Bạn đang xem bài viết Cảnh Báo Nguy Hiểm Khi Phụ Nữ Mang Thai Ăn Lạc được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Lạc (còn được gọi là đậu phộng) là thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất oxy hóa, omega 3 tuyệt vời cho sức khỏe và là nguồn cung cấp protein tốt nhất trong giới thực vật.
Đây là món ăn được tích trữ trong nhiều gia đình. Tuy nhiên không phải ai ăn lạc cũng có lợi cho sức khỏe, nhất là phụ nữ mang thai.
Là một trong những loại hạt được nhiều người ưa thích, nhưng tại Bắc Mỹ, trong nhiều trung tâm giữ trẻ và nhà ăn trường học, các cây họ đậu lại bị nghiêm cấm, bởi trẻ bị dị ứng lạc đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1997 (khoảng 1,4% trẻ em ở Mỹ bị dị ứng lạc).
Lạc có thật sự tốt với bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ?
Mặc dù, Học viện Nhi khoa Mỹ đã hủy bỏ khuyến cáo cho phụ nữ mang thai không nên ăn lạc, nhưng các bà bầu vẫn tránh ăn chúng. Và điều này đã làm cho những đứa trẻ tăng nguy cơ dị ứng.
Các nhà nghiên Canada thuộc bệnh viện Ste Justine (Montreal) cho biết ăn lạc trong thời gian mang thai và cho con bú cũng không tốt cho sức khỏe của em bé. Việc ăn lạc trong quá trình mang thai làm sẽ làm nguy cơ mắc bệnh dị ứng của đứa trẻ sau này cao gấp 4 lần.
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo người tiêu dùng phải thận trọng khi ăn lạc bởi nếu ăn phải lạc mọc mầm hoặc lạc mốc, hàm lượng dinh dưỡng có trong lạc sẽ bị nấm mốc tiêu thụ, đồng thời một vài loại nấm mốc lại có thể tiết ra chất thay thế có độc gây ngộ độc cho người ăn phải.
Vì vậy, khi chọn lạc để chế biến cần quan sát kỹ và loại bỏ những hạt lạc bị nảy mầm hoặc mọc ra một lớp mốc màu xám xanh, tuyệt đối không nên ăn những hạt này.
Tuy nhiên, lạc và hạt cây có tỷ lệ gây dị ứng thấp hơn ở những trẻ mà mẹ của chúng ăn các thực phẩm này trong thai kỳ, một nghiên cứu mới phát hiện cho biết.
Phụ nữ không cần phải lo lắng rằng ăn lạc (đậu phộng) trong thai kỳ có thể làm con của họ phát triển chứng dị ứng với lạc, theo một nghiên cứu thuộc bệnh viện nhi Boston (Boston Children’s Hospital).
Trước đây, phụ nữ được khuyên là nên tránh các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như lạc hay các loại hạt trong suốt thời kỳ mang thai và khi cho con bú, và rằng lũ trẻ của họ nên tránh không ăn lạc cho tới khi được 3 tuổi. Mục đích của những khuyến cáo này, bất chấp sự thiếu hụt bởi các nghiên cứu hỗ trợ, là nhằm giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc với các chất gây dị ứng và nhạy cảm, từ đó giảm nguy cơ phát triển dị ứng với lạc từ thời thơ ấu.
Mặc dù đây là một phát hiện đáng kể, các dữ liệu chứng minh chỉ là một mối liên hệ giữa chế độ ăn uống của bà mẹ và nguy cơ dị ứng với lạc ở trẻ em.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh và đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi, ngoài việc ăn đầy đủ và phong phú các loại thực phẩm tốt cho thai kỳ, bạn cũng nên tìm hiểu thêm một số thực phẩm chức năng giúp bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao của phụ nữ trong quá trình mang thai để cung cấp đủ chất nuôi dưỡng thai, giảm thiểu các nguy cơ biến chứng trong quá trình mang thai.
Cảnh Báo: Dấu Hiệu Tiền Sản Giật Nguy Hiểm Ở Phụ Nữ Mang Thai
Bệnh tiền sản giật là gì?
Tiền sản giật (hay nhiễm độc thai nghén) là một rối loạn phức tạp thường phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ, đây là hội chứng xuất hiện do các cơ quan bị giảm tưới máu vì mạch máu co thắt và nội mạch phù dày. Tiền sản giật được biểu hiện bằng huyết áp tăng cao và nồng độ protein trong nước tiểu tăng.
Phụ nữ mang thai, đặc biệt là gần cuối thai kỳ, càng gần lúc lâm bồn cần phải chú ý đặc biệt đến các dấu hiệu tiền sản giật và có chế độ thăm khám hợp lý tại bệnh viện. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần kiểm tra huyết áp tại nhà thường xuyên để sớm phát hiện ra các triệu chứng, giảm thiểu các biến chứng rủi ro.
Các biến chứng của tiền sản giậtCác sản phụ có thể gặp những biến chứng vô cùng nặng nề nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời căn bệnh này. Những biến chứng nguy hiểm nhất là xuất huyết não (đột quỵ), phù phổi, suy thận, tổn thương gan và gặp vấn đề trong hệ đông máu. Đặc biệt, tiền sản giật có thể dẫn đến tình trạng sản giật, trong đó mẹ bầu bị co giật, mất ý thức, có thể hôn mê nguy hiểm đến tính mạng.
Dấu hiệu tiền sản giật khi mang thaiCác triệu chứng của tiền sản giật bao gồm:
Có protein trong nước tiểu hoặc các vấn đề về thận
Đau đầu nghiêm trọng
Thay đổi thị lực tạm thời như mất thị lực, mắt mờ đi, nhạy cảm với ánh sáng
Đau bụng trên
Buồn nôn, ói mửa
Đi tiểu ít
Giảm lượng tiểu cầu trong máu
Chức năng gan suy giảm
Khó thở do có dịch trong phổi
Bác sĩ cũng có thể thực hiện các xét nghiệm khác bao gồm: Kiểm tra chức năng thận, siêu âm để kiểm tra sự phát triển của bé, Doppler quét để đo hiệu quả của lưu lượng máu đến nhau thai.
Nguyên nhân gây tiền sản giậtHiện nay chưa rõ nguyên nhân chính xác của tiền sản giật. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân có thể xuất phát từ nhau thai – cơ quan nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ.
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, các mạch máu bắt đầu phát triển để đưa lượng máu đầy đủ đến nhau thai. Ở những phụ nữ bị tiền sản giật, các mạch máu ấy dường như phát triển không đầy đủ. Chúng hẹp hơn so với các mạch máu bình thường và đáp ứng không đúng với các kích thích nội tiết tố, từ đó khiến số lượng máu giảm dần.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng trên có thể là do không đủ lượng máu vào tử cung, tổn thương mạch máu, hệ miễn dịch đang xảy ra vấn đề do ADN của người mẹ.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật?Tiền sử tiền sản giật: tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc tiền sản giật sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn
Mang thai lần đầu
Tuổi tác mang thai: Nếu bạn mang thai khi đã trên 40 tuổi cũng làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật.
Thừa cân hoặc béo phì
Mang đa thai
Khoảng thời gian giữa hai lần mang thai: Nếu khoảng cách mang thai giữa hai lần ngắn hơn 2 năm hoặc dài hơn 10 năm sẽ có nguy cơ tiền sản giật.
Tiền sử bệnh tật: Nếu bạn đã có tiền sử bệnh cao huyết áp, đau nửa đầu, tiểu đường… cũng có nguy cơ mắc tiền sản giật.
Một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật ở phụ nữ mang thai, hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.
Đối với thai phụ có nguy cơ mắc tiền sản giật cao, có thể xét nghiệm yếu tố tân tạo mạch máu PLGF trong ba tháng đầu thai kỳ để phát hiện sớm tiền sản giật.
Cách duy nhất điều trị tiền sản giật là sinh conTiền sản giật là căn bệnh nguy hiểm và diễn biến nhanh, bất ngờ. Vì vậy với bất kỳ dấu hiệu tiền sản giật nào mà bạn nghi ngờ, hãy lập tức đến cơ sở y tế để có được sự chăm sóc đúng thời điểm.
Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ gần ngày sanh của mẹ, phụ thuộc vào tháng tuổi của thai nhi và sức khoẻ của người mẹ, bác sĩ sẽ đưa ra các hướng điều trị khác nhau.
Nếu là tiền sản giật nhẹ và thai phụ có đủ khả năng tự theo dõi tình trạng bệnh của bản thân, bác sĩ sẽ tư vấn kỹ càng và mẹ bầu có thể được về nhà nghỉ ngơi, tái khám mỗi tuần 1 lần. Mẹ bầu khi ở nhà cần theo dõi huyết áp 2 lần (sáng và chiều) mỗi ngày và ghi chú lại các thông số đo được ứng với các mốc thời gian.
Nếu bị chẩn đoán mắc phải tiền sản giật khi sắp đến ngày sinh con hoặc thai đã được 37 tuần, bạn nên nghỉ ngơi trên giường, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc thậm chí là nằm viện nếu cần thiết. Đa số các trường hợp bị sản giật trước khi sinh đều có thể được điều trị với steroid có thể giúp phổi của em bé phát triển.
Nếu tiền sản giật nặng, người mẹ có thể được kích thích chuyển dạ trong một vài ngày. Mổ đẻ là cần thiết cho người mẹ tiền sản giật. Tuy nhiên nếu đã tới tuần thai 35 – 36 thì mẹ vẫn có khả năng sinh thường vì lúc này cổ tử cung đã mềm, bác sĩ sẽ theo dõi xuyên suốt trong quá trình chuyển dạ.
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học để kiểm soát huyết áp. Không ăn quá nhiều tinh bột, nhiều đường, cai thuốc lá, các chất kích thích, tích cực ăn nhiều rau củ trái cây. Đối với các mẹ bầu có cân nặng lớn trước khi mang thai nên hạn chế ăn muối, ưu tiên các món luộc, hấp, hạn chế các món chiên xào.
Uống đầy đủ nước, khuyến khích các chị em mang thai nên uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày.
Để giảm huyết áp, bác sĩ có khuyên mẹ bầu sử dụng bổ sung canxi, vitamin D, nằm nghiêng sang bên trái khi nghỉ ngơi. Trong trường hợp sử dụng aspirin để giảm huyết áp cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ.
Cách tốt nhất để mẹ và bé cùng khoẻ mạnh là mẹ phải tuân thủ lịch khám thai định kỳ của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp của mẹ và các triệu chứng, dấu hiệu tiền sản giật.
Có lịch sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.
Chế độ luyện tập nhẹ nhàng, các môn thể thao như đi bộ hoặc yoga hoàn toàn có lợi cho sức khoẻ của phụ nữ mang thai.
Làm sao để phòng ngừa tiền sản giật?Để giảm nguy cơ mắc tiền sản giật, trong thời kỳ mang thai các mẹ bầu nên:
Như vậy, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các mẹ đừng lơ là với những dấu hiệu của tiền sản giật và có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý trong suốt thai kỳ.
11 Cảnh Báo Nguy Hiểm
0 lượt xem
2, Hoa mắt, chóng mặt
Hoa mắt chóng mặt khi mang thai là do sự gia tăng hoóc môn khiến các mạch máu co giãn làm tăng lưu lượng máu đến thai nhi. Kết quả là, bà bầu có chỉ số huyết áp thấp hơn so với bình thường và lượng máu lên não giảm, khiến các mẹ có cảm giác chóng mặt. Ngoài ra, việc thiếu chất dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu nước… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng hoa mắt chóng mặt. Nếu hoa mắt chóng mặt kèm theo hiện tượng thay đổi thị giác, khó phát âm, ra máu hoặc ngất xỉu thì các mẹ cần đi khám, bởi chúng sẽ trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ và thai nhi.
Các cơn đau bụng thường không phải là điều lo lắng trong những tháng đầu mang thai. Tuy nhiên nếu tình trạng đau bụng kéo dài lại kèm theo những dấu hiệu bất thường như chảy máu âm đạo thì đây có thể là triệu chứng cảnh báo nguy cơ sảy thai và chửa ngoài tử cung. Tốt nhất lúc này các mẹ bầu cần đến bác sỹ để được thăm khám, sớm phát hiện và có hướng điều trị hiệu quả cho tình trạng của mình.
4, Đau bụng, chuột rút
Vào những tháng cuối thai kỳ nguy cơ phụ nữ mang thai bị chuột rút có thể sẽ tăng lên chủ yếu là do các cơ chân phải làm việc quá sức để nâng đỡ hết trọng lượng tăng lên của cơ thể. Tử cung ngày càng to ra làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chi dưới đến tim và những dây thần kinh từ tủy sống đến chi dưới là một trong những thủ phạm chính gây ra hiện tượng chuột rút khi mang thai. Tuy nhiên, nếu tình trạng chuột rút, đau xương, mỏi cơ bắp xảy ra thường xuyên, tốt nhất bà bầu nên đi khám, bởi đây có thể là do cơ thể bị thiếu hụt canxi, magie hoặc dư thừa phốt pho. Sự thiếu hụt canxi kéo dài sẽ khiến bà bầu bị loãng xương và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
5, Sốt cao
Thông thường, ốm nghén với những biểu hiện hay gặp nhất là buồn nôn, nôn, dị ứng với mùi trong thai kỳ, đây là một điều bình thường với hầu hết các chị em phụ nữ mang thai và không có nguy cơ ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên một số trường hợp bà bầu bị nôn mửa quá nhiều không thể bổ sung các dưỡng chất khi mang thai đầy đủ dẫn đến cơ thể gầy yếu, sức đề kháng giảm, làm em bé có nguy cơ chậm phát triển. Ốm nghén nặng còn có thể là tình trạng nhiễm độc thai nghén, khiến bà bầu mê sảng, co giật, gây viêm tắc ruột, viêm đường tiết niệu làm nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. Còn thai nhi có thể nhẹ cân hoặc thai chết lưu. Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị nôn ói nhiều trong 3 tháng cuối thì có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, nhau bong non – những biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm, gây nguy hiểm tới tính mạng cả mẹ và con. Do đó, khi bị ốm nghén nặng, kèm theo một số triệu chứng như sốt, đau bụng, nôn ra máu… bà bầu cần đi khám ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.
6, Ốm nghén nặng
Do thay đổi hormone khi mang thai nên phụ nữ mang thai thường ra nhiều khí hư hơn bình thường. Tuy nhiên, nếu gặp phải các vấn đề như khí hư có màu sắc khác thường, có mùi chua, sủi bọt hoặc khí hư có màu vàng, xanh xám thì có thể bà bầu đang mắc phải chứng viêm nhiễm âm đạo hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cần đi khám sớm. Nếu để kéo dài tình trạng viêm nhiễm trong thời gian mang thai này sẽ khiến người mẹ có nguy cơ sảy thai và sinh non cao. Ngoài ra, những tuần cuối của thai kỳ, nếu khí hư chứa nhiều chất nhầy, có thể kèm theo những vệt màu hồng hoặc đỏ sậm thì có thể là dấu hiệu bà bầu sẽ chuyển dạ sớm, cần phải lưu ý.
7, Ra khí hư và ngứa vùng kín
Khi mang thai, tử cung to dần lên, đè trực tiếp vào phía sau bàng quang gây những kích thích làm cho thai phụ luôn có cảm giác mót đi tiểu, đái rắt. Riêng với trường hợp đái buốt phụ nữ mang thai cần biết, bởi đây có thể là do nhiễm trùng đường tiểu. Đây là nguyên nhân chính gặp ở trên 60% phụ nữ có dấu hiệu tiểu buốt. Nhiễm trùng đường tiểu có thể do viêm niệu đạo, bàng quang, thận. Hoặc tiểu buốt cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc một số bệnh xã hội lây qua đường tình dục như lậu, mụn rộp sinh dục. Tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu nếu không điều trị, dễ dẫn đến viêm thận, bể thận nguy cơ có thể gây sảy thai, trẻ đẻ nhẹ cân, non tháng hay thai chết lưu và hậu quả nặng nề là dẫn đến suy thận. Vì thế, phụ nữ mang thai khi có biểu hiện đái buốt hoặc đái rắt nhiều cần tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa phụ khoa uy tín để được xác định chính tình trạng bệnh từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Một điều đáng lưu ý phụ nữ mang thai cần biết là khi cơ thể đột nhiên thấy giảm và mất hết cảm giác nghén, bụng nặng và hơi tức, ngực mềm đi, không còn căng tức như ban đầu nữa, tự nhiên tiết sữa non, tâm trạng bồn chồn, bất thường, hay lo lắng, ra máu đen ở âm đạo… những trường hợp này có thể cảnh báo dấu hiệu thai chết lưu rất nguy hiểm. Để được an tâm, tốt nhất bà bầu nên đến khám bác sĩ để nắm bắt rõ tình hình sức khỏe của mình.
9, Tăng cân quá nhanh và nhiều
Ngứa không chỉ đơn thuần do vệ sinh thân thể kém, mà ngứa toàn thân ở phụ nữ mang thai và đặc biệt là ngứa ở vùng bụng, lòng bàn tay hay ngón chân kết hợp với da bị vàng là dấu hiệu cảnh báo hội chứng ứ mật trong gan. Hội chứng này có thể gây ra ngạt thai, sinh non, thai lưu, băng huyết sau sinh… Vì vậy, các bác sĩ khuyên các bà bầu không nên chủ quan xem thường cảm giác ngứa khi mang thai, bởi chúng có thể mang lại những nguy hiểm cho cả mẹ và con.
11, Ngứa khi mang thai
Theo Dinhduongbabau.net
Hồng Ngọc
Cảnh Báo Nguy Hiểm: Mang Thai Ngoài Tử Cung
Thai ngoài tử cung là gì?
Thai ngoài tử cung là những trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng, khi vỡ chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ của người có thai ngoài tử cung vỡ.Thai ngoài tử cung chiếm tỷ lệ 4,5 – 10,5 phần ngàn, có nghĩa là cứ 1.000 người có thai thì sẽ có từ 4 đến 10 người có thể bị thai ngoài tử cung. Người có thai ngoài tử cung vỡ một lần thì sẽ có khả năng bị thai ngoài tử cung lại.
Tại sao phụ nữ khi có thai có thể bị thai ngoài tử cung?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thai ngoài tử cung đứng hàng đầu là nguyên nhân làm viêm nhiễm vòi trứng, trong đó nạo phá thai nhiều lần,viêm nhiễm vùng chậu là nguyên nhân thường gặp nhất. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như: khối u phần phụ như u nang buồng trứng, những phẫu thuật được thực hiện trước đó đến vòi trứng,…
Nhận biết dấu hiệu có thai ngoài tử cung
Hiện nay có nhiều phương pháp hữu hiệu cho điều trị thai ngoài tử cung, dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật hở) tuy nhiên dù là phương pháp nào thì cũng thực hiện trên nguyên tắc bảo tồn để giúp thai phụ vẫn có được khả năng sinh sản.
Nhưng để có thể có phương pháp điều trị an toàn nhất thì tốt nhất là điều trị ngay khi khối thai chưa vỡ, nếu thai vỡ thì chỉ có thể cắt đi một bên vòi trứng đó mà thôi. Do thời gian thai vỡ không thể xác định được bởi vậy cần có những nhận biết dấu hiệu có thai ngoài tử cung:
– Ốm nghén và mất kinh: mang thai ngoài tử cung cũng hoàn toàn có những dấu hiệu của giai đoạn đầu mang thai. Kinh bị trễ, không thấy có kinh, thử bằng que thử vẫn báo hiệu 2 vạch như bình thường. Hơn nữa thai phụ cũng có những biểu hiện của ốm nghén, người mệt, chán ăn, sợ những mùi lạ…Ngực căng tức cũng là biểu hiện của mang thai.
– Đau bụng dưới và đau lưng: do căng giãn vòi trứng nên bụng dưới của thai phụ sẽ đau âm ỉ, đau chỉ một bên vùng dưới rốn, cơn đau sẽ tăng dần lên và sẽ có một cơn đau nhói, đau dữ dội khi thai vỡ. Lưng dưới vùng xương chậu cũng bị đau nhức.
– Chảy máu âm đạo: Đây là triệu chứng xuất hiện sau cùng, đó là bởi thai nhi lớn dẫn và làm cho vòi trứng bị rạn nứt. Máu thường thấy là màu đen sậm, rỉ ra ít một nhưng kéo dài. Đa phần nhiều sản phụ chủ quan, không biết mình mang thai nên nghĩ rằng đó là bị rong kinh. Có trường hợp đi nạo thai về hoặc hút điều hòa kinh nguyệt nhưng vẫn tiếp tục ra máu ấm đạo, đau bụng nặng hơn. Siêu âm mới phát hiện được tim thai, nhìn thấy khối thai.
Cần phải làm gì khi có thai ngài tử cung?
Thai ngoài tử cung để lại nhiều hệ lụy đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Với những trường hợp thai nằm tại vòi trứng, khi xảy ra tình trạng vỡ vòi trứng người phụ nữ thường có cơn đau bụng dưới dữ dội, da xanh xao và cảm giác mệt lả. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng chảy máu trong ổ bụng sẽ càng ngày càng trầm trọng, có thể dẫn tới tử vong.
Nếu không phát hiện và điều trị sớm, về lâu dài dễ dẫn đến khả năng tiếp tục mang thai ngoài tử cung ở những lần có thai sau, khả năng bị vô sinh cao hoặc khó có thai – nếu cả hai vòi trứng đã từng bị thai ngoài tử cung bám hoặc đã bị phẫu thuật cắt bỏ.
Chính vì thế, chị em cần đi khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện những bất thường trong cơ quan sinh sản để kịp thời xử trí sớm.
Cảnh Báo Nguy Hiểm: Bà Bầu Ăn Ốc Bị Sảy Thai
Một số chị lúc trước khi mang bầu thường có những sở thích ăn ốc, nhưng khi mang thai các ông bà khuyên không được ăn ốc, sinh con ra thường hay bị chảy nước dãi, điều này khiến chị em phải bỏ cơn thèm này đi. Nhưng thực chất thì việc bà bầu ăn ốc có ảnh hưởng đến thai nhi vậy không? Mang thai có nên ăn ốc không?
Ốc là thành phần chứa nhiều dinh dưỡng, đầy đủ các loại vitamin, chất béo, chất sắt, chất đạm, cacbua hydrat, đặc biệt canxi và chất đạm trong ốc là nguồn dinh dưỡng cực kì quan trọng cho những chị em đang mang thai. Trong đó,ốc có chứa đến nhồi có chứa 1.357mg canxi, và 11,9g protein, trong ốc vặn có chứa 1.356mg canxi và 12,2g protein. Vỉ thế mà việc ăn ốc rât tốt cho phụ nữ đang mang thaoi
Chính vì thế, ốc là nguồn dinh dưỡng tốt cho bà bầu, cung cấp nhiều canxi hỗ trợ xương mẹ chắc khỏe, đồng thời giúp xương thai nhi cũng được phát triển khỏe mạnh. Để giúp mẹ có khẩu vị ngon, có thể chế biến ốc thành nhiều món khác nhau như luộc, hấp, xào me, rang muối, hoặc có thể nấu canh chua.
Đối với những mẹ bầu thừa cân khi mang thai, ăn ốc là một lựa chọ tuyệt vời. Tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng năng lượng ốc cung cấp cho cơ thể không nhiều. Trung bình 100g ốc chỉ cung cấp khoảng 90 calo. Mẹ bầu có thể ăn thoải mái nhưng lại không phải lo lắng nhiều đến cân nặng của mình.
Nhiều bà bầu không dám ăn ốc khi mang thai vì lo sợ con sinh ra sẽ ít nói hay có nhiều nhớt, dãi. Tuy nhiên, đây vẫn là một lời đồn thổi vô căn cứ bởi chưa có một chứng cứ khoa học nào xác minh vấn đề này. Mối lo duy nhất của các bà bầu khi ăn ốc là vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm. Vì sống trong ao, hồ, trong ốc chứa nhiều vật ký sinh là các loại giun, sán và nếu không được chế biến đúng cách, ăn ốc có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu. Có thể gây ra những hiện tượng đau bụng khi mang thai, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý
Tuy nhiên, đối với các chị em mang thai 3 tháng đầu cần nên kiêng cử kĩ lưỡng hơn, trong giai đoạn này các chị em thường bị ốm nghén, khó chịu với mùi tanh của biển vì thế tùy vào khẩu vị của mỗi người mà cung cấp riêng, chứ đừng vì quan điểm ốc giàu dinh dưỡng mà ép mẹ bầu ăn.
Việc ăn ốc đối với các chị em mang bầu cũng là điều quan trọng mẹ cần chú ý, mẹ không nên ăn quá nhiều ốc bởi tính hàn của ốc sẽ gây ra tác dụng ngược lại, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Thông thường, một số chị em cơ thể khá nhạy cảm, vì thế cần ăn ít để xem cơ thể có thích nghi gây ra dị ứng, ngứa, nổi ban hay không.
Ốc có nguồn dinh dưỡng cho bà bầu vô cùng tuyệt vời, tuy nhưng do đặc điểm môi trường sống của ốc rất dễ bị nhiễm các kí sinh trùng. Vì thế có khả năng gây ra nhiều mầm bệnh ở gan, phổi, các bệnh sán lá phổi, sán lá gan ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu cũng như của mọi người.
Cảnh Báo Nguy Hiểm: Chảy Máu Khi Mang Thai Mẹ Bầu Cần Biết
Theo Thạc sĩ Alyssa Stephenson – Famy, Chuyên gia Y khoa Trẻ sơ sinh Đại học Washington, chảy máu khi mang thai do các thương tổn nhỏ đều là vô hại. Nhưng nếu nguyên nhân dẫn đến chảy máu là do các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Sảy thai, có thai ngoài tử cung, sinh non,… rất nguy hiểm và không thể bỏ qua.
Hầu hết chị em phụ nữ đều rất lo sợ khi thấy xuất hiện tình trạng bị chảy máu khi mang thai. Các nghiên cứu cho thấy, có tới gần 1/3 chị em phụ nữ mang thai đều có dấu hiệu bị chảy máu âm đạo. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể do sinh hoạt tình dục, do thay đổi nội tiết tố, hoặc có thể do bị nhiễm khuẩn ở thành âm đạo.
Để giúp chị em phụ nữ hiểu biết rõ hơn về nhưng tình trạng chảy máu khi mang thai và cách xử lý tốt nhất, bác sĩ Stephenson – Famy cung cấp các thông tin, các trường hợp chảy máu bất thường trong thời kì mang thai.
Nguyên nhân và dấu hiệu của tình trạng chảy máu bất thường khi mang thai ở phụ nữ được chia thành 2 giai đoạn là: Giai đoạn 20 tuần đầu và giai đoạn 20 tuần sau của thai kì. Trong 2 giai đoạn thai kì này các dấu hiệu chảy máu âm đạo đều dự báo những dấu hiệu bệnh hay những tình trạng bất thường của thai nhi mà các mẹ bầu cần chú ý.
Chảy máu trong 20 tuần đầu mang thaiTrong giai đoạn 20 tuần đầu của thai kì, chị em phụ nữ sẽ rất thường xuyên thấy có xuất hiện tình trạng bệnh chảy máu âm đạo. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dấu hiệu bất thường này. Để đảm bảo an toàn, chị em phụ nữ nên đi khám và hỏi bác sĩ ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường.
Theo bác sĩ Stephenson – Famy, các con số nghiên cứu cho thấy rằng có khoảng 25 – 40% phụ nữ đều bị chảy máu âm đạo trong 3 tháng đầu thai kì và thường xuyên trong suốt quá trình mang thai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể và không nguy hiểm, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Một số nguyên nhân sinh lý dẫn đến chảy máu âm đạo trong thai kì như:
– Trong khoảng 4 tuần đầu của thai kì, phụ nữ sẽ rất dễ bị xuất huyết nơi âm đạo, bởi đây là giai đoạn trứng và tinh trùng bắt đầu kết hợp và làm “tổ” trong thành tử cung.
– Do thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai
Quan hệ tình dục trong thời kì mang thai cũng có thể dẫn đến chảy máu âm đạo
– Do có quan hệ tình dục khi mang thai. Trong giai đoạn những tuần đầu thai kì, nhiều chị em phụ nữ không nhận ra mình mang thai, và vẫn sinh hoạt vợ chồng bình thường, cũng có thể sẽ dẫn đến hiện tượng chảy máu âm đạo.
– Do âm đạo bị viêm nhiễm gây ra bởi các loại vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh. Sự thây đổi nội tiết tố và môi trường âm đạo trong quá trình mang thai khiến phụ nữ rất dễ bị viêm nhiễm phụ khoa và vi khuẩn gây bệnh tấn công.
Ngoài ra, Hiệp hội mang thai Hoa Kỳ cũng đưa ra một số nguyên nhân nguy hiểm, gây hiện tượng chảy máu ở phụ nữ khi mang thai, đặc biệt trong giai đoạn nữa đầu thai kì do các bệnh lý nguy hiểm. Các mẹ bầu, nên chủ động đến ngay các cơ sở y tế để khám, kiểm tra nguyên nhân và điều trị theo tư vấn của bác sĩ, không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Một số nguyên nhân bệnh lý dẫn đến chảy máu khi mang thai trong giai đoạn 20 tuần đầu các mẹ bầu có thể gặp phải gồm:
-Xuất huyết dưới da, chảy máu quanh nhau thai. Đây là tình trạng bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai, phần lớn không gây nguy hiểm. Tiến sĩ Stephenson – Famy cho biết, hầu hết các tình trạng xuất huyết dưới da đều có thể tự khỏi, tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể khiến phụ nữ mang thai gặp phải các biến chứng nguy hiểm như sinh non.
– Nguy cơ sảy thai: Là một trong những tình trạng dự báo nguy hiểm của thai nhi trong giai đoạn 20 tuần đầu tiên. Thông thường dấu hiệu dự báo sảy thai sẽ là tình trạng chảy máu âm đạo kèm theo các triệu chứng như chuột rút hoặc đau bụng liên tục nhiều lần.
Chảy máu khi mang thai là dấu hiệu có thai ngoài tử cung
– Có thai ngoài tử cung: Trường hợp phụ nữ mang thai ngoài tử cung, cũng sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo trọng giai đoạn 20 tuần đầu thai kì. Thai ngoài tử cung là tình trạng bất thường trong quá trình hình thành bào thai, không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của người mẹ.
– Thai chết lưu: Đây là một trong những tình trạng bệnh rất nguy hiểm được dự báo bằng dấu hiệu chảy máu âm đạo. Thai chết lưu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của mẹ, nếu không được phát hiện và xử lý sớm.
Chảy máu trong 20 tuần sau thai kìTiến sĩ Stephenson – Famy khuyến cáo chị em phụ nữ khi mang thai, mặc dù nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu giảm rất nhiều từ sau thời kì 3 tháng đầu của thai kì, nhưng vẫn còn rất nhiều các yếu tố nguy hiểm khác ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Ngay khi thấy có xuất hiện tình trạng chảy máu bất thường nên đến ngay cơ sở y tế để khám và kiểm tra sức khỏe.
Trong giai đoạn 20 tuần sau của thai kì, mẹ bầu có thể bị chảy máu âm đạo do các nguyên nhân như:
-Quan hệ tình dục: Trong 20 tuần sau của thai kì, bào thai đã phát triển lớn, khi quan hệ tình dục sẽ rất bất tiện và có nguy cơ chảy máu âm đạo rất cao.
– Các bệnh cổ tử cung: Ở giai đoạn này, phụ nữ có nguy cơ mắc rất cao mắc các bệnh lý về cổ tử cung. Do thai nhi phát triển lớn, khung tử cung phải giãn nở và bị chèn ép rất nhiều.
Chảy máu trong giai đoạn 20 tuần cuối thai kì có thể do bong, rối loạn nhau thai
– Bong, rối loạn nhau thai: Là tình trạng thường rất hiếm gặp, nhưng rất nguy hiểm đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé. Khi nhau thai bị rối loạn và bong ra khỏi thành tử cung chảy ra bên ngoài, sẽ gây chảy máu âm đạo. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chảy máu âm đạo bất thường, nhiều trong thai kì cuối.
– Sinh non: Bước sang giai đoạn khoảng tuần thứ 37 của thai kì, nếu các bà bầu thấy xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo cùng các triệu chưng đau quặn, co thắt bụng, tiêu chảy, áp lực vùng chậu lớn, đau lưng,… đó là dấu hiệu bắt đầu chuyển dạ và nguy cơ sinh non rất cao.
Tất cả các trường hợp chảy máu khi mang thai đều là những dấu hiệu bất thường cho thấy sức khỏe của mẹ và thai nhi bị ảnh hưởng, đó có thể là do thay đổi sinh lý hoặc do các bệnh lý nguy hiểm. Kiểm tra nguyên nhân gây chảy máu và điều trị kịp thời sẽ giúp hạn chế những biến chứng và ảnh hưởng nguy hiểm.
Các mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan trước những dấu hiệu chảy máu bất thường trong thai kì. Ngay khi thấy có các dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cảnh Báo Nguy Hiểm Khi Phụ Nữ Mang Thai Ăn Lạc trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!