Bạn đang xem bài viết Đau Bụng Dưới Thúc Xuống Hậu Môn Khi Mang Thai được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đau bụng dưới rốn thúc xuống hậu môn là gì?Đau bụng dưới thúc xuống hậu môn khi mang thai hình thành từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, phổ biến là bệnh lý thuộc khu vực hậu môn – trực tràng. Thông thường, trong hầu hết trường hợp, tình trạng đau bụng dưới rốn thúc xuống hậu môn diễn ra trong thời gian ngắn rồi tự khỏi.
Đau bụng dưới thúc xuống hậu môn khi mang thai
Tuy nhiên, nếu triệu chứng đau tiếp tục kéo dài, bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan. Cần chủ động đi thăm khám bác sĩ tại một địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín để được chữa trị kịp thời.
6 nguyên nhân đau bụng dưới thúc xuống cửa mình khi mang thaiĐau bụng dưới thúc xuống hậu môn khi mang thai do nguyên nhân nào gây ra. Ngoài các yếu tố như nhau bong non, thai nhi đạp, bụng căng giãn quá mức trong thai kỳ,… Còn do 6 tác nhân chủ yếu sau:
1. Đau tức bụng dưới và hậu môn khi quan hệ do bệnh trĩ
Thai phụ chớ coi thường triệu chứng đau tức bụng dưới và hậu môn khi quan hệ tình dục, bởi nó có thể là triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ.
Trĩ hình thành do sự phát triển và co giãn quá mức của mạch máu, đám rối tĩnh mạch ở hậu môn. Trĩ thường gặp ở người ít vận động, đứng hoặc ngồi quá lâu, bị táo bón kinh niên, béo phì, phụ nữ mang thai,…
Triệu chứng: đau khi đại tiện, đại tiện ra máu, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, hậu môn ngứa, khó chịu,… Trường hợp nặng, búi trĩ sa ra ngoài dễ bị viêm nhiễm, mất máu,…
2. Đau nhói hậu môn khi hành kinh do bệnh rò hậu môn
Đau nhói hậu môn khi hành kinh có thể là do bệnh rò hậu môn gây ra, bắt nguồn từ khuẩn đường ống tiêu hóa E.coli. Rò hậu môn khiến người bệnh khó chịu, đau đớn.
Tại chỗ rò ở hậu môn xuất hiện dịch, mủ. Bệnh nhân đau rát, sợ hãi mỗi lần đại tiện. Rò hậu môn tác động xấu đến sinh hoạt hàng ngày như đi lại, đứng, ngồi,…của bệnh nhân.
3. Đau bụng thúc xuống cửa mình khi mang thai do viêm loét, nứt kẽ hậu môn
Tình trạng đau thúc xuống cửa mình khi mang thai có khả năng bệnh nhân đang bị mắc chứng bệnh viêm loét, nứt kẽ hậu môn.
Nguyên nhân: táo bón kéo dài, phải dùng sức rặn mỗi lần đại tiện. Chính điều này khiến hậu môn sưng tấy, nứt kẽ. Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm loét, nứt rách,…
4. Đau tức hậu môn khi mang thai do chế độ ăn không cân bằng dẫn đến táo bón
Khi mang thai, thai phụ thường có tâm lý ăn cho hai người. Đây là quan niệm sai lầm. Trong thai kỳ, bạn chỉ cần ăn cho chính bạn bằng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đủ chất béo, chất khoáng,…
Do vậy, cần thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, tập thể dục nhẹ nhàng giúp bạn giảm tình trạng táo bón khi mang thai. Có thể hỏi ý kiến bác sĩ xem liệu bạn có thể dùng thuốc làm mềm phân được không.
5. Đau bụng dưới do cơ thể tích tụ mỡ khi mang thai
Tăng cân khi mang thai không chỉ khiến hình dáng của bạn thay đổi, bạn còn cảm thấy bụng căng tức hơn. Trong những tháng đầu và giữa thai kỳ, cơ thể bạn cần xác định nơi các tế bào mỡ thừa tích tụ, đầu tiên là bụng, sau đó là đùi.
Khi bụng bầu to dần, các tế bào mỡ cũng cần thích nghi với sự phát triển của tử cung. Do đó, hiện tượng đau vùng bụng dưới do cơ thể tích mỡ có thể xảy ra trong suốt thai kỳ.
6. Đau tức hậu môn là bệnh gì – Nhiễm trùng đường tiết niệu
Khoảng 10% thai phụ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu vào một thời điểm nào đó trong thời gian mang thai.
Đau, khó chịu, nóng rát khi tiểu
Đau vùng chậu hoặc đau bụng dưới
Đi tiểu nhiều lần hoặc tiểu không kiểm soát, ngay cả khi có ít nước tiểu trong bàng quang
Nước tiểu có mùi hôi hoặc tiểu ra máu
Có thể nói, khi mang thai, thai phụ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, kể cả nhiễm trùng thận. Vì thế, hãy đến bác sĩ khám nếu nghi ngờ mình bị nhiễm trùng bàng quang, vì nó có thể dẫn đến nhiễm trùng thận. Nguy hiểm nhất là thai phụ sinh non nếu không được điều trị.
Đau bụng dưới thúc xuống hậu môn nguy hiểm như thế nào?Đau bụng dưới thúc xuống hậu môn khi mang thai nguy hiểm như thế nào? Tình trạng đau đớn nếu chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn rồi chấm dứt thì bạn đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu kéo dài có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như:
Suy nhược cơ thể, suy giảm trí nhớ, da dẻ xanh xao, nhợt nhạt, thiếu sức sống
Đi lại khó khăn, đau bụng chảy máu khi đi đại tiện
Nếu đang mang thai, nguy cơ sảy thai, sinh con thiếu tháng, băng huyết sau sinh
Viêm nhiễm xung quanh lỗ hậu môn gây ra bệnh viêm hậu môn, nhiễm trùng máu, lây lan viêm nhiễm cho bộ phận lân cận.
Có khả năng bị bệnh ung thư trực tràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân
Mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa chuyển sang giai đoạn mãn tính, khó điều trị.
Kết luận: Nếu tình trạng đau bụng thúc xuống hậu môn khi mang thai kéo dài và nhiều ngày, bệnh nhân nên đi thăm khám sớm để được điều trị. Thai phụ nên quan tâm, chú ý đến sức khỏe của mình nhiều hơn, tránh tình trạng bệnh nặng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chức năng sinh sản, thiên chức làm mẹ.
Nên làm gì khi đau bụng dưới thốn xuống hậu môn khi mang thai?Nên làm gì khi đau bụng dưới thúc xuống hậu môn khi mang thai? Nếu tình trạng đau kéo dài, thai phụ cần nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm nặng nề. Đi khám giúp thai phụ chẩn đoán đúng bệnh, tìm đúng nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Hạn chế đau đớn
Giảm thiểu chảy máu
Không tái phát, không biến chứng
Không để lại sẹo xấu sau phẫu thuật
Thuốc đông y có tác dụng điều tiết nội tiết tố, tăng cường sức đề kháng, thanh lọc cơ thể, mát gan tiêu độc, hạn chế tác dụng phụ của tây y,…
Bên cạnh đó, để phòng tránh đau bụng dưới thúc xuống hậu môn khi đang mang thai, thai phụ cần lưu ý:
Ăn uống hợp lý, ăn nhiều trái cây tươi, rau củ quả để tăng chất xơ, phòng táo bón. Nạp thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa viêm nhiễm
Hạn chế đồ uống chứa cồn, chứa gas,… vì chúng là “thủ phạm” khiến bệnh nặng thêm
Tránh căng thẳng, stress kéo dài, luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan
Tập thể dục mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe, chọn các môn thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội,….
Ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, không thức quá khuya vì thức khuya có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng bao cao su mỗi lần quan hệ vừa có tác dụng tránh thai, vừa ngăn chặn bệnh xã hội. Vệ sinh bộ phận sinh dục trước và sau khi quan hệ cho cả 2.
Vệ sinh cơ thể và vùng kín sạch sẽ, đúng cách, nhất là ngày “đèn đỏ”, 3 – 4 tiếng thay băng vệ sinh một lần
Trong thời kỳ mang thai, hậu sản, thai phụ cần vệ sinh vùng kín theo hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng, có thành phần thiên nhiên, đảm bảo an toàn, không kích ứng da.
Tránh mặc đồ lót làm bằng chất liệu lụa, ren, da,… trong thời gian dài. Tránh mặc quần lót có dây, quần lót không đúng kích cỡ,… có thể gây kích ứng mô mềm, khiến nấm men phát triển dẫn đến mùi hôi.
Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, tránh tình trạng viêm nhiễm kéo dài, khiến bệnh phát triển nặng, gây khó khăn, tốn kém trong việc điều trị.
Thai 32 Tuần Thúc Xuống Dưới Và Bụng Căng Cứng Nguy Hiểm Thế Nào?
Thai 32 tuần tuổi có những thay đổi nào? Mang thai 32 tuần là mấy tháng?
Thực tế, câu trả lời cho thắc mắc này khá đơn giản. Nếu mẹ bầu đã được 32 tuần tức là mẹ đang ở tháng thứ 8 của thai kỳ. Nhìn tổng thể, mẹ sẽ thấy con yêu lúc này đã phát triển gần như đầy đủ các cơ quan ngoại trừ phổi. Trong trường hợp không may sinh non vào tuần này, bé vẫn có thể phát triển bình thường dù việc chăm sóc bé sau sinh hơi vất vả. Tuần 32 cũng là thời điểm bé sẽ bắt đầu những hoạt động tập thở. Làn da của bé không còn trong suốt như trước nữa mà thay vào đó là một lớp mờ đục.
Cân nặng thai nhi 32 tuầnCân nặng thai nhi 32 tuần khoảng 1.7kg, chiều dài từ 42.4cm trở lên và tương đương một quả dưa lưới. Dù cũng có trường hợp thai 32 tuần nặng 2kg – một mức trọng lượng vượt tiêu chuẩn nhưng đây cũng không hẳn là điều tốt. Với kích thước và trọng lượng như vậy, em bé lúc này sẽ không còn quá nhiều khoảng trống để chuyển động hay xoay người nhiều nữa. Tuy vậy, thật may mắn là bé tương đối thoải mái ở giai đoạn này.
Trong những tuần gần cuối này, thai nhi thường có tư thế đầu quay phía dưới, mông quay phía trên. Ngoài ra, lông tơ trên người bé yêu cũng bắt đầu rụng, chỉ sót lại một lượng nhỏ ở vùng vai và lưng. Móng tay bé đã mọc tương đối tốt nhưng vẫn khá mềm.
Hình ảnh thai nhi 32 tuầnNhững thay đổi ở mẹ bầu mang thai 32 tuần Thay đổi thể chất ở mẹ bầu mang thai 32 tuần
Tuần 32 là thời điểm khá an toàn trong thai kỳ nhưng mẹ bầu vẫn có thể gặp phải một số triệu chứng sau:
Chuột rút: Khi sắp đi vào giấc ngủ sâu, hiện tượng chuột rút có thể xảy ra với mẹ bầu. Mẹ sẽ cảm thấy chân hoặc bắp chân bị co thắt và đau nhức dữ dội. Điều này có thể bắt nguồn từ sự thiếu hụt canxi và magie.
Chóng mặt, ngất xỉu: Cảm giác choáng váng mẹ hay gặp phải có thể là hiện tượng lượng đường trong máu bị giảm đáng kể. Do vậy, để giữ sức khỏe bản thân ổn định, mẹ nên chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ mang theo bên người. Đó có thể là một hộp bánh quy, một thanh socola hoặc bất kỳ món ăn nào giàu protein và carb. Tuy vậy, mẹ cũng nên điều chỉnh lượng ăn phù hợp, tránh bị tiểu đường thai kỳ.
Đầu ngực rỉ sữa: Sang đến tam cá nguyệt thứ 3, ngực mẹ bầu thường sẽ tiết ra sữa non – loại chất lỏng màu vàng, chứa nhiều protein và kháng thể.
Thay đổi tâm lý, cảm xúcChỉ còn 8 tuần nữa là đến thời khắc quan trọng, chắc chắn, khó có bà mẹ nào lại có thể tránh được cảm xúc lẫn lộn cùng tâm trạng bồn chồn, lo lắng. Mẹ sẽ cảm thấy hồi hộp, suy nghĩ, nhạy cảm nhiều hơn trước. Những hiện tượng bình thường như thai 32 tuần bụng căng cứng hay mang thai 32 tuần bị chuột rút cũng có thể khiến mẹ cảm thấy lo lắng.
Điều mẹ cần làm lúc này là bình tĩnh, ổn định cảm xúc và giữ vững tinh thần lạc quan. Mẹ hãy trò chuyện và chia sẻ nhiều hơn với những người thân trong gia đình để nhận được sự động viên và được tiếp thêm sức mạnh tinh thần. Mẹ cũng nên đi khám đều đặn, nói chuyện với bác sĩ chuyên môn để an tâm hơn về tình trạng của mình và thai nhi.
Khám thai tuần 32 cần làm những gì?Phần kiểm tra quan trọng nhất trong thai kỳ lúc nào cũng là siêu âm. Với công nghệ tiên tiến hiện nay, bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định thai phụ thực hiện siêu âm 4D ở tuần này. Ngoài ra, mẹ bầu có thể được yêu cầu thực hiện một trong số xét nghiệm, kiểm tra sau đây.
Kiểm tra cân nặng, huyết áp, xét nghiệm máu nếu nhận thấy mẹ có dấu hiệu bị tiểu đường thai kỳ
Xét nghiệm nước tiểu và phân tích chi tiết qua 11 thông số
Đo nhịp tim của em bé, kiểm tra sơ lược về kích thước và vị trí của thai nhi
Kiểm tra nước ối để xác định bất thường nếu có
Kiểm tra xem dây rốn có lưu thông máu tốt không để chắc chắn thai nhi đang phát triển ổn định
Lưu ý mẹ cần biết khi thai nhi 32 tuần tuổiKhi mang thai 32 tuần, mẹ bầu sẽ thấy ngại di chuyển và ăn ít hơn trước. Tuy vậy, để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, con yêu luôn được khỏe mạnh, phát triển tốt nhất, mẹ nên lưu ý những điều sau:
Chia thành các bữa nhỏ nếu không thể ăn nhiều trong một lần
Mỗi bữa ăn cần có đủ loại thực phẩm từ 4 nhóm quan trọng: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất
Đa dạng các loại thực phẩm để ăn ngon miệng hơn, tránh nhàm chán
Bơi, đi bộ hay tập yoga là những lựa chọn lý tưởng cho mẹ bầu để cải thiện chứng đau nhức, chuột rút và giữ vững tinh thần lạc quan, vui vẻ
Tìm hiểu về các dấu hiệu chuyển dạ sớm để luôn nắm thế chủ động, không bị bất ngờ khi lâm bồn.
CẢNH BÁO: Hiện tượng thai 32 tuần thúc xuống dướiTrước hết, mẹ cần bình tĩnh khi thấy bé thúc gần cửa mình bởi đây là hiện tượng tương đối bình thường. Các chuyên gia thai sản giải thích hiện tượng này có thể xảy ra khi bé quay đầu. Lúc này, thai nhi đã khá lớn, tử cung giãn nở hơn, xương chậu cũng “lỏng” ra nên bé thường đạp thúc xuống dưới trong quá trình quay đầu, gây ra những cơn đau khiến mẹ khó chịu.
Nhìn chung, nếu chỉ là thai nhi đạp và quay đầu thì không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, với trường hợp cơn đau này đến từ nguyên nhân thiếu canxi hay giãn tĩnh mạch, mẹ nên thăm khám bác sĩ ngay để được tư vấn cách khắc phục phù hợp. Trong một số trường hợp, thai 32 tuần thúc xuống dưới có thể dẫn đến việc sinh non. Để đảm bảo an toàn ở mức cao nhất, bất cứ khi nào thấy có dấu hiệu bất thường khác ngoài hiện tượng thai thúc xuống, mẹ nên tới gặp bác sĩ ngay để kiểm tra.
Thai giáo tuần 32 – Hướng dẫn thai giáo cho mẹ bầu
Thai giáo về lòng biết ơn: Một trong những yếu tố quán trọng thường được nhắc đến trong thai giáo theo đạo Phật là lòng biết ơn. Khi mang thai, người mẹ nên kể cho thai nhi nghe những người tốt xung quanh mình, những người đã từng giúp đỡ mình. Điều này không chỉ giúp lan truyền năng lượng tích cực đến bé mà còn là một cách giáo dục sớm giúp bé yêu trở thành người lương thiện, giàu lòng trắc ẩn và lòng biết ơn khi trưởng thành. Mẹ cũng nên đọc sách/ truyện có nội dung về lòng biết ơn cho bé nghe.
Thai Nhi Thúc Xuống Cửa Mình
1. Hiện tượng thai nhi đạp gần cửa mình ở mẹ bầu
Nếu mẹ bầu bị đau vùng cửa mình và xương chậu trong thai kỳ thì mẹ bầu cũng không nên lo lắng quá, đây có thể là một trong những tình trạng thường thấy trong thai kỳ và tất cả trường hợp này đều hết sau khi sinh nhưng nguyên nhân là do đâu và các biện pháp giúp mẹ bầu giảm đau hiệu quả là gì?
Thông thường nhiều mẹ gặp tình trạng thai nhi đạp gần cửa mình vào khoảng sau tuần thứ 30 của thai kỳ và có xu hướng càng trở về sau những cơn đau lại càng trở nên tệ hơn rất hiếm khi bị trong 3 tháng đầu. Nguyên nhân chính có thể do tử cung của mẹ giãn nở và em bé đang lớn dần lên. Đặc biệt khi em bé đủ lớn, từ tuần 35 trở đi, bé sẽ có những cú đạp mạnh khiến mẹ đau nhức cửa mình.
Thai nhi đạp gần cửa mình vì em bé đang lớn
Theo bác sĩ chuyên khoa thì mẹ bầu bị em bé đạp thúc xuống dưới ở giai đoạn tuần thứ 30 trở đi là do cơ thể mẹ lúc này đang tiết ra một loại hormone làm cho xương chậu trở nên lỏng ra để cơ thể có thể giãn nở ra theo đúng kích thước của thai nhi đang ngày một lớn dần và đây cũng là thời điểm bé quay đầu nên mẹ thường gặp tình trạng này.
Khi bé bị tiếng ồn lớn làm cho khó chịu hoặc khi bé được ăn no thì bé cũng hào hứng đạp nhiều hơn. Bên cạnh đó, mẹ bầu thiếu canxi cũng khiến những cơn đau này xuất hiện. Càng về 3 tháng cuối, tình trạng thai nhi đạp gần cửa mình sẽ càng nhiều do sự chèn ép của tử cung lên các cơ quan như trực tràng, bàng quang…
Bên cạnh đó, khi mang thai mẹ dễ bị giãn tĩnh mạch nên sẽ cảm thấy đau tức cửa mình như thai nhi đang thúc xuống vậy. Lúc này trên da sẽ có những vết tím, xuất hiện ở âm đạo, âm hộ, trực tràng hoặc quanh buồng trứng và tử cung. Tĩnh mạch khi sưng sẽ khiến mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, nặng nề ở vùng khung chậu và đau tức âm đạo kéo dài. Trong tuần từ 30 – 40 thì bé yêu sẽ có trọng lượng khoảng 2 – 4kg, kèm theo đó là trọng lượng của nhau thai, nước ối nên gây áp lực lên vùng khung chậu khiến mẹ bầu gặp nhiều khó khăn và các cơn đau có thể sẽ tăng lên.
2. Cách nhận biết thai nhi đạp gần cửa mìnhVào 3 tháng cuối của thai kì, thai nhi phát triển và luôn cảm thấy “ngôi nhà” của mình chật chội hơn. Những chuyển động sẽ nhiều hơn. Ban đầu chỉ là những cú đạp nhẹ nhưng dần cường độ và tần suất sẽ tăng theo thời gian. Ở tháng thứ 8 đến tháng thứ 9, bé quay đầu và đạp gần cửa mình nhiều hơn. Có những trường hợp thai nhi đạp gần cửa mình khiến các mẹ bầu đau đến mức phải ôm bụng, nhăn mặt mày. Tuy nhiên, hầu như nó không gây hại cho mẹ.
Thai nhi đạp gần cửa mình hầu như không đáng lo
Ngược lại khi mẹ bị đau bụng dưới, đau buốt cửa mình kèm theo những dấu hiệu như rỉ ối, xuất huyết âm đạo, bụng đau co thắt từng cơn thì có thể đó là dấu hiệu chuyển dạ, mẹ cần tới bệnh viện kịp thời.
3. Thai nhi đạp gần cửa mình tháng cuối có sao không?Thai nhi đạp gần cửa mình khiến mẹ cảm thấy đau tức vào tháng cuối là hiện tượng bình thường. Do thời điểm này, em bé đã lớn, tử cung mở ra chèn ép lên vùng xương chậu. Bên cạnh đó, cơ thể của bà bầu ở tháng cuối cũng sản sinh ra lượng hóc – môn Relaxin làm các cơ ở vùng chậu giãn nở để thích nghi với sự phát triển của bé yêu.
Thai nhi đạp gần cửa mình tháng cuối là dấu hiệu sắp sinh
Mẹ có thể bị bé đạp thường xuyên hoặc thi thoảng với mức độ từ đau vừa đến đau nhói, đau dữ dội, đau buốt. Bên cạnh đó, các mẹ còn bị đau lưng, chuột rút, nhức hết mình mẩy, đau cả vùng kín.
4. Làm thế nào để giảm các cơn đau do thai nhi đạp gần cửa mình mẹ bầu.Trong giai đoạn mẹ bầu bị thai nhi đạp gần cửa mình, để giảm các cơn đau mẹ bầu có thể tham khảo qua một số cách dưới có thể sẽ giúp ích cho mẹ trong lúc này đấy.
Đây là một trong những triệu chứng hầu hết mẹ bầu nào cũng gặp phải trong giai đoạn bé đang quay đầu và không còn cách nào khác là mẹ bầu nên tập “làm quen” với những cơn đau.
Trường hợp thai nhi đạp gần cửa mình gây đau thì mẹ nên ngồi xuống để nghỉ ngơi ngay, tránh trường hợp đau tới mức ngã sẽ rất nguy hiểm. Khi ngồi, nên ngồi bệt hoặc ngồi chỗ ghế có điểm tựa để đỡ tức bụng và giảm đau lưng.
Mặc dù sau khi sinh cơn đau sẽ tự hết nhưng trong thời gian mang thai, thai nhi đạp gần cửa mình, mẹ bầu cần bổ sung các thực phẩm có lợi cho cơ thể, nghỉ ngơi hợp lý để giúp thai nhi phát triển tốt. Không nên ăn quá no gây áp lực lên dạ dày, các cơ quan tim mạch. Bên cạnh đó, ăn quá no cũng khiến bé đạp mạnh hơn càng gây khó chịu cho mẹ.
Nên ở những nơi yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn làm ảnh hưởng tới em bé. Khi em bé cảm thấy khó chịu về tiếng ồn, bé không chỉ đạp nhiều hơn khiến mẹ đau cửa mình mà điều này còn ảnh hưởng tới thính giác em bé sau này.
Bổ sung thêm canxi từ sữa, trứng, đậu và các loại hạt như: quả óc chó, quả hạnh nhân, hạt điều…
Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tập các bài tập thể dục dành cho mẹ bầu. Mẹ có thể tham khảo một số bài tập Yoga dành cho mẹ bầu vào những tháng cuối. Chúng vừa giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn, tăng cường sức đề kháng, thoải mái, vừa giúp mẹ dễ sinh hơn. Không nên tập những bài quá sức với mình tránh gây đau bụng, đau lưng.
Bài tập Yoga giúp mẹ giảm đau và dễ sinh
Nếu mẹ bầu bị đau cả phần xương chậu thì việc đi lại nhẹ nhàng cũng rất có ích và nên giữ cho 2 chân luôn đi cùng 1 hướng và mẹ bầu nên hạn chế đi lên hoặc xuống cầu thang quá nhiều.
Ngồi đúng tư thế thẳng khi làm việc để giảm bớt áp lực cho lưng. Hạn chế việc ngồi chéo chân hoặc đi giày cao gót giảm lượng máu lưu thông xuống chân gây phù nề chân vào những tháng cuối.
Khi ngủ mẹ nên nằm nghiêng về bên trái để giảm áp lực lên vùng chậu, tránh tình trạng tử cung chèn ép vào tĩnh mạch và làm giảm lượng máu về tim. Tư thế này cũng giúp ngăn ngừa được chứng phù nề tay chân khi mang thai. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên kê chân cao hơn hoặc gác chân lên ngang gối để tăng lượng máu lưu thông đến vùng xương chậu nhiều hơn.
Đặt gối ở dưới hông để nằm nghỉ hoặc có thể dùng gối chuyên dụng cho bà bầu để có thể nâng đỡ bụng và kê lưng và giảm tình trạng đau do thai nhi đạp ở bụng dưới đáng kể đấy.
Dùng nước ấm để tắm (nước không được nóng quá), dành nhiều thời gian mát xa khung xương chậu, có thể nhờ chồng massage, xoa bóp chân và vùng xương chậu hằng ngày khoảng 10 – 15 phút để thư giãn, giảm đau.
Hiện tượng thai nhi đạp gần cửa mình chỉ là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang bắt đầu lớn nhanh và có thể là chuẩn bị quay đầu xuống, vì có nhiều mẹ bầu đã bị đau xương chậu và đau cửa mình từ khá sớm.
Để xác định việc sắp sinh, ngoài những cơn đau do em bé đạp nhiều ở bụng dưới, mẹ bầu còn cần phải chú ý đến một số dấu hiệu khác như tuổi thai, bụng bầu tụt xuống, số lần thai máy, tiết dịch đỏ, các cơn co thắt xuất hiện thường xuyên hơn và việc đi tiểu nhiều lần. Nếu ở tuần thứ 38 trở đi mà có những biểu hiện này thì có thể đây là dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần đi bệnh viện gấp.
Nguyên Nhân Ngứa Hậu Môn Khi Mang Thai
Nguyên nhân ngứa hậu môn khi mang thai
Điểm trung bình: 4.6/5 Bài viết có ích: 292 lượt bình chọn
Nguyên nhân ngứa hậu môn khi mang thai
Các bác sỹ tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết: Ngứa hậu môn khi mang thai là hiện tượng vùng da xung quanh hậu môn bị ngứa rát, tấy đỏ do sự rối loạn chức năng thần kinh vùng hậu môn. Ban đầu, chỉ là những cơn ngứa nhẹ, nhưng lâu dần tình trạng ngứa rát sẽ tăng lên, ngứa dữ dội, kéo dài dai dẳng khiến thai phụ vô cùng khó chịu.
Nguyên nhân dẫn đến ngứa hậu môn khi mang thai chủ yếu là do:
– Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ: Khi mang thai, trọng lượng ổ bụng ảnh hưởng đến sinh hoạt của thai phụ khiến họ gặp khó khăn trong quá trình vệ sinh hậu môn sạch sẽ thường xuyên. Đây chính là cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển gây viêm nhiễm, ngứa rát hậu môn.
– Táo bón, kiết lị: Do thai nghén nên chế độ ăn uống của thai phụ thường không đủ dinh dưỡng, thiếu chất xơ và vitamin dẫn đến táo bón, kiết lị. Tình trạng này kéo dài sẽ làm phân sót lại ở ống hậu môn gây viêm nhiễm, lở loét, ngứa rát hậu môn.
– Áp lực ổ bụng lớn: Khi mang thai, ổ bụng thai phụ sẽ chịu một áp lực lớn, chèn ép trực tiếp lên hậu môn khiến các tĩnh mạch hậu môn bị căng giãn, sưng phồng gây ngứa ngáy, khó chịu.
– Kích ứng da: Nhiều thai phụ sử dụng xà phòng, dung dịch vệ sinh có độ PH cao dẫn đến kích ứng da gây ra tình trạng ngứa rát hậu môn.
– Mắc một số bệnh lý vùng hậu môn trực tràng: Ngứa hậu môn có thể là một trong những triệu chứng của các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng như: Bệnh trĩ, apxe hậu môn, polyp hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn,… Khi mắc phải những bệnh này, hậu môn sẽ tiết nhiều dịch nhầy gây ẩm ướt, ngứa rát hậu môn.
– Một số nguyên nhân khác: Lây nhiễm ngứa rát qua đường tình dục, hậu môn nhiễm khuẩn, vùng da hậu môn bị khô hoặc quá ẩm ướt, do trà xát hậu môn nhiều,…
Tác hại của ngứa hậu môn khi mang thai
Ngứa rát hậu môn nếu không điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của thai phụ. Cụ thể là:
– Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
– Gây mất ngủ: Tình trạng ngứa rát hậu môn thường nghiêm trọng hơn vào ban đêm khiến thai phụ ngứa ngáy, mệt mỏi dẫn đến mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.
– Mắc bệnh phụ khoa: Ngứa rát hậu môn không điều trị sớm sẽ lây lan sang bộ phận sinh dục dẫn đến các bệnh phụ khoa như: Nấm, viêm âm đạo,…
– Biến chứng nguy hiểm: Khi bị ngứa hậu môn do các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng mà không điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh trở nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm nhiễm hậu môn, nhiễm trùng máu, hoại tử, ung thư hậu môn,…
Ngứa hậu môn khi mang thai phải làm sao?
Khi bị ngứa hậu môn, thai phụ cần quan tâm đến các vấn đề sau:
– Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và có tác dụng nhuận tràng.
– Tập thể dục thường xuyên giúp quá trình trao đổi chất dễ dàng, lưu thông máu và nhu ruột, nhuận tràng, tránh táo bón và tiêu chảy.
– Vệ sinh hậu môn sạch sẽ và đúng cách, đặc biệt sau khi đại tiện.
– Không nên gãi vùng hậu môn khi ngứa, tránh tổn thương đến da, gây nhiễm trùng.
– Sử dụng thuốc mỡ theo chỉ định của bác sỹ để bôi bên ngoài.
Lưu ý: Nếu tình trạng ngứa hậu môn khi mang thai kéo dài, mức độ nặng hơn, hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám vì có thể bạn đang mắc phải những bệnh lý nguy hiểm vùng hậu môn trực tràng.
Đặt hẹn trực tuyến
PGS.TS
PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu
Chủ tịch hội Hậu môn Trực tràng Việt Nam.
Hội viên Hội Phẫu thuật Đại Trực tràng Mỹ (ASCRS) và Hội Phẫu thuật Tiêu hoá Pháp (SFCD)..
Hà Nội
1898 lượt đặt
Đặt hẹn ngay
TS.BÁC SĨ CK II
TRỊNH TÙNG
Chuyên khoa: Ngoại khoa
Nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn
Nguyên PGĐ bệnh viện Y Học Cổ Truyền TW
Có hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh Hậu Môn Trực Tràng
Hà Nội
1202 lượt đặt
Đặt hẹn ngay
Ngứa Hậu Môn Khi Mang Bầu
Ngứa hậu môn khi mang bầu là triệu chứng không ít chị em gặp phải. Biểu hiện này khiến các thai phụ lo lắng. Nguyên nhân, điều trị ngứa hậu môn khi mang bầu như thế nào là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm.
Nguyên nhân ngứa hậu môn khi mang bầu– Do sự gia tăng hormone estrogen. Dấu hiệu này có thể biến mất sau khi sinh một cách rất tự nhiên mà không cần điều trị gì cả
– Những mẹ bầu có tiền sử da khô, mắc chứng chàm bội nhiễm hoặc bị dị ứng thức ăn càng khiến tình trạng ngứa hậu môn thêm nghiêm trọng
– Nhóm thai phụ mắc chứng ứ mật trong gan (mật kém lưu thông) cũng có thể bị khô da và ngứa. Chứng bệnh này có thể đi kèm dấu hiệu khác như bạn mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí là vàng da.
– Viêm nang lông trong thai kỳ: Chứng bệnh này khởi phát vào khoảng quý thứ 3 của thai kỳ. Dấu hiệu đi kèm là xuất hiện những sẩn mủ ở nang lông, gây ngứa.
– Bệnh trĩ: Tình trạng táo bón kéo dài ở mẹ bầu có thể gây ra bệnh trĩ. Bệnh trĩ có thể khiến bạn vô cùng khó chịu và sa búi trĩ khiến vùng da hậu môn bị ngứa ngáy khó chịu dẫn đến tình trạng ngứa hậu môn.
– Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác: kém vệ sinh, dùng dung dịch rửa không phù hợp gây ra ngứa…
Điều trị ngứa hậu môn khi mang bầuTùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Mẹ bầu cần chú ý: luôn giữ vệ sinh sạch sẽ vùng kín, không dùng các loại dung dịch vệ sinh có mùi hương mà thay bằng nước muối loãng pha ấm, không để vùng kín ẩm ướt… Thi thoảng tắm ấm bằng bột yến mạch là một gợi ý cho bà bầu để cải thiện tình trạng bị ngứa da khi mang thai. Lưu ý tránh cào, gãi chỗ ngứa sẽ càng bị kích thích, không chỉ khiến bạn ngứa hơn mà có thể để lại di chứng về sau.
Nếu tình trạng ngứa hậu môn khi mang bầu kéo dài và mang đến nhiều bất tiện cho bạn thì đừng e ngại, bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, thăm khám và điều trị dứt điểm.
Để biết thêm thông tin, được tư vấn trực tiếp về ngứa hậu môn khi mang bầu, bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không và đặt lịch khám với bác sĩ, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế theo số điện thoại 0904.97.0909 hoặc 1900 558896 để được giải đáp.
Nguồn: khám và điều trị trực tràng – hậu môn
Bị Ngứa Hậu Môn Khi Mang Thai, Khó Chịu
Ngứa hậu môn khi mang thai là tình trạng thường gặp ở sản phụ. Triệu chứng này có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau như do táo bón kéo dài, vệ sinh không đúng cách, viêm da kích ứng,… Ngứa hậu môn không phải là triệu chứng nặng nề nhưng có thể gây biến chứng nếu sản phụ chủ quan và không tiến hành khắc phục.
Nguyên nhân gây ngứa hậu môn khi mang thaiHậu môn là bộ phận cuối cùng của ruột kết, nằm ở giữa hai mông. Bộ phận này có vai trò đẩy chất thải từ các cơ quan tiêu hóa trên ra bên ngoài.
Tuy nhiên ngứa hậu môn có thể xảy ra bạn có thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc mắc các bệnh lý tiềm ẩn. Trong trường hợp mẹ bầu bị ngứa hậu môn, tình trạng có thể khởi phát do những nguyên nhân sau:
1. Vệ sinh cơ thể kémHậu môn là cơ quan bài tiết chất thải ra bên ngoài. Vì vậy nếu bạn không vệ sinh kỹ sau khi đại tiện, phân có thể ứ đọng trong nếp gấp của hậu môn và gây ra tình trạng ngứa ngáy.
Theo thời gian, các nếp gấp ở hậu môn có thể bị tổn thương và viêm nhiễm do virus, nấm hoặc vi khuẩn xâm nhập.
2. Do táo bón kéo dàiTáo bón là hiện tượng thường gặp ở người có chế độ ăn ít chất xơ và phụ nữ mang thai. Hiện tượng này xảy ra ở bà bầu do nồng độ hormone progesterone tăng cao, gây giãn ruột và làm chậm quá trình tiêu hóa. Vì vậy chất thải thường bị hút nước và trở nên khô cứng.
Táo bón kéo dài có thể gây tổn thương niêm mạc hậu môn khiến cơ quan này bị kích thích, ngứa ngáy và sưng đau.
3. Mắc các bệnh ở vùng trực tràng – hậu mônTrong trường hợp bà bầu mắc các chứng bệnh ở trực tràng – hậu môn như bệnh trĩ, sa trực tràng, nứt kẽ hậu môn,… triệu chứng ngứa ngáy, đau rát và viêm ở hậu môn có xu hướng bùng phát trong thời gian mang thai.
4. Viêm da kích ứngNgoài ra, tình trạng ngứa hậu môn khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu của viêm da kích ứng. Vùng da ở hậu môn thường có cấu trúc mỏng và nhạy cảm. Vì vậy khi tiếp xúc với xà phòng có độ pH cao, nước xả vải hoặc quần lót có chất liệu thô cứng, vùng da này dễ bị kích ứng và bị ngứa ngáy.
Hơn nữa trong thời gian mang thai, nồng độ hormone estrogen và progesterone có thể tăng cao bất thường và làm tăng mức độ nhạy cảm của da.
5. Do áp lực từ tử cungTử cung nằm ở vùng bụng dưới. Khi thai nhi phát triển, tử cung có xu hướng giãn nở. Tuy nhiên sự giãn nỡ của tử cung có thể làm tăng áp lực lên dạ dày, đường ruột và hậu môn. Vì vậy trong thời gian mang thai, sản phụ dễ bị đau thượng vị, ợ chua, đầy bụng, chán ăn, ngứa hậu môn,…
Hiện tượng ngứa hậu môn ở bà bầu có nguy hiểm không?Nếu ngứa hậu môn có mức độ nhẹ, triệu chứng này hầu như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ và sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên nếu ngứa ngáy kéo dài, bà bầu dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu ngủ và mất tập trung. Trong trường hợp để kéo dài, vùng hậu môn có thể bị viêm nhiễm nặng, gây đau đớn, chảy máu và tăng nguy cơ hoại tử.
Bà bầu bị ngứa hậu môn phải làm sao?Khi nhận thấy triệu chứng ngứa hậu môn khi mang thai, bà bầu nên xác định nguyên nhân để tiến hành các biện pháp khắc phục phù hợp. Nếu khởi phát do vệ sinh kém, áp lực do tử cung giãn nở hoặc táo bón kéo dài, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để khắc phục.
Tuy nhiên trong trường hợp triệu chứng nặng nề hoặc đi kèm với các biểu hiện bất thường, nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
1. Xây dựng chế độ ăn hợp lýXây dựng chế độ ăn thích hợp có thể làm giảm tình trạng táo bón và hạn chế mức độ kích thích lên niêm mạc hậu môn. Ngoài ra việc thiết lập chế độ dinh dưỡng cho sản phụ còn đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Chế độ ăn thích hợp cho bà bầu bị ngứa hậu môn:
Cân bằng thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn (tinh bột, đạm, canxi, khoáng chất, vitamin, Omega 3,….). Bên cạnh đó, nên bổ sung nhiều trái cây và rau xanh để tăng nhu động ruột và hạn chế táo bón.
Uống từ 2.5 – 3 lít nước/ ngày nhằm tạo ra lượng nước ối đủ cho thai nhi phát triển và làm mềm phân, hạn chế tình trạng đau rát khi đại tiện.
Tránh các thực phẩm và đồ uống dễ gây táo bón như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và nhiều gia vị (muối, ớt, tiêu,…), cà phê, bia rượu,…
Nên chia nhỏ bữa ăn để tránh gây áp lực lên dạ dày. Bà bầu nên ăn từ 4 – 5 bữa/ ngày, mỗi bữa nên cách nhau khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ.
Cần ăn chậm nhai kỹ để hạn chế tình trạng đầy bụng, khó tiêu và táo bón.
Có thể tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi.
2. Vệ sinh cơ thể đúng cáchNgoài chế độ ăn uống, sản phụ cũng cần chú trọng đến việc vệ sinh cơ thể. Trong thời gian mang thai, làn da thường có xu hướng nhạy cảm và dễ kích ứng hơn bình thường.
Vì vậy lúc này bạn nên vệ sinh cơ thể với nước sạch hoặc xà bông dịu nhẹ từ 2 – 3 lần/ ngày. Bên cạnh đó, nên vệ sinh vùng hậu môn và vùng kín với nước ấm để tránh tình trạng viêm nhiễm và ngứa ngáy. Ngoài ra, khi mang thai bạn nên hạn chế tắm bồn vì thói quen này có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo và hậu môn.
3. Tập luyện nhẹ nhàngThói quen ít vận động ở sản phụ có thể là nguyên nhân khiến hoạt động tiêu hóa bị ngưng trệ và làm tăng nguy cơ táo bón. Hơn nữa, thói quen này còn khiến cân nặng của bà bầu tăng mất kiểm soát và gây ra một số tình trạng sức khỏe như đau nhức xương khớp, loãng xương,…
Vì vậy trong thời gian mang thai, bạn nên dành 10 – 20 phút để luyện tập. Lúc này bạn không nhất thiết phải tập luyện các động tác chuyên sâu và bài bản.
Các chuyên gia cho biết, việc tập luyện các động tác đơn giản và nhẹ nhàng có thể giúp cải thiện độ linh hoạt của xương chậu, kích thích nhu động ruột và hạn chế đau nhức trong thời gian thai kỳ.
4. Tận dụng thảo dược tự nhiênNếu ngứa hậu môn do bệnh trĩ, sa trực tràng hoặc nhiễm giun kim, mẹ bầu có thể tận dụng một số thảo dược thiên nhiên để cải thiện triệu chứng.
Lá diếp cá: Hàm lượng quercetin trong lá diếp cá có khả năng bảo vệ thành mạch. Trong khi đó, hoạt chất decanonyl acetaldehyde có khả năng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Để giảm ngứa hậu môn do trĩ, mẹ bầu có thể giã nát lá diếp cá, đắp trực tiếp và rửa lại sau 20 phút.
Nha đam: Sử dụng gel nha đam lên vùng hậu môn có thể làm dịu da và hạn chế sưng viêm. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng kháng khuẩn và giảm ngứa ngáy do nứt kẽ hậu môn gây ra.
Ngâm nước muối: Nước muối ấm có tác dụng sát trùng và giảm ngứa hiệu quả. Mẹ bầu có thể vệ sinh hậu môn sạch sẽ, sau đó ngâm với nước muối ấm khoảng 15 phút/ ngày để giảm đau và ngứa ngáy do các bệnh ở hậu môn gây ra.
5. Thăm khám bác sĩTrong trường hợp triệu chứng không có cải thiện khi áp dụng những biện pháp trên, sản phụ nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định loại thuốc phù hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc chống ngứa hậu môn – kể cả thuốc dạng bôi ngoài.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đau Bụng Dưới Thúc Xuống Hậu Môn Khi Mang Thai trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!