Bạn đang xem bài viết Các Món Cháo An Thai Có Thể Giúp Mẹ Vượt Qua 3 Tháng Đầu Thai Kỳ Một Cách Suôn Sẻ được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo các bác sĩ Sản khoa, động thai còn có thể do nhiễm sắc thể bất thường hoặc các bệnh lý mãn tính như suy thận, suy tim… hoặc do cơ thể mất cân bằng nội tiết tố trầm trọng. Bên canh các yếu tố đó còn có một số nguyên nhân xuất phát từ thể chất như cơ thể suy nhược, kiệt sức do làm việc quá nhiều, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý hoặc dinh dưỡng không đủ chất.
Tuy là một bất thường trong thai kỳ nhưng động thai là hiện tượng xảy ra trong quá trình thai nhi vẫn phát triển bình thường. Do vậy, mức độ nguy hiểm của động thai vẫn có thể được điều chỉnh bằng chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng phù hợp.
Các món cháo an thai có thể giúp mẹ vượt qua 3 tháng đầu thai kỳ một cách suôn sẻ
1. Cháo cá chép:
100g gạo nếp
1 củ gừng: xắt lát nhỏ
Vài nhánh thì là
Gia vị: Muối, hạt nêm
Cách làm:
Bước 1: Sau khi mua cá về, làm sạch vẩy, bỏ ruột, sát muối gừng để khử mùi tanh.
Bước 2: Bắc nồi nước lên bếp. Lượng nước tùy theo con cá mẹ mua to hay nhỏ nha! Sau đó, thêm vài lát gừng và hành hoa nướng. Nấu cho đến khi cá chín mềm thì vớt ra ngoài.
Bước 3: Vớt bớt bọt trong nồi nước cá, cho gạo đã vo vào nồi và nấu cháo nhừ trong khoảng 20 phút.
Bước 4: Tiếp tục thả cá vào nồi, thêm thì là, nêm gia vị và tắt bếp.
Ăn cháo cá chép này ngày 1 lần, ăn liên tiếp trong 10 ngày sẽ có tác dụng an thai rất hiệu quả.
2. Cháo đậu đen gạo nếp
Nguyên liệu:
100g gạo nếp
30g đậu đen
mon_an_an_thai_cuc_tot_cho_ba_bau_trong_suot_tha
Cách làm: Vo sạch gạo, đem rang vàng và đổ nước vào nấu. Tiếp tục cho đậu đen đã ngâm qua đêm vào ngay khi nước còn lạnh và nấu nhừ. Nếu muốn vị đậm đà cho ngon miệng, có thể thêm ít đường phèn và ít muối vào lúc nêm lại.
3. Cháo bí đỏ
Nguyên liệu:
½ lon gạo ngon
1 miếng bí đỏ
50g đậu xanh
20g đường mạch nha
Cách làm: Gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch và cắt khúc. Sau đó vo gạo, rang và nấu cháo nhừ. Đến khi cháo chín nở ½ thì cho bí ngô vào nấu cùng. Khi cháo thật chín nhừ, đánh cho bí ngô nát mềm một nửa và nêm đường mạch nha.
Cho mẹ ăn mỗi ngày 1 bát cháo bí ngô và ăn liên tiếp trong 7 ngày để chữa động thai.
4. Cháo lươn
Nguyên liệu:
200g thịt lươn (xát muối cho bớt nhớt)
100g gạo
100g hạt sen bỏ tim
Hành khô và hành lá
Các loại gia vị: muối, hạt nêm, tiêu, đường, bột ngọt, nước mắm.
Cách làm: Vo gạo và cho vào nồi nước đầy cùng hạt sen. Trong lúc đợi cháo nhừ, luộc chín lươn chín và dùng đũa tuốt từ trên xuống để lấy thịt. Kế đến, cho thịt lươn và xào thơm với ít hành phi. Nếu muốn cháo lên màu đẹp, có thể phi hạt điều và lấy dầu điều xào lươn. Sau khoảng 20 phút, cháo chín, hạt sen nhừ thì cho thịt lươn xào vào nấu cùng. Cuối cùng, nêm gia vị, múc ra bát và nêm hành hoa.
Cho mẹ ăn cháo lươn cách ngày một lần và ăn liên tục trong 2 tuần để dưỡng thai.
5. Cháo hàu nấu hạt sen
Sự kết hợp giữa hàu và hạt sen lại đem đến cho mẹ bầu nhiều công dụng tuyệt vời bao gồm: bổ huyết, bổ thần kinh, bổ thận, kiện tì… và lại có thêm tác dụng an thai, thúc đẩy sự phát triển về trí não cho thai nhi.
Nguyên liệu:
50g hàu sống
20g hạt sen
½ lon gạo tẻ
1/3 lon gạo nếp
Cà rốt: 1/2 củ
30g nấm rơm
Hành lá, rau răm, hành khô
Gia vị: Dầu ăn, đường, muối, nước mắm….
6. Cháo nghêu nấu nấm
Nguyên liệu:
1kg nghêu (chọn loại nghêu cỡ vừa, còn tươi thì thịt mới dai và ngọt)
½ lon gạo
200g nấm rơm
1 củ hành tây, 1 miếng gừng nhỏ, hành lá, ớt, 1 củ hành tím
Gia vị: mắm, muối, hạt nêm, tiêu
Cách làm: Cho nghêu vào luộc. Khi nghêu há miệng thì tắt bếp, lấy ra và tách lấy thịt. Sau đó chắt lấy nước nghêu và dùng đó nấu cháo. Phần thịt nghêu, đem xào thơm với hành và cho vào nồi cháo đã nhừ. Cuối cùng, thêm nấm rơm và nêm gia vị.
7. Cháo gà ác nấu đậu xanh
Nguyên liệu:
1 con gà ác khoảng 400-500g (chọn loại làm lông sẵn trong siêu thị)
1 nhánh gừng
100g hạt sen
100g đậu xanh
1 nắm gạo tẻ
50g táo đỏ
1 nắm gạo nếp
100g nấm rơm
Hành lá và gia vị
ch_o_g_c
Cách làm: Nhồi vào trong mình gà ác các nguyên liệu hạt sen, táo đỏ, đậu xanh và ít gia vị muối, tiêu. Sau đó khâu lại. Tiếp tục bắc nồi nước, thả thêm ít gừng và cho gà vào hầm. Sau khoảng 20 phút, thả nắm gạo đã trộn và vo sạch vào nồi gà và nấu đến khi cháo nở lúp búp là được.
Khi ăn, cắt và rút chỉ để ăn trọn các nguyên liệu có trong mình gà.
8. Cháo đậu đỏ thịt bò
Nguyên liệu:
150g thịt bò
1 nắm gạo
120g đậu đỏ
Gia vị: nước tương, muối, bột ngọt, đường, dầu ăn.
Cách làm: Vo gạo và cho đậu vào nấu cùng. Khi đậu và gạo chín nhừ, cho thịt bò vào cháo và nêm nếm cho vừa miệng.
Theo WTT/Emdep
Loading…
0
0
vote
Article Rating
Phương Pháp Giúp Bà Bầu Vượt Qua Những Mệt Mỏi Đầu Thai Kỳ
Khi mới mang thai, mỗi phụ nữ có những phản ứng khác nhau do thay đổi nội tiết. Có người thèm dưa chua, có người thích ăn kem nhưng phần lớn luôn trong trạng thái như say sóng.
Ốm nghén
Có tới 85% thai phụ bị buồn nôn và nôn, không chỉ là cơn nghén buổi sáng. Trong khi các chuyên gia chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây nghén thì hormone thai kỳ chorionic gonadotropin có thể là “thủ phạm”: càng nhiều hormone này trong cơ thể thì cảm giác buồn nôn càng tăng. Nhưng đó không phải điều xấu bởi các nghiên cứu cho thấy, đó là loại hormone giúp giảm sảy thai và sinh non.
Cách giảm nghén:
– Ăn thường xuyên nhiều bữa nhỏ trong ngày: Bữa nhỏ thì dễ tiêu hóa và làm dạ dày luôn đầy (buồn nôn sẽ nặng hơn khi đói). Bạn có thể ăn bất cứ thứ gì miễn là chúng lành mạnh. Nếu chỉ ăn phômai với bánh mỳ trong vài ngày thì hãy đổi sang thứ khác, ngon miệng hơn.
– Thử B6: Vitamin B6 có tác dụng giảm nghén nhưng phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Chán hoặc thèm ăn
Chán hay thèm ăn là điều khó đoán khi mang thai. Có đến 80% thai phụ thèm những đồ ăn mà trước đây họ không màng tới. Nếu đó là đồ ăn an toàn, bạn có thể thưởng thức. Nhưng nếu lúc nào bạn cũng chỉ muốn khoai tây rán với kem thì cần đề ra một nguyên tắc hạn chế: không quá 1 que kem hay 1 gói khoai tây rán mỗi ngày.
Với chứng sợ đồ ăn, hãy tìm ra thực phẩm thay thế dễ chịu nhất:
– Nếu bạn không thể uống sữa, hãy thay thế sữa bằng phômai hay sữa chua. Và đừng ngại chối từ món bánh sữa, soup sữa…
– Nếu bạn không thể nuốt trôi rau, hãy tăng loại quả giàu vitamin như xoài, dưa hấu…
– Nếu ghê mùi thịt, có thể chuyển qua ăn đậu. Hoặc ẩn thịt bò, thịt gà trong soup, canh, nước sốt hay các món hầm.
Nhạy cảm với mùi
Nhiều phụ nữ thấy họ nhạy cảm với mùi hơn kể từ khi có “tin vui”. Điều này có lợi vì nó giúp bạn phát hiện và tránh xa đồ ăn có chất độc hại, có vi khuẩn mà có khả năng gây hại cho bào thai.
Một thủ phạm ẩn của mệt mỏi là thiếu máu. Bổ sung sắt vì thế mà cần thiết để sản xuất đủ tế bào máu cho bé. Nếu bạn không đủ sắt, bạn sẽ có những triệu chứng sức khỏe cảnh báo. Thông thường ở lần khám thai đầu, bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có thiểu sắt không. Nếu thiếu, bạn sẽ được đề nghị bổ sung.
Vài gợi ý chống mệt mỏi là:
– Hãy vận động: Ngay cả khi tất cả những gì bạn muốn làm là nằm dài trên sofa thì bạn cũng nên đi bộ ngắn hoặc đứng dậy vươn vai. Hai mươi phút/lần, vài lần/tuần với những bài tập nhẹ nhàng giúp bạn khỏe mạnh hơn.
– Bổ sung vitamin trong thai kỳ: Nó giúp hạn chế chứng thèm đồ ăn lạ do thiếu chất; đồng thời, nó còn chứa sắt giúp đánh bại mệt mỏi.
– Giấc ngủ: Hãy đi ngủ sớm, dậy muộn hơn và có giấc ngủ ngắn khi có thể. Nếu phải làm việc cả ngày, hãy dành 15 phút cho giấc ngủ trưa.
Khó thở
Phụ nữ mang thai hít vào sâu hơn, giúp cung cấp oxy cho lượng tế bào máu vượt trội. Dù vậy nhưng cũng không ngạc nhiên khi bạn cảm thấy khó thở, một phần vì bào thai chuyển lượng khí carbon dioxide nhiều hơn cho bạn.
Nhức đầu
Luợng đường huyết thấp (do trao đổi chất thay đổi) và giảm lưu thông máu lên não có thể là nguyên nhân gây đau đầu. Nếu bị nhức đầu, có thể dùng gạc (túi chườm) ấm hoặc mát xoa lên thái dương và hít thở không khí trong lành. Nếu mắc chứng đau nửa đầu, bạn cần nói chuyện với bác sĩ.
Những Món Canh Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Không Thể Bỏ Qua
Do đó, thịt bò được xem là món ăn không thể thiếu trong thực đơn của bà bầu. Nhờ chứa nhiều protein, vitamin B6, B12,… cung cấp lượng chất sắt đáng kể cho cơ thể mẹ luôn khỏe mạnh để nuôi em bé.
Muốn làm món canh thịt bò rau củ, bà bầu cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu bao gồm thịt bò (100gr), cà rốt, khoai tây mỗi loại 1 củ, hành tỏi và các loại gia vị (đường, muối, bột ngọt, mắm và tiêu)
Cách thực hiện
Bước 1: Đầu tiên rửa sạch thịt bò rồi băm nhuyễn hoặc thái lát mỏng
Bước 2: Lấy khoai tây, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và thái miếng vừa ăn.
Bước 3: Đập dập hành, tỏi cho vào nồi xào với thịt bò, sau đó nêm nếm gia vị rồi cho nước vào. Chờ đến khi sôi bỏ các loại rau củ vào ninh đến khi rau củ mềm thì nêm hành ngò đầy đủ rồi tắt bếp.
Canh gà hạt sen
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt gà là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất cần thiết tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Gà hầm hạt sen được đánh giá là một trong những món canh tốt cho bà bầu 3 tháng đầu với cách làm vô cùng đơn giản.
Cách thực hiện
Bước 1: Đầu tiên cần chuẩn bị các nguyên liệu như 1 con gà ác + 1 nắm hạt sen tươi (5g), cà rốt, nấm hương, hành, rau thơm.
Bước 2: Lấy gà ác làm sạch rồi đem hầm cùng với hạt sen cho đến khi thịt gà vừa chín tới thì cho cà rốt, nấm hương vào ninh mềm.
Bước 3: Nêm nếm gia vị vừa ăn và cho thêm hành, rau thơm vào nồi trước khi tắt bếp.
Canh cua mồng tơi
Món canh cua chứa hàm lượng canxi rất phù hợp cho bà bầu. Bên cạnh đó, trong rau mồng tơi còn chứa các chất nhầy giúp đào thải cholesterol xấu ra ngoài thông qua quá trình bài tiết của hệ tiêu hóa. Đặc biệt giúp phòng ngừa bệnh táo bón và béo phì.
Cách thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị 200gr cua đồng đã được sơ chế, sau đó giã nhuyễn và đem lọc bã lấy nước.
Bước 2: Sau khi ướp với các loại gia vị thì đun sôi lên. Cho rau mồng tơi đã rửa sạch vào nồi và nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Lưu ý: Bà bầu không được thay thế rau mồng tơi bằng rau ngót. Bởi trong rau ngót có chứa chất kích thích tử cung dẫn đến nguy cơ sảy thai rất lớn
Bầu 3 tháng đầu ăn canh chua được không?
Nhiều người cho rằng bà bầu không được ăn canh chua? Tuy nhiên trên thực tế canh ngao nấu chua giúp điều vị và giảm tình trạng ốm nghén vô cùng hiệu quả.
Cụ thể ngao là loại thực phẩm giàu phốt photpho, protein, vitamin A, C có lợi cho sức khỏe bà bầu. Đặc biệt, nó còn chứa hàm lượng sắt cao hơn cả thịt bò.
Cách thực hiện
Bước 1: Cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần có như 1 kg ngao/ nghêu tươi + ½ quả dứa (thơm) + 2 quả cà chua + 2 – 3 quả sấu + hành lá, tỏi, ớt, hành tím
Bước 2: Tiến hành sơ chế nguyên liệu bắt đầu ngâm ngao với nước để loại bỏ hết đất cát. Dứa thái lát mỏng và cà chua thái múi cau.
Bước 3: Cho ngao vào nồi luộc với lượng nước vừa đủ một bát canh đến khi ngao mở miệng thì vớt ra.
Bước 4: Phi thơm hành rồi cho cà chua, thơm và ngao vào xào đến khi dậy mùi thơm thì đổ nước vào đun sôi.
Bước 5: Cuối cùng nêm nếm gia vị vừa ăn và cho rau thơm vào tắt bếp.
Bà bầu 3 tháng đầu có được ăn canh rong biển?
Nhiều nghiên cứu cho thấy các chất dinh dưỡng có trong rong biển giúp ngăn ngừa khuyết tật bào thai. Nhờ thành phần axit align và alignic có chức năng ngăn chặn độc tố từ máu mẹ được vận chuyển sang bào thai. Do đó, việc ăn rong biển không chỉ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư mà còn tránh được những khiếm khuyết về gen.
Cách thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị rong biển khô (50g) + sườn non (100g) + thịt gà (100g) + thịt bò (50g)
Bước 2: Đem rong biển khô xoắn ngâm nước ấm khoảng 15 phút cho nở ra rồi vớt lên và rửa lại với nước sạch
Bước 3: Lấy sườn non, thịt gà, thịt bò băm ướp gia vị xào sơ, sau đó cho nước vào chờ khi sôi vặn nhỏ lửa đun một lúc.
Bước 4: Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi bắc khỏi bếp cho thêm hành hoa hoặc thì là vào.
Bà bầu 3 tháng đầu ăn canh khoai mỡ được không?
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ chuyển đổi các carbohydrate thành đường trong củ khoai mỡ là rất chậm. Do đó, món ăn này có khả năng kiềm chế sự gia tăng của lượng đường trong máu vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu như khoai mỡ (300g) + tôm (100g) + ngò ôm (rau ngổ), ngò gai (mùi tầu), hành tím + muối, nước mắm.
Bước 2: Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, rút chỉ đen và bằm nhỏ.
Bước 3: Khoai mỡ gọt vỏ, rửa sạch, bằm nhỏ hoặc dùng muỗng nạo nhỏ. Ngò ôm, ngò gai bỏ gốc và rửa sạch. Hành tím bóc vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng.
Bước 4: Kế tiếp bắc nồi lên bếp, thêm thìa dầu ăn và cho hành tím vào phi thơm. Sau đó bỏ tôm và một chút muối vào xào chín
Bước 5: Đun sôi nồi nước và cho khoai mỡ đã bằm nhỏ vào nấu chín. Cuối cùng cho tôm đã xào ở trên vào và nêm nếm gia vị vừa ăn là xong.
Bài viết trên đã cung cấp chi tiết những món canh tốt cho bà bầu 3 tháng đầu. Qua đó, bà bầu có thể áp dụng và bổ sung vào thực đơn bữa ăn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như sự phát triển của thai nhi.
Các Món Ăn Giàu Canxi Giúp Bà Bầu Khoẻ Mạnh Trong 3 Tháng Đầu
Canxi là dưỡng chất quan trọng đối với sức khoẻ mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Thiếu hụt canxi sẽ ảnh hưởng xấu đến cả mẹ bầu và thai nhi. Ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu không thể không kể đến các thực phẩm giàu canxi.
1. Tầm quan trọng của Canxi đối với mẹ bầu và thai nhi
– Tầm quan trọng của Canxi đối với mẹ bầu:
Trong 3 tháng đầu tiên của thai kì, sức khoẻ và sức đề kháng của mẹ bầu suy giảm so với thời kỳ trước khi mang thai. Mẹ bầu thường bị ốm nghén, mệt mỏi, cảm cúm. Bổ sung canxi trong giai đoạn này sẽ giúp mẹ bầu nâng cao hệ miễn dịch, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Canxi còn giúp tăng sức đề kháng của mẹ bầu bằng cơ chế kích hoạt năng lực di chuyển và năng lực bao vây. Canxi hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, độc tố gây bệnh để bảo vệ sức khoẻ của mẹ bầu. Canxi góp phần giảm thiểu hiện tượng ốm nghén, giúp mẹ bầu phòng ngừa nhức mỏi xương.
– Tầm quan trọng của canxi đối với thai nhi:
Canxi giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong việc hình thành xương và răng. Hệ xương của thai nhi hình thành và phát triển ngay từ những tháng đầu đời nằm trong bụng mẹ. Mẹ bầu bổ sung canxi cũng là tiếp thêm dinh dưỡng thiết yếu giúp con yêu có hệ xương, răng khoẻ mạnh khi chào đời. Nhờ đó, con yêu sẽ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
2. Cách bổ sung canxi và các lưu ý
Có 4 giai đoạn quan trọng để bổ sung Canxi mà mẹ bầu nên biết.
Giai đoạn 1: Từ 0 đến 12 tuần. Trong thời kỳ đầu mang thai, mẹ bầu cần phải được cung cấp khoảng 1000mg canxi mỗi ngày. Như vậy, trong 3 tháng đầu, cần khoảng 1-2 cốc sữa mỗi ngày sẽ đủ với nhu cầu canxi cơ thể cần trong giai đoạn này.
Giai đoạn 2: Từ 13 đến 26 tuần là giai đoạn các mẹ bầu cần phải được cung cấp canxi nhiều hơn. Ngoài việc chú ý bổ sung các thực phẩm có chứa canxi, mẹ bầu nên tắm nắng, ánh nắng có thể thúc đẩy sự tổng hợp vitamin D và nâng cao tỷ lệ hấp thu canxi. Ngoài ra, việc vận động có thể nâng cao khả năng hoạt động của xương và khớp, cải thiện tình trạng của xương. Thời kỳ này, mẹ bầu cần phải bổ sung khoảng 1200mg canxi.
Giai đoạn 3: 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn xương của bé bắt đầu được ổn định và mỗi ngày, mẹ bầu cần phải được cung cấp từ 1000 đến 1200mg canxi để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé lẫn mẹ.
Giai đoạn 4: Sau sinh: Bổ sung canxi đầy đủ trong giai đoạn này không chỉ giúp phục hồi cơ thể nhanh chóng mà còn cải thiện chất lượng sữa. Nếu bản thân mẹ bị thiếu hụt canxi thì chất lượng sữa không tốt, như vậy bé yêu cũng sẽ bị thiếu canxi và dễ mắc các căn bệnh về xương.
Không chỉ cần nắm được các giai đoạn, mẹ bầu cũng cần biết những nhân tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi như:
Đồ uống có ga, nước ngọt, cà phê và một số loại thực phẩm khác có chứa quá nhiều axit phosphoric, không những không hỗ trợ tổng hợp canxi mà còn giúp đào thải canxi ra khỏi cơ thể.
Muối ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi mà còn dẫn đến việc làm hao hụt lượng canxi qua đường bài tiết.
Nhiều loại đồ ăn có chứa hàm lượng chất béo cao là tác nhân gây thiếu hụt canxi vì axit béo có trong những loại thực phẩm đó sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
Một số loại thực phẩm có chứa axit phytic như bột chưa lên men hay một số loại rau (măng, đậu nành, hành, vv …) có thể kết hợp với canxi thành các chất không hòa tan ảnh hưởng đến sự hấp thu Canxi.
Nếu phải bổ sung Canxi bằng đường uống, các mẹ nên lưu ý những điều sau:
Tỷ lệ canxi/ phốt pho lý tưởng nhất cho cơ thể mẹ bầu hấp thụ canxi trong thức ăn là 1/1 hay 1,27 – 1,36/1, khối lượng canxi cao hơn khối lượng phốt pho. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mỗi ngày cơ thể mẹ bầu phải cung cấp đủ 1000mg canxi để bảo đảm sức khỏe cho mẹ và sự phát triển cho bé yêu.
Tuyệt đối không được dùng quá liều mặc dù canxi rất cần thiết cho phụ nữ mang thai.
Mẹ bầu nên bổ sung Canxi theo tỉ lệ hợp lý
3. Thực phẩm giàu canxi tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
– Sữa, sữa chua: tỷ lệ canxi/ phốt pho có trong sữa và sữa chua luôn ở mức lý tưởng cho sự hấp thụ canxi. Sữa chứa nhiều khoáng chất, vitamin hỗ trợ canxi tham gia trực tiếp vào quá trình cốt hóa xương.
– Cải thìa, súp lơ xanh: trong các loại rau thì cải thìa và súp lơ xanh chứa nhiều canxi hơn cả. Trong 100 gram cải thìa chứa khoảng 105 mg canxi, 100 gram súp lơ xanh chứa khoảng 47 mg Canxi. Ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu không thể bỏ qua hai loại rau xanh này.
– Yến mạch, hanh nhân, hạt dẻ: ba loại hạt này nằm trong TOP những hạt chứa nhiều canxi nhất. Ngoài ra, chúng còn có các vitamin, chất xơ tiêu hóa, protein giúp cơ thể mẹ bầu hấp thụ và chuyển hóa canxi tốt hơn.
– Cam, chuối: trong 100 gram chuối có chứa 396 mg kali, kali là hoạt chất quan trọng giúp tăng cường canxi cho cơ thể, phòng ngừa thoái hóa xương. Hàm lượng Canxi có trong 100 gram quả cam là 26 mg. Cam còn giàu vitamin C, phốt pho, natri, chất xơ tiêu hóa rất tốt cho hệ tiêu hóa, sức đề kháng và khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
– Đậu phụ: đậu phụ là món ăn không thể thiếu trong nhóm thực phẩm ăn gì tốt cho bà bầu 3 tháng đầu. Trong 100 gram đậu phụ sống chứa 350 mg canxi và nhiều hoạt chất tăng hiệu quả hấp thụ canxi như: phốt pho, protein,vitamin E.
– Cua biển: Giàu canxi, protein, ít chất béo, thịt cua biển còn chứa nhiều kẽm, vitamin C và A, giúp tăng cường hệ xương chắc khỏe đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể. Mẹ bầu nên cố gắng ăn cua thường xuyên để bổ sung thêm nguồn canxi lý tưởng cho bản thân và thai nhi phát triển trong thai kỳ.
– Hàu: Không chỉ hàu, các loài nghêu, sò, ốc hến đều là nguồn cung cấp dồi dào của canxi, sắt, selen và kali cho cơ thể. Nhìn chung, hàu vẫn giàu canxi và an toàn hơn cả với mẹ bầu. Tuy không thể ăn quá đều đặn và thường xuyên vì quá bổ, mẹ bầu có thể ăn khoảng 1-2 lần/ tuần là tốt nhất.
– Atisô: Loại cây giàu chất xơ này chứa nhiều mangan, kali hơn bất kỳ loại rau nào khác. Lá của nó cũng chứa nhiều thành phần giúp giảm nguy cơ đột quỵ và vitamin C giúp duy trì hệ miễn dịch. Mẹ có thể nấu canh, hoặc uống trà.
– Hạnh nhân: 23 hạt hạnh nhân cung cấp khoảng 75mg canxi. Hạnh nhân là một trong các loại hạt tốt nhất cho sức khỏe, do chứa nhiều protein và rất giàu vitamin E, kali. Mặc dù hạt hạnh nhân chứa chất béo nhưng đó là chất béo tốt, có thể giúp giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể nếu mẹ bầu tiêu thụ vừa phải.
– Khoai lang: 1 củ khoai lớn chứa 68mg canxi. Khoai lang là nguồn cung cấp tốt cho canxi, kali, vitamin A Và C. Ngoài luộc hấp thông thường, mẹ bầu có thể ăn khoai lang sấy ít đường cũng rất tốt.
– Tảo biển: Một chén tảo biển chứa 134mg canxi, một lượng lớn chất xơ và iốt để duy trì sức khỏe tuyến giáp. Mẹ bầu cũng có thể thêm tảo biển vào các món canh hoặc cho vào súp.
– Cá mòi: 85gram cá mòi chứa 325mg canxi. Cá mòi là nguồn cung cấp canxi ngoài sữa tốt nhất. Xương cá mòi là nơi chứa canxi quan trọng nhất, mẹ bầu nên ăn cả con cá và chọn những nhãn hiệu chế biến cá còn cả xương.
– Sữa Optimum Mama Gold: đây là dòng sữa đang được các mẹ bầu hiện đại tin tưởng, yêu thích sử dụng khi mang thai, nhất là 3 tháng đầu thai kỳ. Optimum Mama Gold có tỷ lệ lý tưởng giữa canxi/ phốt pho, giúp cơ thể mẹ bầu hấp thụ và chuyển hóa canxi tốt nhất. Bên cạnh đó, Optimum Mama Gold cũng mang đến cho bạn nhiều lợi ích khác như:
Tăng cường sức khoẻ hệ tiêu hoá, tăng khả năng hấp thu các khoáng chất cho mẹ, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, đồng thời còn giúp nhuận trường và giảm tình trạng táo bón thường gặp trong thai kỳ với sự kết hợp hệ men vi sinh BB-12TM & LGGTM, chất xơ tiêu hóa hòa tan tiên tiến SC FOS và inulin.
Tăng cường sức đề kháng, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ với các vitamin A, C, D3 cùng kẽm, selen.
Cung cấp lượng DHA theo khuyến nghị của Tổ chức Lương nông – ý tế Thế Giới FAO/WHO* cho bà mẹ mang thai, kết hợp với cholin, Iốt giúp phát triển não bộ của thai nhi.
Uống 2 ly mỗi ngày đáp ứng 100% nhu cầu axit folic** giúp phòng ngừa nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
(*): Cùng với bữa ăn, 2 ly Optimum Mama Gold giúp đáp ứng lượng DHA theo nhu cầu khuyến nghị hàng ngày của FAO/ WHO (2010). (**): Theo nhu cầu khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia.
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Món Cháo An Thai Có Thể Giúp Mẹ Vượt Qua 3 Tháng Đầu Thai Kỳ Một Cách Suôn Sẻ trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!