Xu Hướng 5/2023 # Các Giai Đoạn Của Quá Trình Chuyển Dạ Phụ Nữ Mang Thai Lần Đầu Nên Biết # Top 8 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Các Giai Đoạn Của Quá Trình Chuyển Dạ Phụ Nữ Mang Thai Lần Đầu Nên Biết # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Các Giai Đoạn Của Quá Trình Chuyển Dạ Phụ Nữ Mang Thai Lần Đầu Nên Biết được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thời gian chuyển dạ diễn ra trong bao lâu

Với những ai mới làm mẹ lần đầu, thời gian chuyển dạ có thể kéo dài trung bình 15 giờ, nhưng nhiều trường hợp phải mất đến 20 giờ.

Với những phụ nữ đã từng sinh thường trước đây, trung bình mất khoảng 8 giờ.

Giai đoạn đầu: Những cơn co thắt giúp cổ tử cung nở ra

Biểu hiện của giai đoạn này là bạn bắt đầu có những cơn co thắt, cổ tử cung nở từ từ cho đến khi cổ tử cung hoàn toàn giãn ra.

Giai đoạn này được chia thành 2 thời kỳ: thời kỳ chuyển dạ sớm và thời kỳ chuyển dạ tích cực.

Khó xác định được chính xác khi nào sự chuyển dạ sớm bắt đầu. Bởi vì những cơn co thắt khi chuyển dạ sớm thường khó phân biệt được với những cơn gò Braxton Hicks mà bạn vẫn cảm thấy trong ba tháng cuối thai kỳ.

Trong thời kỳ chuyển dạ sớm, trừ khi có biến chứng hoặc do bác sĩ yêu cầu, nếu không bạn có thể nằm nghỉ ở nhà. Tuy nhiên bạn cũng cần có bác sĩ kiểm tra để bảo đảm.

Thời kỳ chuyển dạ sớm kết thúc khi cổ tử cung của bạn giãn khoảng 4cm và sự chuyển dạ bắt đầu tăng tốc. Lúc này, bạn bước vào giai đoạn chuyển dạ tích cực với những cơn co thắt thường xuyên hơn, lâu hơn và mạnh mẽ hơn.

Khi cổ tử cung đã giãn được 8-10cm nghĩa là bạn đã ở cuối thời kỳ chuyển dạ tích cực. Đây được gọi là kỳ chuyển tiếp vì nó đánh dấu sự chuyển tiếp sang giai đoạn chuyển dạ thứ 2. Lúc này bạn sẽ nhận thấy những cơn co thắt khá mạnh, đến liên tục sau mỗi vài ba phút và kéo dài một phút hoặc hơn.

Một khi cổ tử cung đã hoàn toàn giãn nở, giai đoạn chuyển dạ thứ 2 bắt đầu và cũng là thử thách cuối cùng trước khi bé được sinh ra. Đây là giai đoạn “rặn đẻ”, có thể kéo dài nhiều tiếng (thường sẽ nhanh hơn nếu trước đây bạn đã từng sinh thường).

Đầu của bé sẽ tiếp tục được đẩy dần ra theo mỗi đợt rặn cho tới khi đầu bé chuẩn bị lọt ra ngoài – đó là khi bác sĩ đỡ đẻ có thể nhìn thấy phần rộng nhất của đầu em bé. Sau khi đầu của bé thoát ra, bác sĩ sẽ hút miệng và mũi bé và tìm dây rốn quanh cổ bé. Đầu bé sẽ quay sang một bên trong khi vai bé xoay bên trong xương chậu của mẹ để tìm vị trí chui ra.

Những đợt rặn tiếp theo sẽ đẩy vai bé ra, sau đó là cả thân người bé. Bạn có thể cảm thấy rất nhiều cảm xúc: sảng khoái, sợ hãi, tự hào, hoài nghi, phấn khích… và tất nhiên, nhẹ nhõm vì mọi chuyện đã xong. Trong khi nhiều sản phụ cảm thấy kiệt sức, một số sản phụ khác lại cảm thấy bùng nổ năng lượng và không hề buồn ngủ.

Giai đoạn 3: Em bé đã lọt qua khỏi khung xương chậu

Giai đoạn cuối cùng của cả quá trình chuyển dạ được tính từ lúc bé được sinh ra cho đến khi nhau thai được cắt. Các cơn co thắt ở sản phụ trong giai đoạn này thường tương đối nhẹ.

Tường Tận Ba Giai Đoạn Của Quá Trình Sinh Nở Tự Nhiên Mẹ Bầu Cần Biết

Sinh nở là một quá trình đặc biệt, đáng nhớ nhưng không kém phần khó khăn, nguy hiểm. Thời gian của mỗi ca sinh nở khác nhau tùy thuộc vào thể trạng của người mẹ và nhiều yếu tố khác, đồng thời không một chuyên gia sản phụ khoa hay ứng dụng công nghệ cao nào có thể đoán trước được diễn biến cụ thể của một ca sinh nở bất kỳ.

Một ca sinh nở thông thường thường trải qua ba giai đoạn chính:

1. Giai đoạn đầu tiên: chuyển dạ

Giai đoạn này diễn ra trong thời gian lâu nhất và bao gồm ba kỳ:

Kỳ chuyển dạ sớm: Diễn ra từ khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ đến khi cổ tử cung mở đến 3cm.

Kỳ chuyển dạ sớm thường kéo dài khoảng từ 8-12 giờ đồng hồ. Cổ tử cung của người mẹ sẽ mềm đi, ngắn lại và mỏng hơn, đồng thời mở rộng đến 3cm. Các cơn co thắt diễn ra từ 30-45 giây với cường độ mạnh hơn, tần suất dày đặc hơn, trong thời gian lâu hơn theo một chu kỳ nhất định, từ khoảng 5-30 phút.

Các cơn co thắt khiến mẹ bầu cảm nhận được cơn đau ở vùng lưng dưới như đau bụng kinh và vùng xương chậu như bị siết chặt. Vỡ ối có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong giai đoạn đầu tiên này.

Nếu thai kỳ được từ 37 đến 40 tuần, mẹ bầu có thể yên tâm chờ đợi các dấu hiệu chuyển dạ xuất hiện. Tuy nhiên, nếu thai kỳ chưa được 37 tuần nhưng mẹ bầu vẫn cảm nhận được các cơn co thắt hay các dấu hiệu chuyển dạ khác, không được đợi diễn tiến của các cơn co thắt mà hãy liên hệ ngay với bác sỹ để xác định nguy cơ phải sinh non của thai nhi.

Trong kỳ chuyển dạ sớm, mẹ bầu nên cố gắng thư giãn ở nhà, không cần ngay lập tức đến bệnh viện.

Kỳ chuyển dạ tích cực: Từ 3cm, cổ tử cung tiếp tục mở đến 7cm

Kỳ chuyển dạ tích cực thường diễn ra từ 3-5 giờ đồng hồ. Cổ tử cung mở rộng từ 4-7cm. Các cơn co thắt kéo dài từ 45-60 giây và cách nhau từ 3-5 phút với cường độ mạnh dần.

Đây thường là thời điểm phù hợp để mẹ bầu đến bệnh viện. Các cơn co thắt xuất hiện đặc biệt mạnh hơn, lâu hơn và gần nhau hơn. Quan trọng nhất, mẹ bầu cần nhận được sự trợ giúp tích cực trong giai đoạn này. Kỳ chuyển dạ tích cực cũng là thời gian mẹ bầu nên bắt đầu các kỹ thuật thở và thực hiện một vài bài tập thư giãn giữa các cơn co thắt.

Đồng thời, mẹ bầu cũng nên thay đổi tư thế thường xuyên trong thời kỳ này. Hãy cố đi lại hoặc tắm rửa bằng nước ấm, tiếp tục uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên.

Kỳ chuyển dạ chuyển tiếp: Từ 7cm, cổ tử cung mở hoàn toàn đến 10cm

Kỳ chuyển dạ này kéo dài từ 30 phút – 2 giờ đồng hồ. Cổ tử cung mở rộng từ 8-10cm. Các cơn co thắt diễn ra từ 60-90 giây và cách nhau từ 30 giây – 2 phút trong thời gian lâu hơn, với cường độ mạnh hơn và có thể chồng chéo lên nhau. Đây thời điểm khó khăn nhất nhưng diễn ra ngắn nhất. Mẹ bầu có thể bị nóng bừng, lạnh cóng, buồn nôn, ói mửa hoặc xì hơi. Trong thời kỳ này, mẹ bầu sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự hỗ trợ của người khác. Nếu muốn “rặn”, đừng ngần ngại nói với bác sỹ.

2. Giai đoạn thứ hai: sinh nở

Giai đoạn này có thể kéo dài từ 20 phút đến 2 giờ đồng hồ. Các cơn co thắt sẽ diễn ra từ 45-90 giây và cách nhau từ 3-5 phút. Mẹ bầu có cảm giác mạnh muốn “rặn”, cảm nhận được lực ép lớn ở vùng trực tràng, có thể bị són tiểu hoặc són phân. Khi đầu thai nhi lấp ló ở cửa âm đạo, mẹ bầu có thể thấy nhức nhối.

Khi cổ tử cung người mẹ đã mở hoàn toàn, đầu của thai nhi sẽ mở đường ra ngoài, trong khi đó đầu và thân thai nhi bắt đầu xoay lại để úp vào lưng người mẹ khi thai nhi xuống đến âm đạo. Sau đó, đầu thai nhi sẽ xuất hiện ở cửa âm đạo. Khi đầu đã ra ngoài, đầu và vai thai nhi sẽ xoay lại lần nữa để ngửa lên trên, giúp thai nhi dễ dàng “trượt” ra ngoài.

3. Giai đoạn thứ ba: sổ nhau thai

Giai đoạn này diễn ra trong thời gian ngắn nhất, có thể kéo dài từ 5-30 phút nhưng phổ biến nhất là trong vòng 10 phút ngay sau khi trẻ chào đời.

Sau khi trẻ chào đời, các cơn co thắt nhẹ sẽ xuất hiện ở tử cung. Đó là dấu hiệu cho thấy nhau thai của người mẹ đang tách khỏi thành tử cung và chuẩn bị sổ ra ngoài. Bác sỹ, hộ sinh có thể sẽ thực hiện một vài động tác mát-xa để tạo áp lực lên tử cung của người mẹ và dây rốn có thể bị kéo dãn nhẹ. Nhờ đó, rau thai được sổ ra ngoài và người mẹ đến giai đoạn sau sinh.

Nguồn: Pregnancy

Các Biểu Hiện Của Bệnh Đau Dạ Dày Trong Giai Đoạn Mang Thai

Đau dạ dày khi mang thai thường có triệu chứng như buồn nôn và nôn, ợ hơi, đi ngoài ra máu… chúng thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng ốm nghén khi mang bầu.

1. Các dấu hiệu đau dạ dày khi đang mang bầu

Chắc hẳn với tất cả các bà bầu thì việc mắc bất cứ một chứng bệnh gì trong thời gian đang mang thai cũng làm họ lo lắng đến mất ăn mất ngủ vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.

Bị đau dạ dày trong thời kỳ này quả là một nỗi ám ảnh lớn. Việc thay đổi tâm sinh lý của người phụ nữ khi mang bầu cộng thêm chứng đau dạ dày sẽ càng dễ làm cho bà bầu bị mệt mỏi, hay cáu gắt, luôn trong tình trạng căng thẳng, bốc hỏa, suy nhược cơ thể… đau dạ dày còn gây ra chứng rối loạn tiêu hóa, chán ăn dẫn đến việc không cung cấp đủ chất dinh dưỡng làm chậm quá trình phát triển cũng như đe dọa đến sự an toàn của thai nhi.

Các bệnh khác nhau sẽ đều có những dấu hiệu nhận biết riêng, tuy nhiên bị đau dạ dày trong thời gian mang thai lại khá khó phát hiện do những triệu chứng của nó giống các triệu chứng ốm nghén, nhất là ở giai đoạn đầu của thai kỳ, nhưng nếu để ý kỹ thì vẫn có sự khác biệt:

Đây là dấu hiệu rất quan trọng của bệnh đau dạ dày mà các mẹ bầu cần lưu ý. Bị đau dạ dày thường bị ợ hơi, ợ chua. Tuy nhiên có sự khác biệt là luồng hơi thường xuất phát từ việc lượng thức ăn được tích trữ lâu ngày trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản rồi thông qua khoang miệng đi ra ngoài.

Nếu là ợ chua thì tình trạng viêm loét dạ dày đã xấu hơn vì ngoài luồng hơi thì còn cả dịch vị acid có trong dạ dày sẽ cùng trào ngược lên thực quản. Vấn đề này gây cho người bệnh cảm giác khó chịu và mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày.

Đây là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày khi mang thai thường bị nhầm lẫn nhất. Tuy nhiên khi mang thai đa số chị em có dấu hiệu ốm nghén đặc trưng là buồn nôn và nôn khan. Còn đối với khi bị đau dạ dày có điểm khác biệt là nôn có ra nước hoặc thức ăn, nếu nôn nhiều có thể bị mất nước và tụt huyết áp.

Triệu chứng buồn nôn và nôn cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày. Vì dễ nhầm lẫn nên các bà bầu phải nhạy bén khi nhận biết các dấu hiệu bệnh của cơ thể.

Ngoài ra đau dạ dày còn có những triệu chứng riêng biệt dễ nhận thấy ngay cả khi đang mang thai. Chẳng hạn như:

Hiện tượng đi ngoài ra máu là dấu hiệu của chảy máu tiêu hóa. Khi có triệu chứng này, thường thì người bệnh sẽ nghĩ tới 2 trường hợp là mắc bệnh trĩ hoặc bệnh dạ dày. Chảy máu tiêu hóa là dấu hiệu cho thấy căn bệnh đã bước qua giai đoạn nặng. Nếu là bệnh đau dạ dày còn có thể nhận biết qua dấu hiệu đi ngoài ra máu hoặc phân đen, thậm chí là nôn ra máu.

Chảy máu dạ dày rất nguy hiểm đến tính mạng cho con người trong thời gian ngắn, chính vì thế cần đưa người bệnh có triệu chứng này đến các cơ sở y tế ngay để được điều trị.

Khi bị đau dạ dày hay các bệnh khác như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng,… thì không thể tránh khỏi triệu chứng bị đau vùng thượng vị. Thượng vị được xác định là vùng trải rộng từ trên rốn đến mũi xương ức, là vị trí của dạ dày. Do đó khi gặp vấn đề về dạ dày, thì sẽ xuất các cơn đau có khi âm ỉ nhưng cũng có khi đau tức, đau quằn quại kèm cảm giác nóng rát khó chịu ở vùng thượng vị này.

Các triệu chứng của bệnh đau dạ dày khiến người bệnh có cảm giác chán ăn, ăn kém, ăn không ngon miệng. Điều này gây ảnh hưởng tới việc cung cấp và hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ dần dẫn đến suy nhược cơ thể, sút cân, người mệt mỏi.

Vì dạ dày bị tổn thương nên quá trình tiêu hóa thức ăn kém, làm thức ăn ứ đọng lâu ngày trong dạ dày. Khi đó, dạ dày bị ách tắc sẽ tạo áp lực bắt cơ thể sản sinh ra các cơn buồn nôn hoặc nôn để giải phóng thức ăn, các dịch dư thừa trong dạ dày ra ngoài cơ thể.

Không chỉ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ mà khi bị đau dạ dày còn tác động xấu tới thai kì và em bé trong bụng. Chính vì thế, các bà mẹ phải thường xuyên theo dõi các dấu hiệu bệnh của mình và có biện pháp điều trị sớm.

2. Một số lưu ý khi bị đau dạ dày trong giai đoạn mang thai

Đau dạ dày khi đang mang thai gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả mẹ và bé. Nếu tình trạng bệnh đã trở nên trầm trọng thì có thể sẽ gây ra nhiều tình huống nguy hiểm, có thể dẫn đến sẩy thai. Do vậy, các bà mẹ nên lưu ý một số điều như sau:

Đầu tiên phải giữ được tinh thần sống lạc quan, thoải mái, không để cho bản thân bị căng thẳng, mệt mỏi.

Không sử dụng thuốc Tây để điều trị vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Trong trường hợp bệnh đã nặng thì cần phải đến gặp bác sĩ để nghe tư vấn cách điều trị bệnh tốt nhất.

Các bà mẹ phải có được một chế độ ăn uống khoa học: Không chỉ là đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho con, việc ăn uống còn tác động trực tiếp đến dạ dày. Do đó với những người bị đau dạ dày cần phải quan tâm đến chế độ ăn hàng ngày của mình.

Bạn nên tránh xa các loại thức uống có cồn, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… không ăn đồ cay, nóng, các thức ăn chứa nhiều acid. Nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa và tốt cho dạ dày như thức ăn chứa nhiều tinh bột ngô, khoai, bánh mì,… các loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa, bắp cải… Các thức ăn phải mềm,được hấp, ninh, luộc kỹ để dạ dày dễ tiêu hóa.

Nên học các động tác thể dục cho bà bầu, vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể cảm thấy khỏe khoắn hơn, vui vẻ hơn.

3. Vài cách chữa đau dạ dày bằng bài thuốc dân gian an toàn cho thai nhi các mẹ bầu có thể thử

Đối với việc chữa trị, khi không được sử dụng thuốc Tây thì việc tìm đến các bài thuốc dân gian quả là một sự lựa chọn sáng suốt cho các bà mẹ bị đau dạ dày khi đang mang thai. Các bài thuốc dân gian như chữa đau dạ dày bằng chè dây, bằng nghệ tươi và mật ong, lá mơ lông… cũng rất hiệu quả.

Các bạn có thể lấy từ 20 – 40g lá mơ lông rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 15 phút cho loại hết vi khuẩn. Sau đó vớt ra để ráo nước và thái nhỏ đem bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi vắt lấy nước để uống. Cứ kiên trì dùng mỗi ngày một cốc lá mơ lông trong một thời gian sẽ thấy rõ kết quả.

Các mẹ bầu cũng có thể sử dụng lá chè dây để chữa đau dạ dày. Bạn sử dụng lá chè dây khô và chè dây tươi đều được,có chè dây tươi là tốt nhất. Sau khi rửa sạch, bạn đem om với nước nóng giống như om chè và dùng để uống hàng ngày. Sử dụng kiên trì một thời gian bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh đau dạ dày giảm hẳn. Điểm đặc biệt ở cây chè dây là nó không gây ra bất kỳ một tác dụng phụ nào, do đó rất an toàn cho thai nhi.

Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý tránh các loại thực phẩm tuy có khả năng chữa đau dạ dày nhưng lại không tốt cho người đang mang bầu như mướp đắng, gừng tươi…

Những Dấu Hiệu Chuyển Dạ Con So Mà Phụ Nữ Mang Thai Lần Đầu Thường Gặp

Nhiều mẹ mang thai lần đầu thường có nhiều lo lắng. Đặc biệt khi thời gian lâm bồn cận kề, dấu hiệu chuyển dạ con so là những gì?

Mang thai lần đầu thường sinh sớm khoảng 1 tuần hoặc 2 tuần so với với dự kiến sinh, khoảng tuần 37 – 39 thì sinh.

Một thai phụ sẽ sinh hem bé khoảng vào tuần 42 tùy thuộc vào cơ địa của mẹ, sức khỏe và tình trạng phát triển của từng thai nhi. Một phần nhỏ còn phụ thuộc vào những tác động bên ngoài như tâm lý, sự kích thích mà bạn có thể sinh sớm hay muộn hơn dự kiến.

Đặc biệt, đối với các bà mẹ sinh con so thì việc sinh sớm hơn dự kiến là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Mẹ có thể sinh sớm hơn dự kiến 1 tuần thậm chí là 1 tháng, khoảng vào tuần 36 chu kỳ mang thai.

Những dấu hiệu chuyển dạ con so thường gặp nhất Bụng tụt thấp

Dấu hiệu này rất rõ ở những mẹ mang thai lần đầu. Khoảng 1 tuần cho đến vài ngày trước khi chào đời, em bé sẽ di chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu của mẹ, phần đầu của bé quay xuống vị trí thấp nhất trong tử cung. Tư thế này được gọi là ngôi thai thuận, là vị trí thuận lợi nhất để sinh thường.

Đây là một dấu hiệu sắp sinh con so mà những người giàu kinh nghiệm có thể giúp mẹ bầu phát hiện ra. Ở các mẹ sinh con thứ 2 trở đi, do cơ bụng không còn săn chắc như lần mang thai đầu tiên. Dấu hiệu này không còn rõ ràng như trước.

Vỡ màng ối

Hầu hết các mẹ đều truyền tai nhau kinh nghiệm rằng, khi vỡ nước ối đó là dấu hiệu sắp sinh, và mẹ phải sẵn sàng vượt cạn. Đối với cơ địa của mỗi mẹ bầu là hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy mà lượng nước ối xuất hiện tại thời điểm sắp sinh bé cũng vậy, Có người rò rỉ nước ối nhưng cũng có người là phun ra thành dòng.

Và có một vấn đề nên lưu ý là việc rò rỉ nước ối chưa phải dấu hiệu sắp sinh con so ở tất cả các mẹ. Tỷ lệ rò rỉ hay vỡ nước ối đối với các mẹ có dấu hiệu sinh con chiếm 25% và việc này nó cũng có thể xảy ra sau khi sinh con.

Nếu thời điểm trước khi sinh có sự xuất hiện rò rỉ nước ối thì đó là dấu hiệu báo trước trong vòng 24h nữa các mẹ sắp sinh. Khi thấy nước ối rò rỉ ướt quần lúc này các mẹ không nên chần chừ đến gặp ngay bác sĩ để chuẩn bị sinh con an toàn.

Có các cơn co thắt

Các cơn đau co thắt xuất hiện trong tử cung là một trong những dấu hiệu chuyển dạ sinh con so rõ ràng nhất. Chu kỳ xuất hiện các cơn đau khoảng 10 – 20 phút/lần xuất hiện liên tục.

Cơn đau co thắt này có thể diễn ra trong 1 vài tuần, hoặc có thể là 1 vài ngày trước ngày sinh. Tuy nhiên, khi càng gần thời điểm bé ra đời, mẹ sẽ càng cảm thấy các cơn co thắt mạnh hơn, dày đặc hơn.

Tiết dịch nhầy

Ra dịch hồng hay còn gọi là máu báo thai là một trong những dấu hiệu sắp sinh dễ nhận thấy nhất. Khi mẹ có thai, cổ tử cung sẽ tiết ra một chất nhầy có vai trò bịt kín cổ tử cung trong suốt 9 tháng 10 ngày để ngăn không có yếu tố bên ngoài xâm nhập vào bào thai đồng thời bảo vệ sự an toàn của thai nhi.

Khi sắp sinh, chất nhầy bắt đầu nở ra để cổ tử cung chuẩn bị giãn. Dịch chất nhầy này sẽ theo âm đạo ra ngoài nên mẹ sẽ thấy ở vùng kín có một dịch tiết màu vàng nhạt hoặc màu đỏ do lần máu. Khi đó mẹ hãy chuẩn bị thật tốt vì có khả năng một tuần nữa mẹ sẽ sinh đấy.

Lúc này bạn có thể chườm lưng bằng nước nóng hoặc nhờ người thân xoa bóp lưng, nắn nhẹ vào khớp xương sống, vừa giúp giảm đau vừa giúp ngủ ngon hơn.

Dấu hiệu chuyển dạ con so và con rạ khác nhau thế nào?

Thông thường, dấu hiệu chuyển dạ con so và con rạ không có gì khác nhau. Tuy nhiên, thường thì quá trình chuyển dạ khi mang thai lần đầu sẽ lâu hơn những lần sau. Do mẹ đã sinh một lần, cổ tử cung thường mở nhanh hơn nên sinh nhanh hơn trong những lần mang thai sau.

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Giai Đoạn Của Quá Trình Chuyển Dạ Phụ Nữ Mang Thai Lần Đầu Nên Biết trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!