Xu Hướng 6/2023 # Các Biến Chứng Của Thai Kì Sớmhà Tố Nguyên – Hinhanhhoc # Top 9 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Các Biến Chứng Của Thai Kì Sớmhà Tố Nguyên – Hinhanhhoc # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Các Biến Chứng Của Thai Kì Sớmhà Tố Nguyên – Hinhanhhoc được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

CÁC BIẾN CHỨNG CỦA THAI KÌ SỚM Bài PPT của chúng tôi Hà Tố Nguyên, bệnh viện Từ Dũ

Nguồn từ : http://sieuamvietnam.vn 

MỞ ĐẦU Siêu âm (SA) giai đoạn sớm thường được chỉ định vì thai phụ có bất thường như xuất huyết âm đạo, đau bụng, khối cạnh tử cung đau khi khám  Mục đích của siêu âm thai sớm : – Xác định có thai? – Vị trí thai: thai trong hay ngoài tử cung. – Phát hiện các trường hợp thai ngừng phát triển, túi thai trống. – Nhận diện thai kì có nguy cơ cao ngừng tiến triển.

Early Pregnancy and Acute Gynaecology Assessment Unit King’s College Hospital, London, UK (04/1999-10/2006   

Thai trong tử cung

23.891

70.9%

Sẩy thai

5835

17.3%

SA không kết luận

2998

 8.9%

Thai ngoài tử cung

978

2.9%

– Tai vòi

822 

84%

– Cesarean scar

61 

6.2%

– Đoạn kẻ

55  5.6%

– Cổ tử cung

2.8%

2.8%

– Ở sừng

0.8%

– Ở buồng trứng

3

0.3%

– Trong ổ bụng

0.2%

HÌNH ẢNH SIÊU ÂM BÌNH THƯỜNG CỦA TÚI THAI TRONG TỬ CUNG

Hình ảnh siêu âm bình thường của túi thai trong tử cung

NỘI DUNG 1. MÁU TỤ DƯỚI MÀNG ĐỆM 2. THAI NGỪNG TIẾN TRIỂN 3. SÓT NHAU – THAI 4. THAI NGOÀI TỬ CUNG 5. THAI TRỨNG

MÁU TỤ DƯỚI MÀNG ĐỆM Subchorionic hemorraghe

Là hậu quả của sự bong nhau ở rìa mép nhau. Màng đệm bị tách khỏi lớp màng rụng và bị khối máu tụ nâng lên. – Tần suất: 1-3% – Tần suất tăng lên 40% nếu thai có triệu chứng trên lâm sàng. Siêu âm  Máu tụ cấp tính: Khối máu tu có phản âm dày hay đồng dạng so với bánh nhau.  Sau 1-2 tuần: Khối máu tụ có phản âm trống.

Máu tụ dưới màng đệm và kết cục thai kì

 

THAI NGỪNG TIẾN TRIỂN Tần suất  Ít nhất 10–20% các trường hợp có thai trên lâm sàng. Khoảng 3% nếu đã nhìn thấy phôi thai trên siêu âm. Wilcox&cs: 20-30% sau giai đoạn làm tổ.

Các tiêu chuẩn chẩn đoán trên siêu âm Obstetricians and Gynaecologists

YOLK SAC

– Giới hạn trên của YS ở tuổi thai 5-10wks: 5.6mm

SÓT NHAU – SẨY THAI KHÔNG HOÀN TOÀN  Retained Products of Conception/Incomplete Misscariage  SA đo bề dày nội mạc tử cung hay hình ảnh phản âm của đường giữa nội mạc trước đây vẫn được dùng để chẩn đoán sót nhau (SN). Tuy nhiên, chưa có nhiều đồng thuận về tiêu chuẩn chẩn đoán trên siêu âm của SN. Chưa có sự thống nhất ngưỡng cut – off của bề dày NMTC để chẩn đoán sót nhau hay sẩy thai không hoàn toàn.

Hình ảnh siêu âm của sót nhau

Siêu âm đo bề dày hay tính thể tích khoang nội mạc không phải là một test đủ độ tin cậy để chẩn đoán sẩy thai không hoàn toàn.

Vai trò của siêu âm Doppler trong chẩn đoán sót nhau 

– Có vùng giàu mạch máu:  

Một/một nhóm lớn mạch máu.  

Khu trú ở bề mặt hay lan xuống sâu trong cơ tử cung. 

Vận tốc cao: 160cm/s –  Không có hiện diện của dòng chảy trên Doppler mau là hàm ý khối mô nhau-thai không còn hoạt động, khả năng cao sẽ tự sẩy sau đó.

 THAI NGOÀI TỬ CUNG – Ở tai vòi.  Ở đoạn kẻ. Thai sẹo mổ lấy thai. Thai sừng Các vị trí của thai ngoài tử cung 

Thai ngoài tử cung ở tai vòi  – Tiêu chuẩn chẩn đoán trên siêu âm 1. Túi thai nằm ngoài tử cung có YS và phôi (+/-) hoạt động tim thai. 2. Khối cạnh tử cung có hình ảnh một đường echo dày bao quanh túi thai (Bagel sign) 3. Khối phản âm không đồng dạng nằm tách khỏi buồng trứng (Blob sign) (The diagnostic effectiveness of an initial transvaginal scan in detecting ectopic pregnancy. Kirk E, Papageorghiou AT, Condous G, Tan L, Bora S, Bourne T 2007)

Song thai ngoài tử cung

Các dấu hiệu siêu âm gợi ý thai ngoài tử cung 

Lòng tử cung trống

(Empty Uterus)

Không có túi thai thật và 

Không có túi thai giả và 

Không có hình ảnh sót nhau.

Túi thai giả

Pseudosac (PS)

Dịch lòng tử cung được bao 

quanh bởi lớp phản âm dày của 

phản ứng màng rụng

Khối cạnh TC

Adnexal mass (AM)

Khối tách rời hoặc không tách rời khỏi buồng trứng.

Dịch tự do

(Free Fluid)

Dịch tự do ở túi cùng sau.

Túi thai giả trong thai ngoài tử cung 

Túi thai thật

Gía trị của các siêu âm trong chẩn đoán thai ngoài tử cung 

Đánh giá sự chính xác của siêu âm trong chẩn đoán TNTC ở tai vòi khi không có hình ảnh điển hình là túi thai với phôi thai nằm ngoài tử cung.

Xem tiếp trang 2

Biến Chứng Nguy Hiểm Của Thủy Đậu Ở Phụ Nữ Mang Thai

Bệnh thủy đậu có thể được xem là lành tính vì tỷ lệ tử vong rất thấp. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất, song vẫn có trường hợp thủy đậu xảy ra với phụ nữ mang thai.

1. Bệnh thủy đậu trong thai kỳ

Bệnh thủy đậu, hay còn được gọi là trái rạ, do virus Varicella zoster (VZV) gây ra. Đây là một căn bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

2. Thai phụ bị thủy đậu có nguy hiểm không?

Đối với nữ giới từng mắc thủy đậu lúc còn trẻ hoặc đã tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu trước khi mang thai thì trong cơ thể đã có kháng thể miễn dịch với căn bệnh này. Sau đó nếu như mang thai, sản phụ có thể yên tâm sức khỏe của cả mẹ và thai nhi sẽ không bị đe dọa bởi bệnh thủy đậu.

Biến chứng của bệnh thủy đậu có nguy cơ ảnh hưởng đến bản thân thai phụ cũng như em bé trong bụng họ. Virus varicella gây bệnh thủy đậu làm tăng tỷ lệ mắc viêm phổi ở thai phụ lên 10 – 20%. Phụ nữ mang thai nhiễm bệnh thủy đậu là đối tượng tử vong nhiều nhất trong số những người lớn mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là khi thai phụ đã bị viêm phổi do virus varicella.

Ở những sản phụ nhiễm thủy đậu lần đầu khi mang thai, sự tác động của bệnh đến thai nhi tùy thuộc vào từng giai đoạn thai kỳ:

Trong 3 tháng đầu, cụ thể là tuần thứ 8-12, em bé có 0.4% nguy cơ mắc Hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Dấu hiệu phổ biến nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là da có sẹo. Bên cạnh đó, những biến chứng khác có thể xảy ra bao gồm: dị tật đầu nhỏ, bệnh lý về mắt, bé nhẹ cân, tay hoặc chân bị teo, chậm phát triển hệ thần kinh hay thậm chí là bại não. Ngoài ra, người mẹ bị thủy đậu khi mới mang thai có thể bị sảy thai do tác động của VZV gây bệnh.

Ở 3 tháng tiếp theo, đặc biệt tuần thứ 13 đến tuần 20, tỷ lệ bào thai bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh tăng lên 2%. Kể từ tuần lễ thứ 20 trở đi, bệnh thủy đậu thai kỳ hầu như không gây ảnh hưởng đến em bé.

Nếu bà bầu mắc bệnh khoảng 5 ngày trước khi chuyển dạ cho đến 2 ngày sau sinh, trẻ sơ sinh có nhiều khả năng nhiễm bệnh thủy đậu lan tỏa. Nguyên nhân là do thời gian quá ngắn khiến thai nhi chưa kịp nhận đủ kháng thể từ người mẹ. Trong trường hợp này, bé có nguy cơ tử vong khá cao, lên đến khoảng 25 – 30% các ca trẻ sơ sinh bị thủy đậu lan tỏa từ mẹ.

3. Cách chữa thuỷ đậu cho bà bầu

Đối với phụ nữ mang thai bị mắc bệnh thủy đậu, nên dành thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn, bổ sung nhiều nước, dùng thức ăn lỏng và dễ tiêu hóa, cũng như bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nếu có biểu hiện sốt có thể uống thuốc Paracetamol để hỗ trợ hạ sốt, giảm mệt mỏi.

Một lưu ý quan trọng đối với bệnh nhân nhiễm thủy đậu nói chung là phải giữ vệ sinh thân thể thật tốt, hạn chế tối đa tác động làm vỡ những bóng nước, vì nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ bội nhiễm rất nghiêm trọng.

Trong trường hợp sản phụ bị phơi nhiễm với bệnh nhưng trước đây chưa từng bị thủy đậu hoặc tiêm phòng, bác sĩ có thể chỉ định dùng varicella – zoster immune globulin (VZIG) để tránh các biến chứng của căn bệnh. Cần hiểu rằng việc dùng VZIG chỉ giúp ngăn ngừa những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra với người mẹ chứ không phòng tránh cho thai nhi khỏi nhiễm trùng, hay loại bỏ được hội chứng thủy đậu bẩm sinh và bệnh thủy đậu sơ sinh.

Để giúp ích và bảo vệ được thai nhi, một loại VZIG khác chuyên dùng cho trẻ sơ sinh mới là sự lựa chọn thích hợp. Khi bệnh thủy đậu thai kỳ diễn tiến nghiêm trọng, có nguy cơ dẫn đến viêm phổi, tiêm Acyclovir đường tĩnh mạch để ức chế sự phát triển của VZV được xem như một cách chữa thuỷ đậu cho bà bầu và giảm tác động tiêu cực đến em bé.

4. Phòng ngừa bệnh thủy đậu khi mang thai

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đều khẳng định rằng tiêm chủng vắc xin là cách phòng ngừa thủy đậu đơn giản và hiệu quả nhất với khả năng miễn dịch hoàn toàn lên đến 90%. Nếu đã tiêm ngừa mà vẫn mắc thủy đậu thì bệnh cũng rất nhẹ, rất ít mụn nước, và thường không gây biến chứng đáng kể nào.

Nữ giới nên đi tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh thủy đậu khi còn trẻ hoặc trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Lưu ý là không được tiêm loại vắc xin thủy đậu khi đang có thai. Sản phụ cũng cần phải chú ý tránh tiếp xúc với người mắc thủy đậu, cũng như giữ vệ sinh môi trường sống và thân thể, đặc biệt là rửa tay kỹ lưỡng trong thời gian mang thai.

Để phòng bệnh thuỷ đậu đồng thời để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh bạn tham khảo danh sách các vắc-xin nên tiêm phòng trước khi mang thai. Bệnh thuỷ đậu nếu được theo dõi và chữa trị tích cực, vẫn có thể sinh con khỏe mạnh như bình thường. Do đó, không cần quá lo lắng, thay vào đó bạn cần giữ tinh thần lạc quan, tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa trong suốt thai kỳ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. . Khi đến tiêm phòng tại Bệnh viện Vinmec, quý khách hàng nhận được những lợi ích sau:

Khách hàng đến sử dụng dịch vụ tiêm vắc – xin sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc – xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc khách hàng sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc – xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế Thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho người tiêm vắc – xin.

Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho khách hàng trong quá trình tiêm chủng.

100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.

Đặc biệt, phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu vui chơi dành cho trẻ em, giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

Vắc – xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc – xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.

Trường hợp bố mẹ đưa con đi tiêm sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Mọi thông tin chi tiết Khách hàng vui lòng liên hệ đến các bệnh viện, phòng khám thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

XEM THÊM:

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Mang Thai Sinh Đôi Có Tốt Không, Nguy Hiểm Gì, Các Biến Chứng Sau Sinh

1. Các trường hợp sinh đôi hiện nay

Song thai cùng trứng là trường hợp một trứng được thụ tinh với một tinh trùng nhưng trong quá trình phát triển thành hợp tử lại được tách đôi và phát triển thành 2 bào thai riêng biệt. Những thai nhi này sẽ giống nhau y đúc cả về cấu trúc gen và hình thể phát triển bên ngoài.

Song thai khác trứng là trường hợp người mẹ trong chu kỳ kinh nguyệt rụng 2 trứng và được thụ tinh bởi hai tinh trùng riêng biệt. Do đó trong trường hợp song sinh khác trứng thai nhi có thể hoàn toàn khác nhau cả về hình thể và cấu trúc gen. Chúng chỉ cùng chia sẻ tử cung của người mẹ trong thời kỳ mang thai. Một số trường hợp đặc biệt song thai khác trứng khi sinh ra có thể là 2 đứa trẻ cùng mẹ khác cha.

Có 2 trường hợp sinh đôi hiện nay là sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng (Nguồn: hellobacsi.com)

2. Mang thai sinh đôi có tốt không?

2.1. Xác xuất sảy thai gấp đôi thai kỳ bình thường

So với những thai nhi bình thường thì song thai có nguy cơ sảy thai cao hơn. Một số trường hợp thường xảy ra như một thai bị hỏng và thai nhi còn lại phát triển thành thai đơn hoặc một số trường hợp xấu hơn thì cả hai thai đều hỏng.

Thông thường đối với những ca sinh đôi thường được bác sĩ đề nghị sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Trong trường hợp sinh thường có thể dẫn tới tình trạng ngạt nước ối gây nguy hiểm cho thai nhi.

Nhiều người thắc mắc rằng sinh đôi có tốt không thì câu trả lời là Không tốt vì đa phần các trường hợp sinh đôi các bé sẽ được sinh ra ở khoảng tuần 36 hoặc ít hơn khiến cơ thể bé chưa được phát triển toàn diện. Trường hợp sinh non các bé cần được chăm sóc một cách đặc biệt để hạn chế mắc bệnh do cơ thể chưa đủ trưởng thành như các bệnh về hô hấp, các bệnh nhiễm trùng, vàng da,…

Mang thai sinh đôi thường rất dễ xảy ra tình trạng sinh non (Nguồn: cncenter.cz)

Vì là song thai nên thường nhẹ cân hơn so với những thai nhi đơn do môi trường phát triển hạn chế và lượng dinh dưỡng cung cấp từ mẹ phải được chia cho cả 2 bào thai. Do đó đối với trường hợp mang thai đôi mẹ cần đặc biệt chú ý tới việc bồi bổ chất dinh dưỡng.

Mang thai sinh đôi có tốt không cho mẹ? Người mẹ cũng có thể gặp phải nhiều bệnh lý trong thai kỳ như tình trạng rối loạn nước ối, sản giật, tiền sản giật, tiểu đường, nhau thai bong sớm,…nên hoàn toàn không tốt cho cả mẹ và bé.

Mang thai song sinh có nguy hiểm không? Đối với trẻ nhỏ sinh đôi, sức khỏe có thể bị ảnh hưởng do nguy cơ sinh non thường cao. Cơ thể của trẻ không có đủ thời gian để hoàn thiện và trở nên cứng cáp hơn từ đó trẻ có thể mắc một số bệnh về đường hô hấp, tình trạng vàng da,… Ngoài ra, mang thai đôi còn có thể xảy ra hội chứng truyền máu song thai (truyền máu giữa hai bào thai) có thể dẫn đến một bào thai được nhận nhiều chất dinh dưỡng còn bào thai còn lại thì không, gây ảnh hưởng không tốt cho cả 2 thai nhi.

Đối với những trường hợp thai song sinh, đặc biệt là song sinh cùng trứng tình trạng dị tật có nguy cơ xảy ra cao hơn.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không cho mẹ và thai nhi? Có thể nói đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm, thường gặp khi mang thai sinh đôi do phải bồi bổ nhiều chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phù,…. Tiểu đường thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi như: thai nhi nặng hơn bình thường, tụt canxi, vàng da,…sau khi sinh.

Nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ là rất cao nếu không ăn uống hợp lý (Nguồn: phunudep24h.com)

3. Giải pháp ngừa biến chứng sau sinh đôi

Để ngăn ngừa những biến chứng sau sinh đôi có thể mắc phải các mẹ cần học cách chăm sóc mình ngay trong thai kỳ cũng như tìm hiểu kỹ về cách chăm sóc mẹ bầu sau sinh an toàn hiệu quả để đảm bảo luôn có một sức khỏe tốt.

3.1. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên trong thai kỳ

Trong trường hợp mang thai đôi bạn cần thường xuyên đi khám và kiểm tra sức khỏe thai kỳ để có thể phát hiện sớm những trường hợp xấu có thể xảy ra. Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ bạn nên nhập viện hoặc lựa chọn chỗ ở gần bệnh viện để có thể theo dõi kịp thời.

Kiểm tra thai kỳ thường xuyên để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé (Nguồn: cdn02.static-Adr)

3.2. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Bạn cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn so với bình thường vì bạn cần phải nuôi tới hai em bé thay vì một em bé như mang thai đơn. Tuy nhiên chế độ ăn uống cần phải khoa học để tránh mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Bạn nên bổ sung khoáng chất và 29 loại rau củ quả tốt cho bà bầu nhưng có hàm lượng đường thấp cho cơ thể. Ngoài ra, cần bổ sung canxi, sắt, vitamin, axit folic, Magie, kẽm…vào trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

Trong quá trình thai nhi phát triển khiến phần ruột của mẹ bị chèn lên và quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại. Những thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng táo bón trong thời kỳ mang thai của mình. Để có một chế độ ăn uống phù hợp cách tốt nhất là các mẹ nên lên thực đơn mỗi ngày để kiểm soát được lượng dinh dưỡng cũng như kịp thời bổ sung những chất còn thiếu để cơ thể của cả mẹ và bé luôn được tốt nhất.

Nước đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ mang thai giúp loại bỏ chất thải độc hại của thai nhi và hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn, chính vì thế hãy cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.

Khi mang thai bạn nên uống khoảng 2 – 3 lít nước lọc tinh khiết trải đều trong ngày, đặc biệt là nên uống nhiều vào sáng sớm và giảm dần lượng nước sau khoảng 8h tối. Không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc. Cách đơn giản nhất để kiểm tra lượng nước nạp vào cơ thể đã đủ hay chưa mẹ bầu nên quan sát màu sắc nước tiểu của mình. Nếu bạn uống đủ nước thì nước tiểu sẽ có màu trong hoặc vàng nhạt và ngược lại. Ngoài nước lọc thì các mẹ cũng có thể bổ sung nước bằng việc uống nước canh hoặc sử dụng nước trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

Nếu bạn vẫn đang lo lắng sinh đôi có tốt không thì đừng quá lo lắng, chỉ cần bạn biết cách chăm sóc đúng và thăm khám sức khỏe thai kỳ thường xuyên thì nỗi lo lắng sẽ trở thành niềm vui khi gia đình bạn có thể chào đón thêm hai thành viên mới. Để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra khi mang thai và sau khi sinh các mẹ nên mua dịch vụ thai sản trọn gói đảm bảo an toàn, chất lượng hoặc theo tuần để thường xuyên theo dõi và chăm sóc thai nhi được tốt nhất. Adr – trang thương mại điện tử của Vingroup luôn cung cấp các gói dịch vụ thai sản chất lượng đến từ các bệnh viện hàng đầu giúp mẹ và bé được chăm sóc một cách toàn diện ngay từ những ngày đầu thai kỳ.

Khái Niệm, Biến Chứng Và Hướng Xử Trí

Thiểu ối là tình trạng nước ối ít hơn bình thường,  khi chỉ số ối (AFI) nhỏ hơn 5cm và màng ối còn nguyên vẹn. Tỷ lệ xuất hiện thiểu ối   được báo cáo từ các nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt trong tiêu chuẩn chẩn đoán, dân số nghiên cứu (nguy cơ thấp hay nguy cơ cao, siêu âm tầm soát hay chọn lọc), tuổi thai tại thời điểm siêu âm.

Nhìn chung, thiểu ối xuất hiện sớm trong thai kỳ ít gặp và có tiên lượng nghèo nàn. Ngược lại, những thai quá ngày sinh, thai chậm phát triển trong tử cung, sự giảm lượng nước ối có lẽ thường gặp hơn.

Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào siêu âm thai và nước ối.

Sự xuất hiện thiểu ối trong giai đoạn sớm của thai kỳ làm tăng nguy cơ thiểu sản phổi cho thai nhi. Kilbride và cộng sự (1996) tiến hành quan sát trên 115 thai phụ bị vỡ ối trước 29 tuần, có 7 ca thai lưu, 40 trẻ sơ sinh tử vong, và ước tính tỷ lệ tử vong chu sinh là 409/1000. Nguy cơ thiểu sản phổi gây chết thai khoảng 20%.

Biến chứng thiểu ối xuất hiện muộn trong thai kỳ tùy thuộc vào tuổi thai, mức độ thiểu ối và tình trạng bệnh lý kèm theo của mẹ. Hướng dẫn sản phụ uống nhiều nước hay truyền dịch còn nhiều tranh cãi trong việc cải thiện lượng nước ối.

Hỗ trợ trưởng thành phổi cho thai nhi là cần thiết trong trường hợp thai non tháng. Đánh giá sức khỏe thai nhi.

– Hỏi bệnh sử và xét nghiệm dịch âm đạo (Nitrazine test) loại trừ rỉ ối/ối vỡ.

– Siêu âm tiền sản nhằm khảo sát và phát hiện các bất thường hình thái thai, đặc biệt bệnh lý hệ niệu của bào thai như các trường hợp loạn sản thận, tắc nghẽn đường niệu.

– Tư vấn lợi ích và các tai biến, tiến hành thủ thuật truyền ối trong trường hợp nước ối quá ít gây cản trở cho quá trình khảo sát hình thái thai, ngoài ra có thể đồng thời lấy nước ối xét nghiệm miễn dịch, di truyền, giảm chèn ép cho dây rốn, vận động của thai nhi.

– Siêu âm tim thai, siêu âm Doppler (AFI, Doppler động mạch não giữa), monitor sản khoa trong trường hợp có kèm thai chậm phát triển trong tử cung.

– Nếu thai có dị tật bẩm sinh hệ niệu, chỉ định chấm dứt thai kỳ trong trường hợp nặng chỉ nên quyết định sau khi tiến hành hội chẩn đa chuyên khoa (bác sĩ tiền sản, siêu âm tiền sản, sơ sinh và phẫu thuật nhi, nhà di truyền học). Theo dõi và quản lý thai tại trung tâm lớn, chuyên khoa sâu trường hợp thiểu ối xuát hiện sớm.

– Chỉ định hỗ trợ phổi là cần thiết.

– Phương pháp chấm dứt thai kỳ:

+ Khởi phát chuyển dạ để chấm dứt thai kỳ ở thai thiểu ối đã trưởng thành hay đã đủ liều hỗ trợ phổi ở thai non tháng có thể nuôi được.

+ Mổ lấy thai ở những thai hết ối (AFI < 2cm) hoặc có những dấu hiệu nghi ngờ thai suy cấp, thiểu ối.

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH SẢN PHỤ KHOA (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT ngày 29/01/2015)

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Biến Chứng Của Thai Kì Sớmhà Tố Nguyên – Hinhanhhoc trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!