Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Cháo Cá Hồi Cho Bà Bầu “Chuẩn” Để Thai Nhi Phát Triển Tốt được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nấu cháo cá hồi cho bà bầu đúng cách không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng cho mẹ khỏe mà còn gián tiếp giúp thai nhi phát triển toàn diện.
Dinh dưỡng từ cá hồi
Cá hồi không chứa nhiều thủy ngân có hại và được biết đến là thực phảm giàu axít béo không no DHA, rất tốt cho sự phát triển trí não và đôi mắt của thai nhi. Bên cạnh đó loại cá này cá hồi còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: Vitamin D, vitamin B12, vitamin B, vitamin A, vitamin B6. Các nguyên tố vi chất như canxi, kali, sắt, phốt pho, kẽm, đồng, magie và nhóm axit amin như: thiamin, niacin, riboflavin, pantothenic.
Khoa học cũng chứng minh, nguồn DHA có trong cá hồi cao hơn rất nhiều so với nguồn DHA chứa trong các loại sữa cho bà bầu. DHA giúp cải thiện tâm trạng, ổn định tinh thần, hạn chế trầm cảm sau sinh.
Bà bầu ăn cá hồi như thế nào?
Ăn hải sản một cách chọn lọc mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng khi mang thai. Tuy nhiên, đây cũng là con dao hai lưỡi vì khi ăn hải sản phải xem xét, cân nhắc đến nồng độ thủy ngân. Bởi thuỷ ngân sẽ có những tác hại đến sự phát triển bình thường của trí não và hệ thần kinh của một đứa trẻ.
Những loại cá lớn chẳng hạn như cá kiếm, cá mập, cá lát, cá thu luôn được cho là những loại cá có nồng độ thủy ngân cao hơn so với các loài cá khác. Trong khi đó, cá hồi được xếp vào danh sách các loại cá có chứa hàm lượng thuỷ ngân thấp. Cá hồi có thể nướng hay ăn kèm với món salad. Mỗi tuần, bà bầu có thể ăn tới hơn 340gr cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi.
Đồng thời, đây là món ăn cung cấp đạm khá cao, vì vậy mẹ bầu nên ăn vào các bữa ăn chính và mỗi bửa ăn chỉ nên ăn tối đa khoảng 2/3 lượng cá hồi có thể ăn mỗi tuần. Để đảm bảo cho sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi, bạn nên chọn loại cá có nguồn gốc đảm bảo và cần chế biến cá hồi sạch sẽ và nấu chín trước khi thưởng thức.
Cách nấu cháo cá hồi
Nguyên liệu: 300gr cá hồi không da, 200gr gạo vo sạch để ráo nước, 60gr nếp vo sạch, để ráo, 1 củ cà-rốt to, bào vỏ rửa sạch cắt hạt lựu, 1 củ hành tây, vài nhánh hành lá cắt nhỏ, 1 miếng nhỏ gừng bào vỏ cắt chỉ, hành phi, chanh; Muối, tiêu, đường, nước xương gà…
Thực hiện
Cá rửa sạch, cắt hình vuông như con cờ. Ướp vào cá 1 muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê tiêu, ½ muỗng cà phê hạt nêm.
Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 muỗng súp dầu, dầu nóng cho 1 muỗng súp tỏi băm vào phi vàng, kế đến cho gạo và nếp vào xào (khoảng 6-10 phút) khi thấy hạt gạo đục đục là cho nước xương gà vào (khoảng 1,5-2 lít). Nếu không có nước xương gà thì dung nước lạnh.
Nồi cháo sôi thì cho củ hành tây bổ đôi và vài cộng hành trắng vào. Hành giúp cho nồi nước chào ngọt và thơm. Nấu cho hạt gạo và nếp mềm thì cho cà-rốt vào và cho gừng cắt chỉ vào.
Tiếp tục nấu cho tất cả chín mềm( thỉnh thoảng lấy vá quậy vài vòng cho cháo không bị dính đấy nồi. Khi tất cả chín mềm thì cho cá vào.
Đợi nồi cháo sôi lại là tắt bếp. Nhớ trước khi tắt bếp thì các bạn nêm nếm lại một lần xem có vừa ăn không. Múc cháo ra tô cho hành lá cắt nhỏ lên, và sợi gừng và nhúm hành phi.
Một số món gợi ý khác từ cá hồi: Cá hồi sốt cam, chà bông cá hồi, lẩu cá hồi, cá hồi cuộn rau nướng, súp bí đỏ cá hồi….
Cách nấu cháo cá hồi cho bà bầu không quá phức tạp mẹ hoàn toàn có thể chủ động nhờ ông xã trổ tài nếu cảm thấy mệt.
Cách Nấu Cháo Vừng Đen Cho Bà Bầu
Trong hạt vừng đen có chứa nhiều dưỡng chất như protein (chất đạm), lipit (chất béo), gluxit (chất đường bột), canxi, photpho, sắt và các vitamin, folic acid,… Đặc biệt, hàm lượng vitamin E trong hạt vừng rất lớn, đứng hàng đầu trong các loại thực phẩm.
Từ lâu đời, vừng đen đã được coi là món ăn bổ, và vị thuốc quý. Hạt vừng và dầu hạt vừng được dùng để chữa táo bón, tăng cường dinh dưỡng, giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng và trị thiếu sữa sau sinh hiệu quả.
Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ chia sẻ cùng các mẹ các bài nấu cháo vừng đen cho bà bầu hữu ích và vô cùng đơn giản.
Chữa đầy hơi, chướng bụng, bí bách không tiêu sau khi ăn
Bài 1: Lấy vừng đen giã nhỏ nấu cháo. Cho thêm 1 vài vỏ quýt khô. Khi ăn nêm một ít muối vừa miệng. Ăn vài lần sẽ khỏi.
Bài 2: Lấy một bát con vừng đen nấu loãng như cháo, khi gần được thì cho vào một thìa cà phê mật ong. Chia 2 lần ăn trong ngày. Ăn trong 3-5 ngày.
Bài 1: Lấy 30g vừng đen giã nhỏ; cùng với gạo tẻ (chừng 50-60g) cho vào nước nấu nhừ thành cháo mà ăn.
Bài 2: Vừng 30g giã nhỏ, tằm rang khô 10g nghiền vụn. Cả 2 thứ đem trộn với đường đỏ (vị vừa ăn), đổ nước sôi vào, đậy nắp kín, sau 10 phút thì uống. Mỗi ngày uống 1 lần lúc đói. Chỉ uống 2 ngày là sữa bắt đầu ra, uống sau 4 ngày thì sữa ra đều và đủ cho con bú.
Khoảng những tuần cuối của thai kỳ, mẹ bầu nên thường xuyên ăn món chè nấu từ vừng đen ( chè mè đen) sẽ giúp mẹ dễ sinh hơn đấy.
Bài 1: Vừng đen 200g, hà thủ ô đỏ, kỳ tử, long nhãn, tang thầm (quả dâu), bá tử nhân (hạt trắc bá) mỗi vị 100g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10-20 viên, có thể dùng ở dạng thuốc sắc liều thích hợp.
Bài 2: Vừng đen, đại táo, xuyên khung, đương quy, bá tử nhân, mỗi vị 8g. Thục địa, bạch thược mỗi vị 12g. Tất cả cho vào ấm sắc uống ngày một thang.
Phụ nữ trong thai kỳ hoặc sắp sinh, để da luôn mịn màng, trắng hồng, mặt không nám, sinh con dễ: nấu mè đen gồm 20-50gr, 3 muỗng mật ong trong 100ml nước còn 50ml. Chia 2 phần ăn trong ngày. Cách 3 ngày/lần.
5 Cách Nấu Cháo Cá Chép Cho Bà Bầu Bồi Bổ An Thai, Ăn Ngon Không Tanh
1. Món cháo cá chép cho bà bầu có tác dụng gì? Cách nấu cháo cá chép tốt cho bà bầu là công thức nấu ăn giúp giữ được vị ngọt, cũng như chất dinh dưỡng của cá tốt hơn so với các cách chế biến khác. Thế nên, đây là món cháo được đông đảo mẹ bầu yêu thích, vì cách nấu dễ thực hiện, dễ ăn, mùi vị cũng rất vừa miệng. Tại sao cháo cá chép lại tốt cho bà bầu, nên ăn cháo cá…
1. Món cháo cá chép cho bà bầu có tác dụng gì?
2. Hướng dẫn các cách nấu cháo cá chép tốt cho bà bầu ăn ngon mà không tanh
2.1. Cách nấu cháo cá chép đậu xanh dành cho bà bầu
Cá chép là một loại cá có tính bình, chứa nhiều vitamin và dưỡng chất giúp an thai và suy nhược cơ thể sau sinh. Song, để gấp đôi lượng chất dinh dưỡng, các bác sĩ thường khuyên các bà bầu nên nấu cá chép với đậu xanh. Sự kết hợp này vừa ngon hơn, mà lại giúp món cháo không bị tanh. Vậy, cách nấu cháo cá chép cho bà bầu với đậu xanh sẽ bao gồm những nguyên liệu gì?
2.1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
1 con cá chép cỡ nhỏ tầm 300 – 500 gram
1 củ nghệ nhỏ
1 ít nấm rơm
1 nắm đậu xanh đã bóc vỏ
1/2 chén gạo tẻ
1 củ cà rốt nhỏ
Hành lá, ngò
Rau thì là
2.1.2. Sơ chế cá chép và các nguyên liệu
Cà rốt, nghệ đem gọt vỏ, rửa sạch, rồi thái hạt lựu.
Nấm rơm thì cắt bỏ phần gốc, rửa sạch rồi cũng thái hạt lựu. Nếu là nấm khô thì phải ngâm trong 15 phút cho nở ra rồi mới bắt đầu rửa sạch, thái hạt lựu.
Hành lá, ngò rửa sạch, thái nhỏ. Rau thì là cũng vậy.
Với cá chép, khâu sơ chế đảm bảo phải kỹ càng. Đầu tiên, đánh sạch vảy cá, loại bỏ đi các bộ phận gồm ruột cá, mang cá. Đặc biệt, để món cháo cá chép không bị tanh thì nên cạo đi phần đen ở trong bụng cá. Nếu kỹ hơn, bạn có thể rửa sạch cá với lại nước vo gạo hoặc là nước gừng cũng được.
Gạo và đậu xanh thì vo sạch, đối với đậu xanh thì ngâm tầm 5 phút để phần đậu hư, thối nổi lên. Sau đó thì vớt đi, có như vậy thì cách nấu cháo cá chép cho bà bầu mới ngon được.
2.1.3. Luộc cá chép
Ngoài ra, nếu bạn không thích luộc cá thì vẫn có thể lóc thịt khi cá còn sống. Song, cách này khá là khó, vì thịt cá thường dính vào xương, rất khó gỡ. Sau khi gỡ xong, bạn phải xào nhẹ nhàng để cá không bị nát. Theo chúng tôi thì tốt nhất, bạn nên luộc cá để đảm bảo an toàn. Vì xương cá khi luộc chín sẽ tiết ra nước rất là ngọt. Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu cũng nhờ thế mà có vị thanh ngọt, ăn đậm đà hơn.
2.1.4. Vo gạo, nấu cháo đậu xanh nhừ
Đậu xanh với gạo tẻ đã vo sạch thì đem nấu với nước luộc cá lúc nãy.
Lưu ý: Công đoạn này phải nấu thật nhừ, nấu trong vòng 1 tiếng đồng hồ là cháo cũng đã bắt đầu nhuyễn dần. Bạn không nên bỏ đi phần nước luộc cá, vì đây là một yếu tố giúp cho món cháo cá đậm vị hơn. Bạn vẫn có thể nấu cháo với nước lọc, dĩ nhiên món ăn sẽ mất đi vị ngọt cần thiết, thai nhi cũng không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng.
2.1.5. Xào sơ phần thịt cá chép
Bắc chảo lên bếp, đun nóng với một chút dầu ăn.
Đợi dầu nóng, phi thơm một chút đầu hành.
Sau đó, cho phần nghệ, cà rốt cùng với nấm rơm vào, xào sơ qua.
Tiếp tục, cho phần cá chép đã gỡ vào, đảo thêm một lần nữa. Lúc này, bạn nêm nếm cùng với tý muối, mì chính và tiêu. Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu không nên cho quá nhiều ớt, tiêu (dù khẩu vị bình thường ăn cay), vì chúng có thể gây hại đến sức khỏe của mẹ và bé.
Nếm lại lần nữa, thấy vị vừa ăn thì tắt bếp.
2.1.6. Cho nguyên liệu vào nồi cháo
Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu ninh nhừ cháo thì cho hết phần nguyên liệu đã xào ở trên vào, đảo đều một lượt.
Sau đó, đậy nắp lại, tiếp tục hầm trong khoảng 10 – 15 phút nữa là được.
Khi cháo đã nở đều, nêm nếm lại một lần nữa cho vừa miệng rồi tắt bếp. Nhớ cho thêm thì là, hành lá cùng ngò rí vào.
Bây giờ thì múc món cháo cá chép ra tô và thưởng thức ngay cho nóng nào.
2.2. Hướng dẫn cách nấu cháo cá chép đậu đỏ cho bà bầu
2.2.1. Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gì?
1 con cá chép nhỏ
100 gram đậu đỏ
100 gram gạo nếp
Táo đỏ
Trần bì
Hành lá, rau mùi
Hành tím, gừng
2.2.2. Sơ chế nguyên liệu
Đậu đỏ rửa sạch, ngâm qua đem để hạt đậu nở mềm. Công đoạn này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian, chi phí nấu nướng vì đậu đỏ nếu không ngâm thì rất lâu mới mềm. Sau khi ngâm qua đem, vớt đi phần đậu hư nổi trên mặt nước, rửa sạch thêm vài lần rồi để ráo nước.
2.2.3. Luộc cá chép và gỡ lấy thịt
Cũng giống như cách nấu cháo cá chép đậu xanh cho bà bầu ở trên, bạn luộc cá cho đến khi vừa chín tới. Giữ lại phần nước, phần cá thì gỡ lấy thịt, bỏ đi phần xương.
2.2.4. Hầm nguyên liệu đậu đỏ
Nước luộc cá sau khi đã gặn đi phần cặn ở dưới, tiếp tục cho đậu đỏ, trần bì, táo vào hầm tiếp.
2.2.5. Nấu cháo trắng
Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu này có một điểm khác so với công thức ở trên. Đó là chúng ta sẽ tiến hành nấu cháo trắng riêng, chứ không nấu chúng với nước hầm xương. Theo đó, bạn đun cháo với tỉ lệ 2 lít nước lọc : 100 gram gạo nếp. Nấu cho đến khi cháo nở nhừ thì tắt bếp.
2.2.6. Cho cháo vào nồi nước hầm
2.3. Cách nấu cháo cá chép với nấm cho bà bầu an thai, không bị tanh
2.3.1. Chuẩn bị phần nguyên liệu
500 gram cá chép sống
100 gram nấm rơm tươi
1/2 chén gạo nhỏ
1 củ nghệ nhỏ
Hành lá
Các gia vị thông dụng
2.3.2. Làm cá và luộc chín
Cá chép mang đi đánh vảy, cạo ruột thật kỹ. Muốn cách nấu cháo cá chép cho bà bầu không bị tanh, bạn rửa sạch cá với nước vo gạo, nước gừng. Sau đó, đem cá đi luộc cho chín. Khi cá mềm, lóc lấy thịt. Nhớ bỏ đi phần xương cá, ngay cả những phần xương nhỏ ở trong nồi nước luộc cá vì nước này sẽ dùng để nấu cháo cho ngọt.
Riêng phần thịt cá, đem ướp với một ít gia vị cho đậm đà trước khi chế biến. Cách nấu cháo các chép cho bà bầu nhớ nêm thêm một muỗng dầu ăn. Nước luộc cá thì chỉ gạn phần nước trong ở trên, để qua một tô riêng.
2.3.3. Sơ chế rau củ
2.3.4. Bắt đầu nấu cháo
2.3.5. Nêm nếm gia vị
Khi cảm thấy cháo đã bắt đầu rục, các nguyên liệu hòa quyện, chín đều thì bắt đầu nêm nếm sao cho vừa ăn. Khi ướp cá ban nãy, chúng ta đã nêm với gia vị rồi. Thế nên, bạn nên canh chỉnh gia vị sao cho nồi cháo có vị vừa phải, không mặn quá mà cũng không nhạt quá, mất ngon đi.
Đun cháo thêm tầm 10 – 15 phút thì tắt bếp, rắc thêm một chút hành lá vào. Bạn nên thưởng thức ngay khi cháo vừa còn nóng để hấp thu tốt chất dinh dưỡng cho thai nhi.
4. Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu với gừng
4.1. Nguyên liệu
Cá chép sông còn tươi: 500 gram (sơ chế tương tự 3 công thức ở trên)
Gạo tẻ: 1/2 chén (vo sạch)
Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ hoặc cắt lát
Hành lá rửa sạch, xắt nhỏ
Gừng tươi xắt nhỏ
Nắm lá thì là rửa sạch, xắt nhỏ
Gia vị: Ít tiêu xay, nước mắm loại ngon.
4.2. Cách nấu cháo cá chép gừng cho bà bầu nguyên con
4.2.1. Luộc cá chép, gỡ thịt và ướp gia vị
4.2.2. Vo gạo nấu cháo cá chép
Bắc sôi phần nước luộc cá lần nữa, nêm gia vị vừa ăn.
Cho gạo đã vo sạch cùng phần nước cốt xương cá vào nồi, nấu chung đến khi thành cháo nhừ.
Cho thịt cá đã ướp gia vị vào nồi cháo, đun sôi lần nữa.
Nêm nếm gia vị vừa ăn là xong.
4.2.3. Phi hành tỏi ăn cháo cá chép
Bắc chảo, đun nóng dầu ăn cùng ít hành tím, phi cho thơm.
5. Hướng dẫn cách nấu cháo cá chép hạt sen cho bà bầu
5.1. Nguyên liệu
Cá chép tươi: 1 con khoảng 500 – 700 gram (sơ chế, luộc mềm, gỡ thịt tương tự các công thức hướng dẫn trên)
Nghệ tươi: 1 củ (gọt vỏ, rửa sạch, xắt nhuyễn)
Nấm rơm: 1 ít (sơ chế tương tự công thức số 3 ở trên)
Gạo ngon: 1/2 chén (vo sẵn)
Hạt sen tươi (bóc vỏ ngoài, thông tâm): 2/3 chén (Nhớ bỏ tâm sen kỹ càng để nấu cháo cá chép cho bà bầu an thai không bị đắng)
Hành lá, rau ngò: 1 ít, đã rửa sạch, xắt nhỏ
Gia vị ướp cá và nêm cháo: Muối ăn, bột canh, tiêu xay, đường, nước mắm (tùy khẩu vị).
5.2. Cách nấu cháo cá chép hạt sen dành cho bà bầu
5.2.1. Xào sơ cá chép
Bắc chảo, cho ít dầu ăn vào đun nóng.
Cho phần thịt cá đã gỡ xương và ướp gia vị sẵn vào chảo xào cùng.
Đến khi thịt cá săn lại, chuyển màu hơi vàng thì tắt bếp.
5.2.2. Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu với hạt sen
Giữ lại nồi nước luộc cá, đun sôi lại.
Cho gạo đã vo vào nấu cháo cùng với hạt sen.
Khi nồi cháo hạt sen sôi, bạn hạ lửa nhỏ lại, ninh tiếp khoảng ít nhất 45 phút cho nhừ.
Cho phần cá chép đã xào trước đó vào nồi cháo, khuấy đều.
Nấu cháo thêm 5 – 7 phút nữa thì bắt đầu nêm gia vị.
Tắt bếp, trang trí với ít hành lá, ngò, tiêu xay.
Nguyễn Diên tổng hợp
5 Cách Chế Biến Cá Hồi Cho Bà Bầu
Thành phần dinh dưỡng của cá hồi
Cá hồi là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong cá hồi chứa nhiều acid béo không no, DHA, các nhóm vitamin, cùng nhiều khoáng chất và nguyên tố vi lượng. Đây đều là các chất thiết yếu cho sự phát triển cũng như hoạt động bình thường của cơ thể.
Đặc biệt ở phụ nữ mang thai, nhu cầu về hàm lượng dinh dưỡng tăng cao, để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi. Lúc này, cá hồi là loại thực phẩm phù hợp, vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ, vừa hỗ trợ bé phát triển mạnh mẽ về trí tuệ và thể chất.
Tuy nhiên, trong thịt cá hồi có chứa một lượng thủy ngân nhỏ và đa số sẽ bị đào thải ra ngoài cơ thể thông qua hệ bài tiết. Nhưng nếu hàm lượng thủy ngân quá cao có thể gây tổn hại cho cơ thể và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé. Do đó, với phụ nữ mang thai chỉ nên ăn tối đa 300g cá hồi mỗi tuần và mỗi bữa ăn không quá 200g.
Bà bầu có nên ăn cá hồi không?
Cá hồi mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe, cho cả bà bầu lẫn thai nhi. 5 lợi ích nổi bật khi sử dụng cá hồi thường xuyên là:
Tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi
Cá hồi chứa rất nhiều acid béo không no, trong đó có DHA (Docosahexaenoic acid), một acid béo thuộc nhóm omega 3. DHA là một acid béo quan trọng đối với cơ thể, nó cần thiết cho sự phát triển não bộ, cũng như tăng khả năng nhận thức ở trẻ nhỏ. Thường xuyên ăn cá hồi sẽ giúp não bộ thai nhi phát triển một cách mạnh mẽ hơn, bé thông minh, sáng dạ hơn.
Ổn định tâm trạng cho bà bầu
Rối loạn cảm xúc, tâm trạng hay trầm cảm là các trạng thái tâm lý mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải khi mang thai và sau khi sinh. Nhiều cuộc khảo sát đã được tiến hành và có chung kết quả. Nhóm người hấp thụ các acid béo omega 3 nhiều hơn từ cá hồi có tỉ lệ trầm cảm thấp hơn.
Bảo vệ tim mạch
Một tác dụng khác của DHA là giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Bản thân DHA là hoạt chất có khả năng chống viêm hiệu quả. Khi được hấp thụ vào cơ thể, DHA sẽ giảm chất béo trung tính trong máu, giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa hiện tượng hình thành các cục máu đông cũng như cao huyết áp.
Ngoài DHA ra, trong cá hồi còn có nhiều chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cơ thể như vitamin A, E, selen, kẽm… hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả.
Tăng cường thị lực
Hàm lượng DHA cao có trong cá hồi giúp tăng cường chức năng của thị giác, tinh lưu động của màng thụ quang và bảo vệ võng mạc hiệu quả hơn. Ăn cá hồi tốt cho thị lực cho cả của mẹ lẫn của bé.
Giàu protein và khoáng chất
Lượng protein và amino acid trong cá hồi rất dễ để tiêu hóa và hấp thụ. Đây đều các chất tốt cho hệ tim mạch. Ngoài ra còn có vitamin A, B, D, các khoáng chất photpho, magie, kẽm, iot… Đặc biệt là lượng canxi lớn, tốt cho sự phát triển xương của trẻ nhỏ, giúp trẻ cứng cáp và phòng chống tình trạng loãng xương ở người lớn.
Cách chế biến cá hồi cho bà bầu
Cách nấu cá hồi sốt cà chua cho bà bầu
Nguyên liệu:
1 khúc cá hồi: 200-300g.
Cà chua 3 quả.
Nửa củ hành tây
Tỏi, gừng, bột cà ri, bột ớt, rau thơm.
Dầu ăn, muối, hạt tiêu, gia vị.
Cách chế biến:
Cá hồi làm sạch, ướp với muối và hạt tiêu trong 15 phút.
Dầu ăn để nóng già, cho cá vào rán vàng.
Cho mặt da cá vào trước, mặt bên trong vào sau.
Lật cẩn thận kẻo vỡ miếng thịt cá, khi chín vàng 2 mặt thì cho ra đĩa.
Cà chua rửa sạch, thái nhỏ.
Hành, gừng, tỏi làm sạch băm nhuyễn.
Cho cà chua vào xào mềm thì cho hành, gừng, tỏi, bột ớt vào xào chung rồi cho thêm nước vào.
Để hỗn hợp sôi khoảng 2-3 phút thì cho cá hồi vào, đun thêm khoảng 10 phút cho ngấm gia vị vào rồi bắc ra.
Thêm rau thơm vào rồi thưởng thức, ngon nhất khi ăn nóng.
Cách nấu cá hồi hấp cho bà bầu
Nếu bạn không thích các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thì nên đổi vị với món cá hồi hấp ngon tuyệt. Cá hồi hấp sẽ giữ nguyên được hương vị thơm ngon của cá mà các chất dinh dưỡng cũng không bị mất đi trong quá trình chiên xào, đun nấu.
Nguyên liệu:
Cá hồi: 300g
Hành, gừng, ớt, tiêu, thì là.
Dầu ăn, dầu vừng, nước mắm, xì dầu.
Rượu vang trắng: 1 chén.
Cách thực hiện:
Cá hồi làm sạch, bọc trong khăn khô để thấm hết nước.
Gừng, ớt rửa sạch, băm nhỏ.
Hành lá, thìa là rửa sạch cắt khúc.
Chuẩn bị hỗn hợp nước để ướp cá gồm: rượu trắng, gừng, ớt thái chỉ, tiêu, xì dầu, dầu vừng.
Cho cá vào hỗn hợp trên ướp trong 15 phút.
Cho thì là, hành lá vào đĩa rồi đặt miếng cá đã ướp lên trên.
Đem hấp cá trong 15 phút, cho cá chín tới là có thể thưởng thức, hấp chín quá ăn sẽ mất hương vị của cá.
Các bạn có thể đun nóng dầu ăn với xì dầu để rưới đều lên cá, ăn cho đậm đà, tùy khẩu vị từng người.
Cách nấu súp cá hồi cho bà bầu
Nguyên liệu:
Cá hồi phi lê: 200g
Khoai tây: 2 củ
Cà rốt : 1 củ to
Bí đỏ: 200g.
Hành tây 2 củ.
Dầu ăn, gia vị.
Cách thực hiện:
Khoai tây, cà rốt, bí đỏ gọt vỏ, thái miếng nhỏ.
Hành tây lột vỏ, rửa sạch, thái nhỏ rồi đem xào qua.
Cá hồi làm sạch, cắt miếng mỏng, rồi chiên sơ 2 mặt.
Đem các nguyên liệu cho vào nồi hầm nhừ, có thể thêm hành, rau thơm rồi thưởng thức.
Cách chế biến ruốc cá hồi cho bà bầu
Ruốc cá hồi không quá khó làm, thành phần chất dinh dưỡng cao, bảo quản được lâu, lại tiện lợi khi sử dụng. Ruốc cá hồi có thể sử dụng cho cả gia đình cùng thưởng thức.
Nguyên liệu:
Cá hồi: 500g
Sữa tươi không đường: 1 bịch
Rượu trắng: 2 thìa
Gừng tươi: 1 củ
Hành tím: 2 củ
Sả: 1 cây
Muối trắng: 1 thìa
Cách thực hiện:
Cá hồi mua về lọc da, lọc xương, làm sạch rồi đem ngâm vào trong sữa tươi để khử bớt mùi tanh.
Gừng, hành, sả rửa sạch, bóc vỏ, đập dập.
Cho cá hấp chín cùng gừng, hành, sả để thịt có được thơm hơn.
Đợi thịt cá nguội rồi cho vào cối giã hoặc máy xay nhuyễn.
Cho lên bếp xao vàng là có thể sử dụng được.
Để ruốc nguội, cho vào lọ thủy tinh, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Đậy kỹ nắp sau mỗi lần sử dụng.
Cách chế biến canh chua cá hồi cho bà bầu
Canh chua là món ăn ưa thích của nhiều người. Vậy còn gì tuyệt vời hơn khi vừa được ăn món mình ưa thích, vừa có thể bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Nguyên liệu:
1 khúc cá hồi: 300-500g.
1 miếng đậu phụ.
Cà chua: 4 quả
Me: 1 quả
Thì là, ớt, hành.
Mắm, hạt tiêu, đường.
Cách thực hiện:
Cá hồi rửa sạch, để ráo nước, sau đó đem rán qua nếu thích.
Đậu phụ thái miếng vuông, nhỏ.
Hành, ớt rửa sạch, thái nhỏ.
Me, cà chua rửa sạch, cà chua thái nhỏ.
Phi hành thơm rồi đem cà chua xào chín, cho nước, cá, gia vị vào đun.
Khi sôi mở vung nồi ra, vớt bớt bọt chất bẩn nổi lên.
Khi cá sắp chín cho thêm đậu phụ, hành lá thái nhỏ, hạt tiêu vào rồi múc ra bát ăn nóng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Cháo Cá Hồi Cho Bà Bầu “Chuẩn” Để Thai Nhi Phát Triển Tốt trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!