Xu Hướng 3/2023 # Bệnh Đái Tháo Đường Trong Thai Kỳ : Nguyên Nhân &Amp; Cách Chữa Trị # Top 5 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bệnh Đái Tháo Đường Trong Thai Kỳ : Nguyên Nhân &Amp; Cách Chữa Trị # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Bệnh Đái Tháo Đường Trong Thai Kỳ : Nguyên Nhân &Amp; Cách Chữa Trị được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh đái tháo đường trong thai kỳ : Nguyên nhân & Cách chữa trị

Đái tháo đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường hay tiều đường thai kỳ là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng glucose của các tế bào trong cơ thể và là nguyên nhân gây tăng đường huyết, điều này không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Bệnh có thể sẽ tự hết sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu đã bị bệnh tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.

Theo thống kê tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ là khoảng 5% trên tổng số các bà mẹ mang thai, chiếm khoảng 200,000 trường hợp mỗi năm tại quốc gia này.

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ

Bình thường, insulin được tụy tạng sản xuất ra để điều hòa glucose trong máu. Khi mang thai, các hormone của nhau thai sẽ làm rối loạn việc sản xuất này. Tụy cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần mới đủ điều chỉnh được glucoso. Khi tụy không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thì glucose máu sẽ tăng cao gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.

Phụ nữ thừa cân, béo phì, mang thai khi lớn tuổi (trên 35 tuổi), hoặc gia đình hay bản thân có tiền sử bị tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường khi mang thai cao hơn. Tuy nhiên, theo thống kê, khoảng 30% trường hợp bị tiểu đường lúc thai nghén không tìm thấy nguy cơ hay có nguy cơ ở mức thấp. 

Tiểu đường thai kỳ sẽ gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho bà mẹ và thai nhi. Những đứa trẻ được sinh ra từ mẹ bị đái tháo đường phải gánh chịu nhiều nguy cơ như thai nhi dễ bị chấn thương trong khi sinh cao gấp 2 lần so với đứa trẻ bình thường, nguy cơ phải mổ đẻ cao gấp 3 lần và nguy cơ bị suy yếu thai gấp 4 lần. Ngoài ra, nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì đứa trẻ dễ bị mắc các dị tật bẩm sinh hơn.

Khi được sinh ra từ mẹ bị đái tháo đường thì trẻ thường phải được chăm sóc trong lồng kính nhân tạo. Trẻ còn phải chịu nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn như bị rối loạn chuyển hoá và nguy cơ bệnh tim mạch.

Phụ nữ có thai bị tiểu đường cũng gặp nhiều nguy hiểm. Đái tháo đường công với việc bạn đang mang thai sẽ làm gia tăng các biến cố. Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các biến chứng về thận và tăng huyết áp. 

Mẹ bầu nên làm gì để hỗ trợ điều trị đái tháo đường thai kỳ?

Lập kế hoạch ăn uống khoa học và tuân thủ kế hoạch

Chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết của mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu nên lập thực đơn ăn uống mỗi ngày với hàm lượng dinh dưỡng cân bằng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát lượng tinh bột và năng lượng nạp vào cơ thể, tránh trường hợp ăn uống tùy hứng làm đường huyết không ổn định.

Các chuyên gia thường khuyên người phụ nữ mang thai bị đái tháo đường thai kỳ cần chia nhỏ bữa ăn để tránh đường huyết tăng quá cao sau khi ăn. Với số lượng bữa ăn phong phú như vậy, mẹ bầu có thể kết hợp sáng tạo nhiều món mà không bị ngán.

Mẹ bầu nên ăn nhiều chất xơ trong rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên cám. Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa táo bón, cải thiện hoạt động của insulin, làm chậm sự hấp thu đường vào máu. Các loại hạt, yến mạch, bông cải xanh, cải bó xôi, táo, chuối… là nguồn cung cấp chất xơ và các vitamin tốt cho phụ nữ đái tháo đường thai kỳ.

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cũng nên bổ sung thêm vitamin và các khoáng chất. Khi mang thai, nhu cầu về vitamin và khoáng chất của cơ thể tăng lên rất nhiều, vì vậy, mẹ bầu cần chú ý chọn các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất mà không ảnh hưởng đến đường huyết, hoặc uống các loại thực phẩm bổ sung vitamin nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Bệnh nhân cũng cần bổ sung chất đạm, vì chất đạm là nguồn axit amin giúp xây dựng cấu trúc tế bào, hình thành các cơ quan và tăng trưởng cơ thể. Chất đạm là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu trong chế độ ăn. Đối với phụ nữ mang thai bị đái tháo đường, nguồn năng lượng từ chất đạm chiếm tỷ lệ khoảng 20% tổng năng lượng hàng ngày. Do đó, bệnh nhân nên lựa chọn nguồn đạm dễ tiêu hóa từ cá, gia cầm hoặc trứng, sữa.

Nên chọn các nguồn tinh bột thô như ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt, đậu… và tránh các loại tinh bột tinh chế. Các loại tinh bột thô vào cơ thể sẽ hấp thu chậm hơn, nên đường huyết sẽ không tăng vọt quá mức sau ăn. Bên cạnh đó, vỏ cám của các loại gạo còn cung cấp rất nhiều vitamin nhóm B – một loại vitamin cần cho cơ thể. 

Đặc biệt giảm ăn đồ ngọt

Các loại bánh ngọt, nước ngọt có ga, nước tăng lực… chứa rất nhiều đường hấp thu nhanh. Khi dùng các loại thực phẩm này, đường huyết sẽ tăng nhanh và tăng rất cao. Đồ ngọt có hương vị rất hấp dẫn nhưng chúng hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Do đó, mẹ bầu nên giảm lượng đường nêm trong thức ăn và tránh dùng đồ ngọt để giúp kiểm soát đường huyết. 

Vận động, tập thể dục để hỗ trợ điều trị đái tháo đường thai kỳ

Tăng cường vận động, tập thể dục sẽ giúp tiêu thụ bớt năng lượng thừa, giảm đề kháng insulin và hạ đường huyết. Việc vận động sẽ giúp tránh tăng cân quá mức. Một số hình thức vận động đơn giản, phù hợp với phụ nữ mang thai như đi bộ mỗi ngày hai lần, mỗi lần 30 phút cũng rất hiệu quả. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bơi lội, đi bộ trên máy hay thực hiện các bài tập tại chỗ nhẹ nhàng. Khi mang thai, bạn nên tránh các môn thể thao mất quá nhiều sức hoặc phải căng giãn cơ thể quá mức.

Uống nước điện giải ion kiềm để kiểm soát đường huyết

Nước điện giải ion kiềm sẽ giúp quản lý tốt hơn bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai thông qua việc cân bằng độ pH cho máu. Tuyến tụy có nhiệm vụ tiết ra insulin giúp cơ thể sử dụng các loại đường và carbohydrate. Tuyến tụy cũng cần canxi để làm công việc của mình một cách hiệu quả. Tuy nhiên nếu máu có tính axit nó sẽ sử dụng canxi để cân bằng lại pH trong máu, dẫn đến việc tiết insulin bị gián đoạn. Đồng thời, chế độ ăn có hàm lượng protein cao có thể làm tắc nghẽn các mạch máu ở tuyến tụy, làm cho nó khó khăn hơn để giải phóng insulin.

Nước điện giải ion kiềm có thể giúp cơ thể quản lý sản xuất insulin và do đó quản lý bệnh tiểu đường theo nhiều cách. Nước điện giải ion kiềm có độ pH cao, có nghĩa là nó có thể giúp trung hòa các chất thải có tính axit trong cơ thể. Thêm vào đó, nước điện giải ion kiềm lại có các phân tử siêu nhỏ nên nó dễ dàng chui qua màng tế bào để giúp hydrat và độc tố có tính axit tuôn ra. Đồng thời, nước điện giải ion kiềm còn chứa vi khoáng Canxi dạng ion nên rất dễ dàng cho tuyến tụy sử dụng từ đó cơ thể sẽ không bị thiếu hụt Canxi. Theo thời gian, nước điện giải ion kiềm sẽ giúp cân bằng hệ thống trong toàn bộ cơ thể của bạn. Các bác sĩ tại Hàn Quốc và Nhật Bản đã sử dụng phương pháp điều trị bằng nước điện giải ion kiềm để giúp giảm bớt và thậm chí loại bỏ lượng insulin cần thiết để sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường của họ. 

Đó là một số phương pháp hỗ trợ điều trị đái tháo đường thai kỳ mà phụ nữ bị tiểu đường khi mang thai có thể tham khảo thực hiện. Xây dựng chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý kết hợp với uống nước điện giải ion kiềm mỗi ngày là những biện pháp có thể kiểm soát đường huyết trong cơ thể hiệu quả.

Theo /

Loại Sữa Nào Tốt Cho Mẹ Bầu Khi Bị Đái Tháo Đường Thai Kỳ?

Tuy sữa dê có hương vị khó uống hơn sữa bò nhưng khi đã quen, mùi vị đặc trưng của sữa dê là món quà vô giá vì nó do các dưỡng chất đặc biệt tạo thành. Sữa dê tươi tiệt trùng hoặc sữa hữu cơ đều có thể dùng được. So với sữa bò, hàm lượng chất đạm trong sữa dê cao hơn nhưng lại ít béo hơn, nhiều vitamin B2 hơn. Một ly sữa dê cung cấp 283mg canxi.

So sánh các loại sữa

Nếu bảo quản sữa thanh trùng không theo hướng dẫn của nhà sản xuất, uống sữa thanh trùng hoặc ăn các sản phẩm làm từ sữa thanh trùng không hoàn toàn an toàn cho phụ nữ mang thai vì ở môi trường nóng ẩm như Việt Nam, sữa có thể bị hư hỏng gây ngộ độc thực phẩm. Phụ nữ có thai là đối tượng cần có sức khỏe tốt nhất để con phát triển khỏe mạnh nên cần thận trọng khi ăn uống.

Sữa tươi thanh trùng liệu có an toàn?

Sữa đậu nành bao gồm loại nguyên chất, có bổ sung thêm canxi và một số vi chất dinh dưỡng. Loại sữa này có hàm lượng chất đạm gần giống sữa bò. Sữa đậu nành không chứa cholesterol và cung cấp khá nhiều canxi nếu có bổ sung canxi cần thiết cho sự phát triển của bé và mẹ. Các chất béo bão hòa một nối đôi hoặc nhiều nối đôi trong sữa hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch. Trong sữa còn có các chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa ung thư. Một ly sữa đậu nành loại bổ sung canxi cung cấp 300mg canxi.

5. Sữa gạo

Sữa gạo cũng bao gồm loại nguyên chất, bổ sung thêm canxi… Sữa gạo chứa nhiều vitamin nhóm B và ít chất béo. Không nên dùng sữa gạo cho phụ nữ mang thai và đặc biệt là mắc đái tháo đường thai kỳ vì hàm lượng tinh bột trong sữa gạo cao gấp 4 lần sữa bò lại chứa khá ít chất đạm. Một ly sữa gạo nguyên chất chỉ chứa 20mg canxi.

6. Sữa hạnh nhân

Sữa hạnh nhân là sự lựa chọn thay thế cho những người dị ứng với sữa đậu nành hoặc gluten. Sữa hạnh nhân không chứa chất béo bão hòa và cholesterol. Trong sữa có nhiều axit folic, chất xơ, chất đạm, vitamin nhóm B, canxi, sắt và vitamin E. Đây là loại sữa ít năng lượng và giàu chất chống oxy hóa. Nên hạn chế dùng sữa hạnh nhân cho phụ nữ mang thai bị đái tháo đường vì lượng đạm không cao. Một ly sữa hạnh nhân nguyên chất chứa 7,5mg canxi.

7. Sữa yến mạch

Sữa lúa mạch chứa nhiều chất xơ, giúp chống táo bón trong thai kỳ. Sữa giúp kiểm soát sự thèm ăn, hỗ trợ điều hòa đường huyết, giúp vận chuyển oxy đến các tế bào. Loại sữa này cũng chứa nhiều khoáng chất như mangan, kali, phốt pho và vitamin A, D. Hàm lượng protein trong sữa yến mạch cao hơn sữa gạo và hạnh nhân nhưng vẫn thấp hơn sữa bò. Một ly sữa yến mạch cung cấp 120mg canxi.

8. Sữa chuyên biệt dành cho người đái tháo đường thai kỳ

Có tới 20% phụ nữ mang thai bị chứng đái tháo đường thai kỳ. Với người đái tháo đường, mức đường huyết thường lên xuống thất thường. Việc kiểm soát mức đường huyết rất khó và nếu không được kiểm soát về lâu dài sẽ dẫn đến bệnh tim mạch cho mẹ và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Các loại sữa chuyên biệt dành cho người đái tháo đường với thành phần cân đối về đạm, bột đường, béo, 28 vitamin và khoáng chất, có thể dùng bổ sung hoặc thay thế cho bữa ăn, giúp cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho người đái tháo đường, đồng thời kiểm soát đường huyết, tăng cường sức khỏe tim mạch. Bạn có thể uống để thay thế bữa ăn nhẹ hay bữa ăn chính khi bận rộn, trước khi đi ngủ, trước hoặc sau khi tập thể dục… Nên uống 1–3 ly mỗi ngày.

Source

Which Milk Is Good During Pregnancy? Truy xuất từ http://www.newkidscenter.com/Which-Milk-Is-Good-During-Pregnancy.html

Thực Đơn Dinh Dưỡng Dành Cho Mẹ Bầu Bị Đái Tháo Đường Thai Kỳ

Dinh dưỡng của bữa ăn

Một chế độ ăn lành mạnh đều quan trọng cho tất cả thai phụ. Đối với những phụ nữ đái tháo đường thai kỳ, cần có chế độ ăn vừa đủ năng lượng, cân đối các chất dinh dưỡng, giảm chất bột đường để đảm bảo tăng trưởng cho thai nhi và duy trì đường huyết ổn định cho mẹ… Chế độ ăn nên đủ các nhóm thực phẩm là gạo và ngũ cốc, sữa và sản phẩm từ sữa, thịt cá, trứng; rau xanh; trái cây, dầu hoặc mỡ. Chất bột đường phải cắt giảm xuống mức 50% tổng năng lượng. Chọn loại chất bột đường chuyển hóa chậm, có nhiều chất xơ như cơm gạo lức, gạo mầm, ngũ cốc. Hạn chế ăn xôi nếp, các loại ngũ cốc đã tinh chế như bột năng, bột bắp, các loại trái cây nhiều đường như mít, sầu riêng, nhãn, nho… Lượng tinh bột có trong bánh mì, ngũ cốc, trái cây, sữa và món ngọt ảnh hưởng trực tiếp lên đường huyết. Nên hạn chế ăn đường, đồ ngọt. Một thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ thường được khuyên nên chia nhỏ bữa ăn khoảng 6 bữa trong ngày (ba bữa chính với lượng thức ăn ít hơn thông thường và ba bữa phụ) để tránh đường huyết tăng vọt sau một bữa ăn thịnh soạn.

Bữa sáng

Các thức ăn chứa tinh bột sẽ được chuyển hóa thành glucose trong cơ thể. Insulin là hormone cần thiết để làm giảm glucose huyết. Chuyển hóa glucose ở người đái tháo đường thai kỳ bị rối loạn do hoạt động kém hiệu quả của insulin. Vì vậy, tổng lượng tinh bột nạp vô hàng ngày chỉ nên chiếm khoảng 50 – 60% tổng lượng năng lượng. Nếu tổng lượng tinh bột này chia đều cho 6 bữa ăn thì sẽ thấp hơn lượng tinh bột người bình thường thường dùng.

Bữa sáng rất quan trọng. Nếu buổi sáng bạn không hoạt động nhiều thì có thể ăn ít hơn các bữa còn lại. Một bữa sáng lý tưởng là ăn đầy đủ dinh dưỡng từ các nhóm thức ăn: tinh bột, đạm, béo và vitamin. Sẽ tốt hơn nếu lượng tinh bột ăn vào là loại chưa qua chế biến như ngũ cốc nguyên cám, bánh mì đen, đậu… Một số món ăn đơn giản sau có thể phù hợp: một quả trứng chiên với một lát bánh mì và một ít rau trộn salad; một phần phở, bún bò, hủ tiếu nhỏ dùng kèm giá luộc, một chén cháo yến mạch nấu với thịt băm… Đừng quên sữa cũng là nguồn cung cấp chất đạm và vitamin, khoáng chất dồi dào. Một ly sữa không đường sau mỗi bữa sáng rất tốt cho mẹ và em bé.

Bữa trưa và tối

Thực đơn của các bữa ăn chính này có thể phong phú hơn nhưng vẫn phải đảm bảo một lượng tinh bột nhất định. Hầu như bạn có thể ăn mọi loại thức ăn như người bình thường. Tuy nhiên, chìa khóa để kiểm soát tốt đường huyết là cách phối hợp thức ăn sao cho cân bằng giữa năng lượng và chất dinh dưỡng. Một số gợi ý cho bữa trưa và tối như một cái sandwich gà kèm salad rau quả, một chén cơm trắng với canh rau và thịt luộc/rán, một lát cá hồi nướng dùng kèm súp bí đỏ và bông cải hấp… Bạn có thể sáng tạo món ăn sao cho phù hợp với sở thích, miễn sao đảm bảo các nguyên tắc về dinh dưỡng mà bác sĩ tư vấn.

Cách đơn giản nhất có thể kiểm soát lượng thức ăn mỗi ngày là lập ra kế hoạch ăn uống và tuân thủ nghiêm túc theo kế hoạch đã đề ra. Bạn cũng có thể nhờ bác sĩ tư vấn thêm kế hoạch ăn uống của mình. Như vậy, bạn sẽ không sợ ăn quá thiếu hay thừa dinh dưỡng.

Có một nguyên tắc chia khẩu phần ăn đơn giản nữa mà bạn có thể áp dụng là nguyên tắc “cái đĩa”. Nhóm thức ăn cung cấp chất đạm chiếm một góc tư đĩa, một góc tư còn lại là tinh bột và nửa đĩa còn lại chủ yếu là rau xanh và một ít trái cây. Thêm một ly sữa không đường, sữa chua sau mỗi bữa ăn để bổ sung thêm canxi.

Các bữa phụ

Các bữa ăn phụ giúp người mẹ có đủ năng lượng hoạt động trong ngày cũng như giúp điều hòa đường huyết, tránh những lúc đường huyết quá cao hoặc xuống quá thấp. Bữa ăn phụ là một phần bữa ăn chính chia nhỏ ra chứ không phải là phần ăn thêm vào sau ba bữa ăn chính thịnh soạn. Bữa ăn phụ thường đơn giản gồm một ít tinh bột và protein, ví dụ như: một lát bánh mì phết bơ đậu phộng, một hũ yaourt trái cây, một chén salad cá hồi…

Song song với việc ăn uống hợp lý là tăng cường vận động và tự theo dõi đường huyết thường xuyên. Khám thai định kỳ giúp bác sĩ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng kịp thời. Khi cần thiết, bác sĩ có thể kê toa thêm insulin để đường huyết được kiểm soát tốt hơn.

Source

Gestational Diabetes Meal Ideas. Truy xuất từ https://www.livestrong.com/article/123956-gestational-diabetes-meal-ideas/

Tiểu Đường Thai Kỳ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) là gì?

Theo quan điểm cũ bất kỳ tình trạng rối loạn dung nạp glucose nào khởi phát hoặc lần đầu tiên phát hiện trong thai kỳ là tiểu đường thai kỳ. Ngày nay,theo quan điểm mới đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ không nói rõ tuýp 1 hoặc tuýp 2 được gọi là tiểu đường thai kỳ còn các thai phụ có tiểu đường từ trước khi mang thai, khi mang thai được gọi là bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 mang thai.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ:

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi và trẻ sơ sinh:

Chậm phát triển trong tử cung

Suy hô hấp cấp chu sinh

Tử vong chu sinh

Dị tật sơ sinh

Tăng nguy cơ hạ đường huyết khi sinh

Hạ canxi máu, đa hồng cầu, tăng Bilirubin máu gây vàng da sơ sinh…

Dễ béo phì và tăng nguy cơ mắc tiểu đường trong tương lai

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ là gì?

Hầu như tiểu đường thai kỳ không có triệu chứng gì đặc biệt

Vậy xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi nào?

Nếu người mẹ có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ (xem phần nguy cơ phía dưới), xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nên được thực hiện ngay khi chẩn đoán có thai

Nếu người mẹ nguy cơ trung bình, thấp, xét nghiệm tiểu đường nên được thực hiện vào khoảng tuần 24-28 của thai kỳ

Chế độ ăn lành mạnh: nhiều rau xanh, ít mỡ động vật thay bằng dầu thực vật

Tập thể dục: tập thể dục thường xuyên trước và trong khi mang thai, 30 phút mỗi ngày trong hầu hết các ngày trong tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Có thể đi bộ, đạp xe..

Giảm cân trước khi mang thai: không khuyến khích giảm cân khi có thai nhưng có thể giảm cân trước khi mang thai (nếu thừa cân) để có một thai kỳ khỏe mạnh

Chẩn đoán tiểu đường nói chung (theo hiệp hội đái tháo đường Mỹ):

Đường máu lúc đói ≥ 7mmol/l hoặc Đường máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l

Nếu không đủ tiêu chuẩn trên thì làm nghiệm pháp dung nạp glucose

Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose với 75 g glucose, đo đường huyết lúc đói, sau 1 giờ và 2 giờ, ở tuần 24-28 của thai kỳ ở người chưa được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.

Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose vào buổi sáng sau khi nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ.

Kết quả trị số đường huyết sau làm nghiệm pháp được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ nếu có 1 trong các trị số đường máu sau:

Đường máu lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1mmol/l)

Đường máu sau 1 giờ uống nước đường ≥180 mg/dL (10 mmol/l)

Đường máu sau 2 giờ uống nước đường ≥153 mg/dL (8,5 mmol/l)

Chế độ ăn phù hợp: đủ chất đạm, chất béo, đường, vitamin, muối khoáng và nước với khối lượng hợp lí. Tăng cân vừa phải 8 đến 12 cân trong cả thai kỳ. Tránh ăn quá nhiều tăng cân quá mức.

Tập thể dục đều đặn các môn thể thao an toàn cho phụ nữ có thai ví dụ như bơi, đi bộ… mỗi ngày, nên đi bộ 20- 30 phút sau ăn các bữa mỗi ngày giúp kiểm soát đường máu

Kiểm soát đường huyết: đối với tiểu đường thai kỳ thì kiểm soát bằng chế độ ăn và luyện tập thể dục cũng là điều trị kiểm soát đường huyết. Nếu chế độ ăn và luyện tập không kiểm soát đường máu đạt mục tiêu thì chỉ nên kiểm soát đường huyết bằng insulin ngoại sinh. Dùng theo phác đồ, tuân thủ giờ tiêm và liều lượng tránh bị tụt đường huyết. Thường nên dùng các loại insulin giống hoàn toàn insulin người. Và người bệnh tiểu đường thai kỳ cần tự theo dõi đường máu thường xuyên nhiều lần trong ngày tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Theo dõi người bệnh tiểu đường cần có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa, có mối liên hệ chặt chẽ giữa các bác sỹ chuyên khoa đái tháo đường, sản khoa, dinh dưỡng, sơ sinh.

Người bệnh tiểu đường thai kỳ có thể chuyển dạ tự nhiên và sinh thường khi thai đủ tháng tuy nhiên nếu đường máu kiểm soát kém, có tiền sử sảy thai thì có thể sinh sớm để tránh tử vong cho thai

Sau sinh cần cho trẻ sơ sinh bú sớm, theo dõi chặt chẽ các biến cố có thể xảy ra. Đối với người mẹ tiểu đường thai kỳ sau sinh có thể không cần điều trị và kiểm tra lại tiểu đường sau 4 đến 6 tuần.

Cập nhật thông tin chi tiết về Bệnh Đái Tháo Đường Trong Thai Kỳ : Nguyên Nhân &Amp; Cách Chữa Trị trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!