Xu Hướng 3/2023 # Đâu Là Dấu Hiệu Cảnh Báo # Top 10 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Đâu Là Dấu Hiệu Cảnh Báo # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Đâu Là Dấu Hiệu Cảnh Báo được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hiểu về stress sau sinh

Những ngày gần đây trên các phương tiện truyền thông có đưa nhiều thông tin về một người mẹ trẻ giết chết con mình và đang được tiến hành kiểm tra về các vấn đề tâm lý. Tất cả chúng ta lúc này mới nhận ra sự nguy hiểm và mất kiểm soát của các bệnh tâm lý. Một trong những vấn đề tiền tâm lý có thể kể đến là những căng thẳng stress.

Với những bà mẹ sau sinh dù đã được chuẩn bị tâm lý kỹ càng về cả tâm lý và kiến thức nền của việc chăm sóc trẻ nhưng khi đối diện với việc phải chăm sóc một đứa trẻ người phụ nữ không thể tránh khỏi những áp lực, áp lực này sẽ càng ngày một lớn phụ thuộc vào tâm sinh lý của đứa trẻ. Nếu trẻ ngủ ngoan thì mẹ cũng có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng cho cơ thể sau lần vượt cạn. Còn nếu trẻ bất thường không chịu ăn ngủ sẽ dẫn đến lo lắng, suy nghĩ cho người mẹ. Đồng thời việc một mình chăm sóc con mà không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào của chồng và người thân cũng là nguyên nhân gây gia tăng stress căng thẳng sau sinh.

Biểu hiện của stress sau sinh

Stress sau sinh gây ra cho người phụ nữ những khó khăn trong cuộc sống. Không chỉ gây ra những triệu chứng tâm lý mà stress còn gây ra những triệu chứng thể chất gây khó chịu nhất định. Chúng ta thường để tâm vấn đề stress của mẹ bầu sau sinh khi nó đã có những hệ lụy gây hại cho cả mẹ và bé. Nếu bệnh nhẹ thì sẽ ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của người phụ nữ, ảnh hưởng đến chồng và thai nhi không được chăm sóc tốt. Nếu bệnh nặng người phụ nữ sẽ có ý nghĩ tự tử để thoát khỏi vấn đề stress sau sinh của bản thân hoặc làm hại con, xuất hiện những rối loạn lo âu hoang tưởng và gia tăng mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm. Một số triệu chứng của stress sau sinh cần phải để tâm:

Suy nhược cơ thể

Nhiều sản phụ cảm thấy tâm trạng bất an, đau khổ bao trùm lên cuộc sống của mình mà không thể thoát ra được, tất nhiên hầu hết những vấn đề này đều không rõ được gây ra bở lý do cụ thể nào cả. Người phụ nữ dễ dàng rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên cả về suy nghĩ và thể chất. Lâu dần sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể trầm trọng. Suy nhược cơ thể cũng có thể được coi là một trong những dấu hiệu đầu tiên để phát hiện stress ở các sản phụ. Khi thấy người thai phụ luôn trong tình trạng mệt mỏi, buồn vô cớ hãy để tâm đến vấn đề stress sau sinh.

Luôn trong trạng thái lo lắng đến ám ảnh

Những sản phụ sau sinh thường có nhiều suy nghĩ lo lắng hơn người bình thường. Những lo lắng về sức khỏe của bản thân sau lần vượt cạn, lo lắng về sức khỏe của con kèm với đó là những cơn đau đầu, đau cơ khiến những lo lắng về sức khỏe bản thân càng bị đẩy lên cao. Những lo lắng sẽ dần biến thành những ám ảnh của người sản phụ. Đây cũng là một trong những dấu hiệu của vấn đề stress sau sinh nguy hiểm.

Mất tập trung và khó thư giãn

Một trong những dấu hiệu khác cũng như là khó khăn của người phụ nữ sau sinh đó là tình trạng mất tập trung trong mọi vấn đề, không chỉ trong công việc mà việc giải trí đối với họ cũng không được trọn ven. Sau sinh người phụ nữ hầu như phải ngồi một chỗ nên gây ra cho họ những điều sự bí bách khiến tâm trạng cũng không thể thoải mái và tập trung làm điều gì cả. Một bản nhạc có thể có tác dụng thư giãn và tăng độ tập trung đối với người bình thường nhưng lại vô dụng với phụ nữ sau sinh. Vậy nên người chồng hãy trò chuyện với vợ, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống gia đình để người vợ có thể thoải mái và thư giãn nhất.

Rối loạn giấc ngủ

Người sản phụ dù rất muốn ngủ nhưng không thể ngủ ngay cả khi em bé ngủ rất ngon. Đây là một trong những dấu hiệu của stress sau sinh. Hầu hết những bà mẹ gặp tình trạng này đều cho biết bản thân luôn cảm thấy thao thức, bồn chồn khó đi vào giấc ngủ, họ thường có khuynh hướng thức để kiểm tra xem con ngủ có ngon không hay có điều gì bất thường không hay một số thì không thể nào đi vào được giấc ngủ dù cũng không quan tâm đến giấc ngủ của con. Theo thống kê của các nhà khoa học hiện tượng rối loạn giấc ngủ thường xảy ra 8 tuần sau khi sinh. Đây cũng là là nguyên nhân làm gia tăng vấn đề stress và các bệnh tâm lý nguy hiểm khác.

Mất hứng thú tình dục

Do sự sụt giảm giảm đột ngột của nội tiết tố estrogen khiến người sản phụ dễ rơi vào vấn đề lãnh cảm, mất hứng thú trong chuyện quan hệ tình dục tạo ra khoảng cách lớn giữa vợ và chồng. Cũng có nhiều lý do cho rằng lý do này do những lo lắng bộn bề về chuyện nuôi con và kinh tế cho con cái. Dù lý do là như thế nào thì những dấu hiệu này về lâu dài sẽ gây ra những rắc rối cho cuộc sống vợ chồng của người bệnh.

Có suy nghĩ tự tử

Có rất nhiều trường hợp người phụ nữ luôn suy nghĩ và ám ảnh về việc bản thân mình là mối nguy hại cho gia đình nên luôn có cảm giác tội lỗi. Ý nghĩ tự tử cũng từ đó mà xuất hiện. Nếu thấy người sản phụ có những hành vi tự làm hại bản thân mình hoặc làm hại những người xung quanh thì cần chú ý đến vấn đề tâm lý của họ và xử lý kịp thời.

Khó gắn kết với con

Với tình yêu con vô biên của người phụ nữ thì có con là điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời họ. Tuy nhiên với áp lực cao của cuộc sống hiện đại có không ít những sản phụ có những suy nghĩ khó gắn kết với con, áp lực nguồn lực kinh tế trong vấn đề nuôi con. Sau vài tuần mà sợi dây tình cảm này không được khắc phục thì cần tìm gặp bác sĩ tâm lý để giải tỏa đồng thời tìm ra những nguyên nhân khắc phục nó. Sự gắn kết với con rất quan trọng, không những giúp con trẻ có thể lớn lên trong tình yêu thương mà còn tránh được những hệ lụy nghiêm trọng do vấn đề stress sau sinh gây ra.

Rối loạn ăn uống

Stress thường khiến cho phụ nữ sau sinh chán ăn hoặc ăn nhiều hơn so với bình thường. Những thay đổi về hormone và tâm sinh lý khiến người phụ nữ sau sinh có thể bị rối loạn ăn uống, đây được coi là điều bình thường nhưng nếu có rối loạn này đi kèm với các triệu chứng mất ngủ, lo âu căng thẳng thì không nên xem thường, rất có thể đây là một dấu hiệu cảnh bảo bệnh tâm lý nguy hiểm.

Mang Thai Ra Máu Nhưng Không Đau Bụng Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Điều Gì?

Mang thai ra máu nhưng không đau bụng không phải là hiếm gặp. Nó có ảnh hưởng như thế nào và các mẹ có cần lo lắng?

Trong thời kì đầu, bất kì vấn đề gì cũng khiến các mẹ lo lắng và có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Nhất là tình trạng mang thai ra máu nhưng không đau bụng. Mẹ cần quan tâm nhiều hơn vấn đề này vì đó có thể là dấu hiệu của việc xẩy thai. Sau đây là một số nguyên nhân và biện pháp mà các mẹ nên biết để giúp “mẹ tròn con vuông”.

Nguyên nhân ra máu khi mang thai nhưng không đau bụng

Theo thống kê có khoảng 1/3 phụ nữ mang thai ra máu nhưng không đau bụng. Điều này có thể là do những nguyên nhân sau:

Trứng đã làm tổ trong buồng tử cung

Việc mang thai ra máu có thể xảy ra ở những tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng vì nó có thể là máu báo. Theo các bác sĩ, máu báo thường xuất hiện ở những tuần đầu của thai kỳ. Lúc này, phôi thai do trứng và tinh trùng tạo thành sẽ di chuyển từ buồng trứng vào tử cung. Sau đó, nó sẽ tìm vị trí thích hợp để bám vào thành tử cung. Quá trình này có thể khiến các mẹ bầu chảy ít máu màu nâu hoặc phớt đỏ lẫn dịch nhầy. Tình trạng này có thể biến mất hoàn toàn từ 1 đến 2 ngày. Tin vui là mẹ không cần lo lắng vì nó là dấu hiệu của việc thụ thai thành công.

Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai các hormone nội tiết của mẹ sẽ bị xáo trộn và thay đổi. Sự thay đổi này có thể gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo trong thời gian ngắn. Hiện tượng này sẽ chấm dứt nếu cơ thể mẹ thích nghi với những sự thay đổi này.

Quan hệ tình dục khi mang thai

Khi mang thai các cặp vợ chồng vẫn có thể quan hệ tình dục nếu biết cách. Các bạn nên chọn tư thế quan hệ an toàn , giảm tần suất và tránh những động tác kích thích. Nếu quan hệ không an toàn có thể gây đau và chảy máu ở mẹ bầu. Thời gian đầu và cuối thai kỳ mẹ nên cẩn thận hơn để không kích thích tử cung, ảnh hưởng thai nhi.

Viêm nhiễm vùng kín

Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu bị viêm nhiễm vùng kín ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nguyên nhân của nó có thể là sự thay đổi tuyến nội tiết. Từ đó, nó gây nên mất cân bằng độ pH ở âm đạo tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.

Ảnh hưởng sau mỗi lần khám thai

Trong lúc khám thai, nhiều mẹ bầu lo lắng khiến tử cung co thắt. Do đó, bác sĩ sẽ khó thao tác chính xác nên có thể gây chảy ít máu ở ngoài âm đạo. Hoặc khi khám, bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt, dụng cụ khám thai, khi ra về bạn có thể thấy chảy ít máu.

Những trường hợp trên mẹ không cần quá lo vì nó thường chảy ít máu và không ảnh hưởng thai nhi. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp chảy máu là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của mẹ và bé đang gặp vấn đề. Đó có thể là mang thai ngoài tử cung, dấu hiệu dọa sẩy thai, tụ máu màng đệm,… Nếu mẹ không thăm khám kịp thời có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non, đau nhứt.

Mang thai ra máu nhưng không đau mẹ bầu nên làm gì?

Theo dõi lượng máu ra kể từ khi nó xuất hiện qua băng vệ sinh để biết nó chảy ít hay nhiều và có màu gì.

Sớm đến bác sĩ để biết nguyên nhân và tìm biện pháp điều trị kịp thời. Tránh các trường hợp đáng tiết ra máu do động thai, sẩy thai, thai ngoài tử cung,…

Vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày để tránh bị viêm nhiễm. Có thể sử dụng nước muối hoặc sản phẩm an toàn. Mẹ bầu cũng cần rửa xà phòng ở mức hạn chế, tránh làm mất độ cân bằng pH.

Có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Nằm nghỉ ngơi hoàn toàn khi có dấu hiệu ra máu, ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, tránh vận động mạnh. Ngoài ra các mẹ bầu cũng không nên quan hệ tình dục khi có dấu hiệu chảy máu.

Cách phòng ngừa chảy máu khi mang thai

Để tránh tình trạng ra máu khi mang thai, mẹ bầu cần thường xuyên đi và siêu âm. Đặc biệt nếu có ý định mang thai, các mẹ nên đi khám trước mang thai. Đồng thời, trong giai đoạn mang thai các mẹ cũng nên đi khám để tránh các chứng bệnh nguy hiểm.

Cần tuân thủ một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý cũng. Tuân thủ khám thai định kỳ theo lịch hẹn để có thể phát hiện sớm những bất thường trong thai kỳ.

Khi mang thai nhưng không đau bụng các mẹ cũng nên lưu ý. Đặc biệt ở giai đoạn đầu thai kì và ở những mẹ mang thai muộn. Đối với các mẹ đã từng sẩy, động thai hoặc phá thai trước đó.

Ra máu trong khi mang thai đôi khi là một dấu hiệu nguy hiểm. Cần phải biết được nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé. Mang thai và sinh con là một thiên chức của người mẹ. Nhưng không phải mẹ nào cũng thuận lợi sinh bé. Với những lưu ý trên, chúc mẹ sẽ tìm được cho mình biện pháp tốt nhất để có thể an toàn sinh bé nhé!

Xem thêm:

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Thai 37 Tuần Gò Cứng Bụng Có Phải Là Dấu Hiệu Cảnh Báo Mẹ Sinh Non?

Khi nào xuất hiện cơn gò cứng bụng?

Cơn gò cứng bụng thường bắt đầu xuất hiện từ cuối tam cá nguyệt thứ 2 tới tam cá nguyệt thứ 3. Nhưng có những trường hợp đặc biệt, mẹ có thể cảm nhận được những con gò từ tuần 12. Mẹ sẽ cảm thấy cơn gò lên 1 cục cứng, lõm bên này, lồi bên kia và có khi méo cả bụng bầu luôn.

Nhiều mẹ lo sợ những cơn gò cứng bụng cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm, sắp sinh non. Thực tế, những cơn gò cứng bụng không phải lúc nào cũng nguy hiểm, báo hiệu mẹ sắp sinh.

Theo bác sĩ, từ tuần thứ 22 trở đi mẹ thường gặp các cơn gò cứng bụng sinh lý Braxston Hicks. Thông thường, các cơn gò này gò cứng và cuộn lại từ 30 giây đến 60 giây. Với những cơn gò sinh lý thì mẹ chỉ cần uống nước để thai nhi có không gian rộng rãi hơn phát triển ngay bên trong bụng mẹ.

Còn với những cơn gò cứng bụng thời gian kéo dài hơn kèm theo dấu hiệu chút máu hồng ở âm đạo. Lúc này, có thể báo hiệu mẹ sinh non hoặc là dấu hiệu chuyển dạ thật sự. Mẹ cần chú ý theo dõi thật kỹ các biểu hiện để có biện pháp xử lý kịp thời.

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng thai 37 tuần gò cứng bụng?

Thai gò cứng bụng trong tuần thai thứ 37 có thể do nhiều nguyên nhân và trong đó không thể không nhắc đến:

Cảm xúc của mẹ

Nhiều mẹ chắc chắn không biết, chỉ vì những cảm xúc vui buồn hay stress, căng thẳng… cũng có thể gây nên tình trạng thai 37 tuần gò cứng bụng. Với trường hợp này, mẹ không cần quá lo lắng chỉ cần tạo tâm lý thoải mái là được.

Áp lực ở tử cung

Thai nhi phát triển ở giữa khoang chậu, bàng quang và trực tràng. Trong tuần thai 37 thai nhi khá lớn và phát triển đầy đủ các bộ phận. Theo đó, tử cung cũng phải phình rộng hơn gây áp lực với các bộ phận khác nên mẹ có cảm giác như những cơn gò cứng bụng.

Sự phát triển của xương thai nhi

Cuối quý 2 của thai kì là xương của thai nhi phát triển và tăng chiều dài. Do đó, mỗi khi thai nhi xoay người sẽ tạo nên những cơn gò nhẹ trên bụng của mẹ.

Táo bón

Một nguyên nhân khiến thai gò cứng bụng là chứng táo bón. Mẹ cần có một chế độ ăn uống nhiều rau xanh, chất xơ để giảm hiện tượng táo, trĩ.

Thai 37 tuần gò cứng bụng như thế nào cảnh báo mẹ sắp vượt cạn?

Ngoài triệu chứng sinh lý, cơn gò cứng bụng ở tuần 37 có thể là do mẹ sắp “vỡ chum”. Bởi thai 37 tuần đã phát triển đầy đủ cơ quan, bộ phận và sẵn sàng cho sự chào đời.

Mẹ có thể xác định là chuyển dạ hay không bằng cách quan sát sự hoạt động của cơn gò. Nếu mẹ cảm thấy bụng gò cứng lên liên tục với tuần suất 5 phút/ lần trong suốt 1 giờ thì được dự báo là cơn chuyển dạ.

Trường hợp, cơn gò lệch sang một bên với thời gian có khi cả phút. Sau đó, mẹ thấy bụng nhỏ lại rồi chồi lên, trượt xuống hay xoay trong bụng. Nếu bụng cứ nhồi lên rồi xuống và cứng đau nhiều lần trong ngày. Những triệu chứng này hết sức nguy hiểm cho cả hai mẹ con. Vì vậy, mẹ cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ siêu âm, chẩn đoán và có sự can thiệp kịp thời.

# 1【Cảnh Báo】 Dấu Hiệu Mang Thai Ngoài Tử Cung

19/11/2018 60.157 lượt xem

Có thai ngoài tử cung nếu không được phát hiện sớm thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mẹ hoặc không trị dứt điểm mẹ có nguy cơ vô sinh. Bài viết này sẽ cung cấp cho các chị em thông tin về hiện tượng này.

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Thai ngoài tử cung là trứng đã thụ tinh không phát triển ở trong tử cung mà lại phát triển ở những vị trí khác như vòi tử cung (chiếm tới 95% các ca) hoặc ở buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng. Đây là những vị trí không cung cấp đủ không gian và dưỡng chất cho thai nhi phát triển trong suốt thai kỳ.

Có khoảng 0,5-1% thai phụ bị thai ngoài tử cung và các mẹ bị đe dọa nghiêm trọng về khả năng sinh sản cũng như tính mạng nếu bệnh không được xử lý kịp thời.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mang thai ngoài tử cung, có thể do:

Viêm nhiễm vòi trứng gây tắc, hẹp vòi trứng.

Các bệnh phụ khoa như khối u phần phụ, dị dạng bẩm sinh vòi trứng.

Hút thuốc lá cũng là môt nguyên nhân gây ra hiện tượng chửa ngoài dạ con.

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Có 10 dấu hiệu có thai ngoài tử cung sớm nhất bao gồm:

Chảy máu âm đạo bất thường. Ở tuần đầu thai kỳ, mẹ bầu thường xuất hiện đốm máu ở vùng kín, đó là dấu hiệu phôi thai cấy vào thành tử cung. Nhưng nếu việc chảy máu bất thường thì mẹ cần báo ngay cho bác sĩ.

Giảm lượng hCG trong máu. hCG là hormone được sản xuất khi phôi thai làm tổ. Nếu nồng độ chất này tăng rất chậm hoặc đứng yên thì rất có thể bạn bị mang thai ngoài tử cung.

Chuột rút đi kèm đau bụng, chảy máu âm đạo cũng là dấu hiệu sớm của có thai ngoài tử cung.

Đi tiểu hoặc đại tiện cảm thấy khó chịu, có thể bị tiêu chảy thì mẹ cũng nên đi khám ngay. Rất có thể đây là dấu hiệu của thai ngoài tử cung.

Nếu mẹ có các triệu chứng chóng mặt, ù tai cũng cần đi khám ngay. Nếu thai ngoài tử cung lớn lên và dẫn đến tình trạng nứt vỡ, mẹ sẽ bị đau buốt dữ dội, chóng mặt, tụt huyết áp do mất máu.

Mẹ bị đau bụng dữ dội một bên, đau bụng dưới thì có thể đó là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Hiện tượng này có thể đột ngột hoặc kéo dài.

Đau vai ngáy bất thường có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung bắt đầu vỡ.

Mẹ bầu bị huyết áp thấp. Việc bị rỉ máu âm đạo có thể khiến mẹ bị tụt huyết áp, cảm thấy mệt mỏi, khó thở.

Buồn nôn cũng là dấu hiệu cảnh báo mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, triệu chứng này lại khó nhận biết bởi nhiều mẹ bầu ốm nghén trong thai kỳ.

Bị xuất huyết âm đạo: thông thường dấu hiệu này cũng khiến mẹ bầu nhầm lẫn. Vì vậy, mẹ cần đến bác sĩ để thăm khám thường xuyên.

Vậy thai ngoài tử cung bao lâu thì phát hiện được? Ngoài những dấu hiệu nhận biết sớm trên, muốn xác định chính xác mẹ có bị thai ngoài tử cung hay không thì phải đi tới bệnh viện khám. Thời gian sớm nhất có thể phát hiện được hiện tượng này là từ tuần thứ 5-10 của thai kỳ.

Phương pháp khám và điều trị thai ngoài tử cung

Khám thai ngoài tử cung

Hiện nay, chỉ có siêu âm, nội soi hoặc thử máu mới phát hiện được thai ngoài tử cung, que thử thai không thể biết được hiện tượng này. Nếu kết quả thử hCG trong nước tiểu cho kết quả dương tính nhưng siêu âm ngã bụng lại không thấy khối thai trong tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò qua ngã âm đạo để xác định vị trí khối thai.

Điều trị thai ngoài tử cung

Có hai phương pháp điều trị thai ngoài tử cung là:

Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) để lấy đi khối thai. Đây được xem là cách điều trị thai ngoài tử cung chủ yếu từ trước tới nay.

Điều trị nội khoa (dùng thuốc) để tiêu diệt các tế bào của khối thai

Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào sẽ phụ thuộc vào:

Khối thai to hay nhỏ, đã vỡ hay chưa

Tình trạng sức khỏe, khả năng kinh tế của bệnh nhân.

Tình trạng trang thiết bị và nhân lực của cơ sở y tế.

Cập nhật thông tin chi tiết về Đâu Là Dấu Hiệu Cảnh Báo trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!