Bạn đang xem bài viết Có Nên Cho Trẻ Sơ Sinh Đeo Vàng, Có Nên Đeo Lắc Chân Không, Dây Chuyền được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhiều mẹ cưng con nhưng không biết có nên cho trẻ sơ sinh đeo vàng & có nên đeo lắc chân không, đeo dây chuyền vàng cho em bé có bị làm sao không. Quan trọng nhất chính là sự an toàn của con trẻ khi đeo vàng bạc, trang sức.
có nên cho trẻ sơ sinh đeo vàngTrao đổi về vấn đề này được đặt ra của một mẹ trên diễn đàn về trẻ thơ khiến nhiều người quan tâm và bày tỏ ý kiến của mình khá sôi nổi.
Từ khi sinh chỉ ra đến bây giờ, thú thiệt mình cũng chưa bao giờ đem con nhỏ về quê nội chơi, không phải ghét bỏ hay bận làm mà vì nhà nội và nhà ngoại của Ori xa quá! ông bà ngoại thì sợ con gái đi xa bị mệt, lạ chổ tối ngủ không được rồi mất sức bị bệnh -lo còn hơn ba mẹ ruột nữa đó nghen hihi…còn ông bà Nội cũng đang bận giữ đứa cháu ngoại nên cũng hơi “đuối” vừa lo nhà cửa, vườn tượt vừa chăm cho nó ăn, uống, ngủ.
Mình phản đối chuyện cho con nít đeo vàng vì rất nguy hiểm. Đối với mình con nít không cần làm điệu bằng nữ trang và mình cũng vậy. Từ khi bước chân lên thành phố dù 1 sợi dây chuyền mỏng mình cũng không dám đeo ra đường, mình coi an toàn tính mạng là quan trọng nhất nên 2 vợ chồng mình có xảy ra 1 chút mâu thuẩn nhỏ. Ảnh giận mình, nói vợ quá keo kiệt còn mình chê ảnh nhà quê thích xe xua hihi…
Bây giờ, nhìn lại tấm hình 2 cha con ảnh đang chơi đùa dễ thương quá! cũng làm cho mình có chút xiêu lòng rùi các mom ơi. Không biết mình quyết định như vậy có quá đáng không nữa
Vậy có nên đeo vàng cho trẻ không?
Mình nghĩ con nít không nên đeo vàng vì về quê gặp tham lam nó lợi dụng lúc đám tiệc không kiểm soát hết bắt cóc con bé thì nguy hiểm
Mình đọc trên báo thấy nhiều trường hợp cho bé đeo vàng hậu quả xấu xảy ra nên nói sang thôi đi loan, mua bạc cho nó đeo được rồi
e nghĩ là ko, bé còn nhỏ ko biết gì nhiều khi mình cho con đeo làm hại con khi con gặp những người có lòng tham hơn tình người đó chị, mình lớn mình đeo còn thấy sợ
Em lấy trường hợp nhà e như thế này: Hôm tổ chức đầy năm cho bé, vc có mua cho bé sợi dây chuyền vàng, e cho bé đeo trong ngày hôm đó, còn lại thì cất hehehe. không phải keo kiệt ky bo, mà vì e nghĩ ko nên cho bé đeo vàng sơm, dễ làm kẻ gian để ý lắm.
đeo vàng bị dị ứngTrường hợp bé Khánh Chi (phố Lê Hoàn, Thanh Hóa) được bố mẹ cho đi du lịch và mua cho một vòng cổ hình ốc biển. Do còn nhỏ nên chưa ý thức được nguy hiểm của vòng cổ, nên bé rất thích và đeo vòng suốt ngày. Tuy nhiên, sau đó, mẹ bé phát hiện bé bị vật nhọn đâm làm xây xát da cổ gây ra viêm và sinh mủ nên đã phải đưa đi khám.
Theo lời kể của chị Mai Trang (phố Thái Hà, Hà Nội), từ quan niệm “các cụ truyền lại”, đeo dây chuyền bạc để kỵ gió, mẹ chồng chị đã mua cho cháu nội 14 tháng tuổi một bộ dây chuyền bạc và kiềng chân. Mấy hôm đầu con chị đeo chưa thấy hiện tượng gì nhưng chỉ sau một tuần đã thấy ngứa xung quanh cổ và chân. Nghĩ là do con cũng nghĩ con không hợp với bạc nên chị định tháo ra nhưng mẹ chồng chị không đồng ý, nhất định bắt cháu đeo để “tránh ốm”.
Tuy nhiên càng ngày, chị thấy bé cứ càng gãi vì ngứa, kết hợp với mồ hôi nên đám ngứa lan rộng, kèm theo đỏ, sưng tấy. Đưa con đi khám bác sĩ cho biết cháu bị viêm da dị ứng do ảnh hưởng của các loại vòng, kiềng nói trên. Lúc này mẹ chồng chị mới chịu tháo vòng ra, không bắt bé đeo nữa.
Theo BS Nguyễn Thị Hiền, bệnh viện Thanh Nhàn, với trẻ em, đặc biệt là các bé gái, cha mẹ hay có thói quen đeo đồ trang sức cho trẻ từ rất sớm. Nhưng việc đeo lắc, vòng, dây chuyền, khuyên tai… nhiều khi lại gây ra những tổn thương trên cơ thể trẻ.
Đặc biệt các chất liệu bằng sắt, đồng khi trẻ đeo ra mồ hôi thường xỉn sát đem bong ra… vì da trẻ rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng dẫn đến viêm da. Ngay cả trang sức bằng bạc – một chất liệu mà cha mẹ hay chọn cho bé nhiều khi cũng gây sự cố đáng tiếc.
Theo thông tin cung cấp trên Tạp chí ABC, do những quy định ngặt nghèo về hàm lượng chì trong đồ dùng trẻ em, nhiều nhà sản xuất đã quay ra bổ sung Cadimi – một kim loại rẻ, sáng bóng và dễ gia công vào nữ trang rẻ tiền, thường được bán cho trẻ em. Nếu như chì gây độc hại cho người khi tiếp xúc với mật độ cao, thì Cadimi còn độc hơn nhiều ngay cả với một lượng nhỏ, gây ra các bệnh ở thận, xương và gan. Kim loại này còn được biết đến với biệt danh chất sinh ung thư.
Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư hóa học Jeff Weidenhamer từ Đại học Ashland, cho biết Cadimi là mối đe dọa đặc biệt nguy hiểm, bởi vì các bậc cha mẹ không thể biết món đồ nào mà họ mua chứa kim loại này.
Theo các chuyên gia tâm lý ngoài những trang sức rẻ tiền ảnh hưởng đến sức khỏe, trẻ đeo những thứ trang sức giá trị có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào khi không có người giám sát bên cạnh. Đeo trang sức cho trẻ khiến kẻ xấu dễ nảy lòng tham và thực hiện hành vi xấu, không ngoại trừ những người quen biết, cùng xóm hay những kẻ lạ vì túng thiếu, bấn quẫn sinh làm liều. Trước đây từng xảy ra trường hợp cháu N. V.T 6 tuổi, (Chương Mỹ, Hà Nội) đã bị một người hàng xóm giết hại dã man. Đối tượng này nghiện game online, khi nhìn thấy cháu Thọ đeo một sợi dây chuyền bằng bạc, đã rắp tâm sát hại để chiếm đoạt.
Vì các đối tượng thường nghĩ các em còn nhỏ không đủ sức chống cự, lại dễ bị lừa gạt nên nhiều em trở thành nạn nhân. Hậu quả có thể chỉ bị mất của, nhưng nghiêm trọng hơn là bị thương tật khi bị giật trang sức, thậm chí là bị sát hại.
Không phải ngẩu nhiên mình đề cập đến vấn đề này mà anh xã của mình sau khi coi xong đòi mua cho Ori 1 chiếc vòng vàng để con gái đeo cho đẹp vì nhà Nội của Ori cũng sắp bắt đầu ăn Tân Gia. Mới chủ nhật tuần rồi, bà nội gọi điện hỏi thăm con gái rồi bà ngụ ý nói với 2 vợ chồng sẵn dịp về ăn tiệc đêm theo con gái để ra mắt dòng họ.
Cha mẹ cần ghi nhớ những điều sau đây để bảo vệ trẻ trước những ảnh hưởng nguy hiểm của đồ trang sức:
Không nên chọn đồ trang sức bóng đẹp, màu sắc bắt mắt vì rất dễ có chất Cadimi.
Không nên mua các loại đồ trang sức rẻ tiền, không có rõ nguồn gốc, xuất sứ vì dễ gây ngộ độc cho trẻ
Cha mẹ nên cho trẻ đeo các loại trang sức phù hợp với lứa tuổi. Với trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh không nên cho trẻ đeo bất cứ loại trang sức nào để tránh gây dị ứng da.
Để an toàn tính mạng cho con không nên cho trẻ đeo các loại đồ trang sức đắt tiền khi đâu một mình. Tuy nhiên nếu đeo các đồ trang sức đắt tiền cho trẻ bố mẹ cần giám sát chặt chẽ đề phòng các trường hợp xấu xảy ra.
Tuyệt đối không chọn những món đồ dễ gẫy, rụng, đồ các loại hạt vì nếu trẻ cho vào miệng trẻ có thể bị hóc.
Nếu chọn lựa đồ trang sức cho trẻ thì nên chon các đồ có hình dáng vòng tròn, trơn, ít gây nguy hiểm với trẻ, không nên chọn những loại có hình dáng sắc nhọn như hình sao, hình mũi tên, chữ thập…
Xem có nên cho trẻ sơ sinh đeo vànglắc tay vàng cho bé sơ sinh, lắc vàng cho trẻ sơ sinh, lắc bạc trẻ sơ sinh, lắc tay em bé vàng 18k, có nên cho trẻ sơ sinh đeo vàng, lắc tay trẻ em bằng vàng, có nên đeo lắc chân không, lắc vàng trẻ em, vòng vàng cho em bé
Lắc Tay Vàng 18K Cho Bé Sơ Sinh: Trẻ Sơ Sinh Có Nên Đeo Vàng?
Hiện nay các loại lắc bạc hay lắc tay vàng 18k cho bé sơ sinh của các thương hiệu vàng nổi tiếng khá được ưa chuộng khi cha mẹ mua để đeo lấy may cho con hoặc được chọn làm quà tặng cao cấp dành tặng đầy tháng cho bé của nhiều người. Vấn đề cần lưu ý đoosi với trẻ em nhất là trẻ sơ sinh có nên đeo vàng hay không?
Trẻ sơ sinh có nên đeo vàng?Cha mẹ nào cũng muốn con được khoẻ mạnh, xinh đẹp từ ngày sinh ra nhưng với trang sức thì có nên cho trẻ sơ sinh đeo vàng hay lắc bạc trẻ sơ sinh không?
Chính những yếu tố này tích tụ lại gây ra tình trạng trầm cảm ở người khi đeo trang sức vàng và trẻ nhỏ cũng phải là ngoại lệ. Và thông thường khi đeo lắc cho trẻ thì người lớn không có thói quen tháo lắc cho bé, để bé đeo hàng ngày. Điều này thật sự rất không tốt nếu trẻ đeo lắc bằng vàng.
Cũng chính vì vậy, mà các nhà y học cho rằng đeo lắc tay vàng cho trẻ hay bất kỳ ai cũng phải tìm hiểu kỹ xem bản thân người đó có hợp không. Với một số người có tâm lý yếu đuối, dễ xúc động, hay không thể kiểm soát được cảm xúc của mình đặc biệt là trẻ nhỏ thì không nên, hạn chế đeo vàng cũng như lắc chân vàng cho bé. Người dân sống trong các thành phố lớn, sầm uất vốn đã đầy nguyên nhân làm đầu óc căng thẳng, stress và trầm cảm càng không nên đụng chạm đến vàng vì nó làm tình hình tồi tệ hơn.
Về chất liệu, trang sức thuần vàng hay bạc sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể con người. Tuy nhiên theo điều tra phát hiện, rất nhiều bé vẫn đang đeo trên người các sản phẩm rẻ tiền mua ở hàng rong hoặc do người khác tặng, các loại này thường có độ nguyên chất rất thấp, vì vậy chúng có nhiều khả năng chứa các thành phần kim loại nặng khác, gây nguy cơ kích ứng da. Làn da non nớt của bé tiếp xúc lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ bé bị viêm da dị ứng.
Trong quá trình sản xuất các loại trang sức cho trẻ em, do khâu nguyên liệu chưa nghiêm ngặt, trình độ công nghệ sản xuất còn hạn chế hoặc để cải thiện vẻ thẩm mỹ của sản phẩm v.v… rất nhiều nguyên nhân đều có thể khiến trang sức tồn tại kim loại nặng độc hại cho cơ thể bé như chì, niken v.v…
Những tác hại cho sức khỏe khi bé đeo trang sứcCác mẹ cần lưu ý những vấn đề có thể xảy ra với trẻ sơ sinh khi quyết định đeo trang sức vàng, bạc cho bé:
Dễ tổn thương da trẻ sơ sinhLàn da của bé còn rất yếu ớt, dù bạn chọn trang sức đắt tiền hay kỹ lưỡng thế nào cũng sẽ khó tránh những ma sát, kích thích từ kim loại đến làn da của bé, lâu ngày gây tổn thương da nghiêm trọng hơn, chưa kể vài loại trang sức thiết kế bắt mắt với các góc nhọn, móc câu, thủ công thô sơ, sơn quét chất bảo quản độc hại v.v… đều khiến da của bé bị ảnh hưởng không tốt. Vi khuẩn hay độc bệnh từ trang sức xâm nhập vào cơ thể, sinh sôi và gây bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là chứng viêm da dị ứng.
Các sự cố do bé nuốt phải hoặc nhiễm độc chì: Bé luôn có thói quen mút tay, và những thứ đeo trên tay thường thu hút sự tò mò của bé nhỏ. Nếu bất cẩn, bé có thể nuốt phải các loại trang sức dạng hạt, hay mảnh vỡ trang sức bong tróc ra, gây hóc hoặc thậm chí là nhiễm độc chì.
Trang sức đắt tiền có thể khiến bé dễ gặp nguy hiểm: Nhiều người có điều kiện đã cho bé sơ sinh đeo các loại trang sức đắt tiền. Hành động này có thể vô tình gợi lòng tham từ những kẻ xấu, gây nguy hiểm cho bé của bạn. Các loại trang sức không được làm nguyên chất từ vàng, bạc đều chứa các kim loại nặng độc hại khác như chì, kẽm, nhôm, đồng, niken, rhodi, cadimi. Các chất này đều có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận và trí não ở bé.
Trang sức có âm thanh ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của bé: Nhiều loại vòng tay, lắc chân được thiết kế lục lạc hay chức năng phát ra âm thanh nhìn vào có thể đẹp nhưng đối với giấc ngủ của bé sẽ ảnh hưởng không tốt. Mỗi động tác nhỏ của bé đều có thể khiến chúng “kêu lên”, khiến bé bị thu hút và khó ngủ, hoặc dễ giật mình tỉnh giấc.
Theo kinh nghiệm xa xưa các cụ vẫn nói đeo bạc để tránh gió tránh độc. Thậm chí trong cung đình xưa vua chúa vẫn dùng bạc làm đũa, bát hoặc thử thức ăn để tránh bị độc. Dân gian quan niệm rằng đeo vòng bạc bị đen là cơ thể yếu, đang bị bệnh hoặc có vấn đề về sức khỏe.
Bàn luận về vấn đề này, chúng tôi Bùi Thị An – Chủ tịch Hội Hóa học Hà Nội, cho biết, bạc có tính kháng sinh mạnh mẽ và có hiệu quả khử trùng.Bản thân cơ thể chúng ta cũng luôn sản sinh ra H2S do sự phân hủy của protein (tế bào da chết) cũng khiến bạc bị đen hoặc xỉn màu. Về thông tin đeo bạc giúp hấp thụ H2S tồn dư, giúp cơ thể người đeo bạc khỏe mạnh hơn, TS. An nhận đinh, phản ứng có thể xảy ra nhưng phải có điều kiện.
Nói chung bạc hay ion bạc có thể tác dụng với một số chất để tạo thành muối nhưng phải có điều kiện phản ứng. Mặc dù còn nhiều tranh cãi xung quanh tác dụng của bạc với cơ thể nhưng chúng ta có thể tin chắc một điều rằng bạc là một trang sức đẹp, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, không hoặc rất ít dị ứng với da nên các mẹ hoàn toàn có thể tô điểm cho bé yêu những chiếc vòng, lắc bạc cho thêm đáng yêu.
Tuy nhiên các chuyên gia cũng nhấn mạnh, bạc không gây ảnh hưởng sức khỏe con người nhưng có thể một số nơi sản xuất vòng bạc, lắc bạc trôi nổi đã pha lẫn tạp chất có thể ảnh hưởng sức khỏe người khi đeo, có thể làm dị ứng, viêm da hay nhiễm độc. Do đó, khi chọn lựa bạc nên đến các cửa hàng lớn, có uy tín, tránh thấy rẻ mà ham. Nếu thấy da chỗ đeo bạc có biểu hiện ửng đỏ thì phải tháo bạc ra ngay. Ngoài ra, với trẻ em cần kiểm tra xem vòng bạc, lắc bạc có bị cong vênh hay không tránh cọ xát vào làn da của trẻ gây chảy máu, thậm chí nhiễm trùng.
Thời gian gần đây việc kinh doanh và sản xuất vòng dâu tằm cho bé đã hoạt động rất sôi nổi, các sản phẩm ngày càng đa dạng, đẹp mắt và giá cũng rất hạt dẻ. Vòng dâu được làm từ cành dâu: Cành dâu tươi bóc vỏ, phơi khô, cắt khúc, vót hoặc mài cho 2 đầu nhẵn, dùng chỉ xâu thành vòng. Vòng dâu tằm thường được đeo 2 vòng ở 2 tay, 1 tay 1 chân các bé hoặc đeo vòng cổ. Bé đeo vòng khoảng 3 tháng cần thay 1 lần (do là gỗ tự nhiên, không chất bảo quản nên sẽ hỏng sau vài tháng sử dụng).
Chắc hẳn những người đã làm cha làm mẹ đã sớm nhận biết được điều này, nhưng vẫn còn không ít các bậc phụ huynh vẫn lựa chọn đeo lắc vàng cho bé ngoài để làm đẹp đó còn là cách thể hiện đẳng cấp gia đình. Điều này không sai nhưng trong xã hội hiện nay điều đó là không nên.
Vàng một kim loại quý, đắt tiền chính điều này khi bé đeo trên người sẽ gây chú ý cho kẻ xấu. Đã có nhiều sự việc không may dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khi bé đeo trang sức vàng khi còn quá nhỏ. Vì thế bố mẹ cũng cần cẩn trọng khi đeo lắc bằng vàng cho trẻ để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy đến.
Nếu bé còn quá nhỏ, chưa kiểm soát được cảm xúc của mình thì chúng tôi khuyên bạn không nên đeo lắc vàng cho bé để bé có thể phá triển tốt nhất, không phải chịu những tác dụng xấu từ trang sức vàng mang lại. Dù biết rằng bạn muốn làm đẹp cho bé yêu nhà mình, thay vào đó bạn hãy lựa chọn cho bé trang sức bằng bạc hay lắc chân bạc như thế sẽ phù hợp với độ tuổi của bé.
Các chuyên gia kiến nghị tốt nhất là không nên đeo bất cứ trang sức gì cho bé dưới 2 tuổi. Ngoài ra, nếu bé lớn hơn và bạn muốn đeo trang sức cho bé thì nên lựa chọn nghiêm ngặt về chất liệu và kiểu dáng. Không nên cho bé đeo trang sức quá nhiều hạt hoặc thể tích quá nhỏ để tránh trường hợp bé nuốt phải hạt, gây tắc nghẽn hô hấp. Các sản phẩm dạng chuỗi thô sơ cũng không nên đeo lâu ngày cho bé vì dễ khiến cơ thể bé khó chịu, nhất là phần cổ.
CommentsMẹ Bầu Có Nên Đeo Trang Sức Không?
Trang sức là phụ kiện làm đẹp mà tất cả phụ nữ đều đam mê, muốn sở hữu, trong đó có cả các mẹ bầu. Tuy nhiên có khá nhiều luồng ý kiến tranh cãi xung quanh việc mẹ bầu có nên đeo trang sức không. Cùng Eropi tìm ra lời giải đáp ngay sau đây.
Mẹ bầu có nên sử dụng trang sức không? Mẹ bầu có nên sử dụng trang sức không?
Quan niệm dân gian truyền miệng lại thường cho rằng nếu mẹ bầu đeo dây chuyền thì sẽ sinh khó, dễ bị nhau cuốn cổ, mẹ đeo trang sức đẹp khiến sinh con vô duyên… khiến cho các mẹ bầu (đặc biệt là người lần đầu tiên mang bầu) vô cùng hoang mang, lo sợ. Thêm vào đó các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng nếu đeo các trang sức kém chất lượng, hóa chất trên trang sức sẽ gây tác động xấu đến thai nhi. Khoảng thời gian mang bầu, người mẹ cũng sẽ tăng cân nhiều, hoocmon thay đổi khiến việc đeo các phụ kiện trang sức trở nên khó khăn hơn.
Biết kết hợp phụ kiện trang sức với trang phục đang mặc giúp mẹ bầu gọn gàng và xinh đẹp hơn.
Vậy mẹ bầu có nên đeo trang sức không? Câu trả lời là CÓ. Lý do là vì:
Làm đẹp là đặc quyền của mọi phụ nữ, không kể tuổi tác, có bầu hay không có bầu. Giai đoạn mang thai, người mẹ có thể sẽ bị kém sắc hơn. Việc mang chút phụ kiện trang sức trên người, kết hợp cùng trang phục phù hợp sẽ giúp tôn lên vẻ đẹp mặn mà của mẹ bầu.
Trang sức được chế tác từ chất liệu tốt, thuộc thương hiệu uy tín đã được kiểm chứng là an toàn với mọi làn da, không gây độc hại. Ví dụ như trang sức bạc còn có tính kháng khuẩn, kỵ gió… rất có lợi trong việc bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi trong bụng. Chỉ khi mẹ bầu sử dụng trang sức không rõ nguồn gốc, thành phần kém chất lượng, chứa chất độc hại mới đáng lo lắng.
Các quan niệm dân gian chưa được chứng thực nên không có căn cứ chứng minh chúng hoàn toàn đúng. Thực tế, rất nhiều mẹ bầu biết cách làm đẹp bằng trang sức vẫn sinh con khỏe mạnh.
Đeo trang sức đá mắt hổ rất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu.
Khoa học đã chứng minh có rất nhiều các mẫu trang sức chế tác từ các loại đá quý như thạch anh, đá mắt hổ… rất tốt và có lợi mà các mẹ bầu nên đeo.
Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi đeo trang sức
Nhẫn cưới là món trang sức mà mẹ bầu thường hay đeo nhất. Lúc mới kết hôn, có thể chiếc nhẫn vừa với tay bạn nhưng khi mang bầu, do tăng cân quá nhanh nên chiếc nhẫn bị chật. Khi nhẫn đã quá chật, bạn nên tháo ra không nên đeo tiếp. Hãy bảo quản chúng cẩn thận để sau khi sinh có thể sử dụng tiếp.
Khi mang thai, nhẫn cưới thường là trang sức dễ bị chật nhất.
Khi mua mới lắc tay, lắc chân, mẹ bầu nên chọn loại có dây điều chỉnh để dễ dàng tăng, giảm khi cần thiết.
Mẹ bầu có thể đeo bất cứ loại trang sức chế tác từ chất liệu gì nhưng hãy chắc chắn là chúng an toàn, không chứa niken độc hại. Để đảm bảo tốt nhất, mẹ bầu hãy mua trang sức ở những địa chỉ uy tín.
Khi mang bầu, không nên đeo trang sức cơ thể như khuyên rốn, bởi chúng sẽ gây sự vướng víu, ảnh hưởng tới sự chuyển dạ khi sinh.
Mẹ bầu không nên trưng diện trang sức quá phô trương, đôi khi tình trạng cướp giật đồ cũng có thể xảy ra. Điều này sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng của cả bạn và thai nhi. Hãy chọn những mẫu trang sức phù hợp, tạo điểm nhấn nhá lịch sự, không nên đeo quá nhiều trang sức trải dài trên khắp bộ phận của cơ thể.
Khi thấy có bất cứ dấu hiệu bị dị ứng, kích ứng da do đeo trang sức, hãy tháo ngay món đồ trang sức đó ra. Không nên tự ý điều trị bằng thuốc mua ngoài, hãy đi khám để được tư vấn tốt nhất.
Mẹ bầu cũng cần làm đẹp và làm đẹp bằng trang sức là điều đương nhiên. Eropi hy vọng các mẹ bầu sẽ luôn xinh tươi và thoải mái trong suốt quá trình thai kỳ của mình.
Có Nên Đeo Trang Sức Bạc Khi Đang Mang Thai Không?
Ngày nay, nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ ngày càng tăng cao. Ngay cả khi mang thai, chuyện mua sắm trang phục, phụ kiện để có thể tự tin nhất với bề ngoài của mình cũng được chị em chú ý.
Tuy vậy, có một số người với quan niệm xưa lại khuyên rằng không nên đeo trang sức bạc khi đang mang bầu. Ví dụ bầu bí mà đeo dây chuyền thì con sẽ bị tràng hoa quấn cổ. Hay phụ nữ có thai mà làm dáng, đeo trang sức thì sinh ra con sẽ vô duyên. Vậy thực hư thế nào?
Mẹ bầu có nên đeo trang sức bạc không?Thực tế chẳng có căn cứ khoa học nào cho những lời truyền miệng đeo trang sức bạc khi mang bầu trên. Tất cả chỉ là những lời đồn thổi được truyền miệng từ bên ngoài.
Con gái có quyền điệu. Và làm đẹp vốn dĩ vừa là sở thích vừa là đặc quyền của chị em phụ nữ. Giai đoạn mang thai, chị em thường sẽ tăng cân nhanh chóng và kém sắc hơn. Việc đeo phụ kiện như dây chuyền bạc, nhẫn bạc, lắc tay bạc trên người, kết hợp với trang phục phù hợp sẽ giúp tôn lên vẻ đẹp mặn mà của mẹ bầu.
Bên cạnh đó, trang sức bạc nữ có thể kỵ gió, kháng khuẩn, phòng độc… rất có lợi cho mẹ và bé yêu trong bụng. Do đó, các chị em không cần phải hoang mang, lo lắng với những quan niệm có phần cổ hủ trên.
Một số lưu ý đeo trang sức bạc khi mang thaiTuy trang sức bạc vừa có lợi về sức khỏe, vừa có lợi về tinh thần cho mẹ bầu nhưng cũng có một số lưu ý khi sử dụng.
9 tháng 10 ngày mang thai, người mẹ tăng cân nhiều, các hoocmon thay đổi khiến nhiều bộ phận cơ thể phù nề. Do đó, việc đeo các phụ kiện trang sức bạc càng khó khăn. Lúc này thậm chí không chỉ khiến mẹ bầu không thoải mái mà còn làm bị áp sát vào da thịt và ngăn cản máu lưu thông đến các chi.
Một số chị em phụ nữ khi mang thai có làn da nhạy cảm dẫn tới tình trạng dị ứng đồ trang sức bạc nữ. Làn da mẹ bầu thường xuyên mẩn ngứa và nổi mụn ở những chỗ đeo phụ kiện.
Khi này có 2 khả năng xảy ra. 1 là do hoocmon thay đổi khiến da nhạy cảm. 2 là do sản phẩm dây chuyền bạc, lắc tay bạc hay nhẫn bạc… kém chất lượng, không đúng chuẩn.
Với trường hợp 1, các mẹ bầu nên vệ sinh thường xuyên vùng da khu vực đó khi đeo trang sức bạc và cảm nhận xem vị trí đeo có phù hợp hay không. Tránh đeo quá chật để không gây ảnh hưởng đến vùng da quanh khu vực.
Ví dụ với nhẫn bạc bình thường có thể vừa tay bạn. Nhưng khi mang bầu ngón tay phù nề nên chiếc nhẫn bị chật. Khi nhẫn đã quá chật, bạn nên tháo ra không cần phải đeo tiếp. Hãy bảo quản chúng cẩn thận để sau khi sinh có thể sử dụng tiếp.
Khi thấy có bất cứ dấu hiệu bị dị ứng, kích ứng da do sử dụng trang sức bạc, hãy tháo ngay món đồ trang sức đó ra. Không nên tự ý điều trị bằng thuốc khi đang mang thai. Tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để xin tư vấn.
Hoặc nếu vẫn muốn đeo trang sức nữ thì bạn có thể chuyển sang một số loại sản phẩm được chế tác từ các loại đá quý như thạch anh, đá mắt hổ… rất tốt và có lợi mà các mẹ bầu vẫn nên đeo.
Nếu là trường hợp 2, bạn đã mua phải sản phẩm không phải bạc, hoặc bạc pha tạp, thành phần không chuẩn. Để đảm bảo tốt nhất, mẹ bầu hãy mua trang sức tại những địa chỉ uy tín.
Nhiều chị em rất ngại mang thai vì cho rằng trông thật xấu xí. Nhưng MoonSilver lại cho rằng phụ nữ đẹp nhất là lúc làm mẹ. Đừng ngần ngại mà không làm đẹp cho mình, còn chất lượng sản phẩm trang sức bạc cứ để MoonSilver lo!
Có Nên Cho Trẻ Sơ Sinh Nằm Võng Không?
Nhiều mẹ băn khoăn không biết có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không? Bài viết này sẽ giúp mẹ có câu trả lời cho nỗi băn khoăn này.
Nôi và võng là hai vật dụng gắn liền với giấc ngủ của trẻ em Việt Nam được các bà, các mẹ sử dụng từ bao đời nay. Tuy nhiên, gần đây có một số quan điểm cho rằng việc để trẻ sơ sinh nằm võng sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Liệu quan điểm này có đúng hay không?
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không?
Trước quá nhiều thắc mắc của các bà, các mẹ về kinh nghiệm chăm sóc giấc ngủ cho trẻ, nhiều nghiên cứu đã được triển khai nhằm xác định việc để trẻ sơ sinh nằm võng có tốt không. Qua những nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là những tổn thương đến từ các tác động như rung lắc sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới não bộ của trẻ.
Mặt khác, các nghiên cứu cũng khẳng định nếu trẻ bị tác động rung lắc từ 3-5 giây thì não trẻ sẽ bị tổn thương. Do đó, võng không hề tốt đối với trẻ sơ sinh, nhất là những bé dưới 3 tháng tuổi.
Ngoài ra khi cột sống của trẻ còn non nớt cũng không nên để trẻ nằm trong tư thế theo chiều cong của võng.
Những mối nguy hiểm khi cho trẻ sơ sinh nằm võng 1. Trẻ sơ sinh nằm võng gây khó thở
Trong một vài trường hợp trẻ sơ sinh nằm võng có thể vô tình rơi vào tư thế khiến trẻ khó thở như: trẻ nằm nghiêng sang một bên mà chưa biết lật người lại, mũi đè xuống võng gây ngạt thở.
Mặt khác, trẻ sơ sinh nằm võng sẽ bắt buộc phải nằm ở tư thế cong người, gập cổ, tư thế này không dễ cho hô hấp.
2. Bé nằm võng dễ bị mắc kẹt
Cấu tạo của một chiếc võng sẽ bao gồm những sợ vải nhân tạo, lưới hay dây đan vào nhau. Nếu không chú ý trẻ bị mắc vào những sợi đó có thể bị kẹt, làm trẻ bị thương.
3. Trẻ sơ sinh nằm võng có nguy cơ bị ngã
Không phải lúc nào mẹ cũng có thể quan sát trẻ, những lúc lơ là, mẹ không để ý, trẻ ngủ ở võng trở người rất dễ ngã xuống đất bị thương, nhất là những bé 3 tháng tuổi đang thích lăn lộn.
4. Trẻ bị phụ thuộc vào võng
Nhiều mẹ nghĩ rằng việc để trẻ nằm võng đung đưa sẽ bớt vất vả vì bớt được việc ru bé đong đưa suốt buổi. Đối với những đứa trẻ khó ngủ, ưa chuyển động đung đưa nhẹ nhàng lại thích điều này. Tuy nhiên, việc để trẻ quen với việc nằm ngủ với võng sẽ khiến trẻ không thể rời chiếc võng khi trẻ lớn hơn, và khi ấy mẹ lại mất thời gian tập cho trẻ ngủ không cần võng.
5. Trẻ sơ sinh nằm võng nhiều không tốt cho não bộ và hệ thần kinh
Không thể phủ nhận tác động của võng đến tiền đình và não bộ của chúng ta. Minh chứng là những người dễ bị say tàu xe khi nằm võng thường xuyên bị chóng mặt. Chuyển động đung đưa của võng được cho là không tốt cho trẻ não bộ của trẻ sơ sinh khi mà cấu tạo não bộ của trẻ còn non nớt, cần được ổn định.
6. Trẻ nằm võng có nguy cơ bị rôm sảy
Chúng ta thường nghĩ rằng việc cho trẻ sơ sinh nằm võng giúp trẻ bớt nóng ở lưng, đặc biệt là trong những ngày hè oi bức. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, chọn vải võng có chất lượng không tốt, trẻ sẽ bị nóng thêm và mọc nhiều rôm sảy.
– Đặt bé nằm võng trong tư thế nằm ngửa, không để trẻ nằm sấp hoặc nằm nghiêng.
– Kiểm tra toàn bộ khung võng, võng và các phụ kiện trên võng đảm bảo an toàn đối với trẻ.
– Không cho trẻ nằm võng cùng với đồ chơi, gối, chăn,…
– Chọn võng có chất lượng tốt, vải võng thoáng, mát.
– Khi trẻ nằm võng phải tháo các loại phụ kiện trên người trẻ ra tránh trường hợp trẻ bị vướng, mắc vào võng.
– Không để trẻ lớn nằm võng cùng trẻ sơ sinh.
– Chú ý quan sát trẻ không rời mắt.
– Đặt tấm đệm mềm dưới võng đề phòng trường hợp trẻ rơi xuống cũng vẫn được an toàn.
Tóm lại, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, trong vòng 6 tháng đầu đời nên để trẻ sơ sinh nằm trong một chiếc cũi chắc chắn là tốt nhất.
Theo Dương Dương (Khám phá)
Có Nên Nhể Nanh Sữa Cho Trẻ Sơ Sinh Hay Không?
Có thể có nhiều mẹ ở đây chưa hiểu rõ về khái niệm nanh sữa ở trẻ sơ sinh. Nanh sữa là một tổn thương lành tính, ít gây biến chứng và phần lớn tự tiêu biến sau khoảng từ 2 tuần đến 5 tháng. Khi các Trẻ mọc nanh sữa thường quấy khóc, biếng ăn gây nhiều lo lắng cho các bậc cha mẹ. Làm cha mẹ chắc chắn không ai đành lòng nhìn con quấy khóc và không ăn được gì.
Để giải quyết tình trạng này của bé. Các mẹ không thể tự nhể nanh ở nhà cho bé được, mà cần đưa bé đến các trung tâm y tế để bác sĩ sẽ xử lí. Có nên nhể nanh sữa cho trẻ sơ sinh hay không? câu trả lời có lẽ là có. Vì nếu vẫn để nanh sữa ở đó, bé sẽ vẫn liên tục quấy khóc và không chịu uống sữa. Như vậy cực kì hại cho sức khỏe của bé.
Có nên nhể nanh sữa cho trẻ sơ sinh và vì sao trẻ mọc nanh sữaNanh sữa là một tên gọi trong dân gian người ta sử dụng để chỉ đốm màu trắng trên lợi của bé. Có nhiều phụ huynh khi nhìn thấy nanh sữa sẽ nghĩ đó là dấu hiệu thừa canxi ở bé. Hoặc nhiều người còn tưởng bé uống sữa bị đong lại cặn sữa trong miệng.
Nanh sữa ở trẻ tuy là một biểu hiện lành tính nhưng nếu như nó gây quá nhiều trở ngại cho bé thì các mẹ nên đưa bé đến có sở gần nhất để bác sĩ nhổ. Có nên nhể nanh sữa cho trẻ sơ sinh để bé có thể ăn được nhiều hơn. có nhiều bé khi có nanh sữa còn bị sốt và quấy khóc mẹ rất nhiều.
Có nên nhể nanh sữa cho trẻ sơ sinh và nanh sữa có nguy hiểm không?Hầu như bé nào cũng sẽ phải mọc nanh sữa. Nanh sữa hay gặp ở trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi, một số trường hợp gặp muộn hơn nhưng hiếm khi gặp trên 8 tháng tuổi. Bản chất là một biểu hiện lành tính nhưng tùy cơ địa của từng bé nên sẽ thấy đau hay không. Có nhiều bé khi mọc nanh sữa sẽ bị đau và điều đó đồng nghĩa với việc bé sẽ quấy khóc và không chịu ăn.
Nhưng ngược lại, khi nanh sữa mọc ở cơ thể khác thì lại không hề gây đau đớn gì. Như vậy thì nếu như nanh sữa không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì mẹ không cần nhổ. Có nên nhể nanh sữa cho trẻ sơ sinh nhưng cũng tùy trường hợp. Có rất nhiều trường hợp nanh sữa sẽ tự biến mất lúc nào không hay. Không chỉ gặp ở lợi, nanh sữa còn có thể thấy ở niêm mạc vòm miệng, nhưng cũng như ở lợi, chúng thường tự vỡ và tan biến mà không để lại dấu vết.
Cập nhật thông tin chi tiết về Có Nên Cho Trẻ Sơ Sinh Đeo Vàng, Có Nên Đeo Lắc Chân Không, Dây Chuyền trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!