Xu Hướng 3/2023 # Bí Quyết Giúp Mẹ Bầu Nghe Nhạc Đúng Điệu # Top 9 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Bí Quyết Giúp Mẹ Bầu Nghe Nhạc Đúng Điệu # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Bí Quyết Giúp Mẹ Bầu Nghe Nhạc Đúng Điệu được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tác động tích cực của âm nhạc cho trí não của trẻ trong bụng mẹ

Âm nhạc từ lâu đã được xem là món ăn tinh thần cho cuộc sống con người. Đối với mẹ bầu, âm nhạc là món ăn tinh thần giúp giảm căng thẳng, cải thiện tình trạng trầm cảm khi mang thai làm cho tâm lý của mẹ thoải mái hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc có ảnh hưởng tích cực đến thai nhi, giúp phát triển não bộ, sáng tạo hay khả năng ghi nhớ của thai nhi và nhiều lợi ích tuyệt vời khác.

Giai điệu hỗ trợ bé phát triển thính giác

Nghe nhạc giúp tăng khả năng nghe và kỹ năng tập trung của bé. Từ 18 – 22 tuần tuổi, bé có thể nghe và dần có phản ứng với âm thanh. Vì vậy, nhạc cho mẹ bầu sẽ giúp tăng cường thính lực cho bé.

Giai điệu kích thích phản ứng  

Trẻ bắt đầu phản ứng và di chuyển khi nghe một số âm thanh. Mẹ hãy thử nghe nhạc và quan sát những phản ứng mà con yêu thường phản hồi.

Giai điệu cho cảm xúc của bé

Nghiên cứu cho rằng nếu trẻ được nghe lại thứ âm nhạc mà mẹ đã nghe khi mang thai, thì con yêu sẽ trở nên bình tĩnh hơn và có thể sử dụng âm nhạc như lời hát ru cho bé.

Cách chọn nhạc cho bé trong bụng mẹ

Không có bất kỳ một quy tắc nào nhưng mẹ nên chọn loại âm nhạc nhẹ nhàng để thư giãn. Hãy thật chú ý đến âm lượng vì bé khá nhạy cảm với tiếng ồn.

Những thể loại nhạc lý tưởng nhất bao gồm:

Nhạc cổ điển: các nghiên cứu cho thấy loại nhạc này ảnh hưởng tích cực đến tâm lý con người. Loại nhạc này tốt cho thai nhi vì nó có giai điệu du dương giống như một bài hát ru. Cho nên khi các mẹ bầu chọn nhạc cho em bé cần phải chọn những bài hát có phầm hoà âm nhẹ nhàng, tránh thể loại nhạc rock dễ làm bé giật mình.

Nhạc New Age với những âm thanh thiên nhiên cũng là một lựa chọn tốt. Nó sẽ rất thư giãn và mẹ có thể nghe mọi lúc.

Âm nhạc truyền thống của các quốc gia sẽ mang nhiều màu sắc thú vị và hài hòa.

Loại nhạc nhịp trống chậm như nhịp tim rất tốt trong việc giúp mẹ bầu giảm căng thẳng. Âm nhạc châu Phi là một ví dụ của thể loại nhạc này.

Tận hưởng thanh âm đúng điệu

Hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng mẹ bầu nên tránh sử dụng tai nghe trực tiếp trên bụng vì điều này có thể gây ra những kích động cho thai nhi. Một số người nghĩ lầm rằng, phải mở nhạc thật lớn để có thể chạm đến được em bé trong tử cung nhưng thực tế bộ xử lý âm thanh của màng ối rất tốt. Vì thế các mẹ bầu chỉ cần mở nhạc qua dàn âm thanh trong khi làm các hoạt động hàng ngày.

Theo báo cáo của Viện Hàn Lâm khoa Nhi của Mỹ vào cuối thập niên 90, thai nhi tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong một thời gian dài thường có cân nặng nhẹ hơn sau khi sinh. Đồng thời người mẹ có khả năng sinh non cũng như em bé có nguy cơ suy giảm thính lực khi chào đời. Những nghiên cứu này được thực hiện đối với phụ nữ mang thai làm việc ở những khu vực có tiếng ồn cao.

Độ lớn âm thanh đạt chuẩn là 65 dB, bởi nếu cao hơn tần số này em bé trong bụng có thể bị giật mình hoặc bị tổn thương. Nếu mẹ bầu muốn nghe nhạc lâu hơn thì cần giữ âm thanh dưới 50dB.

Ngoài ra tần số âm thanh của một số loại dụng cụ trong nhà khá lớn nên các mẹ bầu cần biết:

• 50-75 dB: máy giặt

• 55-70 dB: một máy rửa chén

• 60-85 dB: máy hút bụi

• 60-95 dB: máy sấy tóc

• 65-80 dB: một đồng hồ báo thức

• 75-85 dB: một nhà vệ sinh xả nước

• 80 dB: một tiếng chuông điện thoại

Mách Mẹ Bí Quyết Trở Thành Bà Bầu Sành Điệu

Mách Mẹ bí quyết trở thành bà bầu sành điệu!

1. Chuẩn bị trang phục dành cho thai kỳ của mình

Trước khi Mẹ đi shopping để mua đồ bầu, hãy thử soạn lại tủ quần áo của Mẹ và cố gắng suy nghĩ xem có thứ gì có thể tận dụng trong thời kỳ mang thai như: váy suôn xòe, váy maxi, quần lưng thun, quần legging, áo oversized… Lựa chọn và để riêng ra, sau đó lên danh sách và số lượng Mẹ còn thiếu trong từng giai đoạn của thai kỳ.

Mẹ không cần bó buộc mình trong thời trang đồ bầu nhàm chán nữa, thay vào đó, Mẹ có thể vào bất cứ cửa hàng nào và chọn cho mình phong cách thích hợp với size lớn một chút để mặc khi mang thai. Điều này giúp Mẹ thực sự thoải mái, và Mẹ sẽ tìm ra được nhiều thứ hay ho hơn cho phong cách của mình đấy. Hơn nữa, dù có trang điểm bà bầu xinh như thế nào, nếu mẹ không thoải mái với trang phụ sẽ không thể vui vẻ và rạng rỡ được.

Mẹ cứ lựa chọn trang phục mình thích mặc

2. Quan tâm đến chăm sóc cơ thể

Quan tâm đến chăm sóc cơ thể là việc Mẹ không thể bỏ qua. Mẹ hãy chuẩn bị các sản phẩm an toàn cho cơ thể để chống lại những ảnh hưởng tiêu cực từ thai kỳ như mỹ phẩm organic, kem chống rạn da…

Kem chống rạn da giúp mẹ tự tin trong thai kỳ

3. Đừng ngại trang điểm

Trang điểm không hề nguy hiểm nếu Mẹ bầu chọn đúng những mỹ phẩm hữu cơ như sữa rửa mặt, organic bb cream an toàn cho cả Mẹ và bé! Một phong cách trang điểm nhẹ nhàng và hiện đại sẽ vô cùng thích hợp với Mẹ, vừa giúp gương mặt thêm tươi sáng, vừa giúp chính bản thân Mẹ vui vẻ cho mỗi ngày mới cùng bé yêu.

Trang điểm giúp mẹ rạng rỡ và vui vẻ

Earthmama – Hệ thống sản phẩm Organic cho Mẹ và Bé lớn nhất Việt Nam.

Earthmama tự hào là địa chỉ mua sắm đầu tiên mang đến những dòng sản phẩm từ thiên nhiên, đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe bà Mẹ và trẻ em Việt Nam, luôn đề cao những giá trị của niềm tin và uy tín.

Earthmama – Đồng hành cùng sức khỏe và sắc đẹp của Mẹ và Bé

Mẹ Bầu Cho Con Nghe Nhạc Như Thế Nào Mới Đúng?

Âm nhạc có tác dụng với thai nhi trong bụng mẹ?

Đến giờ vẫn chưa có cơ sở khoa học cụ thể về việc này. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng thai nhi có thể nghe và phản ứng lại với âm thanh từ bên ngoài thông qua các cử động. Tuy nhiên, không ai chắc chắn được những chuyển động ấy có ý nghĩa gì. Bởi lẽ các chuyên gia không thể quan sát trực tiếp một em bé còn trong bụng mẹ.

Cho thai nhi nghe nhạc có giúp trẻ phát triển tốt hơn?

Không có nghiên cứu nào cho thấy cho thai nhi nghe nhạc sẽ hỗ trợ việc trẻ phát triển thông minh hơn về sau. Mặc dù bạn có thể nghe về thông tin âm nhạc giúp trẻ học Toán giỏi hơn ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng Gordon Shaw, nhà nghiên cứu đầu ngành về khoa học thần kinh thuộc ĐH California, Mỹ, khẳng định, những nghiên cứu trên đều tập trung vào trẻ nhỏ, chứ không phải thai nhi.

Ví dụ, những bài học về piano cải thiện kỹ năng nghe của trẻ tốt hơn, có thể hiểu không gian ba chiều, nhưng các nhà nghiên cứu chỉ tiến hành thực nghiệm trên trẻ 3 và 4 tuổi. Một số chuyên gia khác suy luận, nếu nhạc mang hiệu ứng tích cực cho trẻ, thì thai nhi trong bụng mẹ cũng hưởng lợi ích tương tự.

Một số khác cho rằng thai nhi đã có thể nghe thấy âm nhạc cho dù vẫn còn trong bụng mẹ, thậm chí chúng sẽ dần đi vào giấc ngủ nếu được nghe một bài hát gia đình. Tuy nhiên, Janet DiPietro, nhà tâm lý học chuyên về tâm lý phát triển, từng có nghiên cứu về thai nhi, thuộc ĐH Johns Hopkins, cho biết, những kết luận trên còn thiếu nhiều cơ sở thực tế để thuyết phục.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu Rene Van de Carr lại đưa ra dẫn chứng cho thấy thai nhi thở theo điệu nhạc được nghe. Thai nhi 33 tuần tuổi được theo dõi về nhịp thở khi được nghe bản nhạc Giao hưởng số 5 của Beethoven. Điều đó chứng tỏ em bé đã nghe được thứ gì đó như giai điệu và đang thưởng thức nó.

Cho em bé nghe nhạc như nào mới đúng cách?

Lựa chọn tốt nhất là nên dùng hệ thống âm thanh tại nhà. Hãy mở nhạc để cả bạn và em bé cùng thưởng thức. Việc đeo tai nghe sát bụng, khiến thai nhi bị kích thích quá đà là không tốt.

“Mọi người thường mở nhạc với âm lượng lớn vì nghĩ như vậy thì em bé trong bụng mới nghe được”, chuyên gia DiPietro chia sẻ. “Tuy nhiên, thực tế là môi trường trong dạ con với nhiều nước ối lại dẫn âm thanh rất tốt. Do đó, các mẹ không nên mở nhạc quá lớn”.

Âm thanh lớn bao nhiêu là đủ?

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ từng đưa ra kết luận sau nhiều năm nghiên cứu, thai nhi bị âm thanh quá lớn tác động trong một khoảng thời gian dài dễ bị sinh non, nhẹ cân và nguy cơ mắc bệnh về thính giác cao hơn.

Nghiên cứu của Viện Hàn lâm dựa trên điều kiện thực tế của những bà mẹ mang thai phải làm việc trong môi trường thường xuyên có âm thanh lớn. Do đó, các chuyên gia khuyến cao chỉ nên nghe nhạc không lớn quá 65 decibel (dB), tương đương với nhạc nền được bật ở các quán, nhà hàng.

Nếu bắt buộc phải nghe nhạc trong cả quá trình dài khi mang thai, bạn chỉ nên chọn mức 50 dB. Bạn có thể so sánh mức âm thanh tốt nhất cho em bé với bảng tiếng động phát ra từ các vật dụng trong gia đình. Máy giặt (50-70 dB), máy rửa bắt (55-70 dB), máy hút bụi (60-85 dB), máy sấy tóc (65-80 dB), đồng hồ báo thức (65-80 dB), chuông điện thoại (80 dB).

Tạm kết:

Khi chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng về lợi ích của âm nhạc với sự phát triển của trẻ, bạn hãy thưởng thức nhạc để thư giãn, thay vì cố để con mình thông minh hơn. Hơn nữa, khi bạn thư giãn, thì thai nhi cũng được hưởng nhiều lợi ích, phát triển tốt hơn.

Nguồn: eva

Bí Quyết Giúp Mẹ Bầu Sinh Thường Dễ Dàng

1. Điều gì xảy ra khi chuyển dạ?

Thông thường, ở người phụ nữ mang thai lần đầu (con so), thời gian chuyển dạ có thể kéo dài trung bình 12 tiếng. Tuy nhiên, thời gian này có thể rất thay đổi, do đó, hãy trò chuyện với bác sĩ khi bạn thấy chuyển dạ diễn ra lâu bất thường.

Chuyển dạ giai đoạn 1:

Những cơn co tử cung này báo hiệu giai đoạn chuyển dạ đầu tiên đã bắt đầu.

Giai đoạn này có một tên gọi khác là xoá – mở cổ tử cung.

Trong quá trình chuyển dạ, cổ tử cung của bạn sẽ mềm ra, rút ngắn lại và mở ra. Các nữ hộ sinh hoặc bác sĩ sẽ thăm khám, xác định cổ tử cung đã mở “trọn” chưa (thông thường cổ tử cung có thể mở đến 10cm) để đầu thai nhi có thể xuống âm đạo được (kích thước đầu thai ước tính là 9 – 9.5cm).

Cổ tử cung mở trọn đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn này. Thông thường, đây cũng là giai đoạn dài nhất trong quá trình chuyển dạ.

Giai đoạn 2 của quá trình chuyển dạ:

Khi cổ tử cung đã mở trọn, em bé của bạn sẽ di chuyển từ tử cung vào âm đạo.

Khi em bé đã ra hoàn toàn bên ngoài cơ thể mẹ thì giai đoạn 2 đã kết thúc. Quá trình này thường kéo dài 15 – 75 phút, tuy nhiên có thể kéo dài 2 – 3 giờ.

Giai đoạn 3 của quá trình chuyển dạ:

Sổ hoàn toàn bánh nhau ra ngoài tử cung của mẹ. Thường nhanh chóng, chỉ kéo dài khoảng 30 phút.

Chuyển dạ thường tự bắt đầu từ 37 đến 42 tuần của thai kỳ. Trong một số trường hợp, các bác sĩ sẽ quyết định “gây ra” chuyển dạ. Để thực hiện việc này, bác sĩ sẽ  đặt thuốc vùng âm đạo, đặt ống thông hoặc dùng thuốc tạo cơn gò. Thuốc để bắt đầu các cơn co thắt được truyền vào máu.

Ngoài ra còn có một số thao tác khác sẽ được nhắc ở một bài viết khác. Các bác sĩ chỉ gây ra chuyển dạ trước dự sanh nếu có vấn đề nào đó xảy ra. Thông thường, các vấn đề  này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai phụ hoặc thai nhi nếu không sinh sớm.

2. Sinh thường có đau không?

Có, sinh con thường đau. Đau có thể đến từ các cơn co thắt với cường độ và tần suất tăng dần tăng dần để đẩy em bé ra khỏi âm đạo một cách hoàn toàn. Nhưng thực tế, cường độ của cơn đau là khác nhau đối với mỗi người phụ nữ. Khả năng chịu đau của mỗi người là khác nhau, ngày xưa cũng có sự so sánh về việc này, chẳng hạn như “người giàu đứt tay” thì đau lăn lộn, la hét như “ăn mày đổ ruột”.

Do đó quyết định có dùng thuốc giảm đau tuỷ sống hay không còn tuỳ vào thai phụ. Một số phụ nữ chọn sinh con “tự nhiên”. Điều này có nghĩa là họ không sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào trong quá trình chuyển dạ hoặc sinh nở.

Thay vào đó, họ làm những việc khác, chẳng hạn như tập thở, để giảm bớt nỗi đau. Những phụ nữ khác chọn dùng thuốc để giảm bớt cơn đau khi chuyển dạ và sinh nở. Nếu bạn chọn dùng thuốc giảm đau, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn có thể sẽ bắt đầu truyền thuốc cho bạn trước khi sinh.

3. Nếu con tôi không ở đúng vị trí thì sao?

Thông thường, một em bé có thể sinh ra qua ngã âm đạo chỉ khi nó ở đúng một số tư thế nhất định. Trước khi sinh, em bé nằm trong tử cung ở các tư thế khác nhau, khi thai nhi to lớn quá nhanh thì tử cung trở nên ngày càng chật hẹp, bé không thể xoay trở để thay đổi tư thế nữa, mà sẽ bị tử cung gò ép, đưa vào một tư thế nhất định.

Vào cuối thai kỳ, hầu hết trẻ sơ sinh nằm với tư thế đầu gần âm đạo nhất. Nhưng một số em bé không giống vậy, chúng có tư thế đặt chân, mông hoặc vai nằm gần âm đạo nhất. Các bác sĩ sẽ gọi tư thế bé theo các “ngôi”, tương ứng với bộ phận nào đó của trẻ nằm sát cổ tử cung nhất.

Nếu em bé của bạn không cúi đầu xuống, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ nói chuyện với bạn về các lựa chọn điều trị tiếp theo. Họ có thể cố gắng thay đổi vị trí em bé của bạn trước khi bạn chuyển dạ và sinh con qua ngã âm đạo. Hoặc có thể đề nghị bạn có mổ lấy thai.

4. Những điều cần lưu ý trước khi sinh thường

Khi mang thai bạn nên:

Hãy chắc chắn bạn đến khám thai định kỳ đúng hẹn với bác sĩ của bạn.

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và uống nhiều nước.

Ngủ càng nhiều càng tốt.

Đọc về việc sinh con và tham gia lớp chuẩn bị sinh con.

Chọn một người hỗ trợ để ở bên bạn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Nói chuyện với bác sĩ của bạn về:

Cách liên lạc như thế nào với anh ấy / cô ấy sau giờ làm việc và khi nào bạn nên gọi.

Những bước nào mà bạn nên làm khi chuyển dạ xảy ra.

Bạn có muốn giảm đau khi chuyển dạ hay không?. Vì điều này có thể làm quá trình chuyển dạ của bạn kéo dài hơn cũng như tăng nguy cơ biến chứng thuốc mê.

Cách massage đáy chậu. Đáy chậu là khu vực giữa hậu môn và âm đạo. Xoa bóp nó có thể giúp giảm cơ hội chấn thương khi sinh thường.

Bạn sẽ đến bệnh viện bằng cách nào.

Các sắp xếp cho gia đình và công việc.

Hãy nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ, bao gồm:

Những cơn gò tử cung.

Vỡ ối, nước chảy khỏi âm đạo.

Đau lưng.

Chảy ít máu qua âm đạo.

5. Cơn gò chuyển dạ thật và giả

Trước khi bắt đầu chuyển dạ thực sự, bạn có thể có những giai đoạn chuyển dạ giả. Đây là những cơn co thắt bất thường của tử cung của bạn, được gọi là cơn co thắt Braxton Hicks.

Thông thường những cơn gò Braxton Hicks xuất hiện không thường xuyên, ít hơn hoặc bằng hai lần mỗi giờ, và thường chỉ có vài lần mỗi ngày.

Những cơn gò này không đều và cũng như không dồn dập và mạnh hơn như cơn gò chuyển dạ thực sự.

Đổi tư thế hoặc thay đổi từ hoạt động sang nghỉ ngơi có thể chấm dứt cơn gò này.

Những cơn co thắt này đôi khi có thể gây đau.

Thai phụ đôi khu cũng cảm thấy đau ở dạ dày (trên rốn) chứ không phải ở lưng.

Thời gian kéo dài của các cơn co thắt là một cách tốt để nói sự khác biệt giữa cơn gò thật và giả.

Do đó, thai phụ cần lưu ý thời gian từ khi bắt đầu một cơn co thắt đến khi bắt đầu cơn co thắt kéo dài bao lâu. Theo dõi liên tục như vậy trong 1 giờ. Nếu các cơn co thắt ngày càng gần nhau hơn, lâu hơn, mạnh hơn và được cảm nhận ở lưng, thì đó có thể bạn đang có chuyển dạ thực sự. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang chuyển dạ, hãy gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện gần nhất.

6. Gây tê tuỷ sống giảm đau, nên hay không?

Chuyển dạ có thể gây đau đớn dữ dội, nhưng hãy nhớ rằng mỗi người phụ nữ là một cá thể khác nhau. Mọi người đều trải qua nỗi đau khác nhau. Do đó, cảm nhận về đau của mỗi người cũng khác.

Trong khi lên kế hoạch sinh nở, hãy nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn của bạn: có thực hiện giảm đau hay không.

Trong giai đoạn đầu chuyển dạ, các kỹ thuật như nhịp thở, thiền và bấm huyệt có thể hữu ích. Vì vậy, một số phụ nữ không yêu cầu bất kỳ phương pháp giảm đau nào khác. Có nhiều lựa chọn y tế để kiểm soát cơn đau. Cũng như tất cả các phương pháp điều trị để giảm đau khi chuyển dạ đều có rủi ro và lợi ích. Có nhiều cách giảm đau cho mẹ sinh thường như sau: 

Thuốc giảm tiêm vào bằng tĩnh mạch hoặc tiêm vào cơ bắp:

Chỉ tiêm khi các cơn co thắt trở nên mạnh mẽ và đau đớn hơn.

Có thể xâm nhập vào máu của trẻ.

Gây tê ngoài màng cứng:

Thuốc giảm đau dạng lỏng tiêm gần tủy sống.

Được tiêm truyền với số lượng nhỏ và được thực hiện bởi bác sĩ gây mê hồi sức – một bác sĩ chuyên về gây mê.

Không xâm nhập vào dòng máu của thai nhi.

Giảm đau và cảm giác ở phần dưới cơ thể (khoảng dưới rốn trở xuống) của bạn.

Cung cấp giảm đau tốt và cho phép bạn tiếp tục sinh nở.

Có thể gây đau đầu và giảm huyết áp của mẹ, dẫn đến thay đổi nhịp tim của bé.

Gây tê tuỷ sống:

Thuốc giảm đau dạng lỏng tiêm vào trong tủy sống.

Được sử dụng để giảm đau trong khi sinh, đặc biệt là nếu cần sinh hỗ trợ bằng dụng cụ.

Thường được sử dụng khi mổ lấy thai.

Làm tê liệt nửa thân dưới và cũng như làm giảm khả năng rặn sinh của bạn.

Giảm đau tốt và có tác dụng nhanh chóng.

Có thể gây đau đầu sau khi sinh và giảm huyết áp mẹ khi chuyển dạ và sinh con, cũng như thay đổi nhịp tim của bé.

Gây tê cục bộ (tại chỗ):

Bác sĩ sẽ tiêm vào âm đạo hoặc khu vực xung quanh đó.

Cũng được sử dụng khi những vết rách âm đạo sau khi sinh.

Không giúp giảm đau do các cơn gò chuyển dạ gây ra.

7. Mẹ bầu nên làm gì trước – trong và sau chuyển dạ để sinh thường dễ dàng hơn?

Trước khi chuyển dạ:

Trao đổi thật kỹ lưỡng với bác sĩ của bạn về những thủ thuật có thể xảy ra khi sanh, và lựa chọn của bạn là gì để họ giảm bớt thời gian chuẩn bị và giúp đỡ bạn.

Chuẩn bị một balo đồ đạc khi ngày dự sinh đã cận kề, có một số thứ bạn không nên quên:

Một cái đồng hồ hoặc điện thoại có đếm giây, để xác định gò giả hay thật.

Một bản photo kế hoạch sanh sau khi trò chuyện với bác sĩ. Chụp vào điện thoại, gửi bản photo này vào tin nhắn cho bạn đời cũng là 1 lựa chọn. Trong lúc đau đớn, khó chịu thì khó mà nhớ điều gì chính xác lắm.

Một số thứ lặt vặt khác cho thai phụ sinh hoạt trước và sau sinh; khăn chuồm, đồ đạc cho trẻ mới sinh.

Việc ra ít máu hồng vùng âm đạo vào giai đoạn gần giờ dự sinh là hoàn toàn bình thường. Dịch này xuất hiện khi cổ tử cung thai phụ bắt đầu dãn nở ra. Tuy nhiên, việc ra máu này không giúp ta biết chính xác lúc nào chuyển dạ bắt đầu. Thời gian này có thể là vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần.

Cạo lông vùng bụng dưới là không cần thiết, không có bằng chứng y khoa nào cho việc đó.

Trong khi chuyển dạ:

Đừng lo lắng khi bản thân đi tiểu quá nhiều. Việc bạn đi tiểu thường xuyên giúp đỡ cho bàng quang luôn xẹp, dễ dàng cho bác sĩ thăm khám và xác định cơn gò. Nếu bạn quá đau đớn vì cơn gò và không muốn đi tiểu vì sợ, bác sĩ có thể đặt một ống dẫn nước tiểu giúp bạn.

Khi bác sĩ xác nhận rằng cơn gò của bạn kéo dài, một số tư thế do bác sĩ hướng dẫn sẽ giúp hỗ trợ quá trình này.

Rặn khi cơn gò xuất hiện. Việc rặn khi không có cơn gò không hỗ trợ nhiều cho việc chuyển dạ.

Có 2 thời điểm không nên rặn chuyển dạ. Các bác sĩ, hộ sinh sẽ giúp bạn xác định thời điểm này.

Sau khi chuyển dạ:

Hãy xoa tử cung thật mạnh theo cách mà các nữ hộ sinh sẽ hỗ trợ bạn. Việc này giúp giảm lượng máu mất trong khi sinh giảm tối đa.

Hãy ôm lấy đứa bé của bạn, những giọt sữa mẹ trong thời gian này chứa nguồn dinh dưỡng rất quý giá cho vài tháng phát triển sau đó của trẻ mà ít có thực phẩm nào có được.

8. Kết luận

Sinh nở là một dấu chấm tròn hoàn mỹ cho quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày. Những điều cần lưu ý cũng như một số mẹo vặt nho nhỏ sẽ giúp quá trình chuyển dạ của thai phụ trở nên trơn tru hơn.

Bác sĩ Nguyễn Đoàn Trọng Nhân

Cập nhật thông tin chi tiết về Bí Quyết Giúp Mẹ Bầu Nghe Nhạc Đúng Điệu trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!