Xu Hướng 3/2023 # Chửa Ở Vết Mổ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị # Top 6 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Chửa Ở Vết Mổ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Chửa Ở Vết Mổ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tổng quan bệnh Chửa ở vết mổ

Thông thường, sau khi được thụ tinh, trứng sẽ bám vào vùng đáy tử cung – nơi có lớp cơ tử cung dày cùng diện tích thích hợp để làm tổ và sinh trưởng.

Chửa tại vết mổ là bệnh lý mà do một bất thường nào đó, trứng không di chuyển và làm tổ tại vùng đáy tử cung mà lại làm tổ tại eo tử cung, nơi có vết sẹo mổ đẻ trước trên cơ tử cung và phát triển thành túi thai tại đó. Khi mổ đẻ lần đầu, vết sẹo mổ cũ làm cơ tử cung tại đó không thể co giãn và mềm mại như cơ tử cung bình thường. Việc túi thai phát triển tại vị trí cơ bị tổn thương và diện tích chật hẹp hết sức nguy hiểm gây ra rất nhiều biến chứng trong đó nguy hiểm nhất là vỡ tử cung, rách vết mổ và dẫn đến sự phát triển không bình thường và nguy cơ sảy thai cao.

Nguyên nhân bệnh Chửa ở vết mổ

Chửa tại vết mổ đẻ cũ là do sai sót trong quá trình di chuyển và làm tổ của phôi thai làm trứng không di chuyển và làm tổ tại vùng đáy tử cung mà lại làm tổ tại eo tử cung, nơi có vết sẹo mổ đẻ trước trên cơ tử cung và phát triển thành túi thai tại đó cho nên không có nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Người bệnh có thể phòng tránh bằng việc đi kiểm tra thai nhi một cách thường xuyên để phát hiện và có phương hướng để đảm bảo an toàn và bảo tồn tử cung cho người mẹ.

Triệu chứng bệnh Chửa ở vết mổ

Việc phát hiện bệnh chủ yếu qua khám thai định kỳ nên hầu như không có triệu chứng điển hình. Khi đã xuất hiện các triệu chứng thì người bệnh cần đi khám ngay lập tức.

Một số biểu hiện có thể xuất hiện như: Chậm kinh, đau bụng, ra máu âm đạo. Trường hợp người bệnh số lần mổ đẻ càng cao thì nguy cơ mắc chửa ở vết mổ càng cao.

Đối tượng nguy cơ bệnh Chửa ở vết mổ

Mặc dù đây là một bệnh lý với biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên đây lại là một bệnh lý hiếm gặp với tỷ lệ khoảng 1% mắc phải trên các phụ nữ mang thai sau lần mổ đẻ đầu tiên. Vì vậy đối với các lần mang thai tiếp theo của bệnh nhân đã mổ đẻ lần đầu cần đi khám và kiểm tra một cách thường xuyên và kỹ càng để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Chửa ở vết mổ

Việc chẩn bệnh chửa ở vết mổ dựa vào biểu hiện việc khám lâm sàng kết hợp với thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán.

Các phương pháp chẩn đoán gồm:

Thăm khám kỹ các triệu chứng lâm sàng của người bệnh để đưa ra chẩn đoán.

Xét nghiệm máu.

Siêu âm thai kiểm tra vị trí làm tổ của thai để phát hiện bệnh. Nếu người bệnh mắc chửa tại vết mổ đẻ cũ sẽ thấy trên hình ảnh siêu âm.

Buồng tử cung trống cùng với không thấy có túi ối trong buồng tử cung.

Tim thai sẽ nằm ở thành trước đoạn eo tử cung có cơ tử cung phân cách giữa túi thai với bàng quang.

Có sự phân bố mạch máu quanh túi thai kết hợp siêu âm Doppler cho thấy gia tăng mạch máu quanh túi thai.

Mất hay thiếu lớp cơ bình thường giữa bàng quang và túi thai.

Các biến chứng xảy ra:

Chửa ở vết mổ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng. Các biến chứng nguy hiểm có thể gặp như vỡ tử cung, băng huyết và có thể gây tử vong.

Các biện pháp điều trị bệnh Chửa ở vết mổ

Người bệnh mắc chửa ở vết mổ phải chấp nhận việc bỏ thai theo nguyên tắc điều trị. Nguyên tắc điều trị: lấy khối thai ra trước khi vỡ và bảo tồn khả năng sinh sản. Việc lựa chọn phương pháp điều trị được cân nhắc trên từng người bệnh.

Nạo, hút thai, nong thai: Sử dụng trong trường hợp thai còn nhỏ, chưa xâm lấn sâu vào vết mổ đẻ cũ và chưa xảy ra các biến chứng gì. Tuy nhiên việc nạo hút thai dễ gây ra các biến chứng xuất huyết với tỷ lệ cao. Nhân viên y tế sẽ đặt sonde cầm máu vào tử cung cho người bệnh. Trường hợp không cầm được máu thì người bệnh sẽ phải phẫu thuật để cầm máu.

Phẫu thuật: Mục đích để bảo tồn tử cung và lấy khối rau thai ra ngoài. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp khi không đáp ứng điều trị nội khoa và do khối rau thai phát triển mạnh làm xâm lấn nhiều khi thai đã phát triển lớn. Ngoài ra phẫu thuật còn thực hiện để cầm máu khi không cầm được máu bằng phương pháp thông thường.

Sau khi thực hiện lấy thai ra ngoài, bệnh nhân sẽ được kết hợp điều trị hóa trị liệu với mục đích giảm sự phân bố mạch máu ở khối thai và tiêu hủy tế bào rau thai.

Theo dõi và phục hồi sau khi điều trị:

Người bệnh sau khi điều trị được nghỉ ngơi thoải mái và thường xuyên kiểm tra để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất. Sau khi xuất viện, người bệnh nghỉ ngơi đồng thời đi khám bệnh định kỳ theo lời dặn của bác sĩ.

Khuyến cáo người bệnh tránh thai trong vòng 3 năm, không đặt vòng tránh thai. Người bệnh cần đi khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng sốt, đau bụng dữ dội và ra máu âm đạo nhiều. Ở các lần mang thai tiếp theo, người bệnh cần đi kiểm tra định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguồn: Vinmec

Tiểu Đường Thai Kỳ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) là gì?

Theo quan điểm cũ bất kỳ tình trạng rối loạn dung nạp glucose nào khởi phát hoặc lần đầu tiên phát hiện trong thai kỳ là tiểu đường thai kỳ. Ngày nay,theo quan điểm mới đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ không nói rõ tuýp 1 hoặc tuýp 2 được gọi là tiểu đường thai kỳ còn các thai phụ có tiểu đường từ trước khi mang thai, khi mang thai được gọi là bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 mang thai.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ:

Biến chứng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi và trẻ sơ sinh:

Chậm phát triển trong tử cung

Suy hô hấp cấp chu sinh

Tử vong chu sinh

Dị tật sơ sinh

Tăng nguy cơ hạ đường huyết khi sinh

Hạ canxi máu, đa hồng cầu, tăng Bilirubin máu gây vàng da sơ sinh…

Dễ béo phì và tăng nguy cơ mắc tiểu đường trong tương lai

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ là gì?

Hầu như tiểu đường thai kỳ không có triệu chứng gì đặc biệt

Vậy xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi nào?

Nếu người mẹ có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ (xem phần nguy cơ phía dưới), xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nên được thực hiện ngay khi chẩn đoán có thai

Nếu người mẹ nguy cơ trung bình, thấp, xét nghiệm tiểu đường nên được thực hiện vào khoảng tuần 24-28 của thai kỳ

Chế độ ăn lành mạnh: nhiều rau xanh, ít mỡ động vật thay bằng dầu thực vật

Tập thể dục: tập thể dục thường xuyên trước và trong khi mang thai, 30 phút mỗi ngày trong hầu hết các ngày trong tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Có thể đi bộ, đạp xe..

Giảm cân trước khi mang thai: không khuyến khích giảm cân khi có thai nhưng có thể giảm cân trước khi mang thai (nếu thừa cân) để có một thai kỳ khỏe mạnh

Chẩn đoán tiểu đường nói chung (theo hiệp hội đái tháo đường Mỹ):

Đường máu lúc đói ≥ 7mmol/l hoặc Đường máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l

Nếu không đủ tiêu chuẩn trên thì làm nghiệm pháp dung nạp glucose

Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose với 75 g glucose, đo đường huyết lúc đói, sau 1 giờ và 2 giờ, ở tuần 24-28 của thai kỳ ở người chưa được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.

Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose vào buổi sáng sau khi nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ.

Kết quả trị số đường huyết sau làm nghiệm pháp được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ nếu có 1 trong các trị số đường máu sau:

Đường máu lúc đói ≥ 92 mg/dL (5,1mmol/l)

Đường máu sau 1 giờ uống nước đường ≥180 mg/dL (10 mmol/l)

Đường máu sau 2 giờ uống nước đường ≥153 mg/dL (8,5 mmol/l)

Chế độ ăn phù hợp: đủ chất đạm, chất béo, đường, vitamin, muối khoáng và nước với khối lượng hợp lí. Tăng cân vừa phải 8 đến 12 cân trong cả thai kỳ. Tránh ăn quá nhiều tăng cân quá mức.

Tập thể dục đều đặn các môn thể thao an toàn cho phụ nữ có thai ví dụ như bơi, đi bộ… mỗi ngày, nên đi bộ 20- 30 phút sau ăn các bữa mỗi ngày giúp kiểm soát đường máu

Kiểm soát đường huyết: đối với tiểu đường thai kỳ thì kiểm soát bằng chế độ ăn và luyện tập thể dục cũng là điều trị kiểm soát đường huyết. Nếu chế độ ăn và luyện tập không kiểm soát đường máu đạt mục tiêu thì chỉ nên kiểm soát đường huyết bằng insulin ngoại sinh. Dùng theo phác đồ, tuân thủ giờ tiêm và liều lượng tránh bị tụt đường huyết. Thường nên dùng các loại insulin giống hoàn toàn insulin người. Và người bệnh tiểu đường thai kỳ cần tự theo dõi đường máu thường xuyên nhiều lần trong ngày tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Theo dõi người bệnh tiểu đường cần có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa, có mối liên hệ chặt chẽ giữa các bác sỹ chuyên khoa đái tháo đường, sản khoa, dinh dưỡng, sơ sinh.

Người bệnh tiểu đường thai kỳ có thể chuyển dạ tự nhiên và sinh thường khi thai đủ tháng tuy nhiên nếu đường máu kiểm soát kém, có tiền sử sảy thai thì có thể sinh sớm để tránh tử vong cho thai

Sau sinh cần cho trẻ sơ sinh bú sớm, theo dõi chặt chẽ các biến cố có thể xảy ra. Đối với người mẹ tiểu đường thai kỳ sau sinh có thể không cần điều trị và kiểm tra lại tiểu đường sau 4 đến 6 tuần.

Đau Quai Hàm: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị

Đau quai hàm là một tình trạng vô cùng khó chịu. Cơn đau có thể đi kèm những vị trí khác, gây ảnh hưởng sinh hoạt hằng ngày. Nguyên nhân gây đau quai hàm có thể do: nhiễm trùng răng, xoang, các bệnh lý về cơ khớp, thần kinh, mạch máu… Trong đó, phổ biến nhất là do rối loạn thái dương hàm (TMJ).

Đau quai hàm có thể ở mức độ nhẹ, không cần điều trị. Nó cũng có thể đau dữ dội, dai dẳng kéo dài, điều này chỉ ra những vấn đề tiềm ẩn nghiêm trọng cần điều trị. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây đau quai hàm và các lựa chọn điều trị hiện có.

1. Nguyên nhân gây đau quai hàm

Nguyên nhân phổ biến nhất của đau quai hàm là các vấn đề về răng miệng và những rối loạn ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.

1.1. Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ)

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn khớp thái dương hàm bao gồm:

Đau hàm (có thể cảm thấy như đau răng

Nhức đầu.

Đau tai.

Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi nhai thức ăn và có thể nghe thấy và/hoặc cảm thấy tiếng lách cách hoặc tiếng lạo xạo khi vận động hàm.

1.2. Nghiến răng

Nghiến răng có thể gây đau quai hàm. Tình trạng này thường xảy ra lúc ngủ nên nhiều người có thể không biết rằng mình đang mắc phải.

Các triệu chứng của chứng nghiến răng bao gồm: đau hàm, mặt và cổ; nhức đầu; các vấn đề về răng miệng, bao gồm gãy và mòn răng.

Ngoài tật nghiến răng, các tình trạng hoạt động quá mức của cơ khác như hai kẹo cao su quá mức cũng có thể gây đau hàm.

1.3. Đau do răng

1.4. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng ở vùng đầu và cổ, cụ thể là nhiễm trùng xoang hoặc tai, có thể gây đau hàm. Ngoài đau hàm, các triệu chứng khác của viêm xoang có thể bao gồm:

Sốt.

Đau đầu.

Bệnh đau răng.

Đau má.

Nghẹt mũi.

Tương tự như vậy, ngoài đau hàm, các triệu chứng khác của nhiễm trùng tai có thể bao gồm: khó nghe, chóng mặt, buồn nôn và đôi khi là chảy nước tai.

1.5. Chấn thương

Các chấn thương ở hàm hoặc mặt, bao gồm há lệch hoặc gãy hàm, có thể gây đau đáng kể.

Một số nguyên nhân hiếm gặp khác

Đau tim

Đau hàm có thể báo hiệu một cơn đau tim, một tình trạng có thể đe dọa đến tính mạng cần được cấp cứu lập tức. Bên cạnh đó, cảm giác nặng nề ở giữa bên trái của ngực có thể di chuyển đến hàm, cổ hoặc vai. Các triệu chứng tiềm ẩn của cơn đau tim bao gồm: khó thở, đổ mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn và nôn, suy nhược.

Các tình trạng tự miễn như: viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren và lupus ban đỏ hệ thống cũng có thể gây ra đau hàm. Đặc biệt là các triệu chứng bắt chước những triệu chứng của rối loạn TMJ.

1.7. Viêm khớp

Thoái hóa khớp và các loại viêm khớp khác có thể làm cho bề mặt nhẵn giữa các khớp và cuối cùng là xương bị mòn. Đau xương có thể phát triển do kết quả của tình trạng này.

Ngoài ra, các tình trạng viêm như viêm bao hoạt dịch, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp vảy nến gây ra tình trạng viêm ở khớp. Nếu những tình trạng này ảnh hưởng đến khớp xương hàm thì có thể xuất hiện các cơn đau.

1.8. Viêm tủy xương

1.9. Đau đầu do căng thẳng

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số người bị đau vùng thái dương hàm cũng bị đau đầu nhưng dường như không có mối liên hệ nào giữa hai tình trạng này. Vì lý do này, vẫn chưa rõ liệu có hay không mối liên hệ giữa đau hàm và đau đầu.

1.10. Đau dây thần kinh sinh ba

Đau dây thần kinh sinh ba là một tình trạng đau nghiêm trọng ảnh hưởng đến dây thần kinh giúp bạn phát hiện các cảm giác trên khuôn mặt và cử động hàm của mình. Tình trạng này gây ra các cơn đau buốt; giống như điện giật ở môi, mắt, mũi, hàm, trán và da đầu. Cơn đau thường kích hoạt khi ăn, nói hoặc để mặt của bạn tiếp xúc với không khí lạnh .

1.11. Hoại tử xương hàm

Hoại tử xảy ra khi việc cung cấp máu cho xương bị gián đoạn và xương bắt đầu chết. Nó có thể gây đau dữ dội. Nguyên nhân của chứng hoại tử xương bao gồm: uống quá nhiều rượu, sử dụng thuốc corticosteroid và chấn thương.

1.12. Ung thư

Một số loại ung thư, như ung thư miệng, có thể gây đau hàm. Với ung thư miệng, có thể có các triệu chứng khác như: đau dai dẳng trong miệng, đau miệng không lành, khó nhai hoặc cử động hàm, sưng hàm, lung lay răng và khối sưng.

1.13. Một số tình trạng khác có thể làm tăng đau hàm và mặt bao gồm

Rối loạn tuyến nước bọt.

Căng thẳng, mệt mỏi và thiếu ngủ.

Khó thở khi ngủ.

Đau cơ xơ hóa.

Một số tình trạng sức khỏe tâm thần.

2. Các triệu chứng đi kèm với đau quai hàm

Các triệu chứng cụ thể và kèm theo của đau hàm và mặt sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Chúng có thể bao gồm:

Đau mặt trầm trọng hơn khi vận động hàm.

Đau khớp và cơ.

Vận động hạn chế.

Sai khớp cắn.

Tiếng ù trong tai.

Đau tai.

Nhức đầu có hoặc không kèm theo đau tai và áp lực sau mắt.

Chóng mặt.

Khóa hàm.

Cơn đau từ đau âm ỉ đến cảm giác đau nhói.

Chóng mặt.

Đau răng.

Căng thẳng hoặc đau đầu khác.

Đau kiểu dây thần kinh, chẳng hạn như cảm giác nóng bỏng.

Sốt.

Sưng mặt.

Bất kỳ ai lo lắng về đau hàm nên đến gặp bác sĩ, nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật răng miệng.

3. Khi nào đau quai hàm cần điều trị?

4. Khám và chẩn đoán tình trạng đau quai hàm

Khai thác bệnh sử, tiền sử bệnh

Để tìm ra nguyên nhân gây đau hàm, trước tiên bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi về cơn đau của bạn. Chẳng hạn như:

Cơn đau bắt đầu khi nào?

Mức độ nghiêm trọng.

Cơn đau diễn ra liên tục hay không?

Có bị chấn thương hàm nào gần đây không?

Thói quen có thể gây ra đau hàm.

Thời gian của cơn đau hàm.

Những câu trả lời này có thể sẽ  giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng của bạn.

Khám lâm sàng

Sau khi kiểm tra kỹ tiền sử, bác sĩ sẽ bắt đầu khám với việc xem xét kỹ: miệng, răng, TMJ, cổ và vai của bạn.

Đối với nghi ngờ rối loạn TMJ, bác sĩ có thể đo phạm vi chuyển động của hàm khi há, vận động. Trong khi độ há bình thường là 40 mm đến 55 mm, những người bị TMJ thường có độ mở hàm dưới 30 mm. Bệnh nhân mắc TMJ cũng có thể bị đau cơ xung quan, cũng như có tiếng kêu khớp (tiếng lách cách khi hàm mở và đóng).

Cận lâm sàng

Thường không cần xét nghiệm máu để điều trị giảm đau quai hàm. Trừ khi có lo ngại về tình trạng tự miễn dịch, hay viêm nhiễm.

Phim X quang

Tùy thuộc vào những phát hiện từ bệnh sử và khám sức khỏe, các chỉ định hình ảnh có thể giúp cung cấp thêm thông tin chi tiết hoặc xác nhận chẩn đoán. Đối với một số nguyên nhân gây đau hàm, chẳng hạn như rối loạn TMJ, một vấn đề về răng miệng, gãy hoặc lệch hàm, chụp X quang đơn giản hoặc X quang toàn cảnh thường là đủ.

Đối với các chẩn đoán phức tạp hơn, chẳng hạn như hoại tử xương hàm hoặc chẩn đoán nhiễm trùng xoang, có thể chỉ định chụp cắt lớp vi tính (CT). Chụp cộng hưởng từ (MRI) thường được sử dụng để đánh giá kỹ lưỡng hơn TMJ ở những người bị đau mãn tính hoặc nặng. MRI cũng có thể được sử dụng để đánh giá dây thần kinh sinh ba trong chứng đau dây thần kinh sinh ba.

5. Điều trị đau quai hàm

Việc điều trị đau hàm tùy thuộc vào nguyên nhân của nó nhưng có thể bao gồm các liệu pháp như: dùng thuốc, áp dụng các biện pháp tự chăm sóc hoặc phẫu thuật.

5.1. Thuốc và các biện pháp tự chăm sóc

Để giảm đau hàm, bạn có thể sử dụng các phương pháp như sau:

Chườm nóng ẩm hoặc chườm đá

Cho đá vào túi ni lông, bọc vào miếng vải mỏng và chườm lên mặt trong 10 phút. Sau đó tháo ra trong 10 phút trước khi thoa lại. Cách khác là dội nước ấm lên khăn, sau đó đắp lên vùng quai hàm. Hơi nóng ẩm có thể làm thư giãn các cơ hàm hoạt động quá mức và giảm đau. Bạn có thể phải làm ướt lại khăn lau nhiều lần để duy trì độ nóng.

Bạn cũng có thể mua túi chườm nóng hoặc nước đá tại hiệu thuốc hoặc trên mạng. Tuy nhiên, chúng nên được che bằng vải mọi lúc, nếu không có thể làm bỏng da của bạn. Nếu cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh, hãy lấy ra.

Xoa bóp vùng khớp bị ảnh hưởng

Dùng ngón trỏ và ngón giữa, ấn vào vùng bị đau của quai hàm, chẳng hạn như vùng ngay trước tai nơi khớp hàm gặp nhau. Xoa theo chuyển động tròn từ 5 đến 10 vòng, sau đó mở miệng và lặp lại bài tập. Xoa bóp các cơ ở bên cổ cũng có thể giúp giảm căng thẳng.

Thuốc giảm đau không kê đơn

Các loại thuốc như ibuprofen và acetaminophen có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.

Các loại thuốc cụ thể được kê cho một số chẩn đoán nhất định 

Ví dụ, thuốc kháng sinh sẽ được kê đơn cho bệnh viêm xoang hoặc nhiễm trùng tai, trong khi thuốc chống co giật Tegretol (carbamazepine) hoặc Trileptal (oxcarbazepine) được sử dụng để điều trị đau dây thần kinh sinh ba.

Đối với rối loạn TMJ, nên kết hợp thuốc (ví dụ, thuốc chống viêm không steroid và/hoặc thuốc giãn cơ) và các liệu pháp tự chăm sóc (ví dụ, tránh kích hoạt và thay đổi tư thế ngủ).

Nếu nghiến răng là nguyên nhân gây đau, bạn có thể được điều trị bằng máng nhai giúp bảo vệ răng miệng. Hàm bảo vệ miệng có thể đúc để vừa khít với răng của bạn.

5.2. Phẫu thuật

Đây thường là một trong những phương pháp điều trị chính cho ung thư miệng. Phẫu thuật sửa chữa có thể cần thiết đối với gãy xương hàm.

Bên cạnh đó, bạn có thể phải thực hiện một số điều trị nha khoa bao gồm:

Điều trị tủy răng.

Nhổ răng.

Liệu pháp nhiệt hoặc lạnh.

6. Phòng ngừa đau quai hàm

Nếu bạn đã từng bị đau hàm, hãy làm theo những lời khuyên sau để giúp ngăn ngừa tái phát; ít nhất là trong giai đoạn phục hồi:

Ăn thức ăn mềm hoặc lỏng, chẳng hạn như súp hoặc mì ống.

Tránh ăn thức ăn giòn hoặc dai, chẳng hạn như kẹo cao su.

Ăn từng miếng nhỏ.

Chăm sóc răng miệng

Giảm căng thẳng bằng cách tập thiền, yoga hoặc các loại hình tập thể dục khác.

Xoa bóp vùng quai hàm để thư giãn các cơ và tăng lưu lượng máu.

Sử dụng dụng cụ bảo vệ miệng để ngăn nghiến răng.

Áp dụng tư thế đúng và không mang túi nặng quá lâu trên một vai.

Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn các biện pháp phòng tránh phù hợp nhất.

Đau quai hàm là triệu chứng biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau. Chủ yếu là do rối loạn khớp thái dương hàm. Nhưng cũng là dấu hiệu của nhiều tình trạng khác. Tốt nhất chúng ta nên thăm khám sớm để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bác sĩ Trương Mỹ Linh

Bệnh Đau Mắt Hột Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Đau mắt hột là một bệnh nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến mắt. Bệnh rất dễ lây lan, qua tiếp xúc với mắt, mí mắt và mũi hoặc cổ họng của người bị nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể được truyền qua bằng cách dùng chung đồ vật với người bị nhiễm bệnh như khăn mặt.

Lúc đầu, bệnh đau mắt hột có thể gây ngứa nhẹ và kích ứng mắt và mí mắt. Sau đó, mí mắt có thể bị sưng và mủ chảy ra từ mắt. Bệnh đau mắt hột nếu không được điều trị có thể dẫn đến mù lòa. 

Triệu chứng đau mắt hột

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau mắt hột thường ảnh hưởng đến cả hai mắt như:

Triệu chứng cơ năng:

– Ngứa nhẹ và kích ứng mắt và mí mắt

– Đổ ghèn có chứa chất nhầy hoặc mủ

– Mí mắt sưng

– Nhạy cảm với ánh sáng

– Đau mắt

Triệu chứng thực thể:

-Thẩm lậu kết mạc: Hiện tượng thâm nhập tế bào viêm, chủ yếu tế bào lympho.

-Nhú gai, hột: Hột thường xuất hiện kết mạc sụn mi trên, có thể kết mạc mi dưới, cùng đồ, kích thước không đều, từ 0,5 – 1mm.

-Màng máu giác mạc: Hột đặc hiệu, bệnh mắt hột giác mạc, màng máu khu trú lớp nông, phần trên giác mạc. Màng máu do thâm nhiễm giác mạc hột và tân mạch.

-Sẹo và lõm hột trên giác mạc. (Sẹo kết mạc là đoạn xơ trắng nhỏ, dải sẹo).

-Nhú gai: Khối đa giác có ranh giới rõ, giữa khối nhú có một chùm mao mạch

Chẩn đoán bệnh mắt hột

Chẩn đoán lâm sàng:

-Hột trên kết mạc sụn mi trên: hột ở trung tâm.

-Sẹo điển hình trên kết mạc sụn mi trên

-Màng máu trên giác mạc.

Chẩn đoán cận lâm sàng:

-Tế bào học: Chích hột hoặc nạo nhẹ kết mạc sụn mi trên làm xét nghiệm tế bào học.

Chẩn đoán phân biệt:

Viêm kết mạc dị ứng: tổn thương nhú to, dẹt, hình đa diện ở kết mạc sụn mi trên.

Các giai đoạn phát triển của bệnh đau mắt hột

Có năm giai đoạn trong sự phát triển của bệnh đau mắt hột:

– Viêm – nang. Nhiễm trùng mới chỉ bắt đầu trong giai đoạn này. Năm hoặc nhiều nang – mụn nhỏ có chứa tế bào lympho, một loại bạch cầu – có thể xuất hiện trên bề mặt bên trong của mí mắt.

– Viêm – cường độ cao. Trong giai đoạn này bệnh rất dễ lây nhiễm, mắt trở nên khó chịu, mí mắt trên có thể bị sưng.

– Sẹo mí mắt. Nhiễm trùng trong thời gian dài dẫn đến sẹo mí mắt bên trong. Các vết sẹo thường xuất hiện dưới dạng các vạch trắng.

– Lông mi mọc ngược (trichiasis). Sẹo mí mắt khiến cho lông mi mọc ngược vào trong và chà sát vào giác mạc.

– Đục giác mạc: Giác mạc trở nên bị ảnh hưởng bởi tình trạng viêm, thường được nhìn thấy dưới mí trên. Viêm liên tục với gãi dẫn đến đục giác mạc. Nhiễm trùng thứ phát có thể dẫn đến sự phát triển loét trên giác mạc và cuối cùng là mù một phần hoặc hoàn toàn.

Ngoài ra, mô tuyến bôi trơn mắt – bao gồm các tuyến sản xuất nước mắt (tuyến lệ) cũng có thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng khô mắt, làm bệnh thêm nặng.

Nguyên nhân bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột do vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Bệnh lan truyền qua tiếp xúc với dịch tiết từ mắt hoặc mũi của người bị nhiễm bệnh. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau mắt hột bao gồm:

– Điều kiện sống thấp. Điều kiện sống thấp cho phép các vi khuẩn lây nhiễm sinh sống và phát triển

– Điều kiện sống đông đúc. Những người sống trong điều kiện không gian hẹp cũng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.

– Vệ sinh kém. Tình trạng vệ sinh kém và thiếu vệ sinh, tay và đặc biệt ở mắt khiến bệnh dễ lây lan hơn

– Tuổi tác. Trẻ em từ 4 đến 6 tuổi là độ tuổi dễ mắc đau mắt hột nhất.

– Điều kiện vệ sinh kém. Không có nhà vệ sinh hay các côn trùng như ruồi, nhặng khiến bệnh dễ lây lan và bùng phát thành dịch.

Phân loại bệnh đau mắt hột

Phân loại giai đoạn theo qui định của tổ chức y tế thế giới (WHO):

TF (trachoma follicle): viêm mắt hột có hột. Đây là tình trạng đau mắt hột nhẹ và vừa phải có ít nhất 5 hột ở diện sụn mi trên

TI (trachomatous inflammation): Đây là tình trạng đau mắt hột nặng, thâm nhiễm tỏa lan trên kết mạc diện sụn mi trên, che khuất ít nhất 50% hệ mạch kết mạc sâu.

TS (trachomatous conjunctival scar): TS là bệnh đau mắt hột đã xuất hiện sẹo kết mạc. Các dải sẹo hình sao, mạng lưới sẽ xuất hiện trên kết mạc mi

TT (trachomatous trichiasis): Đây là trường hợp đau mắt hột có biến chứng, lông xiêu cọ vào giác mạc

CO (corneal opacity): Đây là trường hợp nặng nhất của đau mắt hột, bệnh có thể gây tổn thương trên giác mạc nguy cơ mù lòa

Biến chứng bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột nếu được phát hiện sớm có thể được điều trị bằng kháng sinh. Nếu bệnh không được điều trị kip thời có thể dẫn đến biến chứng, bao gồm:     

– Viêm kết mạc bờ mi

– Sẹo mí mắt bên trong

– Biến dạng mí mắt, chẳng hạn như mí mắt gấp bên trong (entropion) hoặc lông mi mọc ngược (trichiasis)

– Sẹo giác mạc, viêm loét giác mạc

– Lông xiêu, lông quặm, khô mắt.

Điều trị bệnh đau mắt hột

Điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các phương pháp điều trị bao gồm: 

– Thuốc kháng sinh – thuốc kháng sinh azithromycin (dùng 1 liều 1 năm) được sử dụng để điều trị trong trường hợp không biến chứng. Thuốc này giết chết vi khuẩn, sau đó mắt sẽ tự khỏi. Điều trị có thể cần phải được lặp lại sau mỗi 6 đến 12 tháng

– Thuốc tra mắt mỡ Tetracyclin – tra ngày 2 lần trong 6 tháng.

– Erythromycin 250mg uống 4 viên/ngày x 3 tuần

– Phẫu thuật mổ quặm

– Nước mắt nhân tạo và các vitamin

Phòng ngừa đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột có khả năng tái nhiễm nếu không biết bảo vệ mắt đúng cách. Để bảo vệ bạn và vì sự an toàn của người khác cần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cộng đồng. Thực hành vệ sinh thích hợp:

– Không dùng phương pháp day kẹp hột. Phương pháp điều trị này không loại bỏ được tác nhân gây bệnh mà gây chấn thương nặng nề cho kết mạc, tạo sẹo giác mạc.

– Cải thiện vệ sinh môi trường: sử dụng nước sạch, xây nhà vệ sinh, diệt ruồi. Xây chuồng gia súc xa nhà, chôn, đốt rác thải đúng nơi quy định

– Giáo dục ý thức giữ vệ sinh cá nhân: rửa mặt bằng nước sạch, không dùng chung khăn, chậu… 

– Quản lý chất thải phù hợp. Xử lý đúng cách chất thải của động vật và con người. Nếu trong gia đình có người bị bệnh mắt hột thì cần phải điều trị tại các bệnh viện mắt uy tín.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

BS. Nguyễn Văn Hòa

Diagnosis and Assessment of Trachoma Anthony – W. Solomon, Rosanna W. Peeling, Allen Foster, David C. W. Mabey (https://cmr.asm.org/content/17/4/982)

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/eyes-trachoma

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/trachoma/symptoms-causes/syc-20378505

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4791051/

https://dspace.ttu.edu.vn/bitstream/handle/123456789/4288/%5BFall%202017%5D%20Ophthalmology-B%E1%BB%86NH%20M%E1%BA%AET%20H%E1%BB%98T.pdf?sequence=1&isAllowed=y

Cập nhật thông tin chi tiết về Chửa Ở Vết Mổ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!