Bạn đang xem bài viết Chế Độ Ăn Uống Của Bà Mẹ Có Liên Quan Đến Giới Tính Của Thai Nhi Hay Không? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phần lớn các cặp vợ chồng khi kết hôn đều muốn sau này sinh con có cả trai và gái. Giới tính thai nhi cũng chịu ảnh hưởng bởi gen, nghĩa là tinh trùng của người cha là nhân tố quyết định em bé sinh ra là trai hay gái.
Phần lớn các cặp vợ chồng khi kết hôn đều muốn sau này sinh con có cả trai và gái. Giới tính thai nhi cũng chịu ảnh hưởng bởi gen, nghĩa là tinh trùng của người cha là nhân tố quyết định em bé sinh ra là trai hay gái. Tuy nhiên, điều này được hỗ trợ tích cực hơn nếu bà mẹ muốn sinh bé trai có nguồn dưỡng chất phù hợp cũng như có các phương pháp: tính ngày rụng trứng, soi trứng…
Vậy, chế độ ăn, uống có quyết định được giới tính của thai nhi? Hay còn phụ thuộc vào những yếu tố nào khác? Chúng ta sẽ cùng đi tìm lời giải cho câu hỏi thú vị này.
Các điều kiện để có con
Nam phải có tinh trùng lành mạnh.
Nữ phải có trứng (noãn sào).
Những yếu tố thuận lợi và bất lợi cho việc thụ thai
1. Tuổi tác
– Phụ nữ trong tuổi sinh nở (từ 20 đến 32) dễ sinh con trai hơn con gái.
– Những bà mẹ lớn tuổi (trên 35) sinh nhiều bé gái hơn.
2. Nghề nghiệp
– Những người làm việc trong giới y khoa và nhất là gây mê trong phòng mổ có khuynh hướng sinh con gái nhiều hơn con trai.
– Những người lao động chân tay xác suất sinh con trai nhiều hơn con gái.
3. Nhiệt độ
– Khí hậu ôn hòa, cơ thể mát mẻ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng của nam giới, vì thế khi “gần nhau” dễ sinh con trai.
– Mặc áo, quần chật, tắm hơi, uống nhiều bia, rươu… sẽ làm giảm tinh trùng, nhất là giảm số tinh trùng đực Y… vì vậy sẽ sinh gái nhiều hơn trai.
4. Thuốc trị ung thư
Thuộc đặc trị ung thư cũng có tác dụng diệt tinh trùng, nhất là tinh trùng đực Y.
Sinh con theo khoa học
Căn cứ vào tinh trùng X và Y
Đặc điểm của tinh trùng X
Nặng ký hơn tinh trùng Y.
Chậm chạp.
Có tuổi thọ dài hơn tuổi thọ tinh trùng Y.
Thích hợp với môi trường toan, tức là axít.
Đặc điểm của tinh trùng Y
Nhẹ ký hơn tinh trùng X.
Di động nhanh hơn tinh trùng X.
Tuổi thọ ngắn hơn tinh trùng X.
Thích hợp với môi trường kiềm.
Các yếu tố tự nhiên quyết định giới tính
Tinh trùng X kết hợp với trứng trước sẽ cho ra con gái.
Tinh trụng Y kết hợp với trứng trước sẽ cho ra con trai.
Môi trường âm đạo kiềm có lợi cho tinh trùng Y.
Môi trường âm đạo acid có lợi cho tinh trùng X.
Chế độ ăn của phụ nữ trước khi thụ thai có ảnh hưởng đến giới tính thai nhi?
Muốn có con trai
Chế độ dinh dưỡng: Thực hiện 3 tháng trước khi thụ thai.
Ăn mặn.
Ăn nhiều trái cây, bánh ngọt, sôcôla để có nhiều Natri và Kali.
Trước khi thụ thai 3 tháng nên ăn chế độ nhiều muối mặn hơn bình thường.
Ăn thịt, cá, khoai tây, chuối và thực phẩm khô ướp muối.
Chế độ ăn cần cung cấp nhiều Natri và Kali.
Kiêng sữa, trứng, nước khoáng, cà chua, cà rốt…
Chế độ sinh hoạt
Kiêng giao hợp nhiều ngày trước khi rụng trứng.
Giao hợp 1 lần trong ngày rụng trứng.
Muốn có con gái
Chế độ dinh dưỡng: Thực hiện 3 tháng trước khi thụ thai.
Ăn nhạt.
Uống nhiều sữa.
Ăn nhiều yaourt, phô mai tươi là những nguồn canxi tốt.
Ăn các loại trái cây, rau xanh…
Đảm bảo chế độ ăn dồi dào canxi và magiê…
Chế độ sinh hoạt
Giao hợp trước ngày rụng trứng (vì tinh trùng đực chết sớm hơn tinh trùng cái nên vào giờ rụng trứng, số lượng tinh trùng cái sẽ nhiều hơn tinh trùng đực) khả năng sinh con gái sẽ cao hơn.
Ý kiến của các chuyên gia trên thế giới
Giáo sư J.Lorrain (Canada)
Nhóm nghiên cứu của ông thử nghiệm về mối quan hệ giữa việc sinh con trai, con gái và khoáng chất trong thức ăn.
Trong 100 cặp vợ chồng được nghiên cứu (phần lớn chỉ sinh con trai), có 80% đã vô tình theo chế độ ăn quá mặn. Những cặp sinh toàn con gái lại ăn nhiều thức ăn giàu kim loại kiềm thổ hơn.
Về sau, ông thử nghiệm phương pháp này để thụ thai cho 216 phụ nữ, kết quả là 175 trường hợp thành công (81%). Trong một nghiên cứu khác, có 24 trong tổng số 30 cặp vợ chồng ăn uống theo chế độ sinh con trai đã đạt được ý nguyện: 16/20 cặp ăn theo cách sinh con gái đã có được cô công chúa mong đợi.
Bác sĩ Michelle D
Năm 1977, bác sĩ Michelle D hoàn thành việc nghiên cứu trên 102 phụ nữ chỉ sinh toàn trai hay toàn gái (chế độ ăn uống của họ được xác định cẩn thận về tỷ lệ khoáng chất hàng ngày).
Kết quả là ở 84% phụ nữ sinh con trai, tỷ lệ các thành phần K và Na cao gần gấp 4 lần so với Ca và Mg.
Các thí nghiệm lâm sàng khác như ở bệnh viện phụ sản Rort Royal năm 1976 cũng cho thấy, trong 27 phụ nữ sử dụng phương pháp ăn uống để sinh trai gái theo ý muốn, có 19 người thành công.
Lời kết
Từ nền văn minh Trung Hoa, Ai Cập, Hy Lạp… người ta đã tìm mọi lý do để giải thích cho việc sinh trai hay sinh gái, và tìm đủ mọi cách để can thiệp.
Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng của bà mẹ trước khi mang thai được nhiều người quan tâm hơn cả, bởi việc áp dụng phương pháp này không gây phiền hà, ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ mà chỉ cần tuân thủ theo quy định về khẩu phần ăn, các loại thực ăn theo chế độ đã quy định.
Trên đời có 2 điều con người không thể tự lựa chọn được, đó là “cha mẹ và con cái”. Tuy nhiên, kết hợp chế độ ăn trước khi mang thai với sự tính toán khoa học khi thụ thai cũng có những xác suất “phù hợp” với tự nhiên để sinh ra những bé trai, bé gái khỏe mạnh, thỏa mãn sự mong muốn của con người.
Benh.vn (tổng hợp)
Đoán Giới Tính Thai Nhi Qua… Mùi Của Bà Bầu
Từ lâu trong giới khoa học đã có ý kiến hoài nghi rằng, các cá thể đực của nhiều loài, kể cả con người, có thể đánh hơi hoặc ngửi thấy việc một cá thể cái có đang mang bầu hay không. Hiện, một nghiên cứu mới thậm chí phát hiện, các cá thể cái thuộc các loài động vật linh trưởng khác nhau tiết ra một “mùi mang thai” tự nhiên mà cá thể đực có thể cảm nhận được và những mùi hương như vậy dường như còn báo hiệu bà mẹ tương lai đang mang thai con trai hay con gái.
Theo tạp chí Biology Letters, nghiên cứu mới tập trung vào các con vượn cáo như một mẫu đại diện cho các động vật linh trưởng. Công trình này cung cấp bằng chứng trực tiếp đầu tiên ở động vật về việc mùi của bà mẹ đang mang thai thay đổi khác nhau phụ thuộc vào giới tính của đứa con trong bụng.
Các dấu hiệu mùi đặc trưng “có thể giúp chỉ dẫn những tương tác xã hội, có thể thúc đẩy việc nhận diện bà mẹ – trẻ sơ sinh, giảm xung đột bên trong nhóm/bầy đàn hoặc làm rõ cương vị làm cha”, nhóm tác giả nghiên cứu Jeremy Crawford và Christine Drea viết. Trong đó, họ đã đề cập đến khả năng các dấu hiệu mùi đặc trưng giúp cá thể đực có thể cảm nhận được, ngay cả trước khi cá thể cái sinh con, liệu mình có là cha của đứa trẻ hay không.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn nghi ngờ, các mùi hương tiết lộ giới tính thai nhi có thể giúp cha mẹ chuẩn bị cho những gì sắp tới. Để kiểm chứng quan điểm của mình, họ đã sử dụng các miêng gạc coton để thu thập chất bài tiết có mùi từ vùng sinh dục của các con vượn cáo trước và trong khi mang bầu.
Nhóm nghiên cứu sau đó tiến hành phân tích hóa học để nhận diện hàng trăm thành phần tạo nên sự thay đổi mùi của mỗi con vượn cáo cái trong quá trình mang bầu. Kết quả thu được rất đáng kinh ngạc: vượn cáo sắp làm mẹ tiết ra các mùi hương đơn giản hơn, chứa ít hợp chất thơm hơn so với thời kỳ trước mang bầu. Sự thay đổi rõ thấy hơn khi chúng mang thai con trai.
Các chuyên gia nhận thấy, hiện tượng trên tương liên với các thay đổi và lượng hoóc môn trong máu.
“Sự khác biệt về hoóc môn giữa vượn cáo mang thai con trai và vượn cáo mang thai con gái rất lớn. Điều này có thể vì, việc sản sinh ra các hợp chất như vậy sử dụng các nguồn được hướng tới nơi khác khi chúng mang bầu, đặc biệt nếu một cá thể cái mang thai con trai tiêu tốn nhiều năng lượng hơn so với mang thai con gái”, nhà nghiên cứu Drea nhấn mạnh.
Vượn cáo không được xem là loài thính nhạy về mùi hương nhất, nên cũng có thể, việc tiết ra mùi và khả năng phát hiện ra chúng có thể rất phổ biến trong vương quốc động vật.
Xem Bói Giới Tính Thai Nhi Theo Ý Muốn Của Bố Và Mẹ
Ngày nay việc xem bói giới tính thai nhi sinh con trai hay gái rất được nhiều người quan tâm. Do đó tiện ích xem giới tính sinh con trai hay gái theo tuổi và ý muốn của bố mẹ. Sẽ dự đoán chính xác cho bạn, từ đó có sự chuẩn bị chu đáo đầy đủ trước khi con yêu chào đời. Mang lại nhũng điều tốt đẹp nhất cho con.
Xem bói dự đoán giới tính sinh con mang ý nghĩa gì?
Mặc dù con cái là lộc trời cho, nhưng chúng ta có thể xem là con trai hay con gái. Thông qua tiện ích bói sinh con trai con gái theo ý muốn và tuổi của bố mẹ.
Từ đó có thể chủ động đoán nhận, chuẩn bị thật tốt mọi chuyện trước khi con chào đời. Mang lại may mắn cho con và gia đình. Chính vì thế mà việc xem giới tinh và cách tính ngày sinh con trai con gái là vô cùng quan trọng.
Xem giới tính sinh con
Bí quyết ăn gì hay làm thế nào, cách nào để có thể sinh con trai, con gái? Làm sao để biết trước được giới tính của con. Đây là điều bố mẹ nào cũng quan tâm dù biết con cái là lộc trời cho. Tuy nhiên vẫn muốn biết trước để có sự chuẩn bị tốt nhất cho con trước khi chào đời. Cụ thể làm sao để có thể bói sinh con trai hay con gái hãy tìm hiểu nội dung sau:
Sinh con trai, con gái theo tuổi của bố mẹ
Để chọn năm sinh con hay có thể xem bói giới tính sinh con trai hay gái đều phụ thuộc vào tuổi âm của bố mẹ. Từ đó mới phân tích và đem ra kết quả là con trai hay con gái. Nhằm giúp bố mẹ có kế hoạch và chuẩn bị tốt nhất trước khi con chào đời. Mang lại may mắn hanh thông cho cuộc đời con và cả gia đình.
Dựa theo tháng thụ thai
Không giống như cách dựa vào bảng tính để xem được là sinh con trai hay con gái. Tiện ích xem sinh con theo ý muốn dựa vào tuổi âm lịch của bố mẹ cùng với tháng thụ thai. Từ đó có thể biết được giới tính sinh con là trai hay gái. Để có sự chuẩn bị một cách chu đáo nhất.
Xem bói giới tính sinh con trai con gái theo ý muốn của bố mẹ là tiện ích online cung cấp thông tin nhanh chính xác. Nhằm từ đó có thể biết trước được giới tính của con. Để chuẩn bị mọi việc thật tốt và chu đáo. Mang lại cuộc sống tốt đẹp cho con yêu sau khi chào đời.
Từ khóa : ăn gì để sinh con trai, bảng tính sinh con trai con gái, bảng xem sinh trai hay gái, bí quyết sinh con trai, bói giới tính thai nhi, bói sinh trai hay gái, cách sinh con gái, cách sinh con trai, cách tính ngày sinh, cách tính sinh con trai, dự đoán giới tính sinh con, làm cách nào để sinh con trai, làm thế nào để sinh con trai, muốn sinh con trai, sinh con theo ý muốn, sinh con trai con gái theo ý muốn, sinh con trai hay gái theo tuổi bố mẹ, xem bói sinh con, xem giới tính sinh con, xem sinh con trai, xem sinh con trai hay gái.
Những Điều Cần Làm Ngay Với Chế Độ Ăn Uống Của Bà Bầu
Việc có nên thay đổi chế độ ăn khi mang bầu hay không phụ thuộc vào chế độ ăn trước đây của mẹ.
Nếu mẹ vốn đã ăn uống lành mạnh thì chỉ cần thực hiện một vài điều chỉnh nhỏ trong thực đơn hàng ngày. Nhưng nếu mẹ đang có thói quen đồ ăn bán sẵn, gọi đồ ăn giao tận nhà hay các kiểu ăn “lạ” như ăn khoai tây chiên cùng sôcôla thì mẹ bầu cần thay đổi thói quen và chế độ ăn uống ngay!
Chế độ ăn uống lành mạnh cho bà bầu gồm những gì?
Một chế độ ăn uống lành mạnh phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cả mẹ bầu và thai nhi.
Chế độ ăn của bà bầu cần bao gồm nhiều loại thực phẩm khác nhau. Nhìn chung có bốn nhóm thực phẩm thiết yếu là:
Các loại rau và hoa quả: Mẹ bầu nên ăn năm phần đến bảy phần trái cây và rau quả mỗi ngày. Chú ý ăn nhiều rau hơn trái cây. Các loại rau và hoa quả tươi không đường là tốt nhất. Ngoài ra trái cây và rau củ quả đóng hộp, đông lạnh và sấy khô đều dùng được. Nước ép và sinh tố cũng tính vào nhóm dinh dưỡng từ rau củ quả. Nhưng nên hạn chế lượng nước ép và sinh tố sử dụng hàng ngày vì chúng có chứa lượng đường tự nhiên.
Thực phẩm giàu tinh bột: Bao gồm một số loại củ như khoai tây, chuối và khoai mỡ; các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt và diêm mạch. Bánh mì, bánh quy giòn, mì ống và ngũ cốc ăn sáng cũng nằm trong nhóm này. Mẹ bầu nên ưu tiên các loại tinh bột và ngũ cốc nguyên cám.
Thực phẩm giàu đạm: Nhóm thực phẩm này bao gồm thịt nạc, cá, trứng và các loại đậu (chẳng hạn như đậu hạt và đậu lăng). Thực đơn của bà bầu nên có hai phần cá trở lên, trong đó bao gồm một phần duy nhất cá có dầu như cá thu hoặc cá mòi.
Thực phẩm từ sữa: Bao gồm sữa, phô mai và sữa chua, đây là nguồn canxi tốt. Các loại thực phẩm làm từ sữa ít chất béo và đường là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe.
Bổ sung vitamin trong thai kỳ
Vitamin tổng hợp
Bổ sung vitamin đúng và đủ sẽ hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ đã có chế độ ăn uống cần bằng và lành mạnh, mẹ thậm chí không cần bổ sung vitamin tổng hợp. Trong trường hợp mẹ muốn bổ sung thì nên dùng loại dành riêng cho phụ nữ mang thai.
Việc bổ sung vitamin trong thai kỳ cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số vitamin tổng hợp không được kê đơn có thể chứa retinol, loại vitamin A có trong gan có khả năng gây hại cho thai nhi.
Axit folic
Mẹ bầu được khuyến nghị uống 400 microgam (mcg) axit folic mỗi ngày trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Axit folic bảo vệ thai nhi khỏi các khiếm khuyết về não và cột sống (khuyết tật ống thần kinh), chẳng hạn như tật nứt đốt sống.
Ngoài ra, mẹ có thể cần dùng một liều axit folic cao hơn (khoảng 5mg) nếu:
Mẹ hoặc bố mắc khuyết tật ống thần kinh (KTOTK).
Mẹ đã có thai trước đó và thai nhi bị mắc KTOTK.
Gia đình mẹ hoặc gia đình bố có tiền sử KTOTK.
Mẹ bị bệnh không dung nạp gluten hoặc tiểu đường.
Mẹ phải uống thuốc chống động kinh.
Chỉ số khối cơ thể (BMI) của mẹ là 30 trở lên.
Nếu mẹ bị bệnh hồng cầu hình liềm hoặc bệnh tan máu bẩm sinh, mẹ có nhiều khả năng bị thiếu máu khi mang thai. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ dùng một liều axit folic cao hơn để giúp ngăn ngừa và điều trị thiếu máu.
Vitamin D
Phụ nữ mang thai cũng được khuyến nghị uống 10mcg vitamin D mỗi ngày. Ở các nước phương Tây như Anh, các mẹ bầu sẽ khó hấp thụ đủ vitamin D từ đồ ăn và ánh sáng mặt trời.
Ở Việt Nam, mẹ bầu được tiếp xúc với mặt trời nhiều hơn nhưng vẫn cần chú ý tới lượng vitamin D trong chế độ ăn uống.
Vitamin A
Mẹ hoàn toàn có thể hấp thu vitamin A an toàn có nguồn gốc từ thực vật trong chế độ ăn uống hàng ngày. Những thực phẩm giàu vitamin A bao gồm:
Các loại rau củ màu vàng, cam và đỏ, như cà rốt, khoai lang và ớt đỏ.
Rau lá xanh, như rau bina.
Trái cây màu vàng và cam, chẳng hạn như xoài, đu đủ và mơ.
Sắt
Nhu cầu chất sắt của cơ thể mẹ tăng lên khi mang thai. Đặc biệt sau 32 tuần mẹ cần tới 7mg sắt mỗi ngày, tương đương gấp 5 lần so với trước khi mang thai. Đó là lý do các bà bầu thường mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ.
Thịt đỏ, trứng, đậu và các loại thực phẩm làm từ đậu, rau xanh, bánh mì nguyên hạt, trái cây sấy khô, các loại hạt và ngũ cốc tăng cường đều là những nguồn cung cấp sắt tốt.
Mẹ sẽ chỉ uống bổ sung sắt nếu bác sĩ chỉ định. Nếu mẹ nhận thấy các dấu hiệu thiếu máu hãy báo với y tá hoặc bác sĩ. Bác sĩ sẽ cho mẹ làm xét nghiệm máu để kiểm tra các dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt.
I-ốt
Iốt là một khoáng chất cần thiết cho sự phát triển trí não của bé nhưng nhiều bà mẹ lại có chế độ ăn uống với lượng iốt thấp. Thực phẩm từ sữa, cá thịt trắng và tôm nấu chín đều là nguồn cung cấp iốt tốt.
Mẹ không cần phải uống bổ sung iốt mà chỉ cần điều chỉnh thực đơn để có nhiều thực phẩm chứa chất này hơn.
Ngoài ra, các mẹ bầu cũng cần trao đổi với bác sĩ về việc uống thêm các chất bổ sung đặc biệt nếu mẹ đang:
Ăn chay theo lịch hoặc chay thuần.
Có chế độ ăn kiêng hạn chế, chẳng hạn như vì dị ứng thực phẩm hoặc vì lý do tôn giáo.
Bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ.
Mẹ có cần nạp nhiều calo hơn khi mang thai không?
Câu trả lời là mẹ không cần nạp thêm calo trong sáu tháng đầu của thai kỳ. Cơ thể mẹ sẽ thích nghi một cách khéo léo và chuyển hóa đủ chất dinh dưỡng tốt cho em bé của mẹ. Khả năng trao đổi chất của mẹ tăng lên để cân bằng giữa việc nuôi dưỡng cơ thể mẹ và nuôi dưỡng em bé.
Trong ba tháng cuối của thai kỳ, mẹ chỉ cần nạp thêm khoảng 200 calo mỗi ngày để giúp em bé phát triển. Một bữa ăn nhẹ 200 calo có thể là:
Một cốc sữa chuối bao gồm một quả chuối, sữa bán tách kem và sữa chua ít béo.
30g cháo với sữa bán tách kem và một thìa nho khô tráng miệng.
Một nắm tổng hợp các loại hạt không ướp muối.
Một lát bánh mì nướng nguyên hạt với bơ đậu phộng.
Một vài miếng bánh yến mạch với phô mai hoặc cá mòi ít béo và một quả cà chua.
Hai muỗng canh sốt đậu nghiền với một nửa lát bánh mì pitta, cà rốt và ớt đỏ.
Khẩu vị của mẹ thay đổi trong suốt thai kỳ là chuyện bình thường. Trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, mẹ có thể không muốn ăn và bỏ bữa. Đặc biệt nếu mẹ bị buồn nôn hoặc ốm nghén. Đến những tuần sau khi cơ ốm nghén lui đi, mẹ sẽ ăn được nhiều và ngon miệng hơn.
Nếu mẹ bị ợ nóng hoặc cảm thấy quá no sau khi ăn thì nên ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì ba bữa như bình thường.
Những thực phẩm nên tránh khi mang thai
Những món sau đây có thể không an toàn cho mẹ hoặc em bé:
Pa-tê, sữa và phô mai chưa được tiệt trùng, phô mai chín có mốc, có thể chứa một loại vi khuẩn nguy hiểm gọi là listeria. Mẹ không được ăn các loại phô mai có vỏ màu trắng và các loại phô mai mềm, có gân xanh do lên men.
Thịt muối hoặc thịt tái có thể chứa ký sinh trùng gây ra bệnh nhiễm trùng toxoplasmosis (một căn bệnh có thể gây ra các biến chứng khi mang thai và sinh nở). Đồ ăn chế biến sẵn cũng có thể ẩn chứa vi trùng này. Vì vậy mẹ bầu chỉ nên ăn thức ăn đã được nấu chín kỹ.
Động vật có vỏ còn sống, chẳng hạn như hàu và tôm có thể chứa các loại vi khuẩn và virus gây hại. Mẹ cũng nên tránh Sushi không được đông lạnh vì món ăn này có thể chứa giun ký sinh. Tốt nhất là mẹ không nên ăn Sushi khi đang mang thai.
Cá hun khói thì được đánh giá an toàn cho bà bầu. Nhưng mẹ cũng nên hạn chế các loại thực phẩm như vậy.
Tránh ăn trứng sống hoặc nấu chưa chín, trừ khi trứng đã được đóng dấu kiểm định chất lượng. Trứng có thể gây ngộ độc thực phẩm nhiễm khuẩn salmonella, nhưng trứng đã được đóng dấu kiểm định mang vi khuẩn salmonella ở mức thấp thấp và an toàn khi ăn trứng vẫn còn ở dạng lỏng. Thực phẩm làm từ trứng sống, chẳng hạn như mayonnaise tự làm, cũng ăn được nếu mẹ chắc chắn đã sử dụng trứng có dấu kiểm định hoặc nếu trứng đã được tiệt trùng. Ngoài trứng sống, các thực phẩm khác có thể gây ngộ độc thực phẩm nhiễm khuẩn salmonella là động vật có vỏ còn sống và thịt sống hoặc chín tái.
Cá mập, cá kiếm và cá cờ chứa hàm lượng thủy ngân không an toàn đối với bà bầu. Thủy ngân có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của em bé. Cá ngừ cũng chứa một ít thủy ngân. Nhưng tốt nhất là không nên ăn quá bốn lon cá biến đóng hộp cỡ trung bình, hoặc không quá hai miếng cá ngừ tươi mỗi tuần.
Đừng ăn gan và các sản phẩm làm từ gan như pate, xúc xích gan và viên dầu cá. Gan có thể chứa một lượng lớn retinol – vitamin A động vật. Hấp thụ quá nhiều retinol có thể gây hại cho thai nhi.
Các bác sĩ khuyên bà bầu nên ngừng uống rượu,bia khi mang thai. Không có cách để xác định chính xác lượng rượu có thể gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên chắc chắn rằng mẹ càng uống nhiều rượu, nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe lâu dài của bé càng cao. Trong ba tháng đầu, rượu cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Đó là lý do tại sao các chuyên gia khuyên mẹ nên tránh uống rượu hoàn toàn trong khi đang mang thai.
Hạn chế uống caffein. Mẹ bầu không được uống hơn 200mg caffeine mỗi ngày, tương đương khoảng hai cốc trà hoặc cà phê hòa tan. Đồ uống có ga và nước tăng lực cũng có chứa caffeine.Mẹ phải kiểm tra hàm lượng caffeine trên nhãn trước khi sử dụng. Tốt nhất là mẹ nên chuyển sang uống các loại nước không chứa caffeine.
Điều này là do một hóa chất tự nhiên gọi là acrylamide được hình thành khi những thực phẩm như khoai tây và bánh mì được chiên, nướng ở nhiệt độ cao.
Cần nhiều nghiên cứu hơn để chắc chắn nếu acrylamide từ thực phẩm có nguy hại đối với thai nhi của mẹ hay không. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên giảm lượng acrylamide trong chế độ ăn uống bằng cách:
Không nấu nhừ thực phẩm dạng tinh bột. Ví dụ, chiên khoai tây sao cho có màu vàng sáng. Bánh mì chỉ nướng đến khi có màu nâu nhạt.
Nấu các thực phẩm chế biến sẵn cần chiên hoặc nước trong lò theo đúng hướng dẫn ghi trên gói.
Cố gắng không ăn quá nhiều bánh quy đóng gói hoặc đồ nấu sẵn, vì thực phẩm đã chế biến sẵn cũng có chứa acrylamide.
Bảo quản khoai tây ở một nơi tối, mát và khô nhưng không đặt trong tủ lạnh. Để khoai tây trong tủ lạnh có thể làm tăng lượng đường dẫn đến mức acrylamide cao hơn khi mẹ nướng hoặc chiên khoai.
Ăn kiêng khi mang thai
Mẹ không nên ép mình vào chế độ ăn kiêng khi mang thai. Tăng cân rất bình thường trong thai kỳ và là một dấu hiệu tích cực cho thấy mẹ có thai nhi khỏe mạnh. Miễn là mẹ ăn thực phẩm tươi, lành mạnh và tăng cân đều đặn thì không có gì đáng lo ngại.
Nếu mẹ bị thừa cân khi mang thai, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn thêm về cách kiểm soát cân nặng của mẹ trong thai kỳ.
Mẹ sẽ tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ?
Thật khó để biết mẹ sẽ tăng bao nhiêu cân. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm cả mức cân nặng của mẹ trước khi mang thai.
Mức tăng cân trung bình khi mang thai là từ 10kg đến 12,5kg. Mẹ sẽ tăng cân nhiều nhất trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
Nếu thai nhi đang phát triển bình thường, nhau thai và nước ối chiếm phần lớn trọng lượng tăng lên của mẹ. Mẹ cũng đang tích trữ nhiều chất lỏng hơn để tăng cường hệ thống tuần hoàn máu, cũng như tích mỡ để giúp cơ thể tạo ra sữa mẹ cho trẻ sơ sinh.
Từ đầu đến giữa thai kỳ mẹ có thể không cảm thấy thèm ăn nhiều. Nhưng càng về cuối thai kỳ, cảm giác thèm ăn của mẹ sẽ càng tăng lên. Và mẹ lại cảm thấy lo lắng về cân nặng của mình.
Cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng này là ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh và cố gắng hoạt động mỗi ngày. Nhờ đó, mẹ sẽ tăng cân với tốc độ ổn định và khỏe mạnh.
Ăn vặt khi mang thai
Mẹ không cần phải từ bỏ tất cả đồ ăn yêu thích của mình chỉ vì mẹ đang mang thai đâu. Nhưng hãy cố gắng hạn chế thực phẩm có nhiều chất béo, nhiều muối và đường.
Mẹ có thể ưu tiên các loại đồ ăn vặt lành mạnh để giữ cân nặng ở mức ổn định, đặc biệt là khi mẹ đang chia nhỏ các bữa ăn.
Nhưng thi thoảng mẹ cảm thấy thèm ăn món khoái khẩu quá thì cũng có thể chiều bản thân một chút. Ăn đồ ăn vặt một vài lần sẽ không gây hại gì cho mẹ và bé.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chế Độ Ăn Uống Của Bà Mẹ Có Liên Quan Đến Giới Tính Của Thai Nhi Hay Không? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!