Xu Hướng 6/2023 # Chóng Mặt Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Phải Dấu Hiệu Nguy Hiểm # Top 13 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Chóng Mặt Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Phải Dấu Hiệu Nguy Hiểm # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Chóng Mặt Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Phải Dấu Hiệu Nguy Hiểm được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Vì sao mẹ bầu lại bị chóng mặt buồn nôn khi mang thai 3 tháng đầu?

Hormone thai kỳ tăng lên là “thủ phạm” chính dẫn đến tình trạng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu. Hormone làm cho các mạch máu bị co giãn, tăng cường lưu lượng máu cung cấp cho thai nhi, do đó dẫn đến huyết áp bà bầu bị giảm hơn bình thường. Máu lên não giảm sẽ làm bà bầu thường xuyên có cảm giác bị chóng mặt.

Hormone thai kỳ tăng lên dẫn đến chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu

Ngoài ra, bà bầu bị chóng mặt trong 3 tháng đầu cũng có thể do một số nguyên nhân khác như:

Thiếu máu do thiếu sắt và vitamin B6: Thiếu sắt dẫn đến tình trạng thiếu máu khiến lượng oxy vận chuyển tới não bị suy giảm. Một số trường hợp còn nghiêm trọng hơn, chóng mặt lại đi kèm với phù nề. Huyết áp tăng cao có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu có nguy cơ tiền sản giật, do đó, nên đặc biệt lưu ý.

Thay đổi tư thế quá nhanh và đột ngột có thể dẫn đến tụt huyết áp làm mẹ bầu choáng váng, chóng mặt.

Nhiệt độ cơ thể quá nóng bức hay việc tiếp xúc liên tục, đột ngột giữa hai môi trường nóng lạnh làm cho cơ thể mẹ bầu bị sốc nhiệt.

Tập luyện thể thao quá mức hay căng thẳng, lo âu thường xuyên cũng dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt ở mẹ bầu.

Đau đầu chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu có thể là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường do sự thay đổi của cơ thể chị em khi mới mang thai, nhưng cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm của những bệnh lý khác.

Mẹ bầu vẫn thường chủ quan, lơ là, bỏ qua hiện tượng hoa mắt chóng mặt, đau đầu khi mang thai. Đặc biệt khi mẹ gặp phải các triệu chứng này trong vòng 3 tháng đầu tiên thì cần phải hết sức cẩn trọng.

Bởi lẽ, điều này có thể báo hiệu nguy cơ mẹ bầu sẽ bị tiền sản giật. Do đó, nếu mẹ thường xuyên bị “quấy rầy” bởi những cơn đau đầu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn trong 3 tháng đầu thì nên đi khám bác sĩ ngay. Ngoài ra, hiện tượng chóng mặt cũng có thể khiến thai phụ có thể bị choáng ngất hoặc bị tai nạn khi đang lái xe, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Cần làm gì để xử lý tình trạng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu

Khi bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu, cách khắc phục đầu tiên là hãy nằm xuống hoặc ngồi xuống ngay một cách nhẹ nhàng khi cơn chóng mặt ập đến để mẹ bầu không bị ngã, giúp bảo toàn sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

Mẹ hãy nằm xuống ngay khi bị hoa mắt, chóng mặt trong 3 tháng đầu

Tránh căng thẳng, áp lực và mệt mỏi, hãy giữ cho tâm trạng mẹ bầu luôn phấn chấn, thoải mái và lạc quan.

Tránh đứng lên ngồi xuống đột ngột: Việc đứng lên ngồi xuống quá đột ngột sẽ làm cho máu không kịp lưu thông hết vòng tuần hoàn của nó, dẫn đến hiện tượng choáng váng. Do đó, khi muốn đứng lên hay ngồi xuống, mẹ bầu nên thực hiện động tác một cách chậm rãi, từ từ.

Ăn uống đầy đủ chất, lành mạnh: Khi mang thai 3 tháng đầu là lúc cơ thể mẹ cần lượng thức ăn, nước uống và chất dinh dưỡng nhiều hơn người bình thường. Mẹ hãy chú ý cung cấp cho bản thân đầy đủ thức ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng đừng quên uống đủ 8 10 ly nước/ ngày để tránh hiện tượng chóng mặt, choáng váng.

Bổ sung đầy đủ chất sắt: Bị hoa mắt chóng mặt trong khi mang thai có thể là do mẹ bầu bị thiếu sắt dẫn đến tình trạng thiếu máu. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ chất sắt vào chế độ ăn trong thai kỳ thông qua những thực phẩm giàu chất sắt hoặc viên uống giúp bổ sung sắt.

Vận động cơ thể một cách nhẹ nhàng: Vận động cơ thể mỗi ngày bằng việc đi bộ hay tập những bài tập yoga thư giãn, nhẹ nhàng dành cho bà bầu sẽ giúp máu trong cơ thể lưu thông được tốt hơn, tránh được tình trạng bị hoa mắt, choáng váng.

Những cách để phòng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu

Nếu bị chóng mặt, hoa mắt đến mức gần như sắp ngất, mẹ bầu có thể thử những cách sau:

Hít thở thật sâu, chậm rãi.

Nới lỏng quần áo ra.

Ngồi hoặc nằm ngay xuống, hạ thấp đầu.

Mở cửa sổ hoặc di chuyển ra khu vực thoáng khí để hít thở không khí trong lành.

Nếu bị chóng mặt kèm cảm giác đau bụng, nôn ói dữ dội hoặc chảy máu âm đạo, mẹ bầu nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Vì đây có thể là dấu hiệu nhận diện của tình trạng thai ngoài tử cung hoặc nhau bị bong non.

Những dấu hiệu nguy hiểm khác trong 3 tháng đầu mẹ bầu cần lưu ý

Chảy máu âm đạo: Cảnh báo nguy cơ mẹ bị thai ngoài tử cung hoặc sảy thai. Trong trường hợp này, mẹ bầu cần uống thuốc để giữ thai theo chỉ định của bác sĩ và nằm nghỉ ngơi cố định trên giường. Chỉ cần máu ngừng chảy ra từ âm đạo thì đó đã là một tín hiệu tốt. Vì vậy, khi phát hiện đang bị chảy máu âm đạo dù ít hay nhiều, mẹ bầu cũng cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Đau bụng, chuột rút chân tay: Cảnh báo nguy cơ mẹ bầu bị sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Nếu bụng bị đau đột ngột và co cứng lại thì mẹ cần hết sức cẩn thận. Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, tình trạng đau bụng dữ dội đi kèm với chảy máu âm đạo chính là triệu chứng cảnh báo rõ nhất nguy cơ sảy thai và có thai ngoài tử cung.

Tăng cân nặng quá nhanh: Cảnh báo mẹ bầu nguy cơ tiền sản giật. Theo các chuyên gia sản khoa, chị em bầu nên điều chỉnh mức tăng cân chậm và ổn định. Nếu tăng cân quá nhanh và đột ngột có thể là dấu hiệu mẹ đang bị bệnh tiền sản giật, cho nên cần đặc biệt chú ý.

Đau buốt, nóng rát khi đi tiểu: Cảnh báo nguy cơ mẹ bầu bị viêm bàng quang, viêm nhiễm đường tiểu. Khi đi tiểu mà bị đau buốt quá hoặc đi tiểu kèm theo chút máu có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm bàng quang hoặc tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. Nếu không được điều trị nhanh chóng, kịp thời, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra sinh non.

Đau đầu dữ dội: Cảnh báo nguy cơ mẹ bầu bị tiền sản giật. Nếu mẹ đột nhiên đau đầu triền miên khiến cho ăn không ngon, ngủ cũng không yên, đồng thời bàn tay và mặt cũng bị sưng húp lên thì có thể mẹ bầu đang mang dấu hiệu của chứng tiền sản giật. Đây là hiện tượng xảy ra khi mang thai 3 tháng đầu do huyết áp của mẹ quá cao.

Buồn nôn, nôn ói quá nhiều: Cảnh báo nguy cơ mẹ bầu bị thiếu chất. Đó là dấu hiệu bình thường nhưng sẽ trở nên nguy hiểm nếu như mẹ bị nôn ói quá nhiều. Theo các chuyên gia, tình trạng buồn nôn và nôn ói quá nhiều có thể khiến cho mẹ bầu bị sút cân nhanh chóng, hoa mắt, chóng mặt, mất nước và còn gây mất cân bằng các chất điện giải có trong cơ thể.

Buồn nôn và nôn ói quá nhiều khiến cho mẹ bầu bị sút cân nhanh chóng

Không cảm nhận được các dấu hiệu mang thai: Cảnh báo cho mẹ biết nguy cơ thai nhi chết lưu. Trường hợp này có thể xảy ra đối với những chị em lần đầu mang thai vì còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, để được an tâm khi mang thai, mẹ bầu nên đến khám bác sĩ ngay để nắm bắt rõ được tình hình sức khỏe của mình, vì đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo thai chết lưu. Khám thai thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt lo lắng, căng thẳng trong thai kỳ.

Ngứa vùng kín: Cảnh báo nguy cơ mẹ bầu bị nhiễm trùng vùng kín. Tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường được coi là triệu chứng phổ biến ở chị em khi mang thai. Tuy nhiên, nếu thấy vùng kín ra quá nhiều dịch nhầy, có mùi hôi kèm theo ngứa ngáy thì có thể mẹ bầu đã bị nhiễm trùng vùng kín hoặc mắc phải các bệnh qua đường tình dục. Căn bệnh này rất nguy hiểm đối với mẹ bầu và gây hại trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi.

Sốt cao: Cảnh báo nguy cơ mẹ bị mắc các bệnh nhiễm trùng. Sốt cao hơn 38 độ C là dấu hiệu cực kỳ nghiêm trọng đối với mẹ bầu vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé.

Chóng Mặt Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối Có Nguy Hiểm Không?

Nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối? hướng dẫn các cách giúp giảm chóng mặt cho bà bầu..cách chăm sóc bà bầu khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ.

Nguyên nhân gây chóng mặt cho bà bầu

Trong suốt thai kỳ, hệ thống tim mạch có sự thay đổi: Nhịp tim tăng lên, máu được đưa lên tim nhiều hơn theo từng phút, lượng máu trong cơ thể kh i mang thai cũng được tăng thêm 40-45%.

Sự lên – xuống của huyết áp trong một thai kỳ thông thường như sau: Thời kỳ đầu mang thai, huyết áp thường giảm. Nó đạt tới điểm thấp nhất vào giữa thai kỳ. Sau đó, huyết áp tăng dần và giữ mức ổn định cho đến cuối thai kỳ.

Nằm nghiêng về một bên là tư thế giúp máu lưu thông tốt nhất lên tim và não. Nó cũng giúp bạn tránh bị ngất và kiểm soát được dấu hiệu bị choáng.

1. Bà bầu chóng mặt do đứng dậy quá nhanh

Khi ngồi, máu trong cơ thể dồn ứ ở địa điểm thấp là phía bàn chân và bắp chân. Nếu đột ngột đứng dậy, lượng máu ở chân chưa thể di chuyển lên tim khiến huyết áp giảm nhanh đột ngột, gây choáng váng. Tình trạng này có thể xuất hiện với cả nhóm phụ nữ không mang bầu.

Nên tránh tư thế đứng khi bạn vừa rời khỏi giường hoặc một chiếc ghế. Nếu nằm, bạn nên trở dậy từ từ. Sau đó, bạn nên đứng im một chỗ trong vòng ít phút.

Nếu phải đứng ở cùng một địa điểm trong thời gian dài, bạn nên tìm cách di chuyển đôi chân để duy trì sự tuần hoàn ở chân. Tránh mặc quần bó khít sẽ giúp máu lưu thông đến phần dưới cơ thể tốt hơn.

2. Chóng mặt do hay nằm ngửa

Sang quý II – III, sự phát triển của thai có thể làm chậm quá trình tuần hoàn máu ở đôi chân mẹ, do trọng lượng thai gây áp lực nên các động mạch chủ và các mạch ở khung xương chậu của người mẹ.

Nằm thẳng lưng là tư thế khiến rắc rối trên thêm nghiêm trọng. Khoảng 8% thai phụ trong quý II – III phải đối mặt với tình trạng: Khi nằm ngửa, nhịp tim tăng lên, huyết áp giảm và họ cảm thấy choáng váng, khó chịu, buồn nôn cho đến khi họ thay đổi vị trí.

Nằm nghiêng sẽ tốt hơn nằm thẳng lưng. Một chiếc gối nhỏ được đặt dưới hông có tác dụng hỗ trợ bạn trong tư thế nằm này.

3. Thiếu dinh dưỡng gây ra chóng mặt

Khi ăn không đủ, bạn có thể bị hạ đường huyết – chứng bệnh khiến bạn bị hoa mắt, thậm chí là ngất. Dấu hiệu này càng dễ xảy đến khi bạn mang thai.

Thiếu nước trong có thể cũng gây nên ảnh hưởng tương tự.

Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức hoặc lúc bạn luyện tập. Để tránh bị hạ đường huyết, bạn nên duy trì những bữa ăn nhỏ, thường xuyên trong ngày bên cạnh 3 bữa chính. Tuyệt đối không nên để cơ thể bạn bị đói lả.

4. Nguyên nhân bà bầu chóng mặt do thiếu máu

Khi thiếu máu, bạn sẽ có ít hồng cầu để cung cấp oxy cho não và các cơ quan khác. Kết quả, bạn sẽ xuất hiện dấu hiệu choáng váng. Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu.

Đảm bảo rằng, bạn được nạp đủ sắt thông qua thực phẩm và viên uống, nhất là trong quý II – III.

5. Dấu hiệu chóng mặt bà bầu nên đi khám

Cảm giác choáng váng khi bị đói hay khi đứng dậy quá nhanh thường không đáng lo ngại. Bạn nên đi khám nếu bị choáng váng liên tục, hoa mắt nặng hoặc hoa mắt sau khi bạn bị chấn thương ở đầu.

Cách chăm sóc bà bâu khi mang thai 3 tháng cuối

Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Châu Quỳnh, Trưởng khoa Sản Bệnh viện đa khoa quốc tế Vũ Anh cho biết trong 3 tháng mang thai cuối, các cơ quan quan trọng của em bé đã hình thành hoàn tất. Não còn đang phát triển nhanh chóng. Mô mỡ bắt đầu tích tụ dưới da. Thai nhi tăng cân nhanh trong những tháng cuối.

Những thay đổi ở người mẹ trong giai đoạn này là khó thở khi nằm, tiểu lắt nhắt, giãn tĩnh mạch chân, phù chân, vọp bẻ, tê mỏi, đau khớp háng, khớp mu. Vọp bẻ có thể do mẹ thiếu canxi hoặc em bé quá to. Nếu đã bổ sung đủ canxi nên xoa bóp, massage cẳng chân nhẹ nhàng.

Một số biến chứng của thai kỳ giai đoạn này là tiền sản giật, tiều đường, đa ối, thiếu ối, nhau tiền đạo, nhau bong non, sinh non, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai to, thai chết lưu.

Theo bác sĩ Quỳnh, lịch khám thai và các xét nghiệm cần làm:

Khám thai mỗi 2 tuần một lần từ tuần thứ 30, mỗi tuần một lần từ tuần thứ 36.

Cần phải cân, đo huyết áp, theo dõi phù chân mỗi lần khám thai, ghi nhận cử động thai.

Bác sĩ sẽ đo bề cao tử cung, nghe tim thai, thăm khám cổ tử cung để đánh giá độ dài và độ mở của cổ tử cung để kịp thời chẩn đoán và điều trị sớm dọa sinh non.

Thử nước tiểu mỗi lần khám thai để kịp thời phát hiện sớm bệnh lý tiền sản giật và những biến chứng.

Siêu âm để đánh giá sự phát triển của thai, bất thường thai nhi, lượng nước ối, xác định vị trí bánh nhau, độ trưởng thành bánh nhau. Bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm khi khám thai phát hiện bất thường.

Thai phụ sẽ được đo biểu đồ tim thai, cơn gò sau khi thai được 35 tuần trở đi, đặc biệt ở những thai kỳ nguy cơ cao như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, dọa sinh non hoặc chuyển dạ sinh non.

Xét nghiệm máu tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, viêm gan siêu vi B, giang mai nếu chưa làm hoặc có nguy cơ cao.

Bác sĩ Quỳnh khuyến cáo, cần phải nhập viện khi thấy các dấu hiệu nhức đầu, chóng mặt, nhìn mờ, đau thượng vị, đau bụng từng cơn, ra huyết âm đạo, thai máy yếu hoặc không máy.

Những việc cần làm trong những tháng mang thai cuối:

Đếm cử động thai mỗi ngày 3 lần.

Tiêm VAT ngừa uốn ván nếu chưa tiêm (tiêm mũi 2 trước sinh ít nhất một tháng).

Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga.

Chuẩn bị vật dụng cần thiết cho mẹ và bé sau sinh.

Học những lớp chuẩn bị trước sinh.

Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước tránh táo bón.

Tiếp tục bổ sung canxi, viên sắt, viên đa sinh tố.

Cách giảm chóng măt khi mang thai

Nếu bạn hay thấy mắt hoa, nên dự trữ vài gói bánh quy trong túi xách. Ngoài ra, không bao giờ để cơ thể mất nước, nên uống đủ nước, tránh những loại nước gây tiểu nhiều (như caffein trong trà, café và rượu).

Kết hợp đồ ăn giàu chất sắt với đồ ăn giàu vitamin C để phòng chứng thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt khi bạn mang đa thai hoặc mang bầu lần hai chỉ cách lần thứ nhất khoảng 1 năm. Đây là 2 trường hợp lấy đi nguồn sắt dự trữ của cơ thể nhanh nhất.

Cố gắng không để nóng quá. Nên mặc áo nhiều lớp, vì bạn có thể cởi bỏ lớp bên ngoài nếu thấy nóng. Nếu trời nóng, nên uống đủ nước, sử dụng quạt điện hoặc máy điều hòa, vẩy nước mát lên mặt và tay.

Không tắm bằng nước nóng quá và nên thận trọng nếu đang tắm mà thấy hoa mắt. Nếu dấu hiệu này xảy ra, nên ngừng tắm và ngồi nghỉ ít phút trước khi bước ra khỏi phòng tắm. Nên nhờ người thân giúp đỡ, nếu có thể.

Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, bạn nên tránh nằm ngửa (bởi lúc này bào thai đã chèn lên các mạch máu lớn của mẹ, tạm thời ngăn cản hệ tuần hoàn). Điều này không chỉ gây hoa mắt, chóng mặt, xanh xao mà còn làm giảm cung cấp oxy cho bào thai, dù chỉ là tạm thời. Nên nằm nghiêng. Nếu muốn ngồi dậy, nên ngồi dậy từ từ.

từ khóa

chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu

mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng dưới

đau bụng khi mang thai tháng thứ 2

bà bầu chóng mặt vã mồ hôi

bà bầu chóng mặt nên ăn gì

Bài viết Chóng mặt khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .

Chóng Mặt Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai Không?

Chóng mặt có phải dấu hiệu mang thai không?

Chóng mặt khi mang thai khiến cơ thể cảm thấy lâng lâng, choáng váng nếu như mẹ đứng dậy quá nhanh sau khi cúi xuống hoặc sau khi ngồi lâu.

Khi mang thai, nhịp tim, tốc độ bơm máu và lượng máu lưu chuyển trong cơ thể các mẹ tăng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hệ thống tim mạch đôi khi “trật nhịp” do không điều chỉnh kịp thời chính là nguyên nhân khiến các mẹ dễ tình trạng chóng mặt, váng đầu. Nghiêm trọng hơn là bị ngất xỉu rất nguy hiểm.

Một nguyên nhân nữa khiến các mẹ bị chóng mắt, dễ ngắt xỉu là do huyết áp trong những ngày đầu thai kỳ giảm hẳn so với bình thường. Thế nên, đừng ngạc nhiên khi bình thường bạn khỏe là thế mà nay lại dễ dàng ngất xỉu.

Chóng mặt khi mang thai xuất hiện ở giai đoạn nào?

Thông thường, trình trạng chóng mặt khi mang thai thường xuất hiện khi mang thai 3 tháng đầu. Một số trường hợp, bà bầu vẫn có thể bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.

Ngoài ra, do phải trải qua một quá trình ốm nghén và buồn nôn rất nhiều trong thời gian đầu của quá trình mang thai khiến cho hàm lượng đường trong máu giảm, khiến các mẹ mất cảm giác ngon miệng từ đó dẫn tới tình trạng bà bầu cảm thấy chóng mặt, buồn ngủ khi mang thai.

Khi cảm thấy có dấu hiệu chóng mặt, các mẹ hãy:

Tìm một nơi thông thoáng để ngồi.

Ngồi xuống từ từ để tránh ngã

Hãy cố gắng nằm nghiêng sang trái với một chiếc gối nhỏ đặt ở dưới hông sẽ giúp mẹ làm được điều này. Việc làm này giúp tăng khả năng lưu thông máu đến não giúp mẹ bầu cảm thấy ổn hơn.

Nên uống nhiều nước

Tắm bằng nước lạnh nếu cảm thấy lâng lâng.

Biện pháp giúp ngăn ngừa chóng mặt khi mang thai

Để tránh được tình trạng chóng mặt khi mang thai, mẹ có thể tham khảo một số cách tránh chóng mặt khi mang thai:

Tránh tư thế đứng khi vừa rời khỏi giường hay ngồi ghế. Nếu đang nằm thì các mẹ nên trở dậy từ từ rồi đứng một chỗ trong vòng ít phút.

Không đứng trong một khoảng thời gian quá lâu. Mẹ nên tìm cách di chuyển để duy trì sự tuần hoàn của chân nếu phải đứng lâu.

Tránh mặc quần bó khít mà nên mặc mặc quần rộng giúp lưu thông máu đến các cơ quan phía dưới.

Tránh thay đổi tư thế một cách đột ngột.

Uống đủ nước mỗi ngày.

Nằm ngủ đúng tư thế, không được nằm ngửa khi mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.

Không tắm bằng nước nóng.

Những Dấu Hiệu Nguy Hiểm Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu

Cảnh báo nguy cơ: Thai ngoài tử cung, nong màng nuôi, tụ dịch dưới màng nuôi, sảy thai.

Chảy máu âm đạo luôn là triệu chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Vì vậy khi phát hiện bị chảy máu âm đạo, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Nhất là giai đoạn mang thai thời kì đầu.

Cảnh báo nguy cơ: Huyết áp thấp thai kỳ

Hoa mắt, chóng mắt là dấu hiệu thường gặp khi mang thai 3 tháng đầu , nguyên nhân có thể do triệu chứng ốm nghén, hoặc do bệnh lý huyết áp thấp của thai kỳ. Trong trường hợp bạn thường xuyên bị chóng mặt, luôn trong trạng thái mệt mỏi bạn nên cần gặp bác sĩ để được tư vấn kĩ hơn về sức khỏe..

Cảnh báo nguy cơ: Sảy thai, thai ngoài tử cung, động thai.

Đau bụng âm ỉ trong một vài thời điểm và xảy ra nhanh là hiện tượng bình thường khi mang thai. Nhưng nếu bạn bị đau bụng đột ngột và kèm theo co cứng thì nên hết sức cận thận. Trong giai đoạn mang thai thời kì đầu, đau bụng dữ dội kèm chảy máu âm đạo là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai và chửa ngoài tử cung.

Nếu chửa ngoài tử cung, người mẹ có cảm giác bụng đau xé. Nếu là cảnh báo nguy cơ sảy thai, mẹ bầu sẽ có cảm giác ” hụt” ở bụng rất rõ ràng, mà bụng không đau nhiều. Gặp các triệu chứng trên, mẹ nên đi gặp bác sĩ ngay lập tức.

Cảnh báo nguy cơ: Tiền sản giật ở mẹ bầu

Theo các bác sĩ sản khoa, thai phụ nên tăng cân chậm và ổn định, nếu tăng cân quá nhanh sẽ có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiền sản giật.

Cảnh báo nguy cơ: Nhiễm trùng đường tiểu, viêm bàng quang.

Khi đi tiểu nếu cảm thấy đau buốt quá hoặc kèm theo máu có thể là dấu hiệu cảu nhiễm trùng đường tiết niệu và viên bàng quang. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ nghiêm trọng và có thể dẫn đến sinh non.

Mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ để hạn chế nguy cơ đái buốt.

Cảnh báo nguy cơ: Tiền sản giật

Nếu là những cơn đau đầu nhẹ trong những tháng đầu mang bầu, hoặc bạn vẫn có những cơn đau nửa đầu từ trước khi mang bầu thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu đột nhiên đau đầu triền miên, dữ dội kèm theo bàn tay và mặt sưng húp lên thì đó có thể là dấu hiếu của tiền sản giật.

Cảnh báo nguy cơ: Thiếu chất

Nếu bạn buồn nôn và nôn ói một chút trong ba tháng đầu của thai kỳ thì là chuyện bình thường. Nhưng nó sẽ trở nên nguy hiểm khi bạn bị nôn ói quá nhiều, điều này khiến mẹ bầu giảm cân nhanh chóng, mấy nước, chóng mặt, mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể. Khi nôn ói quá nhiều, thai phụ cần nhập viện để điều trị mất nước và kiểm soát cơn nôn.

Cảnh báo nguy cơ: Thai nhi chết lưu

Dấu hiệu này có thể xảy ra với các chị em mang thai lần đầu vì chưa có kinh nghiêm, tuy nhiên khi bạn đi khám bác sĩ bạn sẽ nắm rõ tình trạng sức khỏe thai nhi của minh. Khám thai giúp bạn an tâm hơn trong thai kỳ.

Cảnh báo nguy cơ: Nhiễm trùng vùng kín

Tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường là triệu chứng phổ biến và bình thường khi mang thai. Tuy nhiên khi thấy vùng kín ra quá nhiều dịch, có mùi hôi kèm ngứa ngáy thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng vùng kín hoặc mắc bệnh qua đường tình dục. Căn bệnh này rất nguy hiểm trong thai kỳ và gây hại trực tiếp đến thai nhi.

Cảnh báo nguy cơ: Bệnh nhiễm trùng

Sốt là biểu hiện của nhiễm trùng. Khi mẹ bầu sốt cao hơn 38 độ là cảnh báo các dấu hiệu nghiêm trọng về sức khỏe.

Sốt trong thời gian mang thai đi kèm triệu chứng phát ban, đau khớp có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng cytomegalovirus, toxoplasma hoặc parvovirus. Những vi khuẩn này có thể gây bệnh điếc bẩm sinh vô cùng nguy hiểm.

Khi thấy sốt cao bạn cần đến bệnh viện ngay để tìm ra nguyên nhân.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chóng Mặt Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Có Phải Dấu Hiệu Nguy Hiểm trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!