Xu Hướng 9/2023 # Có Thai Sau Sinh Mổ 15 Tháng Điều Cần Phải Biết # Top 10 Xem Nhiều | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Có Thai Sau Sinh Mổ 15 Tháng Điều Cần Phải Biết # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Có Thai Sau Sinh Mổ 15 Tháng Điều Cần Phải Biết được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Có thai sau sinh mổ 15 tháng và những nguy cơ

Ngày nay, việc sinh con theo phương pháp mổ để không còn là chuyện hiếm. Thậm chí có không ít ca bác sĩ nhận mổ đẻ theo yêu cầu. Tuy nhiên việc mổ đẻ chỉ thực sự cần thiết với những trường hợp sản phụ không thể sinh đẻ theo cách tự nhiên.

Nói đây là phương pháp bất đắc dĩ là bởi, việc mổ đẻ có thể để lại nhiều hệ lụy cho những lần sinh sau. Và sau khi mổ đẻ lần đầu, sản phụ phải cần được nghỉ một thời gian khá lâu mới có thể mang thai trở lại một cách an toàn.

1.1 Nguy cơ sản phụ phải đối mặt sau mổ đẻ

Tuy công nghệ đẻ mổ mang lại rất nhiều ưu thế như nhanh gọn, tỷ lệ sống cao, và sản phụ cùng gia đình có thể chủ động lựa chọn thời điểm sinh đẻ thuận lợi nhất. Tuy nhiên bên cạnh đó sản phụ cũng phải đối mặt với những hậu quả như vết sẹo vĩnh viễn, những lần sinh tiếp theo thai sẽ có thể bám vào vết sẹo cũ, rau cài răng lược thậm chí vỡ tử cung.

1.2 Tác hại của mổ đẻ đối với sức khỏe

Việc mổ đẻ không chỉ gây tác hại tiêu cực đến sức khỏe sản phụ mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi. Ngoài việc người mẹ phục hồi chậm, thì thai nhi được sinh ra cũng sẽ có sức đề kháng với vi khuẩn kém hơn. Do không được tiếp xúc với hệ vi khuẩn trong môi trường âm đạo của mẹ.

Theo quy định của các bệnh viện phụ sản, thì các thai phụ sau lần mổ đẻ trước. Phải đợi ít nhất 2 năm mới được mang thai tiếp, mới đảm bảo được an toàn tuyệt đối cho thai nhi. Tuy nhiên không hề có luật nào trên thế giới qui định rõ ràng như vậy. Nên nhiều trường hợp đáng tiếc do mang thai sớm hơn qui định đã xảy ra.

2. Nên làm gì nếu lỡ có thai sau sinh mổ 15 tháng

Thực tế đã có rất nhiều những bà mẹ trẻ do thiếu kiến thức về sinh sản, đã trót lỡ có thai sau khi sinh mổ 15 tháng. Điều này không quá nguy hiểm, xong vẫn gây ra tâm lý hoang mang dở khóc dở cười, do chưa đủ tiêu chuẩn chờ 2 năm. Điều khiến ai cũng lo sợ là nếu không may vết mổ nứt ra thì hậu quả sẽ khó lường. Vậy phải làm sao trong trường hợp này?

2.1 Đi khám bác sỹ

Như đã nói, người phụ nữ sau khi sinh mổ phục hồi thể trạng rất chậm, thường phải mất 48 tháng (2 năm) thì cơ thể mới dần ổn định trở lại, cho lần mang thai kế tiếp. Nhưng nếu lỡ mang thai sớm hơn dự kiến, thì bạn nên đến gặp ngay bác sỹ phụ khoa để khám.

Tại đây các bác sỹ sẽ căn cứ vào số tháng mang thai, cũng như tình trạng sức khỏe, cơ địa. Để đưa ra lời khuyên tốt nhất, giúp bạn sinh con an toàn.

Một lý do khác khiến bạn nên sớm đến gặp bác sĩ là để đảm bảo an toàn trong quá trình mang thai. Việc đi khám bác sỹ đều đặn để được theo dõi sức khỏe. Sẽ làm giảm các hiện tượng như cơ thể mệt mỏi, bụng đau, hay xuất huyết tử cung.

 2.2 Ăn uống đầy đủ

Nếu lỡ mang thai sớm sau khi sinh mổ, thì việc tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể là hết sức cần thiết. Vì đây là lúc cơ thể cần năng lượng và dưỡng chất hơn bao giờ hết. Những gì người mẹ hấp thụ trong lúc này, sẽ vừa để cung cấp cho con, vừa để sản sinh tế bào mới làm tăng tốc quá trình phục hồi sẹo.

Ngoài ra cũng phải chú ý ăn uống đều, không được bỏ bữa. Vì khi sinh con, cơ thể sẽ cần tốn rất nhiều năng lượng.

2.3 Sinh hoạt nhẹ nhàng

Do mang thai sớm, nên cơ thể của phụ nữ rất yếu, còn vết mổ thì dễ bị tổn thương. Các chuyên gia đều khuyên rong những tháng mang thai, người mẹ tuyệt đối không nên vận động mạnh, hay vận động quá sức. Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, tránh để vết mổ cũ bị tác động.

Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh lo lắng bất an. Nếu không tử cung sẽ bị co lại gây cản trở cho việc sinh đẻ.

Xemt hêm: Hỏi đáp: cách tính tháng thụ thai để sinh con trai

Có Thai Sau Sinh Mổ 15 Tháng

Có thai sau sinh mổ 15 tháng có gây nguy hiểm gì hay không là thắc mắc chung của rất nhiều chị em phụ nữ hiện nay. Bởi sau khi tiến hành phương pháp mổ lấy thai, cơ thể nữ giới cần nhiều thời gian phục hồi cũng như để hạn chế những rủi ro cho lần mang thai kế tiếp.

Theo thống kê, trong những năm gần đây có rất nhiều mẹ bầu lựa chọn cách sinh mổ. Bên cạnh những trường hợp thật sự cần thiết do mẹ hoặc thai nhi gặp một số vấn đề bất thường trước và trong thời gian chuyển dạ, thì còn có nhiều mẹ yêu cầu sinh mổ để có thể giảm đau đớn khi vượt cạn.

Sinh mổ bao lâu có thể mang thai?

Những vết phẫu thuật ở bụng, cũng như ở tử cung cần có thời gian nhất định để lành lại, tránh nguy cơ bị nứt ở lần mang thai tiếp theo.

Sau khi sinh mổ, cơ thể người mẹ sẽ mất máu và mất sức rất nhiều. Vì thế mẹ cần thời gian để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Trong 2 năm này, hầu hết chị em vẫn phải nuôi con bằng sữa mẹ, đồng thời bé cũng cần được chăm sóc đầy đủ để có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Mang thai quá sớm mẹ sẽ không có đủ thời gian và sức khỏe để vừa chăm con nhỏ, vừa dưỡng thai thật tốt.

Việc lấy lại khoái cảm sau khi sinh mổ là một quá trình tốn khá nhiều thời gian.

Những nguy cơ khi mang thai sớm sau sinh mổ

Khi có thai sau sinh mổ 15 tháng, người mẹ có nguy cơ gặp một số vấn đề sau:

Thai làm tổ trên vết sẹo cũ

Là một tình trạng khá hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Thai có thể bám và làm tổ ngay trên vết mổ cũ. Ở giai đoạn sớm có thể gây ra chảy máu nặng và thường phải bỏ thai. Nghiêm trọng hơn, có trường hợp bánh rau sẽ bám sâu vào cơ tử cung tại vết sẹo, khi đó các gai rau sẽ ăn sâu gây ra tình trạng nhau cài răng lược , thậm chí xuyên thủng tử cung có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Sinh non

Những mẹ mang thai sớm (dưới 18 tháng) sau khi sinh mổ có nguy cơ sinh non rất cao. Theo đó, trẻ sinh ra thường có cân nặng dưới mức tiêu chuẩn và kém phát triển hơn so với những trẻ khác.

Bục vết mổ cũ

Đây là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm. Nếu vết mổ cũ ở tử cung vẫn chưa hoàn toàn lành lặn, khi kích thước thai nhi lớn lên, tử cung phải giãn nở sẽ khiến cho vết mổ đó bị bục chỉ. Theo thống kê, sau một lần sinh mổ, tỉ lệ phụ nữ mang thai lại dưới 18 tháng khiến vết mổ cũ bị bục ra cao hơn gấp 3 lần so với phụ nữ mang thai sau 3 năm.

Tăng tỉ lệ nhau cài răng lược

Đây là hiện tượng nhau thai bám chặt vào thành tử cung. Trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ phải tìm cách bóc nhau thai ra, điều này sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu khi sinh và có thể cắt bỏ cả tử cung trong trường hợp xấu nhất.

Có thai sau sinh mổ 15 tháng được không?

Thực tế cho thấy, việc phụ nữ mang thai lại sau khi sinh mở được 15 tháng không phải là tình trạng hiếm gặp. Không nhất thiết tất cả thai phụ rơi vào trường hợp này đều phải bị chỉ định bỏ thai. Cơ hội để mẹ tròn con vuông là hoàn toàn có khả năng.

Đồng thời, trong suốt thời gian mang thai, ngay khi có biểu hiện bất thường, mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra, xác định nguyên nhân để kịp thời đưa ra hướng xử trí phù hợp.

Việc có thai trở lại sau 15 tháng sinh mổ ẩn chứa rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của mẹ và bé. Vì thế, tốt nhất trong vòng 2 năm, vợ chồng nên thực hiện những biện pháp tránh thai an toàn.

Mẹ cần làm gì khi mang thai sau 15 tháng sinh mổ?

Thăm khám ngay sau khi phát hiện có thai để bác sĩ đánh giá nguy cơ cho mẹ và bé.

Đi khám đều đặn định kỳ để theo dõi tình trạng vết mổ và sự phát triển của bé.

Trong suốt thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối, nguy cơ nứt vết mổ rất cao. Vì thế mẹ nên chú ý theo dõi nhằm sớm phát hiện những biểu hiện bất thường.

Nên chủ động khi thai được 39 tuần tuổi để tránh những biến chứng xấu.

Tóm lại, có thai sau sinh mổ 15 tháng là không an toàn, thậm chí có thể gây ra nhiều nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé. Vì thế sau khi sinh mổ, vợ chồng nên có những biện pháp tránh thai phù hợp. Tuy nhiên, trường hợp nhỡ mang thai sớm sau sinh mổ thì bố mẹ cũng không cần quá lo lắng, hãy đến thăm khám tại các bệnh viện hoặc cơ sở y khoa uy tín để được kiểm tra và tư vấn cụ thể.

【Cần Biết】Có Thai Sau Khi Sinh Mổ 9 Tháng Phải Làm Gì?

Chào bác sĩ, em mới sinh bé đầu được 9 tháng bằng phương pháp đẻ mổ. Gần đây, em có những triệu chứng như buồn nôn, chán ăn và một số dấu hiệu khác giống như mang thai. Em đi khám thì mới biết đã mang thai được 7 tuần. Vậy bác sĩ cho em hỏi, trường hợp của em có thai sau khi sinh mổ 9 tháng có nguy hiểm không và cần phải làm gì để vừa tốt cho bé đầu lại vừa tốt cho thai nhi trong bụng. (Phương Linh – Hà Nội)

Có thai sau khi sinh mổ 9 tháng có nguy hiểm không?

Với trường hợp mang thai sau 9 tháng sinh mổ, ban đã rất chủ quan sau sinh mổ và không có kế hoạch cẩn thận. Có thai trong thời điểm này rất nguy hiểm bởi lúc này vết sẹo mổ đang còn mới có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng.

Việc mang thai sớm sau khi sinh mổ có thể gây nên những nguy cơ như:

Nứt vỡ tử cung: Nguy cơ này sẽ càng tăng cao nếu lần mang thai tiếp theo cách thời gian sinh mổ 6-9 tháng.

Xuất huyết: Khi sinh mổ lần đầu, vết thương cần một thời gian dài để bình phục nên nếu mang thai sớm có thể gây nên tình trạng xuất huyết.

Ngoài ra, thai phụ cũng sẽ đứng trước nguy cơ vết mổ bị nhiễm trùng, nhau tiền đạo, bong nhau non,… Đây đều là những biến chứng rất nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Hơn nữa, trong quá trình mang thai, sinh nở và nuôi dưỡng em bé sẽ làm hao tổn sức lực và tinh thần của người mẹ. Việc mang thai lần nữa sẽ khiến cho người mẹ không đảm bảo sức khỏe để nuôi dưỡng thai nhi. Điều này chính là nguyên nhân gây nên hiện tượng sinh non, trẻ nhẹ cân, vàng da, thính giác kém, kém phái triển về mặt trí tuệ, thể chất ở trẻ khi lớn lên.

Có thai sau sinh mổ 9 tháng mẹ bầu cần phải làm gì?

Sau khi sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các chuyên gia sức khỏe sinh sản khuyến cáo những phụ nữ đã mổ đẻ lần đầu tiên chỉ nên mang thai lần tiếp theo từ sau 2 năm tính từ lúc sinh mổ lần đầu. Đây là khoảng thời gian cần thiết để vết mổ ở tử cung trong lần mổ đầu tiên hoàn toàn bình phục, sức khỏe của người mẹ được đảm bảo an toàn cho lần mang thai tiếp.

Nếu có thai sau sinh mổ 9 tháng, bạn cần đến gặp bác sĩ, tiến hành siêu âm kịp thời để chẩn đoán sức khỏe thai nhi cũng như kiểm tra tình trạng vết mổ cũ có đảm bảo an toàn cho lần mang thai này hay không.

Trong quá trình mang thai, bạn cần theo dõi vết mổ có gây đau không, nếu có bất kỳ dấu hiệu đau bất thường ở vết mổ cũ như đau nhói lên, đau liên tục, đau nang trên xương mu cần phải thông báo cho bác sĩ ngay.

Thực hiện khám thai đầy đủ, nên đến bệnh viện trước ngày dự sinh để được làm các xét nghiệm tiền phẫu, đánh giá xem tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Nếu các bác sĩ sản khoa khám thấy nguy hiểm cho tính mạng của mẹ có thể phải đình chỉ thai nghén càng sớm càng tốt, bởi nguy cơ bị nứt vỡ tử cung, vết mổ cũ rất dễ có thể xảy ra.

Trên thực tế cũng có những trường hợp mẹ bầu mang thai lại sớm sau khi mổ lấy thai và có thể dưỡng thai thành cồng. Vậy nên bạn cũng không nên quá lo lắng, hãy ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ và đến gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường xuất hiện.

Siêu âm có thể biết thai bao nhiêu ngày tuổi không?

Đau Lưng Sau Sinh Mổ: Những Điều Cần Biết

Sau sinh mổ, mẹ không chỉ đau đớn với vết khâu bụng dưới mà còn đối mặt với những cơn đau lưng. Mức độ đau lưng sau sinh mổ theo thống kê chiếm đến hơn 70% các trường hợp, có nghĩa là cứ 10 người phụ nữ sinh thì có đến 7 người bị đau lưng sau đó.

1. Đau lưng sau sinh mổ

Sinh mổ bị đau lưng là hiện tượng mà bất kỳ bà mẹ nào cũng đều phải trải qua. Chín tháng mang thai là một thời kỳ đầy hạnh phúc nhưng cũng rất khó khăn. Tưởng chừng những khó khăn ấy sẽ biến mất khi đứa con ra đời, nhưng trên thực tế, sau khi sinh người mẹ còn phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trước. Và hiện tượng đau lưng sau sinh mổ là một điển hình.

Mức độ sau sinh mổ bị đau lưng theo thống kê chiếm đến hơn 70% các trường hợp, có nghĩa là cứ 10 người phụ nữ sinh thì có đến 7 người bị đau lưng sau đó. Nếu không hiểu hết mức độ đau lưng sau sinh mổ, thì có lẽ sẽ rất nhiều người để tình trạng này kéo dài, tác động đến cuộc sống và hình thành nên các vấn đề bệnh lý nguy hiểm.

2. Nguyên nhân đau lưng sau sinh mổ

Trong khi mang bầu, tử cung mở rộng, kéo dài, làm suy yếu các cơ bụng, trọng lượng dồn ra trước khiến thai phụ phải thay đổi tư thế bất lợi với cột sống. Cơ bắp ở lưng cũng phải hoạt động nhiều hơn.

Những thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm nới lỏng các khớp và dây chằng nối xương chậu và cột sống khiến cấu trúc kém ổn định, gây đau khi đi, đứng, ngồi trong thời gian dài, cúi ngửa hoặc nâng đồ. Những thay đổi này không biến mất qua một đêm. Sau khi sinh, các dây chằng xương chậu còn lỏng lẻo, do đó, đau lưng là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, lưng tiếp tục đau đến khi cơ bắp khôi phục sức mạnh, khớp và dây chằng thêm dẻo dai hơn.

Quá trình sinh con vất vả, căng thẳng trong thời gian dài đòi hỏi các cơ bắp hoạt động hết công suất, một số cơ bắp thì không được sử dụng dẫn tới đau lưng trong một thời gian.

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác như: axit folic, vitamin A, D, B1…. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn uống của bạn lúc này không thể đáp ứng nhu cầu canxi, cơ thể phải lấy từ mẹ để bù đắp cho thai nhi và gây ra loãng xương.

Sau khi sinh, sức khỏe của sản phụ vẫn ở trạng thái tương đối yếu, chưa kịp phục hồi. Mặt khác, mẹ phải cho con bú thường xuyên, lượng canxi bị thất thoát một lần nữa, tạo cơ hội những cơn đau lưng khởi phát.

Sau khi sinh mổ, nhiều phụ nữ bị đau lưng, thậm chí đau hơn so với sinh thường. Nguyên nhân là do gây tê tủy sống, một thao tác giúp thai phụ sinh mổ không bị đau đớn. Với sinh mổ, việc gây tê ngoài màng cứng, chỗ tiêm có thể đau nhức vài ngày sau sinh nhưng việc này không gây đau lưng. Ban đầu, triệu chứng đau lưng không rõ, nhưng sau đó sẽ xuất hiện dữ dội kèm tác dụng phụ của thuốc. Có những mẹ sau sinh 2-3 tháng sẽ cảm thấy đau lưng vô cùng từ việc thay đổi trạng thái nằm ngồi, hay chỉ là đau lưng bởi những cơn ho hay tiếng hắt hơi. Có đến hơn 90% phụ nữ sinh có áp dụng gây tê tủy sống bị đau lưng.

Làm việc quá sức hoặc nằm im không vận động

Sau khi sinh, có 2 nhóm phụ nữ dễ bị đau lưng hơn cả: một là, nằm yên bất động cả ngày; hai là, làm việc quá sức. Đối với trường hợp chỉ nằm bất động trên giường thì khí huyết tích tụ ở vùng chậu và không được lưu thông, từ đó dẫn tới đau lưng. Ngược lại, trong một số trường hợp khi sức khỏe chưa hồi phục, chị em đã làm việc, đi lại nhiều, khiến các dây chằng giãn ra và làm lưng bị đau ê ẩm.

Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:

Nhiễm lạnh

Phụ nữ sau sinh thường bị tổn thương khí huyết, nếu không chú ý để giữ ấm cơ thể, dễ bị gió lạnh tấn công, xâm lấn sức khỏe, gây ra hiện tượng cơ thể thừa độ ẩm, đau đớn vùng lưng, xương khớp trên toàn cơ thể. Ngoài ra, một số sản phụ nằm đệm quá cứng, hay thường xuyên đi giày cao gót, stress… cũng dễ bị đau lưng sau sinh.

Ngoài ra, nhiều bà mẹ đã vô tình làm cơn đau lưng trầm trọng hơn do không ý thức về tư thế cho con bú. Ví dụ, khi người mẹ đang học cách cho con bú. Quá tập trung vào việc để bé ngậm vú đúng cách mà quên mất ngồi sao cho đúng. Thói quen ngồi gập người khiến cho cổ và cơ bắp bị căng mỏi khi nhìn xuống dẫn tới đau lưng cho người mẹ.

3. Khi nào xuất hiện và chấm dứt những cơn đau lưng?

Đối với mẹ sinh mổ, những cơn đau vùng lưng bởi thủ thuật gây tê màng cứng, tiêm tê trực tiếp vào tủy sống mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận được sau 3 đến 6 giờ sau sinh, kể từ thời điểm hoàn tất ca phẫu thuật. Lúc đó thuốc tê dần mất tác dụng như ban đầu. Cảm giác nhức đầu, đau mỏi cổ vai từ việc rò rỉ một lượng dịch nhỏ từ não tủy sẽ bắt đầu vào sớm nhất 12 tiếng đồng hồ sau sinh, thậm chí muộn hơn từ 3 đến 4 ngày sau sinh.

Đau lưng bình thường sẽ tự khỏi trong vòng vài tháng. Với một số phụ nữ đau lưng sau khi sinh mổ, cơn đau vẫn sẽ tiếp diễn hoặc cứ thay đổi thời tiết, giao mùa, cảm giác đau sẽ trở lại.

Những bà mẹ bị đau lưng trước hoặc trong khi mang thai, nhiều khả năng bị đau lưng dai dẳng sau sinh. Đặc biệt là với cơn đau nghiêm trọng hoặc đã bắt đầu khá sớm trong thai kỳ.

4. Biện pháp khắc phục đau lưng sau sinh mổ

Sau khi sinh, sản phụ rất mẫn cảm với những thành phần của thuốc, và cũng được bác sĩ yêu cầu không dùng thuốc tự ý mà không theo chỉ định bác sĩ. Chính vì thế mà việc dùng thuốc lúc này là không nên và cần hạn chế tối đa.

Có rất nhiều biện pháp được áp dụng nhằm giảm đau lưng sau sinh mổ. Các mẹ nên cân nhắc tuỳ thuộc vào tình trạng thể lực sức khoẻ của bản thân mới nên áp dụng. Nếu có thắc mắc hay bất thường gì xảy ra nên tham khảo tư vấn bác sĩ để có đảm bảo an toàn sức khỏe bản thân cũng như việc chăm trẻ sơ sinh.

4.1. Các biện pháp tự thực hiện tại nhà

Trước tiên, các mẹ nên đảm bảo đầy đủ thời gian ngủ nghỉ cho bản thân để không gây ảnh hưởng đến vết mổ sau sinh. Tuy nhiên, nếu bạn nghỉ ngơi sai tư thế thì tình trạng đau lưng vẫn sẽ diễn ra, thậm chí kéo dài và có diễn biến nặng hơn nữa.

Tốt nhất, bạn nên lựa chọn cho mình tư thế nghỉ ngơi thoải mái nhất và tránh làm những công việc nặng.

Tư thế cho con bú sai sẽ gây ảnh hưởng đến phần xương sống vùng cổ và lưng gây nhức mỏi vai gáy, đau lưng. Nhiều mẹ thường có tâm lý để con bú thoải mái, vô tình các tư thế khi cho con bú sai khiến bạn bị đau nhức vùng lưng. Chú ý khi cho con bú, bạn nên chọn một tư thế thoải mái, tránh gập người, cúi người quá lâu. Thường xuyên thay đổi tư thế cho con bú, kết hợp vận động cơ thể như: xoay, lắc cổ, vặn nhẹ phần thắt lưng… giúp bạn giảm đau nhức, mệt mỏi.

Những tư thế cho con bú thoải mái, mẹ nên áp dụng:

Tư thế ngồi ngả lưng về phía sau nghiêng góc 45 độ, có thể dựa lên gối. Lúc này, bé nằm trên bụng và tì vào ngực mẹ để ti.

Tư thế nằm nghiêng và đặt bé song song với mình, tay mẹ đỡ đầu, hướng dẫn bé quay mặt vào bầu vú.

Tư thế ngồi tựa vào ghế, lưng thẳng, một chân để gác lên một chiếc ghế khác với chiều cao vừa đủ, để một chiếc gối mỏng phía sau lưng. Bé sẽ bú thoải mái mà mẹ sẽ không bị quá nhiều áp lực lên lưng cột sống.

Tập thể dục, vận động cơ thể nhẹ nhàng

Sau khi sinh em bé, các mẹ thường bận rộn với việc chăm sóc con mà quên đi bản thân mình. Tuy nhiên, mỗi ngày các mẹ nên tranh thủ khoảng 20 – 30 phút để tập các bài tập thể dục, các động tác yoga đơn giản tại nhà không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp giảm các cơn đau lưng một cách hiệu quả. Hơn nữa tập thể dục còn là cách đơn giản để lấy lại vóc dáng sau sinh giúp mẹ tự tin hơn.

Bài tập thể dục nghiêng hông: Đứng thẳng lưng, bước chân trái sang ngang, tay trái chống vào hông, tay phải dơ cao cùng với phần thân trên nghiêng về phía bên trái nhằm kéo giãn các cơ và cột sống nhằm giúp cơ thể được thư giãn. Sau đó bạn có thể chuyển sang bên phải và làm tương tự. Chỉ một vài nhịp mỗi lần, bạn đã cảm thấy cơ thể trở nên thoải mái hơn rồi. Ngoài ra, nếu tập luyện các bài yoga cho mẹ sau sinh, các chị em nên hạn chế những động tác kéo dãn quá mức như duỗi chân.

Cảm thấy động tác không thoải mái thì nên dừng lại chứ đừng gượng ép bản thân quá sức, đặc biệt trong 2 tháng đầu, sẽ càng khiến tình trạng đau lưng sau sinh mổ thêm nghiêm trọng hơn. Việc tập luyện tốt nhất không nên quá 30 phút mỗi ngày.

Khi có thai, các bà bầu thường phải ăn nhiều, ăn đủ loại đồ ăn bổ dưỡng để chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và con. Nhiều người khi mang bầu tăng cân rất nhanh đôi khi không kiểm soát được và sau khi sinh em bé cân nặng đó không giảm được bao nhiêu. Việc lấy lại vóc dáng với nhiều bà mẹ thật khó khăn.

Trọng lượng cơ thể quá nặng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng, đau cột sống mà nhiều người không để ý. Do đó, sau khi sinh em bé, mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống phù hợp, tập thể dục mỗi ngày để nhanh chóng lấy lại vóc dáng không chỉ giúp bạn tự tin hơn mà còn giúp giảm cơn đau lưng.

Tuy nhiên bạn không nên quá nôn nóng về việc giảm cân mà gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé, nên tham khảo các bác sĩ về chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý, tăng cường vận động, tập thể dục nhẹ nhàng để đạt được kết quả tốt.

Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi sau khi sinh là chuyện bình thường mà rất nhiều chị em mắc phải. Tuy nhiên, điều này không hề tốt cho sức khỏe cũng như tinh thần của bạn. Các mẹ nên giữ tâm lý ổn định, thoải mái để chăm sóc sức khỏe cho con và bản thân một cách tốt nhất.

Phụ nữ sau sinh nên có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để kịp thời bù đắp lại các khoáng chất mất đi trong quá trình sinh, đặc biệt là canxi.

Bổ sung thực phẩm giàu kẽm như: nấm, thịt bò, ngũ cốc dinh dưỡng… giúp quá trình hấp thụ canxi diễn ra tốt hơn.Tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất sắt như: lòng đỏ trứng gà, tim cật heo, thịt bồ câu, các loại đậu…Ăn nhiều loại trái cây để bổ sung vitamin C, khoáng chất như: nho, cam, táo, chuối, lê, bơ…Nên ăn thịt nạc (lợn, gà, bò), tránh ăn thịt mỡ.Nên uống 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày, bao gồm sữa, nước trái cây, nước đun sôi để nguội.

4.2. Vật lý trị liệu

Sau khi sinh, bạn nên nhờ tới sự hỗ trợ của phương pháp massage, xoa bóp để kích thích tuần hoàn máu, đánh tan các cơn đau nhức hiệu quả. Không chỉ vậy, nó còn có tác dụng đẩy lùi stress, giúp tinh thần thoải mái hơn. Bạn có thể nhờ người thân hỗ trợ thêm hoặc tìm đến những trung tâm chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà để thực hiện vật lý trị liệu đối với những trường hợp đau hơn bình thường. Một vài động tác vật lý trị liệu massage vùng thắt lưng, đấm bóp vùng vai gáy là cách đơn giản mà hiệu quả giúp bạn thư giãn tinh thần, đánh tan các cơn đau nhức mỏi, giúp cơ thể khỏe và thoải mái hơn. Với việc áp dụng điều trị bằng vật lý trị liệu như sử dụng châm cứu, xoa bóp hay bấm huyệt thì cần được áp dụng đều đặn và tác động một cách hợp lý. Bên cạnh đó cần kết hợp với những bài tập hỗ trợ điều trị như tập thể dục hay yoga để thúc đẩy hiệu quả và hạn chế tái phát những biểu hiện đau sau khi điều trị.

4.3. Sử dụng phương thuốc nam

Một số phương thuốc nam bằng các loại lá dân gian sẽ giúp bạn giảm đau lưng sau sinh

Theo Y học cổ truyền, lá cây ngải cứu chứa nhiều chất kháng khuẩn và tinh dầu giúp giảm đau hiệu quả. Lá ngải cứu rửa sạch, để ráo nước, trộn cùng với muối rồi rang nóng. Cho hỗn hợp này vào chiếc khăn mỏng, chườm lên vùng lưng bị đau, đến khi nguội cho rang lại và làm tương tự.

Lấy rễ cây lá lốt, rửa sạch, ngâm với rượu trắng trong 1 tháng. Sau đó, dùng khăn dung dịch rượu xoa lên vùng lưng bị đau, đồng thời, thực hiện các động tác mát xa nhẹ nhàng làm giảm cơn đau nhanh chóng.

4.4. Sử dụng phương pháp Tây y

Những biện pháp tây y như điều trị chứng đau lưng sau sinh bằng sóng cao tần, sóng laser hay phẫu thuật là những biện pháp chỉ nên nghĩ tới khi những hậu quả đã quá nghiêm trọng.

Sau khi sinh, các mẹ nên hạn chế việc sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là thuốc tây để tránh gây ảnh hưởng với bé cũng như nguồn sữa dinh dưỡng cho bé, cách tốt nhất để điều trị đau lưng kéo dài chính là sự thay đổi từ những thói quen của mình.

Tại Bệnh viện Vinmec, quá trình điều trị đau lưng sau sinh mổ cho luôn có sự phối hợp của các chuyên khoa: Điều trị đau, vật lý trị liệu, ngoại khoa, sản khoa, dinh dưỡng để đưa ra chẩn đoán xác định nguyên nhân và nguồn gốc của đau lưng sau sinh. Từ đó, bác sĩ sẽ có kế hoạch cụ thể để điều trị tích cực tùy từng giai đoạn nhằm hạn chế tối đa tình trạng đau lưng dai dẳng hay đau lưng mãn tính về sau cho các bà mẹ.

Đối vớ i đau lưng sau sinh, tại bệnh viện Vinmec các kỹ thuật điều trị đau bao gồm:

Các bài tập vật lý trị liệu chuyên sâu với mục đích hồi phục sức cơ, hồi phục chức năng cột sống và các khớp. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ các bài tập để các mẹ có thể chủ động tự tập tại nhà.

Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện một số thủ thuật dưới sự hướng dẫn của máy siêu âm chuyên sâu cho thần kinh, cơ, xương khớp, dây chằng. Máy siêu âm vừa giúp định hướng chẩn đoán vừa hướng dẫn cho kỹ thuật tiêm để đảm bảo chính xác, an toàn. Kỹ thuật điều trị đau như: Phong bế nhánh thần kinh chi phối vùng đau để giảm đau, tiêm các khớp liên mấu, khớp cùng chậu bằng thuốc giảm đau, chống viêm để giảm đau ngay tức thì cho các mẹ.

Kỹ thuật tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP) vào các dây chằng bị tổn thương, hay viêm chỗ bám gân – cơ tuỳ loại tổn thương với sự hướng dẫn của máy siêu âm. Kỹ thuật này nhằm phát huy quá trình tự hàn gắn của mô tổn thương, và sự hồi phục cần thời gian.

Khám xét kỹ để có chẩn đoán xác định nguồn gốc đau lưng của mẹ sau sinh bé, bác sĩ chuyên khoa điều trị đau Vinmec sẽ lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả sẽ giúp mẹ hồi phục nhanh để chăm sóc bản thân và em bé tốt hơn. Sau 9 tháng 10 ngày mang nặng, thai phụ bước vào cuộc đẻ và phải đối mặt với mức độ đau đẻ được so sánh với gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Để cuộc đẻ diễn ra suôn sẻ, an toàn, thai phụ cần hiểu rõ:– Quy trình cuộc chuyển dạ diễn ra như thế nào, thường kéo dài trong bao lâu để có hướng sinh thường hay sinh mổ, bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho thai nhi.

Để xóa tan nỗi lo đau đớn khi sinh nở, Vinmec cung cấp chương trình Thai sản trọn gói với dịch vụ “đẻ không đau” trọn vẹn trong khi sinh và sau khi sinh bằng kỹ thuật gây tê màng cứng không morphin và gây tê thần kinh thẹn. Trong suốt quá trình sinh, sản phụ sẽ được các hộ lý hướng dẫn cách rặn đẻ và thở đúng cách, bé sẽ chào đời chỉ trong 10 – 15 phút. Sau khi sinh, bé sẽ được chăm sóc trong phòng vô trùng trước khi được đưa trở về với mẹ.

Sản phụ sẽ được nghỉ ngơi tại phòng bệnh cao cấp, được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn quốc tế, 1 mẹ 1 phòng với đầy đủ trang thiết bị tiện nghi, hiện đại. Mẹ sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn phương pháp nuôi dưỡng bé trước khi xuất viện. Tái khám sau sinh với cả mẹ và bé với các bác sĩ Sản khoa và Nhi khoa hàng đầu.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Sau Sinh Mổ Cần Chú Ý Điều Gì?

Chăm sóc phụ nữ sau khi sinh mổ là một việc rất quan trọng vì việc hồi phục sau sinh của sản phụ sinh mổ thường lâu và khó khăn hơn những phụ nữ sinh thường, ngoài ra nguy cơ bị hậu sản, nhiễm trùng cũng cao hơn. Vì vậy khi chăm mẹ bầu người thân cần chú ý và cẩn trọng từ việc vệ sinh vết mổ, sinh hoạt và thực phẩm để các mẹ sau sinh mổ có thể nhanh hồi phục hơn.

Không nên ăn quá no sau 6 tiếng khi mổ

Không nên nằm quá nhiều sau 24h sinh

Sau khi phẫu thuật thì nghỉ ngơi ở giường là cần thiết nhưng ngủ lâu quá lại không tốt vì nước ối sẽ bị tích tụ ở tử cung. Sau khi phẫu thuật, cần thực hiện các hoạt động chân tay nhẹ nhàng để lấy lại cảm giác. 24 giờ sau khi mổ thì mẹ nên cố gắng xoay người, trở mình, tập ngồi dậy nhẹ nhàng để tăng cường sự hoạt động của ruột, dạ dày, điều tiết khí sớm. Làm cách này sẽ giúp dự phòng bị dính ruột cùng các tĩnh huyết mạch bị tắc dẫn đến các bộ vị tách mạch.Khi ngồi dậy mẹ cũng cần tập đi nhẹ nhàng. Mẹ cũng nên cho trẻ bú sữa sớm để kích thích dạ con co bóp, giúp tống sản dịch ra ngoài.

Nằm ngửa sau khi mổ sẽ khiến tử dung co thắt

Nằm ngửa thường tạo cho chị em cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, sau khi mổ tác dụng của thuốc mê không còn nữa, vết mổ bắt đầu đau, nằm ngửa dưới giường sẽ cảm thấy đau đớn hơn, tử cung co thắt. Vì vậy, sản phụ nên nằm nghiêng và kê gối chăn cao sau lưng để lưng và giường có khoảng cách 20-30 độ nghiêng, để giảm việc di động của cơ thể, giúp vết mổ bớt đau và nhanh lành hơn.

Trong tháng đầu không để cơ thể nhiễm lạnh

Sau khi sinh nở, thận khí bị suy nhược nên sản phụ dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, không được đụng tới nước lạnh quá sớm, không tắm nước lạnh, giặt quần áo hoặc uống đá lạnh. Tuy nhiên, nếu không đụng cả đến nước nóng, suốt tháng không lau mình như một số người quan niệm thì lại không tốt. Cơ thể lâu không tắm rửa sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho mẹ và lây sang con (như viêm miệng, tưa lưỡi, tiêu chảy)…Vậy nên mẹ có thể sau 3 hoặc 4 ngày sau sinh là có thể tắm được rồi, không nên để một tháng. Tuy nhiên, cách tắm như thế nào là một vấn đề phải hết sức chú ý.Tắm nhanh và tắm dội là hai yêu cầu cơ bản. Tắm nhanh là thời gian tắm không nên lâu quá, từ 5 đến 10 phút là vừa. Còn tắm “dội” nghĩa là dùng vòi hoa sen hoặc dùng gáo múc nước, dội từ trên xuống dưới, không nên tắm trong bồn tắm hay trong chậu. Ngoài ra cần phải tắm ở nơi kín đáo, tránh gió lùa, nên tắm nước ấm, kể cả mùa hè hay mùa đông, khi tắm xong phải lau khô nhanh. Gội đầu cũng thế, không nên kiêng gội đầu đến một tháng, song phải gội nhanh và lau đầu cho nhanh khô, tốt nhất là dùng máy sấy để sấy khô tóc.

“Yêu” sớm trước 6 – 8 tuần khiến vết mổ dễ rách, lâu khỏi

Trong khi làm “chuyện ấy”, nếu không được kiểm soát, hai vợ chồng có thể sẽ có những hành động quá khích gây đau đớn cho sản phụ đặc biệt là đối với vết thương mổ đẻ. Mẹ đẻ mổ nên kiêng hoàn toàn chuyện ấy trong khoảng 6-8 tuần. Mẹ cũng nên tránh xúc động mạnh, ảnh hưởng đến tinh thần vì stress có thể gây nguy hại cho sức khoẻ sản phụ, gây thiếu sữa và dễ dẫn đến bệnh trầm cảm.

Vận động nặng trong 3 tháng đầu khiến mẹ dễ mất sức, ảnh hưởng tới vết mổ

Chị em cần đặc biệt lưu ý rằng sinh mổ là một ca đại phẫu quan trọng, vì vậy vết thương mổ đẻ cũng cần được chăm sóc và giữ gìn kỹ lưỡng. Ngoài ra, sức khỏe của mẹ cũng phải được quan tâm hàng đầu. Mẹ sau sinh nên tránh tránh các hoạt động nặng và không được với cao, bê đồ nặng. Mẹ cũng nên nhờ sự giúp đỡ của người thân trong gia đình để giúp việc nhà cửa, bế con để có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.

Theo thống kê, tỷ lệ sinh mổ đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố lớn.Thông thường sau khi sinh mổ, mẹ sẽ được giữ lại từ ba ngày đến một tuần tại bệnh viện để tiện theo dõi. So với sinh thường, việc chăm sóc và hồi phục sau khi sinh mổ đòi hỏi mẹ phải chú ý hơn nhiều…

Hi vọng rằng những thông tin trên, Phòng khám Đa khoa 125 Thái Thịnh sẽ giúp các mẹ và gia đình có thêm những kiến thức bổ ích, để có thể hỗ trợ các mẹ sớm phục hồi sau sinh hơn.Trong trường hợp các mẹ có vấn đề khiến các mẹ băn khoăn, lo lắng, hãy liên hệ ngay với Phòng khám Đa khoa 125 Thái Thịnh. Với Chuyên khoa mũi nhọn -  Sản Phụ Khoa – Với đội ngũ Bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ luôn 

Chúc các mẹ luôn khỏe!!!

Biên tập – Sưu tầm

【Cần Biết】Có Bầu Sau Sinh Mổ 8 Tháng Có Nguy Hiểm Gì Không?

Có bầu sau sinh mổ 8 tháng có nguy hiểm gì không là quan tâm của không ít các mẹ bầu. Bởi sau sinh, nhiều người thường không chú ý đến việc sử dụng đến những biện pháp tránh thai và đã dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn.

Có bầu sau sinh mổ 8 tháng có nguy hiểm gì không?

Vết sẹo trên tử cung do sinh mổ để lại cần khoảng 2 năm mới có thể phục hồi hoàn toàn. Do đó khi mẹ bầu mang thai sớm có thể sẽ gặp phải những biến chứng như:

Nứt vỡ tử cung: Đây là nguy cơ phổ biến nhất nếu mang thai sớm sau sinh mổ. Theo kết quả của một nghiên cứu, những người mang thai sau sinh mổ trước 18 tháng sẽ có nguy cơ bị bục tử cung gấp 3 lần so với những người mang thai sau 2 năm.

Nhau cài răng lược: Đây là hiện tượng nhau thai bám chặt vào thành tử cung, không bong tróc tự nhiên sau khi sinh khiến bác sĩ phải tìm cách bóc nhau thai. Quá trình này có thể khiến mẹ bầu bị mất máu nhiều. Nếu thai nhau ăn quá sâu, mẹ có thể phải cắt bỏ tử cung để bảo toàn mạng sống.

Xuất huyết từ vết mổ: Trong 8 tháng, vết mổ cũ chưa hồi phục nên khi mang thai lần 2, sự lớn lên từ tử cung có thể khiến chỗ khâu bị rách và gây xuất huyết. Tình trạng này thường xảy ra trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.

Nguy cơ thai bám vào vết sẹo: Khi tìm nơi làm tổ trong tử cung, phôi thai có khả năng chọn vị trí vết mổ để làm tổ. Trường hợp này cũng khá nguy hiểm, tương tự như mang thai ngoài tử cung do các gai nhau ăn sâu qua thành tử cung rối xuyên sang bàng quang.

Nhau bong non, nhau tiền đạo: Những phụ nữ mang bầu sau sinh mổ trước 1 năm có nguy cơ bị bong nhau non, nhau tiền đạo rất lớn.

Những nguy hiểm cho thai nhi: những mẹ mang thai sớm sau sinh mổ sẽ có khả năng sinh non cao, sau khi sinh ra tỷ lệ nhẹ cân, vàng da, kém phát triển thính giác kém ở những em bé này đều lớn hơn những me bé khác.

Những điều mẹ bầu cần lưu ý nếu mang thai sau 8 tháng sinh mổ

Dựa vào những thông tin này, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ có phù hợp để giữ lại thai nhi không. Nếu trong trường hợp giữ lại, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những nguy cơ gì. Các mẹ cũng không cần phải quá lo lắng vì nếu vết mổ không có dấu hiệu tổn thương, sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi đều tốt thì hoàn toàn có thể giữ lại cái thai. Trên thực tế cũng đã có nhiều trường hợp mang thai sau sinh mổ 8 tháng, thai nhi vẫn có thể phát triển bình thường và sinh ra an toàn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Có Thai Sau Sinh Mổ 15 Tháng Điều Cần Phải Biết trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!