Bạn đang xem bài viết Bổ Sung Như Thế Nào Là Hợp Lý? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
29/11/2018
Dinh dưỡng trong thai kỳ – Bổ sung như thế nào là hợp lý?
T.H tổng hợp và lược dịch
Chế độ dinh dưỡng, cách ăn uống của người phụ nữ khi mang thai đặc biệt quan trọng vì có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Mỗi người phụ nữ cần quan tâm tới khẩu phần ăn của mình lúc mang thai một cách khoa học để có một thai kỳ khỏe mạnh.
- Chế độ dinh dưỡng giai đoạn 3 tháng đầu.
- Chế độ dinh dưỡng giai đoạn 3 tháng giữa.
- Chế độ dinh dưỡng giai đoạn 3 tháng cuối.
- Một số lưu ý quan trọng về dinh dưỡng khi mang thai.
Chế độ dinh dưỡng giai đoạn 3 tháng đầu:
Đây là GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC của thai nhi như tủy sống, não, tim, phổi, gan…nên cần tăng cường
các thực phẩm giàu đạmnhư: trứng, sữa, thịt, đậu đỗ.
Chia lượng thức ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ để bớt cảm giác nghén nhằm đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển.
Dinh dưỡng hợp lý, khắc phục tình trạng nghén để đạt mức tăng cân phù hợp với tình trạng trước khi mang thai (bình thường là tăng 1kg).
Bổ sung Sắt-acid folic/ viên đa vi chất:
Ngoài việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn, bà mẹ cần uống bổ sung viên sắt-acid folic/ viên đa vi chất để phòng thiếu máu và giảm nguy cơ con bị dị tật.
Liều dùng như sau:
+ Mỗi ngày uống 1 viên trong suốt thời gian có thai đến sau đẻ 1 tháng. Mỗi viên gồm 60mg sắt và 400mcg acid folic.
+ Nếu phụ nữ mang thai có thiếu máu: cần uống theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý:
Uống viên sắt – acid folic có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn nhưng không gây hại gì và thường mất đi sau vài tuần. Để giảm bớt cảm giác khó chịu do tác dụng phụ của thuốc, nên uống thuốc vào một giờ nhất định; Ăn thêm rau, quả và uống nhiều nước.
Chế độ dinh dưỡng giai đoạn 3 tháng giữa:
Đây là GIAI ĐOẠN THAI PHÁT TRIỂN NHANH vì vậy cần tăng đáp ứng năng lượng cho bà mẹ khi có thai.
Khẩu phần ăn của người mẹ trong giai đoạn 3 tháng giữa nên tăng 250kcal/ngày (tương đương 1 bát cơm và thức ăn hợp lý).
Đây là giai đoạn phát triển về khung xương, chiều cao của trẻ nên người mẹ chú ý ăn các thực phẩm giàu can xi, kẽm như: tôm, cua, trứng, sữa, thủy sản.
Đảm bảo cung cấp đủ Can-xi:
Đảm bảo cung cấp đủ 1200mg/ngày, vì thế ngoài chế độ ăn thông thường cần bổ sung thêm 6 đơn vị sữa/ngày.
1 đơn vị ăn của sữa và chế phẩm sữa cung cấp 100mg can xi, tương đương:
– 1 miếng phô mai có trọng lượng bằng 15g
– 1 hộp sữa chua 100g.
– 1 cốc sữa dạng lỏng 100ml ( sữa dạng lỏng có thể là sữa tươi, sữa tiệt trùng hoặc sữa bột).
Chế độ dinh dưỡng giai đoạn 3 tháng cuối:
Đây là GIAI ĐOẠN THAI NHI PHÁT TRIỂN CÂN NẶNG NHANH NHẤTvì vậy người mẹ cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ,
Khẩu phần ăn của người mẹ trong giai đoạn 3 tháng cuối nên tăng 450kcal/ngày (tương đương 2 bát cơm và thức ăn hợp lý).
Tăng cường bổ sung đa dạng thực phẩm: ngoài cơm ăn đủ no, bữa ăn của bà mẹ cần bổ sung thêm chất đạm và chất béo giúp cho việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ.
Nên cố gắng sử dụng sữa và các chế phẩm của sữa sao cho đạt 6 đơn vị sữa/ ngày như ở 3 tháng giữa thai kỳ (tương đương 600mg canxi bao gồm: 2 miếng phô mai, 2 hộp sữa chua và 200ml sữa/ ngày)
Một số lưu ý quan trọng về dinh dưỡng khi mang thai:
1) Đồ ăn, thức uống nên hạn chế:
Tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu, chất kích thích.
Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi.
Hạn chế uống cà phê và các thức ăn chế biến công nghiệp trong thời gian mang thai.
Giảm ăn mặn đối với những người mẹ có phù, tăng huyết áp hoặc bị nhiễm độc thai nghén để tránh tai biến khi sanh.
2) Không nên quá kiêng khem:
Phụ nữ có thai không nên chỉ ăn một vài loại thức ăn hoặc ăn quá nhiều thức ăn chua hoặc cay…, vì dễ gây thiếu dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Bữa ăn cần đa dạng với nhiều loại thực phẩm khác nhau (nên có ít nhất 10 loại thực phẩm/1 bữa ăn chính).
3) Việc dùng thuốc trong thời gian mang thai cần đặc biệt thận trọng và phải tuân thủ hướng dẫn của cán bộ y tế.
Hướng dẫn quốc gia về dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú – Bộ Y tế Việt Nam
Healthy eating during pregnancy and breastfeeding (WHO)
Bổ Sung Sắt Cho Bà Bầu Như Thế Nào Là Đúng?
Bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào là đúng?
Sắt đóng vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, việc bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào là đúng thì không phải ai cũng nắm được. Tầm quan trọng của sắt đối với bà bầu
Bên cạnh vitamin và các dưỡng chất như: vitamin A, C, D, B1, B2, E,… canxi, kẽm, có thể nói sắt đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chúng không chỉ mang đến nhiều lợi ích cho mẹ bầu mà còn tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Có thể chị em chưa biết nhưng sắt tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch. Vì thế, chúng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Trong giai đoạn mang thai, sức khỏe cũng như hệ miễn dịch của mẹ bầu suy yếu nên dễ nhiễm bệnh. Nếu tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể của mẹ cũng là cách để bảo vệ cho thai nhi.
Thịt đỏ: Thịt gia cầm, bò, heo, cừu
Gan và nội tạng động vật
Hải sản: Hàu, cá,…
Rau có màu xanh đậm: Bông cải xanh (súp lơ), rau chân vịt,…
Các loại đậu
Lòng đỏ trứng
Trái cây khô
Nên bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào? Nên bổ sung sắt bao nhiêu là đủ?
Ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ thì nhu cầu máu cho cơ thể người mẹ đã tăng lên 50%. Chính vì vậy việc bổ sung sắt để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ngay từ thời điểm đầu là vô cùng quan trọng. Nếu để thiếu máu có thể dẫn đến nhiều nguy hại khôn lường đối với cả mẹ bầu và thai nhi.
Bên cạnh việc bổ sung sắt ngay từ giai đoạn đầu thì nhiều chị em còn thắc mắc về liều lượng sử dụng. Vậy bổ sung sắt cho bà bầu bao nhiêu là đủ và thích hợp? Theo đó, trung bình trước giai đoạn mang thai, phụ nữ cần đến khoảng hàm lượng sắt khoảng 15mg/ngày. Đến khi mang bầu thì cơ thể sẽ cần một lượng sắt gấp đôi tức là khoảng 30mg/ngày.
Sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều sắt
Như đã kể phía trên thì việc sử dụng những thực phẩm có chứa hàm lượng sắt cao chính là cách bổ sung được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Các loại thịt sẫm màu, rau xanh đậm, ngũ cốc, nội tạng động vật, các loại đậu, hải sản,… chứa nhiều sắt chính là gợi ý cho mẹ bầu.
Ngoài việc bổ sung sắt cho bà bầu bằng thực phẩm, bạn cũng nên chú ý chọn những sản phẩm dễ ăn, dễ sử dụng và sử dụng đúng cách. Đồng thời, khi kết hợp thực phẩm trong chế biến cũng cần được lưu ý đặc biệt.
Dùng thuốc bổ sung sắt cho bà bầu
Bên cạnh việc sử dụng thực phẩm giàu sắt thì những loại thuốc bổ sung sắt cho bà bầu chính là gợi ý cho chị em. Nếu việc chế biến thực phẩm dễ bay hơi và không đạt hiệu quả hấp thu sắt cao thì việc sử dụng thuốc sắt lại mang đến hiệu quả vượt trội. Hiện nay trên thị trường có vô số loại thuốc bổ sắt nên bạn cần chú ý trong việc chọn lựa.
Thêm nữa, thuốc bổ sắt bao gồm: sắt vô cơ (Sắt sulfat) và sắt hữu cơ (Sắt fumarate và sắt gluconate). Trong đó, sắt hữu cơ là dạng dễ hấp thu hơn. Chúng cũng ít gây táo bón hơn so với sắt vô cơ nên tốt cho bà bầu hơn. Việc lựa chọn sắt hữu cơ cũng là chú ý mà mẹ bầu nên biết.
Cần lưu ý gì khi bổ sung sắt cho bà bầu?
Trong quá trình bổ sung sắt cho bà bầu thì chị em nhất định cần chú ý làm sao cho đủ và tốt nhất. Đồng thời, việc bổ sung sắt từ thực vật có khả năng hấp thu ít hơn động vật. Nếu cơ thể có thể hấp thu 10-15% sắt từ động vật thì con số trên ở thực vật chỉ khoảng 5%.
Nếu chọn uống thuốc sắt thì hãy chú ý chọn sản phẩm uy tín, đảm bảo chất lượng. Các loại thuốc sắt trên thị trường ngày càng nhiều càng đòi hỏi bạn cần chú ý khi lựa chọn để tránh những sản phẩm hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe PreIQ chứa DHA, EPA, các vitamin và khoáng chất cần thiết đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao cho phụ nữ dự định mang thai, trong quá trình mang thai và khi cho con bú giúp tăng cường sức khỏe.
Thông tin chi tiết vui lòng truy cập chúng tôi hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
Số GPQC: 00810/2018/ATTP-XNQC Sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn. Địa chỉ: Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Giá: 199.000đ/lọ 30 viên
Thanh toán khi nhận hàng
Bổ Sung Canxi Cho Bà Bầu Như Thế Nào?
Canxi là thành tố quan trọng cấu thành nên răng, xương, kênh dẫn truyền thông tin trong quá trình trao đổi chất, tái hấp thu và dẫn truyền thần kinh. Chính vì vậy, bổ sung Canxi là điều thiết yếu cho bất kỳ đối tượng nào. Điều này đặc biệt quan trọng đối với bà bầu nhằm giúp cho thai nhi phát triển tốt, bà bầu được khỏe mạnh.
Một số quan điểm cho rằng khi mang bầu, phụ nữ cần phải “ăn cho hai người”. Điều đó có thể đúng trong một số trường hợp. Tuy nhiên, với trường hợp bổ sung Canxi thì điều đó hoàn toàn không chính xác. Theo Bảng nhu cầu dinh dưỡng dành cho người Việt Nam, có sự đối chiếu với Bảng nhu cầu dinh dưỡng do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ban hành gần đây nhất cho thấy, phụ nữ ở độ tuổi mang thai cũng như nữ ở tuổi trưởng thành có nhu cầu Canxi đều nằm ở khoảng 1,000 mg/ngày. Nhu cầu Canxi của người phụ nữ khi mang thai so với người phụ nữ không mang thai có sự chênh lệch không đáng kể.
Như vậy, với bà bầu, bổ sung khoảng 1,000 mg Canxi mỗi ngày là đủ, không cần thiết phải bổ sung nếu như xét nghiệm máu không thiếu hoặc không nằm trong các đối tượng phải theo dõi đặc biệt.
Nguồn bổ sung giàu Canxi
Chúng ta đều biết rằng, trước đây, khi chưa có các loại thuốc, sữa bổ sung Canxi… với chế độ ăn nhiều tôm, cua, cá, các loại rau xanh sẫm màu…thì tỷ lệ phụ nữ loãng xương lại không cao như hiện nay. Như vậy, khác với acid folic, nguồn bổ sung Canxi tốt nhất và sẵn có ở trong nhiều loại thực phẩm dễ kiếm.
Bảng sau sẽ cung cấp một số thông tin về hàm lượng Canxi có trong một số loại thực phẩm
Nếu bạn sử dụng các loại thuốc tổng hợp dành cho bà bầu, hàm lượng Canxi trong đó có thể nằm trong khoảng 150 – 200 mg. Bạn cũng có thể sử dụng thêm các viên uống bổ sung Canxi, tuy nhiên cần phải nhớ rằng, cơ thể chúng ta chỉ có thể hấp thu được tối đa 500 mg Canxi mỗi lần. Do đó, bạn cần phải chia nhỏ liều Canxi và dùng nhiều lần trong ngày.
Dạng Canxi uống bổ sung vào cơ thể có thể là Canxi Citrate, Canxi Phosphate, Canxi Carbonate (lưu ý trên nhãn các sản phẩm bổ sung). Trong đó, Canxi Citrate dễ hấp thu vào cơ thể nhất, dễ chịu đối với dạ dày, quá trình hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn đồng thời sử dụng canxi citrat ít nguy cơ gây ra sỏi Oxalat niệu.
Canxi Carbonate cung cấp nhiều Canxi, giá thành rẻ nhưng tốc độ tan của canxi carbonat chậm. Khả năng tan chậm sẽ gây kích ứng dạ dày, đồng thời tác dụng hóa học giữa acid dạ dày và canxi carbonat sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, óc ách, khó chịu cho người sử dụng. Do đó khi sử dụng dạng này nên uống trong bữa ăn và không nên dùng cho bệnh nhân có vấn đề với dạ dày.
Ngoài việc bổ sung Canxi đầy đủ thì Vitamin D3 và Mg là nhân tố thiết yếu để giúp Canxi được hấp thu và phát huy tác dụng tốt ưu trong cơ thể. Chính vì vậy, bổ sung Canxi đúng cách cần tính toán bổ sung thêm lượng Vitamin D3 và Mg tương ứng.
Mục đích của việc uống thuốc bổ sung Canxi là để cùng thức ăn hàng ngày đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể. Nếu có chế độ ăn tốt, thậm chí mẹ bầu không cần bổ sung canxi từ thuốc. Tuy nhiên, thật khó có thể tính toán một chế độ ăn đầy đủ canxi hàng ngày, nhất là mang thai ở những tháng cuối, khi mà nhu cầu canxi tăng cao. Chính vì vậy, việc tìm hiểu để lựa chọn được sản phẩm bổ sung canxi phù hợp là điều cần thiết.
Một số lưu ý quan trọng khi lựa chọn các chế phẩm bổ sung
Tăng cường bổ sung canxi từ chế độ ăn là điều cần thực hiện trước tiên để việc bổ sung canxi có hiệu quả. Cần lựa chọn sản phẩm có hàm lượng canxi vừa đáp ứng đủ nhu cầu mà thôi để tránh dư thừa Canxi không cần thiết.
Nên lựa chọn sản phẩm cung cấp canxi ở dạng hữu cơ như canxi citrat để cơ thể dễ hấp thu đồng thời hạn chế tối đa tác dụng không mong muốn.
Thực tế khả năng hấp thu canxi của cơ thể càng cao khi bạn bổ sung canxi ở liều càng nhỏ. Tuy nhiên, khi sử dụng sản phẩm bổ sung canxi liều thấp tức là bạn cần uống nhiều lần hơn. Điều đó sẽ gây ra bất tiện trong quá trình sử dụng. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn các sản phẩm bổ sung Canxi có hàm lượng khoảng 200-300mg canxi nguyên tố/1 liều để tiện sử dụng và đảm bảo khả năng hấp thu tối ưu.
Để có hệ cơ – xương khỏe mạnh không phải chỉ cần cung cấp canxi là đủ, ngoài canxi còn có vai trò quan trọng không thể thiểu của Mg. Hơn nữa, các nghiên cứu chỉ ra rằng Canxi hấp thu tốt hơn khi được dùng kết hợp với Mg và Vitamin D. Do đó, nên lựa chọn sản phẩm có sự kết hợp các thành phần Canxi – Mg – Vitamin D.
Để bổ sung đủ canxi cho cơ thể cần có sự kết hợp giữa thức ăn hàng ngày và sử dụng các sản phẩm bổ sung chuyên biệt. Tăng cường thực phẩm giàu canxi là việc nên làm trước tiên, sau đó cần lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi phù hợp để tối ưu tác dụng. Cung cấp đủ canxi là một trong các việc mẹ cần làm để có thai kỳ khỏe mạnh.
chúng tôi
Chia Sẻ Cách Bà Bầu Nên Ăn Hoa Quả Như Thế Nào Là Hợp Lý
Chia sẻ cách bà bầu nên ăn hoa quả như thế nào là hợp lý: Việc ăn quá nhiều các loại hoa quả có hàm lượng đường cao sau bữa cơm chính sẽ rất dễ khiến phụ nữ tăng cân, vận động khó khăn, lượng đường trong máu tăng cao, có thể sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Ví dụ như xuất hiện hiện tượng viêm nhiễm đường hô hấp, da, hệ thống tiết niệu…đối với người mẹ; khiến bị dị hình, thậm chí còn bị chết lưu trong tử cung…đối với thai nhi.
Việc ăn quá nhiều các loại hoa quả có hàm lượng đường cao sau bữa cơm chính sẽ rất dễ khiến phụ nữ tăng cân, vận động khó khăn, lượng đường trong máu tăng cao, có thể sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Ví dụ như xuất hiện hiện tượng viêm nhiễm đường hô hấp, da, hệ thống tiết niệu…đối với người mẹ; khiến bị dị hình, thậm chí còn bị chết lưu trong tử cung…đối với thai nhi.
Hơn nữa, có không ít phụ nữ còn mù quáng dùng hoa quả thay thế bữa ăn chính. Đây là một phương pháp vô cùng phản khoa học. Mặc dù nguồn dưỡng chất có trong hoa quả là rất lớn nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn cho thịt, cá. Vì lượng chất dinh dưỡng protein cần cung cấp cho cơ thể trong thời gian mang thai để nuôi dưỡng thai nhi là rất lớn. Nếu chỉ ăn hoa quả thôi thì không đủ chút nào. Đồng thời, hàm lượng vitamin có trong hoa quả cũng không thể phong phú bằng hàm lượng vitamin có trong rau xanh.
Mỗi ngày, lượng hoa quả bổ sung không quá 200g, cố gắng chọn những loại hoa quả có hàm lượng đường thấp.
Nên ăn vào khoảng thời gian giữa bữa chính và bữa phụ. Chú ý vệ sinh khi ăn uống.
1. : Chọn trái cây hữu cơ
nên chọn loại hoa quả nào để ăn?
2. : Trái cây nhiều vitamin C
Điều này sẽ đảm bảo rằng loại trái cây bạn ăn hàng ngày không bị nhiễm các loại hóa chất từ thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật. Bạn nên ăn trực tiếp từ những loại trái cây mua tại vườn hoặc những loại đã qua kiểm định an toàn thực phẩm.
Vitamin C rất cần thiết trong thai kỳ vì nó sẽ giúp bạn và em bé hấp thụ đầy đủ chất sắt. Vitamin C còn có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu khi mang thai, và làm cho răng lợi được khỏe mạnh.
3. Trái cây giàu axit folic
Những loại trái cây giàu vitamin C là bưởi, cam, chanh, đào, táo… Uống một ly nước bưởi, cam, chanh sau khi ăn sáng mỗi ngày rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, cà chua, cũng chứa lượng vitamin C cao, nên ăn thường xuyên như một loại rau. Các loại rau lá xanh cũng là một lựa chọn lý tưởng trong việc hấp thụ Vitamin C.
Axit folic rất cần thiết trong thai kỳ để phòng ngừa các khuyết tật ống thần kinh, ngăn ngừa sinh non cũng như hạn chế các khuyết tật về tim. Vì vậy, bà bầu không thể thiếu loại dưỡng chất đặc biệt quan trọng này.
4. Nên ăn nhiều táo và chuối
Axit folic có nhiều trong một số loại trái cây màu vàng sẫm như quả mơ, quả đào… Ăn mơ khô vào buổi sáng là cách rất tốt để hấp thụ axit folic và là điều cần thiết cho sự hình thành của protein vì nó có tác dụng hỗ trợ các enzyme tiêu hóa thức ăn. Đậu Hà Lan và các loại đậu khác cũng rất giàu axit folic.
Chúng ta đều biết rằng, trái cây rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nhưng theo lời khuyên của các nhà khoa học, chị em bầu nên ăn nhiều táo và chuối hơn cả. Trong hai loại trái cây này rất giàu carbohydrate, kali, sắt, chất xơ và canxi – rất cần thiết cho sự phát triển của xương và các chức năng ở ruột thai nhi.
Lưu ý: đối với những phụ nữ thích ăn hoa quả, thì tốt nhất khi thai nhi từ 24-28 tuần nên đến bệnh viện để kiểm tra lượng đường trong máu định kỳ, để tránh xảy ra những điều đáng tiếc.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bổ Sung Như Thế Nào Là Hợp Lý? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!