Bạn đang xem bài viết Đau Răng Khi Mang Thai Tháng Cuối – Igygate được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đau răng là một bệnh gây mệt mỏi cho bất kỳ ai và với phụ nữ mang thai khi bị đau răng ở tháng cuối thì vấn đề này thực sự là một mối nguy hiểm. Đau răng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về sức khỏe răng miệng như viêm lợi, sâu răng. Phụ nữ mang thai khi bị các vấn đề về răng miệng không chỉ gây những mệt mỏi về sức khỏe của bản thân mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.
Nguyên nhân của bệnh đau răng khi mang thai tháng cuối
Theo nghiên cứu của các bác sĩ ở Mỹ cho thấy rằng phụ nữ mang thai là đối tượng dễ xảy ra các vấn đề về răng miệng ngay cả khi kiểm soát mảng bám tốt thì vẫn có tới gần 70 % phụ nữ sẽ xuất hiện những bệnh như viêm lợi, viêm nha chu, sâu đau răng khi mang thai tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân của nó xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau nhưng khi mang thai ở tháng cuối mà sản phụ bị đau răng thì chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất là do sự thay đổi đột ngột nội tiết tố nữ gây ra. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng trong thời đoạn thai kỳ các hormone estrogen và progesterone tăng đột ngột gấp 10 đến 30 lần so với phụ nữ bình thường. Điều này làm cho mô lợi trở nên nhạy cảm nên rất dễ mắc các bệnh như viêm lợi, viêm nha chu… Việc thay đổi đột ngột các hormone tác dụng lên các thụ thể estrogen và progesterone trên mô lợi làm các mạch máu bị tổn thương, mô lợi dễ bị tổn thương từ các vi khuẩn gây bệnh.
Nguyên nhân tiếp theo phải kể đến là do sự thay đổi hệ vi khuẩn trong khoang miệng. Nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng thay đổi tạo ra những vấn đề về răng miệng, đặc biệt là vi khuẩn P.gingivalis. Đây là loại vi khuẩn chính gây ra những vấn đề về viêm lợi, viêm nha chu, chúngthường ẩn nấp trong các mô lợi. Trong thai kì, vi khuẩn này tăng trưởng quá mức trong khoảng từ 12 tuần cho đến hết thai kỳ gây ra các bệnh răng miệng và tình trạng đau đớn ngày càng nặng thêm. Biểu hiện đau răng ở phụ nữ mang thai
Cùng nhau nhận biết: 8 Dấu hiệu của sâu răng mà bạn không ngờ tới
Miệng hôi hơn bình thường bởi vấn đề hôi miệng thường 90% là do vi khuẩn trong khoang miệng gây ra và 10% còn lại là do các yếu tốngoài khoang miệng khác. Bị đau răng khi mang thai tháng cuối là dấu hiệu cảnh báo răng bị các vi khuẩn xâm lấn gây ra viêm lợi, viêm nha chu làm hơi thở nặng mùi hơn Lợi và các núm lợi viêm, phù nề
Biểu hiện đau răng củ phụ nữ mang thai có thể là viêm lợi hoặc sâu răng
Dễ chảy máu chân răng, chảy máu lợi
Viêm lợi sưng đỏ, đau nhức, sưng má
Tụt chân răng
Nếu tình trạng lâu không được xử lý có thể thấy những biểu hiện phá hủy hàm, răng trở nên lỏng lẻo, rụng răng.
Hậu quả của đau răng đối với mẹ bầu và thai nhi
Đối với mẹ bầu
Đau răng khi mang thai nếu không tìm ra được nguyên nhân để chữa trị kịp thời sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng trong thai kì. chỉ yếu là do viêm lợi kéo dài, lợi sưng, xung huyết, hình thành các túi quanh răng. Trong túi chứa nhiều vi khuẩn, chúng phát triển sinh ra dịch mủ chảy ra ngoài, lâu dài làm lợi răng co lại, chân răng lộ ra ngoài… Nếu vẫn tiếp tục không được điều trị răng sẽ bị tách dần ra khỏi cấu trúc nâng đỡ xung quanh nó dẫn đến lung lay và rụng răng.
Viêm lợi kéo dài ở phụ nữ mang thai gây viêm túi lợi, tụt lợi khi không được điều trị kịp thời
Đối với thai nhi
Vi khuẩn P.gingivalis trong khoang miệng của mẹ bầu đi vào dòng máu và xâm lấn vào nhau thai gây viêm phá hủy màng nhau thai có thể dẫn đến tiền sản giật, sinh non, đái tháo đường, sinh con nhẹ cân, sảy thai.
Theo nghiên cứu viêm lợi hoặc viêm nha chu trong thai kì sẽ làm tăng gấp 2 đến 3 lần nguy cơ tiền sản giật và tăng 7 lần nguy cơ sinh con nhẹ cân gây ra nhiều nguy hiểm và thiệt thòi cho thai nhi.
Các biện pháp an toàn nâng cao sức khỏe răng miệng cho bà bầu khi mang thai Hạ thấp và kiểm soát nồng độ vi khuẩn gây hại là biện pháp tối ưu để ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Một trong những phương pháp mới trong lĩnh vực sinh học giúp hỗ trợ trong và sau khi bị viêm lợi đến từ Nhật Bản là ứng dụng kháng thể IgY (Ovalgen PG và Ovalgen DC), giúp giảm tải lượng vi khuẩn Porphyromonas gingivalis – tác nhân quan trọng nhất gây bệnh viêm lợi và giảm tải lượng vi khuẩn S.mutans tác nhân chính gây ra bệnh sâu răng cho phụ nữ mang thai. Các kháng thể Ovalgen DC ức chếvi khuẩn Smutans là vi khuẩn tạo ra lớp màng Glucan bám dính trên bề mặt răng tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại khác có môi trường thuận lợi phát triển và gây hại cho răng. Kháng thể Ovalgen PG với ái lực cao, có khả năng xâm nhập rất sâu vào dưới mô lợi, tổ chức quanh răng cũng như ống ngà, các cùng chẽ, cong lồi của chân răng nơi vi khuẩn cư ngụ, chính vì vậy giúp kiểm soát nồng độ vi khuẩn hiệu quả, cải thiện các triệu chứng chảy máu lợi, sưng đau lợi, hôi miệng.
Chăm sóc răng miệng bằng những thói quen đơn giản
Trước khi mang thai người bệnh cần đến nha sĩ để lấy sạch cao răng và loại bỏ những mảng bám gây sâu răng, viêm lợi…. Đôi khi chỉ cần lấy cao răng cũng có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Chăm sóc răng miệng tại nhà bằng cách bổ sung thực phẩm giàu canxi rất cần thiết cho răng và các loại vitamin giúp tăng sức đề kháng. Đảm bảo việc đánh răng tối thiểu 2 lần 1 ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy để loại bỏ thức ăn dư thừa trong khoang miệng. Nên dùng những loại bàn chải mềm để tránh tổn thương lợi. Không dùng tăm và các vật cứng, sử dụng chỉ nha khoa thay thế tránh làm tổn hại đến răng và lợi. Tránh ăn vặt rải rác trong ngày, nên ăn tập trung vào khoảng thời gian nhất định và vệ sinh răng miệng ngay sau đó. Sử dụng kháng thể Ovalgen DC và Ovalgen PG hàng ngày giúp giúp bảo vệ răng, hỗ trợ giúp giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu( lợi)
Lưu ý với phụ nữ mang thai, cần hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc kháng sinh và các can thiệp cơ học, mẹ bầu nên duy trì các biện pháp vệ sinh răng miệng hằng ngày, nếu có lấy mảng bám cao răng thì cân nhắc chỉ nên tiến hành vào thời kì an toàn là tam cá nguyệt thứ hai của thai kì và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ .
Đau Bụng Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối
Đau bụng khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
Đau bụng trong giai đoạn này chủ yếu xuất phát từ 2 nguyên nhân. Có thể, mẹ bầu quá lo lắng nên thường cảm thấy đau bụng. Cũng có thể, do thai nhi đã lớn và thường xuyên đạp, gây đau, tức bụng cho mẹ.
Đau bụng khi mang thai 3 tháng cuối.
Sẽ không có gì lo lắng khi đau bụng xuất phát từ 2 nguyên nhân trên. Tuy nhiên, nếu mẹ đau bụng và kèm theo một số triệu chứng khác như đau ở hông hoặc bụng dưới, dạ dày co thắt, tiêu chảy, vỡ nước ối, âm đạo co thắt, đau lưng… Đây có thể là biểu hiện của sinh non. Mẹ nên nhớ, việc này có thẻ xảy ra bất cứ lúc nào từ tuần 24 đến tuần 37. Nhưng từ tuần 37 trở đi, rất có thể mẹ bầu sắp chuyển dạ.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng khi mẹ bầu 3 tháng cuối đau bụng dâm dan thì không nên quá lo lắng.
Nguyên nhân nào gây đau bụng khi mang thai 3 tháng cuối?
Trong 3 tháng cuối cùng, bụng của mẹ đã phát triển khá to, lưng ưỡn ra, khiến trọng lực đè nặng lê đôi chân và sống lưng, hai vú căng phồng. Mẹ bầu cũng có thể cảm thấy các cơn co thắt tử cung diễn ra thường xuyên hơn nhưng không đau. Nguyên nhân là cổ dạ con giãn nở mở đường cho em bé ra ngoài. Vì vậy, mẹ bầu thường xuyên cảm thấy buồn tiểu.
Cũng trong thời gian này, mẹ có thể cảm nhân dễ dàng những cú đá mạnh vào xương sườn và bụng. Tần suất đạp của thai nhi cũng nhiều hơn. Thỉnh thoảng, chân và tay bé dường như có thể chạm đến tận tử cung mẹ. Từ đó, hình thành những cơn đau bụng thưởng xuyên.
Khi cơn đau bất ngờ ập đến, mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi. Nếu đau bên trái, mẹ có thể nằm nghiêm sang bên phải và ngược lại, chân gác hơi cao. Mẹ cũng có thể chườm túi ấm hoặc tắm nước ấm để giảm đau. Nếu cơn đau quá dữ dội và kéo dài, mẹ cần phải đến viện ngay lập tức.
Những lưu ý mà mẹ bầu 3 tháng cuối cần biết
Những cơ đau lâm râm xuất phát từ tần suất đạp của thai nhi thì mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, để hạn chế các triệu chứng đau bụng khi mang thai 3 tháng cuối mẹ cần chú ý đến cách đi đứng, ngồi làm việc hay đi ngủ.
– Mẹ cần tìm được tư thế ngủ thích hợp để có một giấc ngủ ngon, giúp mẹ nạp lại năng lượng. Nhiều bà mẹ loay hoay không tìm được thế ngủ phù hợp sẽ khiến mẹ mệt mỏi và khó chịu.
Mẹ bầu nên lựa chọn tư thế ngủ phù hợp.
– Trong khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối, mẹ cần hạn chế sinh hoạt tình dục. Theo nghiên cứu, sau tuần thứ 36, bà bầu quan hệ tình dục sẽ có nguy cơ chuyển dạ sớm gấp 2-5 lần nhóm bà bầu không quan hệ trong thời gian này.
– Ngoài ra, trong tinh trùng còn chứa chất prostaglandin. Chất này hết hợp với 1 loại hoocmon được thải ra trong quá trình ‘”giao ban” khiến dạ con co bóp. Mẹ bầu sẽ bị chuyển dạ sớm hơn.
– Mẹ bầu cũng cần cẩn thận trong việc đi lại để hạn chế những trường hợp không mong muốn xảy ra. Trong tháng cuối cùng, bụng mẹ bầu ngày càng lớn hơn, khả năng giữ thăng bằng của mẹ giảm dễ gây vấp, ngã.
Đau Dạ Dày Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối không chỉ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ mà còn với thai nhi. Trường hợp đau nặng, mẹ bầu có thể rơi vào tình trạng sinh non, khiến em bé sinh ra bị nhẹ cân hay chậm lớn. Để phòng tránh những nguy cơ, mẹ bầu nên tìm hiểu và có biện pháp phòng tránh chứng đau dạ dày, đặc biệt là vào tam cá nguyệt cuối cùng của thai kỳ.
Nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
Tình trạng đau dạ dày khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối khá phổ biến. Nguyên nhân có thể kể đến những yếu tố sau:
Vào tam cá nguyệt cuối, lúc này lượng hormone, nội tiết trong cơ thể thai phụ dễ bị rối loạn. Điều này kéo theo sự gia tăng dịch vị hay còn gọi là axit dạ dày khiến cho niêm mạc bị bào mòn. Chính vì thế, bà bầu bước vào những tháng cuối thai kỳ thường gặp phải tình trạng đau dạ dày khó chịu.
Chế độ dinh dưỡng vào 3 tháng cuối thai kỳ cực kỳ quan trọng. Nếu khẩu phần ăn chứa nhiều đường, tinh bột, sữa sẽ gây áp lực cho dạ dày. Khi đó, dạ dày phải co bóp và tiết axit nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn, dẫn đến tình trạng đau dạ dày.
Trường hợp chị em phụ nữ khi mang thai bị nghén, thèm ăn nhiều đồ chua cũng là nguyên nhân gây gia tăng axit dạ dày. Lâu dần, sự kích thích này làm cho dạ dày bị bào mòn, tạo ra những tổn thương ở lớp niêm mạc. Ngoài đau dạ dày, bà bầu cũng có thể gặp phải tình trạng buồn nôn, đau dữ dội vùng thượng vị, chướng bụng,…kèm theo.
Thai nhi vào tam cá nguyệt cuối đã có kích thước khá lớn, gây áp lực lên dạ dày. Chính vì điều này khi thai phụ ăn uống, thức ăn dễ bị ứ đọng và gây ra các phản ứng kích thích dạ dày. Đặc biệt, niêm mạc bị bào mòn, phá hủy lớp nhầy bảo vệ khiến dạ dày dễ bị tổn thương, gây nên tình trạng đau dạ dày.
Chính vì những yếu tố này mà nhiều thai phụ bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ thường gặp vấn đề về tiêu hóa. Không chỉ gây đau dạ dày, nhiều trường hợp chị em còn bị trào ngược dạ dày, thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng,…
Nhận biết triệu chứng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
Buồn nôn, nôn: Khác với buồn nôn do chứng ốm nghén gây ra, buồn nôn và nôn khi bị đau dạ dày sẽ kèm theo nước và thức ăn. Một số trường hợp, thai phụ nôn nhiều lần khiến cơ thể bị mất nước, huyết áp tụt.
Ợ chua: Lượng thức ăn ứ đọng không tiêu hóa lâu ngày, tạo hơi và men. Chúng sau đó trào ngược lên thực quản khiến thai phụ bị ợ chua khó chịu.
Đầy bụng, không tiêu: Thức ăn không tiêu hóa bình thường, ứ đọng trong dạ dày khiến thai phụ bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Dạ dày chịu nhiều áp lực kéo theo xuất hiện những cơn buồn nôn, nôn nhằm tống thức ăn ra khỏi cơ thể.
Đau âm ỉ: Bên cạnh những biểu hiện trên, khi bị đau dạ dày, thai phụ 3 tháng cuối còn cảm thấy bụng bị đau âm ỉ, đôi lúc dữ dội khiến cho cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
Đau khi ăn no, khi đói: Triệu chứng điển hình của những người bị đau dạ dày là những cơn đau thường dữ dội khi cơ thể bị đói hoặc khi ăn quá no. Thông thường, vào các thời điểm này, dạ dày bị kích thích khiến cho axit tiết nhiều đột ngột, kéo theo tình trạng tổn thương niêm mạc, dạ dày co bóp quá mức gây nên những cơn đau.
Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, thai phụ nên thăm khám y tế để được bác sĩ hướng dẫn điều trị bằng biện pháp an toàn. Tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng thuốc, bởi vì sử dụng thuốc không phù hợp có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
Trường hợp đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối ở giai đoạn nặng, thai phụ sẽ không hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng trong thức ăn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây hại cho sự phát triển của thai nhi.
Thai phụ có thể đối mặt với nguy cơ suy nhược cơ thể nặng, tụt huyết áp. Đối với thai nhi, bé có thể bị sinh non, cân nặng không như những đứa trẻ bình thường thường khác, chậm phát triển khi còn trong bụng mẹ và đến khi chào đời.
Do đó, để phòng ngừa những nguy cơ không mong muốn, thai phụ 3 tháng cuối nên thăm khám thai định kỳ. Nếu có dấu hiệu đau bất thường, cần thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ, điều trị sớm.
Những ảnh hưởng khi bà bầu đau dạ dày 3 tháng cuối thai kỳ
Gây chán ăn cho thai phụ: Đau dạ dày khi mang thai khiến thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn, ảnh hưởng đến khẩu vị của thai phụ. Điều này làm cho cơ thể thai phụ bắt đầu xuất hiện cảm giác chán ăn, ăn không ngon. Nếu kéo dài, tình trạng này khiến cho cơ thể mẹ và bé bị thiếu hụt dưỡng chất, thai nhi chậm phát triển, nhẹ cân.
Gây hại cho hệ tiêu hóa: Thai phụ đau dạ dày vào 3 tháng cuối khiến cho hoạt động tiêu hóa bị rối loạn. Tình trạng này khiến cho thai phụ thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu.
Gây hại đến cả tâm lý: Đau dạ dày thường xuyên làm thai phụ cáu gắt, cơ thể mệt mỏi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn gây ra nhiều vấn đề nguy hại cho chất lượng cuộc sống, sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Có thể nói, đau dạ dày khi mang thai nói chung và đau dạ dày vào 3 tháng cuối thai kỳ nói riêng đều gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Đặc biệt, bước vào tam cá nguyệt cuối, thai nhi đã phát triển về kích thước khiến áp lực đối với dạ dày càng tăng. Do đó, chị em phụ nữ mang thai vào giai đoạn này thường gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những cơn đau dạ dày khó chịu, thai phụ có thể điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt cho hợp lý để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, trường hợp đau dạ dày khởi phát do những bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày,…chị em nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi thấy những biểu hiện sau đây:
Buồn nôn, nôn nhiều lần không cải thiện.
Đau dạ dày trong thời gian dài, nhận thấy mức độ và tần suất không thuyên giảm, ngày càng tăng.
Khi nôn thấy bã nôn có kèm theo máu hoặc màu như cà phê.
Đi đại tiện thấy phân có lẫn máu.
Cơ thể suy nhược, xanh xao, cân nặng sụt giảm bất thường trong thời gian ngắn.
Đau dạ dày ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt của thai phụ.
Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp cho bà bầu. Để phòng tránh những rủi ro không mong muốn, tốt nhất chị em nên khám thai định kỳ, cùng với đó là xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Nếu có bất cứ triệu chứng bất ổn hãy báo ngay với bác sĩ phụ trách điều trị để được hỗ trợ xử lý.
Cách chữa và phòng tránh đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Đau dạ dày có mối liên hệ mật thiết với chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh, không riêng gì phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, trong giai đoạn thai kỳ 3 tháng cuối, việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa của mẹ và giúp con phát triển ổn định, khỏe mạnh. Do đó, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
Thiết lập chế độ ăn uống khoa học:
Sau khi ăn, bà bầu nên dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh nằm ngay sau khi ăn. Đây là việc mà chị em nên thực hiện để tránh tình trạng thức ăn bị trào ngược lên thực quản, hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn diễn ra tốt hơn.
Bà bầu 3 tháng cuối nên chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá nhiều vào một lần. Việc chia nhỏ sẽ giúp quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn, đồng thời giúp các dưỡng chất được hấp thụ tốt hơn.
Phụ nữ khi mang thai tránh để cơ thể rơi vào trạng thái quá đói. Bởi khi đó, axit trong dạ dày sẽ tăng tiết khiến cho lớp niêm mạc dễ bị bào mòn, gây đau dạ dày nặng hơn.
Ăn chậm, nhai kỹ, sau khi ăn không nên vận động mạnh, không làm việc ngay sau khi ăn no. Mẹ bầu có thể luyện tập bài tập hít thở sâu, thư giãn cơ thể để hoạt động tiêu hóa diễn ra hiệu quả.
Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để tránh đau dạ dày:
Mẹ bầu nên lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày. Theo đó, các loại thực phẩm tốt như nghệ, mật ong, khoai, bắp cải, trứng,…
Bổ sung dinh dưỡng từ các loại hải sản, chúng sẽ cung cấp kẽm để vết thương trong niêm mạc nhanh lành, đồng thời giảm tình trạng đau dạ dày.
Lựa chọn món hấp, luộc, canh, hầm để việc tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Không nên ăn những món ăn quá cứng, chua, cay,…Thay vào đó, mẹ bầu có thể ăn cháo, mỳ, cơm,…Tinh bột đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì axit dạ dày.
Những món ăn bà bầu 3 tháng cuối không nên ăn để tránh đau dạ dày:
Bà bầu có hệ tiêu hóa kém không nên ăn đồ ăn lạnh, đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn. Bởi chúng có thể khiến tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Tránh những thực phẩm, thức uống chứa chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê,…Các hoạt chất trong những loại này có thể làm axit dạ dày tiết ra nhiều hơn, ảnh hưởng đến bệnh dạ dày, gây hại cho niêm mạc.
Tránh ăn những món ăn sống, đồ ăn ôi thiu làm dạ dày bị kích ứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Không nên ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…chúng có thể khiến dạ dày co thắt, gây đau dữ dội.
Bên cạnh đó, vào tam cá nguyệt cuối của thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn thực phẩm lên men, do hàm lượng axit cao có thể ảnh hưởng đến tình trạng đau dạ dày, kích thích phản ứng viêm, không có lợi cho sức khỏe. Điển hình là các loại thực phẩm như dưa muối, cà muối,…
Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học
Nghỉ ngơi hợp lý là việc mà thai phụ cần thực hiện. Đặc biệt là giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Do đó, chị em nên ngủ đủ giấc, mỗi ngày 8 tiếng để cơ thể có thời gian thư giãn, cung cấp năng lượng cho hoạt động vào hôm sau.
Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, áp lực khiến cho tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng. Vào những tháng cuối, cơ thể phụ nữ sẽ trở nên nặng nề hơn. Tuy nhiên, việc giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái sẽ giúp chị em cải thiện sức khỏe, tránh đau dạ dày.
Luyện tập thể dục, yoga, đi bộ, thiền,…là những hoạt động thể chất phù hợp cho bà bầu. Cải thiện sức khỏe, giúp cơ thể dẻo dai, tốt cho hệ tiêu hóa, do đó chị em nên tham khảo thực hiện.
Cải thiện đau dạ dày 3 tháng cuối thai kỳ bằng thảo dược
Giảm đau dạ dày bằng thảo dược cũng là biện pháp hữu hiệu và an toàn đối với bà bầu. Các loại thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện tình trạng buồn nôn, nôn, thúc đẩy hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn. Tham khảo các mẹo đơn giản sau:
Sử dụng nghệ và mật ong: Nghệ và mật ong là hai nguyên liệu được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh lý về dạ dày, bà bầu có thể áp dụng. Nhờ vào chất chống oxy hóa, hàm lượng axit trong dạ dày được trung hòa, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục những vết loét niêm mạc. Mẹ bầu có thể pha một ly tinh bột nghệ cùng với mật ong nguyên chất, hoặc sử dụng trà nghệ mật ong uống để cải thiện tình trạng đau dạ dày.
Uống trà gừng: Gừng cũng là nguyên liệu hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày hiệu quả. Không những thế, tính ấm, mùi thơm của gừng còn giảm giảm cảm giác buồn nôn, khó tiêu cho mẹ bầu. Chị em có thể pha một ly trà gừng nóng, uống cùng với một ít mật ong nguyên chất uống vào buổi sáng.
Ngoài hai cách kể trên, còn nhiều loại thảo dược khác có thể cải thiện tình trạng đau dạ dày an toàn cho thai phụ. Tuy nhiên, do là mẹo chữa dân gian nên hiệu quả chậm, không điều trị dứt điểm bệnh dạ dày. Để đảm bảo an toàn cho một thai kỳ khỏe mạnh, chị em nên kết hợp thăm khám y tế để được hướng dẫn điều trị với biện pháp phù hợp, hiệu quả nhất.
Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối nếu không được kiểm soát có thể gây ra những nguy cơ không mong muốn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường, bà bầu nên đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị sớm.
Mọc Răng Khôn Khi Mang Thai Có Sao Không? Đau Răng Khôn Khi Mang Thai Phải Làm Thế Nào?
Để có thể biết chính xác tình trạng răng của bạn như thế nào, bạn cần phải đến nha sĩ để được tư vấn và khám. Vì là đang trong tình trạng mang thai thì khi đến khám nha sĩ bạn nhớ nhắc bác sĩ về tình trạng của bạn để bác sĩ cân nhắc thuốc cho phụ nữ mang thai.
Răng khôn là răng mọc cuối cùng trong xương hàm và mọc tại thời điểm cấu trúc hàm đã phát triển ổn định, vào khoảng 18 – 26 tuổi. Đó là lý do mà hầu hết răng khôn đều mọc kẹt, mọc ngầm vì răng khôn không còn chổ để mọc thẳng trên cung hàm. Biến chứng thường gặp ở răng khôn là viêm lợi trùm, viêm quanh thân răng, thức ăn hay mắc kẹt vào kẽ răng gây sâu răng 7 bên cạnh, gây ê nhức, hành sốt,…
Mọc răng khôn khi mang bầu có ảnh hưởng gì không?
Khi răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch có thể gây ra các hiện tượng đau nhức, sốt, xương hàm khó cử động,…khiến cho việc ăn uống của bạn trở nên khó khăn hơn. Việc ăn uống kém dinh dưỡng trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, khiến thai nhi có thể phải đối mặt với nguy cơ còi xương, thiếu cân,…
Không những thế, răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch nếu không được điều trị dứt điểm sẽ gây ra cho mẹ bầu rất nhiều biến chứng răng miệng nguy hiểm khác như viêm lợi trùm răng khôn, sâu răng,… Đặc biệt là trong giai đoạn mang thai sức đề kháng của người mẹ rất yếu dễ bị các vi khuẩn răng miệng tấn công dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm khi mọc răng khôn.
Trong tình trạng của bạn có thể răng khôn của bạn đã bị mọc kẹt dưới xương hàm mới gây đau nhức như vậy. Hiện giờ bạn đang trong giai đoạn thai kỳ, nên việc sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh hay các tác động lên răng, nhất là răng khôn là không nên vì sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Một số phương pháp giảm đau tại nhà khi mọc răng khôn
Nước muối ấm
Nước muối ấm có tác dụng sát khuẩn giảm đau rất tốt, bạn có thể cho 1 muỗng muối vào một cốc nước muối ấm để súc miệng để súc miệng hàng ngày để sát khuẩn. Khi bị đau răng, bạn có thể súc nhiều hơn để mang lại hiệu quả tốt.
Chườm đá lạnh
Đá lạnh có tác dụng gây tê tạm thời và giảm sưng rất tốt, bạn nên lấy 1 ít đá bỏ vào khăn để chườm vào mặt, nơi bị sưng. Khi hơi đá lan tỏa, bạn sẽ cảm thấy tê tê tại vùng má cơn đau sẽ giảm từ từ đến khi hết hẳn.
Tỏi
Bạn có thể nhai một vài tép tỏi hay đập dập một tép tỏi và trộn với ít muối để đắp vào chổ răng đau khoảng 3-5 phút, và lặp lại khoảng 2 -3 lần nữa, bạn sẽ thấy cơn đau bị đẩy lùi đáng kể.
Dưa chuột
Bạn chỉ cần cắt vài lát dưa chuột để vào mặt răng, quanh nướu khoảng 30 phút, bạn sẽ thấy cơn đau răng dần dịu hẳn đấy.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đau Răng Khi Mang Thai Tháng Cuối – Igygate trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!