Bạn đang xem bài viết Cách Phòng Chống Cảm Lạnh Cho Bà Bầu Trong Mùa Đông được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách phòng chống cảm lạnh cho bà bầu trong mùa đông dưới đây của eva365.biz sẽ giúp ích rất nhiều cho các mẹ bầu trong việc chăm sóc sức khỏe khi mang thai đấy. Thời tiết lạnh giá hiện nay khiến các mẹ bầu dễ bị nhiễm bệnh và bệnh cảm cúm có thể ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt là khi mang thai 3 tháng đầu, chính vì vậy, các mẹ bầu hãy tham khảo bài viết này để chăm sóc sức khỏe bản thân và bé yêu trong bụng nhé.
Sử dụng các biện pháp tự nhiên để bảo vệ sức khỏe
Thay vì dùng thuốc, mẹ bầu có thể làm dịu cơn cảm cúm bằng những biện pháp tự nhiên đơn giản như:
Ngậm kẹo bạc hà ngừa rát họng, ngạt mũi
Ngậm kẹo bạc hà Khi bị cảm lạnh, mẹ bầu luôn cảm thấy khó chịu vì cổ họng khô rát, mũi ngạt. Chị em hãy ngậm vài viên kẹo bạc hà hoặc kẹo chứa nhiều vitamin C vì chúng có chứa nhiều chất chống oxy hóa nhằm bảo vệ các tế bào trong cơ thể.
Hít thở sâu hoặc xông hơi chữa ngạt mũi
Cố gắng hít ra, thở vào một cách đều đặn từ 1- 2 phút liên tục. Ngoài ra, có một cách đơn giản giúp mẹ bầu nhanh hết ngạt mũi đó là, đặt một bát nước nóng bốc hơi trên bàn, mắt nhắm lại và hít thở sâu. Cách xông hơi này sẽ giúp chị em đánh tan lớp dịch nhầy ở khoang mũi để thở dễ dàng hơn.
Uống nhiều nước để bổ sung lượng nước mất do bị bệnh
Đây là việc làm cần thiết để bổ sung lượng nước bị mất đi do mẹ bầu ra mồ hôi khi sốt cao hoặc chảy nước mũi. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai được khuyến cáo nên uống khoảng 10 ly nước mỗi ngày và khi bị ốm thì nên bổ sung 12-13 ly nước/ngày để bù đắp lượng chất lỏng cơ thể đã bị mất.
Giữ vệ sinh để tránh nhiễm bệnh
Bệnh cúm có thể lây lan môt cách nhanh chóng nếu chị em không có ý thức đề phòng việc mắc bệnh cho bản thân và cho mọi người xung quanh. Cơ thể của mẹ bầu trong giai đoạn này rất dễ mắc bệnh do hệ thống miễn dịch bị suy giảm vì vậy trước khi có ý định mang thai, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của chuyên gia về việc tiêm chủng phòng ngừa bệnh.
Ngoài ra, chị em cần tạo cho mình thói quen rửa tay mỗi khi sổ mũi, hắt hơi và vứt khăn giấy đã dùng đúng nơi quy định.
Nghỉ ngơi nhiều để cơ thể mau chóng hồi phục sức khỏe
Trong thời gian mẹ bầu bị bệnh nên dành nhiều thời gian để cơ thể được thực sự nghỉ ngơi. Ngủ đủ giấc và ngủ nhiều để mau chóng hồi phục. Mẹ bầu đừng ngần ngại nhờ sự trợ giúp của đồng nghiệp hoặc người thân trong gia đình để có nhiều thời gian nghỉ ngơi trong giai đoạn bị bệnh.
Tắm nắng bổ sung vitamin D cho cơ thể khỏe mạnh
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy mẹ bầu đừng để khi bị cảm lạnh rồi mới lo lắng trị bệnh. Vào mùa đông, hãy lựa chọn thời điểm thích hợp để dành 10-15 phút tắm nắng tự nhiên nhằm tổng hợp vitamin D cho mẹ và bé. Đây chính là phương pháp đơn giản và hiệu quả để nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể và phòng chống cảm cúm.
Ngoài ra, chị em cũng cần chú ý đến nhiệt độ cơ thể và đo nhiệt độ 2 lần/ngày để chắc chắn rằng mình không bị sốt. Nếu cặp nhiệt độ cơ thể mà trên 38 độ C có nghĩa là bạn đang có dấu hiệu bị sốt, mẹ bầu cần nhanh chóng làm giảm thân nhiệt. Các mẹ có thể sử dụng Paracetamol, đây là hoạt chất an toàn dành cho phụ nữ mang thai khi bị sốt. Mẹ bầu lưu ý không được tùy ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt cần phải tránh các loại thuốc có chứa Ibruprofen và aspirin đã được khuyến cáo không được sử dụng cho phụ nữ mang thai. Nếu sử dụng 2 loại thuốc này, thai nhi sẽ có nguy cơ bị khuyết tật tim rất cao. Trong trường hợp mẹ bầu nghi ngờ về hiện tượng sốt cao thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra kịp thời.
Chế độ dinh dưỡng bổ sung để mẹ bầu mau khỏi bệnh
Khi mẹ bầu bị ốm việc bổ sung thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng sẽ giúp chị em mau chóng hồi phục. Sau đây là những loại thực phẩm giúp mẹ bầu có thêm năng lượng khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng và suy giảm sức đề kháng.
Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ có chứa rất nhiều chất sắt, đồng thời đây cũng là loại thực phẩm rất giàu năng lượng tự nhiên. Ớt chuông có khả năng sản xuất lượng nhiệt và oxy cao cho cơ thể. Bên cạnh đó, loại quả này cũng chứa nhiều vitamin C, một quả ớt đỏ chứa đến 300% lượng vitamin C cần cho cơ thể mỗi ngày.
Quả việt quất
Quả việt quất trông có vẻ nhỏ xinh tuy nhiên đây là loại quả có thể giúp mẹ bầu cải thiện đáng kể mức năng lượng đang tụt giảm của chị em. Việt quất rất giàu các chất chống oxy hóa và chất đường tự nhiên, khác với một số loại trái cây khác, khi sử dụng việt quất mẹ bầu không phải lo về lượng đường trong máu tăng cao, đồng thời giúp mẹ bầu luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng và sức sống.
Sô cô la đen
Sô cô la đen có nhiều chất chống oxy hóa và vitamin. Khi cơ thể mệt mỏi, đầu óc căng thẳng mẹ bầu hãy nếm thử một vài miếng sô cô la đen để cải thiện tâm trạng. Lý do là vì hoạt chất Polyphenol có trong sô cô la đen giúp làm tăng serotonin – hoạt chất hóa học giúp chị em có cảm giác vui vẻ và hạnh phúc. Bơ Bơ là loại quả có khả năng giải phóng năng lượng chậm.
Quả bơ
Quả bơ chứa nhiều chất béo lành mạnh và chất xơ hơn nhiều loại trái cây khác. 1 quả bơ có chứa 14 gram chất xơ rất có ích trong quá trình hỗ trợ hệ tiệu hóa cho mẹ bầu.
Chuối
Chuối chứa nhiều vitamin, khoáng chất và carbohydrate giúp mẹ bầu nhanh chóng giải phóng năng lượng để đánh bay mệt mỏi, đặc biệt là vào cuối giờ chiều hàng ngày. Chuối rất giảu kali có tác dụng làm giảm tình trạng cơ bắp bị chuột rút và mất nước ở mẹ bầu.
Chanh
Chanh là loại quả giàu vitamin C có tác dụng hiệu quả trong việc làm tăng năng lượng cho mẹ bầu. Một cốc nước ép chanh nóng hoặc lạnh sẽ cung cấp độ ẩm và oxy cho cơ thể mẹ bầu. Một vài lát chanh tươi hoặc thái chút ít vỏ chanh cho vào bất kỳ cốc nước hoa quả nào cũng có thể giúp mẹ bầu có thêm nguồn năng lượng cho ngày mới.
Quả óc chó
Quả óc chó thực sự là loại thực phẩm tuyệt vời vì nó rất giàu axit béo omega – 3. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ hợp chất này sẽ khiến mẹ bầu dễ mệt mỏi nhiều hơn. Chị em có thể nghiền nát quả óc chó và ăn kèm trong bữa sáng hoặc nhâm nhi ăn nhẹ loại quả này trong ngày.
Thực phẩm chứa chất kẽm
Kẽm là chất khoáng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể con người. Nhiều nghiên cứu đã cho kết quả rằng, những bệnh nhân khi bị cảm lạnh nếu nhanh chóng bổ sung kẽm thì sẽ sớm khỏi bệnh hơn so với những người không bổ sung.
Kẽm có trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên như: các sản phẩm từ sữa, các loại hạt có vỏ, ngũ cốc. Hàu là loại hải sản có chứa rất nhiều chất kẽm, tuy nhiên mẹ bầu không nên ăn hàu vì loại thực phẩm này có thể chứa nhiều thủy ngân.
Với những điều được nêu lên trên đây, bệnh cảm lạnh sẽ được đẩy lùi, và những ai chưa nhiễm bệnh cũng dễ dàng phòng ngừa bệnh hiệu quả. Các bạn hãy lưu ý hướng dẫn cách phòng chống cảm lạnh cho bà bầu trong mùa đông để bảo vệ sức khỏe bản thân và con yêu nhé.
Cách Phòng Bệnh Cho Bà Bầu Vào Mùa Đông Tốt Nhất
BÀ BẦU VÀ NHỮNG BỆNH DỄ MẮC PHẢI TRONG MÙA ĐÔNG 1. Hen Phế Quản
Là bệnh thường xảy ra khi có thai. Trong thực tế gặp khoảng 7% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị lên cơn hen, nhất là khi thời tiết thay đổi. Nếu bệnh được kiểm soát tốt thì không phải là nguy cơ nặng cho mẹ hoặc thai. Những trường hợp hen không được điều trị hiếm khi gây tử vong nhưng cũng có thể làm người mẹ có những biến chứng nghiêm trọng như tăng huyết áp (THA), nhiễm độc thai nghén và sinh non. Với thai nhi, những biến chứng có thể gặp khi người mẹ bị hen không được điều trị tốt là chậm phát triển trong tử cung, sinh non; nhẹ cân, ngạt khi sinh.
2. Viêm Mũi Dị Ứng
Với người có cơ địa dị ứng, khi mang thai lại trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố dị nguyên, do vậy chứng viêm mũi cũng xảy ra thường xuyên hơn. Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến khoảng 15- 20% phụ nữ trong độ tuổi mang thai và là rối loạn thường gặp nhất, gây khó chịu trong thời kỳ thai nghén. Khi tiếp xúc với dị nguyên, người bệnh sẽ hắt hơi, chảy mũi liên tục, ngứa mũi, nước mũi chảy ra ràn rụa hoặc nghẹt mũi, rất khó chịu.
3. Bệnh Cúm
Là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do virut gây ra. Bệnh cúm rất dễ lây qua các hạt bụi nước có chứa virut khi người bệnh ho, hắt hơi hay do tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy, bà bầu dễ bị lây nhiễm cúm hơn và thường nặng hơn do giảm khả năng miễn dịch, vì thế cúm nguy hiểm hơn với phụ nữ mang thai: tỷ lệ tử vong tăng lên nhiều lần, diễn biến cũng có thể lâu hơn. Bệnh cúm còn gây nguy cơ với thai nhi, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ như sảy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non trong những tháng cuối. Ngoài ra, cúm có thể còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh hở hàm ếch ở thai nhi. Đặc biệt, trong 5 tháng đầu của thai kỳ, nếu người mẹ bị cúm thì não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương. Tiêm vaccin phòng cúm trước khi mang thai là biện pháp phòng ngừa có hiệu quả. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi có các biểu hiện của cúm mà cần được bác sĩ thăm khám và chỉ định cụ thể.
4. Mất Ngủ
Mất ngủ là một triệu chứng thường thấy ở phụ nữ mang thai giai đoạn cuối. Mất ngủ không nguy hiểm cho bà bầu và sự phát triển của thai nhi nhưng nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên với những chứng bệnh khác sẽ làm tăng cảm giác khó chịu cho bà bầu.
Để bà bầu ngủ ngon giấc cần chú ý tư thế ngủ. Có thể kê một chiếc gối cao để gối đầu khi ngủ hoặc ngủ trên võng, ghế đứng. Các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu nên nằm ghé sang bên trái để ngủ, tư thế ngủ này sẽ giúp lượng máu đến nhau thai tốt nhất. Trong trường hợp bụng bầu quá cỡ, bạn nên chèn một chiếc gối mềm ở phần bụng hoặc mua những chiếc gối chuyên dùng cho bà bầu. Tư thế ngủ thoải mái sẽ giúp cả mẹ và bé đều thoải mái, dễ có giấc ngủ ngon hơn. Khi mang thai, bà bầu không nên dùng đồ uống có ga hay chất kích thích như trà, cà phê vào buổi tối. Tránh xem phim hay các chương trình dễ gây cao hứng trước khi đi ngủ. Cần giữ tâm thật an và tinh thần thật thoải mái để có giấc ngủ ngon.
5. Bệnh Về Da
Khi có thai, những thay đổi nội tiết trong cơ thể khiến phụ nữ thường phải đối mặt với các vấn đề về da như: nám da, vàng da, ngứa, rạn nứt da.
Khi mang bầu, do da bị kéo giãn quá mức, độ đàn hồi trên da không đáp ứng được, các sợi chun giãn dưới da bị đứt dẫn đến các đường rạn nứt. Những đường rạn nứt có chủ yếu ở bụng, vú, hông, đùi hay mông. Đám rạn da có thể tạo thành một vùng rộng và gây ngứa, lúc này càng gãi thì đường rạn càng lộ rõ hơn.
Có thể phòng ngừa sự xuất hiện các vết rạn nứt bằng cách dùng kem dưỡng da dành cho bà bầu (kem chống rạn da). Đồng thời cung cấp đủ nước cho da là điều hết sức cần thiết vì da càng được cung cấp nước và thư giãn thì càng mềm mại và dễ co giãn, ít bị kéo giãn da sẽ ít bị rạn nứt.
Hiện tượng vàng da thường gặp ở một số phụ nữ mang thai vào 3 tháng cuối. Một vài chị em vừa bị vàng da vừa ngứa da nhưng hầu hết không có dấu hiệu bị đau. Hiện tượng vàng da thường tự biến mất trong khoảng 15 ngày sau sinh. Nếu vàng da xảy ra mỗi lần có thai hoặc thứ phát do bất thường về enzym thì có thể có nguồn gốc gia đình, trong trường hợp này thai có nguy cơ sinh non.
6. Bệnh Trĩ Và Táo Bón
Ăn ít chất xơ, ít uống nước, ít vận động khi mang thai và sử dụng nhiều chất bổ dưỡng, các loại thuốc và thực phẩm chứa sắt thường gây nóng cho cơ thể. Đây cũng là nguyên gây ra táo bón ở bà bầu.
Khi bị táo bón, nhiều thai phụ dễ bị ức chế, có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, hay cáu gắt, thậm chí chán ăn… Điều này nếu kéo dài có thể khiến cơ thể mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng, thai nhi không được nuôi dưỡng đầy đủ dẫn đến chậm phát triển, dễ mắc các khuyết tật, sau khi sinh sẽ có sức đề kháng kém…
Hơn nữa, táo bón lâu ngày là nguyên nhân có thể gây ra bệnh trĩ.
Ngoài ra, theo thời gian, bào thai phát triển sẽ khiến tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu thai phụ bị chèn ép là nguyên nhân hình thành trĩ. Người đã bị trĩ thì bệnh sẽ nặng hơn khi mang thai và sau sinh do khi sinh, tăng áp lực khoang chậu, tụ máu sưng phù tĩnh mạch ở phần hậu môn hoặc việc rặn sinh làm tăng áp lực lên ổ bụng cũng khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài.
Để phòng hai chứng bệnh này, khi có thai, thai phụ càng nên uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có chất xơ như rau củ quả. Hạn chế thức ăn nóng nhiệt, không nên ăn nhiều muối, đường. Đặc biệt không sử dụng thức ăn có chất kích thích.
CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH VÀO ĐÔNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI
Trong mùa đông, bà bầu đối diện với nhiều nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân và thai nhi. Để tránh cảm lạnh, hãy giữ ấm cơ thể, tập thể dục và bảo đảm chế độ dinh dưỡng. Nếu bệnh, hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, mẹ bầu cần xây dựng một chế độ ăn lành mạnh để tăng cường sức đề kháng.
Ăn những món ấm, tránh những món lạnh, ăn nhiều rau, củ quả.. Ngoài ra, mùa đông mẹ bầu cũng nên ăn hành, tỏi, hẹ…nhiều hơn một chút. Những loại thức ăn màu đen như gạo nếp cẩm, đỗ đen, mộc nhĩ, nấm rùa, gà đen, tía tô.. giúp tăng cường chức năng của thận và khả năng miễn dịch cho cơ thể. Bổ sung các thực phẩm ích khí bổ dương như thịt bò, tôm hùm, canh gà… cùng với một số loại thuốc như nhân sâm, nhung hươu, phụ tử.
Nên hạn chế các loại hải sản sống, các loại thịt cá chưa chín, các loại sữa chưa tiệt trùng,… bởi chúng còn chứa rất nhiều vi khuẩn, dễ gây hại cho thai nhi.
Cũng theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Medlatec, mùa đông hanh khô khiến da dẻ bà bầu dễ bị khô, nứt nẻ, rạn da và kém đàn hổi. Chính vì vậy việc uống đủ nước mỗi ngày là điều rất cần thiết để có một làn da tươi tắn và hồng hào. Quan trong hơn nữa, đó chính là cung cấp đủ nước cho sự lưu thông máu để nuôi dưỡng thai nhi phát triển.
Uống đủ 2 lít nước ấm mỗi ngày, bên cạnh đó, có thể dùng trà nóng hoặc một cốc sô cô la nóng vào buổi sáng hoặc buổi tối để làm ấm cơ thể.
Mùa đông là mùa cao điểm của virus lây nhiễm bệnh. Khi mang bầu, sức đề kháng của phụ nữ kém hơn hẳn so với bình thường, do đó bà bầu rất dễ bị nhiễm lạnh hay cảm cúm. Vì vậy, cần hết sức chú ý bảo vệ đường hô hấp của mình tốt hơn và làm giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Nên mặc nhiều lớp áo mỏng thay vì mặc một chiếc áo quá dày, vì như thế sẽ làm cho cơ thể khó thấm mồ hôi nếu như bị nóng, mặc nhiều lớp áo sẽ giúp cho các mẹ dễ dàng điều chỉnh nếu cảm thấy cơ thể nóng lên. Nếu các mẹ bầu phải ra ngoài trong thời tiết quá lạnh, nên đội nón len dài để giữ ấm cho đôi tai, đeo bao tay và đeo khăn quàng cổ. Các mẹ cũng cần đeo khẩu trang để giữ ấm cho mũi, tránh để khí lạnh bay vào mũi sẽ dễ gây cảm cúm.
Khi nhiệt độ cơ thể đã tăng trở lạnh và mẹ hết lạnh run thì có thể tắm nước ấm được rồi, nhưng mẹ lưu ý là nước vừa đủ ấm là được. Không nên ngâm bồn nước nóng hay tắm quá lâu bởi mạch máu bị giãn nở sẽ làm giảm lưu thông máu, gây chóng mặt và ảnh hưởng đến em bé.
Mẹ bầu đừng quá để tâm vào cái lạnh mà bỏ quên những thói quen tốt của mình. Nên tham gia các lớp thể dục như Yoga, thiền dành cho bà bầu, các mẹ nên tiếp tục vì những hoạt động này không những tốt cho mẹ và bé mà còn giúp cho cơ thể của mẹ thích ứng tốt với thời tiết lạnh giá của mùa đông. Cùng với đó, tăng cường các hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn như massage, nghe nhạc, đọc sách, xem phim hài,… để luôn giữ cho tinh thần thư thái.
NHỮNG LƯU Ý KHI THAI PHỤ MẮC BỆNH
Nếu đã mắc bệnh, dù chỉ là cảm nhẹ bạn cũng cần đến khám bác sĩ. Một số loại thuốc chữa cảm cúm bán tại quầy thuốc có thể không phù hợp với thai phụ, nên phụ nữ có thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bất cứ loại thuốc nào.
Hãy nghỉ ngơi hợp lý, đừng làm việc quá sức. Những lúc thế này đừng gắng gượng mà hãy dựa dẫm vào người thân xung quanh.
Hạn chế đến chỗ đông người, không tiếp xúc với người bị bệnh
Nơi đông người thường tập trung khá nhiều yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ. Do đó hạn chế đến những chỗ đông người, hạn chế đến siêu thị vào ngày cuối tuần, thai phụ có thể mua sắm và ngồi chờ bên ngoài trong khi người thân của bạn xếp hàng chờ tính tiền.
Phụ nữ có thai không nên tiếp xúc với người đang bị bệnh, tránh đến thăm hỏi người đang bị cảm cúm để tránh bị lây bệnh.
CÁCH ĐỐI PHÓ VỚI CƠN CẢM LẠNH KHI MANG THAI
Khi mẹ mang thai, hệ thống miễn dịch bắt đầu yếu hơn nên việc mẹ mắc mưa hay trời trở gió cũng dễ khiến bà bầu bị cảm cúm, sốt cao, nhiễm virus. Những điều bà bầu cần biết để đối phó với triệu chứng trên, giúp sức khỏe nhanh hồi phục là:
Bà bầu xông mũi: Không phải xông hơi toàn thân mà xông mũi chính là giải pháp phù hợp cho mẹ bầu khi cảm lạnh. Mẹ bầu có thể sử dụng sả, rau tần dầy lá, tía tô, vỏ bưởi, lá bạc hà hay húng quế,… có chứa tinh dầu đem nấu sôi với nước sạch sau đó mẹ kề mặt vào nồi nước để hít lấy hơi nước. Tinh dầu sẽ giúp mẹ đổ mồ hôi, đẩy độ tố ra ngoài và nhanh chóng khiến mẹ tỉnh táo, phấn chấn hơn.
Uống nước chanh mật ong: Một loại thức uống rất phù hợp cho bà bầu bị cảm lạnh là nước chanh pha mật ong. Mật ong và chanh đều là những vị thuốc có tính kháng khuẩn cao,không chỉ giúp bà bầu giải cảm, trị ho mà còn cung cấp thêm lượng vitamin C cần thiết để tăng cường miễn dịch. Mỗi sáng một ly nước chanh mật ong sẽ giúp cải thiện các triệu chứng sốt, ho, viêm họng ở bà bầu…
Sử dụng tỏi: Trong tỏi có chứa chất kháng sinh allicin có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và đẩy lùi bệnh tật. Nếu không may bị cảm lạnh sau khi mắc mưa thì mẹ bầu dùng 1/2 củ tỏi ép lấy nước và nấu sôi để dùng xông hàng ngày. Nếu muốn hiệu quả nhanh hơn, mẹ bầu có thể giã tỏi uống với nước cũng rất hiệu quả đấy.
Cháo hành, cháo tía tô: Một bát cháo nóng được nấu đơn giản từ hành lá, trứng hoặc tía tô và tiêu sẽ giúp mẹ nhanh chóng giải cảm. Tinh dầu và nhiệt từ tiêu và lá tía tô sẽ giúp mẹ toát nhiều mồ hôi. Ngoài ra khi bệnh mẹ hãy cố gắng ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước để nâng cao sức khỏe và tăng sức đề kháng tự nhiên.
Nguyễn Ngọc
Cách Phòng Chống Bệnh Cúm Cho Mẹ Bầu Trong Dịp Tết
Dấu hiệu nhiễm bệnh cúm thường có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, đau người, đau cơ… Bệnh cũng có thể diễn biến nặng trong trường hợp cúm gây viêm phổi, hoặc có tình trạng suy hô hấp, khó thở, mệt mỏi hoặc cúm gây viêm nhiễm đường hô hấp nặng hoặc mắc cúm trên những cơ địa mắc bệnh lý mạn tính nào đó.
Đối với thai nhi, nếu người mẹ nhiễm vi rút cúm (trong đó có các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C), nhất là giai đoạn 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, dễ dẫn đến tình trạng thai dị dạng, bất thường như sứt môi, hở hàm ếch, thậm chí còn gây đẻ non, sẩy thai, thai chết lưu nếu bị mắc ở ba tháng cuối của thai kỳ.
Do đó, ý thức phòng tránh bệnh bằng cách chú ý bảo vệ đường hô hấp, nâng cao sức đề kháng để phòng ngừa là rất quan trọng đối với mỗi mẹ bầu.
Cách phòng chống bệnh cúm cho mẹ bầu
– Nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống. Bên cạnh việc ăn đủ số lượng, mẹ bầu cần chú ý đảm bảo đủ dinh dưỡng, cân bằng các chất cần thiết để đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể trạng. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, việc tiêu hao năng lượng nhiều hơn thì cần quan tâm bổ sung kịp thời và đầy đủ.
– Vệ sinh mũi, họng hàng ngày, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng
– Hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh cúm.
– Không ăn tiết canh, không ăn gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm ốm, chết, không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống chín.
– Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị, kể cả thuốc tây y hay đông y, thực phẩm chức năng… Cần đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác tình trạng bệnh.
– Súc họng bằng nước muối pha loãng hoặc điều trị bằng thuốc chấm họng không ảnh hưởng tới thai nhi khi bị đau họng.
– Chữa ho bằng cách dùng mật ong trộn đều với nước cốt chanh tươi và uống từ 3 – 4 lần mỗi ngày .
– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để làm dịu những cơn đau rát cổ họng, làm dịu cơn ho, giúp thoát khỏi cảm giác khô, ngứa cổ họng. Nên uống nước ấm trong tiết trời se lạnh vào dịp Tết. Ngoài ra, ăn nhiều rau, hoa quả cũng là nguồn bổ sung nước rất tốt cho cơ thể.
– Luôn đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ thức ăn và thuốc bổ sung mỗi ngày để cơ thể có đề kháng tốt nhất.
Phòng Ngừa Cảm Cúm Cho Bà Bầu Khi Giao Mùa
Phòng ngừa cảm cúm cho bà bầu khi giao mùa
Uống nước tỏi giã. Giã tỏi nhỏ rồi pha với nước uống. Tuy hơi khó uống nhưng có tác dụng tốt với bà bầu bị cúm. Trong suốt quá trình mang thai bà bầu cũng nên ăn tỏi nhiều hơn bình thường, có thể kết hợp tỏi trong các món ăn sẽ giúp bạn phòng tránh cúm.
Nước gừng đường đỏ. Khi bị lạnh hoặc có dấu hiệu sắp bị cảm lạnh, bà bầu nên uống một cốc nước gừng đường đỏ nóng, sau đó lên giường ngủ một giấc sẽ thấy đỡ mệt mỏi hơn.
Ăn củ hành sống, tỏi tươi để phòng cảm và khống chế vi khuẩn gây bệnh cho đường ruột.
Bổ sung kẽm. Khi thiếu kẽm, chức năng phòng ngự của đường hô hấp kém hơn. Vậy nên bà bầu có thể bổ sung một số thực phẩm giàu kẽm như hải sản, thịt nạc, hạt hướng dương và các loại đỗ để phòng ngừa bệnh cúm.
Bổ sung vitamin C. Vitamin C có tác dụng loại trừ các loại chất có hại, oxy hóa trong cơ thể, đồng thời có chức năng phòng chống và nâng cao vận động lông tơ, mao mạch đường hô hấp. Bà bầu nên bổ sung vitamin C hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cà chua, súp lơ, ớt, quýt, dâu tây, quả kiwi, dưa hấu, nho…
Súc miệng bằng nước muối. Các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu nên súc miệng bằng nước muối vào sáng sớm sau đó uống nửa cốc nước lọc, như thế không những giúp phòng cảm mà còn rất có ích cho sức khỏe răng lợi. Trong suốt thời kỳ mang thai, nếu bà bầu bị chảy máu chân răng sẽ dễ mắc viêm lợi.
Rửa mặt bằng nước lạnh vào sáng sớm. Nghe có vẻ thiếu hợp lý trong thời tiết lạnh giá nhưng các chuyên gia khuyên rằng, nếu bà bầu rửa mặt nước lạnh sau khi thức dậy thì có thể tăng cường khả năng chống cảm. Buổi tối có thể dùng nước ấm để rửa mặt tránh gây kích thích ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Duy trì độ ẩm trong phòng. Mùa đông độ ẩm không khí thấp, nếu dùng thêm sưởi trong phòng thì không khí dễ bị khô, mà không khí khô tạo điều kiện cho virus sinh trưởng và phát triển trong đường hô hấp. Vì vậy, mẹ bầu nên sử dụng máy làm ẩm và giữ độ ẩm trong phòng khoảng 45% là tốt nhất.
Hạn chế tiếp xúc chỗ đông người khi có dịch bệnh. Nếu đang có dịch bệnh khả năng lây truyền bệnh khá cao nên các mẹ bầu nên hạn chế tới các nơi đông người.
Nghỉ ngơi hợp lý. Trong thời gian mang thai, chế độ nghỉ ngơi hợp lý là cần thiết để phục hồi năng lượng và sức khỏe cho bà bầu. Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để thư giãn nghỉ ngơi. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên vận động để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể phòng chống cúm.
Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc và chất có cồn. Khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm cúm và bệnh về đường hô hấp cho bà bầu. Còn rượu và các chất có cồn khiến cơ thể bà bầu luôn rơi vào tình trạng mất nước và làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể.
Tiêm phòng cúm. Đối với chị em phụ nữ trước khi có ý định có thai nên tiêm phòng cúm trước 3 tháng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi trong bụng. Hiện các mũi tiêm phòng 3 trong 1 (sởi, quai bị, rubella) cũng khá phổ biến và sử dụng rộng rãi vì thế các mẹ bầu nên chủ động tiêm phòng để phòng ngừa cúm.
TPCN viên bổ sung PreIQ giúp bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi và trẻ nhỏ; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.
Thông tin chi tiết vui lòng truy cập tại đây hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
Thanh toán khi nhận hàng
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Phòng Chống Cảm Lạnh Cho Bà Bầu Trong Mùa Đông trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!