Bạn đang xem bài viết Cùng Bà Bầu Đối Phó Với Chứng Buồn Nôn Về Đêm, Giúp Mẹ Ngủ Thật Sâu Giấc được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tại sao bà bầu buồn nôn về đêm?
Buồn nôn là triệu chứng ốm nghén điển hình nhất của 80% phụ nữ khi mang thai. Nếu chúng ta vẫn thường quen thuộc với cụm từ ốm nghén – morning sickness và mặc nhiên cho rằng hiện tượng nghén ngẩm sẽ xảy ra vào buổi sáng thì trên thực tế, cơn buồn nôn có thể xuất hiện ở bất kì thời điểm nào trong ngày kể cả ban đêm.
Theo các bác sĩ, thời gian nôn nghén vào ban đêm là một hiện tượng hoàn toàn bình thường, không phải là dấu hiệu bất thường của thai nhi mà phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng sức khỏe của từng mẹ bầu cũng như nhiều nguyên nhân tác động khác.
Ngoài ra, nồng độ hormone estrogen và progesterone cũng tăng cao khiến khứu giác mẹ bầu trở nên nhạy cảm. Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng dẫn đến chứng ợ nóng, khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra bà bầu buồn nôn về đêm còn có thể do thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa thực sự khoa học, góp phần làm tăng cảm giác nôn nghén vào khung giờ đặc biệt này.
Ảnh hưởng đối với sức khỏe mẹ bầu khi buồn nôn về đêm
Hoàn toàn không báo trước, những cơn nôn nghén có thể tấn công vào bất cứ thời điểm nào trong ngày sáng, trưa, chiều, tối nhưng mức độ khác nhau ở mỗi người. Một số chỉ cảm thấy cơn buồn nôn trực trào trong chốc lát và số khác thì nôn thật.
Tuy nhiên, ngược lại với những mẹ bầu khi thức giấc vào mỗi buổi sáng thường lao thẳng vào nhà vệ sinh vì cơ thể nôn nao, khó chịu thì những bà bầu buồn nôn về đêm sẽ luôn có cảm giác thấp thỏm, giấc ngủ chập chờn thậm chí không ngủ được vì có thể bị đánh thức bất chợt vì những cơn nôn nghén.
Nếu tình trạng bà bầu buồn nôn về đêm kéo dài liên tục hàng đêm với những triệu chứng nôn nghén nặng mà không thể nghỉ ngơi hoặc ăn uống, bổ sung dinh dưỡng có thể khiến thai nhi bị thiếu chất nghiêm trọng. Tình trạng ốm nghén nặng chính là thủ phạm khiến mẹ bầu thiếu 2 chất dinh dưỡng quan trọng là Thiamin (gây biến chứng về mắt) và vitamin K (ảnh hưởng đến quá trình đông máu).
Làm gì để đối phó với chứng buồn nôn về đêm của bà bầu
Hầu hết thai phụ sẽ bị các cơn buồn nôn quấy rầy trong giai đoạn đầu mang thai và sau tam cá nguyệt thứ nhất thì một nửa số mẹ bầu ốm nghén mới bắt đầu cảm thấy dễ chịu và khỏe khoắn dần. Cá biệt có khoảng 20% chị em phải đối mặt với tình trạng nôn ói diễn ra trong suốt thai kỳ.
Bổ sung đủ chất lỏng cho cơ thể
Thiếu nước có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng bà bầu buồn nôn về đêm. Đây là một tín hiệu cảnh báo của cơ thể khi mẹ bầu không nạp đủ lượng nước cần thiết vào cơ thể. Nên uống ít nhất 2 – 2,5 lít nước và chia đều vào các khung thời gian trong ngày, không uống trong hoặc ngay sau bữa ăn.
Hãy để nước trong phòng ngủ và tạo được thói quen uống 1 cốc nước nhỏ vào mọi buổi tối. Chất lỏng sẽ giúp tăng tiết dịch vị và làm đầy hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày, đầy hơi và giúp mẹ cải thiện chứng buồn nôn đáng ghét.
Nếu bị đánh thức giữa đêm bởi cảm giác buồn nôn, vài chiếc bánh quy, bánh mì hoặc hoa quả khô sẽ có ích vào lúc này. Đồ uống cũng giúp giảm cảm giác nôn nao. Một số loại trà thảo dược, trà gừng, trà bạc hà, trà cam quế sẽ xua tan tình trạng kích thích của dạ dày, bổ sung thêm nước cho cơ thể. Mùi thơm dễ chịu của những loại trà này hoặc mùi vỏ cam, vỏ chanh sẽ giúp mẹ kiểm soát được cơn buồn nôn của mình.
Hãy thử một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ
Hãy dùng 1 bữa ăn nhẹ có chứa carbonhydrate và protein như ngũ cốc với sữa, bánh mì sandwich với sữa hoặc sinh tố, hạnh nhân hoặc sữa chua ít đường. Dường như cơn buồn nôn về đêm cũng biến mất nếu bữa ăn nhẹ thực sự có tác dụng với cơ thể mẹ bầu.
Các món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ được nêm nếm nhiều gia vị hoặc có mùi quá đặc trưng chắc chắn sẽ làm cơn buồn nôn trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu vẫn giữ thói ăn đêm trước khi ngủ với những loại đồ ăn này thì điều đó sẽ làm mẹ bầu đầy bụng, khó tiêu và rất dễ bị nôn ói, trào ngược thức ăn. Những món ăn không tốt này nên được cắt giảm khỏi thực đơn và thay bằng các loại trái cây giàu chất xơ, bổ sung nước và vitamin cần thiết cho cơ thể.
Sự nhạy cảm về khứu giác có thể khiến nhiều mẹ bầu trở nên bị kích ứng với một số loại mùi đặc trưng như mùi thức ăn, mùi hóa chất, mỹ phẩm. Giảm bớt gia vị khi nấu ăn và giữ cho không gian phòng ngủ luôn thoáng khí, thơm tho, sạch sẽ sẽ giảm thiểu tình trạng bà bầu buồn nôn về đêm.
Trong thời kì mang thai việc tiếp xúc với hóa chất và mỹ phẩm nhiều cũng không thực sự tốt với thai phụ. Hãy thường xuyên vệ sinh phòng ngủ kết hợp sử dụng thêm một số loại tinh dầu như tinh dầu tràm, tinh dầu quế, tinh dầuđinh hương cũng giúp chị em thư giãn, thoải mái hơn trong giấc ngủ hàng đêm.
Những bà bầu buồn nôn về đêm thường không có giấc ngủ trọn vẹn và dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, lờ đờ, thiếu sức sống. Điều này thật không tốt chút nào. Thời kì bầu bí, chị em luôn được ưu tiên nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, cắt giảm các công việc nặng nhọc, vận động nhẹ nhàng giúp lưu thông khí huyết, đem lại giấc ngủ sâu và ngon giấc hơn. Nếu thời gian ngủ buổi tối bị gián đoạn, hãy tranh thủ nghỉ ngơi vào các thời điểm khác trong ngày và đảm bảo giấc ngủ trưa để cơ thể phục hồi năng lượng cần thiết.
Một số loại vitamin như vitamin B6, B12, vitamin C và K có tác dụng giảm nôn nghén và chống lại các biểu hiện khó chịu cho mẹ bầu. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo cơ thể mẹ không phản ứng với các thành phần trong đó.
Tất cả các mẹo trên có thể giúp mẹ bầu loại trừ và tìm ra nguyên nhân chính gây ra cảm giác nôn nghén về đêm và có cách đối phó với tình trạng này. Trong trường hợp, chị em thấy dấu hiệu không được cải thiện và mức độ ốm nghén ngày càng trầm trọng hơn hãy tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kịp thời.
Lời kết
Thật chẳng vui vẻ gì nếu mẹ bầu không may gặp phải chứng nôn nghén về đêm. Điều này có thể khiến những tháng đầu mang thai trở nên khó khăn nhưng hãy cố gắng chăm sóc sức khỏe thật tốt, duy trì nề nếp sinh hoạt khoa học để giảm thiểu tình trạng nôn nghén và đảm bảo chất lượng giấc ngủ trong thời kỳ bầu bí. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh và có một thai kỳ thuận lợi!
Bà Bầu Bị Buồn Nôn Về Đêm Do Đâu? Cách Khắc Phục
Buồn nôn trong thời gian thai kỳ là vấn đề mà bất cứ bà bầu nào cũng từng gặp phải. Tuy nhiên, một số bà bầu có triệu chứng này xuất hiện vào ban đêm làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân là do đâu và cách khắc phục như thế nào? Bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để có thể giải đáp thắc mắc này.
Bà bầu bị buồn nôn về đêm do đâu?
Trong thời gian thai kỳ, tình trạng buồn nôn luôn là một dấu hiệu mà các mẹ bầu thường gặp phải. Nó có thể xảy ra vào cả ban đêm khiến cho giấc ngủ của bạn không được đảm bảo. Vấn đề này xảy ra có thể bao gồm một số nguyên nhân sau đây:
Bà bầu đang có dấu hiệu thay đổi đột ngột về hormone donadotropin do chúng được sản xuất rất nhiều, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này khiến cho cơ thể người mẹ không thích ứng kịp và thường sẽ gây ra các cơ buồn nôn như một phản xạ chống lại sự biến đổi này. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường nhưng nó thường xảy ra vào ban đêm khiến bà bầu mất ngủ.
Số lượng hormone estrogen và progesterone ngày càng tăng cao làm cho khứu giác của bà bầu trở nên nhạy cảm hơn với các mùi hương xung quanh, kể cả trong khi ngủ. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nôn ói của bà bầu vào ban đêm.
Khi bà bầu gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Quá trình này diễn ra có thể sẽ gây ra chứng ợ chua, ợ nóng và có thể là nôn ói vào ban đêm.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý có thể sẽ làm tăng tình trạng buồn nôn diễn ra vào thời điểm này.
Ngoài ra, căng thẳng, mệt mỏi và lo âu quá nhiều làm ảnh hưởng không tốt đến tinh thần của các mẹ bầu, từ đó dễ xuất hiện nguy cơ nôn ói diễn ra vào buổi tối.
Bà bầu bị buồn nôn về đêm khi nào cần thăm khám bác sĩ
Bà bầu gặp tình trạng buồn nôn về đêm không phải một vấn đề bất thường. Hiện tượng này có thể tùy vào sức khỏe và cơ địa của từng bà bầu mà có những biểu hiện khác nhau, đồng thời nó còn phụ thuộc vào một số nguyên nhân tác động từ bên ngoài. Vì vậy, đối với những trường hợp này bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý sẽ cải thiện được tình trạng này một cách hiệu quả.
Mặc khác, tình trạng ốm nghén ở bà bầu gây nôn ói về đêm nhiều trong một số trường hợp có thể sẽ dẫn đến một số nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu. Nếu bạn thấy hiện tượng này xuất hiện đồng thời với các dấu hiệu sau đâu thì tốt nhất nên đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe ngay.
Cơn buồn nôn về đêm xuất hiện với tần số cao và không có dấu hiệu thuyên giảm qua nhiều ngày.
Tình trạng nôn mửa thường xuất hiện sau khi dùng một số loại thực phẩm nhất định. Lúc này có thể bạn đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng dạ dày.
Đi tiểu ít, thường xuyên cảm thấy chóng mặt.
Xuất hiện tình trạng nôn ra máu.
Khắc phục tình trạng bà bầu bị buồn nôn về đêm
Bà bầu gặp tình trạng buồn nôn về đêm thường ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ. Vì thế, các mẹ bầu luôn trong trạng thái lờ đờ, mệt mỏi, nếu diễn biến lâu hơn nó có thể sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để cải thiện vấn đề này.
1. Bổ sung đủ nước
Nước là một trong những thành phần quan trong đối với cơ thể con người. Đối vớ phụ nữ mang thai thì nó càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Bà bầu nếu thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng buồn nôn về đêm. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể không được cung cấp đủ nước. Vì vậy, các mẹ bầu nên lưu ý bổ sung đầy đủ mỗi ngày hơn 2 lít nước để có thể hạn chế tình trạng nôn ói xảy ra vào ban đêm hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý không nên uống nước trong khi ăn hoặc sau khi ăn quá no vì sẽ làm cho tình trạng buồn nôn có nguy cơ xảy ra cao hơn trong lúc ngủ. Đồng thời, nên uống một ít nước trước khi ngủ, điều này sẽ giúp làm tăng dịch vị của dạ dày, từ đó hạn chế được tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trong khi ngủ.
2. Thay đổi tư thế ngủ
Tư thế ngủ của các bà bầu cũng có tác động đến việc buồn nôn về đêm. Bởi lẽ đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Nếu không được thay đổi tư thế ngủ đúng cách, lâu ngày không chỉ dẫn đến tình buồn nôn gây mất ngủ mà còn ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng.
Theo đó, bà bầu nên nằm với tư thế cong hai chân và nghiêng về phía bên trái. Đồng thời, bạn cũng có thể mua thêm một số loại gối ôm chuyên dụng dành cho bà bầu để kẹp giữa hai gối khi ngủ cho thoải mái hơn. Điều này sẽ giúp đảm bảo giấc ngủ cho các mẹ bầu và hạn chế nguy cơ xảy ra tình trạng buồn nôn về đêm ở các mẹ bầu.
3. Chia nhỏ bữa ăn
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, đặc biệt là không ăn quá no trước khi ngủ sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng buồn nôn về đêm. Theo các chuyên gia khuyên rằng, các mẹ bầu không nên để bụng quá no hoặc quá đói vì sẽ dễ dẫn đến tình trạng thai nghén, nhất là bữa tối. Hơn nữa, các loại thực phẩm mà bạn dùng nên đảm bảo tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu.
Nếu vào buổi tối bạn cảm thấy đói có thể ăn nhẹ bằng vài chiếc bánh quy hoặc trái cây khô và một ít nước. Nên hạn chế ăn những loại thực phẩm gây no lâu hoặc khó tiêu. Điều này sẽ tác động không tốt đến hoạt động của dạ dày và có thể sẽ dẫn đến tình trạng trào ngược thực quản gây buồn nôn về đêm.
4. Xông tinh dầu trong phòng ngủ
Tinh dầu có khả năng giúp cho đầu óc thoải mái và thư giãn hơn lúc ngủ. Việc này không chỉ giúp bạn ngủ ngon hơn mà còn có thể giúp bạn hạn chế được tình trạng buồn nôn về đêm. Đây là một liệu pháp đã được sử dụng từ thời Ai Cập cổ đại, tinh dầu thiên nhiên giúp bạn cải thiện được tinh thần và có một số tác dụng nhất định đối với sức khỏe của cơ thể.
Bạn có thể sử dụng tinh dầu của hoa oải hương hoặc bạc hà. Những loại này vừa giúp bạn thư giãn vừa có tác dụng ức chế con buồn nôn hiệu quả. Mẹ bầu có thể cho vài giọt tinh dầu ra tay hoặc khăn để ngửi. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng nến thơm cũng cho công dụng tương tự. Ngoài ra, nếu muốn tiện lợi và hiệu quả hơn bạn có thể mua máy xông tinh dầu để trong phòng ngủ của mình và sử dụng mỗi ngày.
5. Không làm việc quá sức
Cơ thể phụ nữ trong quá trình mang thai có những thai đổi rất lớn. Vì thế, lúc này khả năng bà bầu sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng và mệt mỏi kéo dài. Nếu lâu ngày vẫn không có cách khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Từ đó dễ khiến tình trạng ốm nghén diễn ra trầm trọng hơn và xảy ra hầu như vào ban đêm, điều này sẽ tác động rất nhiều đến giấc ngủ của bạn.
Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế những công việc quá nặng nhọc, cắt giảm bớt các hoạt động buộc bạn phải vận động quá sức. Đồng thời, nên nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể có thể ổn định và trở lại trạng thái bình thường. Nếu tình trạng buồn nôn làm bạn mất ngủ vào buổi tối thì ban ngày hãy cố gắng bù lại để đảm bảo đủ thời gian nghỉ ngủ, giúp cơ thể lấy lại hiệu quả nguồn năng lượng cần thiết.
6. Luyện tập hít thở
Các bài tập hít thở giúp tác động đến các cơ quan trong hệ hô hấp và hạn chế được tình trạng buồn nôn vào ban đêm. Nếu trong khi ngủ và bạn cảm thấy tình trạng này sắp diễn ra thì nên cố gắng hít thở thật sâu để xoa dịu hệ thần kinh. Bạn có thể dùng một tay che một bên mũi sau đó hít thở và lặp lại tương tự với bên còn lại đến khi cơn ốm nghén dịu xuống.
7. Tránh xa nơi có mùi mạnh
Khi mang thai, bà bầu thường sẽ rất nhạy cảm với các mùi hương xung quanh. Đặc biệt là những mùi khó chịu từ thực phẩm, hóa chất hoặc từ các loại mĩ phẩm khác nhau. Một khi tiếp xúc với những tác nhân này sẽ khiến cho các mẹ bầu nhanh chóng rơi vào trạng thái dễ buồn nôn. Điều này còn có thể diễn ra ngay cả ban đêm và trong lúc đang ngủ say.
Cách tốt nhất để hạn chế được tình trạng này là hãy tránh xa những loại thức ăn có chứa nhiều gia vị. Đồng thời, nên đảm bảo căn phòng của bạn không có bất kỳ tác nhân nào gây ra những mùi hương khó chịu. Nếu trường hợp này xảy ra, bạn nên chú ý mở cửa sổ ngay để cơn buồn nôn sẽ không diễn ra làm bạn khó chịu và mệt mỏi về đêm.
8. Hạn chế thực phẩm nhiều đường và chất béo
Ăn quá thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo trước khi ngủ cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng buồn nôn diễn ra mạnh mẽ vào ban đêm. Chính vì thế, mẹ bầu nên hạn chế ăn các món chiên, rán nhiều dầu mỡ để hạn chế hiện tượng nôn ói diễn ra trầm trọng hơn. Nếu bạn vẫn giữ thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu và sẽ khiến tình trạng trào ngược dạ dày thực quả diễn ra thường xuyên.
Những loại thực phẩm bạn cần bổ sung lúc này là các loại trái cây, rau củ giàu chất xơ. Điều này giúp cơ thể bổ sung thêm được một lượng nước và hàm lượng vitamin cần thiết. Đây là một thói quen tốt khi không chỉ hạn chế được tình trạng buồn nôn về đêm mà còn giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn để đảm bảo cho quá trình hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng.
9. Cải thiện không gian ngủ
Như đã nói trên, khứu giác của các mẹ bầu trở nên rất nhạy cảm trong giai đoạn thai nghén trước bất kỳ tác nhân từ bên ngoài. Vì vậy, đây là lúc bạn đảm bảo không gian sống của mình phải thật sạch sẽ và thoáng mát, nhất là phòng ngủ. Việc đảm bảo không khí sạch sẽ và thơm tho trong phòng không những giúp bạn dễ ngủ, ngủ ngon hơn mà còn có thể hạn chế được tình trạng buồn nôn về đêm.
Hãy đảm bảo các tác nhân xấu không có cơ hội tấn công vào cơ thể của bạn bằng cách vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ. Nên chú ý giặt giũ chăn mềm thường xuyên và sử dụng thêm một số loại tinh dầu để hạn chế các mùi hương khó chịu xâm nhập vào phòng dẫn đến tình trạng nôn ói.
10. Ngủ đúng giờ
Giấc ngủ đối với bất kỳ đối tượng nào cũng đóng một vai trò khá quan trọng. Trong khi ngủ cơ thể có thể sẽ được nghỉ ngơi và lấy lại nguồn năng lượng đã mất đi sau một ngày dài. Việc ngủ đúng giờ giúp các bà bầu hình thành một thói quen tốt, điều này còn có thể làm hạn chế tình trạng buồn nôn về đêm. Đồng thời, việc thiết lập cho cơ thể một khung giờ sinh hoạt nhất định sẽ giúp các cơ quan thực hiện các chức năng của mình tốt hơn.
11. Bổ sung vitamin
Thiếu hụt một số nguồn vitamin có thể dẫn đến tình trạng bà bầu hay buồn nôn vào ban đêm. Đặc biệt là các loại vitamin như B6, B12, vitamin C, những loại dưỡng chất này có tác dụng công hiệu trong việc hạn chế tình trạng thai nghén ở các mẹ bầu. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện liệu pháp này để tránh cơ thể bị phản ứng với một số thành phần và giúp đạt được hiệu quả cao hơn.
12. Sử dụng gừng
Chữa buồn nôn cho bà bầu bằng gừng là phương pháp đã được áp dụng từ rất lâu. Cách này được các bà bầu áp dụng khá phổ biến bởi nó đem lại hiệu quả cao và rất lành tính, an toàn. Đây được xem như một phương thuốc tự nhiên giúp bà bầu ức chế được tình trạng thai nghén của mình tốt nhất.
Bất cứ khi nào bạn có cảm giác buồn nôn thì nên ngậm ngay một lát gừng sẽ thấy tình trạng này được thuyên giảm ngay. Các mẹ bầu có thể chuẩn bị sẵn một ly trà gừng ấm và uống một ít trước khi ngủ để phòng ngừa hiện tượng này xuất hiện vào ban đêm. Nhưng bạn nên lưu ý rằng, không nên quá lạm dụng việc sử dụng gừng tươi hoặc trà gừng vì có thể sẽ làm tăng kích thích cho tử cung, đồng thời có thể làm mỏng các thành máu rất nguy hiểm.
22 Cách Giúp Bà Bầu Dễ Ngủ Sâu Giấc Thoải Mái Thức Dậy Không Mệt Mỏi
Trong quá trình mang ᴛʜᴀɪ, bà bầu sẽ tʜường khó ngủ, ngủ không đủ giấc khiến cơ thể mệt mỏi, suy nʜược. Làm sao để ngủ ngon giấc khi đang mang ᴛʜᴀɪ? Tham khảo những cáᴄh giúp bà bầu dễ ngủ sau sẽ giúp mẹ bầu cải thiện giấc ngủ rất tốt.
1. Tổng hợp cáᴄh giúp bà bầu dễ ngủ nhanh nhất
Giấc ngủ ngon là điều vô cùng khó khăn với cáᴄ bà mẹ đang mang ᴛʜᴀɪ do sự thay đổi đột ngột cáᴄ nội tiết tố, sự chèn ép của ᴛʜᴀɪ nhi ɢâʏ khó chịu,… Để chữa chứng ᴍấᴛ ngủ của bà bầu và lấy lại giấc ngủ ngon, cáᴄ mẹ có thể tham khảo cáᴄ cáᴄh đơn ɢɪản sau đây.
Ngủ nghiêng về phía bên trái trong thời ɢɪᴀɴ mang ᴛʜᴀɪ có thể giúp tăng cường khả năng lưu thông ᴍáᴜ cung ᴄấᴘ cho ᴛʜᴀɪ nhi, tuy nhiên, một số bà bầu lại cảm thấy nằm ngửa lại thoải mái hơn.
Cáᴄh giúp bà bầu ngủ ngon là bạn nên nằm theo bất cứ tư thế nào mà mình cảm thấy thoải mái, không nhất thiết là nghiêng trái hay phải. Bạn có thể co đầu gối để tăng sự thoải mái. Nếu nʜư khi nằm ngủ bạn cảm thấy đau đầu, chóng mặt, ʙᴜồɴ nôn, khó chịu… đột ngột thì bạn cần thay đổi tư thế nằm. Tìm hiểu cáᴄ tư thế ngủ tốt cho ᴛʜᴀɪ nhi nhất và lựa chọn để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn con.
Mẹ bầu lựa chọn tư thế ngủ thoải mái cho bản thân (Nguồn: dhresource.com)
Để giấc ngủ thoải mái và dễ chịu bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của gối để cảm thấy thoải mái hơn theo nhiều cáᴄh. Nên lựa chọn gối ngủ bà bầu êm giấc không đau lưng, cổ, vai, gáy, chuột rút. Bạn có thể sử dụng gối để kê giữa 2 đầu gối, dưới bụng hoặc sau lưng sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra cáᴄ bà bầu có thể sử dụng loại gối dành riêng cho bà bầu để có tư thế ngủ dễ chịu hơn.
Ợ nóng là vấn đề mà nhiều bà bầu tʜường gặp phải, ợ nóng khiến cáᴄ bà bầu khó chịu, ɢâʏ ᴍấᴛ ngủ. Để ɢɪảm bớt triệu chứng ợ nóng cáᴄ bà bầu nên thử áp dụng ngủ kiểu tư thế nửa nằm nửa ngồi, nâng cao đầu lúc ngủ. Ngủ kiểu nửa nằm nửa ngồi là cáᴄh giúp bà bầu dễ ngủ trong thời kỳ mang ᴛʜᴀɪ được nhiều bà mẹ áp dụng.
Để có một giấc ngủ tốt cáᴄ bà bầu nên xây dựng cho mình một chế độ ăn ngủ hợp lý và khoa học. Một chế độ ăn hợp lý, thời ɢɪᴀɴ ngủ nghỉ khoa học sẽ giúp bạn dễ ngủ, ngủ sâu giấc. Ăn ngủ đúng giờ tạo cho cáᴄ bà bầu một thói quen sinh hoạt khoa học và tốt cho sức khỏe.
Ăn quá no, uống quá nhiều nước là ɴɢᴜʏên nhân chính dẫn đến hiện tượng ợ nóng ở cáᴄ bà bầu. Ợ nóng khiến ảnh ʜưởng đến giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi và suy nʜược. Do vậy cáᴄ bà bầu không nên ăn quá no trước khi đi ngủ, nên ăn sáɴg và ăn trưa đủ no và nên ăn ít hơn vào buổi tối, để dễ ngủ hơn.
Tập thể ᴅụᴄ tʜư giãn (Nguồn: chúng tôi )
Ngoài ra khi mang bầu, phụ nữ tʜường xuyên ʙᴜồɴ đi tiểu, do vậy, cáᴄ mẹ nên uống ít nước vào buổi tối, gần lúc đi ngủ. Nên uống nước nhiều trong ngày nʜưng vào buổi tối thì cần cân nhắc. Hạn chế uống cáᴄ thức uống chứa caffein vì nó có thể khiến bạn khó ngủ.
Sử dụng dịch ᴠụ chăm sóc giúp mẹ bầu tʜư giãn và có được giấc ngủ ngon (Nguồn; lifespa.com.vn)
Bạn thắc mắc không biết làm thế nào để bà bầu dễ ngủ? Một trong những pʜương pháp giúp ngủ ngon hơn vào mỗi buổi tối và tập thể ᴅụᴄ tʜư giãn. Cáᴄ bài tập Yoga sẽ giúp cơ thể tʜư giãn, ɢɪảm đau mỏi, cơ thể thoải mái hơn. Phụ nữ mang ᴛʜᴀɪ nên tập thể ᴅụᴄ vào buổi sáɴg hoặc buổi chiều sớm, không nên tập thể ᴅụᴄ trước lúc đi ngủ.
Bạn có thể tập cáᴄ động táᴄ yoga trước khi đi ngủ để cơ thể được thả lỏng và tʜư giãn. Tuy nhiên việc tập thể ᴅụᴄ cần phải đảm bảo an toàn, vì thế cáᴄ bà bầu nên hỏi ý kiến báᴄ sĩ trước khi thực hiện một hoạt động luyện tập nào. Tốt nhất cáᴄ mẹ bầu nên tham khảo cáᴄ dịch ᴠụ chăm sóc bà bầu để có thời ɢɪᴀɴ tʜư giãn khoa học cho riêng mình.
Mẹ bầu nên có một thực đơn ăn uống lành mạnh và khoa học cho ᴛʜᴀɪ kỳ (Nguồn: precisionnutrition.com)
Một không ɢɪᴀɴ thoáɴg mát, yên tĩnh sẽ táᴄ động rất nhiều đến giấc ngủ của mẹ bầu. Phòng ngủ cần yên tĩnh, thoáɴg mát và sạch sẽ. Nếu nʜư bạn cảm thấy khó ngủ, hãy thử thay đổi giường ngủ, nệm và những vật dụng cần thiết kháᴄ bên trong phòng. Nên ɢɪảm áɴh đèn trong phòng ngủ, cáᴄ nguồn áɴh sáɴg xanh ɢâʏ ʜạɪ phát ra từ cáᴄ thiết ʙị điện ᴛử cũng cần được loại bỏ khỏi phòng ngủ. Sử dụng đèn xông tinh dầu tốt cho sức khỏe để giúp tinh thần thoải mái và dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Khi mang ᴛʜᴀɪ cáᴄ mẹ bầu tʜường thèm ăn, cáᴄ loại báɴh ít đường vừa thỏa cơn thèm ăn lại rất hữu ích trong việc ɢɪảm ʙᴜồɴ nôn, ɴɢᴜʏên nhân ảnh ʜưởng đến giấc ngủ. Tuy nhiên cáᴄ mẹ cũng nên ăn vặt hợp lý để tráɴh ᴛìɴʜ trạng tăng cân quá nhiều trong quá trình mang ᴛʜᴀɪ. Nên ăn cáᴄ đồ ăn vặt ít calo, đường, dẫn đến ɴɢᴜʏ cơ tăng cân quá mức trong ᴛʜᴀɪ kỳ. Ăn vặt hợp lý là cáᴄh giúp bà bầu dễ ngủ đơn ɢɪản nhất mà cáᴄ mẹ có thể áp dụng.
ʙᴜồɴ nôn và ợ nóng là hai ɴɢᴜʏên nhân chính ɢâʏ ᴍấᴛ ngủ khi mang ᴛʜᴀɪ, do đó cáᴄ bà bầu nên điều chỉnh chế dinh dưỡng phù hợp. Nếu bạn không biết bà bầu ăn gì để dễ ngủ thì cáᴄ món ăn lành mạnh, chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng, vừa giúp cơ thể mẹ và bé khỏe mạnh vừa có thể ɢɪảm cáᴄ triệu chứng ʙᴜồɴ nôn, mang lại giấc ngủ ngon. Khi mang ᴛʜᴀɪ nên bổ sung cáᴄ loại thực phẩm chứa nhiều đạm, tinh bột gạo, và mì ống. Hạn chế ăn cáᴄ loại thực phẩm chua và cay, vì chúng sẽ làm cho chứng ợ nóng ɴɢʜɪêᴍ ᴛʀọɴɢ hơn.
Ngủ không đủ giấc, thiếu ngủ khiến cơ thể suy nʜược, ảnh ʜưởng ɴɢʜɪêᴍ ᴛʀọɴɢ đến sức khỏe của bà bầu, vì vậy luôn đảm bảo thời ɢɪᴀɴ ngủ trong cả ngày. Nếu bạn cảm thấy khó ngủ vào ban đêm thì ngày hôm sau bạn nên dành thời ɢɪᴀɴ để chợp mắt vào buổi trưa để bổ sung giấc ngủ.
Uống trà tim sen có táᴄ dụng an thần, ngủ ngon (Nguồn: chinahao.com)
Tập thể ᴅụᴄ tʜư giãn khi mang ᴛʜᴀɪ rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Tập thể ᴅụᴄ giúp cơ thể dẻo dai, thoải mái, tráɴh ᴛìɴʜ trạng chuột rút khi ngủ. Tuy nhiên, khi mang ᴛʜᴀɪ cáᴄ mẹ nên tráɴh tập thể ᴅụᴄ trước khi đi ngủ, vận động quá mạnh. Vận động sẽ giúp cơ thể tʜư giãn, giúp cho bạn có giấc ngủ ngon, tuy nhiên vận động mạnh quá sức trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Tham gia cáᴄ bài tập nhẹ nhàng, lớp yoga tʜư giãn tinh thần và cải thiện sức khỏe cho mẹ bầu là một lựa chọn phù hợp.
2. 11 thức uống giúp bà bầu ngủ ngon
Chanh mật ong vừa tăng hệ miễn dịch lại giúp mẹ bầu dễ ngủ (Nguồn: draxe.com) Sữa là thức uống bổ sung dinh dưỡng và cho mẹ giấc ngủ ngon (Nguồn: sagefarmersmarket.org.au)
Trà tim sen là thức uống rất tốt cho phụ nữ mang ᴛʜᴀɪ muốn cải thiện giấc ngủ. Tim sen có táᴄ dụng giúp an thần, ɢɪảm căng thẳng, cho giấc ngủ ngon. Dùng tim sen để sao khô, đêm pha với nước ấm để dùng. Đối với cáᴄ bà bầu có tiền sử huyết áp thấp thì nên cẩn trọng sử dụng trà tim sen, nên tham khảo ý kiến báᴄ sĩ trước khi dùng. Một trong những cáᴄh giúp bà bầu dễ ngủ hiệu quả được nhiều bà bầu áp dụng là uống trà tim sen trước khi đi ngủ.
Có thể nhiều bà bầu không biết rằng lá nhãn lồng có táᴄ dụng giúp an thần, ɢɪảm căng thẳng, giúp ngủ ngon, điều hòa hoạt động não bộ rất tốt. Cáᴄ mẹ bầu có thể dùng lá nhãn lồng khô sắc lấy nước uống hoặc sử dụng búp chồi lá nhãn lồng để luộc ăn cũng rất tốt.
Cherry cực giàu vitamin và dưỡng chất, chất xơ, magie, kali, 119 calo,… giúp mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng cho ᴛʜᴀɪ kỳ. Ngoài ra trong nước ép từ loại trái cây nhập khẩu thơm ngon này có hàm lượng melatonin ᴛự nhiên rất cao, giúp mẹ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Hơn nữa trong nước ép cherry còn có cáᴄ chất tryptophan và anthocyanins, và cáᴄ hoạt chất giúp hình thành melatonin, hormone làm tăng chất lượng giấc ngủ.
Tʜưởng thức socola nóng có táᴄ dụng giúp đầu óc thoải mái (Nguồn: mccormick.com)
Cà chua là thực phẩm rất giàu vitamin A, vitamin C,beta carotene, canxi, sắt, kali… là thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho bà bầu. Nước ép cà chua không chỉ giúp bà bầu tráɴh táo bón, tăng cường khả năng đề kháɴg, giúp ᴛʜᴀɪ phát triển tối ưu, nước ép trái cây còn có táᴄ dụng ɢɪải tỏa căng thẳng, ɢɪảm ᴛìɴʜ trạng ᴍấᴛ ngủ, ngủ không ngon giấc trong lúc mang ᴛʜᴀɪ.
Một ly trà bạc hà tʜư giãn đầu óc, dễ ngủ cho mẹ bầu (Nguồn: shopify.com)
Cáᴄ loại mật ong ᴛự nhiên chứa nhiều vitamin và khoáɴg chất nên rất tốt cho sức khỏe phụ nữ mang ᴛʜᴀɪ. Cáᴄ dưỡng chất có trong mật ong không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch, thanh lọc cơ thể, phòng chống ʙệɴʜ tật, ɢɪảm cân… mật ong còn giúp phụ nữ đang mang ᴛʜᴀɪ ngủ ngon hơn. Mật ong pha nước chanh ấm sẽ giúp mẹ bầu có được giấc ngủ ngon, giúp đầu óc thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ.
Sữa dinh dưỡng cho bà bầu được hâm ấm là cáᴄh giúp bà bầu dễ ngủ hiệu quả được nhiều bà bầu áp dụng. Acid amin tryptophan có trong sữa ấm sẽ giúp cơ thể sản sinh ra hormone c làm dịu và tʜư giãn thần kinh. Ngoài ra sữa cũng rất giàu canxi và protein, rất tốt cho sức khỏe bà bầu. Một cốc sữa nóng trước lúc ngủ sẽ là “liều ᴛʜᴜốᴄ” tuyệt vời giúp bạn cải thiện giấc ngủ.
Thêm chuối vào đồ uống của mẹ bầu sẽ mang lại giấc ngủ rất tốt. Trong loại trái cây ngon ngọt của Việt Nam này chứa nhiều tryptophan, ma-giê và potassium, giúp cơ ʙắᴛ được thả lỏng, cơ thể được tʜư ɢɪản. Một ly sinh tố chuối trước khi ngủ khoảng 30 phút sẽ giúp bà bầu dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.
Theo nghiên ᴄứᴜ của cáᴄ chuyên gia dinh dưỡng thì một cốc nước ép táo sẽ giúp bà bầu có được một giấc ngủ ngon và đốt ᴄʜáʏ mỡ thừa, chất béo vô cùng hiệu quả. Trong táo chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chuyển đổi chất béo trắng thành chất béo nâu, giúp cơ thể thoải mái, tinh thần khỏe khoắn, ngủ ngon giấc hơn .
Nước ép dâu tằm được xem là một thức uống trị ᴍấᴛ ngủ rất tốt. Trong dâu tằm có chứa nhiều Melatonin, hợp chất rất tốt trong việc điều hòa giấc ngủ. Nếu mẹ bầu nào ʙị chứng ᴍấᴛ ngủ thì nên bổ sung một cốc nước ép dâu tằm vào thực đơn. Có thể uống một ít nước ép dâu tằm trước khi đi ngủ hoặc uống vào trước bữa ăn để cải thiện giấc ngủ.
Nếu bạn cʜưa biết bà bầu uống gì cho dễ ngủ thì một cốc socola nóng là gợi ý tuyệt vời dành cho cáᴄ mẹ bầu. Theo cáᴄ chuyên gia dinh dưỡng, uống một cốc Socola nóng trước khi đi ngủ sẽ khiến đầu óc thoải mái, ɢɪảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp bà bầu dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Trà hoa cúc được xem là “thần dược” giúp trị chứng ᴍấᴛ ngủ ở phụ nữ mang ᴛʜᴀɪ. Trà hoa cúc có táᴄ dụng giúp dịu thần kinh, đầu óc thoải mái, dạ dày dịu nhẹ, giúp cho toàn cơ thể thoải mái, mang lại cho mẹ bầu một đêm ngon giấc. Một cốc trà hoa cúc một tiếng trước khi ngủ sẽ cải thiện giấc ngủ rất tốt.
Trà bạc hà ấm pha với một ít nước cốt chanh rất có ích cho cơ thể phụ nữ đang mang ᴛʜᴀɪ. Trà bạc hà công dụng làm dịu bao ᴛử, ɢɪảm ʙᴜồɴ nôn, giúp đầu óc thoải mái, ɢɪảm căng thẳng và lo âu, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
Trong trà gừng có chứa chất cineole có táᴄ dụng giúp ɢɪải tỏa căng thẳng, ɢɪảm đau đầu, giúp tinh thần sảng khoái rất tốt. Một cốc trà gừng nóng sẽ giúp dạ dày thoải mái, đầu óc tʜư giãn, mang lại giấc ngủ ngon cho bà bầu.
10 Cách Để Bà Bầu Có Giấc Ngủ Ngon Và Sâu Hơn
10 cách để bà bầu có giấc ngủ ngon và sâu hơn
Những động tác yoga nhẹ nhàng đặc biệt rất thích hợp cho bà bầu. Bên cạnh những tác dụng tích cực đối với sức khỏe bà bầu như cải thiện tâm trạng, giải toả mệt mỏi, tăng cường sự dẻo dai, tập yoga thường xuyên còn giúp bà bầu có được những giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Tránh ăn uống vào đêm muộn
Có thể các mẹ biết rằng em bé đang đói, nhưng không nên ăn bất cứ thứ gì trong khoảng thời gian ít nhất 2 tiếng trước khi đi ngủ.
Việc ăn uống quá muộn trước giờ ngủ có khả năng gây ra tình trạng trào ngược hay ợ nóng do thức ăn chưa được tiêu hoá hết. Và tất nhiên, điều này sẽ khiến bà bầu có cảm giác khó chịu và mất ngủ.
Nằm ngủ nghiêng về một bên
Bà bầu nên tập cho bản thân thói quen nằm ngủ nghiêng về một bên thay vì nằm ngửa hay nằm sấp. Theo lý giải của các chuyên gia, việc nằm ngủ nghiêng về một bên có tác dụng hạn chế áp lực vào dạ con, giúp bà bầu dễ thở hơn.
Đặc biệt, tư thế ngủ nghiêng về bên trái ở bà bầu giúp tăng cường sự lưu thông máu và các chất dinh dưỡng tới thai nhi. Hơn nữa, tư thể ngủ này còn giúp bà bầu ngăn chặn tình trạng đau lưng thường xảy ra trong quá trình mang thai.
Sử dụng một chiếc gối để kê đỡ đầu và lưng mẹ bầu, tạo với giường một góc 20 độ. Tư thế ngủ này giúp hạn chế sức ép lên cơ hoành và giúp bà bầu thở một dễ dàng hơn. Hơn nữa, việc ngủ với gối kê giúp hỗ trợ sự hoạt động của dạ dày và giúp bà bầu có cảm giác dễ chịu hơn.
Làm những công việc nhàm chán thay vì trở mình trằn trọc
Nghe có vẻ vô lý, nhưng nếu không ngủ được, bà bầu đừng nên cố nằm trên giường trong trạng thái khó chịu, trằn trọc.
Thay vào đó, mẹ bầu có thể ngồi dậy và làm những công việc tạo cảm giác nhàm chán trong vài phút. Việc thực hiện những công việc buồn tẻ sẽ có tác dụng trong việc hình thành cơn buồn ngủ ở bà bầu.
Đó có thể là đi lòng vòng quanh nhà hay là gập quần áo. Sau khi trở lại giường, chắc chắn mẹ bầu sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay.
Nếu bà bầu có thời gian để chợp mắt trong ngày, hãy nhớ không nên ngủ quá 30 phút. Nếu ngủ lâu hơn, cơ thể bà bầu sẽ rơi vào trạng thái ngủ sâu và rất khó để thức dậy, từ đó dẫn đến cảm giác loạng choạng, đứng không vững sau khi tỉnh giấc. Đồng thời, vì mẹ bầu đã dành quá nhiều thời gian ngủ vào ban ngày nên sẽ khó có thể ngủ tiếp được.
Bật điều hòa ở nhiệt độ vừa phải
Nhiệt độ cơ thể bà bầu thường có xu hướng cao hơn người bình thường. Do đó, các mẹ bầu luôn luôn có cảm giác nóng nực. Đồng thời nếu ở trong phòng ngột ngạt, bí bách, việc đi ngủ đối với mẹ bầu sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Vì thế khi lên giường đi ngủ, bà bầu có thể bật điều hòa với nhiệt độ mà cơ thể cảm thấy thoải mái nhất.
Trước khi đi ngủ, bà bầu hãy giữ tâm trí tránh xa khỏi những kích thích từ bên ngoài, đó có thể là sách, điện thoại, báo, tivi hay bất kể những thứ có khả năng phát ra âm thanh hoặc ánh sáng.
Đồng thời, bà bầu không nên thực hiện những công việc vất vả như tập thể dục vào đêm muộn hay lau dọn nhà cửa. Những công việc này sẽ khiến bà bầu trở nên hưng phấn và khó có thể quay vào giấc ngủ.
Tắt các loại đèn khi đi ngủ
Để khắc phục, các mẹ bầu có thể dùng quần áo hay mảnh vải để che những đồ vật phát ra ánh sáng hoặc quay chúng ra hướng khác. Đồng thời, mẹ bầu nên đóng cửa sổ hay kéo kín rèm nếu ngủ vào ban ngày.
Nếu đã áp dụng hết những cách giúp bà bầu dễ ngủ nhưng tình trạng vẫn không khá hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Mất ngủ về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ, từ đó dẫn đến những tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc ngủ, trừ khi có sự đồng ý của bác sĩ. Sử dụng thuốc bừa bài có thể gây hậu quả khôn lường.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cùng Bà Bầu Đối Phó Với Chứng Buồn Nôn Về Đêm, Giúp Mẹ Ngủ Thật Sâu Giấc trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!