Xu Hướng 11/2023 # Cân Nhắc Khi Chuẩn Bị Mang Thai Sau Khi Sinh Non # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cân Nhắc Khi Chuẩn Bị Mang Thai Sau Khi Sinh Non được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Việc sinh non có thể diễn ra thậm chí khi bạn chăm sóc rất tốt trong thời gian mang thai. Bạn sẽ cần cân nhắc nhiều hơn khi chuẩn bị mang thai sau khi sinh non, để em bé thứ hai ra đời trong điều kiện tốt hơn.

Nếu không tính những tình trạng sức khỏe không ổn định, một người phụ nữ bình thường vẫn có thể gặp phải vấn đề sinh non, mặc dù chăm sóc sức khỏe thai kỳ rất cẩn thận. Thậm chí các bác sĩ cũng sẽ khó mà xác định nguyên nhân dẫn đến việc sinh non. Một số trường hợp chuyển dạ diễn ra sớm mà không báo trước bất cứ dấu hiệu gì. Các hộ lý sẽ cần chuẩn bị cho bà bầu sinh con sớm nếu tính mạng của mẹ và bé gặp nguy hiểm.

Nếu bạn đã thụ thai lần nữa sau lần sinh non trước đây, bạn cần tham vấn bác sĩ cách chăm sóc cho phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc các biến chứng khi mang thai cao. Mặc dù không thể xác định nguyên nhân một cách cụ thể, nhìn chung, vẫn có một số nguyên nhân được cho là gây nên tình trạng sinh non.

Có một số nguyên nhân khiến bạn không thể hạn chế được tình trạng sinh non ở lần sau, nhưng một số nguyên nhân khác bà bầu có thể làm ngăn chặn và hạn chế nguy cơ sinh non lần nữa như sau.

Việc sinh con quá sớm ở lần đầu tiên có thể khiến lần sinh con sau cũng diễn ra sớm hơn ngày dự sinh, và nguy cơ này có thể xảy ra rất cao. Để hạn chế điều này, bạn nên đợi ít nhất 18 tháng trước khi thụ thai lần tiếp theo. Khoảng thời gian này sẽ giúp cơ thể bạn hồi phục nhiều hơn và khỏe mạnh hơn.

Vợ chồng bạn cũng cần chú ý sử dụng biện pháp tránh thai trong thời gian này để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Bạn mắc một số bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ

Một số bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ và thời gian mang thai và chuyển dạ, như tiểu đường, cao huyết áp… Trong trường hợp này, bạn nên đến bệnh viện để khám và xin ý kiến của bác sĩ, đồng thời để biết được cách điều trị và chăm sóc sức khỏe phù hợp

Bạn bị mắc bệnh truyền nhiễm trong thời gian mang thai

Các bệnh truyền nhiễm trong thời gian mang thai có thể khiến cho thời gian mang thai của bạn bị rút ngắn lại. Để hạn chế nguy cơ này, bạn chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong ăn uống và sinh hoạt, rửa tay cẩn thận sau khi sử dụng nhà vệ sinh hoặc tiếp xúc nơi đông người. Đặc biệt chú ý những dấu hiệu bất thường của cơ thể trong thời gian mang thai, nếu bạn cảm thấy buốt và rát khi đi vệ sinh, bạn cần đi khám ngay.

Bạn cần đặc biệt cẩn thận khi quan hệ vợ chồng trong thời gian mang thai. Một số bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra khi bạn quan hệ trong giai đoạn này.

Bạn bị thừa cân hoặc thiếu cân

Ăn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tập thể dục thường xuyên là cách giúp bạn duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.

Bạn hút thuốc hoặc sử dụng thức uống có cồn

Nếu bạn bị nghiện rượu hoặc thuốc lá, bạn cần bỏ ngay lập tức. Đồ uống có cồn không những ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu, sự phát triển của thai nhi mà còn rút ngắn thời gian mang thai, làm cho em bé không được sinh trọn tháng

Để chuẩn bị mang thai sau khi sinh non, bạn cần cân nhắc thật kỹ càng nếu bản thân đang mắc phải một số những bệnh lý kể trên. Việc cân nhắc và chuẩn bị kỹ càng sẽ giúp cho quá trình mang thai, sinh con của bạn trở nên dễ dàng hơn.

Chuẩn Bị Mang Thai Sau Sinh Non: Những Điều Mẹ Cần Biết

Nếu mẹ từng có tiền căn sinh non thì những lần mang thai tới hoàn toàn có thể xảy ra điều tương tự. Một loạt nghiên cứu cho thấy rằng, nguy cơ sinh sớm ở lần sau sẽ là khoảng 15 – 30 % đối với những mẹ từng sinh non một lần. Nguy cơ này tăng lên khi mẹ đã từng sinh sớm so với dự tính hai, ba lần lên đến khoảng 60%. Trường hợp mẹ từng sinh non một lần, nhưng lần tiếp theo vẫn sinh đủ tháng thì nguy cơ sinh non ở lần này sẽ giảm đi đáng kể.

Nếu lần mang thai trước, mẹ sinh non do có chỉ định chấm dứt thai kỳ thì lần mang thai này, tỷ lệ sinh non là khoảng 23%.

Nếu lần mang thai trước đó, mẹ sinh non tự nhiên thì lần mang thai này, tỷ lệ sinh non là khoảng 30%.

Ngoài ra, với các mẹ mang song thai hoặc đa thai đã từng có tiền sử sinh non thì lần mang thai này, khả năng sinh non cũng sẽ cao hơn so với các mẹ cũng mang song thai nhưng chưa từng sinh non gấp nhiều lần.

Những mẹ đã từng hút thai, nạo phá thai thì nguy cơ sinh non cũng sẽ gia tăng theo số lần phá thai. Sảy thai tự nhiên, đặc biệt ở những bà mẹ hay tái phát nhiều lần hoặc sảy thai tự nhiên trong 3 tháng giữa thai kỳ cũng là yếu tố làm tăng tỷ lệ sinh non.

Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo ngại, bởi có thể mẹ cũng nằm trong phần lớn các trường hợp không tái phát tình trạng sinh non ở lần mang thai kế tiếp. Điều quan trọng là mẹ cần chăm sóc sức khỏe thật tốt trước và trong thai kỳ, cả hai vợ chồng cần đi kiểm tra sức khỏe tổng quát, sức khỏe sinh sản để chắc chắn có đủ khả năng hoặc cần cải thiện những gì trước khi có ý định mang thai sau sinh non. Bên cạnh đó, việc thăm khám thai định kỳ với một bác sĩ chuyên khoa sản riêng và luôn chú ý theo dõi các dấu hiệu cảnh báo sinh sớm cũng giúp mẹ loại bỏ cơn ác mộng “bé đòi ra sớm” đấy!

Chuẩn bị mang thai sau sinh non bao lâu?

Sau sinh non, mẹ bầu gặp vô số bất ổn trên cả phương diện sức khỏe và tâm lý. Đặc biệt, cơ quan sinh sản vừa trải qua giai đoạn làm việc “vất vả” nên rất cần thời gian nghỉ ngơi, phục hồi để sẵn sàng cho lần thụ thai kế tiếp. Tốt nhất, chuẩn bị mang thai sau sinh non, mẹ cần đợi ít nhất một năm hoặc lý tưởng là 18 tháng sau sinh con. Đây là khoảng thời gian đủ để cơ thể phục hồi, giúp giảm tỷ lệ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân trong lần mang thai tiếp theo. Đồng thời, anh/ chị của bé cũng đủ lớn để mẹ có thể chăm sóc tốt nhất cho thai kỳ tới.

Mang thai liên tục, đặc biệt khi việc thụ thai xảy ra trong vòng 6 tháng sau sinh, cơ thể mẹ sẽ không có đủ thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. Điều này có thể khiến tình trạng sinh non tái diễn lần nữa. Bởi lẽ, mẹ đã “tiêu tốn” phần lớn dinh dưỡng và sức lực của mình cho giai đoạn mang thai, sinh nở và chăm sóc em bé non tháng trước đó. Vì vậy, lời khuyên dành cho mẹ là tránh mang thai ngay sau khi sinh, cần chờ thêm một thời gian để cơ thể hồi phục.

Mang thai trong khoảng 12 tháng sau khi sinh, không chỉ làm tăng khả năng sinh non mà còn dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như:

Nhau thai bong non

Nhau thai tiền đạo

Bé có nguy cơ tự kỷ cao

Bé nhẹ cân

Dinh dưỡng chuẩn bị mang thai sau sinh non

Dù không trực tiếp phòng ngừa sinh non nhưng ăn uống đầy đủ và lành mạnh cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định thai kỳ, phòng ngừa các rủi ro. Vậy thế nào được xem là ăn uống đầy đủ và lành mạnh?

Ăn uống đầy đủ

Axit folic (vitamin B9): tồn tại nhiều trong các loại ngũ cốc (gạo, ngô, yến mạch…) cùng các chế phẩm từ ngũ cốc (bánh mỳ, mỳ sợi, mỳ ống…). Ngoài ra, axit folic cũng được tìm thấy trong trứng, cà chua, các loại đậu, thực phẩm có màu xanh lá (súp lơ xanh, măng tây, cải bó xôi, mướp, bắp cải, rau mầm…) và một số loại quả (bơ, cam, quýt, dưa vàng…).

Canxi: Sữa là nguồn giàu có nhất của canxi. Ngoài ra, canxi còn tồn tại trong các loại rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá, cam, hạnh nhân, hạt mè…

Sắt: có mặt trong hầu hết các loại thịt đỏ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, cá mòi, trái cây khô, rau lá xanh… Ngoài thực phẩm, mẹ có thể uống thêm viên bổ sung sắt.

Vitamin A: có nhiều trong các thực phẩm màu đỏ hoặc cam như cà rốt, gấc, bí đỏ, khoai lang, sữa, gan động vật và các loại rau xanh.

Vitamin D: Ánh nắng mặt trời là nguồn vitamin D tuyệt vời. Ngoài ra, loại vitamin này còn có trong sữa, các loại nấm và cá béo.

Protein: Thịt nạc, trứng, hải sản, các loại đậu… là những thực phẩm dồi dào protein.

DHA: là axit béo thuộc nhóm omega-3, có mặt trong dầu cá béo, các loại đậu và sữa.

Ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh là việc không bỏ bữa, các bữa ăn chính có thể chia làm 5 – 6 bữa nhỏ trong ngày. Mẹ không kiêng khem quá mức trong vấn đề ăn uống, nhưng cũng tránh “thả ga” ăn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ đóng hộp, chế biến sẵn, nhiều đường, muối hoặc dầu mỡ…

Ngoài ra, ăn uống lành mạnh khi chuẩn bị mang thai sau sinh non cũng thể hiện qua việc lựa chọn thực phẩm sạch, không hóa chất, khẩu phần ăn uống hàng ngày có nhiều rau xanh, củ quả tươi. Đặc biệt, muốn thai kỳ tiếp theo không bị đe dọa bởi sinh sớm, mẹ cũng tuyệt đối tránh xa khói thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.

Mách mẹ 2 biện pháp tránh thai tự nhiên, an toàn sau sinh non

Để tránh “vỡ kế hoạch”, mang thai quá sớm sau sinh non, mẹ có thể sử dụng hai biện pháp ngừa thai tự nhiên như sau:

Cho con bú vô kinh

Cho con bú vô kinh là một biện pháp ngừa thai tự nhiên, tiện lợi, dễ thực hiện, hiệu quả lên đến 98%. Việc cho con bú có thể làm tăng nồng độ prolactin trong cơ thể mẹ. Đây là chất có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng, làm kinh nguyệt bị trì hoãn, từ đó giúp tránh thai hiệu quả.

Tuy nhiên, để phương pháp này phát huy tác dụng tối đa, mẹ cần hội đủ 3 điều kiện:

Cho bé bú mẹ hoàn toàn, không để bé dùng thêm sữa ngoài hoặc bất kỳ thực phẩm nào khác. Khoảng cách giữa các cữ bú không quá 4 giờ vào ban ngày và 6 giờ vào ban đêm. Thực ra, đối với trẻ sơ sinh thì chỉ cần mẹ cho bú đúng theo nhu cầu của bé là có thể đáp ứng đúng điều này.

Kinh nguyệt của mẹ chưa trở lại từ sau khi sinh. Khi kinh nguyệt trở lại đồng nghĩa với việc cơ thể người mẹ đã có khả năng thụ thai bất cứ lúc nào.

Chỉ áp dụng trong vòng 6 tháng sau sinh. Sau khoảng thời gian này, phương pháp cho con bú vô kinh không còn tác dụng.

Dùng bao cao su Bao cao su nam

Sử dụng bao cao su nam là biện pháp tránh thai sau sinh phổ biến, hiệu quả và an toàn nhất. Bên cạnh ưu điểm ngừa thai ngoài ý muốn dù cho con bú hay không, bao cao su nam còn có thể ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Sử dụng bao cao su tránh thai sau sinh, mẹ cũng không lo nguồn sữa cho bé bú bị ảnh hưởng.

Bao cao su nữ

Không phổ biến như bao cao su nam, bao cao su nữ ít được sử dụng hơn. Nhưng… hiệu quả tránh thai của loại bao cao su này lại tương đương như bao cao su dành cho các cánh mày râu.

Bao cao su nữ được đặt vào âm đạo có một cái vòng trong khớp với cổ tử cung và vòng ngoài phủ lên môi của âm hộ. Điều này giúp bao không tuột vào trong âm đạo, đồng thời che phủ âm hộ và trùm kín dương vật đến tận gốc khi giao hợp nên có khả năng bảo vệ rất cao.

Chuẩn bị mang thai sau sinh non, ngoài việc chú ý đến sức khỏe, các bà mẹ cũng cần chuẩn bị một tâm lý vững vàng và tinh thần thật tốt. Các nghiên cứu cho thấy, mẹ thường xuyên stress có nguy cơ sinh non cao hơn những mẹ luôn có tâm trạng thoải mái, vui vẻ.

Những Món Mẹ Bầu Nên Cân Nhắc Trước Khi Ăn

Mặc dù xúc xích cung cấp protein và chất đạm nhưng có thể không an toàn cho phụ nữ mang thai. Bởi vì xúc xích dễ bị nhiễm khuẩn listeria. Do đó, nếu dùng xúc xích nhiễm khuẩn có thể gây chứng listeriosis cho bà bầu với những dấu hiệu như sau:

– Trong giai đoạn đầu: Bà bầu có thể bị sốt nhẹ, tiêu chảy, đau nhức bắp thịt, đau cổ, nôn mửa, chóng mặt, nhiễm khuẩn âm đạo.

– Giai đoạn nặng: Thai phụ có thể bị viêm màng não, mất nhận thức, sảy thai, sinh non, thai lưu.

Bởi thế tốt nhất thai phụ cần tránh ăn xúc xích khi mang thai.

Tất cả các hình thức của pate (làm từ thịt, rau hoặc cá) có thể chứa nhiều vi khuẩn listeria hơn so với các loại thực phẩm khác. Trong khi mang thai, bạn càng dễ có nguy cơ mắc chứng listeriosis (dạng ngộ độc thực phẩm do ăn thức ăn bị nhiễm vi khuẩn listeria).

Listeriosis gây ra các triệu chứng giống như cúm vài tuần sau khi bạn đã tiếp xúc với vi khuẩn. Mặc dù đó là một bệnh khá nhẹ nhưng nó có thể gây hại cho thai nhi. Listeriosis có thể gây sẩy thai, sinh non và thậm chí có thể dẫn đến tử vong cho bé sơ sinh. Nếu bạn phát triển listeriosis trong những tuần cuối của thai kỳ, bé có thể bị bệnh nặng.

Gan động vật giàu sắt và vitamin A. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều pate làm từ gan động vật, đặc biệt là khi dùng các viên thuốc bổ sung sinh tố khác, lượng vitamin A được đưa vào cơ thể sẽ quá nhiều, ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây quái thai.

Tất nhiên, nếu bạn đã ăn pate thì cũng không cần quá hoang mang (tỷ lệ mắc listeriosis khi ăn pate là nhỏ). Chứng listeriosis có thể ảnh hưởng tới 1/25.000 thai phụ. Vì thế, những rủi ro cho em bé cũng là rất thấp. Nhưng nếu bạn vẫn còn lo lắng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn.

3. Hải sản hun khói

Các thực phẩm loại này phải dùng gỗ, than làm chất đốt để chế biến. Nhiên liệu đốt lên sẽ tán phát ra một loại chất độc làm ô nhiễm các thức ăn được xông nướng. Chất độc này có thể gây ra ung thư. Cứ mỗi kg cá xông và thịt nướng có tới mấy chục mg chất độc này, cứ mỗi kg bánh thịt nướng có 79 mg chất độc.

Hải sản hun khói được đông lạnh bán trong siêu thị có thể bị nhiễm khuẩn listeria. Do đó, nếu muốn ăn bạn cần phải nấu chín trước. Tuy nhiên, hải sản hun khói đóng hộp lại an toàn cho bà bầu.

Cá ngừ đóng hộp ít thủy ngân hơn cá ngừ tươi nhưng chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải. Một số loại cá được sử dụng trong món sushi cũng nên tránh do lượng thủy ngân.

Caffeine là một chất lợi tiểu nên dễ dẫn tới mất nước và mất canxi cho bà bầu. Thai phụ nên uống nước lọc, nước quả và sữa thay cho đồ uống chứa caffeine.

Không có giới hạn nào về lượng rượu an toàn cho thai kỳ. Do đó, nên tránh uống rượu khi mang thai. Người mẹ uống rượu có thể gây hội chứng chất cồn cho bào thai hoặc rối loạn phát triển khác. Nên tránh rượu cả trước khi định mang thai và trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

7. Trứng sống hoặc trứng lòng đào

Trứng lòng đào hoặc những món có trứng lòng đào (mayonnaise, kem hoặc custards tự làm) nên tránh khi mang thai vì tiềm ẩn khuẩn salmonella. Còn mayonnaise, kem hay custards công nghiệp, đóng gói bán sẵn đã được tiệt trùng nên an toàn.

8. Động vật có vỏ nấu chưa chín

Động vật có vỏ như trai, hến, hàu, sò… dù được nấu chín thì ở một số trường hợp, chúng vẫn gây bệnh nhiễm trùng cho người (do mang một loại tảo biển gây bệnh).

Cua đồng là nguồn canxi rất tốt cho bà bầu. Nhưng mẹ bầu có nên ăn thường xuyên?

Thực Phẩm Nên Cân Nhắc Khi Ăn Trong Giai Đoạn Mang Thai 3 Tháng Đầu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình – Bác sĩ Chuyên khoa sản – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Những tháng đầu thai kỳ là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của thai nhi, do đó, mẹ bầu cần có sự điều chỉnh về lối sống, sinh hoạt để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể đồng thời giảm thiểu rủi ro gây nguy hiểm tới thai nhi. Trong đó, chế độ dinh dưỡng được xem là vấn đề các bà mẹ quan tâm hàng đầu.

1. Trái cây, rau củ quả

Chú ý rửa sạch các loại trái cây, rau củ quả; có thể ngâm nước muối loại trừ toàn bộ vi khuẩn gây hại trước khi sử dụng.

Tránh ăn các loại rau sống, chúng có khả năng cao là những mầm bệnh tiềm ẩn.

Tránh sử dụng các loại nước ép hoa quả tươi ở ngoài, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hoa quả nếu không được rửa sạch có nguy cơ tồn tại các loại vi khuẩn gây hại tới sức khỏe của mẹ và thai nhi như E. coli và salmonella. Nên tự chế biến và thưởng thức nước ép tại nhà để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe.

Một số loại trái cây, rau củ quả nên kiêng trong 3 tháng đầu thai kỳ Dứa

Dứa có chứa bromelain, là một enzyme có khả năng phá vỡ protein. Ngoài ra thành phần này còn có tác dụng làm mềm cổ tử cung, gây co thắt trong quá trình mang thai. Vì vậy, mẹ bầu được khuyến cáo không sử dụng dứa cũng như các sản phẩm từ giữa trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, tránh nguy cơ sảy thai hay thai chết lưu.

Đu đủ xanh

Trong đu đủ xanh có chứa enzyme có khả năng gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai, vì vậy cần tránh tuyệt đối sử dụng đu đủ xanh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, đu đủ chín lại là thực phẩm rất tốt cho phụ nữ mang thai, trong đó có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng cho mẹ và bé như folate, choline, beta- carotene, kali, vitamin A, B, C, chất xơ…

Chùm ngây

Chùm ngây là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giúp cơ thể bổ sung các loại vitamin, sắt và kali. Tuy vậy, thành phần trong loại rau này có chứa alpha sitosterol – có cấu trúc tương tự như oestrogen, có khả năng gây nguy cơ sảy thai.

Rau củ muối chua

Rau củ muối chua thường được chế biến bằng cách trộn một số loại rau củ với muối, sau đó để lên men chua dưới tác động của một số vi sinh vật. Trong quá trình lên men, nhân tố nitrat trong vi sinh vật sẽ chuyển hóa thành nitrit, khiến cho hàm lượng nitrit tăng cao. Việc sử dụng thực phẩm có chứa nhiều nitrit có thể gây nguy hại tới mẹ bầu, vì vậy cần hạn chế ăn các loại rau củ muối chua khi mang thai 3 tháng đầu.

2. Hải sản

Tránh ăn các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao

Hải sản là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp protein và axit béo omega-3 tốt cho não và mắt, tuy nhiên trong 3 tháng đầu nên hạn chế sử dụng các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao, vì thủy ngân nếu đi vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển hệ thần kinh ở thai nhi.

Cục Vệ sinh an toàn Thực phẩm khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tránh ăn cá ngừ, cá mập, cá thu, cá kình, cá kiếm. Thay vào đó, các bà bầu có thể lựa chọn tôm, cá hồi, cá cơm, cá rô phi, cá minh thái, những loại thực phẩm này đã được kiểm định chứa hàm lượng thủy ngân nhỏ, không gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.

Tránh ăn hải sản tươi sống chưa được chế biến hay bị ô nhiễm

Không ăn các loại hải sản đông lạnh, hải sản tươi sống chưa được nấu chín như hàu sống, sò điệp, ngao, sashimi, sushi…

Tránh ăn các loại hải sản không rõ nguồn gốc xuất xứ hay sinh trưởng trong môi trường bị ô nhiễm.

Tránh ăn cua hay các sản phẩm từ cua

Cua là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đối với người bình thường. Tuy nhiên trong trường hợp mang thai trong 3 tháng đầu, người mẹ cần tránh ăn cua cũng như các sản phẩm từ cua vì chúng gây co thắt tử cung, xuất huyết trong, thậm chí dẫn đến lưu thai. Ngoài ra, trong cua có hàm lượng cholesterol cao, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người mẹ.

Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:

3. Thịt và các sản phẩm từ thịt

Tránh tuyệt đối ăn các loại thịt sống hay tái trong quá trình mang thai, vì trong đó có thể chứa toxoplasma hoặc các loại vi khuẩn khác gây nguy hại tới sức khỏe và quá trình phát triển của thai nhi.

Tránh sử dụng các loại thịt nguội hay xúc xích đóng gói, thực phẩm đông lạnh khi mang thai. Do vi khuẩn Listeria thường phát triển trong môi trường nhiệt độ thấp như tủ lạnh, gây nguy hại cho phụ nữ mang thai. Nếu muốn ăn, mẹ bầu cần làm chín thịt hay xúc xích và ăn ngay sau khi nấu chín.

4. Đồ uống

Tránh sử dụng các loại đồ uống có chứa Caffeine

Hàm lượng caffeine quá cao trong cơ thể sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, chất lượng giấc ngủ, gây ra tâm trạng hồi hộp và căng thẳng ở mẹ bầu. Ngoài ra, việc caffeine đi qua nhau thai ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi, gia tăng nguy cơ sảy thai.

Không sử dụng bia rượu và các loại đồ uống có cồn

Trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu, người mẹ cần tránh sử dụng bia rượu và các loại đồ uống có cồn. Việc sử dụng chúng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thần kinh của thai nhi cũng như sự phát triển sau này của trẻ.

3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ, ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng thì để mẹ và bé được khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý:

Vinmec hiện có nhiều gói thai sản (12-27-36 tuần), trong đó chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh.

Bác sĩ Trương Nghĩa Bình có kinh nghiệm trên 13 năm trong lĩnh vực khám chữa bệnh Sản phụ khoa, có chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Sản Phụ khoa.

Mọi thông tin chi tiết về chương trình thai sản trọn gói 12 tuần và đăng ký khám, Quý Khách có thể liên hệ đến các phòng khám, bệnh viện thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Có Nên Ăn Kiêng Giảm Cân Khi Chuẩn Bị Mang Thai?

Tình trạng béo phì, thừa cân có thể gây ra chu kỳ kinh nguyệt bất thường, có khả năng dẫn đến vô sinh. Phụ nữ béo phì, thừa cân cũng có nhiều khả năng gặp biến chứng thai kỳ như cao huyết áp, bệnh tiểu đường thai kỳ và sinh con khó khăn hơn.

Tốt nhất nên tránh xa những hình thức ăn kiêng mà trong đó loại bỏ hoàn toàn những nhóm thực phẩm nhất định như carbohydrate. Chế độ ăn ít carbon có hiệu quả cho nhiều người muốn giảm cân, nhưng việc cắt giảm các sản phẩm từ sữa, trái cây và rau quả lấy đi nhiều vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng mà bạn cần cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Chú ý đến chế độ ăn. Chế độ ăn uống hàng ngày nên bao gồm: ngũ cốc/tinh bột, trái cây và các loại rau (đa dạng rau củ, các loại rau củ xanh đậm, cam và trái cây giàu vitamin C, các loại đậu), thịt nạc ít béo từ nhiều nguồn khác nhau (cá, đậu, thịt gia cầm, thịt lợn, trứng, các loại hạt), sữa hoặc thực phẩm giàu canxi (sữa, phô mai , sữa chua), chất béo thực vật từ dầu canola hoặc dầu ô liu hoặc các thực phẩm chế biến với các loại dầu này. Cần tránh các chất béo chuyển hóa , các chất béo “có hại” có nhiều trong thực phẩm chiên và thức ăn nhanh.

Hãy chủ động! Tập thể dục có tác dụng tăng cường cơ bắp, cải thiện sức khỏe và giúp cơ thể đốt cháy nhiều calo ngay cả khi bạn đang ngủ. Tập thể dục cũng thúc đẩy xương chắc khỏe và đảm bảo việc giảm cân của bạn không ảnh hưởng đến các mô cơ.

Đặt mục tiêu hoạt động từ 20 đến 60 phút vào các ngày trong tuần, bạn có thể tập nhiều lần trong ngày nếu thời gian biểu quá dày đặc. Lựa chọn hoạt động mà bạn yêu thích, đó có thể là đi bộ đường dài, đi xe đạp, bơi lội, làm vườn, khiêu vũ. Luôn nhớ rằng khi bạn ăn kiêng, tập thể dục vẫn là yếu tố quan trọng để giảm trọng lượng.

Đặt mục tiêu giảm 0,5 đến 1 kg trong một tuần để đảm bảo rằng bạn đang giảm lượng chất béo. Giảm hơn một kg một tuần nghĩa là bạn đang mất đi chất lỏng và đốt cơ bắp thay vì mỡ.

Chuẩn Bị Cho Mang Thai Lần Sau Khi Bị Sảy Thai

Kính gửi các Bác sĩ, Năm nay em 31 tuổi, chồng em 32 tuổi. Em mang thai lần đầu vừa bị sảy thai khi thai được 6 tuần (không tiền căn sảy thai, mới mang thai lần đầu). Thai kỳ diễn tiến như sau: kinh cuối của em là ngày 14/8/2023 (thường chu kỳ kinh không đều, trung bình 35-40 ngày), đến ngày 27/9/2023 trễ kinh thử que 2 vạch và đi siêu âm thấy lòng tử cung có túi thai Gs=11mm, bờ dày đều, buồng trứng (P) 39x23mm, buồng trứng (T) 35x21mm, kết luận thai trong tử cung # 4-5 tuần, bác sĩ nói thai hơi nhỏ so với tuổi thai hẹn 6 ngày sau siêu âm lại và cho uống Obimin ngày 1 viên. Ngày 3/10/2023 siêu âm thấy lòng tử cung có túi thai Gs= 128mm, nang (P) # 23,6mm, nang (T) 35mm, kết luận thai trong tử cung # 5 tuần, bác sĩ nói thai có lớn hơn nhưng hơi chậm, 2 tuần sau tái khám. Nhưng đến ngày 9/10/2023 em thấy ra ít máu đỏ nhầy ở âm đạo nên ngày 10/10/2023 em đi khám lại, kết quả siêu âm: phôi thai sống CRL=4,3mm, tim thai (+), GS= 17.8, yolksac (+), nang (T) 16mm, kết luận thai sống trong tử cung # 6 tuần, bác sĩ bảo túi thai hơi nhỏ, tỷ lệ phôi và túi ối không đều, nang hoàng thể hơi bé, bác sĩ cho uống Utrogestran 100mg 1vx2 lần/ngày và hẹn 2 tuần sau tái khám. Nhưng trưa ngày 11/10/2023 em bị đau bụng và sảy thai, đi khám lại siêu âm thấy ứ dịch trong lòng từ cung, lớp dịch # 10,5mm, mật độ cơ TC đều, kết luận sảy thai. Trước khi có thai em có khám tổng quát ở trung tâm Hòa Hảo-TP.HCM, kết quả xét nghiệm: nhóm máu O Rh+, HIV(-), Giang mai(-), công thức máu có RBC= 6.33; Hb=12,1; Hct=38,4; MCV= 60,7; MCH= 19,2; MCHC= 31,6; RDW= 15,8; các chỉ số còn lại bình thường, điện di Hb: HbA=97,4%; HbA2= 2,2%; HbF=0,4%, các Hb khác là 0.0%. Chồng em cũng xét nghiệm nhóm máu O Rh+, công thức máu bình thường. Em cũng đang điều trị viêm gan B với Tenofovir uống ngày 1 viên được 2 tháng nay. Xin Bác sĩ cho em hỏi:

1) Sau bao lâu em có thể để cho có thai lại sau khi sảy thai ?

2) Lần sảy thai này của em có phải do suy hoàng thể ? Bác sĩ có nói lần mang thai sau sẽ uống bổ sung nội tiết ngay từ đầu để dưỡng thai, thuốc đó có phải là Utrogestran ? Nếu cần uống thuốc thì em nên bắt đầu uống từ khi chuẩn bị để có thai hay sau khi phát hiện có thai mới đi khám thai và bắt đầu uống thuốc đó ?

3) Hiện em đang còn 1 hộp Obimin em có thể uống từ bây giờ luôn được không hay đợi có thai mới uống ? 4) Bác sĩ bảo lần có thai sau phải nghỉ ngơi, vậy em có phải nghỉ ở nhà không hay vẫn có thể đi làm nhẹ nhàng ? 5) Với các xét nghiệm trên, em và chồng em có phải cần làm thêm xét nghiệm gì để chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo được tốt hơn ? Có cần chuẩn bị gì khác không cho lần mang thai tiếp theo ? 6) Cho em hỏi thêm, sau khi chích ngừa thủy đậu thì bao lâu có thai được ?

Xin cảm ơn các Bác sĩ !

Chào bạn

Sau khi chích ngừa thủy đậu khoảng 1 tháng là có thể mang thai được. obimin hay các loại thuốc bổ khác có thể uống lúc không mang thai cũng tốt. sau sẩy thai khoảng 3 tháng có thể mang thai lại. khoảng 30% sẩy thai sớm là do suy hoàng thể vì vậy nên dùng thuốc hỗ trợ hoàng thể sớm. Bác sĩ hướng dẫn như vậy là đúng rồi. Chúc an tâm.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cân Nhắc Khi Chuẩn Bị Mang Thai Sau Khi Sinh Non trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!