Xu Hướng 9/2023 # Bảo Vệ Sức Khỏe Mẹ Bầu Vào Ngày Nắng Nóng # Top 18 Xem Nhiều | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Bảo Vệ Sức Khỏe Mẹ Bầu Vào Ngày Nắng Nóng # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bảo Vệ Sức Khỏe Mẹ Bầu Vào Ngày Nắng Nóng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mang nặng đẻ đau vốn đã là một thử thách lớn cho những người mẹ. Những ngày hè với cái nóng có thể lên tới 40 độ C sẽ khiến các mẹ bầu vất vả hơn nhiều và cần lưu ý những biện pháp bảo vệ sức khỏe cho cả mình và thai nhi.

Bà bầu mang thai vào mùa hè thường gặp nhiều bất tiện hơn so với mùa khác vì thời tiết nóng bức. Đặc biệt, khi nhiệt độ cơ thể cao còn gây mất nước trầm trọng, khiến lượng máu lưu thông đến tử cung giảm mạnh và kích thích tuyến yên tiết hoóc-môn gây ra co bóp tử cung, dễ dẫn đến sinh non. Vì thế các bà bầu mang thai mùa hè cần đặc biệt chú ý.

1. Tránh tiếp xúc ánh nắng gay gắt

Các mẹ bầu nên tranh thủ phơi nắng vào lúc sáng sớm khoảng 6-7 giờ sáng để bổ sung thêm vitamin D cho cơ thể. Tuy nhiên, ngoài thời gian đó, tuyệt đối không nên phơi nắng vào buổi trưa và chiều bởi không những gây hại cho da mà còn dễ khiến mẹ bầu bị choáng và ngất.

2. Chú ý bổ sung nước

Khi mang thai, thân nhiệt của phụ nữ sẽ thường cao hơn người bình thường và lượng nước cung cấp cho cơ thể cũng cần nhiều hơn. Chính vì vậy, vào ngày hè nóng nực, phụ nữ mang thai nên bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, tránh để cơ thể bị thiếu, mất nước.

Khi bị mất nước (do chậm bổ sung nước, mồ hôi ra nhiều…) sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, huyết áp tụt, kiệt sức; thậm chí, nhiều mẹ bầu còn bị ngất xỉu. Phụ nữ mang thai cần uống khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày. Không nên để đến lúc khát mới uống.

 

3. Hạn chế uống nước lạnh

Trời nắng nóng nên nước lạnh, kem, chè, trái cây ướp lạnh,… là món ưa thích của mọi người. Tuy nhiên, bà bầu không nên dùng đồ lạnh quá nhiều vì rất dễ bị viêm họng. Với người bình thường thì không đáng lo ngại lắm, nhưng bà bầu sức đề kháng rất kém, từ viêm họng có thể gây ra cảm cúm, ho và có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

4. Ăn uống khoa học

Các chị em cũng cần có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Bà bầu nên lựa chọn những đồ ăn tươi, mát như các loại thịt nạc, trứng, đậu, rau xanh và hoa quả. Nhiều bà bầu có tâm lý, mùa hè kém ăn thì cố gắng thay đồ ăn bằng các loại hoa quả, hoặc ăn nhiều một bữa mà bỏ bê các bữa khác. Đây là chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của mẹ và bé.

5. Nên tắm nước ấm

Cảm giác oi bức, ngột ngạt… đôi khi khiến mẹ bầu muốn lao ngay vào phòng tắm và xả nước lạnh ở mức cực đại, hoặc lấy đá chà lên người để hạ nhiệt. Nhưng trên thực tế, việc tắm nước lạnh chỉ làm cho mạch máu co đột ngột. Điều đó không hề tốt cho sức khỏe, nhất là bà bầu còn làm ảnh hưởng đến đứa trẻ ở trong bụng mẹ. Vì thế các mẹ nên tắm nước ấm và không nên tắm quá lâu.

6. Tránh sốc nhiệt

Sốc nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, khiến lỗ chân lông giãn nở thất thường, ảnh hưởng đến sự thoát nhiệt của cơ thể và khiến bà bầu dễ nhiễm cảm, có thể dẫn đến tình trạng đột quỵ.

Để phòng tránh, các mẹ tuyệt đối không ngay lập tức bước từ phòng mát ra ngoài trời, hoặc ngược lại. Nhất là khi đi ngoài đường nắng nóng về, mẹ không nên vào phòng điều hòa ngay mà nên lau khô mồ hôi, nghỉ ngơi dưới quạt gió nhẹ nhàng cho cơ thể ổn định. Ngoài ra, nhiệt độ phòng cũng không nên để chênh lệch quá nhiều để giảm thiểu trạng thái sốc nhiệt, giúp đảm bảo an toàn cho thai nhi trong bụng.

Tham khảo từ Vietnammoi

Những Loại Thức Uống Cho Bà Bầu Ngày Nắng Nóng, Uống Vào Tốt Mẹ Khỏe Con!

Trong những ngày hè oi bức, một số bà bầu cảm thấy cơ thể hết sức mệt mỏi, đắng miệng, không muốn ăn uống gì. Lúc này, chị em có thể bổ sung thêm dưỡng chất bằng các loại thức uống cho bà bầu ngày nắng nóng.

Đây sẽ là lựa chọn đúng đắn cho mẹ bầu muốn bổ sung thêm dinh dưỡng trong thai kỳ. Một số lại còn có tác dụng thanh nhiệt mát huyết rất tốt trong những ngày nắng nóng.

Nước dừa, thức uống giải nhiệt cho bà bầu hàng đầu

Nước dừa rất nổi tiếng trong việc nuôi dưỡng thai nhi trắng trẻo, lớn nhanh lại khỏe mạnh vượt trội.

Theo các chuyên gia, bà bầu uống nước dừa rất tốt, chúng không chỉ giúp sức khỏe chị em được cải thiện mà ngay cả thai nhi cũng nhận được các lợi ích không hề nhỏ bé.

Nước ép hoa quả thức uống cho bà bầu ngày nắng nóng hợp vị

Nước ép trái cây là loại nước mẹ bầu không nên bỏ qua trong giai đoạn mang thai. Lý do là vì chúng sẽ cung cấp rất nhiều vitamin và dưỡng chất cho cơ thể mẹ cũng như thai nhi.

Một số loại trái cây có lợi cho bà bầu đó chính là cam, táo, dâu,… đều có nhiều công dụng kỳ diệu cho sức khỏe mẹ bầu.

Chị em cũng nên lưu ý, hãy chọn trái cây theo mùa chứ không nên dùng quá nhiều hoa quả trái mùa sẽ có chứa những chất không tốt cho sự an toàn của con trong bụng.

Ngoài ra, chúng còn có mùi vị vô cùng thơm ngon, ngọt mát, xứng đáng là loại thức uống cho bà bầu ngày nắng nóng hàng đầu mẹ có thể lựa chọn.

Nước đậu, vừa bổ dưỡng và thanh nhiệt

Các loại nước đậu xanh, đậu đen nếu biết uống đúng cách sẽ hoàn toàn có lợi cho cơ thể của mẹ bầu.

Đây là loại thức uống giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, cung cấp nhiều vitamin B1, B2, B6, folate, lipit, chất béo,… cực kỳ tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Nước ép rau củ vừa mát lại nhiều vitamin

Tương tự như nước ép trái cây, nước ép rau củ cũng đặc biệt tốt cho sức khỏe của các mẹ bầu. Tuy nhiên, chúng có thể hơi khó uống, tạo ra các mùi vị khá lạ nên mẹ hãy chú ý kết hợp với một số loại hoa quả có vị ngọt tự nhiên.

Các loại nước ép rau củ quả đề cung cấp một lượng dưỡng chất cùng vitamin cực kỳ lớn. Trong đó nổi bật nhất là lượng chất xơ hết mực dồi dào.

Nhu động ruột hoạt động tốt hơn giúp hệ tiêu hóa hấp thu dưỡng chất đặc biệt hiệu quả, nuôi thai nhi lớn nhanh hơn.

Sữa, thức uống hàng đầu cho mẹ bầu

Nhắc đến thức uống cho bà bầu ngày nắng nóng và chế độ ăn của phụ nữ mang thai không thể không nhắc đến sữa.

Sữa cùng các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,… đều rất bổ khi có khả năng cung cấp nhiều dưỡng chất đến cho thai nhi.

Nếu 3 tháng đầu mẹ bị ốm nghén, thường xuyên mệt mỏi đến độ không ăn được gì thì có thể thỉnh thoảng thay thế bữa ăn bằng các loại sữa bầu giàu dưỡng chất.

Còn nếu mẹ vẫn có thể ăn uống bình thường thì có thể bỏ qua sữa bầu. Chỉ tập trung uống các loại sữa khác ít nóng hơn như sữa tươi, sữa dê,… là chúng ta đã đủ dinh dưỡng cho chị em và cả con trong bụng.

Tất cả các loại sữa đều có khả năng cung cấp nhiều khoáng chất như canxi, protein, DHA,… giúp thai nhi thông minh, lớn nhanh, tăng cân đều đặn.

Nhìn chung các loại thức uống cho bà bầu ngày nắng nóng khá đa đạng, chị em có thể tùy chọn theo khẩu vị cá nhân. Ngoài ra mẹ nhớ ăn uống đủ chất, tránh nắng và che chắn cẩn thận khi ra đường vì say nắng, sốt do thời tiết nóng cũng ảnh hưởng thai nhi.

Mẹ Bầu Bị Thủy Đậu Nên Ăn Gì Để Bảo Vệ Sức Khỏe Thai Nhi?

Thai phụ nếu không may nhiễm bệnh thủy đậu sẽ phải đối mặt với nguy cơ viêm phổi do virus varicella 10 – 20%, trong số người viêm phổi do virus này nguy cơ tử vong lên đến 40%. Vậy làm thế nào khi bị thủy đậu trong quá trình mang thai? Cần ăn uống như thế nào để đảm bảo bổ sung đầy đủ chất trong quá trình mang thai? Mẹ bầu bị thủy đậu nên ăn gì để bảo vệ thai nhi?

Nếu mẹ bầu bị thủy đậu có khả năng bé khi được sinh ra sẽ bị ảnh hưởng mặc dù không nhiều như một số trường hợp bé có thể bị hội chứng varicella bẩm sinh. Đây là một nhóm các khuyết tật bẩm sinh có thể bao gồm: Sẹo; Vấn đề với cơ bắp và xương; Cánh tay hoặc chân bị tê liệt hoặc không được hình thành chính xác; Động kinh; Microcephaly – Đây là một khuyết tật bẩm sinh trong đó đầu của em bé nhỏ hơn dự kiến, so với những em bé cùng giới tính và cùng tuổi.

Mẹ bầu bị thủy đậu nên ăn gì: Bí đao (Bí xanh) Món ngon từ bí xanh dành cho mẹ bầu

Canh bí đao nấu giò sống tôm nõn

Bí đao xào tỏi

Bí đao nhồi thịt kho tương

Lưu ý khi bà bầu ăn bí xanh

Không nên ăn nhiều bí xanh. Bí xanh không chứa chất béo rất không tốt nếu mẹ ăn bí xanh trong nhiều ngày.

Bà bầu nên ăn bí xanh 1 tuần/ 1 lần.

Không ăn nhiều bí xanh để giảm cân, điều đó khiến thai nhi không hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng.

Không ăn hay uống bí đao sống. Vì trong bí xanh sống chứa tính xà phòng cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ tiêu hóa.

Những bà bầu huyết áp thấp không nên ăn bí đao vì sẽ làm cho tình trạng thêm tồi tệ.

Mẹ bầu bị thủy đậu nên ăn gì: Củ cải trắng Những lưu ý khi ăn củ cải trắng khi mang bầu

Không được ăn củ cải sống, nên ăn củ cải đã được nấu chín.

Không nên ăn nhiều củ cải có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng.

Tránh ăn những món củ cải muối sẽ rất hại cho bà bầu.

Bà bầu huyết áp thấp không nên ăn nhiều củ cải trắng.

Một số thực phẩm không thể kết hợp với củ cải trắng

Ăn củ cải ngay sau khi uống thuốc: Củ cải có chức năng giải thuốc nhất định, ăn cùng một lúc sẽ giảm bớt công hiệu của thuốc.

Tránh ăn củ cải cùng cà rốt: Trong củ cải trắng chứa lượng vitamin C cực cao còn trong cà rốt lại chứa một lượng chất phân giải enzim, vô hiệu hóa tác dụng của vitamin C. Bà bầu ăn củ cải trắng cùng lúc với cà rốt sẽ làm mất đi công dụng của nó.

Không nên ăn cùng mộc nhĩ: Bà bầu ăn củ cải trắng kết hợp với mộc nhĩ sẽ khiến cho những người có cơ địa nhạy cảm bị viêm da.

Mẹ bầu bị thủy đậu nên ăn gì: Cam Những món ăn dinh dưỡng từ cam cho mẹ bầu: Lưu ý khi bà bầu ăn cam

Tốt nhất là sử dụng cam tươi để tiêu thụ để đảm bảo dinh dưỡng.

Không nên uống hay ăn cam ở các hàng quán bên ngoài để đảm bảo vệ sinh.

Khi mua cam cần lựa chọn cơ sở uy tín; đảm bảm cam không có thuốc kích thích hay trừ sâu gây hại cho sức khỏe.

Theo viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị, bà bầu chỉ nên tiêu thị 85mg vitamin C mỗi ngày, tương đương với 2 quả cam.

Bà bầu mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) thì không nên ăn cam vì có thể làm bệnh nặng hơn.

Mẹ bầu bị thủy đậu không nên ăn gì

Đồ ăn cay nóng nhiều gia vị

Thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa

Rượu bia và chất kích thích

Thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật

Thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn

Lưu ý cho mẹ bầu bị thủy đậu

Mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, thai phụ cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.

Bên cạnh đó mẹ bầu cần:

Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 8 cốc/ngày

Tạo một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ

Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu

Bà Bầu 3 Tháng Đầu Kiêng Ăn Gì Để Bảo Vệ Sức Khỏe Mẹ Và Bé

Kiêng cữ khi mang thai rất cần thiết và đảm bảo sức khỏe mẹ và bé. Tránh trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, động thai, sảy thai do mẹ không kiêng cữ các thực phẩm, hoạt động có hại cho bà bầu.

Mẹ bầu nên tránh, kiêng tuyệt đối các thực phẩm sau đây:

Gan động vật: Đây là thực phẩm chứa nhiều độc tố, nó chứa retinol và gây ra tình trạng sảy thai ở mẹ bầu.

Thực phẩm gây co thắt tử cung: Dứa, đu đủ xanh, rau ngót, cam thảo, ngải cứu, rau chùm ngây, rau răm, cua…đây là các loại rau củ quả khiến cổ tử cung của bạn co thắt mạnh hơn, đau bụng dữ dội và gây động thai, sảy thai.

Hải sản: Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu kiêng ăn gì thì hải sản bạn phải kiêng cẩn thận. Trong hải sản có chứa thủy ngânảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ thai nhi.

Sữa chưa tiệt trùng: Sữa tươi chưa tiệt trùng không tốt cho mẹ bầu vì nó vẫn còn chữa vi khuẩn, vi sinh có hại cho cơ thể của mẹ và bé. Bà bầu chỉ nên uống sữa đã tiệt trùng để đảm bảo sức khỏe, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và thai nhi.

Đồ uống có cồn, có ga, chứa cafein: Các loại nước ngọt có ga, rượu bia là thực phẩm bà bầu nên kiêng tuyệt đối vì có thể khiến thai nhi bị dị tật.

Trứng sống: Trứng sống và trứng lòng đào sẽ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, đau bụng dễ gây sảy thai.

Đồ ăn chế biến sẵn: Như mì tôm, thịt hộp, nem chua…sử dụng nhiều chất phụ gia, thuốc bảo quản thực phẩm vì vậy nó sẽ gây hại cho thai nhi khi thức ăn đi vào cơ thể.

Những thực phẩm bà bầu nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ

Thực phẩm giàu chất đạm: Giúp sự phát triển của mô bào thai và não, giúp gia tăng lượng máu, đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Bà bầu nên lựa chọn thực phẩm giàu protein như thịtt bò, thịt gà, thịt lợn, cá hồi, phô mai, đậu phộng…

Thực phẩm giàu Vitamin A như trứng, sữa (sữa tiệt trùng), cá, thịt, rau củ quả…

Thực phẩm giàu Vitamin C là loại dưỡng chất rất quan trọng và cần thiết cho mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu. Ăn nhiều rau củ quả có chứa vitamin C như: Cam, bơ, ổi, xoài, thanh long, vú sữa…

Thực phẩm giàu Canxi để xương chắc, khỏe, phát triển hệ tim mạch, hệ thần kinh của bé. Bà bầu thiếu canxi sẽ làm thai nhi kém phát triển, bé khi sinh ra dễ mắc bệnh tim mạch, huyết áp. Các thực phẩm như sữa chua, phô mai, trứng, sữa tiệt trùng…

I ốt là chất rất cần thiết cho bà bầu và phải bổ sung 180 – 200mcg i ốt/ngày. Bạn có thể ăn các thực phẩm chế biến cùng muối hoặc i ốt để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.

Kẽm trong các loại hạt và đậu khô như hạt óc chó, hạt nhân, macca, hạt điều…

Mẹ Bầu Không Nên Ăn Gì Trong Những Ngày Nắng Nóng?

Mẹ bầu không nên ăn gì trong những ngày nắng nóng?

TP.HCM lại bước vào những ngày nắng nóng với nhiệt độ trung bình từ 27 – 37 độ C. Với thời tiết oi bức này, sẽ có một vài ảnh hưởng nhất định đến những mẹ bầu và đặc biệt trong chuyện ăn uống. Việc này có thể làm các mẹ bầu càng thêm nóng trong, rối loạn tiêu hóa cũng như các ảnh hưởng sức khỏe khác.

Các loại hạt có vỏ cứng

Vừa có nhiều chất dinh dưỡng, cũng như là một món ăn vặt cực kỳ được ưa thích bởi các mẹ bầu. Chính vì thế, các loại hạt có vỏ cứng luôn nằm trong danh sách hàng đầu trong sự lựa chọn trong suốt thai kỳ. Nhiều mẹ còn cho rằng, việc nhai hoặc bóc vỏ những loại hạt này, có thể giúp cho các mẹ thư giãn rất nhiều. Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng quá nhiều, đặc biệt trong mùa nóng, những ảnh hưởng sẽ có thể xảy ra với các mẹ bầu đấy.

Sẽ gây nóng nếu sử dụng quá nhiều

Trái cây có tính nóng

Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng do chứa nhiều nước, vitamin và khoáng chất, trái cây là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn dinh dưỡng ngày hè. Tuy nhiên, không phải loại hoa quả nào cũng lành tính đến vậy, đặc biệt là những loại quả mang tính ôn nhiệt. Ăn quá nhiều loại quả này vừa không có lợi cho sức khỏe, lại còn gây ra hiện tượng nhiệt, nóng trong.

Đào, mận, vải là những trái cây đại diện có tính nóng

Đào

Tuy chứa hàm lượng sắt dồi dào, giàu protein, đường, kẽm, pectin, nhưng lại gây ra bệnh tiêu chảy và một số bệnh đường ruột cấp tính khác khi ăn quá nhiều.

Mận

Là ví dụ điển hình khác của hoa quả mang tính ôn nhiệt không có lợi cho sức khỏe bà bầu nếu ăn nhiều. Mận có tính nóng cao, ăn nhiều sẽ làm cơ thể phát ban, xuất hiện mụn nhọt,… Thêm loại quả nữa mẹ bầu cần tránh đó là vải và nhãn.

Vải

Ăn nhiều vải dễ gây nóng trong người vì hàm lượng đường trong vải rất cao. Ngoài ra với đặc tính riêng của vải, sẽ khiến cho bạn dễ nhiễm cảm, viêm họng, và thủy đậu.

Đồ ngọt

Món ăn vặt nhiều đường không chỉ làm tăng lượng đường huyết, bộc phát nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, mà còn dẫn đến tình trạng sâu răng, dư cân, béo phì ở phụ nữ mang thai.

Khi lượng đường nạp vào trong máu nhiều sẽ thúc đẩy vi khuẩn sinh sôi nảy nở trên da, đặc biệt là mùa nóng như hiện nay, điều đó dễ gây ra hiện tượng sưng phù, mụn nhọt. Ngoài ra, chúng còn có thể phá vỡ sự cân bằng kiềm a-xít trong huyết dịch, làm giảm sức đề kháng và suy yếu hệ miễn dịch.

Thức ăn nhiều dầu mỡ

Với bà bầu dễ bị mắc chứng đầy hơi, ợ nóng, khó tiêu, ăn nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ trong mùa nắng nóng sẽ làm tình hình càng trở nên trầm trọng hơn. Dầu mỡ làm huyết dịch lưu lại trong dạ dày, đường ruột, giảm lượng máu vận chuyển đến não, tăng cảm giác chướng bụng, chán ăn, mệt mỏi.

BS. CKI Quách Văn – Khoa Sản – Bệnh viện Quốc tế City

Theo BS. CKI Quách Văn – Khoa Sản – Bệnh viện Quốc tế City: “Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý khi mang thai là một điều hết sức cần thiết vì những ảnh hưởng nhất định. Phải lựa chọn thông minh và khoa học để xem chúng có gây nên những tác động nào đến thai nhi hay không. Có những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhưng chưa chắc sẽ phù hợp với thai nhi”.

LỚP HỌC “DINH DƯỠNG TRONG THAI KỲ” 23/03/2023

Khi tham gia chương trình, các mẹ bầu được cập nhật những kiến thức về cách nuôi dưỡng và chăm sóc bé đồng thời sẽ nhận những ưu đãi tuyệt vời từ chương trình.

Giảm giá 10% trên gói thai sản (gói khám thai, gói sinh) hiện tại.

Giảm 2,500,000 VND cho Combo khám thai + sinh thường hoặc Combo Sinh thường + Vaccine cơ bản cho trẻ hoặc Combo Khám + Sinh thường + Vaccine cơ bản cho trẻ.

Giảm 3,000,000 VND cho Combo khám thai + sinh mổ hoặc Combo Sinh mổ + Vaccine cơ bản cho trẻ hoặc Combo Khám + Sinh mổ + Vaccine cơ bản cho trẻ.

Giảm giá 20% trên gói vaccine cơ bản cho trẻ dưới 12 tháng tuổi cho Khách hàng đã mua các gói sinh hoặc combo sinh của CIH hoặc bé đã sinh tại CIH.

Cùng quà tặng hấp dẫn khác từ chuỗi siêu thị mini Nhật Bản cho mẹ và bé SNB & spa mẹ và bé Natural Queen.

Thời gian: 8h30 Thứ bảy – ngày 23/03/2023.

Địa điểm: Lầu 4 Bệnh viện Quốc tế City.

Hotline: 0909 802 936

Đăng ký online: http://bit.do/lop-hoc-tien-san

Mọi thắc mắc về các gói dịch vụ thai sản của Bệnh viện Quốc tế City, Quý khách vui lòng liên hệ hotline (028) 6280 3333, máy nhánh: 8137 hoặc 8139 để được tư vấn.

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

(Kế siêu thị Aeon Mall Bình Tân)

ĐT: (8428) 6280 3333 (Bấm phím 0) để gặp tổng đài viên.

Có Bầu Mấy Tháng Thì Tiêm Phòng Để Bảo Vệ Sức Khỏe Cho Mẹ Và Bé?

“Có bầu mấy tháng thì tiêm phòng?” là câu hỏi phổ biến mà nhiều mẹ bầu thắc mắc. Tuy nhiên, có một điều mà các chị em cần lưu ý: việc tiêm phòng để bảo vệ mẹ bầu và thai nhi trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm không chỉ nên được tiến hành trong thai kỳ mà đặc biệt có một số mũi tiêm còn cần được hoàn thành trước khi mang thai.

Lịch tiêm phòng trước khi mang thai

Mũi tiêm 3 trong 1 ( sởi, quai bị, rubella ): nên tiêm muộn nhất là trước khi có bầu 1- 3 tháng.

Tiêm phòng viêm gan B: trước hoặc trong khi có bầu đều có thể tiêm mũi này. Tuy nhiên bạn nên tiêm trước khi có bầu để có sự chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe.

Cúm: Có thể tiêm ở mọi thời điểm trước hoặc trong khi mang thai nhưng khuyến cáo nên tiêm sớm trước khi mang bầu và nhắc lại hàng năm

Bạch hầu – ho gà – uốn ván: tiêm 1 liều duy nhất, không cần phải tránh thai sau tiêm

Lịch tiêm phòng trong khi mang thai Đối với thai lần đầu: Lần có thai sau:

Tiêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván nếu lần đầu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván.

Địa điểm tiêm phòng cho bà bầu an toàn nhất là bạn nên đến các trung tâm y tế dự phòng hay các bệnh viện sản khoa, bệnh viện đa khoa đều có dịch vụ tiêm chủng.

Những chị em ở các thành phố lớn nên đến trung tâm y tế dự phòng của thành phố hoặc các bệnh viện lớn, các cơ sở uy tín được chứng nhận cấp phép bởi Bộ y tế để đảm bảo chất lượng và an toàn.

Các vắc xin thường được chỉ định tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ (tháng 4, 5, 6).

Trong thời gian mang thai, các bà bầu được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin uốn ván. Ngoài ra, các mẹ bầu hoàn toàn có thể chủ động tiêm các loại vắc xin khác như Cúm (bất hoạt), Viêm gan B (ở người chưa tiêm vắc xin, tiêm chưa đủ phác đồ, đang mang virus Viêm gan C hoặc các bệnh gan mãn tính khác).

Theo đó, tổng số lần cần tiêm vắc xin uốn ván là 5 lần, bao gồm 2 mũi trước khi sinh con lần đầu và 3 mũi tiêm nhắc. Cụ thể về thời gian tiêm phòng uốn ván (tháng mấy của thai kỳ thì phải tiêm phòng) được quy định như sau:

Nếu thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván trước đây, hoặc đã tiêm 2 mũi nhưng cách đây trên 5 năm thì cần tiêm đủ 2 mũi trước ngày dự sinh 1 tháng. Tốt nhất là tiêm mũi 1 vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5, mũi 2 sau đó 1 tháng (vào tháng thứ 5 hoặc thứ 6), tránh 3 tháng đầu là giai đoạn bà bầu hay bị ốm nghén.

Nếu thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi (<5 năm) hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước khi mang thai thì cần tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

Trong trường hợp thai phụ đã được tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.

Nếu thai phụ đã được tiêm đủ phác đồ là 5 mũi uốn ván thì không cần tiêm bổ sung, vì với 5 mũi khả năng bảo vệ đã đạt trên 95%. Trong trường hợp mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại một mũi.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu theo tuần thai

Nếu thắc mắc có bầu mấy tháng thì tiêm phòng chị em lưu ý lịch tiêm phòng cho bà bầu theo tuần thai như sau:

+Lần 14 – Tuần thứ 40: Khám thai, thử tiểu, siêu âm, Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

Ngoài ra, với phụ nữ dưới 26 tuổi thì nên tiêm phòng thêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV). Vắc xin phòng HPV gồm 3 mũi, tiêm theo phác đồ 0, 1, 6 tháng hoặc 0, 2, 6 tháng tùy theo hãng sản xuất vắc xin.

Trong trường hợp đang trong quá trình tiêm vắc xin phòng HPV mà có thai thì cần dừng tiêm, đến khi sinh xong mới tiêm mũi tiếp theo.

Tuy nhiên, thời gian hoàn tất ba mũi tiêm không được quá 2 năm. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện, các chị em nên tiêm phòng thêm vắc xin ngừa uốn ván, viêm gan A, viêm phổi do phế cầu… để bảo vệ sức khỏe của mình.

Để được mẹ tròn con vuông, một trong những việc quan trọng nhất là theo dõi chặt chẽ thai kỳ bằng cách đi khám ít nhất 3 lần. Với các trường hợp có thai sau khi điều trị vô sinh, điều này càng trở nên cần thiết nhằm phát hiện và can thiệp kịp thời những bất thường có thể xảy ra.

Mục đích của mang thai cần tiêm phòng khám thai định kỳ là theo dõi sự phát triển, thay đổi của mẹ hay tình trạng bệnh lý của mẹ như cân nặng, ăn uống, nám mặt, sạm da, cao huyết áp do thai, bệnh tim mạch… và phát hiện những bất thường của thai.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bảo Vệ Sức Khỏe Mẹ Bầu Vào Ngày Nắng Nóng trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!