Xu Hướng 3/2023 # Canxi Hóa Bánh Nhau Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? # Top 9 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Canxi Hóa Bánh Nhau Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Canxi Hóa Bánh Nhau Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Canxi hoá bánh nhau là gì?

Canxi hóa bánh nhau được chia làm các cấp độ sau:

Độ 0: tuổi thai khoảng 31 ± 1 tuần;

Độ 1: tuổi thai 34 ± 3,2 tuần;

Độ 2: tuổi thai 37,6 ± 2,7 tuần;

Độ 3: tuổi thai 38,4 ± 2,2 tuần – Đây là độ trưởng thành cao nhất của bánh nhau.

Khi canxi hóa bánh nhau độ 3 cho thấy, chức năng phổi thai nhi đã bắt đầu hoàn thiện, em bé có thể dần thích nghi và hoàn toàn có thể sống khi ra ngoài môi trường. Tuổi thai càng lớn thì độ trưởng thành của rau thai càng cao, nhưng ở mỗi người biểu hiện lại khác nhau, tùy mỗi người mà quá trình canxi hóa bánh nhau diễn ra nhanh hay chậm.

Canxi hóa bánh nhau có nguy hiểm?

Canxi hóa bánh nhau còn được ghi trên kết quả siêu âm là “xơ hóa bánh nhau”. Đây là hiện tượng lắng đọng canxi giữa bánh nhau và cơ tử cung. Phần lớn trường hợp đó là dấu hiệu trưởng thành của thai chứ không phải thai bị thoái hóa. Tuổi thai càng lớn thì các đám canxi hóa càng nhiều.

Nhưng trong một số trường hợp, sự tích tụ canxi hóa bánh nhau nhiều có thể gây ra một số ảnh hưởng sau:

Tích tụ canxi vùng nào sẽ gây xơ hóa nhau vùng đó và gây tắc nghẽn một vài mạch máu trong bánh nhau.

Nếu bánh rau canxi hóa độ 3 xảy ra từ những tuần thai sớm sẽ khiến việc truyền dinh dưỡng từ mẹ sang con sẽ kém, thai nhi trong bụng hấp thụ được ít chất dinh dưỡng hơn, dẫn đến gây ra tình trạng suy dinh dưỡng bào thai.

Những thai quá ngày sinh và bánh nhau bị vôi hóa nhiều có nguy cơ bị suy thai cao hơn do tình trạng thiếu oxy trầm trọng. Các thai này cũng sẽ có tỷ lệ tử vong cao gấp 3 lần so với các thai nhi khác.

Nếu thai dưới 33 tuần tuổi mà bị vôi hóa cấp độ 2 hoặc 3 thì thai phụ cần đi khám thai thường xuyên. Khoảng 78% tình trạng suy dinh dưỡng bào thai xảy ra nếu bánh rau bị canxi hóa cấp độ 3 trước tuần 37 tránh hiện tượng để thai quá lâu.

Nếu kéo dài đến tuần 42, vôi hóa bánh rau sẽ còn diễn ra nhanh hơn. Máu tập trung ở bánh nhau sẽ giảm xuống, khiến việc trao đổi oxy diễn ra khó khăn. Tình trạng này nếu kéo dài lâu có thể dẫn đến suy thai, thai chết trong quá trình chuyển dạ hoặc chết ngay sau khi sinh chỉ vài tiếng hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ do não bị thiếu oxy.

Vì thế, với tất cả các thai phụ, kể cả chẩn đoán có bị canxi hóa bánh nhau hay không cũng cần đi khám theo đúng chỉ định, đúng lịch hẹn của bác sĩ. Khi thai nhi đủ ngày đủ tháng (qua đánh giá siêu âm về lượng nước ối, độ vôi hóa rau thai…) mà thai phụ vẫn chưa có dấu hiệu trở dạ, bác sĩ sẽ có những chỉ định can thiệp kịp thời để tốt nhất cho sức khỏe mẹ và bé.

Nguyên nhân gây canxi hóa bánh nhau sớm

Nguyên nhân chủ yếu là do bà bầu bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu canxi trong thai kỳ. Mặc dù việc bổ sung canxi khi mang thai là cần thiết nhưng nếu lạm dụng quá mức sẽ khiến canxi lắng đọng trong bánh nhau. Có thể gây nên hiện tượng thừa canxi ở bé sơ sinh, gây ra tình trạng thóp kín quá sớm, xương hàm rộng và nhô ra hoặc động mạch chủ bị thu hẹp…, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Dấu hiệu canxi hóa bánh nhau

Nếu phát hiện cơ thể có những dấu hiệu sau đây, thai phụ cần đi khám vì có thể là dấu hiệu của tình trạng canxi hóa bánh nhau:

Thai phụ có cảm giác khô miệng thường xuyên.

Thai phụ hay cảm thấy đau đầu và hay quên.

Thai phụ có cảm giác các cơ hơi bị co cứng.

Thai phụ tiểu tiện, táo bón nhiều lần trong ngày.

Phòng ngừa canxi hóa bánh nhau sớm

Khi mang thai, thai phụ cần đều đặn đến khám tư vấn ở các bác sĩ sản khoa trong suốt thời kỳ mang thai, đó là cách để theo dõi và kiểm soát tốt nhất.

Sự lạm dụng canxi ở một số thai phụ sẽ khiến canxi bị lắng đọng ở bánh nhau, gây nên hiện tượng canxi hóa bánh nhau. Ngoài ra, dùng quá nhiều canxi có thể gây nên hiện tượng thừa canxi ở bé sơ sinh, với các biểu hiện: thóp kín quá sớm, xương hàm nhô ra và rộng, động mạch chủ bị thu hẹp. Do vậy, cần bổ sung canxi đúng cách theo các giai đoạn phát triển của thai kỳ:

Từ 0 – 12 tuần trong thai kỳ: Mẹ bầu cần cung cấp khoảng 50 mg canxi/ ngày (tương đương 1 – 2 cốc sữa)

Từ 13-26 tuần trong thai kỳ: Mẹ bầu cần cung cấp khoảng 1200mg canxi, không nên bổ sung chậm quá 20 tuần. Càng về sau càng phải cung cấp lượng canxi nhiều hơn.

Từ 27-38 tuần trong thai kỳ: Mẹ bầu cần cung cấp đủ 150 – 450 mg canxi để đảm bảo cho quá trình phát triển toàn diện của cả mẹ và bé.

Sau sinh: Mẹ cần lưu ý bổ sung canxi đầy đủ để cơ thể được hồi phục và cải thiện chất lượng sữa mẹ cho con.

Đỗ Hương

Admin Sở Y Tế

Bà Bầu Bị Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Có Nguy Hiểm Không?

Bất cứ ai cũng có thể bị thoái hóa đốt sống cổ, nhưng có những đối tượng đặc biệt được cho là nguy cơ cao. Bà bầu cũng là một trong những người thuộc nhóm đối tượng đối tượng này. Bởi vậy, cần cảnh giác cao với tình huống bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ để có hướng chăm sóc mẹ khỏe con khỏe.

Vì sao tỷ lệ bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ cao?

Bà bầu là một trong những đối tượng dễ bị thoái hóa đốt sống cổ do đặc thù sinh hoạt cộng những thói quen và áp lực bầu bí kéo dài trong suốt 9 tháng 10 ngày. Có thể kể đến các vấn đề sau đây dễ khiến cho bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ:

Khi hormone thay đổi trong cơ thể các bộ phận trong cấu trúc cơ – xương khớp cũng bị thay đổi theo chiều hướng mềm giãn ra. Tình trạng này kéo dài trong suốt một thời gian khiến cho cột sống phải đối mặt với tình trạng thoái hóa.

Khi mang thai, do áp lực của việc mang bầu nặng nề nên gần như tất cả các tư thế của chị em đều bị thay đổi. Từ cách đi lại, đứng lên ngồi xuống thậm chí nằm ngủ. Tất cả đều có sự thay đổi bất thường, điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống xương khớp. Khi tư thế lặp đi lặp lại trong một thời gian dài thì sự ảnh hưởng này sẽ trở nên tệ hại hơn cho các đốt sống, có thể dẫn đến nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ.

Cân nặng luôn là gánh nặng và là áp lực đáng sợ đối với hệ thống xương khớp nói chung. Cân nặng đồng nghĩa với lượng mỡ và cơ tăng nhanh, tạo áp lực cao cho các tổ chức gánh đỡ chúng mà trực tiếp chính là khung xương. Trong đó, các đốt sống cổ cũng chịu áp lực, không có ngoại lệ.

Khi thai nhi lớn, lượng canxi trong cơ thể gần như tập trung về phục vụ cho việc phát triển thai. Mặc dù chị em được chỉ định bổ sung canxi tốt cho thai nhi và hệ thống xương khớp toàn cơ thể. Nhưng vẫn có tỷ lệ không nhỏ xảy ra tình trạng thiếu hụt canxi ở một bộ phận xương khớp nào đó, trong đó có tình trạng thiếu hụt canxi bổ sung cho các đốt sống cổ.

Bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ có những nguy cơ nhất định ảnh hưởng tới sức khỏe. Mặc dù thoái hóa đốt sống cổ không trực tiếp gây hại cho thai nhi và sự phát triển của thai nhưng không có nghĩa không gặp phải một vài rắc rối nhất định.

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, chị em sẽ gặp phải những cơn đau ở các mức độ khác nhau. Dù chỉ là cảm giác đau âm ỉ thì vẫn khiến cho chị em cảm thấy khó chịu. Trong thời gian thai nghén vất vả kèm theo cảm giác đau càng khiến chị em thấy áp lực và khó chịu. Đôi khi điều này sẽ khiến chị em ăn ngủ không ngon và thoải mái, thậm chí có thể gây căng thẳng stress cho bà bầu. Tất cả những vấn đề này đều có ảnh hưởng tới thai nhi ở mức độ nhất định.

Riêng đối với bản thân bà bầu, ngoài sự đau đớn khó chịu gặp phải ở vùng cổ thì sự nguy hiểm của bệnh thoái hóa đốt sống cổ còn thể hiện trên các phương diện khác nhau.

Trước hết là vấn đề điều trị, chị em gần như không thể dùng bất cứ thuốc nào về xương khớp để điều trị trong thời điểm này. Việc điều trị bằng trị liệu cũng cần phải được cân nhắc, chỉ áp dụng được các phương pháp an toàn, chủ yếu là các biện pháp vận động vừa phải và tập luyện cho vùng cổ giúp bà bầu thư giãn, giảm bớt đau nhức khó chịu và giúp cổ cử động linh hoạt hơn.

Dẫu vậy thì biện pháp điều trị trên cũng không mang lại nhiều chuyển biến như mong đợi, chủ yếu là hỗ trợ giúp bà bầu thấy dễ chịu hơn để trải qua thai kỳ an toàn và nhẹ nhàng nhất có thể.

Điều này đủ thấy việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ đối với người bình thường khỏe mạnh vốn đã khó thì với phụ nữ mang thai càng khó khăn hơn.

Cần làm gì khi bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ?

Như đã trình bày, đối với bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ thì việc điều trị là rất khó khăn và cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Theo đó, chị em cần làm những việc sau đây để sống chung với bệnh qua thai kỳ khỏe mạnh:

Đây là việc đầu tiên chị em cần làm để biết được mức độ nghiêm trọng của tình trạng thoái hóa. Tiếp đó biết được bản thân có thể điều trị được không và điều trị bằng cách nào. Trong trường hợp chưa thể điều trị, bác sĩ cũng sẽ cho bạn tư vấn hữu ích về việc dùng thuốc hoặc áp dụng cách giảm đau hữu ích.

Việc này cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe và sự an toàn tốt nhất cho bản thân và thai nhi ngay cả khi đang bị thoái hóa đốt sống cổ. Các chỉ định thường bao gồm thuốc cần dùng hoặc không, cách lưu ý chăm sóc vùng cổ để tránh gặp phải những cơn đau và làm bệnh trở nặng.

Áp dụng các biện pháp tập luyện và thư giãn cho vùng cổ hiệu quả:

Bản thân bà bầu cũng có thể tự áp dụng một số biện pháp hữu ích cho bệnh thoái hóa đốt sống cổ, bao gồm:

– Massage vùng cổ thường xuyên để giãn cơ, giảm áp lực cho các đốt sống cổ.

– Áp dụng các bài tập cử động cho vùng cổ để cổ duy trì được khả năng xoay chuyển cần thiết, không bị đơ cứng

– Chườm nóng cho vùng cổ bằng ngải cứu, gừng, muối. Chú ý đến nhiệt độ để tránh bị bỏng rát

– Chú ý đến tư thế nằm ngủ, gối đầu vừa phải, tránh gối quá cao hay quá thấp đều tác động không tốt đến các đốt sống cổ đang bị thoái hóa.

Huyết Trắng Màu Nâu Là Gì? Nguy Hiểm Không?

Huyết trắng màu nâu xuất hiện liên tục nhiều ngày khiến chị em hoang mang, lo lắng. Chuyên gia cảnh báo đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm.

Huyết trắng có màu nâu là bị gì?

Huyết trắng màu nâu có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Qua thăm khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra nguyên nhân và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Ván đề được các chị em quan tâm là vì sao huyết trắng màu nâu? Màu sắc của huyết trắng được quyết định trực tiếp bởi nồng độ hormone. Do đó, người bị rối loạn nội tiết dễ dàng gặp phải tình trạng này.

Mặt khác, tổn thương tại cơ quan sinh dục có thể gây chảy máu làm biến đổi màu của huyết trắng. Một số nguyên nhân khiến huyết trắng màu nâu không mùi gồm:

Do mang thai hoặc sảy thai

Sau khoảng 7 – 14 ngày quan hệ tình dục, trứng được thụ tinh di chuyển về phía tử cung để làm tổ. Quá trình này làm bong tách một phần niêm mạc gây chảy máu màu hồng nhạt hoặc nâu. Nó thường kéo dài từ 1 – 2 ngày nên chị em cần chú ý phát hiện sớm để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Mặt khác, ra huyết trắng có màu nâu còn là triệu chứng xuất hiện ở đa số phụ nữ bị sảy thai. Bên cạnh việc thay đổi màu khí hư, chị em có thể bị đau bụng dữ dội, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu,….

Do viêm âm đạo

Âm đạo có thể bị tổn thương do: quan hệ tình dục, thụt rửa mạnh, sử dụng chất tẩy rửa không phù hợp,…. Tại vị trí tổn thương, vùng kín bị chảy máu gây ra tình trạng huyết trắng màu nâu không mùi.

Tình trạng này thường kéo theo cảm giác đau rát khi quan hệ hoặc đi tiểu. Ngoài việc đổi màu khí hư, người viêm âm đạo còn cảm thấy ngứa ngáy, đau rát vùng kín, đi kèm huyết trắng có mùi hôi.

Do viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu được xác định khi xuất hiện viêm nhiễm tại: buồng trứng, vòi trứng, cổ tử cung. Tùy theo mức độ viêm nhiễm, người bệnh có thể gặp phải triệu chứng huyết trắng màu nâu, xanh hoặc trắng đục. Nếu chị em không phát hiện và điều trị bệnh sớm, có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.

Do polyp hoặc u trong tử cung

Các khối polyp hoặc u xơ, nhân xơ trong tử cung dễ dàng bị tổn thương và chảy máu. Máu hòa lẫn với dịch tiết âm đạo gây hiện tượng huyết trắng có màu nâu. Ngoài ra, bệnh có thể phát sinh triệu chứng như: đau bụng dưới, ra máu ngoài chu kỳ, tiểu rát, rối loạn kinh nguyệt,…

Bệnh lý tại buồng trứng

Tình trạng huyết trắng màu nâu cũng phổ biến ở những chị em mắc các bệnh về buồng trứng như: u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng, suy buồng trứng… Những bệnh lý này ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết tại buồng trứng và gây biến đổi màu, mùi của huyết trắng.

Bệnh thường được biểu hiện bởi các triệu chứng:

Rối loạn kinh nguyệt

Đau bụng dưới rốn, đau thắt lưng, đùi

Tăng cân bất thường

Lông tóc phát triển

Đau khi quan hệ tình dục..

Do chu kỳ kinh nguyệt

Hiện tượng huyết trắng màu nâu có thể là dấu hiệu thông báo chu kỳ kinh nguyệt sắp xảy ra. Nguyên nhân là do sự tăng cường nồng độ estrogen và niêm mạc tử cung phát triển.

Ngoài ra, nhiều chị em cũng thấy huyết trắng màu nâu xuất hiện sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Đây là kết quả của hoạt động co bóp tử cung để “tống” sạch lượng máu kinh còn sót lại sau mỗi chu kỳ. Máu kinh còn lại trộn lẫn cùng dịch tiết âm đạo có màu nâu.

Do rối loạn nội tiết

Nội tiết là yếu tố tác động trực tiếp đến màu sắc và mùi của huyết trắng. Do đó, chị em bị rối loạn nội tiết có thể gặp phải tình trạng huyết trắng màu nâu nhạt, đậm khác nhau.

Một số nguyên nhân gây rối loạn nội tiết thường gặp như:

Sử dụng liệu pháp hormone như: thuốc tránh thai, đặt vòng, que tránh thai, thuốc nội tiết,…

Chuyển tiếp giai đoạn sinh sinh lý: dậy thì, tiền mãn kinh, sau sinh….

Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài.

Mất cân bằng hoặc thiếu hụt dinh dưỡng

Có thể thấy, huyết trắng màu nâu cảnh báo nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau. Để biết chính xác nguyên nhân và tránh biến chứng nguy hiểm, bạn cần gặp bác sĩ để được thăm khám.

Ra huyết trắng màu nâu đỏ có nguy hiểm không?

Huyết trắng màu nâu đỏ do lượng máu trong trong dịch tiết ra nhiều hơn bình thường. Tình trạng này đe dọa tới sức khỏe của chị em như:

Suy nhược cơ thể

Tinh thần mệt mỏi, ăn uống kém

Giảm ham muốn tình dục

Giảm khả năng thụ thai

Tăng khả năng sinh non, thai lưu khi mang thai

Dưới những tác động nguy hiểm trên, các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần thăm khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời trước khi gặp biến chứng nguy hiểm.

Trường hợp bà bầu ra huyết trắng màu nâu cần ngay lập tức đến cơ sở y tế kiểm tra để nắm bắt tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Ra huyết trắng màu nâu phải làm sao?

Tình trạng huyết trắng màu nâu khiến chị em đối diện với nhiều nguy cơ. Tuy nhiên, người bệnh không nên vì nóng vội điều trị dẫn đến áp dụng sai phương pháp.

Thăm khám phụ khoa

Đây là bước quan trọng để bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, chị em cần thăm khám theo 2 bước:

Bước 1: Khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ quan sát và trực tiếp hỏi triệu chứng chị em gặp phải. Sau đó, họ tiếp tục tiến hành kiểm tra tình trạng bên ngoài của cơ quan sinh dục nếu cần thiết.

Bước 2: Khám cận lâm sàng. Sau bước khám lâm sàng, bác sĩ đã cơ bản xác định được tình trạng của người bệnh và chỉ định thực hiện các xét nghiệm. Sau bước này, vấn đề và nguyên nhân gây bệnh sẽ được xác định chính xác.

Các biện pháp điều trị

Phác đồ điều trị huyết trắng màu nâu có thể thực hiện đơn độc hoặc phối hợp đồng thời nhiều phương pháp gồm: Đông y, tây y và mẹo dân gian.

Điều trị bằng Đông y

Huyết trắng màu nâu trong Đông y được gọi là xích đới. Bệnh có thể xuất hiện do nguyên nhân từ bên trong (nội nhân) và bên ngoài cơ thể (ngoại nhân)

Nội nhân: Do khí huyết suy giảm dẫn đến thiếu sinh khí, rối loạn chức năng tạng phủ, suy giảm miễn dịch.

Ngoại nhân: Tác động ngoại lai như vi khuẩn, vi rút, nấm,…

Tùy thuộc vào thể trạng và nguyên nhân gây bệnh, chị em sẽ được kê đơn cắt thuốc phù hợp sau khi thăm khám. Các bài thuốc Đông y thường có tác dụng bồi bổ giúp cơ thể khỏe lên từ bên trong và tăng cường đào thải yếu tố có tính độc.

Đông y sử dụng thảo dược trong điều trị và tác động từ từ nên an toàn và ít tác dụng phụ. Bên cạnh đó, thuốc giúp tác động từ gốc nên cho hiệu quả bền vững, ít tái phát trở lại.

Nhược điểm của phương pháp này là tác dụng chậm, người bệnh điều trị trong thời gian dài mới đạt kết quả tốt. Ngoài ra, quá trình chế biến và sử dụng thuốc phức tạp gây khó khăn cho người bận rộn.

Người bệnh cần cân nhắc ưu – nhược điểm của phương pháp này và xem xét khả năng đáp ứng của mình. Việc điều trị chỉ đạt hiệu quả khi người bệnh tuân thủ đúng chỉ định thầy thuốc đưa ra.

Hiện tại nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường – một trong những phòng chẩn trị YHCT uy tín được Hội Nam y Việt Nam đánh giá cao – đang thăm khám và điều trị bệnh huyết trắng cho chị em, kể cả phụ nữ mang thai bằng bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh.

BS Ngô Thị Hằng (chuyên gia phụ khoa tại nhà thuốc, cố vấn chuyên môn chương trình Vì sức khỏe của bạn đài Hà Nội) cho biết, bài thuốc phụ khoa 150 năm tuổi của dòng họ Đỗ Minh thích hợp với mọi đối tượng, dù là chị em chưa quan hệ hoặc đang có bầu, đang cho con bú,… vì:

Bài thuốc đặc trị bệnh hiệu quả, loại bỏ căn nguyên gây bệnh huyết trắng, tăng sức đề kháng cho chị em. Đặc biệt, bài thuốc có tác dụng phục hồi những tổn thương ở âm đạo và tử cung, tăng cơ hội thụ thai.

40-50 loại dược liệu có trong bài thuốc đều đảm bảo nguồn gốc, được thu hái tại 3 vườn thảo dược sạch của nhà thuốc ở Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội). Bài thuốc không chứa rác thuốc, không có dược liệu Trung Quốc.

Đỗ Minh Đường không sử dụng tân dược hay chất bảo quản. Mọi tác dụng của bài thuốc đều đến từ các dược liệu trong tự nhiên.

Quy trình bào chế thuốc được thực hiện đúng theo quy định của Bộ y tế.

Bài thuốc đảm bảo không xâm lấn, không gây khó chịu và không tác động xấu đến thai nhi hoặc chất lượng dòng sữa mẹ.

Chị em bụng mang dạ chửa hay đang bận chăm con nhỏ không lo tốn thời gian khi sử dụng bài thuốc. Bởi mỗi loại thuốc trong liệu trình bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh đều có cách dùng đơn giản, cụ thể là:

Chị N.T.M (32 tuổi, Thanh Hóa): “Sau khi sinh bé thứ 2, vùng kín của mình cũng thường xuyên bị ngứa, ra nhiều khí hư. Nhìn chung là khó chịu lắm. Mình có dùng thuốc đặt bác sĩ kê nhưng không hiệu quả. Sau khi xem chương trình Vì sức khỏe của bạn đài Hà Nội, mình đã biết đến bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh. Dùng hết 1 liệu trình thuốc theo chỉ định của BS Hằng, bệnh của mình đã khỏi”.

Không chỉ chị N.D.T và chị N.T.M mà nhiều bệnh nhân khác nhau đã khỏi bệnh huyết trắng. Nhiều người sẵn sàng để lại feedback chia sẻ, các bạn có thể tìm hiểu TẠI ĐÂY.

Sử dụng mẹo dân gian

Ưu điểm của mẹo dân gian là dùng thảo dược, ít tác dụng phụ và sử dụng tiện lợi. Tuy nhiên, phương pháp này ít cho hiệu quả với trường hợp bệnh nặng và không thể thay thế phác đồ điều trị chuyên biệt.

Quả đậu bắp: Bạn lấy khoảng 100g đậu bắp rửa sạch rồi đun sôi với khoảng 1 lít nước trong 30 phút. Sau đó, dùng nước này uống vào mỗi buổi sáng trong ngày.

Diếp cá: Chị em dùng khoảng 20g rau diếp cá nấu cùng 10 quả bồ kết và 1 củ tỏi trong 1 lít nước. Đợi nước sôi, chị em dùng để xông vùng kín. Sau đó, đợi nước ấm thì dùng nước rửa trực tiếp

Lá trầu không: Là phương pháp trị bệnh huyết trắng rất phổ biến. Chị em rửa sạch 1 nắm lá trầu rồi vò nát đem đun sôi với khoảng 1 lít nước. Khi Nước sôi bạn thêm một chút muối rồi xông vùng kín. Đợi đến khi nước nguội bớt thì dùng để rửa trực tiếp.

Lưu ý nhỏ là khi xông bạn không nên đặt nước quá gần vì có thể gây bỏng rát. Trong quá trình rửa, chị em không thụt sâu khiến môi trường âm đạo bị tổn thương.

Điều trị bằng Tây y

Điều trị Tây y gồm 2 phương pháp: Điều trị nội khoa và ngoại khoa. Dựa trên nguyên nhân và mức độ bệnh bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp phù hợp.

Điều trị nội khoa

Thuốc Tây điều trị huyết trắng màu nâu trong các trường hợp viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến là:

Thuốc đặt Miconazole/ Clotrimazole kết hợp uống Fluconazole: Phù hợp với tình trạng huyết trắng tạo mảng bám trắng đục như váng sữa kèm ngứa ngáy do nấm gây ra.

Flagyl liều 2g duy nhất: Điều trị huyết trắng vàng nâu, xanh, trắng có bọt hôi tanh, đi tiểu buốt và đau khi quan hệ do trùng roi

Metronidazol liều 2g duy nhất: Điều trị huyết trắng xám, vàng có mùi hôi tanh do tạp khuẩn.

Việc dùng thuốc Tây tiềm ẩn tác dụng phụ, dị ứng và tương tác thuốc. Do đó, chị em chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ.

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa được áp dụng khi bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp khác hoặc bệnh tiến triển nặng gây nguy hiểm. Một số biện pháp ngoại khoa gồm:

Thông tắc vòi trứng: Áp dụng trong trường hợp viêm nhiễm vòi trứng gây tắc nghẽn.

Cắt polyp và nạo u xơ tử cung: Khi người bệnh có polyp và u xơ trong tử cung gây chảy máu

Cắt buồng trứng: Buồng trứng có nhiều khối u, u nang phát triển lớn chèn ép các bộ phận xung quanh, buồng trứng bị xoắn và có nguy cơ vỡ.

Khi được chỉ định điều trị bằng ngoại khoa, người bệnh cần đến cơ sở uy tín để được thăm khám kỹ, chăm sóc tốt và hạn chế biến chứng trong điều trị.

Huyết trắng màu nâu khiến người bệnh đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe. Do đó, chị em không được chủ quan mà cần thăm khám sớm khi phát hiện dấu hiệu này.

Tiểu Buốt Đau Bụng Dưới Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Tiểu buốt đau bụng dưới là bị bệnh gì?

1. Viêm bàng quang

Nguyên nhân là do nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn tấn công. Bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn. Bệnh viêm bàng quang nếu không chữa trị sớm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Triệu chứng của bệnh có thể kể đến như: đái buốt, tiểu lắt nhắt, nước đái đục, có mùi hôi, đau tức bụng dưới, luôn cảm thấy buồn tiểu nhưng lượng nước tiểu không nhiều…

2. Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo là tình trạng niệu đạo bị viêm nhiễm, nếu không chữa trị sớm có thể ảnh hưởng, lây lan sang các bộ phận khác, ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản, từ đó vùng bụng dưới cũng bị ảnh hưởng.

Người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần trong ngày, đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, đau ở bụng dưới…

3. Sỏi đường tiết niệu

Nguyên nhân gây sỏi đường tiết niệu là do sự tích tụ của các nguyên tố canxi và muối lắng đọng ở bàng quang, thận. Nhưng phổ biến hơn là ở sỏi thận hoặc sỏi bàng quang. Ngoài ra còn có thể do chế độ ăn uống nhiều muối, uống ít nước, nhịn tiểu, uống canxi lúc tối muộn…

Người bệnh khi đi tiểu sẽ tạo áp lực cho dòng nước tạo ma sát gây tổn thương, chảy máu. Do đó người bệnh sẽ thấy có hiện tượng đi tiểu buốt kèm theo đau bụng dưới, đi tiểu buốt ra máu máu đau bụng dưới ở nữ giới…

4. Viêm đường tiết niệu

Một số tác nhân khác gây viêm đường tiết niệu như vi khuẩn E. Coli, Chlamydia, Proteus mirabilis, Citrobacter, Klebsiella, Enterobacter, vi khuẩn lậu… Khi các vi khuẩn này trú ngụ ở trong cơ thể lâu ngày có thể là lý do gián tiếp gây nhiễm khuẩn và niệu đạo.

Triệu chứng có thể gặp phải như đi tiểu buốt, tiểu ra máu, đau bụng dưới, sốt cao, mệt mỏi, đi tiểu khó, nước tiểu có lẫn máu hoặc có mùi hôi tanh…

5. Niệu quản bị tắc nghẽn

Có rất nhiều nguyên nhân khiến niệu quản bị tắc nghẽn, nước tiểu bị ứ đọng ở thận hoặc các vị trí khác nhau trong đường tiết niệu. Lúc này áp lực ở thận sẽ tăng lên quá mức.

Người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng là đau tức vùng bụng dưới, rối loạn tiểu tiện…

6. Các bệnh lây qua đường tình dục

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) có thể kể đến như: lậu, chlamydia… sẽ gây nên tình trạng tiểu buốt đau bụng dưới, nóng rát mỗi lần đi tiểu, đi tiểu nước tiểu có màu hồng… Ngoài ra người bệnh còn thấy có các triệu chứng khác kèm theo như chảy dịch lỏng, vùng kín có mùi hôi khó chịu, đau rát vùng kín…

7. Ung thư cổ tử cung ở nữ giới

Bệnh ung thư cổ tử cung là một trong số những bệnh nguy hiểm do sự phát triển quá mức và không kiềm chế được các tế bào trong dạ con và hình thành nên những u bướu ác tính. Bệnh ung thư cổ tử cung có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản thậm chí tính mạng của chị em.

Chị em sẽ thấy có các triệu chứng như: chảy máu âm đạo bất thường, ra nhiều khí hư, âm đạo có mùi hôi, đau khi đi tiểu, đau bụng dưới. Ở những trường hợp bị bệnh nặng còn kèm theo triệu chứng rối loạn tiểu tiện khác.

Khi bị đau bụng dưới kèm tiểu buốt thường là triệu chứng của những căn bệnh nguy hiểm nêu trên. Nếu tình trạng này không sớm được chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người bệnh có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu làm tắc vòi trứng

Có thể dẫn đến tình trạng viêm thận, viêm bể thận cấp tính hoặc mãn tính

Triệu chứng đau bụng dưới ảnh hưởng đến đời sống quan hệ vợ chồng

Nguy cơ bị áp xe hóa, nhiễm trùng máu, suy thận

Nguy cơ bị viêm đường tiết niệu mãn tính

Chị em phụ nữ sẽ có nguy cơ bị sảy thai hoặc sinh non nếu không sớm được chữa trị

Nguy cơ bị vô sinh – hiếm muộn, giảm ham muốn tình dục

Người bệnh còn bị ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày vì triệu chứng này khiến người bệnh đau nhức, vùng bụng dưới.

Tiểu buốt đau bụng dưới là triệu chứng bất thường, cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm ở cả nam giới và nam giới. Do đó khi gặp phải triệu chứng này bạn cần được thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt.

Tìm kiếm và thăm khám các phòng khám, bệnh viện có các bác sĩ chuyên khoa. Thực hiện đầy đủ các chỉ định mà bác sĩ yêu cầu để xác định nguyên nhân cũng như phương hướng điều trị.

Khi bị tiểu buốt đau bụng dưới không nên quan hệ tình dục để tránh nguy cơ lây nhiễm sang bạn tình.

Giữ tâm lý thoải mái, không nên căng thẳng, lo nghĩ sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Xây dựng chế độ sinh hoạt cùng với sinh hoạt khoa học, tránh các dạng món ăn có chứa chất gây nghiện, cay nóng và cần kết hợp giữa làm việc, học tập và nằm nghỉ thích hợp.

Mỗi ngày bạn nên cung cấp đủ 2 lít nước để cải thiện miễn dịch cũng như lọc thận, đuổi đi vi khuẩn, sinh vật có hại cho cơ thể qua nước tiểu. Đồng thời uống đủ nước cũng là để ngăn chặn những triệu chứng khác phát sinh.

Tuân theo những quy tắc chữa của các chuyên gia. không nên tự tiện chữa trị, hoặc tự thay đổi liệu trình điều trị.

Cập nhật thông tin chi tiết về Canxi Hóa Bánh Nhau Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!