Xu Hướng 6/2023 # Đau Khớp Háng Khi Mang Thai Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị # Top 9 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Đau Khớp Háng Khi Mang Thai Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Đau Khớp Háng Khi Mang Thai Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đau khớp háng khi mang thai là gì? Có nguy hiểm không?

Đau khớp háng khi mang thai là tình trạng thường gặp ở thai phụ, theo thống kê sơ bộ, có tới 80% phụ nữ mang thai xuất hiện tình trạng đau này.

Đa số bà bầu sẽ có cảm giác đau nhức ở háng hoặc khớp mu trong quá trình mang thai. Đặc biệt cơn đau sẽ càng nghiêm trọng hơn vào những tháng cuối của thai kỳ. Điều này khiến thai phụ đau nhức, khó chịu khó khăn trong việc sinh hoạt hằng ngày, dẫn tới lười vận động, mất ngủ,…

Theo các chuyên gia, tình trạng đau khớp háng khi mang thai là hiện tượng bình thường. Trong y học hiện đại, đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy thai phụ đang chuyển dạ và sắp sinh. Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng cơn đau xuất hiện do thai phụ có chế độ sinh hoạt và ăn uống không khoa học, thiếu canxi hoặc mắc các bệnh lý về xương khớp.

Đau khớp háng khi mang thai không quá nguy hiểm đối với bà bầu và thai nhi. Bởi thông thường tình trạng đau khớp háng khi mang thai sẽ tự khỏi sau khi sinh. Chính vì vậy bà bầu không cần quá lo lắng, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

HÀNG TRIỆU bệnh nhân xương khớp PHỤC HỒI vận động nhờ bài thuốc thảo dược này! Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã giúp hàng triệu người bệnh xương khớp HẾT đau nhức, PHỤC HỒI vận động. [Đừng bỏ lỡ]

Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp

Để điều trị dứt điểm đau khớp háng khi mang thai, điều đầu tiên bà bầu cần tìm hiểu nguyên nhân và các triệu chứng thường gặp để đưa ra hướng điều trị hợp lý. Sau đâu là một số nguyên nhân và triệu chứng của viêm khớp háng khi mang thai thường gặp nhất.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu xuất hiện tình trạng đau khớp háng, mọi người cần đặc biệt chú ý và quan tâm. Cụ thể như sau:

Do quá trình chuyển dạ

Trong những tháng cuối thai kỳ, cơ thể bà bầu sẽ sản sinh ra Relaxin – là loại hormone gây giãn, mềm các cơ. Relaxin sẽ giúp dây chằng, sụn khớp ở khu vực chậu hông của bà bầu mềm ra và co giãn tốt để thuận lợi cho quá trình chuyển dạ.

Việc đi lại trong thời gian này làm hai bên xương chậu giãn nở không đồng đều, đồng thời cũng làm viêm màng dính xương mu. Bà bầu trong thời gian này có thể cảm thấy đau ở háng, có khi lan lên lưng, bẹn, hông hay bên trong đùi.

Thiếu canxi

Trong khi mang thai, không ít phụ nữ tăng cân quá nhanh và đột ngột do em bé trong bụng phát triển nhanh hay mẹ bầu ăn quá nhiều, dư thừa chất dinh dưỡng. Theo quy luật tự nhiên, trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ tạo áp lực lớn lên các khớp chân, khớp háng của bà bầu.

Đối với những bà bầu bổ sung canxi đầy đủ, thì các khớp chân, khớp háng có thể sẽ thích nghi kịp với lực tác động này. Tuy nhiên, với những người không chú ý tới việc bổ sung canxi thì chắc chắn sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức khớp háng, nhất là vào tháng cuối của thai kỳ.

Ngoài ra, trường hợp thiếu canxi cũng khiến bà bầu đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu. Theo các bác sĩ, giai đoạn này, các mẹ bầu cần được bổ sung trung bình 800mg canxi/ngày để tạo điều kiện tốt nhất giúp em bé hình thành khung xương.

Trong trường hợp mẹ bầu thiếu hụt quá nhiều canxi, thai nhi vẫn sẽ phải lấy lượng lớn canxi từ cơ thể mẹ. Điều này làm cho hệ thống xương khớp của người mẹ trở nên suy yếu dẫn tới tình trạng đau khớp háng và xương mu khi mang thai.

Thiếu magie

Ngoài canxi, magie cũng là một nguyên tố hỗ trợ xương chắc khỏe, giúp xây dựng các tế bào xương mới, giảm tỷ lệ gãy xương do bị loãng xương. Bên cạnh đó, magie cũng rất cần thiết để thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi.

Đặc biệt đối với người mang thai thì nguyên tố này càng quan trọng hơn. Lượng magie trong cơ thể bà bầu đôi khi sẽ cạn kiệt trong thai kỳ. Việc thiếu hụt khoáng chất này có thể dẫn tới tình trạng bà bầu đau khớp háng và thậm chí là chuột rút.

Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, đau khớp háng khi mang thai cũng có thể xảy ra do mang song thai hoặc tam thai, thói quen mang giày cao gót, mẹ bầu tăng cân quá nhanh, mang thai khi đã lớn tuổi,…

Triệu chứng

Đa số các trường hợp đau khớp háng khi mang thai đều có chung các triệu chứng như sau:

Các mẹ bầu sẽ thấy những cơn đau nhức tại vùng khớp háng, lan dần đến hông.

Có cảm giác tê bì ở một bên hông sau đó lan rộng ra các bộ phận xung quanh như mông, chân.

Co cứng khớp vào buổi sáng mỗi khi thức dậy.

Thực hiện các tư thế xoay, cúi người rất khó khăn

Ngoài những biểu hiện trên, một số bà bầu cũng có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như với táo bón, tiểu không tự chủ, ợ nóng, sốt, nhức đầu dữ dội, ít cảm nhận cử động của thai nhi,…

Chẩn đoán và cách điều trị đau khớp háng khi mang thai

Việc chẩn đoán và áp dụng các phương pháp điều trị đau khớp háng khi mang thai sớm sẽ giúp bà bầu giảm thiểu rõ rệt các cơn đau. Bên cạnh đó cũng giúp các bà bầu an tâm hơn trong quá trình mang thai.

Phương pháp chẩn đoán

Khi chẩn đoán đau khớp háng khi mang thai, các bác sĩ sẽ đặt các câu hỏi về tiền sử và các triệu chứng như cơn đau có nặng dần theo thời gian trong ngày không? Cơn đau ảnh hưởng đến khả năng đi lại của bà bầu không?… Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất và chỉ định các xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định như: Xét nghiệm máu, dịch khớp, nước tiểu,…

Mẹo dân gian giảm đau khớp háng khi mang thai

Theo lời khuyên của các bác sĩ, để giảm tình trạng đau khớp háng khi mang thai, bà bầu có thể vận dụng một số mẹo dân gian. Không ít người bệnh đã vận dụng phương pháp này và đạt được hiệu quả rõ rệt.

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ thực hiện. Nguyên liệu của các bài thuốc dân gian được lấy trong tự nhiên, lành tính, không chứa chất bảo quản.

Tuy nhiên điều trị bệnh bằng mẹo dân gian bắt buộc cần sự kiên trì của người bệnh, thực hiện liên tục nhiều lần một ngày và nhiều tuần mới có hiệu quả. Khi cơn đau khớp háng vượt quá sức chịu đựng, tốt nhất mẹ bầu nên được đưa đi thăm khám và điều trị.

Dùng cây ngải cứu

Từ xa xưa, cha ông ta đã sử dụng cây ngải cứu để làm thực phẩm, trị đau bụng, đau đầu, giảm đau mỏi lưng, xương khớp. Đặc biệt, ngải cứu trong y học phương Đông còn dùng làm thuốc an thai.

Nguyên liệu: lá ngải cứu, giấm ăn.

Cách thực hiện:

Lá ngải cứu cần được rửa sạch, để ráo, rồi cho vào cối để giã nát. Trộn chung ngải cứu vừa giã với giấm ăn sao cho tạo ra hỗn hợp sệt.

Bọc hỗn hợp trên với một chiếc khăn mỏng và chườm lên vùng khớp bị đau trong 15 phút. thực hiện mỗi ngày 3,4 lần sẽ có hiệu quả.

Chườm ấm

Chườm ấm là phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu để giảm thiểu các cơn đau khớp háng cho bà bầu. Theo y học, những thay đổi của nhiệt độ bên ngoài sẽ tác động ít nhiều vào bên trong cơ thể con người. Tùy vào mức nhiệt độ tác động khác nhau mà cơ thể sẽ có những phản ứng khác nhau.

Để thực hiện phương pháp này, bà bầu có thể dùng túi chườm ấm theo các bước như sau:

Cho lượng nước vừa đủ với nhiệt độ khoảng 36- 37 vào túi chườm ấm

Đặt túi chườm ấm nhẹ nhàng lên vùng bị đau nhức thông qua lớp quần áo hoặc khăn mỏng

Giữ nguyên túi chườm ấm trong vòng 20 phút.

Điều trị Đông y an toàn, hiệu quả

Để giảm thiểu tình trạng đau khớp háng khi mang thai, nhiều bệnh nhân cũng đã tìm đến các bài thuốc từ thảo hoặc phương pháp châm cứu giảm đau. Ưu điểm của điều trị đau khớp háng khi mang thai đó là giúp cải thiện tình trạng đau nhức từ sâu bên trong, tiết kiệm và ít tác dụng phụ.

Tuy nhiên điều trị bằng Đông y cũng cần bệnh nhân kiên trì vì thời gian điều trị lâu và cần tuân thủ đúng liều lượng hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Một số bài thuốc Đông y nổi tiếng được áp dụng nhiều:

Bài thuốc số 1

Dùng để uống:

Nguyên liệu: Rễ cây trinh nữ, rễ cây bưởi bung, rễ cúc tần mỗi vị 20g; rễ cây cam thảo, rễ đinh lăng mỗi vị 10g.

Cách thực hiện:

Sắc thuốc cùng 500ml nước sắc với toàn bộ nguyên liệu trên.

Mỗi thang thuốc chia 3 lần uống sau các bữa ăn khoảng 30 phút.

Xông hơi:

Nguyên liệu: 40g cây trinh nữ, 40g lá lốt, ngải cứu, hoắc hương, tía tô, cây hy thiêm, lá đơn tướng quân mỗi thứ 30g, 20g lá long não, 15g ngọc thụ.

Cách thực hiện:

Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu cho đến khi nước bốc hơi mạnh.

Dùng chăn trùm kín xông hơi toàn thân khoảng 15 phút. Áp dụng 1 ngày 1 lần đến khi không còn cảm giác đau.

Bài thuốc số 2

Nguyên liệu: 12g rễ ruột gà, 8g hắc phụ chế, 8g quế chi, 8g khương thanh.

Cách thực hiện:

Rửa sạch, thái nhỏ các nguyên liệu trên sau đó đem phơi khô.

Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc, sắc cùng 500ml nước uống hai lần.

Sử dụng liên tục trong trong 2 tuần sẽ cảm nhận được hiệu quả.

Châm cứu

Trong Đông y, châm cứu cũng là là một trong những biện pháp hỗ trợ giảm đau khớp háng khi mang bầu. Nếu cơn đau xuất hiện thường xuyên và mức độ đau nhiều hơn so với trước thì bà bầu có thể thực hiện phương pháp này. Khi châm cứu, kim châm sẽ tác động trực tiếp lên các huyệt mạch làm dứt cơn đau nhanh chóng và giảm tần suất xuất hiện.

Châm cứu trong điều trị đau khớp háng có những ưu điểm như:

Hạn chế tình trạng lạm dụng các loại thuốc giảm đau.

Bệnh nhân có thể cảm nhận được hiệu quả ngay trong lần châm cứu đầu tiên

Ít tác dụng

Không đau, khó chịu

Ngược lại, phương pháp châm cứu cũng tồn tại một số nhược điểm như: dễ gây tâm lý sợ hãi, căng thẳng. Đối với phụ nữ mang thai, cần tránh một số huyệt nhạy cảm,…Với phương pháp điều trị này, cũng nên lựa chọn các phòng khám uy tín để có thể giảm thiểu những rủi ro không đáng có.

Cách chữa đau khớp háng bằng Tây y

Trên thực tế, khi mang thai, bà bầu cần hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc Tây y để không gây hại đến sự phát triển của thai nhi. Bởi các thành phần trong thuốc Tây rất dễ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho em bé.

Tuy vậy, trong trường hợp cơn đau dữ dội, bà bầu có thể sử dụng một số loại thuốc điều trị đau khớp háng theo chỉ định của bác sĩ.

Thông thường, một số thuốc giảm đau liều nhẹ được chỉ định như: Ibuprofen, acetaminophen, paracetamol, naproxen,… Các loại thuốc này hầu hết thuộc nhóm không cần kê đơn. Tuy vậy, để an toàn cho sức khỏe của thai nhi bà bầu vẫn cần trao đổi trước với bác sĩ.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc tây y trong bất cứ trường hợp nào đối với phụ nữ mang thai đều không được bác sĩ khuyến khích. Bên cạnh đó, thuốc tây y chỉ chỉ có thể giúp giảm đau và duy trì hoạt động bình thường chứ không trị dứt điểm.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây y trong điều trị đau khớp háng khi mang thai, bà bầu cũng có thể sử dụng một số phương pháp vật lý trị liệu như sử dụng nẹp khớp háng. Dụng cụ này có chức năng hỗ trợ cho vùng lưng và vùng trung khu cơ thể, từ đó giảm thiểu các cơn đau khớp háng.

Thay đổi lối sống và thói quen hằng ngày

Việc tạo cho mình một thói quen sinh hoạt, tập luyện hợp lý là phương pháp quan trọng giúp ngăn ngừa, giảm thiểu hiệu quả các cơn đau khớp háng. Theo các bác sĩ, trong sinh hoạt hàng ngày, bà bầu nên cố gắng duy trì cho mình những thói quen như sau:

Xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý

Với bà bầu việc tự xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, dinh dưỡng hợp lý trong từng thời kỳ mang thai là điều hết sức quan trọng để hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi. Điều này cũng giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng đau khớp háng.

Các bác sĩ khuyến cáo, để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân nên kết hợp với các chế độ dinh dưỡng khoa học, nhất là bổ sung đầy đủ vitamin D, canxi.

Chất đạm từ thịt trắng, các loại ngũ cốc, hoa quả, rau củ hay tôm cá là những thực phẩm được bác sĩ khuyên dùng trong trường hợp bị đau khớp háng khi mang thai.

Tập thể dục

Để giảm thiểu tình trạng đau khớp háng khi mang thai, bà bầu cũng nên duy trì thói quen đi bộ hay tập các động tác thể dục nhẹ nhàng phù hợp với tùy thể trạng của mình.

Đây là phương pháp hiệu quả cân bằng vùng xương chậu, đưa em bé đến một vị trí tối ưu. Từ đó giảm thiểu tần suất và cường độ của cơn đau khớp háng.

Biện pháp phòng tránh đau khớp háng khi mang thai

Trong quá trình mang thai, để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị đau khớp háng khi mang thai, tốt nhất bà bầu nên điều chỉnh lại các thói quen sinh hoạt có tác động xấu tới hệ xương khớp như:

Không thức khuya.

Không vận động sai tư thế.

Không đi giày cao gót.

Ngủ nghiêng về bên thuận đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ.

Bổ sung canxi đầy đủ bằng thực phẩm hoặc thuốc bổ.

Những thông tin về tình trạng đau khớp háng khi mang thai vừa tổng hợp ở trên có thể trở thành tư liệu hữu ích cho các mẹ bầu tham khảo. Tuy nhiên khi tình trạng đau khớp háng dai dẳng, vượt quá sức chịu đựng của bà bầu, tốt nhất bà bầu nên đi thăm khám để điều trị kịp thời.

Bà Bầu Bị Đau Khớp Háng: Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện

Bà bầu bị đau khớp háng là tình trạng gây khó chịu bởi bạn sẽ gặp khó khăn trong vấn đề sinh hoạt. Cơn đau do nhiều nguyên nhân gây ra.

Hello Bacsi sẽ đem đến các thông tin thú vị về việc bà bầu bị đau khớp háng cũng như cách cải thiện, giảm thiểu tình trạng đau.

Bà bầu bị đau khớp háng có bình thường không?

Theo các chuyên gia, bà bầu bị đau khớp háng là hiện tượng khá bình thường và dễ gặp. Ngoài ra, cơn đau này cũng ngầm báo hiệu cho mẹ bầu biết bạn đang tiến đến gần thời điểm chuyển dạ.

Nguyên nhân bà bầu bị đau khớp háng

Có thể có nhiều lý do khiến bạn bị đau khớp háng khi mang thai, chẳng hạn như:

1. Sự chuyển động của thai nhi

Bất cứ khi nào con bạn thay đổi vị trí, đá hoặc xoay người, bé đều tạo áp lực lên các dây thần kinh của bạn, từ đó gây căng đau khớp háng. Tình trạng này sẽ dần trở nên khó chịu hơn khi em bé di chuyển xuống phần đáy tử cung hoặc trong những tuần cuối của thai kỳ.

2. Bạn có thể đang bị thiếu magiê

Nguồn dự trữ magie trong cơ thể đôi khi sẽ cạn kiệt trong thai kỳ, do cả mẹ và em bé đều cần đến những chất dinh dưỡng thiết yếu. Magiê đóng vai trò quan trọng cho hoạt động của các dây thần kinh. Việc thiếu hụt khoáng chất này sẽ dẫn đến một số tình trạng bà bầu đau khớp háng, chuột rút cơ bắp và đau dây thần kinh tọa.

3. Đau dây chằng tròn

Dây chằng tròn có vai trò hỗ trợ tử cung và xương chậu trong việc nuôi dưỡng em bé đang lớn trong bụng mẹ. Trong một số trường hợp, việc sản xuất quá nhiều hormone relaxin và progesterone sẽ dẫn đến việc kéo dài dây chằng này, gây ra hiện tượng bà bầu bị đau khớp háng.

4. Đau do giãn tĩnh mạch

Khi mang thai, bạn có nguy cơ cao phát triển bệnh giãn tĩnh mạch ở vùng âm đạo. Điều này là do sự tích tụ máu ở các chi dưới, gây ra cảm giác tương tự như đau khớp háng.

Các triệu chứng đi kèm với đau khớp háng

Bên cạnh các cơn đau ở vùng khớp háng và âm đạo, mẹ bầu còn gặp phải một số tình trạng khó chịu khác, chẳng hạn như:

Táo bónTiểu không tự chủĐi tiểu thường xuyênỢ nóng, nhưng không còn quá nhiều như trước

Nếu những triệu chứng này diễn ra thường xuyên và còn đi kèm với các tình trạng khác, chẳng hạn như sốt, nhức đầu dữ dội, thai nhi giảm cử động hoặc thậm chí bạn không thể cảm nhận được cử động của bé thì mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra.

Nếu chưa biết cách đếm cử động thai , bạn có thể tham khảo infographic Cách đếm cử động thai của Hello Bacsi.

Các biện pháp tự nhiên giúp cải thiện cơn đau

1. Tập thể dục

Hãy thử tham khảo và thực hành một số bài tập thể dục để giảm đau khi mang thai. Biện pháp này sẽ giúp bà bầu thích nghi tốt hơn với sự phát triển của thai nhi.

Đi bộ, ngồi hoặc dựa vào một quả bóng tập thể dục , cardio và nhiều động tác sẽ hỗ trợ dây chằng tròn, cân bằng vùng xương chậu và đưa em bé đến một vị trí tối ưu, từ đó giảm thiểu tần suất khiến bà bầu bị đau khớp háng.

2. Tắm nước ấm

Việc tắm nước ấm sẽ giúp bà bầu thoát khỏi những khó chịu khi mang thai, chẳng hạn như đau nhức và căng thẳng tâm lý. Biện pháp “nhỏ nhưng có võ” này cũng làm giảm đau dây chằng tròn, nguyên nhân gây ra những bất tiện vùng khớp háng.

3. Quần áo hỗ trợ

Khi thai nhi phát triển, lưu lượng máu ở khu vực xương chậu cũng qua đó mà tăng lên, vô tình tạo điều kiện phần nào cho cơn đau vùng khớp háng xuất hiện. Việc sử dụng quần áo có tính đàn hồi theo tiêu chuẩn và dây đai đỡ bụng bầu sẽ hỗ trợ vùng xương chậu cũng như giảm phần nào áp lực lên khu vực này hoặc khu vực lân cận, chẳng hạn như xương sống, hông, vùng cổ tử cung.

4. Hạn chế vận động quá nhiều

5. Hãy thử đi bơi

Các chuyên gia tin rằng hoạt động bơi lội trong những ngày cuối của thai kỳ có thể làm giảm đau vùng chậu. Khi bạn bơi, chân và cơ xương chậu của bạn được tập thể dục, điều này làm giảm đau cho vùng xương chậu và giảm nguy cơ bà bầu bị đau khớp háng.

6. Bổ sung thêm magiê

Tình trạng thiếu magiê cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng bà bầu bị đau khớp háng. Do đó, việc bổ sung khoáng chất này sẽ giúp dây thần kinh hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa chuột rút cơ bắp và đau thần kinh tọa. Bạn cũng có thể tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu magiê để tăng lượng chất dinh dưỡng, chẳng hạn như rau ăn lá có màu xanh đậm, các loại đậu, trứng…

Theo Hellobacsi

4 bài tập thể dục giúp tăng cường sinh lý nam hiệu quả

Bên cạnh việc cải thiện chế độ dinh dưỡng hay sử dụng thực phẩm/thuốc bổ trợ thì cánh mày râu có thể thực hiện những bài tập thể dục giúp tăng cường sinh lý nam sau đây.

1. Những tác động tích cực của tập thể dục tới cơ thể

Tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể như:

– Giúp cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt.

– Giúp bảo vệ hệ tim mạch và xương, giữ cơ thể ở trọng lượng ổn định, giảm căng thẳng và làm cơ thể thoải mái, dễ chịu.

Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu, bảo vệ tim mạch (Ảnh: internet)

– Đồng thời, tập thể dục còn giúp phòng chống các bệnh lý phát sinh do dấu hiệu của tuổi tác như mãn dục nam, rối loạn cương dương…

– Làm tăng lưu lượng máu, giảm cholesterol, kích thích ham muốn ở cả nam và nữ.

Đặc biệt, nam giới nên tập trung vào các bài tập tốt cho hệ tim mạch, tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt cho cơ bắp.

2. 4 bài tập thể dục tăng cường sinh lý nam hiệu quả 2.1. Bài tập kiểm tra sức bền

Các bài tập kiểm tra sức bền luôn là lựa chọn số 1 trong số các bài tập thể dục giúp tăng cường sinh lý.

Nâng vật nặng là một trong những bài tập thể dục giúp tăng cường sinh lý nam (Ảnh: internet)

– Các bài tập nâng vật nặng sẽ giúp cơ thể sản xuất testosterone, chất quan trọng trong việc thể hiện phong độ đàn ông.

– Hít đất sẽ tập trung vào ngực, vai và cơ sau của cánh tay, động tác này tăng sức chịu đựng của cơ thể với vị trí cánh tay và các vùng cơ bắp khác.

– Tập cơ bụng là động tác đơn giản mà mang lại hiệu quả cho việc tăng cường sinh lý.

Để thực hiện các bài tập này, bạn có thể tập cùng với tạ, dây thun hoặc ghế nâng chân. Còn tập cơ bắp chân (bài tập tốt nhất dành cho bắp chân và lõi cơ bắp) có tư thế giống như đang ngồi xổm nhưng là tư thế ngồi trên hai chân. Nó giúp tiêu hao năng lượng dư thừa.

2. Đi bộ nhanh

Đi bộ nhanh là một trong những bài tập thể dục giúp tăng cường sinh lý nam hiệu quả bởi nó có lợi cho khả năng cương cứng bằng cách cải thiện hoạt động của hệ tuần hoàn máu.

Đi bộ nhanh là bài tập thể dục giúp tăng cường sinh giúp tăng cường sinh lý nam (Ảnh: internet)

Ngoài ra, đi bộ nhanh còn giúp phóng thích hormone endorphin của não bộ, mang lại cảm giác thư giãn, tăng cường khả năng tình dục.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể chạy bộ, tập luyện aerobic, đều là các bài tập giúp duy trì phong độ khi quan hệ tình dục, và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, giữ cho máu lưu thông tốt.

3. Tập Yoga

Nam giới nên tập Yoga bởi đó cũng là bài tập thể dục tốt cho sinh lý (Ảnh: internet)

Yoga không chỉ tốt cho phái đẹp mà nó cũng là một loại hình bài tập thể dục giúp tăng cường sinh lý nam hiệu quả. Tác dụng của yoga đối với cơ thể như:

– Hoạt động tình dục tốt hơn, vì các bài tập sẽ giúp bổ sung những tư thế mới mẻ khi quan hệ.

– Giúp cơ thể dẻo dai hơn, cải thiện các bắp thịt ở khung xương chậu vì thế mà có thể kéo dài thời gian quan hệ.

4. Bài tập Kegel

Bài tập Kegel dành cho nam giới (Ảnh: internet)

Kegel là bài tập sinh lý giúp nam giới kiểm soát được thời gian xuất tinh của mình dựa vào nhóm cơ mu cụt. Nhóm cơ này có tác dụng kiểm soát dòng chảy của tinh dịch và nước tiểu, giúp nam giới cải thiện ham muốn, kéo dài thời gian quan hệ, cương cứng tốt hơn… Bài tập kegel đơn giản nhất mà nam giới có thể thực hiện là siết chặt cơ mu cụt.

Bên cạnh đó, nam giới cũng có thể tham khảo các loại hình thể thao khác như bơi lội, leo cầu thang, nhảy cao… chúng cũng có tác dụng tăng sức bền bỉ, cải thiện khả năng quan hệ tình dục, đồng thời ngăn chặn rối loạn cương dương.

Sau một khoảng thời gian rèn luyện các bài tập thể dục giúp tăng cường sinh lý nam chắc chắn sẽ giúp các anh cải thiện đáng kể khả năng “chăn gối” của mình.

Theo Suckhoehangngay

Đau Khớp Ngón Tay &Amp; Cổ Tay Khi Mang Thai Bệnh Lý Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Dứt Điểm

Chứng đau khớp ngón tay và đau cổ tay khi mang thai là tình trạng chung của nhiều bà bầu, gây khó chịu cản trở mọi sinh hoạt thường ngày, nhất là vào những tháng cuối cùng của thai kỳ, biểu hiện này càng ngày càng trầm trọng hơn. Và vấn đề cần đặt ra ở đây đó là, làm thế nào để khắc phục, có hay không cách chữa trị dứt điểm một lần? Nắm bắt được những lo ngại ấy của chị em thai phụ, hôm nay chuyên mục xin mạn phép chỉ ra tất tần tật từ nguyên nhân, triệu chứng ban đầu cho tới cách xử lý sao cho đúng đắn nhất giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Theo thống kê của các các bác sĩ sản khoa, có từ 50 đến 70% phụ nữ sẽ bị đau khớp ngón tay hoặc đau cổ tay vào một thời điểm bất kỳ của thai kỳ, có thể là ở giai đoạn giữa thai kỳ hoặc cũng có thể là ở tháng thứ 8 hoặc thứ 9, tuy nhiên dù là vào lúc nào đi chăng nữa thì mẹ cũng nên trang bị trước cho mình kiến thức lẫn kinh nghiệm sau đây.

1. Chứng đau khớp ngón tay khi mang thai và cách điều trị hiệu quả nhất

1.1 Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay khi mang thai

Nguyên nhân chủ yếu của chứng bệnh này là khi rãnh cổ tay (các ống thần kinh nối lên các ngón tay đi qua đây) bị sưng và co kéo các dây thần kinh. Áp lực từ rãnh cổ tay căng phồng sẽ gây ra tê, ngứa ran, nóng và đau các ngón tay, và thường lan lên cả cánh tay.

Bên cạnh đó, khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu thay đổi nhiều và một trong những sự thay đổi đó là thay đổi về các khớp. Các khớp bắt đầu giãn nở khi thai nhi phát triển như khớp ở vùng chậu, khớp tay,… gây đau nhức cho mẹ bầu.

Ngoài ra, các mẹ bầu có công việc đòi hỏi phải sử dụng ngón tay nhiều như nhân viên văn phòng, đánh máy, thợ may cũng có thể bị đau khớp ngón tay khi mang thai.

1.2 Triệu chứng đau khớp ngón tay khi mang thai

Mẹ bầu thường có cảm giác tê và đau các ngón tay, cả bàn tay, cổ tay, cảm giác đau giống như kim châm, nhất là khi ngón tay bất động quá lâu. Cảm giác tê và đau thường tập trung ở ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa.

Các ngón tay thường cử động co bóp khó khăn, triệu chứng đau tăng mạnh vào ban đêm.

Triệu chứng này thường xuất hiện từ tháng mang thai thứ 5 – thứ 6, thời điểm mà mắt cá và chân dễ sưng phù, khi mẹ bầu tăng cân mạnh. Với những cơn đau nhẹ và nhất thời, mẹ bầu nghỉ ngơi sẽ giảm đau, tuy nhiên ở nhiều bà bầu triệu chứng này kéo dài đến vài tháng.

1.3 Khắc phục hiện tượng đau khớp ngón tay

Khi bị đau khớp ngón tay, thai phụ nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, chú ý bổ sung canxi và vitamin D trong các thực phẩm như trứng, cua, cá, sữa…Ngoài ra mẹ bầu nên ăn nhạt để giảm tích nước trong cơ thể, từ đó có thể giảm phù tay.

Mẹ bầu nên thay đổi tư thế nằm để trọng lực không đè lên các khớp ngón tay, mẹ cũng không nên lấy tay gối đầu khi ngủ. Nếu cảm thấy đau nhức, tê tay, mẹ có thể vẩy tay hoặc xoa bóp nhẹ cho đến khi cơn đau hay tê mỏi giảm bớt.

Bên cạnh đó, mẹ cần thường xuyên vận động các ngón tay, cánh tay hàng ngày, tránh các công việc đòi hỏi sự hoạt động của bàn tay theo cách lặp đi lặp lại vì chúng có thể làm tình trạng tê thêm nặng.

Các mẹ có thể chườm lạnh vào các ngón tay bị đau để giúp giảm đau, không nên chườm nóng vì có thể làm tình trạng sưng nề tăng thêm.

Hoặc mẹ có thể kết hợp ngâm tay vào chậu nước có một vài giọt tinh dầu lavender hay hoa cúc để giảm đau.

Nếu cơn đau nhức tăng và kéo dài, mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ để có những tư vấn hợp lý. Các mẹ bầu khi bị đau khớp ngón tay chú ý không sử dụng thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

2. Chứng đau cổ tay khi mang thai và cách trị dứt điểm nhanh nhất

Các triệu chứng thông thường bao gồm tê, ngứa hoặc đau âm ỉ ở đầu ngón tay, cổ tay hoặc bàn tay. Đặc biệt, mẹ bầu sẽ cảm thấy những triệu chứng này có thể trở nên nặng hơn khi về đêm. Thậm chí nhiều trường hợp, cơn đau có thể lan rộng ra vùng bắp tay và cẳng tay. Trường hợp nghiêm trọng hơn, tay bạn sẽ trở nên yếu hơn và gặp khó khăn khi sử dụng sức ở tay.

Hội chứng ống cổ tay thường ảnh hưởng đến cả hai tay và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nhất là khi mẹ bắt đầu bước sang tam cá nguyệt thứ hai. Các triệu chứng sẽ giảm hẳn và biến mất ngay khi bạn sinh con, lúc hormone và chất dịch trong cơ thể quay trở về “nguyên trạng”.

2.2 Xử trí khi bị đau nhức cổ tay lúc mang thai

Thay đổi thói quen:

Mẹ bầu cần hạn chế những hoạt động làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn. Chỉ một số điều chỉnh nhỏ đôi khi lại mang đến những thay đổi lớn cho đôi bàn tay bạn. Chẳng hạn như nếu phải làm việc nhiều với máy tính, mẹ bầu nên điều chỉnh ghế cao hơn để tay không phải hướng mỗi khi gõ bàn phím. Sử dụng hai tay khi đánh máy hoặc mẹ có thể sử dụng bàn phím Ergonomic keyboard, với thiết kế đặc biệt mang lại sự thoải mái cho người dùng. Dành thời gian nghỉ ngắn cho đôi tay và làm một vài động tác kéo căng cơ tay.

Tư thế ngủ thích hợp:

Nếu những cơn đau làm phiền bạn lúc nửa đêm, cố định tay ở một vị trí trung lập với một thanh nẹp tay. Tránh nằm đè lên tay lúc ngủ và thay đổi tư thế ngủ, kê tay trên gối nếu bạn cảm thấy bắt đầu tê, nhức.

Tập thể dục:

Các bài tập yoga sẽ làm tăng sức mạnh của bàn tay và giúp hạn chế những triệu chứng khó chịu này.

2.3 Trường hợp nào nên gọi bác sĩ?

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cơn đau trở nên trầm trọng hơn, cản trở giấc ngủ và sinh hoạt thường ngày của bạn. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thanh nẹp tay hoạc dây đeo cổ tay nếu thấy cần thiết. Mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc giảm đau nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

Thông thường, hội chứng ống cổ tay thường tự động biến mất hoàn toàn sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu vẫn cảm thấy những cơn đau sau khi sinh, mẹ nên đi khám để được điều trị phù hợp. Trong trường hợp nghiêm trọng, một cuộc tiểu phẩu sẽ giúp bạn giảm bớt những áp lực lên dây thần kinh của bạn.

3. Bà bầu bị đau khớp tay, khớp chân có sao không?

Cảm giác cứng khớp, đau âm ỉ ở các khớp là triệu chứng thường gặp ở những người phụ nữ đang mang thai. Những bệnh khớp thường gặp trong giai đoạn này là: đau lưng, đau vai, cánh tay, bàn tay, các ngón tay và khớp gối.

3.1 Nguyên nhân gây đau khớp

Do tăng cân: Đây là nguyên nhân khiến cho khớp dễ bị tổn thương. Thai nhi càng lớn, cơ thể người mẹ càng kéo ra phía trước. Do đó, các thai phụ có xu hướng mỏi khớp lưng. Mặt khác, thai nhi đè lên khung xương chậu nên các mẹ sẽ bị đau khớp háng, khớp chậu khiến việc đi lại khó khăn hơn. Ngoài lý do tăng cân, sự ứ dịch của cơ thể cũng có thể làm tăng lực cho cổ tay, gây ra hiện tượng đau và hay cảm thấy tê ở cổ tay và bàn tay.

Việc thay đổi nội tiết tố cũng là một nguyên nhân làm cho dây chằng của các khớp vùng khung xương chậu giãn thêm làm cho các khớp này đau nhức mỗi khi di chuyển.

Suy tuyến giáp:

Có một tỷ lệ rất hiếm thai phụ bị đau khớp do các triệu chứng của bệnh suy tuyến giáp. Tuy nhiên bệnh này có thể được tầm soát vào trong giai đoạn sớm của thai kỳ. Nếu được chẩn đoán và điều trị hiệu quả, bệnh sẽ không gây nên biến chứng cho cả mẹ và con.

Thay đổi nội tiết tố:

Trong thai kỳ, kích thích tố được giải phóng để thư giãn các dây chằng xương chậu. Sự thay đổi này sẽ làm nới lỏng các khớp và dây chằng nối với xương chậu, cột sống khiến cho các thai phụ cảm thấy kém ổn định hơn và gây đau khi di chuyển, đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài. Thậm chí hiện tượng đau khớp còn xảy ra ngay cả khi thai phụ nằm trên giường, ngồi ghế thấp, cúi xuống hay nâng bất kỳ vật gì đó.

Tăng cân:

Tăng cân trong quá trình mang thai là lý do phổ biến nhất cho đau khớp. Điều này thường sẽ gây đau ở hông, đầu gối và mắt cá chân. Đặc biệt đau khớp thường xuất hiện chủ yếu trong lần mang thai đầu tiên.

Các yếu tố nghề nghiệp:

Ngày nay hầu hết phụ nữ mang thai đều làm việc cho đến những tháng cuối của thai kỳ. Nếu nhu cầu công việc của bạn yêu cầu phải đứng hay ngồi nhiều trong một thời gian dài thì sẽ gây nên hiện tượng đau lưng, đầu gối và mắt cá chân.

3.3 Phòng và điều trị đau khớp ở bà bầu

Mẹ bầu khi bị đau khớp nên ngồi kiểu nửa nằm nửa ngồi. Ở tư thế này thai nhi không trực tiếp đè lên khung chậu nên người mẹ sẽ giảm đau khớp háng. Để giảm đau lưng khi ngủ, người mẹ nên nằm nghiêng, kê một lớp chăn mỏng hoặc gối êm xuống dưới lưng.

Thai phụ nên hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu.Đối với mẹ bầu có nghề nghiệp đòi hỏi phải ngồi lâu thì tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng, chọn ghế ngồi phải có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng.

Khi đau khớp không do viêm, thai phụ cần hạn chế tập thể dục. Tốt nhất mẹ bầu nên chỉ tập trên giường, bằng cách nằm và nhấc chân ra khỏi giường, co duỗi chân và hạ xuống theo nhịp điệu.

Mẹ bầu nên chọn quần áo thoáng rộng dễ mặc, giày đế bằng, vừa chân, không nên đi giày chật…Thai phụ cần giữ ấm cơ thể và vùng lưng. Tắm nước ấm cũng là cách giúp mẹ bầu giảm bớt cơn đau nhức, mỏi mệt, khó chịu.

Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Đau Thượng Vị Khi Mang Thai

Khi mang thai thì cơ thể của mẹ bầu luôn thay đổi mỗi ngày, kéo theo đó là xuất hiện của những cơn đau thượng vị. Nguyên nhân nào dẫn tới đau thượng vị khi mang thai? Cách điều trị đau thượng vị khi mang thai ra sao. Bài viết sau sẽ cho mẹ bầu những thông tin cần thiết nhất.

1. Đau thượng vị là gì?

Đau thượng vị trong Đông y còn gọi là quản thống, tâm vị thống. Phần nhiều do ăn uống không điều độ, nóng lạnh bất thường hoặc do suy ngĩ, lao lực bị tổn thương. Vùng thượng vị là vùng trên rốn và dưới mũi xương ức. Đau thượng vị là một triệu chứng rất hay gặp ở một số bệnh thông thường trong cuộc sống hằng ngày. Nguyên nhân của đau thượng vị rất đa dạng, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

2. Nguyên nhân dẫn tới đau thượng vị khi mang thai:

– Thay đổi của cơ thể khi mang thai: Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng này chính là do cơ thể của bà mẹ có những thay đổi để thích ứng với việc mang bầu. Trong giai đoạn mang thai, bà bầu thường ăn nhiều hơn, cộng với việc các hormone trong cơ thể bị thay đổi sẽ làm cho lượng thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa kịp. Điều này làm cho chúng tích tụ lại trong dạ dày, dịch vị acid cũng theo đó mà tăng lên, dẫn đến hiện tượng trào ngược acid. Theo thời gian, tình trạng này sẽ làm cho vùng thượng vị bỏng rát. Bên cạnh đó, sự phát triển của thai nhi tạo áp lực và chèn ép lên dạ dày cũng là một yếu tố làm cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, gây trào ngược dạ dày.

– Có tiền sử bệnh đau dạ dày: Những người đã từng bị đau dạ dày trước đó sẽ có nguy cơ cao bị đau thượng vị trong giai đoạn mang thai. Vì những thay đổi của cơ thể sẽ làm cho bệnh dễ tái phát, gây nên các triệu chứng bệnh. Đau rát vùng thượng vị là một trong những dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này.– Mắc các bệnh lý đường tiêu hóa: Đau thượng vị khi mang thai có thể là biểu hiện của một số bệnh lý đường tiêu hóa như viêm đại tràng, các vấn đề về gan, mật bị viêm loét dạ dày, đôi khi còn là biểu hiện của bệnh xuất huyết dạ dày, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Dù là do nguyên nhân nào gây ra thì tình trạng đau thượng vị khi mang thai cũng sẽ gây ra những tác hại không tốt cho cả mẹ và bé. Do đó, nếu thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường, hãy nhanh chóng đi khám và được tư vấn cách điều trị phù hợp.

3. Điều trị đau thượng vị ở phụ nữ mang thai?

Khi mang thai việc điều trị bệnh nào cũng cực kỳ quan trọng. Trước khi điều trị bạn nên tới gặp bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể và chi tiết. Khi mang thai, bạn không nên dùng thuốc để chữa đau thượng vị mà cần thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống hằng ngày để giảm triệu chứng đau của mình.– Thay đổi chế độ ăn hợp lý: Đối với mẹ bầu không nên ăn nhiều thực phẩm khô cứng, dưa muối, măng…. đều là những thực phẩm làm tăng tình trạng đau thượng vị ngày càng tồi tệ hơn. Tuyệt đối không dùng đến đồ uống có chất kích thích như cafe, rượu, trà đặc, gia vị cay… Mẹ bầu cũng nên chia nhỏ các bữa ăn để dạ dày kịp hấp thụ tốt hơn, nhai thật kỹ, nuốt chậm làm giảm axit có trong dạ dày. Nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như rau xanh, trứng, hải sản… nó giúp hỗ trợ chữa đau thượng vị cực kỳ hiệu quả.

Cập nhật thông tin chi tiết về Đau Khớp Háng Khi Mang Thai Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!