừng quá lo lắng căng thẳng

Nhiều bà bầu thiếu kiến thức nên có tâm lý sợ sệt quá mức cần thiết về chuyện sinh nở. Tâm lý này không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống và giấc ngủ của bà bầu trước khi sinh, mà còn ngăn trở khả năng toàn thân ứng phó, làm cho cơ thể không thể nhanh chóng bước vào trạng thái tốt nhất chờ sinh, vì vậy ảnh hưởng đến việc sinh nở bình thường. Trong điều kiện y học hiện đại, chỉ cần kiểm tra kỹ trước khi sinh, tính an toàn của ca sinh nở gần như được đảm bảo 100%.

Ăn uống no trước khi vào viện

Khi sinh nở tiêu hao rất nhiều thể lực, vì vậy trước khi sinh nhất định phải ăn no, ăn ngon. Lúc này gia đình nên nghĩ cách cho bà bầu ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng và dễ tiêu hóa, không nên để bụng đói mà vào phòng sinh.

Tránh bị mệt mỏi quá độ về tinh thần và thể lực

Đến kỳ sinh nở, nên giảm bớt hoạt động, giảm thấp cường độ làm việc, đặc biệt cần nghỉ ngơi tốt, ngủ đầy đủ. Chỉ có như vậy mới chuẩn bị đủ sức khỏe thể chất và tinh thần cho việc sinh nở.

Điều tra cho biết, trong cuộc sống sinh hoạt, làm việc bà bầu có phiền phức rất lớn hoặc có thể phát sinh ra một số việc không may mắn ngoài ý muốn, tất cả đều làm cho tinh thần bà bầu trước khi sinh không hứng thú, ưu phiền, khổ tâm. Tâm trạng tiêu cực này có thể làm cho sinh nở không thuận lợi. Đặc biệt, một số người chồng hoặc mẹ chồng rất mực hi vọng sinh con trai, gây áp lực vô hình cho tâm lý bà bầu, đây cũng là một nhân tố dẫn đến khó sinh nở.

Đừng quá vội vàng trông chờ ngày sinh

Rất nhiều bà bầu khi chưa đến ngày sinh nở lại lo lắng vội vàng chờ sinh nở từng ngày, đến ngày sinh nở lại ăn không ngon ngủ không yên. Họ không hiểu thời kỳ chờ sinh có một phạm vi hoạt động, trước 10 ngày hoặc sau 10 ngày đều là hiện tượng bình thường. Tục ngữ nói: “dưa chín mới rời cuống” cho nên bà bầu không cần vội.

Lúc bà bầu sắp chuyển dạ thường rất căng thẳng hồi hộp, cần sự động viên kịp thời của gia đình, đặc biệt là của người chồng

Nửa tháng trước khi sinh không nên đi xa

Trước khi sinh nở nửa tháng không nên đi xa nhà, đặc biệt là ngồi xe tàu, bởi các điều kiện đều bị hạn chế trên đường đi, nếu sinh ngoài dự kiến mà lại gặp ca khó khăn thì có thể sẽ nguy hại đến sự an toàn và tính mạng của hai mẹ con.

Đừng qua loa, đại khái

Một số bà bầu tính tình “phóng khoáng”, đến kỳ cuối sinh nở vẫn cho rằng sinh nở là việc tự nhiên, có gia đình, bác sỹ nên an nhiên “thư giãn”. Kết quả trước khi sinh thường chuẩn bị không đủ, chân tay vội vàng, như vậy rất dễ gây ra lỗi lầm.

Một số bà bầu lo lắng sẩy thai, thời kỳ cuối mang thai sợ sinh sớm, vì vậy suốt cả thời gian mang thai không dám hoạt động. Một số bà bầu lại vì lười biếng không muốn hoạt động nhiều. Trên thực tế, bà bầu hoạt động quá ít trong thời kỳ mang thai càng dễ rơi vào tình trạng khó sinh. Vì vậy, khi mang thai bà bầu không nên quá lười, cũng không nằm nghỉ trên giường thời gian dài.

Thời gian tốt nhất để nằm viện chờ sinh?

Đến giai đoạn cuối kỳ sinh nở, bác sỹ sản khoa nên cho bạn một số chỉ thị rõ ràng, nói cho bạn biết rõ khi nào cần vào viện chờ sinh. Chỉ thị này dựa vào tình trạng sức khỏe của ban, ví dụ bạn có nguy cơ nguy hiểm hoặc biến chứng thai kỳ không? Đây có phải là thai đầu tiên không? Thời gian bạn vào viện gần đây nhất là khi nào?

Nếu tình trạng mang thai của bạn không phức tạp, bác sỹ cho biết bạn chờ đến khi tử cung co bóp mỗi lần 1 phút, 5 phút/lần mới đến viện chờ sinh. Trên nguyên tắc, nếu bạn có nguy cơ cao, bác sỹ khuyên bạn trước khi sinh nên đến viện sớm.

Nếu triệu chứng trước khi sinh không rõ ràng, nhưng bạn đã cảm thấy mình sắp sinh rồi, bạn có thể đi bệnh viện. Tuy nhiên trong trường hợp bình thường, bác sỹ sẽ khuyên bạn nên ở nhà quan sát và tĩnh dưỡng

Theo Mecuti

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Dấu Hiệu Báo Động Mẹ Bầu Đang Thiếu Nước Cần Bổ Sung Ngay

Thiếu nước khi mang thai sẽ gây ra thiếu nước ối, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi trong bụng. Thông thường, bà bầu cần uống nước thường xuyên để cơ thể không rơi vào tình trạng thiếu nước. Khi chị em cảm thấy khát có nghĩa là tình trạng cơ thể mất nước đã trở lên báo động.

Các chuyên gia khoa sản cũng luôn nhắc nhở chị em bầu phải uống đủ nước trong thai kỳ vì nước có vai trò vô cùng quan trọng. Mẹ bầu uống đủ nước sẽ khiến cơ thể bớt mệt mỏi, giảm triệu chứng đau nhức, tránh phù nề, đủ nước ối và quan trọng hơn cả là chuẩn bị cho nguồn sữa mẹ để nuôi bé sau này.

Dấu hiệu mẹ bầu thiếu nước khi mang thai

Giảm số lần đi tiểu

Nếu mẹ nạp đủ nước vào cơ thể thì nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt và mẹ sẽ đi tiểu khoảng 5-7 lần/ngày. Tuy nhiên, nếu cơ thể không đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng đậm, mẹ sẽ không có cảm giác buồn tiểu từ 3-7 giờ. Ít đi tiểu là dấu hiệu rõ nét nhất cho thấy cơ thể không có chất lỏng dư thừa để xuất ra ngoài.

Uống nước đủ cho cơ thể sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố qua nước tiểu. Trong khi, nếu bạn không cung cấp đủ nước, chất thải sẽ tích tụ trong thận gây ra chứng sỏi thận, viêm đường tiết niệu …

Thiếu nước khi mang thai gây nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu những độc tố trong nước tiểu không được pha loãng, chúng sẽ gây thiệt hại tới niêm mạc đường tiết niệu của mẹ và gây ra viêm bàng quang, thậm chí là viêm đường tiết niệu. Triệu chứng phổ biến của căn bệnh này là đau buốt khi đi tiểu, són tiểu.

Táo bón

Đi tiêu thường xuyên nhưng khó đi cũng là một trong những dấu hiệu cơ thể đang bị thiếu nước. Thời điểm thức ăn đi vào đại tràng sẽ cần nhiều chất lỏng để hình thành phân. Nước cũng giúp bôi trơn đường tiêu hóa giúp mẹ đi tiêu dễ dàng hơn. Thiếu nước khi mang thai sẽ khiến phân bị khô, gây khó khăn trong việc đi tiêu. Uống đầy đủ nước giúp bôi trơn hệ tiêu hóa để mẹ đi vệ sinh hàng ngày dễ dàng hơn.

Khô miệng

Nếu mẹ bầu bị thiếu nước khi mang thai, chất lỏng bôi trơn màng nhầy sẽ không được bổ sung. Kết quả là mẹ cảm thấy miệng khô, dính và rất ít nước bọt. Khi cơ thể đủ nước, môi sẽ mềm và nhiều nước bọt, khiến việc ăn uống dễ dàng hơn.

Khô mắt vì thiếu nước khi mang thai

Một triệu chứng nữa của việc mẹ không uống đủ nước là không có nước mắt hoặc ít nước mắt khi khóc. Nếu không uống nước, các chất lỏng ở ống dẫn nước mắt sẽ không được tạo thành khiến mắt mẹ bị khô và ít nước.

Lợi ích của việc uống đủ nước khi mang thai

Nước là phương tiện vận chuyển các chất dinh dưỡng

Sự phát triển thể chất của thiên thần nhỏ trong bụng đều phụ thuộc vào chất dinh dưỡng và khoáng chất mà người mẹ hấp thụ mỗi ngày. Tuy nhiên, những thực phẩm thiết yếu này không thể tự mình đi nuôi bé được. Do đó nước đóng vai trò như một phương tiện để vận chuyển cực kỳ quan trọng cho sự sống của con yêu.

Trợ giúp hoạt động bài tiết của cơ thể nếu uống đủ nước khi mang thai

Khi mang thai, mẹ bầu không chỉ ăn mà còn bài tiết cho cả thai nhi. Chính vì vậy, bạn phải đảm bảo rằng hoạt động bài tiết của cơ thể hoạt động hiệu quả. Khoảng thời gian bé yêu còn ở trong bụng sẽ khiến mẹ bầu phải đi vệ sinh khá nhiều. Vì vậy nước sẽ giúp cho việc này diễn ra dễ dàng cũng như nhanh chóng hơn.

Thêm vào đó, nhiều phụ nữ mang thai cũng thường xuyên bị táo bón nhưng nếu uống nước đầy đủ thì sẽ giảm thiểu tình trạng này.

Giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái

Nhiệt độ cơ thể của mẹ bầu sẽ tăng lên khi mang thai. Vì vậy, việc uống nước giúp kiểm soát và điều hòa lại cũng như khiến thai phụ cảm thấy dễ chịu hơn.

Cải thiện làn da

Nếu mẹ bầu uống đủ nước trong thời kỳ mang thai thì da sẽ được cải thiện độ đàn hồi cũng như luôn mềm mại.

Nước sẽ ngăn ngừa triệu chứng phù nề

Đôi khi trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ có triệu chứng bị phù hoặc sưng ở những nơi nhất định của cơ thể, chẳng hạn như tay, chân hoặc bụng. Uống nhiều nước mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này.

Ngoài các lợi ích kể trên, một số chị em còn nhận thấy rằng uống nước thường xuyên còn giảm thiểu được tình trạng ốm nghén, ợ nóng và khó tiêu. Nó còn duy trì thân nhiệt, làm mát cơ thể, đặc biệt là trong những tháng nóng nực, ẩm ướt.

Mẹ bầu nên uống bao nhiêu nước?

Các chuyên gia khuyên mọi người nên uống 8 ly nước mỗi ngày để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, chế độ ăn uống cũng như lượng nước uống hàng ngày sẽ thay đổi. Vì vậy, mẹ bầu phải uống từ 10-12 ly/ngày. Nguyên nhân là do bạn đang cung cấp nước cho cả bạn và thai nhi.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Cập nhật thông tin chi tiết về Báo Động 11 Dấu Hiệu Sắp Sinh Mẹ Bầu Cần Lưu Ý! trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!