Xu Hướng 6/2023 # Cách Đứng Và Nhấc Đồ Vật An Toàn Khi Mang Thai # Top 13 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cách Đứng Và Nhấc Đồ Vật An Toàn Khi Mang Thai # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Cách Đứng Và Nhấc Đồ Vật An Toàn Khi Mang Thai được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong thời gian mang thai, đặc biệt là từ cuối tam cá nguyệt thứ hai, bà bầu thường cảm thấy khó khăn khi đi, đứng hoặc nâng đồ vật. Một chút bất cẩn có thể khiến bà bầu bị mất thăng bằng và dễ té ngã, vì vậy bà bầu cần biết cách đứng trong khoảng thời gian dài và các tư thế nhấc đồ vật an toàn khi mang thai.

Bà bầu nên mang vác đồ vật như thế nào để đảm bảo an toàn?

Như các bác sĩ sản khoa đều nhắc nhở, bà bầu không nên mang vác nặng các vật nặng hơn 9 kg, và mỗi khi mang vác bất cứ vật dụng nào, bạn đều phải hết sức cẩn thận, đặc biệt là những tháng cuối của thai kì.

Khi bạn mang thai, không chỉ bụng bầu lớn dần khiến bạn vận động hạn chế, mà các cơ quan trong cơ thể cũng có sự thay đổi là cho việc di chuyển và mang, vác vật dụng khó khăn hơn. Khi các dây chằng giãn ra và cơ trở nên kém vững chắc, bạn càng dễ bị tổn thương.

Khi bụng bạn dần lớn hơn vào những tháng cuối thai kỳ, trọng lực cơ thể thay đổi hướng về phía trước. Điều đó khiến cho lưng của bạn chịu nhiều áp lực và khiến cho lưng dễ tổn thương khi bạn nhấc đồ vật từ dưới đất lên.

Trọng lực bị thay đổi khiến cho bạn dễ mất thăng bằng và dễ té ngã. Việc té ngã không những khiến cho bạn và thai nhi gặp nguy hiểm, có thể dẫn đến trường hợp chuyển dạ sớm hoặc tách nhau thai sớm.

Một số nghiên cứu cho rằng nâng vật nặng thường xuyên có thể tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh con nhẹ cân. Một nghiên cứu khác còn cho rằng bà bầu thường xuyên mang vác vật nặng từ 10 – 12 kg trong suốt thai kỳ có thể có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn.

Trong trường hợp bạn thật sự cần phải nâng hay nhấc vật dụng gì, hãy chú ý tập theo các thói quen sau:

Giữ thẳng lưng

Hạ trọng tâm bằng cách khụy gối

Giữ thăng bằng chân thay vì dùng cơ lưng

Giữ đồ vật ở gần cơ thể bạn

Cẩn thận với các cử động của cơ thể, không xoay hoặc vặn người

Đứng cả ngày khi mang bầu có tốt hay không?

Mặc dù khi mang thai, việc đi đứng sẽ khó khăn hơn, nhưng việc đứng lâu sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Việc bạn phải đứng, kèm theo di chuyển nhẹ, trong một thời gian dài giúp cho máu được lưu thông đều ở chân, hạn chế phù nề hoặc sưng tấy. Tư thế này cũng tương tự như việc đi bộ, đi bộ mang lại lợi ích cao cho bà bầu trong suốt thai kỳ, vì nó sẽ giúp giảm nguy cơ bị tụ máu và giữ cho bà bầu khỏe mạnh, dai sức.

Mang thắt lưng hỗ trợ cho bà bầu từ cuối tam cá nguyệt thứ 2 và trong suốt tam cá nguyệt thứ 3 có thể nâng đỡ phần bụng và phân bổ lại trọng lượng cơ thể.

Tuy nhiên, nếu đứng yên một chỗ quá lâu mà không có một chút vận động nhẹ nào, đặc biệt là các bà bầu làm công việc như thu ngân, bà bầu có thể gặp lại vấn đề về sức khỏe. Đứng quá lâu làm bạn có nguy cơ bị hạ huyết áp và tụ máu ở chân, làm phù nề có thể nghiêm trọng hơn. Khi bị hạ huyết áp, bạn thường sẽ bị choáng váng và có thể bị ngất xỉu. Vì vậy, để tránh những nguy cơ này, bạn nên thỉnh thoảng đi bộ một chút để giúp máu lưu thông tốt hơn.

Đây là một số điều mà mẹ bầu cần biết để giữ an toàn cho cả mẹ và bé trong thời gian mang thai. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tìm hiểu thêm những tư thế chuẩn dành cho bà bầu để hạn chế những nguy cơ làm ảnh hưởng đến thai kỳ khỏe mạnh của bạn.

Chuẩn Bị Đồ Đi Sinh Mẹ Bầu Nên Mang Theo Những Vật Dụng Hữu Ích Gì?

Chuẩn bị đồ đi sinh ở những tháng cuối thai kỳ là điều bà bầu nên làm để chuẩn bị tốt nhất cho lúc lâm bồn của mình. Mẹ bầu có thể trở dạ đột ngột, trước thời gian dự kiến vì thế việc chuẩn bị đồ đi đẻ rất cần thiết và nên làm sớm.

Với nhiều mẹ lần đầu mang bầu, chưa có kinh nghiệm sinh đẻ không biết nên chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé thế nào, cần chuẩn bị những vật dụng gì hữu ích nhất để khi đi đẻ không lúng túng, bị động, thiếu đồ dùng cho 2 mẹ con. Vậy bà bầu có thể tham khảo, chuẩn bị đầy đủ những đồ đi sinh cần thiết, hữu ích cho lần vượt cạn của mình.

Chuẩn bị đồ đi sinh từ tuần bao nhiêu?

Từ tuần 35 trở đi của thai kỳ, bà bầu bắt bầu có những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh, báo hiệu bạn sắp đến ngày lâm bồn. Thời gian dự kiến sinh có thể là tuần 39, 40 nhưng chưa chắc chắn là sinh đúng ngày. Có nhiều mẹ sinh trước ngày dự sinh 2 tuần, thậm chí cả tháng. Vì thế từ tuần thứ 35 mẹ bầu nên chuẩn bị đồ đi sinh sớm để chủ động, chuẩn bị cần thiết nhất các vật dụng dành cho bà đẻ và trẻ sơ sinh.

Chuẩn bị đồ đi sinh ở những tháng cuối thai kỳ là điều bà bầu nên làm (Ảnh minh họa)

Nhiều trường hợp đẻ non, thiếu tháng, đẻ khi mới 32 tuần phải nằm viện điều trị và ấp lồng cho bé sinh thiếu tháng. Việc không chuẩn bị đồ đi sinh sớm sẽ gây nhiều phiền phức, khó khăn vì lúc trở dạ bất ngờ bà bầu đang đối mặt với cơn đau đẻ dữ dội, tập trung sức lực để rặn đẻ và lo lắng cho sự chào đời của bé yêu. Vì thế, khi sinh non chưa chuẩn bị đồ đi sinh gì người nhà phải tất bật đi mua đồ sơ sinh, các vật dụng tất yếu cho bà đẻ mang vào viện.

Việc chuẩn bị đồ đi sinh rất quan trọng, cần thiết với bà bầu. Vậy nên các mẹ bầu cần tranh thủ chuẩn bị đầy đủ, tốt nhất những vật dụng cần thiết để sẵn vào làn đến lúc đi đẻ chỉ cần mang đi và có thể sử dụng ngay.

Chuẩn bị đồ đi sinh cần những đồ dùng gì?

Một thời gian ngắn nữa là bạn sẽ đi đẻ, chào đón con yêu chào đời. Vì thế để mẹ và bé có sức khỏe, nhàn nhã mẹ bầu cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết để lần sinh đẻ của bạn không bị bị động, vất vả vì vừa đẻ vừa phải nhờ người nhà chạy đi chạy lại mua đồ sơ sinh. Vậy mẹ bầu cần chuẩn bị những gì?

Chuẩn bị đồ đi sinh cho bà bầu

Khi vượt cạn, cơ thể mẹ rất yếu và thường nhờ sự hỗ trợ của y tá và người thân bên cạnh. Những vật dụng, đồ đạc dành riêng cho mẹ mới sinh xong rất tốt, nó giúp cơ thể mẹ thoải mái hơn.

Giấy tờ tùy thân

Các loại giấy tờ bà bầu nên để sẵn trong giỏ đồ chuẩn bị đồ đi sinh, để vào viện đẻ cần cái là có ngay như:

– Chứng minh thư nhân dân/ Thẻ căn cước công dân

– Thẻ bảo hiểm y tế

– Bản sao hộ khẩu

– Sổ khám thai

– Các phiếu siêu âm, xét nghiệm thai kỳ mỗi lần

Mẹ bầu nên chuẩn bị đồ đi sinh sớm, đầy đủ (Ảnh minh họa)

Khi làm thủ tục nhập viện đẻ, mẹ bầu bắt buộc phải đưa ra các loại giấy tờ trên để làm thủ tục, bác sĩ xem và đánh giá kết quả khám, theo dõi thai những lần trước mà đưa ra phương pháp đẻ thường hay đẻ mổ tốt nhất cho sản phụ.

Với các mẹ bầu đẻ thường, cơn đau bụng đẻ đến từ từ sẽ có thời gian chuẩn bị các loại giấy tờ này nếu quên hoặc chưa mang đủ. Nhưng với nhiều mẹ bị vỡ ối, trở dạ ngay và đẻ gấp thì việc chuẩn bị các giấy tờ trên rất cần thiết và hữu ích.

Tốt nhất bạn nên chuẩn bị đồ đi sinh với các giấy tờ tùy thân quan trọng này đầu tiên, để nó vào giỏ đồ sinh để không bị động, giúp quá trình sinh đẻ nhanh, dễ dàng hơn.

Để chuẩn bị tốt cho quá trình đẻ đẻ, chủ động thì trong quá trình chuẩn bị đồ đi sinh trước đó mẹ bầu nên để dư ra từ 8 -10 triệu để chuẩn bị cho việc đi đẻ của mình. Khoản tiền này sẽ giúp bạn đóng viện phí, các chi phí phát sinh trong quá trình đẻ.

Sinh mổ và sinh thường sẽ có mức viện phí chênh lệch nhau khá lớn, nên mẹ bầu nên chuẩn bị dư ra cho thoải mái.

Với những mẹ có bảo hiểm y tế thì chi phí đi đẻ sẽ không tốn kém, nhưng đề phòng trường hợp quên thẻ, mất thẻ bảo hiểm y tế các mẹ cứ nên chuẩn bị khoản tiền kha khá đẻ đi đẻ cho yên tâm.

Khi nhập viện, bà bầu sẽ được mặc đồ của bệnh viện và sẽ phải trả khi xuất viện. Thế nhưng đồ của bệnh viện hạn chế về số lượng. Vì thế những mẹ đẻ vào mùa hè nắng nóng, mồ hôi, sữa sẽ khiến mẹ ngứa ngáy khó chịu, việc thay đồ nhiều cũng rất cần thiết.

Mẹ bầu nên chuẩn bị thời trang thoải mái, dễ cho việc cho con bú

Vì thế trước sinh tầm 1 tháng mẹ bầu nên chuẩn bị đồ đi sinh mùa thu là những bộ quần áo dành riêng cho người mới sinh, cho con bú. Đồ rộng, chất cotton, có nút cài ở phía trước để dễ dàng cho việc cho con bú và kèm theo những trang phục sau:

– 6 đôi tất (Khi chuyển dạ, mẹ bầu sẽ thấy lạnh chân và sau sinh nên đi tất để kiêng).

– 5 – 6 chiếc áo ngực loại dành riêng cho con bú

– 4 -5 lốc quần lót mặc 1 lần dành cho phụ nữ mới sinh con

– Khăn quàng cổ, mũ: Những vật dụng này rất cần thiết sau khi sinh bé xong để mẹ kiêng khi ra gió, xuất viện.

Đồ vệ sinh cá nhân

Sau khi sinh, mẹ sẽ phải vệ sinh cơ thể và “vùng kín” để thoải mái và ngăn ngừa các tình trạng viêm nhiễm xảy ra với vết mổ sau sinh. Vì thế chuẩn bị đồ đi sinh và sau sinh trước đó mẹ nên chuyển bị:

– 2- 3 bịch băng vệ sinh loại dành riêng cho bà đẻ

– Dung dịch vệ sinh phụ nữ

– Bàn chải kem đánh răng, nước súc miệng

– Lược chải tóc, dây buộc tóc

– Khăn tắm, sữa rửa mặt, dầu gội đầu

– Bát đũa, cốc uống nước

– Giấy vệ sinh

– Nước lọc, phích nước ấm

Đồ vệ sinh cá nhân mẹ bầu cũng nên chủ bị đầy đủ (Ảnh minh họa)

Lưu ý: Sau khi sinh, nhất là các mẹ sinh mổ phải kiêng rất nhiều và hạn chế dùng hóa mỹ phẩm. Vậy nên trước khi dùng các loại hóa mỹ phẩm để vệ sinh các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách dùng, sức khỏe sau sinh tốt nhất.

Đồ dùng cá nhân khác

Nhiều mẹ khi có dấu hiệu sắp sinh vào viện chờ đẻ. Khi chưa có dấu hiệu trở dạ, đau bụng đẻ bạn phải nằm chờ sinh khá lâu và hơi chán. Vì thế bà bầu nên chuẩn bị đồ đi sinh với những vật dụng sau giúp bạn không có cảm giác chờ đẻ lâu như:

– Sách, truyện, tạp chí bạn ưa thích để đọc

– Đồ ăn. Trước khi đẻ, mẹ nên ăn để lấy sức rặn đẻ và bổ sung năng lượng tốt nhất trước khi sinh.

– Điện thoại, ipad. Bạn có thể sử dụng điện thoại, ipad để xem những chương trình giải trí, cập nhập tin tức và tìm hiểu thêm về kiến thức sinh đẻ.

– Đồ đan, móc quần áo cho bé yêu. Trong thời gian chờ đẻ nhưng không đau đẻ, bạn có thể đan, móc quần áo hay mũ cho con yêu.

Chuẩn bị đồ đi đẻ cho bé

Ở tháng thứ 5 nhiều mẹ đã rục rịch chuẩn bị đồ đi sinh cho bé yêu. Để chuẩn bị đồ đi đẻ rất cần thiết và đồ phải đảm bảo chất lượng. Vậy chuẩn bị đồ cho bé cần những gì:

Quần áo cho trẻ sơ sinh

– Quần áo sơ sinh từ 5 – 10 bộ, chất liệu 100% cotton

– Mũ, bao tay, bao chân, khăn cho bé yêu

– Chăn mềm quấn giữ ấm cho bé.

– 12 – 15 cái tã chéo

– 5 -7 cái miếng lót sơ sinh

– 10 – 12 chiếc khăn xô nhỏ

– 2 bộ gối, mền

– 2 -3 cái khăn xô lớn để lau cho bé khi tắm.

Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé (Ảnh minh họa)

Lưu ý: Tất cả quần áo, khăn mẹ sau khi mua về mẹ phải giặt qua trước đó, không được giặt với xà phòng, không ngâm nước xả vải. Vì trẻ mới sinh, da rất nhạy cảm, dễ kích ứng nếu trang phục có giặt qua hóa chất. Vì vậy chuẩn bị đồ đi sinh cho bé mẹ phải lưu ý điều này.

Đồ dùng cho bé

Sau khi sinh, nhiều mẹ sữa chưa về ngay vì vậy trước đó các mẹ bầu phải chuẩn bị đồ đi sinh bằng các vật dụng cần thiết hỗ trợ việc cho bé bú sau đây.

– 2 – 3 bình sữa

– 1 hộp sữa công thức dành riêng cho trẻ sơ sinh

– Phích nước nóng để pha sữa

Ngoài ra mẹ cần chuẩn bị thêm:

– 1 Chậu tắm cho bé

– Tăm bông, rơ lưỡi, kem chống hăm, bông gòn,

– Các loại tinh dầu cho bé sơ sinh

– Khăn ướt

– Sữa tắm gội cho trẻ sơ sinh

– Bấm móng tay

Vợ chồng cùng sắm đồ chuẩn bị đi sinh sẽ rất ý nghĩa (Ảnh minh họa)

Nếu phải nằm viện lâu mẹ nên chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé dư ra một chút cho thoải mái. Sau sinh, mẹ và bé sử dụng và thay đồ rất nhiều nên cũng cần số lượng lớn.

Ngoài ra việc chuẩn bị đồ đi sinh, mẹ bầu phải chuẩn bị thêm:

– Chuẩn bị tốt về kiến thức sinh đẻ, cách cho con bú, chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất.

– Chủ động làm giấy tờ xin nghỉ làm tại nơi làm việc trước đó 1 thời gian, tránh trường hợp nghỉ đột xuất không bàn giao công việc được.

– Luôn lưu số điện thoại của người thân, hàng xóm, đồng nghiệp lên top đầu trong danh bạ điện thoại. Phòng trường hợp bạn trở dạ bất ngờ cần hỗ trợ từ người thân, người bên cạnh lúc đó.

Lưu ý:

Để chuẩn bị đồ đi sinh tốt nhất, nếu sinh bé vào thời tiết lạnh thì mẹ cần chuẩn bị đồ đi sinh mùa đông thêm như: Chăn ấm, áo khoác, chăn ủ cho bé, nước ấm…

– Nên chuẩn bị đồ đi sinh cho mẹ và bé trước thời gian dự kiến sinh 2 – 3 tháng, phòng trường hợp sinh non.

– Để gọn đồ, gấp quần áo ngăn nắp và để đồ của mẹ riêng, đồ của bé riêng khi dùng dễ lấy, dễ sử dụng.

– Không giặt quần áo sơ sinh của bé với xà bông, nước xả vải.

– Không nên để giấy tờ tùy thân lẫn với bỉm sữa, quần áo.

– Đồ ăn không nên chuẩn bị trước cả tháng.

Việc chuẩn bị đồ đi sinh sẽ giúp sản phụ và người nhà chủ động hơn (Ảnh minh họa)

Chồng, người thân của bà bầu phải chuẩn bị đồ gì?

Mẹ nào đi đẻ cũng phải nhờ đến sự trợ giúp, hỗ trợ của chồng, người thân bên cạnh. Vì khi cơn đau đẻ đến, mẹ bầu không thể làm gì khác ngoài đau bụng và lên bàn đẻ để các bác sĩ đỡ đẻ. Thế nên, tất cả mọi việc đều phải nhờ đến chồng hoặc người thân của sản phụ. Người thân cũng cần phải chuẩn bị đồ đi sinh theo mẹ bầu với những thứ sau đây.

– Tâm lý: Sắp đến ngày vợ sinh, chồng và người thân luôn trong tâm lý sẵn sàng đưa vợ/con đi đẻ bất cứ lúc nào. Trấn an, giúp vợ/con yên tâm vượt cạn thành công.

– Kinh tế: Để vợ/con đi đẻ thuận lợi, an toàn người thân nên chuẩn bị sẵn số tiền khoảng từ 10 – 15 triệu cho vợ/con đi đẻ. Nếu có điều kiện có thể vào bệnh viện quốc tế đẻ để được hỗ trợ, chăm sóc tốt nhất.

– Nhanh nhẹn trong việc lo các thủ tục, đóng viện phí, liên hệ với bác sĩ đỡ đẻ.

– Chuẩn bị quần áo, đồ vệ sinh cá nhân từ 2 – 5 ngày. Chuẩn bị đồ đi sinh mổ sẽ nhiều hơn vì thời gian nằm viện lên tới 1 tuần.

– Điện thoại luôn sạc đầy pin, mang theo dây sạc điện thoại để liên hệ.

– Chuẩn bị các loại thuốc phòng trường hợp ốm .

– Mua đồ ăn, thức uống cho vợ/con và bản thân tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Để chuẩn bị đồ đi sinh mùa hè hay mùa nào trong năm, vào thời điểm nào thì mẹ bầu cũng nên chuẩn bị đầy đủ, dư ra một chút để tới lúc sinh không thiếu đồ, người nhà không phải vất vả chạy đi mua đồ sinh cho sản phụ và bé yêu nữa. Việc chuẩn bị đồ đi sinh sẽ giúp sản phụ và người nhà chủ động, nhàn nhã hơn.

Theo Phấn Nguyễn (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

5 Đồ Vật Gây Nguy Hiểm Cho Thai Kỳ Mẹ Bầu Nên Tránh Xa

Để giúp thai kỳ phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần tránh tiếp xúc với một số đồ vật như máy vi tính, điện thoại, máy sấy tóc,…vì nó có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc dị tật cho trẻ.

Máy vi tính

Theo một số nghiên cứu, trường điện từ phát ra từ máy vi tính có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi. Nếu mẹ bầu tiếp xúc nhiều và liên tục với thiết bị công nghệ này sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, để thai kỳ phát triển khỏe mạnh bà bầu không nên tiếp xúc với máy tính quá nhiều. Ngoài ra, khi sử dụng máy tính bà bầu nên nghỉ ngơi 5 phút/45 phút để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Máy sấy tóc

Đây là vật dụng rất quen thuộc với chị em. Lượng bức xạ phát ra từ máy sấy tóc sẽ tiếp xúc trực tiếp với da đầu gây rối loạn chức năng tâm thần và ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Ngoài ra, nó là nguyên nhân chính gây mệt mỏi, chóng mặt, hay quên, biếng ăn ở phụ nữ mang thai. Do đó, để giúp thai kỳ phát triển khỏe mạnh và an toàn mẹ bầu nên tránh tiếp xúc với vật dụng này.

Điện thoại

Điện thoại dường như là vật bất ly thân của nhiều người, trong đó có phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu sử dụng điện thoại thường xuyên và liên tục sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Lượng bức xạ phát ra từ điện thoại rất không tốt cho sức khỏe. Nó là nguyên nhân chính gây mất ngủ, nếu bà bầu sử dụng điện thoại liên tục vào buổi tối.

Để thai kỳ phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng điện thoại, không nghe và sử dụng khi pin yếu, tránh để điện thoại ở đầu giường và không sử dụng nó trước giờ ngủ.

Tivi

Xem tivi thường xuyên và liên tục sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bà bầu và thai nhi. Lượng lớn các ion dương, tia cực tím phát ra từ tivi rất có hại cho thai kỳ. Thay vì xem tivi, bà bầu có thể nghỉ ngơi, nghe nhạc, đọc sách,…để giúp thai kỳ phát triển an toàn.

Lò vi sóng

Lượng bức xạ điện từ trong lò vi sóng cũng gây hại đến sức khỏe của thai kỳ. Nó có thể khiến tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu và dị tật ở trẻ.

Đau Vùng Xương Chậu Khi Mang Thai Và Cách Giảm Đau An Toàn

Khung chậu có cấu trúc vòng đai tròn, được tạo bởi xương cùng ở phía sau và 2 xương chậu hai bên, hình dạng giống cái chậu.

Đau vùng chậu bao gồm đau ở vùng mu, vùng dưới thắt lưng, hông, háng, đùi hoặc đầu gối.

Nguyên nhân gây đau vùng chậu

Nội tiết thai kỳ

Dưới tác dụng của hormon elastin, các khớp và dây chằng mềm và giãn ra nhất là vùng chậu hông, khớp mu, khớp cùng – chậu và cùng cụt làm cho khung chậu dễ thay đổi và tăng độ rộng giúp mang thai và chuẩn bị cho sự ra đời của bé qua ngả âm đạo.

Cũng vì lý do này mà các khớp xương vùng chậu di chuyển không đồng đều, xương chậu trở nên kém ổn định và do đó gây ra sự đau đớn đối với mỗi cử động.

Trọng lượng thai nhi

Khi thai nhi phát triển trong bụng mẹ, trọng lượng tăng thêm sẽ gây ra nhiều áp lực hơn cho xương chậu.

Có vấn đề về lưng hoặc bị chấn thương xương chậu trước khi mang thai

Các vấn đề này sẽ khiến cho tình trạng đau vùng chậu càng trở nên trầm trọng trong thai kỳ.

Dấu hiệu đau xương chậu khi mang thai

Bạn có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu ở những vị trí như:

Trên xương mu ở phía trước và xương cùng cụt ở phía sau

Lan qua một hoặc hai bên thắt lưng

Khu vực giữa âm đạo và hậu môn (đáy chậu)

Lan ra đùi

Có thể cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng lách cách ở vùng xương chậu.

Đau có thể tăng lên khi:

Đi bộ trên bề mặt không bằng phẳng, mặt đất gồ ghề hoặc trên quãng đường dài.

Đi lên hoặc xuống cầu thang

Đứng trên một chân (khi thay quần áo hoặc ra khỏi bồn tắm…)

Trở mình trên giường.

Di chuyển hai chân và đầu gối ra xa nhau (khi ra khỏi ô tô…)

Quan hệ tình dục.

Đau xương chậu khi mang thai có gây hại cho em bé không?

Đau vùng xương chậu sẽ gây khó chịu đau đớn cho bạn, nhưng nó sẽ không tác động xấu đến thai nhi.

Đau vùng xương chậu có thể sinh thường qua ngã âm đạo được không?

Hầu hết các mẹ bầu bị đau vùng xương chậu đều có thể sinh thường qua ngã âm đạo, nếu không có các chống chỉ định khác.

Bạn có thể được chỉ định sinh mổ nếu có bằng chứng cho thấy sinh mổ giúp ích hơn trong trường hợp này.

Bạn nên nói cho nữ hộ sinh và bác sĩ trong phòng sinh biết mình có đau xương chậu. Họ sẽ nâng đỡ chân của bạn và giúp bạn di chuyển.

Các biện pháp giảm đau sản khoa đều có thể thực hiện được, kể cả gây tê ngoài màng cứng.

Đau vùng xương chậu có cần gây chuyển dạ sớm (sinh sớm) không?

Chuyển dạ tự nhiên sẽ tốt hơn cho mẹ và thai nhi. Hầu hết phụ nữ bị đau xương chậu không cần khởi phát chuyển dạ sớm.

Cách xử lý khi bị đau vùng xương chậu

Tuỳ vào mức độ đau và công việc hằng ngày, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để cải thiện triệu chứng:

✔ Không ngồi quá 30 phút một lần mà thay đổi vị trí thường xuyên.

✔ Đi giày bệt. Không bước quá dài, quá cao.

✔ Nằm ngủ nghiêng về phía ít đau hơn.

✔ Dồn trọng tâm cân bằng cả hai chân khi đứng, giữ hai đầu gối của bạn cùng nhau khi lên và xuống xe ô tô, tránh đứng một chân hay bắt tréo chân.

✔ Thay quần áo ở tư thế ngồi.

✔ Giữ hai đầu gối gần nhau khi xoay người trên giường.

✔ Khi ngủ, đặt một chiếc gối mềm dưới bụng và giữa hai chân để làm giảm áp lực lên vùng chậu.

✔ Tránh nâng vật nặng, đi quá nhiều, cúi cong người xuống để nâng vác, …

✔ Lên cầu thang từng bậc một (với chân ít đau khi đi lên cầu thang và chân đau khi xuống cầu thang)

✔ Thay đổi vị trí thường xuyên, không ngồi quá 30 phút mỗi lần

✔ Mang balo thay vì túi xách lệch 1 bên.

Các việc cần tránh khi bị đau vùng xương chậu

✘Đứng bằng một chân hoặc bắt chéo chân.

✘Nâng hoặc đẩy vật nặng

✘Lên xuống cầu thang quá thường xuyên

✘Khom lưng, uốn cong hoặc vặn người để nâng hoặc bế trẻ bằng một bên hông

✘Ngồi trên sàn, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài

Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp trên nhưng cơn đau vẫn không cải thiện, hãy nói chuyện với bác sĩ điều trị.

Có thể bạn sẽ cần thực hiện các phương pháp như: đeo đai hỗ trợ hoặc nạng, thực hiện các bài tập tăng cường cơ bụng và cơ sàn chậu, tập vật lý trị liệu …

Nếu đau quá mức thì cần phải có sự cân nhắc phối hợp chỉ định dùng thuốc của bác sĩ sản khoa và bác sĩ xương khớp. Tuy nhiên vật lý trị liệu vẫn là lựa chọn hàng đầu cho các bà mẹ đang mang thai.

Mẹ bầu cũng cần kiên nhẫn, vì đau xương chậu có xu hướng không thuyên giảm hoàn toàn cho đến khi em bé được sinh ra. Tuy vậy, tiếp nhận điều trị từ các bác sĩ có kinh nghiệm sẽ giúp cải thiện các triệu chứng rất nhiều.

Sau sinh, triệu chứng đau có hết không?

Đau xương chậu thường được cải thiện sau sinh. Tuy nhiên vẫn có khoảng 10% phụ nữ vẫn tiếp tục bị đau.

Nếu bạn nằm trong số đó thì cần tiếp tục điều trị và dùng thuốc giảm đau thường xuyên sau khi sinh.

Nếu bị đau nhiều, bạn nên cẩn thận hơn khi di chuyển. Phòng bạn ở nên gần nhà vệ sinh hoặc có phòng tắm riêng.

Nếu cơn đau của bạn vẫn còn, hãy báo với bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân khác như các vấn đề về cột sống hoặc hội chứng khớp tăng động.

Điều gì sẽ xảy ra trong lần mang thai tiếp theo?

Nếu đã từng bị đau xương chậu trong thai kỳ, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh này trong thai kỳ tương lai.

Để phòng tránh, bạn nên tập tăng cường cơ bụng và cơ sàn chậu, giữ mức cân nặng bình thường để ngăn ngừa bệnh tái phát trong lần mang thai tiếp theo.

Theo chúng tôi

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Đứng Và Nhấc Đồ Vật An Toàn Khi Mang Thai trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!