Xu Hướng 3/2023 # Ca Mang Thai Hộ Thành Công Đầu Tiên Là Song Thai # Top 3 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Ca Mang Thai Hộ Thành Công Đầu Tiên Là Song Thai # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Ca Mang Thai Hộ Thành Công Đầu Tiên Là Song Thai được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sáng 17/9, BV Từ Dũ đã tổ chức họp báo thông báo về kết quả những ca mang thai hộ đầu tiên. Trong 2 ca đã thành công, một ca đã có tim thai và là song thai.

Ca thành công đầu tiên là một phụ nữ quê ở Khánh Hòa, 28 tuổi, bị khiếm khuyết ở hệ sinh dục (mắc chứng tử cung nhi hóa, không có cổ tử cung).

Người mang thai hộ là người chị họ, 33 tuổi, hiện thai đã được 7-8 tuần tuổi, có tim thai và siêu âm xác định được là song thai, khỏe mạnh.

Ca thứ 2 là một phụ nữ ở Bà Rịa Vũng Tàu cũng mắc chứng tử cung nhi hóa, đã kết hôn 7 năm và từng điều trị tại BV Từ Dũ 6 lần nhưng không thành công.

Sau khi biết BV Từ Dũ được thực hiện dịch vụ mang thai hộ, chị nộp hồ sơ và nhờ một người em họ, 27 tuổi, mang thai hộ. Hiện thai đã được khoảng 5 tuần tuổi, dự kiến 1-2 tuần sau sẽ siêu âm lại để kiểm tra tim thai.

Ca mang thai hộ đầu tiên đã được thực hiện tại BV Từ Dũ từ tháng 7/2015. Tuy nhiên, ca đầu tiên thực hiện cho một phụ nữ mắc hội chứng thận hư – người mang thai hộ vẫn chưa đậu thai.

Từ tháng 7 tới nay, BV tiếp nhận tổng cộng 18 trường hợp đăng ký đủ điều kiện để được xét mang thai hộ, trong đó 13 hồ sơ đã hoàn tất, 8 hồ sơ được duyệt và 6 ca đã bước vào giai đoạn điều trị.

Số ca được chuyển phôi đến nay là 4 ca, trong đó 2 ca đã có thai, 2 ca còn lại chưa đậu thai sẽ được tiếp tục điều trị bằng số phôi còn lưu trữ.

Theo BS Trần Ngọc Hải, Trưởng Phòng Kế hoạch – tổng hợp của BV Từ Dũ, đây là một nhu cầu chính đáng của nhiều phụ nữ không có khả năng mang thai do các yếu tố khách quan.

Việc thực hiện vẫn có nhiều khó khăn, chủ yếu là về mặt pháp lý. Tuy nhiên, các khó khăn này đã được giải quyết khi BV ký hợp đồng với văn phòng luật sư của Sở Y tế.

ThS.BS Lê Thị Minh Châu, Trưởng Khoa Hiếm muộn cho biết về mặt chuyên môn thì đây đơn thuần là kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và kỹ thuật này đã phát triển tại BV từ rất lâu với tỷ lệ thành công vào khoảng 45%, cao hơn so với nhiều nước trong khu vực.

Theo A. Thư/Người Lao Động

Tp.hcm: Ca Mang Thai Hộ Thành Công Đầu Tiên Là Song Thai

(CAO) Bệnh viện Từ Dũ chúng tôi vừa công bố 2 trường hợp xác định đã mang thai hộ thành công. Không chỉ các y bác sĩ mà người hạnh phúc nhất là các cặp vợ chồng hiếm muộn mòn mỏi mong con nhiều năm trời.

Sáng 17-9, BV Từ Dũ chính thức công bố kết quả những ca mang thai hộ đầu tiên. Trong 2 ca đã thành công, 1 ca đã có tim thai và là song thai.

Trường hợp thứ 1 là cặp vợ chồng hiếm muộn, ngụ tại Khánh Hòa, đã kết hôn 4 năm. Chị vợ sinh năm 1987, bị khiếm khuyết về cơ quan sinh sản (không có cổ tử cung, tử cung không phát triển lớn lên được mà chỉ như của một bé gái).

Ca thành công đầu tiên là 1 phụ nữ quê ở Khánh Hòa (28 tuổi), bị khiếm khuyết ở hệ sinh dục (mắc chứng tử cung nhi hóa, không có cổ tử cung). Người mang thai hộ là người chị họ (33 tuổi), hiện thai đã được 7 tuần tuổi, có tim thai và siêu âm xác định được là song thai, khỏe mạnh.

Ca thứ 2 là một phụ nữ ở Bà Rịa Vũng Tàu cũng mắc chứng tử cung nhi hóa, đã kết hôn 7 năm và từng điều trị tại BV Từ Dũ 6 lần nhưng không thành công.

Biết BV Từ Dũ được thực hiện dịch vụ mang thai hộ, chị nộp hồ sơ và nhờ một người em họ (27 tuổi), mang thai hộ. Hiện thai đã được khoảng 5 tuần tuổi, dự kiến 1-2 tuần sau sẽ siêu âm lại để kiểm tra tim thai.

Ca mang thai hộ đầu tiên đã được thực hiện tại BV Từ Dũ từ tháng 7-2015, là một nữ Việt kiều bị hội chứng suy thận (bệnh lý nội khoa không thể mang thai), đã thực hiện thụ tinh ống nghiệm thất bại. Tuy nhiên, người mang thai hộ vẫn chưa đậu thai.

Từ tháng 7 tới nay, BV tiếp nhận tổng cộng 18 trường hợp đăng ký đủ điều kiện để được xét mang thai hộ, trong đó 13 hồ sơ đã hoàn tất, 8 hồ sơ được duyệt và đưa vào điều trị.

Trong số 8 ca đưa vào điều trị kể trên, 4 trường hợp đã được chuyển phôi. Sau khi chuyển phôi, 2 trường hợp có thai. Như vậy, tỷ lệ thành công là 50%. Tất cả các bệnh nhân dù đậu thai hay chưa đều còn phôi dự trữ, và vẫn có thể tiến hành thụ tinh ống nghiệm lại nhiều lần.

“Khi biết thực hiện mang thai hộ thành công, các cặp vợ chồng hiếm muộn vô cùng mừng rỡ. Đối với họ hành trình tìm kiếm đứa con thật gian nan. Tuy không thể tự mang thai nhưng trứng và tinh trùng của hai vợ chồng họ hoàn toàn bình thường. Những phụ nữ này tâm sự nếu không có nghị định cho phép mang thai hộ có lẽ họ không bao giờ được hưởng niềm hạnh phúc làm mẹ”, bác sĩ Châu kể.

Theo bác sĩ Trần Ngọc Hải, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp của BV Từ Dũ, mang thai hộ là một nhu cầu chính đáng của nhiều phụ nữ không có khả năng mang thai do các yếu tố khách quan. Việc thực hiện vẫn có nhiều khó khăn, chủ yếu là về mặt pháp lý. Tuy nhiên, các khó khăn này đã được giải quyết khi BV ký hợp đồng với văn phòng luật sư của Sở Y tế TP.HCM.

Theo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 do Chính phủ ban hành, quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, Bệnh viện Từ Dũ là 1 trong 3 đơn vị trên toàn quốc được thí điểm thực hiện kỹ thuật trên.

Hiện có 3 bệnh viện được Bộ Y tế cho phép thực hiện mang thai hộ, gồm: Bệnh viện Phụ sản T.Ư (Hà Nội), Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TP.HCM) và Bệnh viện đa khoa T.Ư Huế.

Nghị định có hiệu lực từ tháng 3-2015, nhưng Bệnh viện Từ Dũ bắt đầu thực hiện từ tháng 7-2015.

Theo luật, cặp vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau: Có xác nhận của đơn vị y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi làm thụ tinh trong ống nghiệm; Vợ chồng đang không có con chung; Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Còn người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau: Là người thân thích cùng hàng của bên vợ (hoặc bên chồng) nhờ mang thai hộ; Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần duy nhất; Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của đơn vị y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; Nếu người phụ nữ mang thai hộ đã có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của chồng; Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

2 Ca Mang Thai Hộ Thành Công Đầu Tiên Tại Việt Nam

Trường hợp đầu tiên là cặp vợ chồng hiếm muộn, quê ở Khánh Hòa, đã kết hôn 4 năm. Người vợ sinh năm 1987 nhưng bị khiếm khuyết về cơ quan sinh sản (mắc chứng tử cung nhi hóa, không có cổ tử cung). Người nhận mang thai hộ cho cặp vợ chồng này là người chị họ (sinh năm 1982). Hiện người mang thai hộ đã đậu thai được 7-8 tuần, siêu âm thấy tim thai và xác định là song thai, khỏe mạnh.

Trường hợp thứ 2 là cặp vợ chồng quê ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã kết hôn 7 năm. Người vợ sinh năm 1984, cũng bị dị tật nhi hóa tử cung. Các bác sĩ đã điều trị kích tử cung tới 6 lần nhưng thất bại, vì thế bệnh nhân được chỉ định thực hiện kỹ thuật mang thai hộ.

Người nhận mang thai hộ cho cặp vợ chồng này cũng là chị em họ (sinh năm 1988). Hiện thai đã được khoảng 5 tuần tuổi, dự kiến 1 – 2 tuần sau bệnh viện sẽ siêu âm lại để kiểm tra tim thai.

Các bác sĩ cho biết: Tuy không thể tự mang thai nhưng trứng và tinh trùng của hai cặp vợ chồng trên hoàn toàn bình thường.Theo bác sĩ Lê Thị Minh Châu, Trưởng khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ, về mặt chuyên môn thì việc thực hiện kỹ thuật mang thai hộ đơn thuần là kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và kỹ thuật này đã phát triển tại bệnh viện từ rất lâu với tỷ lệ thành công vào khoảng 45%, cao hơn so với nhiều nước trong khu vực.

Bác sĩ chuyên khoa II Trần Ngọc Hải, Trưởng Phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, bệnh viện bắt đầu thực hiện kỹ thuật mang thai hộ từ tháng 7/2015. Tuy nhiên, ca đầu tiên thực hiện cho một phụ nữ mắc hội chứng thận hư nhưng người mang thai hộ vẫn chưa đậu thai.

Đến nay, đã có 18 trường hợp đăng ký được thực hiện mang thai hộ, trong đó có 13 hồ sơ hoàn tất, 8 hồ sơ được duyệt và đưa vào điều trị; có 4 trường hợp đã được chuyển phôi. Sau khi chuyển phôi, 2 trường hợp có thai. Tất cả các bệnh nhân dù đậu thai hay chưa đều còn phôi dự trữ và vẫn có thể tiến hành thụ tinh ống nghiệm lại nhiều lần.

Bệnh viện Từ Dũ là 1 trong 3 đơn vị trên toàn quốc được thí điểm thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày 28/01/2015 của Chính phủ Quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Sinh Mổ Thành Công Ca Mang Thai Hộ Đầu Tiên Tại Việt Nam

(DNVN) – Sáng nay 22/1, ca mang thai hộ đầu tiên tại Việt Nam đã được sinh mổ thành công tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Bé gái nặng 3,6kg, sức khỏe tốt.

Tin tức trên TTXVN, Trường hợp mang thai hộ đầu tiên tại Việt Nam đã được các bác sỹ mổ thành công vào lúc 7 giờ 25 phút sáng nay (22/1) tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.nặng 3,6kg với tình trạng sức khỏe hoàn toàn khỏe mạnh, bé khóc rất to.

Đây là ca mang thai hộ đầu tiên được thực hiện thành công tại Phụ sản Trung ương, cũng là em bé sinh qua hình thức mang thai hộ đầu tiên trào đời trong cả nước. Em bé ra đời trong niềm vui vỡ òa của cặp vợ chồng hiếm muộn suốt 16 năm nay. Ca phẫu thuật mổ lấy thai do giáo sư Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản quốc gia trực tiếp thực hiện.

Theo tiến sỹ Vũ Bá Quyết – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, người mang thai hộ (ở Hà Nam), các thủ tục cuối cùng cho ca phẫu thuật lấy thai cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng từ trước đó.

Như vậy, đây là em bé đầu tiên chào đời bằng phương pháp mang thai hộ sau hơn 1 năm kể từ thời điểm Nghị định cho phép mang thai hộ có hiệu lực (1/1/2015). Báo Zing news thông tin.

Sau khi có nghị định, cả nước đã có 65 ca được duyệt và đang mang thai hộ thành công, trong đó tại Bệnh viện Phụ sản có 46 ca, bệnh viện Từ Dũ có 19 ca. chúng tôi Nguyễn Viết Tiến cho hay hầu hết các ca mang thai hộ được làm tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia bị ung thư tử cung, không có tử cung hoặc sảy thai thường xuyên không rõ nguyên nhân.

Để thực hiện mang thai hộ, các cặp vợ chồng và người mang thai hộ phải hoàn tất bộ hồ sơ gồm nhiều giấy tờ, chứng nhận để bảo đảm thủ tục về mặt pháp lý.

Người mang thai hộ phải được xác nhận có quan hệ họ hàng với người nhờ mang thai. Sau đó hội đồng chuyên môn và hội đồng khoa học kỹ thuật của bệnh viện sẽ kiểm tra để xác định cặp vợ chồng hiếm muộn có đúng chỉ định được thực hiện kỹ thuật này hay không để tư vấn.Hiện cả nước có 3 bệnh viện được phép thực hiện kỹ thuật này là Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viên Đa khoa T.Ư Huế và Bệnh viện Từ Dũ.

Nên đọc

Cập nhật thông tin chi tiết về Ca Mang Thai Hộ Thành Công Đầu Tiên Là Song Thai trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!