Xu Hướng 6/2023 # Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Bà Mẹ Mang Thai Đôi, Thai Ba # Top 7 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Bà Mẹ Mang Thai Đôi, Thai Ba # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Bà Mẹ Mang Thai Đôi, Thai Ba được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Để có thể có một thai kỳ bình an thì mẹ bầu cần được chăm sóc sức khỏe thật tốt từ ngày đầu tiên mang thai đến khi sinh con mẹ tròn con vuông. Đối với các mẹ bầu mang thai đôi, thai ba thì việc chăm sóc sức khỏe này lại càng quan trọng và không thể lơ là.

Mẹ bầu mang thai đôi, thai ba không chỉ cần tăng nhiều cân hơn các mẹ mang thai đơn mà lượng máu và chất dinh dưỡng mẹ cần cung cấp cho bào thai cũng lớn hơn nhiều.

Cân nặng của song thai thường lớn hơn cân nặng của thai đơn nhưng rất ít trường hợp lớn hơn gấp đôi. Vì thế mỗi thai nhi trong song thai thường nhẹ hơn thai nhi đơn bình thường. Đó là lý do mà các mẹ không nên đánh giá sự phát triển của song thai bằng cách so sánh với các mẹ mang thai đơn.

Cặp song thai có giống hệt nhau không?

Các mẹ có thể thấy, trên thực tế có những cặp song thai giống hệt nhau nhưng lại có những cặp song sinh không giống nhau. Tuy nhiên thông thường, tỷ lệ khả năng giống nhau giữa cặp song thai là khá cao. Vậy tại sao sinh đôi lại giống nhau?

Có hai khả năng có thể xảy ra khi mẹ bầu mang song thai đó là cặp song thai này là bầu song thai khác trứng hoặc là song thai cùng trứng.

Cặp song thai giống hệt nhau luôn phát triển từ cùng một quả trứng, sau quá trình thụ tinh được tách ra và sau đó phát triển thành hai đứa trẻ giống hệt nhau về mặt di truyền. Nhưng với trường hợp sinh đôi anh em cả trai và gái thì tất nhiên các bé sẽ không thể giống nhau hoàn toàn được.

Sinh đôi cùng trứng hay sinh đôi khác trứng là yếu tố lớn quyết định sự giống nhau của các bé.

Đối với trường hợp mẹ bầu mang thai đôi khác trứng, trứng được thụ tinh riêng biệt bởi các tinh trùng khác nhau từ đó tạo nên các hợp tử không giống nhau. Sau đó trải qua quá trình nuôi lớn trong bụng mẹ, các bé song thai khác trứng sẽ lớn và có những đặc điểm khác nhau.

Các mẹ khi mang thai đôi thường có dấu hiệu ốm nghén nặng nề hơn các trường hợp mẹ bầu mang thai đơn bình thường. Bên cạnh đó, các dấu hiệu như khả năng tăng cân, cảm giác căng tức bầu ngực cũng cao hơn khi mẹ bầu mang thai đôi.

Tuy nhiên những dấu hiệu này còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ. Vậy làm thế nào để có thể phát hiện mẹ bầu mang song sinh chính xác nhất? Câu trả lời chính là siêu âm thai. Đây chính là hình thức khoa học và có căn cứ nhất để biết chính xác mẹ bầu mang thai đơn hay thai đôi.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang song thai

Các mẹ thường tự hỏi, nếu mang song thai thì có cần ăn nhiều hơn khi mang thai đơn hay không? Bụng bầu song thai liệu có làm cho cơ thể mẹ khó chịu nhiều không? Các mẹ hãy thật bình tĩnh vì POH sẽ giải đáp những thắc mắc này.

Khi mẹ mang thai đôi, các mẹ không cần phải ăn nhiều hơn mà hãy lắng nghe cơ thể mình và cố gắng lựa chọn thực đơn cho bà bầu song thai một cách lành mạnh nhất.

Đó là việc cân nhắc sử dụng các nguyên liệu tươi ngon, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn hay đồ ăn đã để lâu ngày trong tủ lạnh.

Bên cạnh đó, thực đơn hàng ngày cho bà bầu song thai cần cân bằng giữa bốn nhóm thực phẩm chính: các loại trái cây, rau củ; thực phẩm giàu tinh bột; thực phẩm giàu Protein và thực phẩm có thành phần chính là sữa.

Các bữa ăn hàng ngày nên có thực phẩm từ bốn nhóm này, việc này giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu. Bên cạnh đó mẹ bầu sẽ tăng cân dần dần và thai nhi sẽ phát triển một cách tốt nhất.

Để có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất nhất cho thai nhi, ngoài thực đơn cho bà bầu thai đôi mà POH kể trên, các mẹ có thể bổ sung thêm Vitamin.

Một số loại vitamin tốt cho em bé và cơ thể của mẹ là Vitamin D, dầu cá omega – 3… Trong mỗi giai đoạn thai kỳ khác nhau, các mẹ nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để có chế độ dinh dưỡng tốt nhất.

Mẹ bầu mang thai đôi cần những xét nghiệm gì?

Vấn đề xét nghiệm là điều mà không chỉ các mẹ mang đơn thai mà cả các mẹ mang song thai cần quan tâm, vậy mẹ bầu mang thai đôi cần những xét nghiệm gì?

Các mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều về vấn đề này đâu. Thông thường, các bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn các mẹ làm thủ tục về các xét nghiệm cần thiết.

Bác sĩ sẽ hỏi mẹ về việc trước đó đã từng sinh con chưa hay mẹ đã từng sinh con nhẹ cân hay sinh non bao giờ chưa. Các mẹ chỉ cần trả lời chính xác và tiếp theo nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn mẹ thực hiện các bước tiếp theo.

Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ để tiến hành những xét nghiệm sàng lọc trong thai kỳ

Nữ hộ sinh, bác sĩ sẽ yêu cầu các mẹ thực hiện sàng lọc trước sinh thai đôi. Chúng có thể là sàng lọc máu để kiểm tra tình trạng máu vì thông thường thiếu máu sẽ dễ gặp hơn khi mẹ mang thai đôi so với thai đơn.

Thai đôi có nên làm double test?

Đối với các mẹ đã từng mang thai và gặp phải tình trạng bị sảy thai hay chết lưu thai mà không phát hiện ra nguyên nhân hoặc một số trường hợp như gia đình có người mang dị tật di truyền, dị tật bẩm sinh thì bác sĩ yêu cầu các mẹ nên thực hiện việc xét nghiệm double test. Điều này giúp phát hiện các dị tật thai nhi.

Trong trường hợp các mẹ siêu âm, thai phát triển bình thường và không có dấu hiệu gì bất thường, các mẹ cũng không nhất thiết phải thực hiện xét nghiệm double test song thai.

Tuy nhiên, nếu bác sĩ khuyến khích thực hiện các mẹ vẫn sẽ vui lòng tiến hành theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thề còn triple test thì sao? Thai đôi có nên làm triple test hay không. Cũng giống như Double test, việc xét nghiệm triple test nhằm phát hiện nguy cơ xuất hiện các dị tật bẩm sinh ở em bé.

Cả hai hình thức xét nghiệm này đều không gây ảnh hưởng đến mẹ và sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ. Tuy nhiên, triple test được thực hiện muộn hơn, thời gian tốt nhất thường được thực hiện từ tuần 16 – 18.

Biến chứng thường gặp ở mẹ bầu thai đôi

Thai nhi phát triển bình thường và mẹ bầu cảm thấy thoải mái trong quá trình mang thai là điều mà bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, thực tế gặp phải những trường hợp thai nhi có nguy cơ đối với cả thai đơn và song thai.

Khi gặp phải tình trạng này, các mẹ cũng đừng lo lắng quá mà luôn phải giữ cho mình một tâm trạng tốt nhất thì thai mới khỏe mạnh được.

Liệu mang song thai có nguy cơ gặp phải biến chứng cao hơn?

Các dấu hiệu thai hỏng không thường xuyên gặp phải ở song thai nhưng một số biến chứng như sinh non sẽ phổ biến hơn. Đó là lý do tại sao mẹ mang song thai cần được chăm sóc và kiểm tra thường xuyên.

Sinh đôi có tốt không?

Nhìn các em bé song sinh kháu khỉnh, dễ thương và được bố mẹ diện cho những bộ đồ giống nhau là niềm vui và là nguồn động viên rất lớn đối với bất kỳ ông bố, bà mẹ nào.

Thực tế có nhiều chị em khá sợ việc sinh đẻ do sợ phải tăng cân, sợ bị mổ, sợ mỡ bụng… và cả sợ những lần đi đẻ. Đây là điều dễ hiểu, bởi lẽ việc mang thai và sinh em bé là điều thiêng liêng và cũng không dễ dàng gì đối với các mẹ.

Nói một cách nôm na, khi mang song thai, các mẹ chỉ cần sinh một lần là được hai đứa thay vì phải mang thai và sinh em bé hai lần. Điều này sẽ giúp các mẹ lấy lại vóc dáng và cân nặng không bị gián đoạn. Vậy sinh đôi thật tốt phải không?

Bên cạnh đó, việc mang song thai cũng khiến nhiều ba mẹ lo lắng khi khả năng sinh non cao hơn mang thai đơn, các cuộc hẹn khám với bác sĩ cũng nhiều hơn bình thường.

Việc mang song thai một thai bị phù không phải là tình trạng thường gặp ở các mẹ mang thai đôi.

Bầu thai đôi thường sinh ở tuần bao nhiêu?

Như đã nói ở trên, khi các mẹ mang thai đôi, khả năng sinh sớm là điều thường hay gặp phải. Vậy điều đó có nghĩa là các mẹ sẽ sinh con khi thai đôi chưa đủ 37 tuần tuổi. Và điều này là hết sức bình thường, các mẹ không nhất thiết phải lo lắng quá nhiều.

Thai đôi 37 tuần mổ được chưa?

Khi sự phát triển của song thai là hoàn toàn bình thường và không có dấu hiệu lạ thường, các mẹ có thể sinh thường. Trong một số trường hợp như tình trạng sức khỏe của mẹ, thai nhi to hay nhau thai che kín lỗ thông vào cổ tử cung… các bác sĩ cần phải tiến hành sinh mổ thai đôi.

Khi các mẹ gặp phải một trong số các trường hợp như: các mẹ đã từng sinh mổ trước đó, cặp song sinh được bác sĩ chẩn đoán là phát triển không như mong đợi… Các bác sĩ sẽ khuyên các mẹ nên sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Kiến thức cần biết cho mẹ bầu mang thai đôi

Những niềm vui, hồi hộp, lo lắng và cả những bất an khi được bác sĩ chẩn đoán về việc mang song thai là điều thường gặp ở bất kỳ chị em nào. Vậy kinh nghiệm mang thai đôi dành cho các mẹ bầu là gì?

Đầu tiên, các mẹ cần giữ tâm lý ổn định và hiểu rằng việc mang song thai là hoàn toàn bình thường và tuân theo khoa học.

Nếu các mẹ có những lo lắng về thai nhi và sự phát triển thai kỳ, các mẹ nên nhờ nữ hộ sinh và bác sĩ tư vấn cũng như đưa thêm các lời khuyên hữu ích. Các sách báo, website thai giáo cũng là nơi giúp các mẹ trang bị thêm kiến thức.

Bà bầu song thai nên nằm ngủ như thế nào?

Tiếp đến việc kiểm tra và khám thai thường xuyên hơn khi mang thai đơn là điều các mẹ cần quen dần.

Các bố có thể giúp các mẹ có những thực đơn dinh dưỡng hàng ngày khoa học và đầy đủ chất. Hãy thường xuyên tâm sự, chia sẻ và trò chuyện với các mẹ để trấn an tinh thần và giúp các mẹ hiểu rằng sinh con không phải là hành trình đơn độc. Điều này vô cùng quan trọng.

Khi nào thì biết mang thai đôi

Các mẹ đã từng sinh con và ở lần sinh tiếp theo, các mẹ thấy xuất hiện một số dấu hiệu như tăng cân nhanh và nhiều, cảm thấy vô cùng mệt mỏi thậm chí bầu ngực luôn căng và đau, cảm giác buồn nôn cũng như nôn nhiều làm các mẹ bị mệt mỏi.

Đây được coi là một trong những dấu hiệu mang song thai sớm nhất.

Tuy nhiên đây không nên được xem là những dấu hiệu hoàn toàn đúng mà chỉ là một cách để các mẹ dự đoán liệu mình có thai hay không chứ không phải là dấu hiệu chắc chắn mang song thai.

Việc siêu âm vẫn luôn là biện pháp khoa học để đưa ra kết quả chính xác nhất. Siêu âm cũng giúp đưa ra đáp án về dấu hiệu mang bầu thai đôi ở các mẹ.

Tăng cân nhanh được coi là một trong các dấu hiệu mang thai đôi

Khi nào siêu âm biết mang song thai?

Siêu âm được coi là phương pháp duy nhất hiện nay để xác định tình trạng mang song thai.

Có phải các mẹ thường phân vân không biết mấy tuần siêu âm biết thai đôi phải không? Câu trả lời là thời gian sớm nhất để biết điều này là khoảng 10 tuần tuổi của giai đoạn thai kỳ. Một số muộn hơn phải đến tuần 14 siêu âm mới phát hiện được.

Điều gì tăng khả năng mang bầu song thai

Sinh đôi là hiện tượng hai em bé cùng sinh ra trong một lần sinh con của mẹ. Đây là hiện tượng không thường xuyên nhưng cũng không phải là hiếm trong sinh đẻ.

Nguyên nhân sinh đôi phổ biến hiện nay là do trong chu kỳ đến ngày “dâu” của phụ nữ, đã có 2 noãn được giải phóng và được thụ tinh bởi 2 tinh trùng khác nhau. Đây là hiện tượng sinh đôi khác trứng.

Một nguyên nhân khác là do sau thụ tinh giữa trứng và tinh trùng, tạo ra hai phôi và cùng phát triển trong tử cung của mẹ. Đây chính là hiện tượng sinh đôi cùng trứng.

Thông thường, mang song thai là do quá trình tự nhiên. Nhưng hiện nay, dưới sự hỗ trợ của các thiết bị và công nghệ hiện đại trong hỗ trợ sinh sản như IVF, thì khả mang song thai sẽ cao hơn. Do đó mà tỉ lệ sinh đôi sẽ cao hơn ở những cặp vợ chồng tiến hành IVF hay các phương pháp hỗ trợ sinh sản.

Mẹ bầu song thai cần chú ý gì khi tập luyện trong thai kỳ?

Vấn đề tập luyện trước, trong mang thai và sau khi sinh là điều mà bất kỳ chị em nào cũng vô cùng quan tâm. Các mẹ luôn mong muốn có phương pháp tập luyện hợp lý và khoa học để khi mang thai không tăng nhiều cân hay tập luyện làm sao để nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh.

Khi mang song thai việc tập luyện là điều tốt và thường được bác sĩ khuyến khích các mẹ nên làm. Các mẹ được khuyến khích tập luyện các động tác nhẹ nhàng, đặc biệt bài tập Yoga là câu trả lời phù hợp nhất.

Bài tập thể dục cho bà bầu tốt là các động tác đơn giản, có thể chỉ là thường xuyên đi bộ. Các mẹ nên tập luyện từ 20 – 30 phút mỗi ngày và duy trì đều đặn.

Các bài tập có cường độ cao hay các bài cardio đốt cháy mỡ và nhiều năng lượng thường không được khuyến khích mẹ bầu tập luyện.

Hiện nay có nhiều trung tâm mở lớp Yoga cho mẹ bầu song thai. Khi tham gia các lớp này, mẹ sẽ có giáo viên hướng dẫn và dễ dàng lựa chọn bài tập phù hợp hơn.

Trong tháng đầu tham gia các lớp yoga cho bà bầu, mẹ sẽ được học thở và thư giãn cùng các bài tập Yoga nhẹ nhàng. Một điều chú ý quan trọng trong khi tập Yoga là cần lắng nghe cơ thể mình để đưa ra quyết định tiếp tục tập một động tác hay tạm nghỉ.

Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Bà Bầu Tháng Thứ 9

Về mặt sinh lý, bà bầu tháng thứ 9 về kích thước bụng đã to hơn rất nhiều, chiều cao của đáy tử cung khoảng 30 – 32 cm. Khiến cơ thể mẹ bầu trở nên nặng nề, chậm chạp và dễ mệt mỏi. Độ nhạy cảm của tử cung cũng tăng lên đáng kể làm thai phụ luôn cảm thấy bụng căng trướng.

Hệ quả của việc tử cung to ra và phình lên là gây nên sức ép nghiêm trọng đối với dạ dày, phổi và tim làm mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng như tiêu hoá kém, khó thở… tình trạng bệnh sẽ càng ngày càng nặng cho đến ngày sinh. Ngoài ra, mẹ bầu cũng thường có cảm giác tim đập nhanh, thở dốc. Sau khi hoạt động đi, đứng, ngồi… những triệu chứng này ngày càng nặng hơn.

Càng về những ngày gần cuối thai kì, chứng phù chân của mẹ bầu sẽ càng nghiêm trọng, tay và mặt cũng có thể bị phù, tình trạng chuột rút ở chân càng tăng, lưng đau dữ dội. Nướu răng thường xuyên bị chảy máu. Triệu chứng đau đầu khi mang thai , buồn nôn, chóng mặt đã quay trở lại với tần suất thường xuyên hơn.

Với những mẹ bầu mang thai lần đầu tiên, khi đầu bé đã lọt mẹ bầu sẽ bớt các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu và khó thở. Các cơn gò Braxton Hicks xảy ra thường xuyên và mạnh hơn.

Về mặt tâm lí, bản năng “làm tổ” của người mẹ bắt đầu trỗi dậy khiến mẹ bầu có cảm giác mình đang háo hức, chờ đợi cũng như mong ngóng đứa con chào đời. Biểu hiện là mẹ bầu sẽ thường xuyên nhìn ngắm đồ dùng mình đã chuẩn bị cho con hay mẹ sẽ có động thực thôi thúc muốn quét dọn, chăm sóc cái “tổ ấm” bé nhỏ của mình và con.

2. Cách chăm sóc cho mẹ bầu ở tháng thứ 9

Hội chứng ống cổ tay: Bà bầu tháng thứ 9 sẽ xuất hiện hội chứng mới gọi là hội chứng ống cổ tay. Biểu hiện của hội chứng bao gồm các triệu chứng tê, châm chích ở các ngón tay do sưng các mô ở cổ tay, do thai gây chèn ép lên dây thần kinh. Hội chứng này sẽ biến mất sau khi sinh. Để khắc phục hội chứng này, mẹ có thể đeo nẹp cổ tay và dùng vitamin B6 hàng ngày.

Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn trong tư thế chân gác cao và nằm nghiêng sang bên trái. Điều này sẽ giúp tăng cường sức chịu đựng của vùng bụng đồng thời tăng cường lượng máu đến bánh nhau. Trong giai đoạn này, mẹ bầu cần tránh tuyệt đối các hoạt động mạnh và làm những việc quá sức.

Khó chịu vì bé chòi đạp: Thai nhi được 9 tháng cũng háo hức và mong ngóng được chào đời làm tình trạng quẫy đạp tăng nhanh với tần xuất thường xuyên và lực đạp mạnh hơn rất nhiều so với trước. Do đó, nếu thai nhi cứ đạp mãi một chỗ làm mẹ khó chịu, mẹ hãy thay đổi tư thế thường xuyên đề chia đều các vùng bị tác động.

Giữ cho tinh thần thoải mái: Đây là việc làm vô cùng quan trọng trong giai đoạn này. Để làm được điều này, mẹ bầu cần chuẩn bị tất cả mọi thứ sẵn sàng để “chào đón” bé cả về tâm lí, sức khỏe, vật chất, nơi sinh, bệnh viện, bác sĩ và các vật dụng cần thiết…

3. Những việc mẹ bầu tháng thứ 9 không nên làm

Mẹ bầu không nên sợ việc sinh đẻ: Cảm giác đau mỏi kéo dài thường khiến mẹ bầu sợ việc sinh đẻ. Tuy nhiên, mẹ bầu cần ‘thoát ly” khỏi tâm lí này và xác định sinh đẻ là một việc làm vô cùng thiêng liêng mà mọi phụ nữ đều trải qua. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, việc sinh đẻ sẽ chẳng là gì quá đáng sợ với những bước tiến của khoa học kĩ thuật. Bạn hãy tin. Mình sẽ là một người mẹ thật tuyệt vời.

Bạn có thấy bài viết này hữu ích:

Chăm Sóc Sức Khỏe Bà Bầu Mang Thai Tháng Thứ 6

Bước sang tuần thứ 24, có lẽ các bà bầu đã quá quen thuộc với việc đi khám thai định kỳ hàng tháng suốt cả quý 2 rồi. Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số điều trong các chăm sóc sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 6

Những thay đổi sinh lý của thai phụ ở tháng thứ 6 cần biết

Khi thai nhi được 6 tháng thì lúc này cổ tử cung nở ra thấy rõ, chiều cao của đáy tử cung khoảng 18 – 20cm so với khớp mu. Dây chằng giữ tử cung bị kéo giãn, nên thỉnh thoảng các bà bầu sẽ cảm thấy đau. Do tử cung đè ép nên thai phụ có các hiện tượng như khó thở, tiêu hoá không tốt…

Do tử cung đè ép lên tĩnh mạch ở khoang dưới làm cho máu ứ lại ở khoang chậu và mạch máu của chi dưới. Máu không lưu thông, áp lực tăng cao, lại thêm sự thay đổi của hóc môn nên thai phụ sẽ bị phù chân, cũng có thể gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch.

Hiện trạng của bạn sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 6

– Đáy tử cung đã lên cao khỏi rốn.

– Lúc này các bà bầu có thể nhận biết được chân hay tay của bé khi bé chòi đạp.

– Bộ ngực rất đau do sự thay đổi nội tiết tố để chuẩn bị cho con bú.

– Nước bị giữ lại trong cơ thể, cặp đùi và phần trên to ra.

– Bạn thường xuyên thấy nóng trong người.

Cách xử trí tình huống khi chăm sóc sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 6 Hiện tượng khó kiêu khi mang thai

Progesterone làm hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả: thức ăn tồn đọng trong dạ dày lâu hơn nên làm bạn khó chịu. Tránh ăn quá no một lần, hãy chia thành nhiều bữa nhỏ và ăn thường xuyên.

Nhiễm khuẩn đường tiểu

Phụ nữ mang thai thường mắc loại bệnh nhiễm khuẩn này. Để phòng bệnh, bạn hãy uống nhiều nước mỗi ngày, tối thiểu 8 – 10 ly. Nước sẽ làm loãng nước tiểu, xúc rửa đường tiểu nên bệnh ít xảy ra.

Khô mắt

Triệu chứng khô mắt bắt đầu xuất hiện thường xuyên từ giữa thai kỳ. Bà bầu mang thai tháng thứ 6 sẽ cảm thấy mắt bị khô và khó chịu trước ánh sáng, nhất là khi bạn dùng kính áp tròng. Các bà bầu chỉ nên dùng loại thuốc nhỏ mắt có tác dụng giữ ẩm dành cho bà bầu.

Những điều mà người Chồng cần biết khi chăm sóc sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 6

Phương pháp đo chiều cao của tử cung:

Sau khi đi tiểu xong, thai phụ nằm ngửa trên giường, người chồng dùng thước dây đo khoảng cách từ chính giữa khớp mu lên đến đáy tử cung. Chú ý ghi lại thời gian và kết quả đo được, sau đó đối chiếu với tiêu chuẩn của tuần thai. Nếu cách 2 tuần mà chiều cao của tử cung không hề thay đổi thì phải đưa vợ đến bệnh viện để kiểm tra.

Phương pháp đo vòng bụng:

Sau khi đi tiểu xong, thai phụ nằm ngửa trên giường, người chồng dùng thước dây đo khoảng cách từ chính giữa khớp mu lên đến đáy tử cung. Chú ý ghi lại thời gian và kết quả đo được, sau đó đối chiếu với tiêu chuẩn của tuần thai. Nếu cách 2 tuần mà chiều cao của tử cung không hề thay đổi thì phải đưa vợ đến bệnh viện để kiểm tra.

Những điều cấm kỵ khi chăm sóc sức khỏe bà bầu mang thai tháng thứ 6

Bắt đầu từ tháng này, bà bầu phải đặc biệt chú ý đến những cử động của mình, tránh những động tác gây chèn ép lên vùng bụng, tránh cơ thể bị chấn động.

Cần hạn chế đi du lịch xa, vì ngồi trên xe bị lắc lư trong thời gian dài hoặc bị chấn động sẽ gây đau bụng, và dễ dẫn đến sinh non. Hạn chế để cơ thể tiếp xúc với không khí lạnh. Nếu bị lạnh sẽ gây co thắt tử cung, tệ hơn có thể dẫn đến sinh non. Cần phải để cơ thể trong trạng thai luôn giữ ấm để tránh nhữ trường hợp trên.

Cố gắng tránh không nên làm những công việc cũng như đồ vật nặng. Nếu muốn nhặt vật ở dưới đất thì phải quỳ gối xuống, giữ cho thân trên luôn thẳng, để tránh gây áp lực lên bụng. Ngoài ra, không nên rướn người, vươn tay lấy vật ở trên cao để bụng không bị kéo giãn quá mức.

Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Người Bị Huyết Áp Thấp Khi Mang Thai

Bệnh huyết áp thấp khi mang thai khá phổ biến. Đặc biệt là thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Khi mang thai, các chỉ số huyết áp cho chúng ta biết về sức khỏe của cả mẹ và bé. Nó giúp bác sĩ xác định một số bệnh trong thời kỳ thai sản như tiền sản giật. Đây là lý do tại sao mỗi lần khám thai bác sĩ đều phải đo huyết áp cho bạn.

Theo các bác sĩ, chỉ số tâm thu dưới 120 mm Hg và tâm trương trên 80 mm Hg sẽ là bình thường. Chỉ số tâm thu dưới 90 mm Hg và tâm trương dưới 60 mm Hg sẽ được coi là thấp.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH HUYẾT ÁP THẤP KHI MANG THAI

Bệnh huyết áp thấp khi mang thai là do những thay đổi trong cơ thể trong thai kỳ. Nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp khi mang thai là vì trong thai kỳ hệ thống tuần hoàn mở rộng nhanh chóng. Khiến cho các mạch máu giãn ra gây nên giảm huyết áp.

Trên thực tế, sự co giãn nhanh chóng về thể tích máu diễn ra để duy trì việc cung cấp oxy và dưỡng chất cho em bé.

Dự kiến huyết áp sẽ giảm và ở mức thấp nhấp vào giữa thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2 (khoảng tuần 24 – 25)

Hơn nữa, nhiều loại thuốc không kê đơn cũng gây ra huyết áp thấp bao gồm thuốc lợi tiểu điều trị tăng huyết áp. Các loại thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc theo toa khác. Phụ nữ mang thai sử dụng rượu và ma túy cũng làm giảm huyết áp.

Bệnh huyết áp thấp là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác. Đặc biệt là khi giảm đột ngột và sau đó là các triệu chứng khác như chóng mặt, ngất, buồn nôn, mờ mắt, trầm cảm, sốc, khó tập trung, và thờ ơ. Triệu chứng huyết áp thấp nặng hơn đó là người mẹ sẽ nhận thấy các dấu hiệu như thở gấp và mạch nhanh hoặc yếu.

Huyết áp thấp trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai không phải là một nguyên nhân gây lo ngại. Nhưng trong tam cá nguyệt thứ ba, nó trở nên đáng báo động. Nếu mức giảm đáng kể thì có thể đe dọa đến tính mạng của em bé trong bụng cũng như người mẹ.

BỆNH HUYẾT ÁP THẤP ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN EM BÉ?

Theo một số nghiên cứu, huyết áp thấp khi mang thai có thể dẫn đến các vấn đề cho em bé. Như nhẹ cân và thậm chí có thể gây ra thai chết lưu. Điều này có thể xảy ra nếu người mẹ bị huyết áp thấp liên tục trong tam cá nguyệt thứ ba.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH HUYẾT ÁP THẤP KHI MANG THAI

Bệnh huyết thấp khi mang thai không được điều trị bằng thuốc mà thông qua thực phẩm và thay đổi lối sống hàng ngày. Thông thường, huyết áp sẽ tăng và duy trì ở mức ổn định trong tam cá nguyệt thứ ba. Và trở nên bình thường sau khi sinh con.

Phương pháp điều trị bệnh huyết áp thấp khi mang thai

Nằm nghiêng bên trái để điều hòa và tăng lưu lượng máu

Di chuyển chậm và cẩn thận

Tránh đứng lâu

Nằm xuống hoặc ngồi yên một lúc sau bữa ăn

Tránh nằm ngửa, đặc biệt là sau tháng thứ năm của thai kỳ. Điều này dẫn đến áp lực lên tử cung. Gây chèn ép các mạch máu chính và dẫn đến giảm lưu lượng máu.

Không tập thể dục quá sức

Tham khảo ý kiến bác sĩ sản nếu có triệu chứng huyết áp thấp nặng. Để có phương pháp điều trị huyết áp thấp khi mang thai hợp lý.

NÊN ĂN GÌ KHI BỊ HUYẾT ÁP THẤP KHI MANG THAI?

Bị huyết áp thấp khi mang thai, bà bầu nên ăn trái cây tươi. Các loại rau xanh lá đậm, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch, sữa ít béo.

Bà bầu bị huyết áp thấp nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Tránh xa rượu, bia và thước lá.

Chia nhỏ những bữa ăn nhỏ trong suốt cả ngày. Bà bầu bị huyết áp thấp cũng cần tránh đồ cay, đồ chiên xào cũng như thực phẩm chế biến sẵn.

Nguồn: organicfacts.net

Cập nhật thông tin chi tiết về Chăm Sóc Sức Khỏe Cho Bà Mẹ Mang Thai Đôi, Thai Ba trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!