Bạn đang xem bài viết Đau Bụng Ở Rốn Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Do Đâu? được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đau bụng ở rốn có thể bạn đang mắc các chứng bệnh về đường ruột, dạ dày, túi mật thậm chí là bệnh phụ khoa. Các căn bệnh này đều rất nguy hiểm, có thể gây biến chứng và dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Nguyên nhân gây đau bụng ở rốn tuyệt đối không nên chủ quan?Đau bụng quanh rốn theo các chuyên gia có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh trong cơ quan nội tạng. Người bệnh có thể đang gặp phải một số bệnh sau:
Viêm dạ dày, viêm ruột cấpDấu hiệu nhận biết bệnh là: Ợ hơi, ăn không tiêu, đầy hơi chướng bụng, khó chịu, buồn nôn và nôn mửa kéo dài từ 1 – 2 ngày trở lên. Đặc biệt người bệnh thường xuyên cảm thấy đau vùng bụng ở rốn, đau âm ỉ hoặc dữ dội do dạ dày co thắt. Cơn đau xuất hiện nhiều về đêm, khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, người xanh xao, gầy yếu.
Viêm ruột thừaRuột thừa là 1 bộ phận trong ống tiêu hóa, nằm ở đáy manh tràng, gần ngã 3 nối ruột non và ruột già. Khi bị viêm thường có dấu hiệu đau vùng bụng ở rốn, cơn đau tăng dần và di chuyển xuống vùng hố chậu phải, cơn đau ban đầu âm ỉ, tăng lên khi ho hoặc thay đổi tư thế,… Một số dấu hiệu khác là sốt cao và bị rối loạn tiêu hóa.
Biến chứng bệnh viêm ruột thừa rất nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng ruột thừa bị vỡ làm cho phân lan tràn vào ổ bụng. Từ đó gây nên tình trạng viêm phúc mạc đe dọa đến tính mạng, hoặc hình thành ổ áp xe, đám thánh ruột thừa.
Viêm tụy cấpBệnh thường do sử dụng chất có cồn, thuốc, các tác nhân truyền nhiễm hoặc bị sỏi mật. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm tụy hoại tử cấp tụy.
Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau bụng ở rốn. Cảm giác đau thường khởi phát đột ngột với cơn đau bụng cấp, có thể thay đổi từ nhẹ đến rất nặng, đau thường xuyên, khởi đầu là đau cơn kiểu giun chui ống mật. Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác như: Nôn, chướng bụng, vàng da, tim đập nhanh, sốt,…
Đau bụng ở rốn do đâu? Do tắc ruột nonTình trạng tắc ruột có thể xảy ra ở một phần hay toàn bộ ruột non khiến thức ăn không thể tiêu hóa. Nguyên nhân do chất truyền nhiễm, mắc bệnh viêm ruột, hội chứng sa ruột, khối u, vết sẹo từ ca phẫu thuật trước,…
Dấu hiệu nhận biết: Xuất hiện các cơn đau ở vùng thượng vị, quanh rốn. Tình trạng đau thường quặn theo cơn, đau dữ dội, thậm chí có nhiều trường hợp đau đến ngất xỉu. Các dấu hiệu kèm theo là buồn nôn, ói mửa, phình bụng, táo bón, tim đập nhanh, sốt, cơ thể mất nước,…
Biến chứng có thể gặp phải là:
Dịch bị ứ đầy lòng ruột có thể thấm qua thành ruột gây phù thành ruột và có thể rỉ vào trong phúc mạc.
Tình trạng bệnh gây nôn nhiều làm cho bệnh nhân bị mất nước và chất điện giải nghiêm trọng dẫn đến choáng váng, hoa mắt. Nếu kéo dài, ruột giãn ra, tổn thương mạch máu, do áp lực trong lòng ruột tăng lên hoặc do thắt nghẹt có thể dẫn đến hoại tử và thủng ruột.
Bên cạnh đó, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào phúc mạc gây nên viêm phúc mạc dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Thoái vị rốnThoát vị rốn là tình trạng khi một phần nội tạng cơ thể bị lồi ra ngoài do các cơ bụng đóng không kín ở khu vực quanh rốn. Tình trạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người lớn có tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn.
Biểu hiện đau ở rốn, rốn bị sưng, tím tái, người bị sốt, nôn mửa. Nếu không điều trị kịp thời khiến vùng nội tạng bị lồi ra không nhận được máu sẽ chết, có thể lây lan sang các vùng khác và đe dọa tính mạng.
Phình động mạch chủPhình động mạch chủ là tình trạng động mạch chủ tăng kích thước, biến dạng thành hình thoi, hình túi và dễ dàng bị vỡ mạch. Bệnh thường xuất hiện ở người hay hút thuốc lá, có tiền sử tiểu đường và tăng huyết áp.
Dấu hiệu đầu tiên nhận biết tình trạng bệnh là đau bụng ở rốn, các cơn đau đến đột ngột, kéo dài, có thể lan xuống bẹn, mông và chân. Bên cạnh đó bụng bị gồng cứng, người lo âu, tim đập nhanh, buồn nôn và nôn, khó thở, hạ huyết áp, cảm giác như có khối u ở bụng,…
Phình động mạch chủ là bệnh nguy hiểm có thể bị vỡ mạch tại vị trí phình dẫn đến tử vong.
Ngộ độc thực phẩmNgộ độc thực phẩm do người bệnh ăn phải thức ăn quá hạn sử dụng hoặc nhiễm khuẩn, chứa các chất gây ngộ độc, chất bảo quản, chất phụ gia,…. Biểu hiện thường là: Đau bụng ở rốn, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, chóng mặt, thân nhiệt tăng cao,…
Tình trạng bệnh kéo dài khiến cơ thể mất nước, xanh xao, mệt mỏi và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Nếu bị ngộ độc nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không thực hiện rửa ruột kịp thời.
Viêm túi mật, sỏi mậtViêm túi mật là tình trạng nhiễm trùng ở túi mật, bệnh sỏi mật hoặc một số nguyên nhân khác gây nên. Tình trạng bệnh gây đau đớn ở vùng bụng quanh rốn và gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Bên cạnh đó còn xuất hiện một số triệu chứng khác như: Ợ hơi, buồn nôn nhất là sau khi ăn nhiều chất béo; vàng da vàng mắt; phân nhạt màu; ngứa da; sốt;…
Biến chứng bệnh rất nguy hiểm, có thể dẫn đến hoại tử túi mật, thủng túi mật, gây nên viêm phúc mạc viêm dính các tạng khác có trong ổ bụng, áp xe khu trú trong ổ bụng.
Viêm đại tràng, co thắt đại tràngTình trạng bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như vi khuẩn xâm nhập, thói quen ăn uống thiếu vệ sinh, tác dụng phụ của thuốc,…
Biểu hiện bệnh sớm nhất là đau bụng ở rốn, đau thượng vị, đau quặn từng cơn và thường xuất hiện sau khi ăn no hoặc ăn đồ cay, nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó còn kèm theo tình trạng rối loạn đại tiện, táo bón, tiêu chảy, ợ chua, ợ nóng, ợ hơi,… Biến chứng bệnh rất nguy hiểm, có thể gây ra tình trạng ung thư đại tràng đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Nhiễm giun gây đau bụng ở rốnNhiễm giun thường gây ra các triệu chứng như xuất hiện các cơn đau bụng vùng rốn, ăn uống khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn, đại tiện phân sống,… Tình trạng lâu ngày có thể khiến người nhiễm bị sút câm, giảm miễn dịch, cơ thể mệt mỏi,…
Nhiễm trùng đường tiết niệuBệnh viêm đường tiết niệu là bệnh thường gặp ở nữ giới hơn nam giới. Tình trạng viêm do các vi khuẩn có hại tấn công và chủ yếu diễn ra ở niệu đạo và bàng quang.
Biểu hiện thường gặp là: Đau bụng quanh rốn, đau nhiều khi đi tiểu, nước tiểu đục, một số trường hợp có dấu hiệu tiểu ra máu,… Tình trạng viêm không điều trị dứt điểm rất dễ tái phát lại nhiều lần. Trường hợp nặng gây tổn thương thận vĩnh viễn, ở phụ nữ mang thai có thể gây sảy thai và ở nam giới dẫn đến tình trạng hẹp niệu đạo.
Viêm bàng quangBiểu hiện đau bụng dưới rốn vòng qua sau thắt lưng, thường xuyên có cảm giác mắc tiểu và đi tiểu nhiều lần nhất là vào ban đêm. Bên cạnh đó, có cảm giác đau nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục và mùi nồng khó chịu.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệuĐây là tình trạng vi khuẩn tấn công gây đau bụng dưới vùng rốn kèm theo các triệu chứng sưng đỏ âm đạo, đi tiểu nhiều lần, tiểu bị đau buốt, nước tiểu đục hôi kèm theo dịch mủ, khí hư nhiều bất thường, tanh và có dấu hiệu vón cục hoặc đặc sệt.
Viêm vùng chậuTình trạng viêm vùng chậu gây viêm nhiễm tại khu vực ống dẫn trứng, buồng trứng và tử cung. Triệu chứng thường gặp là khí hư bất thường, đi tiểu nhiều lần, sốt cao, đau lưng, đau bụng vùng rốn, đặc biệt đau nhiều sau khi quan hệ. Viêm vùng chậu có thể dẫn đến biến chứng vô sinh rất nguy hiểm.
U xơ tử cung – Nguyên nhân gây đau bụng ở rốnTình trạng u xơ thường xuất hiện ở phụ nữ từ 30 – 40 tuổi. Triệu chứng bệnh là gây đau lưng, đau bụng ở rốn, rối loạn kinh nguyệt,… Tình trạng bệnh nặng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh lý, khả năng mang thai và hạnh phúc gia đình.
U nang buồng trứngDấu hiệu nhận biết là đi tiểu thường xuyên, rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, đau bụng quanh rốn thường xuyên, nhất là sau mỗi lần quan hệ. Tình trạng bệnh kéo dài các triệu chứng càng rõ rệt và kèm theo tình trạng chướng bụng. Bệnh không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Mang thai ngoài tử cungĐây là triệu chứng phôi thai làm tổ ở vòi trứng, buồng trứng thay vì bên trong tử cung. Dấu hiệu nhận biết là đau bụng ở rốn rất dữ dội, một số trường hợp kèm theo xuất huyết âm đạo. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu do đó cần thăm khám thai ngay từ đầu thai kỳ để phát hiện và xử lý kịp thời.
Đau bụng đau bụng ở rốn phải làm thế nào? Khi nào cần khám bác sĩĐối với những cơn đau bụng thông thường, nếu chỉ xuất hiện trong một thời gian ngăn có thể không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng đau bụng ở rốn kéo dài vài ngày khiến sức khỏe ngày càng giảm sút thì nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Một số giải pháp cần thực hiện khi bụng quanh rốn có dấu hiệu đau kéo dài là:
Khắc phục đau bụng ở rốn tại chỗCác biện pháp giúp giảm nhanh cơn đau bụng ở quanh rốn là:
Nghỉ ngơiNghỉ ngơi là cách giúp giảm đau tức thời khá hiệu quả, do đó khi có dấu hiệu đau ở vùng bụng, người bệnh nên nằm nghỉ. Bên cạnh đó người bệnh cần hạn chế di chuyển hoặc làm việc, vì khi vận động có thể khiến tình trạng đau trở nên trầm trọng hơn.
Chườm bụng với túi nóng hoặc khăn ấmChườm ấm là phương pháp được nhiều người áp dụng để giảm đau trong đó có các cơn đau bụng ở rốn. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả giảm đau rõ rệt. Khi bị đau chỉ cần lấy túi chườm chuyên dụng hoặc khăn ấm đắp vào vùng bụng là được. Lưu ý: Không nên chườm với nhiệt độ cao vì có thể gây bỏng rát vùng bụng.
Uống trà gừng giúp giảm đau bụng ở rốnGừng có vị cay và tính ấm, do đó có tác dụng giảm đau, chướng bụng, kích thích hệ tiêu hóa rất tốt. Người bệnh có thể uống trà gừng thường xuyên để giảm cơn đau co thắt gây đau vùng bụng quanh rốn và giảm triệu chứng bệnh dạ dày, đại tràng,…
Cách dùng: Lấy gừng tươi rửa sạch, thái thành các lát mỏng sau đó đun sôi cùng nước. Có thể thêm 1 thìa mật ong vào nước và uống lúc còn ấm để giảm triệu chứng đau bụng.
Cách biện pháp này rất đơn giản, có thể làm dịu nhanh cơn đau bụng và người bệnh có thể hoạt động ngay sau đó. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau kéo dài hoặc đau quặn gây toát mồ hôi thì biện pháp này không có tác dụng. Khi đó, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và có cách điều trị phù hợp.
Khám và điều trị đau bụng ở rốn chuyên khoaĐể xác định chính xác nguyên nhân gây đau bụng ở rốn, các bác sĩ khám và xem xét tiền sử bệnh án của người bệnh rồi thực hiện kiểm tra bằng một số xét nghiệm sau:
Xét nghiệm máu.
Phân tích nước tiểu.
Dùng mẫu phân để kiểm tra mầm bệnh.
Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, CT, nội soi dạ dày đường ruột, siêu âm ổ bụng,…
Tùy vào từng nguyên nhân và bệnh lý mà bạn mắc phải, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị khác nhau:
Nếu đau bụng xung quanh rốn do đại tràng co thắt, có thể sử dụng các loại thuốc tân dược như: nhóm thuốc bổ sung chất xơ, thuốc cầm tiêu chảy, chống co thắt đại tràng, thuốc nhuận tràng,…
Nguyên nhân do bệnh lý dạ dày – tá tràng, có thể sử dụng kháng sinh diệt vi khuẩn HP, thuốc chống tăng tiết dịch vị, thuốc kháng acid, thuốc hạn chế bơm proton,…
Trường hợp viêm đường tiêu hóa có thể sử dụng một số nhóm thuốc như: thuốc giảm viêm, thuốc chống nôn, thuốc cầm tiêu chảy,…
Nếu bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh cần phải tới ngay bệnh viện để được xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạtChế độ sinh hoạt thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân quan trọng gây đau bụng ở rốn. Do đó để giảm tình trạng đau và giúp điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, người bệnh cần:
Có chế độ ăn uống khoa học: Nên bổ sung các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa và bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể. Cần kiêng sử dụng những thực phẩm không tốt cho dạ dày như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, đồ ăn sẵn,…
Có chế độ sinh hoạt hợp lý: Ngủ đủ giấc, đúng giờ, không thức khuya, và luôn giữ cho tinh thần luôn thỏa mái, tránh bị căng thẳng, stress kéo dài.
Rèn luyện thể thao: Mỗi ngày nên dành thời gian khoảng 30 phút để rèn luyện sức khỏe bằng cách luyện tập các bộ môn như đi bộ, yoga, bơi lội, đạp xe,…
Khám sức khỏe tổng quát: Thực hiện thăm khám và điều trị hiện tượng đau bụng ở rốn theo chỉ định của bác sĩ.
Đau bụng ở rốn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm ảnh hưởng sức khỏe và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó khi bắt đầu có dấu hiệu đau không nên chủ quan mà cần khám và chữa bệnh kịp thời.
Bầu Đau Bụng Dưới Rốn, Nguyên Nhân Do Đâu?
Trong suốt quá trình thai kỳ người mẹ trải qua nhiều thay đổi, trong đó hiện tượng đau bụng dưới rốn cũng là vấn đề nhiều trường hợp gặp phải. Những cơn đau này thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cần được đặc biệt lưu ý vì có những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ và bé.
Những nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng dưới rốn
Các thống kê cho thấy, hiện tượng bầu đau bụng dưới rốn phần đa do những nguyên nhân sau gây nên:
Khi phôi thai làm tổ tại ống dẫn trứng hoặc bất kỳ các mô nào ngoài tử cung được xem là rất nguy hiểm đối với thai phụ và thai nhi. Nhận biết mang thai ngoài tử cung qua những dấu hiệu đau bụng dữ dội, đa bụng dưới rốn, chảy máu từ ngày thứ 6 và tuần thứ 10 của thai kỳ.
Nếu trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên mà bà bầu phải chịu những cơn đau bụng dữ dội, cơn đau lan nhanh xuống bụng dưới, rốn kèm theo chảy máu thì tỷ lệ bị sảy thai cũng khá cao, chiếm khoảng 15 – 20% các ca mang thai phải bỏ thai do sảy.
Các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyên nếu trước tuần 37 thai kỳ bà bầu có những cơn co thắt liên tục kèm đau lưng, đau vùng dưới rốn rất có thể đó là dấu hiệu dọa sinh non. Bên cạnh đó có thể kèm theo hiện tượng giảm thai máy, chảy máu âm đạo, xuất hiện dịch âm đạo.
Nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng dưới rốn
Các thống kê y tế cho thấy, có khoảng 1 trong 200 ca sinh rơi vào tình trạng bong nhau non khiến nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung. Lúc này mẹ bầu đau bụng dưới rốn, đau bụng liên tục, dữ dội, siêu âm thấy tử cung cứng, có thể bị sẫm màu, máu đỏ tươi. Đây là một trường hợp nguy hiểm cần được cấp cứu kịp thời để thai nhi được duy trì ổn định hoặc buộc phải kích thích chuyển dạ sinh non nhằm đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.
Những cơn tiền sản giật thường xuất hiện vào những tuần thứ 20 của thai kỳ. Đây chính là nguyên nhân khiến thai phụ dễ bị bong nhau non trước khi chuyển dạ, làm xuất hiện những cơn đau bụng, đau dưới rốn, đau đầu, rối loạn thị giác, buồn nôn, chóng mặt.
Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là thai phụ bị tiểu nhiều lần, tiểu ra máu, đau rát khi đi tiểu, đau bụng, đau phần dưới rốn. Nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng thận, tăng nguy cơ sinh non.
Có thể thấy hiện tượng bầu đau bụng dưới rốn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, việc tự nhận biết bệnh khi thấy xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội là rất khó. Để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé được an toàn trong suốt thai kỳ, khi thấy những bất thường như trên thai phụ cần đi thăm khám ngay. Việc chần chừ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của mẹ con.
Địa chỉ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bà bầu uy tín ở Hải Phòng
Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ – phòng khám chuyên sản khoa với bác sĩ ưu tú cấp 1 hiện là địa chỉ chăm sóc sức khỏe sinh sản uy tín, được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn.
Phòng khám đã cấp cứu thành công nhiều ca bầu đau bụng dưới rốn, có những trường hợp ở mức độ nguy kịch như sinh non, mang thai ngoài tử cung, tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu… đã thoát khỏi cơn nguy kịch, bảo vệ sức khỏe mẹ và bé đến ngày sinh nở an toàn.
Địa chỉ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bà bầu uy tín ở Hải Phòng
Hoàn tất được sứ mệnh này là nhờ:
✔ Đội ngũ bác sĩ chuyên phụ khoa dày dặn kinh nghiệm chuyên môn, đến từ các bệnh viện lớn trên cả nước, áp dụng nhuần nhuyễn tiến bộ y học hiện đại nên mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao.
✔ Phương pháp tầm soát, siêu âm, kiểm tra thai kỳ hiện đại, mang đến những kết quả kiểm tra nhanh chóng, an toàn, chính xác, đảm bảo được việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em được tốt nhất.
✔ Hệ thống chuỗi phòng siêu âm, tiểu phẫu, xét nghiệm, hồi sức được thiết kế khép kín, sạch sẽ, vô trùng mang lại cảm giác yên tâm chi thai phụ trong suốt quá trình chữa bệnh.
✔ Thiết bị y tế được nhập khẩu từ các nước tiên tiến như mang đến kết quả trị liệu bệnh cao, chính xác.
✔ Phòng khám cam kết bảo mật thông tin bệnh án, chỉ phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, nhập liệu máy tính cẩn thận.
Tổng đài tư vấn sức khỏe 0225 369 9999 trực tiếp, trực tuyến, miễn phí sẽ giúp bạn giải quyết nhanh các vấn đề sức khỏe:
++ Tư vấn triệu chứng bạn gặp phải
++ Đưa ra hướng khắc phục ngay tại nhà nếu trường hợp bệnh nhẹ
++ Tư vấn giúp bệnh nhân các địa chỉ khám chữa bệnh thuận tiện với nơi bạn sống nhất
++ Tư vấn cách phòng tránh bệnh và chăm sóc sức khỏe tốt nhất
++ Hỗ trợ đặt hẹn, lấy mã số khám bệnh để được ưu tiên khám trước, không phải xếp hàng chờ đợi, lựa chọn bác sĩ khám bệnh theo yêu cầu.
Đau Rốn Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không, Nguyên Nhân Gây Đau Rốn?
Đau rốn khi mang thai là vì sao?
Một số nguyên nhân gây đau rốn khi mang thai bao gồm:
Áp lực tử cung
Thai nhi càng phát triển, tử cung càng mở rộng. Chuyển động này gây áp lực lên bụng, bao gồm cả rốn.
Trong tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa), tử cung không còn vừa vặn trong xương chậu nữa, mà nằm giữa rốn và ngực. Đến tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối), tử cung bật khỏi vùng mu tới dưới cùng của xương sườn.
Bị kéo dãn Sự phát triển của tử cung, cũng như vị trí của em bé trong tử cung, có thể gây áp lực lên rốn, theo thời gian, áp lực trên rốn tăng lên có thể gây đau, ngứa ngáy và khó chịu
Tăng cân và sự chuyển dịch các cơ quan trong khi mang thai có thể kéo theo sự kéo dãn da và cơ xung quanh rốn. Quá trình này đôi khi có thể gây ra diastasis recti – cơ bụng bị phân tách thành nửa trái và nửa phải.
Diastasis recti không trực tiếp gây đau rốn khi mang thai, nhưng nó làm giảm lượng mô giữa tử cung và bụng, có thể làm tăng độ nhạy cảm với áp lực trong khu vực.
Nút rốn lồi
Co giãn da cũng có thể gây ra đau và ngứa trên/xung quanh rốn.
Thoát vị rốn
Ở một số phụ nữ, rốn có thể lồi lên trong quá trình mang thai khiến họ có cảm giác đau và khó chịu.
Mặc dù thoát vị nghe có vẻ nguy hiểm, nhưng nó thường không gây hại cho cả mẹ lẫn bé.
Nên đọc
Thoát vị rốn xảy ra khi áp lực đẩy ruột vào khoang rốn. Sau đó nó có thể bị mắc kẹt ở đó, trở nên bị viêm và gây đau đớn. Thoát vị rốn có thể xảy ra do tăng áp lực tử cung.
Trong phần lớn các trường hợp, bác sỹ có thể khuyên bạn nên quan sát tiếp hơn là vội vàng thực hiện phẫu thuật thoát vị. Tuy nhiên, nếu nếu thoát vị nằm đè lên các cơ quan hoặc mô trong ổ bụng, nó có thể giảm việc cung cấp máu và gây ra chết mô cùng các biến chứng khác.
Khuyên rốn
Trong trường hợp này, bạn nên phẫu thuật. Phẫu thuật có thể gây ra một số nguy cơ đối với bà bầu và thai nhi, nhưng rủi ro là tương đối thấp.
Bạn nên loại bỏ khuyên rốn trong quá trình mang thai. Vì khi mang thai, vùng da trên bụng, đặc biệt là rốn có thể bị kéo dài ra, khiến da bị rách, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Hầu hết các nguyên nhân gây đau rốn khi mang thai sẽ không dẫn đến bất kỳ biến chứng kéo dài nào. Tuy nhiên, nếu da bị viêm, đỏ, nứt hoặc bị đau dữ dội, hãy đi khám ngay.
Biết Tuốt H+
Đau Bụng Dưới Rốn Là Do Nguyên Nhân Nào?
Bình thường đau bụng dưới ở nữ giới vào ngày trứng rụng hoặc vào trước và trong những ngày hành kinh. Đau bụng ngày trứng rụng cơn đau nhẹ và rất ít chị em nhận biết được. Còn đau bụng dưới rốn vào ngày kinh khoa học gọi đó là đau bụng kinh. Tình trạng đau bụng kinh thường đau mạnh vào những ngày đầu và giảm dần theo lượng máu kinh. Nguyên nhân đau bụng kinh là do cơ tử cung co bóp để tống hỗn hợp máu kinh ra ngoài.
Các nguyên nhân của đau bụng dưới rốnCác bác bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết, ngoài thời điểm trứng rụng và hành kinh, nếu vẫn gặp những cơn đau bụng dưới rốn, đau chỉ một bên hay cả hay bên bụng dưới thì rất có thể đó là báo hiệu của bệnh lý. Những bệnh lý thường gặp nhất là bệnh phụ khoa và bệnh đường tiết niệu:
1. Viêm vùng chậuViêm vùng chậu thường là những viêm nhiễm ngược dòng từ âm đạo, cổ tử cung gây ra viêm nhiễm vòi trứng, buồng trứng, tử cung. Nguyên nhân thường do vi khuẩn, ký sinh trùng, tạp trùng, virus và không loại trừ những vi khuẩn bệnh tình dục. Viêm vùng chậu làm xuất hiện những cơn đau bụng dưới rốn bất thường, đau 1 hoặc 2 bên hay đau ở giữa. Triệu chứng kèm theo là khí hư bất thường, sốt nhẹ, tiểu tiện khó.
2. U nang buồng trứngU nang là lành tính, nó xuát hiện ở buồng trứng có thể là một hay nhiều khối u nhỏ. Nếu u lớn thì vùng chậu chị em sẽ bị đau, khối u chèn ép bàng quang và gây ra đi tiểu nhiều lần trong ngày. Siêu âm, khám phụ khoa có thể xác định được khối u.
3. U xơ tử cungVấn đề này xảy ra khi phụ nữ bước vào tuổi 30, hoàn toàn không phải ung thư và chị em có những trieuj chứng là đau bụng dưới thường xuyên, đau lưng, kinh nguyệt không đều, đau khi quan hệ tình dục.
4. Lạc nội mạc tử cungLạc nội mạc tử cung là chỉ những nội mạc tử cung của phụ nữ phát triển lan ra bên ngoài tử cung: buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, cổ tử cung, ruột…Bị lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân gây ră tình trạng đau bụng dưới rốn và nó làm giảm khả năng mang thai.
5. Nhiễm khuẩn đường tiết niệuNiệu đạo nữ giới rát dế bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. Khi đã bị viêm niệu đạo thì đường tiết niệu cũng không khỏi bị sưng viêm. Đau bụng dưới rốn, tiểu buốt, tiểu đau là biểu hiện chính của bệnh này.
6. Viêm bàng quangBàng quang bị viêm, sưng lên và gây áp lực tới vùng xương mu, người bệnh thường gặp tình trạng đau tức bụng dưới rốn, đau nhiều khi buồn tiểu. Ngoài ra còn có thể gặp tình trạng đi tiêu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu ra máu.
Mang thai ngoài tử cung là một biến chứng thai kỳ nguy hiểm cũng có thể là nguyên nhân gây đau bụng dưới. Những phụ nữ có quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ hoặc có sử dụng nhưng các biện pháp không phòng tránh thai an toàn thì đều có thể mang thai. Thai ngoài tử cung đe dọa đến tính mạng vì nó có thể vỡ ra bất cứ khi nào, 3 tháng đầu khi mang thai ngoài tử cung chị em luôn bị đau bụng dưới 1 bên, cơn đau âm ỉ kèm theo có máu đen rỉ ra ở âm đạo.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây đau bụng dưới khác: đau ruột thừa, hội chứng ruột kích thích, sỏi thận…
Đau Bụng Khi Mang Thai, Nguyên Nhân Do Đâu?
Để xác định được mức độ nguy hiểm của tình trạng đau bụng khi mang thai tháng thứ 1 hoặc các tháng sau, mẹ bầu phải nắm rõ được tính chất, mức độ đau như thế nào và nguyên nhân do đâu. Khi có các triệu chứng đau mẹ nên đi viện để được theo dõi và đảm bảo thai nhi được an toàn nhất.
1. Nguyên nhân đau bụng khi mang thai
Đau dây chằng tròn: Đây là bộ phận mang chức năng nâng đỡ tử cung, giữ tử cung ở tư thế gập trước. Khi có thai, tử cung to ra đồng thời cũng kéo giãn dây chằng tròn gây cảm giác đau.
Táo bón và sinh khí trong đường tiêu hóa: Hormone Progesterone sẽ sản sinh ra nhiều hơn khi mang thai nó làm giảm trương lực cơ trơn. Chính sự tác động lên cơ trơn của đại tràng và dạ dày khiến giảm nhu động ruột, gây ứ khí, sinh hơi, táo bón.
Tử cung phát triển: Sự phát triển của tử cung gây chèn ép làm thay đổi vị trí của ruột non, dạ dày. Chính điều đó gây đau bụng, buồn nôn, khó tiêu ở phụ nữ có thai.
Cơn co thắt Braxton Hicks: Braxton Hicks là tên của một hiện tượng cơn co sinh lý ở phụ nữ mang bầu nó sẽ tự biến mất, không gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
2. Triệu chứng đau bụng khi mang thai
Đau một bên bụng ở tuần thứ 6 có thể xảy ra ở bên trái hoặc phải. Đây là dấu hiệu tiềm ẩn gây nhiều nguy hiểm cho mẹ mang thai như khối u, viêm ruột thừa cấp.
Nếu bà bầu bị đau bụng kèm theo các triệu chứng sau đây, mẹ nên tới gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh.
– Đau bụng kèm ra huyết âm đạo: Triệu chứng này mẹ sẽ có cảm giác đau từ vùng rốn xuống đến xương mu. Các cơn đau bụng thường là đau từng cơn hoặc đau râm râm. Cơn đau bụng khi mang thai này cực kỳ nguy hiểm tới thai nhi, rất có thể đến là dấu hiệu sảy thai trong 3 tháng đầu mẹ nên cẩn trọng.
– Đau bụng quằn quại, liên tục kèm nôn ói, phân có máu: Biểu hiện đau bụng khi có thai này rất nguy hiểm tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Nó có thể khiến mẹ sinh non hoặc sảy thai do co bóp mạnh ở tử cung và vùng xương chậu.
– Đau bụng kèm mệt mỏi, choáng và ngất xỉu: Các cơn đau xảy ra liên tiếp, mẹ đi ngoài nhiều hơn bình thường, ra máu, mất nước…. sẽ khiến bà bầu mệt mỏi, ngất xỉu.
3. Đau bụng khi mang thai cảnh báo điều gì?
Nếu mẹ đang phải trải qua những cơn đau bụng, tử cung có cơn co thắt thường xuyên trước thời điểm tuần mang thai thứ 37 và liên tục bị đau lưng, rất có thể mẹ có nguy cơ bị đẻ non. Khi thấy co thắt đau bụng đi kèm hoặc không đi kèm ra máu, ra nước hoặc thấy giảm cử động của thai nhi. Mẹ đừng chần chừ hãy đến bệnh viện ngay.
Trường hợp mẹ bầu không may bị thai ngoài tử cung thường thấy đau bụng một bên hố chậu khi đến kỳ kinh hoặc ra máu nâu đen ít kéo dài. Nếu không đi khám để được chẩn đoán và xử trí kịp thời có thể dẫn đến chửa ngoài tử cung vỡ nguy hiểm đến tính mạng.
Tiền sản giật cũng có thể làm tăng nguy cơ bong rau thai sớm, triệu chứng mà rau thai bị bong khỏi thành tử cung trước khi đẻ. Khi tiền sản giật trở nên nghiêm trọng, nó có thể kéo theo những cơn đau liên tục ở vùng bụng, tử cung trở lên cứng như gỗ, có thể phù.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Có đến 10% số mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu ở một số thời điểm khi mang thai. Các triệu chứng thường gặp bao gồm buồn tiểu đột ngột, tiểu buốt, tiểu rát, hoặc tiểu ra máu. Đôi khi một số bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu sốt cao.
Nếu bị đau bụng khi mang thai tháng đầu, các mẹ hãy luôn luôn cảnh giác với nguy cơ bị sảy thai, bởi có một thực tế không mấy dễ chịu rằng có đến 15 đến 20% mẹ bầu trong trường hợp này bị sảy thai. Dấu hiệu sảy thai bao gồm ra huyết âm đạo hoặc đau bụng tương tự như khi đau bụng kinh.
Rau bong non (Bong nhau thai)
Ở một số trường hợp hiếm gặp (thường chiếm tỉ lệ 1 trên 200 ca sinh đẻ), rau thai có thể bong khỏi thành tử cung trước khi thai nhi được đẻ ra ngoài. Đây là một biến chứng nguy hiểm thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu mẹ bầu bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 7 về sau nhiều, dữ dội, ra huyết hồng sẽ có nguy cơ dẫn đến rau bong non, sinh non.
Sỏi mật: Trong một vài trường hợp, cơn đau ở vùng thượng vị nhần tưởng với đau dạ dày, có thể lan đến quanh vùng lưng hoặc dưới phần xương bả vai bên phải.
4. Cách khắc phục đau bụng khi mang thai ở bà bầu
Đau bụng khi có thai có thể kéo dài suốt cả thai kỳ. Tình trạng chấm dứt sớm hay muộn còn tùy thuộc vào vào sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Để khắc phục, làm giảm các cơn đau mẹ có thể thực hiện các cách sau:
Thực phẩm sạch, tốt cho bà bầu
Ăn đúng thực phẩm tốt cho bà bầu, không gây co thắt cổ tử cung là cách mẹ bầu bảo vệ con yêu tốt nhất trước nguy cơ sảy thai, dị tật bẩm sinh. Mẹ nên tìm hiểu và biết thực phẩm nào nên ăn và nên tránh.
Chế độ dinh dưỡng đủ chất
Với bà bầu, chế độ dinh dưỡng đủ các chất sắt, canxi, chất đạm, kẽm, omega3, các vitamin… rất quan trọng giúp mẹ khỏe, con phát triển tốt hạn chế những cơn đau bụng do bệnh lý gây ra.
Khi có bầu để tránh đau bụng và đặc biệt đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 trở đi, mẹ nên vận động mỗi ngày bằng các môn thể thao nhẹ nhàng như: Đi bộ, yoga, bơi… giúp làm giảm các cơn đau, dễ đẻ, giảm căng thẳng, mệt mỏi khi mang bầu.
Mang thai, cơ thể mẹ cần nhiều nước hơn để các chức năng hoạt động trơn tru hơn. Mẹ nên uống nước mỗi ngày và hạn chế các loại nước có ga, gây hại cho thai nhi.
Bổ sung thực phẩm giàu canxi, kali
Kali và canxi có vai trò quan trọng cung cấp năng lượng, giúp mẹ và bé khỏe hơn. Khi mang thai, mẹ nên ăn nhiều các loại chuối, nho khô và sữa mỗi ngày.
Khi có dấu hiệu đau bụng mang thai, mẹ nên nằm xuống và nghỉ ngơi, tránh vận động nặng, làm việc để cơn đau giảm, an toàn cho thai nhi.
Đau bụng khi mang thai ở bất cứ tháng nào, thời điểm nào trong thai kỳ cũng dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho bà bầu nếu cơn đau mạnh, liên tục, ra máu… Mẹ không nên coi thường. Tốt nhất khi có dấu hiệu, mẹ hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nếu đau bụng khi có thai là dấu hiệu bệnh, đe dọa đến sự phát triển của thai nhi.
Phù Chân Khi Mang Thai: Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Do Đâu?
Phù chân khi mang thai là triệu chứng rất nhiều bà bầu gặp phải, đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ. Đây là hiện tượng khá phổ biến không cần quá lo lắng, tuy nhiên nếu tình trạng sưng phù di chuyển lên mặt hay mắt, tay thì người bệnh cần đi khám ngay lập tức để phòng tránh các biến chứng khác có thể xuất hiện.
Phù chân khi mang thai là gì?Phụ nữ mang thai là đối tượng vô cùng nhạy cảm do sự thay đổi hormone lớn đang diễn ra bên trong cơ thể. Có rất nhiều triệu chứng xảy ra trong thời kỳ này, trong đó có cả chứng phù chân khi mang thai. Theo đó đây là phần bàn chân của bà bầu đau sưng sưng phù, to hơn bình thường, có màu đỏ thẫm kèm theo tê cứng chân rất khó chịu.
Tình trạng này xuất hiện rõ nhất là ở bàn chân, từ mắt cá chân đổ xuống, thường xuất hiện cùng lúc ở cả hai chân khiến mẹ vừa đau nhức vừa khó khăn đi lại. Ngoài ra tình trạng tê cứng hai chân cũng diễn ra nhiều hơn khiến mẹ vô cùng mệt mỏi. Ăn uống kém ngon miệng và có thể gây khó ngủ khiến bà bầu xanh xao thấy rõ.
Phù chân có thể xuất hiện bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, tùy theo cơ địa nhưng thường nhất là sau tháng thứ 5. Triệu chứng này có thể kéo dài trong vài ngày, việc nghỉ ngơi cũng không thể làm giảm tình trạng sưng phù. Ngoài ra còn có thể kèm theo các triệu chứng sau
Bà bầu choáng váng, đau đầu, cơ thể mệt mỏi
Có thể ảnh hưởng tới thị giác khiến việc nhìn lờ mờ không thấy rõ.
Đau bụng vùng hạ sườn dữ dội.
Có thể nôn ói, khó chịu, tê cứng chân đi lại khó khăn,..
Nguyên nhân phù chân khi mang thaiTrên thực tế, việc sưng phù chân khi mang thai hoàn toàn là một triệu chứng sinh lý khá bình thường xảy ra ở rất nhiều bà bầu được xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên nó cũng làm bà bầu khá khó chịu, vì vậy tìm hiểu nguyên nhân chính xác sẽ giúp bạn có thể có biện pháp phòng tránh phù hợp.
Do tăng trọng lượngViệc tăng trọng lượng khi mang thai là yếu tố vô cùng bình thường vì thai nhi lúc này đang dần hình thành và to dần, túi nước ối cũng to hơn khiến bụng mẹ lớn hơn, cân nặng cũng cao hơn bình thường. Trong giai đoạn này bà bầu có thể lên từ 8- 12kg nhưng cũng có người có thể lên tới 15- 20 kg.
Lúc này dây chằng tại chân bị co dãn quá mức để chống đỡ trọng lượng của cơ thể nên rất dễ bị các tác động ngoại sinh gây nên tình trạng sưng viêm. Đồng thời lúc này cơ thể mẹ cũng tích nước khá nhiều càng làm tăng áp lực lên chân khiến chân sưng phù to hơn. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở những người bị tăng cân quá mức.
Do một số yếu tố sinh hoạtBà bầu mang đa thai hoặc có nhiều nước ối trong bào thai cũng thường gặp tình trạng sưng phù chân, đặc biệt vào những ngày trời nóng bức khó chịu. Với triệu chứng này có thể kéo dài cho tới khi em bé ra đời.
Do sự thay đổi hormoneChúng ta đều biết rằng các mạch máu đều có sự liên kết với nhau đi tới khắp các mô trong cơ thể. Theo đó máu sẽ từ tim đi đến các cơ quan xuống chân sau đó từ chân trở ngược về tim. Hoạt động đưa máu ngược từ chân về tim vốn đã diễn ra chậm nhưng nếu gặp các tác động ảnh hưởng khiến máu không đưa lên được thì sẽ gây sưng chân.
Phụ nữ mang thai là đối tượng có sự thay đổi hormone rất lớn làm thành mạch trở nên mềm hơn. Do đó việc đưa máu từ chân trở về tìm gặp nhiều khó khăn, diễn ra chậm hơn hoặc không đưa lên được gây tích tụ lại và sưng phù ở chân.
Do tử cung lớn dầnĐồng thời khi tử cung càng lớn càng chèn ép nhiều lên tình mạch dưới khiến máu dồn phía chân, không lưu thông được sinh phù nề và đau nhức. Đặc biệt bàn chân và mắt cá chân sẽ là hai tình trạng dễ phù nề nhất.
Do bệnh lýMột số bà bầu nếu có tiền sử mắc một số bệnh lý mắc các bệnh như viêm tĩnh mạch, tiền sản giật, dị ứng, thần kinh bị rối loạn có nguy cơ cao bị phù nề chân. Người thường xuyên lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng hay thuốc lợi tiểu, người từng sử dụng ma túy cũng rất dễ gặp tình trạng này.
Các chất lỏng dư thừa trong cơ thể nhiềuTrong quá trình mang thai, sản phụ thường sản xuất lượng máu và các chất lỏng cao gấp rưỡi bình thường để có thể nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi. Đây cũng là yếu tố phổ biến thường gây ra tình trạng sưng phù chân phổ biến ở bà bầu.
Dấu hiệu sắp sinhTrong một số trường hợp nếu tình trạng sưng phù chân xuất hiện vào tháng cuối của thai kỳ còn có thể là dấu hiệu thông báo của việc bà bầu sắp lâm bồn. Lúc này có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo sau
Vỡ ối hoặc thấy máu báo.
Bàn tay, mắt cá chân bị phù nề
Xuất hiện các cơn gò bụng với tần suất nhiều hơn
Bà bầu bị tiêu chảy
Bé ít đạp mẹ hơn bình thường
Có cảm giác như xương chậu nở rộng hơn kèm theo bụng tụt xuống dưới.
Nếu thấy các triệu chứng này xảy ra đồng thời với tình trạng chân sưng phù thì rất có thể mẹ bầu sắp sinh, cần đến ngay bệnh viện phụ sản để chuẩn bị. Sau khi bé ra đời thì tình trạng này cũng được biến mất.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ sưng phù chân ở sản phụNhững yếu tố làm tăng nguy cơ sưng phù chân ở bà bầu bao gồm
Thời tiết nóng bức
Hấp thụ quá nhiều muối
Đứng trong thời gian dài
Chế độ ăn uống thiếu kali
Tăng huyết áp
Tăng cân nhanh
Hoạt động thể chất trong nhiều ngày
Uống cà phê hoặc thức uống chứa caffeine liên tục
Phù chân khi mang thai có nguy hiểm khôngNhư đã nói sưng phù chân là một triệu chứng có thể gặp ở hầu hết bà bầu và không gây ra quá nhiều nguy hại. Nếu có cách chăm sóc phù hợp triệu chứng này có thể biến mất sớm nhưng đôi khi cũng có thể kéo dài cho tới khi em bé ra đời.
Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là nó không gây hại cho sức khỏe. Chân sưng phù khiến bà bầu cảm thấy bị đau nhức tê mỏi, việc vận động đi lại có thể gặp rất nhiều khó khăn. Mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi và khó ngủ hơn. Tinh thần cũng ảnh hưởng, thai phụ ngại tiếp xúc với mọi người.
Đặc biệt có còn ảnh hưởng đến các vấn đề chức năng bên trong các cơ quan nội tạng của cơ thể, bao gồm
Ảnh hưởng đến chức năng thận: do thận là cơ quan có trách nhiệm đào thải và lọc các chất lỏng nên việc quá nhiều chất lỏng trong cơ thể khiến thận phải hoạt động quá công suất dễ sinh bệnh.
Hệ thống tĩnh mạch dưới bị suy giãn: ra máu lâu ngày bị ứ trệ trong lòng tĩnh mạch, làm van và hệ thống tĩnh mạch chi dưới đều bị suy giãn.. Với một số người bị sưng phù chân quá lâu còn không thể phục hồi.
Ảnh hưởng đến tim mạch: Do việc lưu thông máu huyết đi từ tim đến chân và từ chân quay trở lại hoạt động chậm khiến ảnh hưởng đến quá trình bơm máu đến tim và gây ra một số vấn đề về tim mạch.
Rối loạn sắc tố: Máu ứ trệ tại chân khiến bà bầu dễ bị chuột rút, sưng phù chân, các tĩnh mạch nông bị giãn lâu dần gây biến đổi sắc tố da thành màu đỏ, loét dinh dưỡng rất khó khắc phục.
Tiền sản giật: Bà bầu nếu bị sưng phù chân quá lâu còn có thể bị tiền sản giật với các triệu chứng như huyết áp tăng cao đột ngột, nôn nhiều, suy giảm chức năng gan, giảm lượng tiểu cầu trong máu cực kỳ nguy hiểm.
Các triệu chứng cho thấy dấu hiệu nguy hiểm đòi hỏi bà bầu cần đi khám ngay
Phù mặt quá mức
Mắt sưng lên
Tay sưng to
Đau đầu chóng mặt dữ dội
Thị lực bị suy giảm
Nôn nhiều hoặc thường xuyên buồn nôn nhưng không giống ốm nghén
Đau mạnh tại xương sườn phía bên phải
Đau ở bắp chân hoặc đùi có thể là dấu hiệu cho thấy hình thành máu đông
Đây cũng chính là dấu hiệu của tiền sản giật người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để xử lý kịp thời, tránh các biến chứng khác có thể xảy ra.
Điều trị phù chân khi mang thaiVới tình trạng chân sưng phù quá mức và kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giúp làm bền và tăng trương lực của thành mạch. Dù nhóm thuốc này được đánh giá dùng trong một thời gian ngắn sẽ không gây ra ảnh hưởng tới thai nhi, tuy nhiên việc sử dụng vẫn nên hạn chế và chỉ nên dùng khi thật cần thiết.
Thay vào đó bà bầu có thể áp dụng một số phương pháp chống viêm giảm sưng, giảm tê nhức đơn giản mà không cần dùng thuốc.
Chườm ấmSử dụng nhiệt độ nóng tác động ngoài da sẽ kích kích thích máu huyết lưu thông hiệu quả hơn. Máu được đưa đến tim ổn định, không tích tụ tại chân nên có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng sưng viêm đáng kể.
Theo đó bạn có thể thực hiện một số biện pháp áp dụng nhiệt sau
Chườm ấm: Dùng túi chườm ấm chuyên dụng hoặc khăn đã được ủ nước ấm chườm lên chân trong khoảng 15 phút có thể cải thiện tình trạng tê bì, giúp các cơ thư giãn hiệu quả.
Ngâm chân với nước ấm vào thảo dược: Thay vì chỉ dùng nước ấm thôi bạn có thể kết hợp thêm với các loại thảo dược như sả, gừng, lá lốt hay ngải cứu cũng giúp chân thảo mái đáng kể. Các tinh chất có trong các thảo dược này cũng rất tốt cho hệ thống xương khớp, lại có tính kháng khuẩn cao nên vô cùng an toàn.
Tắm nước nóng: Bà bầu tắm nước nóng vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp toàn cơ thể được thư giãn, thả lỏng, giảm sưng phù chân và cho sức khỏe ổn định hơn.
Chú ý khi chườm ấm không nên dùng nước có nhiệt độ quá cao, tránh nguy cơ bỏng da. Nước trong khoảng 40- 50 độ là nhiệt độ phù hợp nhất để chườm.
Sử dụng trà thảo dượcmột số loại trà thảo dược đơn giản có thể làm các cơ thư giãn và làm cải thiện tình trạng sưng đau đáng kể. Bạn có thể tự thực hiện các loại trà này khá đơn giản, nên sử dụng hằng ngày để cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn. Một số loại trà mà bạn có thể tham khảo như
Trà gừng: Bạn chỉ cần dùng vài lát gừng hãm cùng nước sôi trong vài phút, có thể thêm mật ong hoặc chanh để dễ uống hơn. Cac hoạt chất trong gừng vừa làm thư giãn các cơ vừa có tác dụng chống viêm khá tốt nên có thể cải thiện tình trạng sưng phù ở chân. Tuy nhiên chú ý không nên dùng trà gừng vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ
Trà bồ công anh: Bạn có thể mua dạng trà túi lọc về để tiện lợi cho việc sử dụng mỗi ngày. TRà này có tác dụng ngăn chặn tình trạng giữ nước của cơ thể.
Nước hạt rau mùi: Đun 2 thìa hạt rau mùi cùng hai cốc nước cho tới khi cạn còn một nửa thì dùng uống hết trong ngày. Nước này có tác dụng chống viêm và kích thích tuần hoàn máu hoạt động hiệu quả hơn.
Massage chânVới phương pháp xoa bóp đơn giản bạn có thể nhờ người thân hay chồng hỗ trợ hằng ngày hoặc trước khi đi ngủ để chân cảm thấy thoải mái. tuy nhiên nếu lựa chọn bấm huyệt cần phải do những người có a, hiểu về kinh mạch thực hiện để đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn, trách việc bấm sai huyệt có thể gây nguy hiểm cho bà bầu.
Bà bầu có thể tham khảo phương pháp massage xoay tròn cho bàn chân. Bạn chỉ cần quay cổ chân thành vòng tròn sau đó cũng thực hiện tương tự với các ngón chân, Cố gắng gập bàn chân lại để căng cứng các cơ. Bà bầu có thể thực hiện phương pháp này ở bất cứ đâu như đang nằm sofa, nằm trên giường nghỉ..
Massage chân 10 phút mỗi ngày có thể cải thiện tình trang sưng viêm, chuột rút khá hiệu quả.
Điều trị y khoaTrong trường hợp sưng phù chân kéo dài và có dấu hiệu trầm trọng bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp y khoa an toàn như đeo tất y khoa để tác động cơ học lên thành tĩnh mạch, hỗ trợ thu nhỏ đường kính của các tĩnh mạch dưới chân. Từ đó rút ngắn khoảng cách với các van tĩnh mạch để máu lưu thông về tim dễ dàng hơn.
Tuy nhiên không nên tự ý sử dụng sản phẩm này mà cần có chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh của phụ nữ khi mang thai.
Chế độ dinh dưỡngCó chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng giúp cải thiện các triệu chứng bệnh đáng kể, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đồng thời tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Bà bầu đang bị sưng phù chân nên bổ sung các thực phẩm sau
Bổ sung Kali: Thiếu kali cũng là nguyên nhân gây sưng phù chân với các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, hay bị chuột rút, táo bón.. Do đó cần tăng cường bổ sung chất này qua các thực phẩm như khoai lang nướng, sữa chua, đậu thành, thịt gà, các nhóm thịt đỏ
Bổ sung nhiều protein tự nhiên: Protein không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho bé và bé khỏe mạnh mà còn cải thiện các triệu chứng sưng phù chân khi mang thai khá hiệu quả. Thiếu chất này chính là nguyên nhân khiến chất lỏng rò rỉ khỏi mạch máu gây sưng viêm tại chân. Theo đó mẹ bầu nên tăng cường các thực phẩm như các lại rau có màu xanh, trái cây, thịt, cá, trứng
Uống nhiều nước: đảm bảo cơ thể có đủ lượng nước mỗi ngày không chỉ giúp tăng cường chức năng thận, dạ dày mà còn phòng tránh nguy cơ cơ thể trữ nước gây sưng viêm. Bên cạnh các loại nước lọc bà bầu nên bổ sung thêm nước ép trái cây, nước ép rau củ…Uống nước râu ngô, nước mướp đắng cũng rất tốt cho bà bầu.
Ăn các món thanh đạm: nếu bà bầu gặp phải tình trạng này hãy ưu tiên ăn các món thanh đạm, hạn chế dầu mỡ hoặc
Ngoài ra, bà bầu cũng chú ý cân bằng hệ dưỡng chất cần thiết để đảm bảo sức khỏe ổn định cho cả mẹ và bé.
Các thực phẩm bà bầu nên hạn chế
Cà phê, nước ngọt có ga, đồ uống có cồn: Cà phê không chỉ làm bà bầu mất ngủ mà còn gây ra tình trạng mất nước khiến cơ thể có xu hướng tích nước bên trong gây sưng viêm. Đồng thời thức uống này cũng không hề tốt cho thai nhi nên mẹ bầu cần cố gắng hạn chế
Không ăn quá mặn: Lượng muối quá mức bình thường không chỉ làm cơ thể bị mất nước mà còn có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thận, phá hủy xương đồng thời tăng nguy cơ sưng phù chân hơn
Hạn chế đồ đóng hộp: nhóm thực phẩm này tuy khá tiện lợi nhưng lại vừa có lượng muối cao, chứa nhiều chất bảo quản, đồng thời chứa các chất béo chuyển hóa gây phù nề chân.
Chế độ sinh hoạtChế độ dinh hoạt cũng góp phần vô cùng quan trọng trong việc cải thiện và phòng tránh sưng phù chân khi mang thai. Thay đổi một thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn chính là cách để mẹ khỏe, bé ngoan và hạn chế mắc các bệnh lý khác tốt nhất.
Một số vấn đề mẹ bầu nên chú ý sau
Hạn chế đứng hay ngồi quá lâu trong một tư thế. Chú ý nên ngồi duỗi thẳng chân, không nên bắt chéo vì có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu huyết
Nên massage chân và ngâm chân hằng ngày
Ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya
Bà bầu nên nằm nghiêng bên trái khi ngủ để không chèn ép lên các cơ quan nội tạng cũng như giảm áp lực từ tĩnh mạch chủ để đưa máu lên tim hiệu quả hơn. Bà bẫu cũng nên thay đổi các tư thế nằm ngủ tốt cho bà bầu khác để giấc ngủ ổn định, cơ thể thoải mái hơn.
Nên mang giày dép đế thấp thoải mái, hạn chế mang giày cao gót, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ mẹ tuyệt đối không nên đi dép cao
Mặc đồ rộng rãi thoải mái, tránh việc mặc đồ quá bó sát vì có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.
Tập các bài thể dục nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe. Các bài tập yoga cho bà bầu hay đi bộ nhẹ nhàng là phù hợp nhất.
Đứng hay đi bộ chậm trong hồ bơi có thể làm giảm sưng khá tốt
Giữ cơ thể mát mẻ trong mùa hè, hạn chế đi ra ngoài nắng nhiều nhưng cũng không nên nằm điều hoà quá mức
Không nên nhịn tiểu
Uống nước chanh mỗi ngày
Thường xuyên đi khám thai định kỳ để sớm phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh và có thể xử lý kịp thời.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đau Bụng Ở Rốn Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Do Đâu? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!